DƯ LUẬN

 

DƯ LUẬN
Phạm Thị Hoài

****************

Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây. Thương lắm người dân Đồng Tâm. Một phiên tòa nhạo báng công lý! Một bản án xúc phạm lương tri!

Bọn xóc lọ này suốt ngày thủ dâm oan sai. Đã súc vật còn đòi lương tri, đúng là yêu chó chó liếm mặt. Đã đến lúc Đảng phải thay đổi tư duy, nhân đạo với đối tượng cần nhân đạo, phản động thì bóp chết từ khi còn trứng nước. Bọn Đồng Tâm này đem bắn hết, tiếc đạn làm gì với lũ chó này.

Đúng là nhân nhượng quá. Chính quyền có cần phải yếu đuối thế không? Khoan hồng với lũ sâu bọ hại dân hại nước này ư? Khủng bố thì bắn bỏ trong một nốt nhạc nhé. Nhìn thi thể các chiến sĩ bà chỉ muốn xé xác cả lũ. Có thế nó mới biết trân quý tính mạng người khác.

Xử nhẹ vl**. Nhân đạo dở hơi. Mình chết 3 người mà. Đề nghị Tổng  Bí thư Chủ tịch nước chỉ đạo cho trảm ít nhất 3 tên, chung thân 6 tên, bọn còn lại cho bế lịch 10-15 năm răng rụng hết 32 chiếc, tóc bạc cụ nó toàn phần là đủ răn đe. Bọn này ra tù là nó móc nối với đám phản động ba que dân chủ cuội chống phá tiếp cho mà biết.

Các cháu bò đỏ hôm nay xổng vãi, cụ chỉ thấy thằng cu Chung Con nó phá thôi nhé. Dân phá một, chính quyền phá mười. Dân sai một, chính quyền sai mười. Đêm hôm mò vào giếng trời nhà người ta làm gì? Hay là các quan mò vào nhà Thị Hến?

Nói như l** . Lần trước bắt giữ CSCĐ làm con tin, AEQL dân túy nhắm mắt ngó lơ bỏ qua không truy tố, đã tha cho một lần, lại tiếp tục khinh nhờn phép nước, lên mạng hô hào chỉ cần giết được ba thằng là chúng nó chạy hết, cuối cùng giết 3 chiến sĩ thật, tội giết người sờ sờ còn chầy cối gì. AEQL phải rút kinh nghiệm, đừng du di dân túy không đúng chỗ nữa, đừng nghĩ như vậy là nhân đức, mà chính là dung túng cho cái sảy nảy cái ung.

Vũ lực là đặc quyền của nhà nước, đâu cũng thế. Sang Mỹ mà xem chống người thi hành công vụ thì cảnh sát nó phát quà thế nào nhé. Nhưng cảnh sát Mỹ nó khôn, nó cho trực thăng giã mẹ nó bom từ trên cao, tan xác cả làng thì xuống âm phủ mà tìm nhau lập chiến khu mới. 

Ở Mỹ nửa đêm xông vào nhà người ta không có lệnh của tòa án cũng bị bắn bỏ mẹ đi chứ.

Thiện không đúng chỗ hóa ác. Ác đúng chỗ hóa thiện. Ước gì toà Hong Kong ngày đó cũng hành xử như toà xứ thiên đường! Ngày đó nếu ông luật sư người Anh không cứu ông Hồ thì dân Việt Nam đâu có khổ như bây giờ. Bác Hồ mà vào tầm ngắm của các đồng chí thì đã chết không toàn thây, lấy đâu mà sống mãi trong sự cố của chúng ta.

Ngu lâu dốt bền v** . Luật sư là nghề cao quý nhưng lũ lật sư Việt Nam là lật sư kịch khung, là HTX toàn thua. Cãi lý thì ít, cãi cùn thì nhiều. Bị chính bị cáo từ chối mà không thằng nào thấy nhục. Đã dốt còn ngáo, đã ngáo còn hoang tưởng huyễn hoặc, cái ác nó đi ra từ đấy chứ đâu. Lên tòa rõ oai, áo trắng cà vạt xách cặp như thật, nhưng đầu thì rỗng tuếch nhạt toẹt. Loại này cưới vợ thì vợ bỏ, nuôi chó thì chó chạy, gặp anh grab không khéo anh ấy cũng bịt mũi nốt, hàng xóm tránh như tránh tà, đi chơi gái cũng chỉ quanh đi quẩn lại mấy mẹ phò hưu trí đại hạ giá khuyến mãi vừa nhảy ngựa vừa lấy chửi chế độ làm đường lên đỉnh.

