Tâm “bao lô”, cựu thư ký riêng của Nguyễn Bá Thanh..


Tâm “bao lô”, cựu thư ký riêng của Nguyễn Bá Thanh và giấc mơ quyền lực

Nông Văn Tiềm

Phan Văn Tâm, sinh năm 1970, ở Đại Lộc, Quảng Nam. Học hết cấp 2, Tâm xin vào Trường Trung cấp nông lâm nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng để học kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Ra trường, Tâm về Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc một thời gian.
Năm 1993, với hy vọng thoát nghèo, Tâm lần mò ra thành phố, đầu quân cho Trung tâm Vườn ươm giống tại Khuê Trung, huyện Hòa Vang, nay thuộc quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Tại đây, trời xui đất khiến đã đưa Tâm gặp được một nhân vật, làm thay đổi cuộc đời cậu kỹ thuật viên nông nghiệp.
Năm 1994, từ Nông trường Chè Quyết Thắng, Nguyễn Bá Thanh được điều về làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Nhà riêng có trồng cây ăn trái và mấy khóm hoa vạn tuế hay bị sâu rầy phủ ngọn, ông Thanh thường sang vườn ươm giống, đối diện nhà, ở phía bên kia đường, để nhờ tư vấn chăm sóc cây. Cậu thanh niên tên Tâm xung phong giúp, do đó được lòng Bá Thanh. Từ chỗ chăm sóc cây cảnh, Tâm tình nguyện kiêm luôn gia nhân, trở thành người thân tín trong nhà.
Sau này, tình cờ Bá Thanh xem quẻ, thầy bói phán ông Thanh có chân mệnh đế vương và gia nhân họ Phan chính là “quý nhân” với ông ta trên đường chinh phục quyền lực. Trùng hợp, Nguyễn Bá Thanh cầm tinh con rắn (Quý Tỵ) mạng Thuỷ, trong khi Tâm cầm tinh con chó (Canh Tuất) mạng Kim. Theo “Ngũ hành” thì Kim sinh Thuỷ, hai mệnh tương sinh, đại hạp. Vì vậy Bá Thanh tin sái cổ, càng quý mến, tin cậy, nhận Tâm làm “em kết nghĩa” và dìu dắt Tâm hết mực.
Bù lại, hàng ngày Tâm tranh thủ sang giúp tưới cây, tỉa ngọn, đưa đón cu Cảnh (Nguyễn Bá Cảnh) và bé An (Nguyễn Thị Hoài An) đi học, lau nhà, thông cống… Tóm lại, cứ rảnh rỗi lúc nào, Tâm cần mẫn bao tất, ôm hết mọi việc để lấy lòng vợ chồng ông Phó giám đốc sở Nguyễn Bá Thanh. Biệt danh Tâm “bao lô” ra đời từ đó.

