Phí




Phí chồng phí là trái luật!
Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng nếu thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí đi vào trung tâm các TP lớn giờ cao điểm là không đúng với bản chất của phí.

Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG (nguyên ĐBQH khóaXII):
Sai ngay từ đầu!
Muốn có chiến lược giảm tai nạn, ùn tắc giao thông thì không nên tạo điều kiện cho người dân mua xe máy. Nhưng sai lầm của chúng ta là cho nhập xe máy ồ ạt, ngay trong nước cũng cho sản xuất xe máy rất nhiều. Để rồi hôm nay hết phí sử dụng đường bộ lại đến phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí đi vào trung tâm các TP lớn giờ cao điểm. Quá nhiều loại phí chỉ làm khổ dân chứ không giải quyết được gì cả!
Theo quan điểm của tôi, để có cách xử lý căn cơ, Chính phủ phải giải quyết tốt hệ thống vận tải hành khách công cộng. Ở TP.HCM hiện nay, do điều kiện đường sá chưa tốt nên chỉ cần xe buýt nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho công chức đi làm. Khi được tạo thói quen đi xe công cộng đồng thời với việc dịch vụ này ngày càng được nâng chất thì từ từ người dân sẽ bỏ phương tiện cá nhân.


Phí hạn chế xe cá nhân hoàn toàn không đúng với bản chất của phí do người dân không có sử dụng dịch vụ. Ảnh: HTD
Về mặt pháp lý, rõ ràng là có việc phí chồng phí vì người dân khi lưu hành xe trên đường bộ đã đóng phí sử dụng đường bộ. Nay họ phải đóng thêm hai khoản phí mới theo dự kiến mà dịch vụ họ nhận lại thì không thấy đâu, thậm chí họ còn bị mất quyền lợi.
Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nên bổ sung thêm hai loại phí này vào danh mục phí, lệ phí.
Luật sư TRƯƠNG THỊ HÒA (Đoàn Luật sư TP.HCM):
Dân nộp phí thì được gì?
Trong gia đình, ông chồng muốn vợ đưa cho mình một số tiền lớn thì cũng phải bàn bạc với vợ, giải thích lý do. Nếu không có lý do chính đáng và xét thấy tiền sẽ “một đi không trở lại”, đời nào vợ đồng ý. Ngược lại, người chồng sẽ thuyết phục được vợ nếu đồng tiền đó đưa vào tay chồng sẽ sinh lời hoặc sẽ đem lại một lợi ích nào đó. Trong một gia đình nhỏ đã cần yếu tố minh bạch, rõ ràng như thế thì khi có một chính sách gây tác động đến toàn xã hội, Nhà nước cũng cần phải hỏi ý dân.
Đằng này khi đề xuất thu các khoản phí giao thông và mức phí dự kiến, không thấy Bộ GTVT đem vấn đề ra hỏi dân. Trong khi đó, nền kinh tế hiện nay đang có nhiều khó khăn. Thêm một khoản phí phải đóng là thêm một gánh lo cho người dân. Dân kêu ca vì việc đóng thêm phí đã chạm đến quyền lợi của nhiều người trong thời buổi thắt lưng buộc bụng.
Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí, “phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ…”. Bản chất của phí là người ta trả tiền để được phục vụ một điều gì đó và phí giúp Nhà nước, tổ chức, cá nhân thu hồi vốn vì họ đã bỏ tiền ra đầu tư. Như vậy, khoản phí sử dụng đường bộ thì hợp lý bởi Nhà nước cần thu hồi khoản kinh phí khổng lồ phải bỏ ra để làm đường.
Còn đối với hai loại phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phí đi vào trung tâm các TP lớn giờ cao điểm thì tôi không đồng ý vì không thấy tính hợp lý. Với hai loại phí này, chỉ thấy là Nhà nước sẽ thu tiền của dân mà không thấy cung cấp được cho người dân dịch vụ, lợi ích nào cả. Như vậy là không đúng với bản chất của phí. Hơn nữa, người dân có quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tại sao lại thu phí với mục đích hạn chế việc di chuyển của người dân vào trung tâm TP?
Do đó, Bộ GTVT cần giải thích rõ cho dân các loại phí giao thông đó sẽ dùng để làm gì, ai giám sát việc thu và sử dụng, đặc biệt là trả lời câu hỏi: “Dân nộp phí đó sẽ được gì?”. Tôi tin rằng với bất cứ khoản thu nào, nếu thuyết phục được dân về tính cần thiết và lợi ích của nó thì dân sẽ vui vẻ đồng thuận. Ngược lại, dư luận sẽ chỉ trích nếu bị áp đặt để thu bằng được.
Luật sưNGUYỄN VĂN TÂM (Đoàn Luật sư TP.HCM):
Không khả thi
Nếu thuế là nghĩa vụ thì phí lại là khoản tiền mà chỉ khi nhận dịch vụ thì người dân mới đóng. Do vậy, tôi cũng cho rằng phí hạn chế xe cá nhân hoàn toàn không đúng với bản chất của phí vì ở đây người dân không có sử dụng dịch vụ.
Riêng đối với phí sử dụng đường bộ, nếu tôi đóng phí tức là khi sử dụng dịch vụ thì tôi có quyền hài lòng hay không. Vậy khi gặp đường không tốt như lầy lội, ổ voi, ổ gà, khúc quanh nguy hiểm, biển báo không đúng, không đảm bảo an toàn…, tôi có quyền khiếu nại và chấm dứt sử dụng dịch vụ này hay không?
Xem ra pháp luật của ta vẫn chưa có cơ chế bảo vệ người sử dụng dịch vụ. Các loại phí do Bộ GTVT đề xuất thể hiện sự bất cập ở nhiều góc độ: 1. Không có tính khoa học ở chỗ tùy tiện (thu phí không đúng với bản chất của phí, phí chồng phí…); 2. Có tính trái pháp luật vì đã xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân được Hiến pháp quy định, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của công dân; 3. Thiếu tính thực tiễn vì dù có nộp phí thì người dân vẫn phải sử dụng xe cá nhân và như vậy phí sẽ không đạt được mục đích đề ra.
N.NAM - A.PHƯƠNG - K.PHỤNG ghi