Đám CA tuột xích đi làm lụt sư nhiều lắm. Kiểu lụt sư này thì hư bột hư đường hết. Đề nghị các cấp có thẩm quyền phải có biện pháp xử lý mạnh với mấy ông luật sư chạy tội cho kẻ thủ ác, bảo vệ khủng bố, lợi dụng phiên tòa để đánh bóng tên tuổi, bôi nhọ ngành tư pháp, xuyên tạc cơ quan điều tra, sẵn sàng bán đứng thân chủ, bất chấp công lý và đạo đức nghề nghiệp. Lũ này sớm muộn rồi cũng theo gót bọn Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài thôi.

Vụ Đồng Tâm, nếu không có cái mặt lợn của hai thằng gật ăn hại Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng và bọn rận chủ thì đám thằng Kình bố bảo cũng không dám manh động. Chân thành mà nói thì nghề dâm chủ nhân quyền ở Việt Nam là nghề nguy hiểm và nhục nhã nhất mà chúng vẫn lao vào thì nể chúng thật.

Lợn bây giờ được giá mà bạn!

Quê mình có ông tiến sĩ về hưu ngày nào cũng chém mấy câu kiểu lịch sử này nọ: lịch sử sẽ ghi nhớ phiên tòa này, lịch sử sẽ trả lời, sến súa ba xu d**   chịu nổi. Lịch sử chắc đang bận lắm nên mới khất lần sẽ nọ sẽ kia hê hê.

Còn lão tiến sĩ gì lấy đầu ra cắm cho bọn phản động nữa. Tay này thời còn làm Phó CNVPQH có các vàng cũng tự khóa mõm. Lại một thằng “nguyên” bất mãn đây. Lúc đương chức tọng ngập họng, giờ về vườn hạ cánh an toàn thì đổi giọng. Đầu toàn shit, chặt bẩn mẹ nó con dao.

Bọn Tây còn đòi Việt Nam phải chấp thuận để các nhà quan sát quốc tế độc lập theo dõi phiên tòa nữa chứ. Đ** con mẹ nhà nó, lấy quyền gì mà chõ vào? Các chú ảo tưởng sức mạnh nhỉ? Việt Nam nhân quyền còn tốt, các chú về theo dõi nhân quyền ở Mỹ nhá. Hỏi cảnh sát Mỹ giết người da đen nhá! Hỏi chính phủ Mỹ để 200 ngàn người chết vì dịch nhá! Ngu vừa thôi chứ, ngu hết phần thiên hạ à?

Bạn cứ mỉa mai đi, nhưng lịch sử sẽ dựng tượng trong lòng nhân dân cho cụ Lê Đình Kình. Để xem chế độ khốn nạn hút máu dân này còn tồn tại bao lâu.

Đ** mẹ thằng hút máu l**. Giết rắn là phải chặt đầu. Thằng Kình nó chỉ đạo giết người thì phải hốt thôi. Nó trang bị hàng nóng thì phải úp sọt chứ lại còn phải đúng giờ hành chính, vào nhà bỏ dép xong kính cụ con xin dâng lệnh bắt khẩn cấp hử thằng sọc bò vàng? Mỹ có quyền giết Bin Laden thì Việt Nam cũng có quyền giết Kình.

Con nhang bảo là thằng Kình già chết linh nên đưa anh Chung vào tù. Hihi cười phọt rắm.

Tư pháp như b**! Biết bao giờ cả nước mới thức tỉnh đây?

M**, Đồng Tâm còn mê mút mùa thì đòi ai tỉnh? Cả xóm bây giờ vẫn tự hào đ ồng chí Kình trung kiên 55 tuổi Đảng mí lị chúng em tin tưởng Đảng và Nhà nước ạ, chúng em bị xúi bẩy ạ, chúng em cắn rơm cắn cỏ xin hai chữ khoan hồng cho chúng em sớm về với gia đình làm công dân tốt ạ.