*******

Một thời gian sau, Tâm bỏ việc tại Vườn ươm. Bá Thanh đưa Tâm về Sở Nông nghiệp, nhét Tâm vào làm công chức ở Thành đoàn Đà Nẵng, không bao lâu lại rút Tâm về làm thư ký riêng cho mình. Gọi là “thư ký” cho oai, chứ thật ra Tâm làm “lái buôn”, buôn lậu vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu cho nhóm của ông Thanh. Hàng độc quyền của nhà nước, được Phan Văn Tâm đánh “phi vụ” bán đi các tỉnh thành, lãi ròng đếm không xuể.
Năm 1997, Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Phan Văn Tâm đã được thiên hạ biết đến với chức vụ Thư ký riêng của chủ tịch UBND thành phố, rồi bí thư thành uỷ Nguyễn Bá Thanh. Theo dòng thời gian, Tâm lên như “diều gặp gió” chốn quan trường, Thường vụ thành đoàn, Thành uỷ viên khoá 20 (nhiệm kỳ 2010-2015), Phó Chánh văn phòng thành uỷ, Bí thư quận Liên Chiểu.
Nhiều cán bộ từng công tác ở thành uỷ Đà Nẵng cho hay, Tâm là nhân chứng, mắc xích quan trọng, nắm giữ thâm cung bí sử về Nguyễn Bá Thanh trong suốt gần 20 năm qua vai trò thư ký riêng và là gia nhân tâm phúc nhất của “lãnh chúa miền Trung”. Những ẩn khuất trong các cuộc so găng này lửa “một mất một còn”, những nghi án thủ tiêu đối phương hoặc những thanh trừng đẫm máu… được cho là do Bá Thanh chủ mưu, có thể cơ quan điều tra, tố tụng không biết, nhưng Phan Văn Tâm là một trong ba người biết rất rõ (hai người kia là Lê Ngọc Nam, trung tướng, cựu Tổng cục phó Tổng cục Xây dựng Lực lượng Công an Nhân dân, giám đốc Công an Đà Nẵng và Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”).
Năm 2013, khi phe Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang kéo Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội để bổ nhiệm ông ta làm Trưởng ban Nội chính Trung ương, hai ông Trọng – Sang đã cho Bá Thanh đặc quyền tự chọn bộ khung và đề bạt cán bộ. Những người được Bá Thanh mang theo từ Đà Nẵng ra Hà Nội, đã nhanh chóng lên đời như:
- Phan Văn Tâm, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng, giữ chức Vụ trưởng Vụ địa phương, làm nhiệm vụ Thư ký tổng hợp của Trưởng ban Nội chính Trung ương.
- Lê Hồng Minh, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP Đà Nẵng, giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
- Nguyễn Đình Thuận, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy, Thư ký Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giữ chức Phó Vụ trưởng, Thư ký hành chính Trưởng ban Nội chính.
Cũng nói thêm rằng, trước khi rời Đà Nẵng ra Hà Nội, Phan Văn Tâm đã “cạp” được khối tài sản không nhỏ chút nào ở Đà Nẵng (chưa kể ở Hà Nội và Sài Gòn), gồm:
- 2 căn nhà lầu 4 tầng liền kề, nằm trên đường Núi Thành, Đà Nẵng.
- 3 lô đất mặt tiền đường Tống Phước Phổ, trung tâm thành phố, đang cho thuê.
- 5 lô đất “vàng” ven biển Mỹ Khê.
- 1 khách sạn cao tầng khu “phố Tây”, gần khách sạn quốc tế năm sao Furama.
Chưa kể hàng trăm lô đất Phan Văn Tâm nhờ người thân của ông ta đứng tên hộ cho Nguyễn Bá Thanh.

*******

Tháng 12-2013, sau thất bại trong việc đưa người của mình vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7, Nguyễn Phú Trọng cử Nguyễn Bá Thanh sang Bắc Kinh gặp Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương, cựu Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, để học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho chiến dịch “đốt lò”. Tuy nhiên sau chuyến đi này, Nguyễn Bá Thanh đã bị các “đồng chí” trong đảng đầu độc bằng phóng xạ (ARS) rồi chết vào ngày 12-5-2015. Trước khi chết, Nguyễn Bá Thanh gởi gắm Phan Văn Tâm lại cho Lê Minh Trí, Phó ban Nội chính Trung ương.
Tháng 1-2016, Lê Minh Trí vào Uỷ viên Trung ương khoá 12. Tháng 4-2016, Lê Minh Trí được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao với 63% phiếu thuận của Quốc hội khóa 13.

Sau khi ngồi vào ghế Viện trưởng, ông Trí mang theo mình hai người tin cẩn từ Ban Nội chính: Đó là Nguyễn Hải Trâm, sinh năm 1975, là một phụ nữ có nhan sắc, được cho là “bồ nhí” của ông Trí, lúc đó đang giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ theo dõi, xử lý các vụ án Ban Nội chính Trung ương, được rút về làm Chánh Văn phòng Viện Kiểm sát Tối cao. Người còn lại là Phan Văn Tâm.

Ông Phan Văn Tâm (bìa phải) nhận quyết định từ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí. Ảnh: VKSNDTC.

Nhờ Lê Minh Trí nâng đỡ, ba năm lên 7 chức, Nguyễn Hải Trâm hiện nay đã là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao. Phan Văn Tâm cũng liên tục lần lượt nắm giữ các chức vụ Chánh thanh tra Viện Kiểm sát Tối cao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ 15), Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động (Vụ 10).