Chân dài lý lẽ cũng dài

Chân dài lý lẽ cũng dài 



[....]


Thấp cơ thua trí đàn bà
Chuyện cổ tích Việt Nam Người đàn bà bị vu oan kể rằng hai lái buôn Lý và Tình làm giao kèo thách đố nhau. Lý tuyên bố đã “quan hệ” được với vợ Tình. Chứng cứ là anh ta biết một nốt ruồi ở chỗ kín trên người vợ Tình (thực ra hắn biết chi tiết này do bà đỡ cho vợ Tình kể lại). Thế là Tình mất hết cơ nghiệp. Uất quá, Tình đánh vợ rồi đuổi đi.
Để trả thù Lý và minh oan cho mình, một hôm vợ Tình vu cho Lý mượn 20 quan tiền (quen nhau nên không làm văn tự). Họ lôi nhau lên quan. Lý bị vu oan, tức quá, bèn cam đoan với quan: “Tôi không hề quen biết gì người đàn bà này!” Thế là mắc bẫy của vợ Tình: “Bẩm quan, nếu nó không hề quen tôi thì làm sao nó lại có thể ăn nằm với tôi được cơ chứ!” Lý thua kiện, mất luôn tài sản và cũng lòi ra là đã lừa gạt Tình. Vợ Tình chẳng những bảo vệ được danh dự mình mà còn lấy lại được tài sản của chồng.
Người vợ thông minh này đã nói điều giả dối lừa cho đối phương phủ định, vô tình bộc lộ những điều mâu thuẫn, giả dối của đối phương.
Đó là phương pháp lập luận: Lấy điều giả dối để chứng minh điều giả dối.
Từ một giả thiết sai
Triệu Truyền Đống kể câu chuyện sau: trong vòng chung kết một cuộc thi hoa hậu Hong Kong, ban giám khảo hỏi cô Dương:
- Nếu phải chọn một trong hai người sau đây làm bạn đời thì cô sẽ chọn ai? Sôpanh (nhạc sĩ thiên tài Ba Lan) hay trùm phát xít Hítle?
- Tôi sẽ lấy Hítle.
Thật bất ngờ, quan khách xao động hẳn lên với cùng một câu hỏi: Sao lại chọn Hítle? Cô Dương mỉm cười: “Nếu lấy Hítle, tôi hy vọng mình sẽ cảm hoá được Hítle: thế chiến lần thứ hai có thể đã không xảy ra và hàng chục triệu người đã không chết uổng”.
Cô giành được những tràng vỗ tay cuồng nhiệt của khán giả. Cô đã nhanh trí nhận ra rằng Sôpanh và Hítle đều đã chết. Không ai phải lấy người chết. Giả thiết đó sai. Nên cô có quyền mặc sức chọn Hítle hay Sôpanh. Vấn đề là giải thích thế nào thôi. Vậy thì chọn lấy Hítle mới là điều lạ và bất ngờ. Thành công vì cách chọn bất ngờ và vì cô đã giải thích khôn khéo, có sức thuyết phục.
Khi lập luận hãy chú ý tới quy tắc sau: Từ một tiền đề (giả thiết) sai có thể dẫn tới một kết luận bất kỳ.
Lấy điều không thể chứng minh điều không thể
Có chuyện kể Ấn Độ rất giống với một giai thoại về Trạng Quỳnh: thời xưa, có vị vua bệnh nặng, thầy thuốc tâu với vua rằng chỉ cần uống sữa bò đực là vua hết bệnh ngay. Mà việc này chỉ có nhà thông thái Ca-bu-ơ mới tìm được (người thầy thuốc nọ vốn thâm thù Ca-bu-ơ). Tin lời thầy thuốc, nhà vua ra lệnh cho Ca-bu-ơ đi tìm sữa bò đực. Ông ta rất lo lắng, chưa biết tìm kế gì để thoát nạn. Cô con gái khuyên ông đừng lo, cô sẽ giúp ông.
Hôm sau vào lúc nửa đêm, con gái Ca-bu-ơ mang ít quần áo cũ đến bên bờ sông cạnh hoàng cung rồi giặt dưới cửa sổ phòng ngủ của quốc vương. Trong đêm yên tĩnh, cô cố tình khua động rõ to làm vua không sao ngủ được. Cả giận, nhà vua phái vệ binh bắt cô gái giải về hỏi tội: “Cớ sao đang đêm đến đây giặt giũ ầm ầm làm ta không ngủ được? Ngươi có biết tội không?” Cô gái ra vẻ sợ hãi: “Dạ, dân nữ biết. Mong bệ hạ tha tội. Có điều, dân nữ bất đắc dĩ mới phải làm vậy. Số là, chiều nay cha dân nữ mới đẻ em bé, mà trong nhà chẳng còn quần áo sạch sẽ làm tã lót cho em nên dân nữ đành phải đi giặt vào lúc này”.
- Nói láo! Ngươi đùa cợt ta chắc? Ai đời đàn ông lại đẻ con!
- Dạ, nếu bệ hạ có thể hạ lệnh cho người đi kiếm sữa bò đực thì sao đàn ông lại không thể đẻ được ạ?
Nghe vậy, nhà vua cười: “Ngươi chắc chắn là con gái của Ca-bu-ơ rồi. Thôi, về bảo cha ngươi cứ giữ lấy món sữa bò đực cho em bé ông ta vừa đẻ bú nhé!”
Thế là Ca-bu-ơ thoát khỏi tai hoạ.