Núp danh nghĩa đảng viên chứ trung kiên cái con mẹ nhà nó chứ. Hết phim mới ăn năn hối cải. Tưởng ta đây coi cái chết nhẹ như lông hồng để còn nhìn mặt bà con cả nước chứ nhể? Công an mới đập cái bàn nhè nhẹ đã khai từ A-Z rồi. Thế 3 chiến sĩ hy sinh không có gia đình chắc?

Tiếc cho các đồng chí không hy sinh vì giặc mà vì chính một bộ phận dân ta. Ngày xưa các đồng chí xua dân đi đánh ngoại xâm giữ đất, bây giờ giành đất các đồng chí xua lính đi đánh dân.

Dân gì, bọn đó là giặc, âm mưu chống phá có hệ thống, có tổ chức kĩ lưỡng, ký hợp đồng dài hạn với Việt Tân rồi. Lòng tham vô đối, thái độ cực đoan, thủ đoạn thâm độc, mất hết tính người. Những loại này phải lột truồng ra, đốt rác nhựa trên đầu cho nhỏ từng giọt xuống đến chết mới thôi. Giết hết cho chừa, chấm hết! Tiếc rằng Lê Đình Kình đã chết bởi chính hành động phạm luật của y, nếu không thì kẻ đầu tiên đứng trước bục bị cáo đền tội giết người chính là tên giặc đó!

Ai giết ai? Ai phạm luật? Vào tận giường ngủ nhà dân nhả đạn trúng tim một ông già 84 tuổi què chân mà không cần khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Công lý họng súng hả? Một đất nước mà súng đạn không nhắm vào quân thù mà nhắm vào dân trong một giao dịch dân sự là một đất nước thất bại. Một thể chế mà sử dụng bạo lực để đối thoại với dân là một thể chế thất bại.

Đồng Tâm là một case kinh điển của đám bần nông ngây thơ, cả tin đến đáng thương, xuất phát từ trò quá “tin yêu”. Dân túy mà đéo xong thì phải dân… tạch thôi. Đời đ**   nào có chuyện chuyên chính vô sản chịu thua. Kiểu gì thì cũng phải rửa mặt cho chế độ. Kiểu gì thì anh em bần nông vưỡn đ**   mở được mắt.

Mình trung lập, nhà bao việc, thôi khép vụ án này lại. Thế là ổn rồi, ba mạng trả lại bằng ba mạng, tạo nghiệp thì phải gánh nghiệp, gieo gió ắt gặt bão, làm càn thì thiệt thân.

Chế độ này không thể trường tồn! Sẽ đến lúc bọn chóp bu bị đem ra xử, chết rồi cũng phải quật mồ, quăng xương cho chó gặm.

Dân mình chỉ có hai cái ham muốn tột bậc: một là tiết canh cháo lòng, hai là đòi nợ máu. Miệng thì ăn chay niệm Phật, nhem nhẻm chống thịt chó, ôi thương con cún quá, mà cứ thấy tử hình là sướng. Đem Công Chức ra sân Mỹ Đình chém, đảm bảo cháy vé. Đúng là mọi rợ chấm khoai chan nước cống.   

Chuẩn cmnr! Thế bọn tinh hoa đâu không ẳng lên một câu nhỉ?

Tinh hoa trí thức cái cục cứt! Bần cố nông thì vừa ngu vừa liều, giấy tờ lận lưng không có mà tuyên bố sở hữu hùng hồn lắm. Lựu đạn còn đ**   biết rút chốt mà lên mạng luận anh hùng hở háng. Pháp luật thì rừng rú. Báo chí thì bưng bô. Chính quyền thì dã man. Dân chúng thì vô cảm.

Chúng ta đều không vô tội trước bi kịch của đồng bào mình. Trong 2 bản án tử hình đó có sự im lặng, đớn hèn, ích kỷ, hẹp hòi của tôi.

Yên tâm đi, giơ cao đánh khẽ, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, cáo trạng chuyển một phát từ giết người xuống còn được thì mình dự là sau phúc thẩm và kháng nghị sẽ rút án tử, vụ này chính quyền chơi quả nhân văn hơi bị được của nó nhé.