Từ một anh kỹ thuật viên ươm cây giống Tâm “bao lô” ngày nào, Phan Văn Tâm đã vọt lên đỉnh cao danh vọng. Bạn bè cùng thời, cùng công tác với Tâm ở Đà Nẵng cũng đặt câu hỏi, vốn cắp cặp không rời Nguyễn Bá Thanh nửa bước trong suốt 20 năm, chẳng biết Phan Văn Tâm học lúc nào và bằng cách gì mà có cả cử nhân Luật, cử nhân Quản lý nhà nước, Cao cấp Chính trị và cả học vị Tiến sĩ ?!

Tháng 5-2021, Phan Văn Tâm được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng uỷ, nhiệm kỳ 2020-2025, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Đầu năm 2022, Phan Văn Tâm được nhận Huân chương Lao động hạng ba.


Cũng như các thượng tá Vũ “nhôm”, Út “trọc”, Tâm “bao lô” đã ghi tên ông ta vào danh sách những kẻ ất ơ, học hành chắp vá chẳng ra hồn, nhờ ơn “sáng suốt” của Đảng và Nhà nước, tham gia vào bộ máy công quyền, lãnh đạo lực lượng chấp pháp, để sau đó có thể “hô mưa gọi gió”, “lấy tay che trời”…

Việc Phan Văn Tâm lãnh đạo, sai khiến các Phó giáo sư, Tiến sĩ dưới quyền và cai quản hàng ngàn sinh viên theo học tại Đại học Kiểm sát Hà Nội hiện nay, chính là cái tát vào bộ mặt thể chế này.

Câu chuyện Tâm “bao lô” khiến các nhà sư phạm có nhân cách, cùng nhiều đảng viên đảng CSVN và cán bộ hưu trí cho rằng, thật đáng hổ thẹn; nó như thách thức, nhạo báng và sỉ nhục cả nền tư pháp quốc gia. ................../.

Nhạc sĩ Cung Tiến

 



Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ

****

*

Những người thân cận với gia đình của nhạc sĩ Cung Tiến đều biết ông đã qua đời ngày 10 Tháng Năm, nhưng đến ngày 4 Tháng Sáu, sau khi hậu sự hoàn tất, gia đình mới đăng cáo phó. Những người thân biết ngày qua đời của nhạc sĩ cũng được dặn dò là xin hãy giữ yên lặng cho đến khi hoàn tất tang lễ.
Khi mất, nhạc sĩ Cung Tiến hưởng thọ 83 tuổi, và lễ hỏa táng thực hiện vào ngày 2 Tháng Sáu, ở Nam California. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm cao quý như bài học mở đường của tân nhạc Việt Nam, đồng thời đóng góp nhiều công sức của mình cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nơi ông giữ chức Tổng Giám đốc Kế hoạch và Dự án, hoạt động như kinh tế gia, giúp cho Bộ tài nguyên và Thiên Nhiên Minesota nhiều năm, sau khi tỵ nạn từ 1975.
Với giới chức cũ của Việt Nam Cộng Hòa, nhạc sĩ Cung Tiến được nhớ đến như là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975. Còn với giới văn nghệ, ông được đánh giá không khác gì một thần đồng âm nhạc. Từ khi đi di tản sau 1975, nhạc sĩ Cung Tiến chưa có lần nào về Việt Nam, cũng như được biết ông từ chối nhiều lời mời phỏng vấn từ Việt Nam hoặc về nước tham dự biểu diễn.


Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 Tháng Mười Một 1938 tại Hà Nội. Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Australia ngành kinh tế và ông có tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại nhạc viện Sydney. Từ năm 1970 đến 1973, với một học bổng cao học của Hội đồng Anh (British Council) để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh, ông đã dự các lớp nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại tại đó.
Ngoài sáng tác, ông còn là nhà hòa âm, soạn khí nhạc, hợp xướng… và chơi được các nhạc cụ như mandolin, guitar và piano.
Tài năng âm nhạc của nhạc sĩ Cung Tiến bộc phát trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. “Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả”, nhạc sĩ Cung Tiến lưu bút.
Trong lớp nhạc sĩ đầu thế kỷ, với những khúc tân nhạc hoàn chỉnh như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Cung Tiến là người hiếm hoi viết hoàn chỉnh ca khúc ở năm 14 tuổi (1953). Bài Hoài Cảm - cũng là ca khúc đầu tay của ông, mà theo tâm tình lúc sinh thời là lúc đó, ông mới học đệ lục và là một học sinh chịu nhiều ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu ….”Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình”, lời của nhạc sĩ Cung Tiến.
Nhạc sĩ Cung Tiến cũng là người dùng từ ngữ mô tả mãnh liệt nhất, và đầu tiên: “lòng cuồng điên vì nhớ” cho một nỗi nhớ nhung của một thiếu niên về tình yêu đầu đời. Vào lúc bài hát ra đời cũng có nhiều người không quen và cảm thấy khó chịu với sự mô tả hết sức dữ dội này. Nhưng rồi dần người ta nhận thấy rằng đó là cách diễn đạt chân thành và không kém phần tinh tế khi hoán đổi “điên cuồng” thành “cuồng điên” - khiến khung cảnh bài hát cũng nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi đó là cách sắp xếp đầy mỹ cảm về phương diện tu từ học (rhetoric).
Nhiều người khi biết về ông đều ngạc nhiên, vì sao có một kinh tế gia và một nhạc sĩ xen lẫn trong cuộc đời một con người. Thế nhưng khi tìm hiểu sâu thêm về bối cảnh xã hội và cuộc đời của nhạc sĩ Cung Tiến, người ta lại càng thán phục. Là một nhạc sĩ và có tinh thần hiếu học, ông chỉ muốn mình được học sâu và cao hơn về âm nhạc. Thế nhưng lúc đó các con đường du học và cấp học bổng chỉ có cho kinh tế. Vì vậy, nhạc sĩ Cung Tiến quyết định thi lấy học bổng kinh tế để đi nước ngoài du học rồi bên cạnh đó sẽ tìm hiểu và học thêm âm nhạc ở xứ người. Và từ đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa có thêm một nhạc sĩ và một kinh tế gia tài giỏi.




Nhưng không phải ai cũng biết rằng nhạc sĩ Cung Tiến còn là một nhà văn và là một dịch giả. Ông có thời gian cộng tác chặt chẽ với nhóm Sáng Tạo, một nhóm tiền phong về văn hóa nghệ thuật của những người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954. Nhiều người trong nhóm Sáng Tạo đã dựng nên một góc trời văn chương cho người Việt, trong đó có Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền … Bút danh của nhạc sĩ Cung Tiến lúc đó là Thạch Chương, ông tham gia cả mảng sáng tác, nhận định và phê bình văn học. Ông có dịch hai đại tác phẩm của hai văn hào Nga là Fyodor Mikhailovich Dostoevski và Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn ra Việt Ngữ. Đó là Hồi Ký Viết Dưới Hầm (bản dịch tác phẩm của M. Dostoievski, 1969) và Một Ngày Trong Đời Ivan Denissovitch (dịch từ A. Solzhenitsyn, 1969). Riêng về Một Ngày của Ivan Denissovitch kể về những gì xảy đến cho một người tù cải tạo tên Ivan Denissovitch trong một ngày dưới chế độ bạo ngược cộng sản Stalin.
Năm 1956, nhân 200 năm ngày sinh của thiên tài âm nhạc Mozart, tổng thống Ngô Đình Diệm có tổ chức một buổi hòa nhạc với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Lúc đó nhạc sĩ Cung Tiến chỉ mới gần 18 tuổi, nhưng vì nghe danh tiếng của ông, đích thân tổng thống Ngô Đình Diệm đã viết thư mời ông tham dự. Trong tâm tình với báo chí về sau, nhạc sĩ Cung Tiến nói lúc đó ông tràn ngập niềm vui sướng vì được tham dự chương trình hòa nhạc về một tài năng âm nhạc thế giới mà ông vô cùng hâm mộ. Và kế đó, là ngỡ ngàng là vì sao một cậu bé như mình lại được tổng thống mời đích danh.
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông có viết cho một số báo với bút danh là Đăng Hoàng. Nhưng với âm nhạc, nhạc sĩ Cung Tiến vẫn nối dài các sinh hoạt của mình. Ngoài chức vụ Ủy viên Diễn đàn các nhà soạn nhạc Hoa Kỳ, ông vẫn sáng tác và sinh hoạt âm nhạc thính phòng để quảng bá tinh thần âm nhạc Việt Nam. Năm 1987, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm, soạn cho 21 nhạc khí tây phương, được trình diễn lần đầu vào năm 1988 tại San Jose với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.
Vào đầu thập kỷ 1980 Cung Tiến phổ nhạc từ 12 bài thơ trong tù cải tạo của Thanh Tâm Tuyền mang tên "Vang Vang Trời Vào Xuân", tập nhạc này được viết cho giọng hát và Piano và được trình bày lần đầu tiên tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào năm 1985.
Năm 1992, Cung Tiến soạn tập Ta Về, thơ Tô Thùy Yên, cho giọng hát, nói, ngâm và một đội nhạc cụ thính phòng. Năm 2003, Ông đã thực hiện một tác phẩm nhạc đương đại Lơ thơ tơ liễu buông mành dựa trên một điệu dân ca chèo cổ. Ông cũng là hội viên của diễn đàn nhạc sĩ sáng tác Hoa Kỳ.
Hầu hết người yêu nhạc, biết đến một Cung Tiến, là đều tìm về kho tàng của 20 năm văn hóa vàng son của miền Nam. Trong một phát hiện mang tính sử nhạc của nhà thơ Du Tử Lê, một dấu ấn đặc biệt của riêng ông, là nhạc sĩ đầu tiên phổ nhạc từ dòng thơ tự do.
Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một con nguời tài hoa, trầm lặng; và cũng là nghiêng mình trước một thế hệ tiền nhân đã cống hiến cho văn hóa Việt có được những điều đẹp đẽ và quý báu như hôm nay. Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ ................/.