Trường không có lớp học




Sáng tạo: Trường không có lớp học

Gần đây, một hệ thống trường học mới ở Thụy Điển đã loại bỏ toàn bộ các phòng học để ưu tiên môi trường nuôi dưỡng “sự tò mò và sáng tạo” của trẻ em.
Đây là "Núi" – điểm tập trung của trường

Tập đoàn Vittra, đơn vị điều hành 30 trường học ở Thụy Điển, mong muốn việc học diễn ra ở mọi nơi trong trường – đã xóa bỏ tư tưởng “trường học truyền thống” với những dãy bàn dài xếp thẳng hàng trong 4 bức tường lớp học.

Vittra đã mở trường Telefonplan ở Stockholm theo mô hình mới này. Kiến trúc sư Rosan Bosch đã thiết kế lại trường học để trẻ có thể học tập độc lập trong các không gian mở trong khi nghỉ ngơi, hoặc thực hiện các dự án học tập theo nhóm tại các “ngôi làng”.
Trên “Đỉnh núi” là sân chơi và nơi quan sát

Trong lòng “Núi” được gọi là "Động"

Trang thiết bị trong trường được bài trí thành các đường uốn lượn nối tiếp nhau, giúp học sinh dễ dàng trao đổi với nhau khi thực hiện các dự án học tập. Đây là một mô hình trường học “phi truyền thống” ở mọi khía cạnh: không có tên lớp, học sinh học trong các nhóm cùng trình độ, không nhất thiết phải cùng độ tuổi. Trẻ có thể xin học tại trường hoàn toàn miễn phí, miễn là có số cá nhân (giống như số bảo hiểm xã hội) và bố hoặc mẹ của trẻ nộp thuế cho Thụy Điển.
 Xem một bộ phim bên trong “Động”

Đây là nhà ăn: học sinh được khuyến khích ăn trưa và học tập tại đây

Phía trong cửa sổ có không gian dành cho học cá nhân, nơi nhận được ánh sáng tự nhiên và đủ gần để có thể được bạn bè hỗ trợ khi cần

“Cây” tạo ra một "không gian tụ họp tự nhiên" – theo lời Rosan Bosch trên trang web của ông. Nó cũng là nơi tham khảo thông tin trong trường học

Gần “Cây” là những chiếc bàn nhỏ dành cho hoạt động nhóm

Đây là “Ngôi làng”, nơi học sinh gặp nhau để thực hiện các dự án học tập

Nơi này được Rosan Bosch đặt tên là "nội thất tạo không gian trò chuyện" – nơi học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm

Mọi trẻ em đều có một máy laptop trong các trường Vittra

Trẻ có thể thoải mái nhảy, la hét hoặc nhào lộn trong “Phòng múa”

 Đây là “Nhà phấn”: bên trái là một phòng đa phương tiện, và bên phải là nơi đọc sách "chiêm niệm cá nhân"

"Những hòn đảo ngồi" được thiết kế cho học sinh ngồi nghỉ ngơi hoặc làm việc độc lập

Đây là một trong những bản phối cảnh gốc của trường

Đây là qui hoạch của trường

  • Phương Thy (Theo Business Insider)