Giết, giết nữa ...





Trên mạng Internet từ lâu đã loan truyền bài thơ “Giết, giết nữa…” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có những đoạn, có những câu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng đây là bài thơ “phi nhân đáng  hổ thẹn” vì cái ác, sự khát máu được đây cao tới tột đỉnh. Có lẽ trong thơ ca cách mạng xét trên quy mô toàn thế giới chẳng có nhà thơ cách mạng nào lại “đỏ” đến mức này.

Có đúng là của Tố Hữu?

Tố Hữu có “Cô gái sông Hương, bài ca mở đường, Trần Thị Lý, Bầm ơi, Bà má Hậu Giang…” tràn đầy tinh thần con người. Ông nhỏ lệ với cô ca kỹ bán mình kiếm tiền trên dòng sông Hương“Thuyền em rách nát còn lành được không”; bầm gan với mẹ già nua tuổi tác phải xuống đồng cây lúa trong giá lạnh buốt tim để có thóc gạo nuôi quân đánh giặc: “Bầm ra ruộng cấy Bầm run”;hoặc rên xiết cảm nhận nỗi đau bị tra tấn của Trần Thị Lý như chính mình bị tra tấn: “Điện giật, dui đâm, dao cắt, lửa nung”…Không có một lương năng lương thiện thì khó có thể viết được những bài thơ, câu thơ chan chứa tình sẻ chia giữa người với người như vậy. Một người có tấm lòng như vậy, sao lại có thể viết ra những câu thơ mà sự khát máu đã đạt tới đỉnh như vậy? Thật khó tin. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng nghi ngờ sự chuẩn xác này.

Không tin. Nhưng bài thơ vẫn còn đó, chỉ vào Google gõ vài chữ“giết, giết nữa”, chỉ trong mươi giây là nó hiện hình ra cùng tác giả rành rành là nhà thơ Tố Hữu.

Bạn bè Tố Hữu, anh em nhà Tố Hữu, Đồng chí nhà Tố Hữu đâu rồi, sao không ai lên một tiếng, dù chỉ hai chữ “đình chính”. Trong trường hợp này “không lên tiếng” có nghĩa là ghi nhận bài thơ này do chính Tố Hữu làm ra.

Con người không phải là thánh nhân, mà thánh nhân “nói 10 điều có điều không dùng được, tiều phu nói 10 điều cũng có điều dùng được – Khổng Tử”, phải chăng đây là điều mà Tố Hữu “nói ra” nhưng không dùng được? Nhưng là không dùng được với ai? Hãy xem bài thơ ấy ra đời trong hoàn cảnh nào:

- 586.000 nạn nhân trong cải cách ruộng đất.

Trong đợt cải cách ruộng đất đẫm máu diễn ra trong các năm 1955-1956 ở miềm Bắc có 586.000 nạn nhân của cải cách ruộng đất.

Gần đây người ta lại đưa ra con số nạn nhân “chính xác nhất” là 172.008 người, trong đó có 123.266 người (71,66%) được chính thức xác nhận là oan. Con số này ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẩm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị. Tuy nhiên con số này cũng còn mang tính mù mờ.

Trước hết, con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do:

1. Tài liệu nói rằng, đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được qui định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người.

2. Không có, hay chỉ có rất ít người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả. Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai.

Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%); Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%); Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%); Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%); Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.

Ông Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Ông Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc.

Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương, người được cho là tác giả của câu thơ:

 “Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”.

tiếp tục lên, tới chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, tức Phó Thủ tướng thứ nhất nước Việt Nam thống nhất. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau:

 ”Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị qui oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị qui oan”.

Các cán bộ tôm tép của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.

Phải chăng nhà thơ đã bị phong trào cách mạng thôi thúc mà viết ra hoặc ông sợ cái lòng thương người như thương cô gái sông Hương sẽ bị quy là “lòng tốt tiểu tư sản” mà vội vàng “giết giết nữa…” làm cái vung che đậy để khỏi bị liên lụy? Hẳn nhận xét này cũng mang tính nghi nghờ rất nhiều.

Người sưu tầm.