ĐM chính quyền này không bằng xã hội đen. Xã hội đen chấp nhận mình bên lề luật pháp, không ép cung ghép tội, giết người xong không vỗ ngực khen mình nhân văn.

Đúng ý Đảng lòng dân rồi đấy. Lẽ ra cần diệt cả họ nhà thằng Kình cho tiệt nòi phản quốc. Mụ Thành khóc chán theo kịch bản Việt Tân rồi, bây giờ nên nhoẻn cười biết ơn Đảng và Nhà nước cho thằng cháu nội sống sót đi là vừa. 

Ơ, tưởng họ Lê tiêu cả rồi mà? Lê Nin, Lê Duẩn, Lê Đức Anh. Lê Văn Tám nữa.

Mất mẹ nó hai mũi tiêm. Tại bọn Quốc hội dại Tây, bày trò thuốc đặc hiệu giá cắt cổ. Chẳng qua là bọn Ô Hợp Quốc sản xuất thuốc nhiều quá nên ra luật tử hình bằng thuốc để bán cho các nước yếu. Chết còn tốn tiền thuế của dân. Đào hố đổ xăng như nó đã làm với 3 chiến sĩ là rẻ nhất.

Một ý tưởng cho cách tử hình không tốn kém đây ạ: Bắt 26 đứa kia đào cái hố, vót và cắm vài lớp chông, rồi 2 thằng bị tử hình nhảy xuống, thằng chung thân rưới xăng và châm lửa, xong bắt chúng kéo hai cái xác lên chụp ảnh tự sướng cúng phây.

Gì thì gì vưỡn phải tâm phục khẩu phục quả đổi tội danh. Vì chỉ đạo diễn mỗi vở 3 bạn thui 3 con bê đã toát bù hôi mà cử tọa vưỡn đ**   hình dung được là giết dư lào. Nếu cả 29 bạn cùng chơi thì kịch bản chắc phải giống kiểu cả làng đánh hội đồng các bạn trộm chó.

Đêm giữa ban ngày! Bộ phim này đem đi trình chiếu tranh giải Oscar chắc đạt giải nhất về độ trơ trẽn.

Công nhận đọc kịch bản thấy anh em còn Đảng còn mình ngô nghê đ**   ra cái hình thù gì. Càng cố kết tội dân càng chẳng khác nào đang sỉ nhục cả lũ ăn hại đái nát. Giờ thì cả hệ thống phải ngu theo thôi. Đồng chí thịt nhau chứ có đ**   gì đâu. Dân Đồng Tâm giỏi ha, trong cảnh mũi tên hòn đạn, khói lửa mù mịt mà nhẩn nha quạt chả ba chiến sĩ thơm nhở như đi picnic nướng mực, mà lại không ai bị bỏng mới tài. Đ**  dám thực nghiệm hiện trường đâu.   

Thích thì em chiều. Bỏ lũ luật sư và vợ con cháu chắt thằng Kình xuống cho trải nghiệm thực tế. Em tài trợ cả xăng lẫn hòm, năm nay quỹ từ thiện nhà em chưa giải ngân hế t.

Chúng ta có quyền nghi ngờ rằng, có một thế lực nào đó cố tình gây ra vụ xử này để gây chia rẽ sâu sắc giữa nhân dân và giới cầm quyền, làm giảm sức đề kháng của Việt Nam trước sức ép bá quyền của Trung Quốc trong một thế giới đang xung đột, phân bố lại ảnh hưởng. Sẽ là ngây thơ chính trị nếu không đặt câu hỏi tình báo Hoa Nam cùng các con bài của chúng đã nhúng bàn tay quỷ tác động vụ án Đồng Tâm này đến đâu.

Tưởng nước mình chỉ có một tổng biên tập cho mấy trăm tờ báo, hóa ra thằng đéo nào ở đây cũng tổng biên tập ngon, mấy chục triệu cơ quan ngôn luận, ù hết cả tai. Chúc các chú ở lại đánh bại sự thật, anh đi chăn gái cho lành.

Hôm nay có gì hot nhỉ? Bú đánh ghen đơi, đánh úp chán rồi bà con ơi!

Đ**  m** tòa!

________

Nguồn: 100% Facebook

Ghi chú: Tôi sẵn sàng đáp ứng, nếu các tác giả có trích dẫn trong bài muốn được nêu rõ danh tính.

