“THE VIETNAM WAR”







NHỮNG GÌ ĐƯỢC KỂ TRONG “THE VIETNAM WAR”?



************************

(BẤM VÀO LINK ĐỂ XEM PHIM)





 *****************


“The Vietnam War” không phải là bộ phim “one size fits all”. Khó có thể đề cập một chủ đề phức tạp liên quan không chỉ chiến tranh và súng đạn như “cuộc chiến Việt Nam” mà không “đụng chạm” bên này hoặc bên kia. Trong một tập này, người phe VNCH sẽ không thể không có cảm giác khó chịu; nhưng trong một tập khác, người phía Bắc Việt chắc chắn sẽ không thoải mái khi thất bại của họ bị phơi bày và giấu giếm của họ bị lôi ra.
Nếu trận Ấp Bắc được miêu tả là tổn thất nặng nề của VNCH thì trận An Lộc cũng được thuật là một thất bại nghiêm trọng của Bắc Việt với số thiệt mạng khoảng 10.000 người. Khi nói về ý chí của quân đội Bắc Việt, bộ phim cũng nói về tinh thần dũng cảm của lính VNCH (“kiên cường” là từ được sử dụng). Khi nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội VNCH trong đó có việc hối lộ để tránh đi quân dịch thì phim cũng nhắc đến câu chuyện luôn được Hà Nội giấu kín: “Một số cán bộ đảng viên gửi con ra nước ngoài để tránh nhập ngũ” và “ai có tiền thì đút lót để ban tuyển quân tha cho con họ”…
Khi nói đến sự hỗn loạn trong chính trường VNCH, phim cũng đề cập đến cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt của Lê Duẩn khi bỏ tù hàng trăm người và soán chiếm quyền lực Hồ Chí Minh. Khi nói đến sự bưng bít thông tin của Mỹ thì phim cũng cho biết người dân miền Bắc phải “lén nghe đài BBC” để biết những thất bại chiến trường và tổn thất nhân mạng mà báo chí và truyền thông Hà Nội không bao giờ đề cập. Khi nói về việc Mỹ đổ vũ khí và quân bộ vào miền Nam, “The Vietnam War” cũng nói đến việc “320.000 lính Trung Quốc sang phục vụ ở hậu phương miền Bắc”.
Khi nói về hoạt động quân báo của VNCH, phim cũng nói về “các nhóm ám sát Việt Cộng được điệp viên Bắc Việt hướng dẫn, đi lại ngoài đường, mang theo lệnh giết binh lính (VNCH) đang về phép lẫn các thành viên trong gia đình họ” (Huế-Mậu Thân). Và khi nói về vụ Mỹ Lai, phim cũng nói về việc “trước khi rời thành phố (Huế), cộng sản đã hành quyết có hệ thống ít nhất 2.800 người mà họ gọi là bọn quá khích và phản cách mạng” trong sự kiện Mậu Thân 1968…
“The Vietnam War” không là bộ phim “one size fits all”. Nó dành cho tất cả nhưng không thỏa mãn được tất cả. Bởi vì, cuộc chiến đã để lại một gánh nặng tâm lý cực kỳ khủng khiếp. Nó chạm đến tổn thương lẫn kiêu hãnh. Nó khơi gợi vinh quang và nhục nhã, và sự lẫn lộn giữa vinh quang và nhục nhã. Nó dắt người ta đến ranh giới của đúng và sai, và sự lẫn lộn của đúng và sai. Chỉ bước thêm một bước nhỏ qua lằn ranh, người ta sẽ thấy họ dường như đã sai mà khi lùi lại thì họ lại thấy như là mình đúng. Cái tâm lý đó đè nặng lên lương tri đối với những người có lương tri khi nhìn lại ý nghĩa của việc tham chiến, và với cả những kẻ hậu thế quan sát cuộc chiến như một phần di sản khốc liệt của dân tộc.
