Giá Tàu
http://webwarper.net/ww/~av/daotuanddk.wordpress.com/2012/12/21/gia-tau/
ĐÀO TUẤN
Có tính thời điểm, chiếc kèn Vuvuzela tràn ngập Châu Phi và thế giới hồi world cup 2010. Như một sự thao túng, hàng Tàu lũng loạn nền kinh tế Việt Nam.
Hồi tháng 9, một kết quả điều tra xã hội học do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Cần Thơ thực hiện cho thấy: 62% người dân sử dụng hàng Trung Quốc với lý do “giá rẻ”. Rẻ đến thế nào? Rẻ đến mức dù được nhập vào Việt Nam, có khi phải vận chuyển gần 2.000km với nhưng giá bán chỉ chưa bằng giá thành sản xuất ở Việt Nam.
Một tỷ thứ lý do xung quanh chữ “rẻ” đã được các chuyên gia mổ xẻ sau đó. Nào là “Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào với mức lương tương đối thấp, quy mô sản xuất lớn do có thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ, sự trợ cấp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của chính phủ, đồng nội tệ được định giá thấp…”. Rồi thì “DN Trung có năng lực cạnh tranh lớn về giá” mà ví dụ tiêu biểu là chiếc kèn Vuvuzela “made in China” tràn ngập Châu phi dạo world cup 2010. Trong tương quan so sánh với hàng Việt thì “Mỗi khi hàng hóa chiến lược đầu vào như xăng dầu tăng giá thì ở Việt Nam, chắc chắn giá cả nhiều mặt hàng khác sẽ tăng theo, còn giá cả hàng hóa Trung Quốc hầu như không có biến động lớn”. Khi các DN Trung Quốc phải “Gồng mình chịu gánh nặng tăng giá các hàng hóa vật tư đầu vào mà không chuyển sự tăng giá này cho người tiêu dùng”.
Một tỷ thứ lý do xung quanh chữ “rẻ” đã được các chuyên gia mổ xẻ sau đó. Nào là “Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào với mức lương tương đối thấp, quy mô sản xuất lớn do có thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ, sự trợ cấp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của chính phủ, đồng nội tệ được định giá thấp…”. Rồi thì “DN Trung có năng lực cạnh tranh lớn về giá” mà ví dụ tiêu biểu là chiếc kèn Vuvuzela “made in China” tràn ngập Châu phi dạo world cup 2010. Trong tương quan so sánh với hàng Việt thì “Mỗi khi hàng hóa chiến lược đầu vào như xăng dầu tăng giá thì ở Việt Nam, chắc chắn giá cả nhiều mặt hàng khác sẽ tăng theo, còn giá cả hàng hóa Trung Quốc hầu như không có biến động lớn”. Khi các DN Trung Quốc phải “Gồng mình chịu gánh nặng tăng giá các hàng hóa vật tư đầu vào mà không chuyển sự tăng giá này cho người tiêu dùng”.
Có nhiều điều đáng nói trong những phân tích này. Thứ nhất, người tiêu dùng Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi hơn người tiêu dùng Trung Quốc. Và thứ hai, những phân tích này chỉ dừng lại ở mức độ quan điểm cá nhân của các chuyên gia. Phía cơ quan nhà nước đang nợ người tiêu dùng một lời giải thích chính thức.
Nhưng đến hôm qua, ngay cả những người nuôi cá, sau những người nuôi gà, người trồng rau, cũng cất lời than khóc khi bị hàng Tàu giá rẻ đập cho tơi tả ngay bên ao nhà, thì câu hỏi “vì sao” lại một lần nữa phải được đặt ra.
Một chủ trại cá ở Bắc Giang, tự nhận mình là nông dân cổ cồn trắng, thuộc diện “khoa học kỹ thuật ưu tú” mở đầu bằng câu: Nuôi cá ở miền Bắc chưa từng lỗ. Đến câu thứ hai: Năm nay thì lỗ lớn. Và câu thứ 3: Do cá Trung Quốc.
Con cá Tầm là một ví dụ. 60 ngàn đồng/kg thức ăn. Tiền đầu tư không lãi suất. Nhân công Bắc Giang rẻ như bèo. Mặt bằng “nhà trồng được”. Cước vận chuyển 80km từ Lục Ngạn về Hà Nội. Tất cả những thứ đó cộng lại cho ra mức giá thành khoảng 200 ngàn đồng/kg cá Tầm. Tuy nhiên, cá Tầm Trung Quốc giao tận tay, giữa thủ đô Hà Nội chỉ 110 ngàn/kg.
Tại TP HCM, một kg rau củ hàng Tàu, sau khi vượt biên, sau hàng ngàn km vận tải, có giá chỉ bằng ½ so với rau củ trong nước.
Nhớ hồi tháng 10, khi những cân cam siêu rẻ, 10-15 ngàn đồng, bóp chết cam Hà Giang, cam sành Sài Gòn. Câu hỏi vì sao cam Trung Quốc giá rẻ đã được đặt ra.
Không ai giải thích chính thức cho dân chúng. Cho nông dân. Người dân chỉ biết cố trở thành “người tiêu dùng thông thái”. Còn nông dân, chỉ biết ôm đầu máu lặng lẽ dọn chuồng, tát ao, chuyển vật nuôi, cây trồng, để rồi ít lâu sau đó lại thổn thức đặt câu hỏi “Vì sao”.
Nhớ hồi tháng 10, khi những cân cam siêu rẻ, 10-15 ngàn đồng, bóp chết cam Hà Giang, cam sành Sài Gòn. Câu hỏi vì sao cam Trung Quốc giá rẻ đã được đặt ra.
Không ai giải thích chính thức cho dân chúng. Cho nông dân. Người dân chỉ biết cố trở thành “người tiêu dùng thông thái”. Còn nông dân, chỉ biết ôm đầu máu lặng lẽ dọn chuồng, tát ao, chuyển vật nuôi, cây trồng, để rồi ít lâu sau đó lại thổn thức đặt câu hỏi “Vì sao”.
Và điều đáng nói nhất: Câu hỏi vì sao chỉ được những người nông dân, chứ không phải cơ quan nhà nước giải thích, với bắt đầu bằng hai chữ “có thể”.
Mà chưa, hoặc không biết hai chữ “vì sao” của cái sự rẻ thì làm sao hàng Việt thoát khỏi sự bẽ bàng trên sân nhà.
......../.