21/9/2020

//////////////////

VÉ TRỞ VỀ

 

VÉ TRỞ VỀ

_______________________

Nhà văn Văn Lê qua đời tối 6/9/2020.. thọ 72 tuổi.



_______________________


Với T.G.L.T


1.

Ngày ấy anh đi

Cánh đồng làng giống như bàn tay trắng

Sau khi đã hiến dâng những gì cần dâng hiến,

gốc lúa đã lần lượt phai màu

Từng đám trẻ con như bầy chim sà xuống đồng làng

bòn mót những gì vụ mùa bỏ sót.

Những gốc rạ đã chết được kéo lên khỏi đất

chất thành từng đống

và được chuyển về nhà

Cuộc đưa ma cuối cùng của vụ mùa diễn ra âm thầm

trong tiếng kẽo kẹt tiễn đưa từ hai đầu đòn gánh

Gốc rạ được hoá kiếp trở thành tro bụi – khép lại một quy trình.



Trên đồng làng phù sa đã kết tinh

chỉ để lại những váng màu không dễ gì gột rửa

trên móng chân người con gái

Những đám ruộng há miệng chờ mưa xuân, hoang vu, trễ nải,

nứt nẻ như gót chân người.



Đồng chiều ngơ ngẩn buồn!

Anh ngơ ngẩn buồn bước về qúa khứ

Ở đâu đó giữa hoang vu chợt cất lên tiếng thánh ca âm u khổ sở

Âm u khổ sở tiếng thánh ca của muôn loài sinh vật tiễn đưa anh.



Mười chín năm trưởng thành

Anh chẳng để lại một dấu vết nào trên cánh đồng quen thuộc.

Anh cũng chẳng để lại một dấu vết nào trên cơ thể người con gái anh yêu!

Chỉ có tờ giấy khai sinh úa như trời chiều

chứng thực cái ngày anh ra đời,

– Cái ngày anh chính thức xuất hiện trên mặt đất.

Đó là dấu vết duy nhất

là cái cớ duy nhất để anh tiếp nhận sự mời gọi của chiến tranh!


Anh nhìn con dấu đỏ tươi trên lệnh động binh

Lòng trống vắng như vòm trời không đáy

Cánh đồng ngơ ngẩn buồn

Anh cũng ngơ ngẩn buồn trong váng nắng buổi chiều sót lại!

Sót lại giữa tầng không

– váng nắng buổi chiều.



2.

Anh trở về ngôi nhà tranh quạnh hiu

Nơi anh sống với một người em gái

Căn nhà ấy do mẹ cha để lại

Để lại cho anh một gia tộc – Hai người!


Ngày cha mẹ anh đi,

gió nấc từng hồi!

Rắn rết trong hang bò ra đầy ngõ

Náo loạn làng quê – chó sủa.

Náo loạn bầu trời – vần vũ chim bay!

Cuộc trở mình của tự nhiên diễn ra giữa ban ngày.

Mọi trật tự bỗng nhiên gãy đổ

Sông suối thay lòng đổi dạ

Cuộc đưa ma tại làng quê, nhức nhối tiếng gọi hồn.


Từ bữa ấy anh buộc phải lớn khôn.

Nhận trọng trách về mình trước tuổi

Quần quật từ lúc bình minh

sấp ngửa đến khi chiều tối.

Anh đánh đổi những gì cần đánh đổi

để em anh được sống cuộc đời thường!



Cái ý nghĩ vô cùng giản đơn,

như cây phải xanh,

như người phải lớn.

Ý nghĩ ấy phải lìa đời rất sớm,

khi nước nhà ngùn ngụt lửa can qua!



Em gái anh

dáng như bà già

khoác chiếc áo tơi,

mỏng manh như món đồ dễ vỡ.

Nó đứng chờ anh ở ngay đầu ngõ

Miệng cười loé vệt trăng non.


Nhìn em gái lòng anh ngơ ngẩn buồn!

Thương em bơ vơ tuổi còn quá nhỏ

Anh đã định cưới một người thôn nữ

– Cái người con gái anh yêu!

Cô êm ả như dòng sông buổi chiều

Thân thể phì nhiêu như lúa đồng ngậm sữa.