“Nhờ anh viết hộ tôi cái gọi là “hội chứng bộ đội” mà bố mẹ tôi mắc phải và không ngừng dằn vặt hàng chục năm qua” – đó là lời nhắn của một người bạn vào hôm qua, sau khi bạn ấy kể câu chuyện rất buồn mà tất cả thành viên gia đình, đều thuộc phe thắng cuộc, phải chịu đựng, từ những mâu thuẫn gay gắt “không thể hàn gắn” khi tranh cãi về sự đúng-sai trong cái dư vị của cuộc chiến. Cô ấy thậm chí nói rằng, “những người lính (Bắc Việt) không bị hy sinh chắc gì đã may mắn hơn những người đã hy sinh!”. Đó là một phần rất khuất của cuộc chiến mà báo chí Việt Nam không bao giờ đề cập.
Chưa có cuộc xung đột nào trong lịch sử dân tộc có một hình thù kỳ quái như cuộc chiến Việt Nam: nó vừa là con quỷ khát máu vừa mang con tim người và những dằn vặt “rất người”. Nếu không thấy được điều này, mà chỉ tụng ca những chiến thắng sau các cuộc bắn giết đồng loại, thì tất cả mất mát và tổn thất xương máu trên tấm thân dân tộc chỉ là một mảnh khăn tang dúm dó vô nghĩa.
Cũng chưa có sự kiện đau thương nào trong lịch sử dân tộc mà sự dối trá tồn tại dai dẳng đến vậy. Nó tồn tại trong suốt giai đoạn chiến tranh và kéo lê sang thời hậu chiến. Trong chiến tranh, tuyên truyền và ngụy dựng hình ảnh “anh hùng” là liều “doping” kích thích tinh thần. Nhưng sau chiến tranh, tuyên truyền đã trở thành liều thuốc độc. Nó làm “hư hỏng” nhận thức thế hệ trẻ. Nó phản tác dụng, khi nó làm thay đổi tính chất cuộc chiến, biến những “anh hùng lực lượng vũ trang” thành những nhân vật nhảm nhí và buồn cười. Nó không mang lại ánh sáng sự thật. Công dụng được dùng không đúng và do vậy tầm sát thương của nó chỉ là đẩy nhanh sự hủy hoại lịch sử.
Với phe “chiến thắng”, cuộc chiến luôn được ca tụng, nhưng cùng lúc cuộc chiến cũng luôn bị tránh né, nếu nó được nhắc bằng những góc nhìn và quan điểm khác biệt. Thật không bình thường khi những người “chiến thắng” lại mang một mặc cảm tương tự một dạng thức ẩn ức tâm lý như thể họ không xứng đáng được gọi là người “chiến thắng”.
Cũng không có chủ đề nào mà sự ngụy biện được sử dụng dữ dội bằng chủ đề cuộc chiến Việt Nam. Sự ngụy biện không chỉ ở một phía để bênh vực một phía. Một nhân vật tên tuổi thuộc VNCH nói với tôi rằng, ông ta căm thù cộng sản đến mức từ khi di tản 1975 chưa lần nào trở về Việt Nam chừng nào đất nước “chưa sạch bóng Cộng thù”, nhưng ông ta cũng cho rằng chính sách đàn áp sĩ quan binh lính VNCH của Hà Nội thời hậu chiến là “bình thường”, vì chuyện ấy từng xảy ra trong lịch sử, thời nhà Nguyễn.
Nếu lấy những sai lầm lịch sử để biện minh cho sai lầm hiện tại thì sẽ chẳng có bài học nào được rút ra để tránh lặp lại sai lầm cho tương lai. Nếu đó được xem như là một cách “giải thích lịch sử” thì chẳng có “bài học lịch sử” nào được rút ra từ cuộc chiến Việt Nam và dân tộc sẽ tiếp tục sống trong một cuộc nội chiến không tiếng súng. Đã là quá muộn cho việc nhìn lại cuộc chiến, không bằng ký ức của đau thương, mà bằng sự thức tỉnh nhận ra sự thật và tôn trọng sự thật. Bản chất của chiến tranh là dối trá, ở tất cả các phía. Nhưng không có một nền hòa bình nào và sự hàn gắn hòa hợp nào có thể được mang lại nếu nó tiếp tục được xây bằng những viên gạch lẩn tránh sự thật. Hãy để cho thế hệ trẻ biết sự thật và rằng thế hệ cha ông không chỉ “đánh Mỹ hào hùng”, mà còn mắc những sai lầm như thế nào, để tương lai dân tộc còn có cơ may được định hình, từ một hiện tại hòa bình-hòa hợp chứ không phải từ quá khứ chiến tranh-chia rẽ.


…..