thơ cơm rượu

 

thơ cơm rượu



________________________________________________________
THÂN MẾU TẶNG HẾT THẢY CÔ BÁC, BẠN BÈ XA XỨ
















______________________
@NGUYENVANTEOEM



...../.

bao giờ thôi ngập

 









NGA HÀO PHÓNG VỚI VIỆT NAM?

 



NGA HÀO PHÓNG VỚI VIỆT NAM?
Thích Thanh Thắng

Bauxite Vietnam



Có người nói Mỹ không bao giờ tài trợ không cho Ukraine mà chẳng hưởng lợi gì. Tiền Mỹ rót vào càng lớn thì Ukraine trả nợ càng nhiều. Vâng, nói về nợ thì không quốc gia, chính phủ nào không mắc nợ. Nhưng một nước đang gặp phải chiến tranh xâm lược thì người cho vay lúc hoạn nạn là vô cùng đáng quý.
Nói ra điều này, có người sẽ lại bảo, vậy khi Liên Xô cho Việt Nam vay trong chiến tranh chống Mỹ thì họ có lợi dụng để hưởng lợi khiến Việt Nam rơi vào bẫy nợ hay không?
Nếu hiểu theo ý “không ai hoàn toàn cho không” thì việc cho vay của Mỹ và Nga khác nhau ở đâu, khi cả Việt Nam và Ukraine đều tương đồng với nhận định về cái gọi là “chiến tranh ủy nhiệm”?
Và cũng từ liên hệ này, một số người cho rằng Việt Nam vô ơn khi Nga từng giúp sức mình đánh Mỹ.
Nhưng đánh Mỹ cho Việt Nam hay đánh Mỹ cho cộng sản? Đặt câu hỏi này để hỏi ngược lại Ukraine đang chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga vì niềm kiêu hãnh dân tộc hay cho NATO và Mỹ?
Sao khi chống xâm lược mình đề cao dân tộc mình thế, nhưng dân tộc khác đang quyết tâm chống xâm lược mình lại xem thường họ?
Rồi cũng từ liên hệ này, có người nói, Nga đã xoá 85% nợ, khoảng 11 tỷ đô la trong chiến tranh chống Mỹ cho Việt Nam vào năm 2001. 15% số nợ còn lại tức 1,65 tỷ đô la được tính vào dạng Nga đầu tư tại Việt Nam.
Thực chất của vấn đề này ra sao?
Đến đây, xin đăng lại những phân tích từ FB Mao Nhuan Chi:
“Việt Nam nợ Liên Xô và sau này Nga kế thừa khoản cho vay đó, khoản nợ này là Việt Nam nợ bằng đồng RUB (Liên Xô), chứ không phải nợ bằng đồng USD.
Trong khoảng thời gian 1960-1970, thì tỷ giá RUB/USD là 0,9 RUB ăn 01 USD. Và tỷ giá này là hoàn toàn do Nhà nước Liên Xô QUY ĐỊNH chứ không phải tỷ giá dựa theo cung tiền trên thị trường ngoại hối. Liên Xô là nền kinh tế đóng, hầu như không có giao dịch ngoại thương với các nền kinh tế Âu-Mỹ, do vậy tỷ giá giá RUB/USD (0,9) này hoàn toàn vô nghĩa, bởi người Liên Xô không có nhu cầu mua USD, và Âu-Mỹ cũng không có nhu cầu mua RUB.