Cô hoàn thiện như một câu chuyện cổ,

ngơ ngác như chim mới ra ràng.



Cái mối tình làm anh hoang mang

Đổ vào anh như giông như bão

Cái mối tình làm anh điên đảo

dập vùi anh như nước tràn bờ!



Anh bỏ cô vì một lẽ đơn sơ.

Anh không muốn làm tổn thương em gái!

Anh không muốn cuộc đời cô trễ nải

bị niêm phong như một thùng hàng!


Ngày bỏ cô,

anh như mất hồn,

lang thang như mây chiều,

vô cảm như người điên ngoài chợ!

Anh không thể nói cho người yêu rõ

Những nỗi niềm ngột ngạt trong anh!



Trước ngày đi,

anh tháo tung hết quần áo của mình,

khâu cho em một bộ quần áo mới!

Đó là tài sản của anh để lại

Để lại cho người em ruột của anh!



Ngày anh lên đường vòm trời cong vênh

mất sạch dấu cả những quầng mây trắng.

Gió lạc lối tràn qua đồng vắng

vấp vào vách đá,

bật lên tiếng kêu rên xiết vô tình!



Anh hun hút lao vào chiến tranh

Bỏ gia tộc cho một người còn lại

Bỏ gia tộc cho một người em gái

mỏng manh như món đồ dễ vỡ

co ro như bà lão ăn mày.



3.

Câu chuyện về người lính hy sinh

buồn như lá thu bay,

Vỏn vẹn có vài dòng và do tôi tưởng tượng.

Em gái của anh đã không thể lớn!

Vẫn co ro như bà lão ăn mày,

mỏng manh như món đồ dễ vỡ.

Cô buôn bán nhì nhằng ngoài chợ,

nhặt nhạnh từng xu của đám dân nghèo.



Những năm chiến tranh đất nước gieo neo.

Giấy báo tử về làng như lá rụng!

Khủng khiếp nhất là phải làm người sống.

Sáng mở mắt ra đã nơm nớp trong lòng…



Cô chỉ mong đất nước hoà bình!

Anh trai trở về làng quê yêu dấu,

Chăm sóc cô như thời thơ ấu

Chở che cô như đê chở che đồng.

Cô đã gánh cả một thời bão giông

trên đôi vai nhọc nhằn, vô cảm.

Cô đã gánh nỗi âu lo thầm lặng

chờ anh trai trong muôn nỗi nhọc nhằn!


Cô thấy mình như cái bến trên sông,

– Cái bến sinh ra để mà chờ đợi!

Cô thường thắp đèn dầu mỗi tối,

– ngọn đèn canh đêm là để đợi chờ!



Ngày anh trai hy sinh,

bến nước bơ vơ,

Cô chẳng còn ai mà chờ đợi nữa.

Mọi trật tự trong cô sụp đổ

Cô lang thang cuối đất cùng trời,

xác xơ như bà lão ăn mày,

vô cảm như người điên ngoài chợ!

Cô tìm anh trai đầu nguồn, cuối phố,

thăm thẳm khe sâu,

hun hút rừng già…



Cô bỗng gặp một người con tìm cha

dằng dặc bưng biền

tận cùng núi đỏ…

Xơ xác như người điên ngoài chợ

Co ro như ông lão ăn mày.


Hai con người cuối đất đầu mây

Chia sẻ cho nhau nỗi buồn mình có.

Hai con người từ hai xứ sở

Đã làm nên một gia tộc cho mình…



Nhưng hy vọng tìm anh sau chiến tranh

tràn ngập trong cô như nước mùa tháng tám

xé lòng cô như cánh đồng gặp hạn,

ăn mòn cô như nắng lột da người!



4.

Cô gái ấy hiện diện bên tôi,

xới tung cả nếp nghĩ trong đầu,

cố tìm kiếm dấu vết mà anh trai để lại.

Cô cho tôi xem mấy tờ tiền dầu dãi,

Đó là số tiền tiêu vặt nhiều tháng của người lính binh nhì.

Số tiền ấy, anh trai gởi về!

Cô không dám tiêu,

dù tháng năm ngặt nghèo, đói khổ.

Cô không nghĩ những đồng tiền đó,

có lưu giữ mồ hôi và dấu vân tay chai sạn của anh!