Ảnh: Chụp từ các tập phim “The Vietnam War” 




…..
Xin giới thiệu thêm một số quyển sách về cuộc chiến Việt Nam đáng đọc
- Chiến tranh Việt Nam, Cao Văn Luận
- Việt Nam 1945-1995, Lê Xuân Khoa
- Hành trình thế kỷ - 30 năm chiến tranh 1945-1975, Thụy Khuê
- Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, Nguyễn Tiến Hưng
- Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng
- Khi đồng minh nhảy vào, Nguyễn Tiến Hưng
- Tâm tư Tổng thống Thiệu, Nguyễn Tiến Hưng
Những bút ký xuất sắc
- Tháng ba gãy súng, Cao Xuân Huy
- Bóng tối đi qua (I, II, III), Kim Nhật
- Về R., Kim Nhật
- Dọc đường số 1, Phan Nhật Nam
- Mùa hè đỏ lửa, Phan Nhật Nam
- 2.000 ngày đêm trấn thủ Củ Chi (bộ 7 cuốn), Xuân Vũ và Dương Đình Lôi
- Đường đi không đến, Xuân Vũ
- Những ngày dài trên quê hương (bút ký phóng sự chiến trường của Dương Nghiễm Mậu, Đoàn Kế Tường, Phạm Văn Phú, Hồng Phúc, Người Xứ Huế, Phạm Văn Bình, Phan Nhật Nam, Phan Huy, Sao Bắc Đẩu, Vũ Hoàng - NXB Văn Nghệ Dân Tộc, 1972)
Sách nghiên cứu ấn hành thời gian gần đây
- Hanoi’s War, Lien-Hang T. Nguyen (University of North Carolina Press; 2012)
- Misalliance, Edward Miller (Harvard University Press, 2013)
- Uprooted - A Vietnamese Family’s Journey 1935-1975, David Lucas (Lulu, 2015)
- Hue 1968, Mark Bowden (Atlantic Monthly Press; 2017)
…..
Về “The Vietnam War”, tập đầu tiên phát sóng tại Mỹ lúc 8pm ngày 17, tức 8am ngày thứ Hai, 18-9-2017, giờ VN. Lịch chiếu có ghi rõ ngày giờ phát lại từng tập. Xin theo dõi lịch chiếu và xem phim tại:
Episode One
“Déjà Vu” (1858-1961)
Episode Two
“Riding the Tiger” (1961-1963)
Episode Three
“The River Styx” (January 1964-December 1965)
Episode Four
“Resolve” (January 1966-June 1967)
Episode Five
“This Is What We Do” (July 1967-December 1967)
Episode Six
“Things Fall Apart” (January 1968-July 1968)
Episode Seven
“The Veneer of Civilization” (June 1968-May 1969)
Episode Eight
“The History of the World” (April 1969-May 1970)
Episode Nine
“A Disrespectful Loyalty” (May 1970-March 1973)
Episode Ten
“The Weight of Memory” (March 1973-Onward)


......./.








Xem bộ phim "The Vietnam War", thấy họ dùng bản nhạc này của Bob Dylan để mở đầu và kết thúc Tập Một (Déjà Vu). 

Bài này đã được khối người chơi lại, toàn dân thứ dữ như Joan Baez, Leon Russell, Jimmy Cliff, Bryan Ferry, Jason Mraz... Riêng Patti Smith cũng đã thay mặt Dylan hát bài này trong buổi lễ trao giải Nobel văn chương hồi năm ngoái. 


Lời của nó đặc quánh như một bài thơ đầy ám chướng...

........