Cái khoản nợ 11 tỷ USD mà người ta bảo Việt Nam nợ Nga đó thực chất là khoản nợ RUB được quy đổi thành USD theo cái tỷ giá từ thời Nhà nước Liên Xô quy định. Thực chất Việt Nam nợ Nga chỉ khoảng 9,9 tỷ RUB.
Đến năm 2001, Nga đòi Việt Nam trả nợ (khoản nợ bằng đồng RUB Liên Xô). Giấy tờ ghi nợ thì rõ ràng là Việt Nam chỉ nợ Nga 9,9 tỷ RUB. Bây giờ Nga thích Việt Nam trả bằng RUB hay trả bằng USD? Cho Nga chọn.
Nếu trả bằng RUB thì Việt Nam sẽ trả cho Nga 9,9 tỷ RUB. Còn nếu trả bằng USD thì Việt Nam sẽ quy đổi 9,9 tỷ RUB này ra USD.
Đến đây mới xuất hiện vấn đề: TỶ GIÁ RUB/USD nào sẽ được dùng để quy đổi? Vì lúc này (năm 2001) tỷ giá RUB/USD đã là 29 RUB ăn 01 USD. Vậy nếu phải trả bằng USD thì Việt Nam chỉ cần phải trả 341 triệu USD (tương đương 9,9 tỷ RUB) mà thôi.
Nhưng Nga không muốn vậy, Nga muốn Việt Nam phải trả bằng USD nhưng quy đổi theo tỷ giá RUB/USD thời Nhà nước Liên Xô quy định cơ. Khôn thế bao giờ cho chết! Mà cái tỷ giá này thì hoàn toàn vô nghĩa trong thị trường ngoại hối.
Việt Nam hoàn toàn có thể khước từ Nga, chỉ trả 9,9 tỷ RUB hoặc trả 341 triệu USD, hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Nhưng nếu Việt Nam làm như thế thì cũng hơi cạn tàu ráo máng.
Do vậy, để đẹp lòng cả hai bên, thì đành áp theo tỷ giá RUB/USD thời Nhà nước Liên Xô quy định (0,9 RUB ăn 01 USD), quy ra thành nợ 11 tỷ USD, NHƯNG Nga phải xóa 85% nợ, Việt Nam chỉ phải trả 1,65 tỷ USD.
Putin khôn đấy, nhưng Việt Nam cũng đâu có ng.u.
Đây chính là bản chất của vấn đề nước Nga nợ ngập đầu, phải gán cả quốc bảo T-80; BMP-3 cho Hàn Quốc để trừ nợ, nhưng "hào phóng" xóa nợ cả "trăm tỷ USD" cho các nước từng vay nợ Liên Xô.
Chả có ai hào phóng đến mức đấy cả”.

*

Vâng, sau khi số tiền rúp còn lại được quy đổi ra thành 1,65 tỷ đô la, tính vào tiền đầu tư tại Việt Nam, bản thân Nga, từ đồng tiền này đem về bao nhiêu lợi nhuận cho mình, nhất là trong lĩnh vực đầu tư lớn nhất là dầu khí.
Theo thống kê mới nhất, 35 năm qua Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được hơn 240 triệu tấn dầu khí. Tính đến tháng 3/2021 doanh thu của từ việc tiêu thụ dầu khí là 86,7 tỷ USD, tổng thu vào ngân sách Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 52,6 tỷ USD. Số còn lại vào túi ai, trong khi giếng dầu là của mình?
😭.T.

Nguồn: FB Thich Thanh Thang

................/.