Cô cho tôi xem những con chữ màu đen như một đạo binh,

Tràn qua bức tường tựa sa mạc trắng.

Những dòng chữ nhấp nhô sống động,

căn dặn cô là phải giữ phần hồn.

Những dòng chữ ngột ngạt lo buồn,

Đã sưởi ấm cô trong mùa giá rét.

Cô không nghĩ nó lại thành dấu vết,

khẳng định anh từng sống giữa đời này!

Cô không nghĩ nó là lời trăng trối

Trước khi anh về với gió mây!



Tôi đã từng đi qua chiến tranh.

Từng nhìn thấy những lá thư chữ to

được người lính khắc vội vàng trên những thân cây

Người kiên nhẫn hơn thì khắc vào lèn đá.

Những dòng chữ có hình hài vội vã

Đơn giản chỉ là những thông tin

báo cho người sau biết ai, ở đâu

đã từng đến nơi này!

Chẳng ai nghĩ nó trở thành dấu vết

Mà con người gởi lại rừng cây!

Chẳng ai nghĩ nó là lời trăng trối

của người đi gởi lại nước non này.



Năm tháng trôi qua,

trời đất đổi thay,

nắng gió đổi thay

đổi thay khí hậu.

Tên tuổi của những người lính kia

cũng dần mất dấu

Thời gian đã mang đi về cõi vô cùng!



5.

Sau ngày giỗ anh trai lần thứ ba lăm,

Cô nhận được thư của một người nào đó.

– Chắc chắn cũng là người tìm mộ.

Báo cho cô biết là đã tìm thấy anh trai tại một cánh rừng!



Ôm lá thư vào lòng,

Cô khóc vống lên như đứa trẻ.

Cô bán hết những gì có thể

Cùng chồng lặn lội vào Nam

Cô đã đến khu rừng phía bắc Cà Tum,

nhỏ như chó nằm ló đuôi

nghèo như khu vườn hoang hoá.

Cô đã gặp những người xa lạ,

Mộc mạc như gỗ thô,

chân chất tựa cây rừng.

Họ trao cho cô một bọc ni – lông

nhỏ như con búp bê

được bao bằng lá cờ tổ quốc.

Trong cái lọ thuốc tiêm mà họ tìm thấy được,

Có một mảng giấy ghi tên tuổi,

quê hương và ngày mất của anh!



Những dòng chữ viết trong chiến tranh,

xộc xệch như một đoàn quân,

sống động như ban mai,

khiêm hạ như vầng trăng cuối tháng!

Rõ ràng là trước khi mai táng,

Một người lính nào đó đã không quên viết những dòng này.

Những dòng chữ báo cho người sau biết:

Ai, ở đâu đã nằm xuống nơi đây.

Những dòng chữ chính là dấu vết

Khẳng định anh từng có giữa đời này!

Những dòng chữ cũng là tờ giấy phép

Cấp cho anh về với gió mây!



Nhìn chiếc lọ thần kỳ trong đất mấy mươi năm,

Nó không mang theo thông điệp của người đi biển,

cũng không có cuộc hành trình trên biển.

Nhưng có chung đích đến

Và, tuyệt vời hơn là có được phép màu.



6.

Đưa anh ra bến tàu,

Cô lặng lẽ nhìn chồng… lặng lẽ.

Cô nhất quyết mua cho anh tấm vé.

Cô muốn anh trai cô như người sống về làng.



Hai con người chân đất lang thang

rách rưới như những kẻ ăn mày,

co ro như người khất nợ.

Hai con người đổi hết tiền mình có,

lấy tiền xu để thêm vé trở về!


Con tàu lăn dài qua những vùng quê,

băng qua bóng đêm,

trườn qua hoàng hôn tấy đỏ.

Hai con người ngồi im như tượng gỗ

Cùng ôm chung bộ hài cốt trong lòng.



Mỗi lần tàu qua sông,

Họ lại thảy một đồng xu xuống nước.

Họ nhất quyết với nhau là phải thức

thức trắng đêm để trả tiền đò.


Đưa được anh trai về quê

Cô không nỡ báo cho làng xóm biết

Ở làng cô còn hàng trăm người chết,

Chưa một ai được về…


___________________________

Sài Gòn – Tây Ninh, tháng 8.2008

VĂN LÊ