A Hard Rain's A-Gonna Fall

Oh, where have you been, my blue-eyed son?
Oh, where have you been, my darling young one?
I've stumbled on the side of twelve misty mountains
I've walked and I've crawled on six crooked highways
I've stepped in the middle of seven sad forests
I've been out in front of a dozen dead oceans
I've been ten thousand miles in the mouth of a graveyard
And it's a hard, and it's a hard, it's a hard, and it's a hard
And it's a hard rain's a-gonna fall
Oh, what did you see, my blue-eyed son?
Oh, what did you see, my darling young one?
I saw a newborn baby with wild wolves all around it
I saw a highway of diamonds with nobody on it
I saw a black branch with blood that kept drippin'
I saw a room full of men with their hammers a-bleedin'
I saw a white ladder all covered with water
I saw ten thousand talkers whose tongues were all broken
I saw guns and sharp swords in the hands of young children
And it's a hard, and it's a hard, it's a hard, it's a hard
And it's a hard rain's a-gonna fall
And what did you hear, my blue-eyed son?
And what did you hear, my darling young one?
I heard the sound of a thunder, it roared out a warnin'
Heard the roar of a wave that could drown the whole world
Heard one person starve, I heard many people laughin'
Heard the song of a poet who died in the gutter
Heard the sound of a clown who cried in the alley
And it's a hard, and it's a hard, it's a hard, it's a hard
And it's a hard rain's a-gonna fall
Oh, who did you meet, my blue-eyed son?
Who did you meet, my darling young one?
I met a young child beside a dead pony
I met a white man who walked a black dog
I met a young woman whose body was burning
I met a young girl, she gave me a rainbow
I met one man who was wounded in love
I met another man who was wounded with hatred
And it's a hard, it's a hard, it's a hard, it's a hard
It's a hard rain's a-gonna fall
Oh, what'll you do now, my blue-eyed son?
Oh, what'll you do now, my darling young one?
I'm a-goin' back out 'fore the rain starts a-fallin'
I'll walk to the depths of the deepest black forest
Where the people are many and their hands are all empty
Where the pellets of poison are flooding their waters
Where the home in the valley meets the damp dirty prison
Where the executioner's face is always well-hidden
Where hunger is ugly, where souls are forgotten
Where black is the color, where none is the number
And I'll tell it and think it and speak it and breathe it
And reflect it from the mountain so all souls can see it
Then I'll stand on the ocean until I start sinkin'
But I'll know my song well before I start singin'
And it's a hard, it's a hard, it's a hard, it's a hard
It's a hard rain's a-gonna fall
-Bob Dylan


///////

Một cơn mưa khó khăn sẽ rơi

Ồ, con đã ở đâu, con trai mắt xanh của con?
Ồ, anh đã ở đâu vậy, anh bạn trẻ?
Tôi đã vấp vào dãy núi misty
Tôi đã đi bộ và tôi đã bò trên sáu đường cao tốc
Tôi đã bước vào giữa bảy khu rừng buồn
Tôi đã ra ngoài trước một chục cái biển chết
Tôi đã được mười ngàn dặm trong miệng của một nghĩa trang
Và đó là một điều khó khăn, và nó là một khó khăn, nó là một khó khăn, và nó là một khó khăn
Và đó là một cơn mưa khó khăn.

Ồ, anh thấy gì, con trai mắt xanh của tôi?
Ồ, anh thấy gì, chàng trai trẻ yêu dấu của tôi?
Tôi đã thấy một đứa trẻ sơ sinh với bầy sói hoang dã quanh đấy.
Tôi đã thấy một đường cao tốc kim cương với không ai trên đó
Tôi đã thấy một nhánh đen với máu mà giữ xuống '
Tôi đã thấy một căn phòng đầy đàn ông với cái búa của họ.
Tôi thấy một cái thang trắng phủ đầy nước
Tôi đã thấy mười ngàn người máy phát âm có lưỡi.
Tôi đã thấy súng và thanh kiếm sắc bén trong tay những đứa trẻ trẻ.
Và đó là một điều khó khăn, và nó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn
Và đó là một cơn mưa khó khăn.

Và anh nghe thấy gì, con trai mắt xanh của tôi?
Và anh nghe thấy gì, chàng trai trẻ yêu dấu của tôi?
Tôi nghe tiếng sấm sét, nó vang lên một cảnh warnin
Nghe tiếng gầm của một làn sóng mà có thể chết đuối cả thế giới
Nghe nói một người chết đói, tôi nghe nói rất nhiều người vui vẻ.
Nghe bài hát của một nhà thơ người đã chết trong cuộc đình công
Nghe tiếng của một thằng hề mà khóc trong ngõ
Và đó là một điều khó khăn, và nó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn
Và đó là một cơn mưa khó khăn.

Ồ, anh đã gặp ai, con trai mắt xanh của tôi?
Anh đã gặp ai, chàng trai trẻ yêu quý của tôi?
Tôi đã gặp một đứa trẻ trẻ bên cạnh một con ngựa cái chết.
Tôi đã gặp một người da trắng, người đã đi một con chó đen.
Tôi đã gặp một phụ nữ trẻ có thân hình bị cháy
Tôi đã gặp một cô gái trẻ, cô ấy đã cho tôi một cầu vồng
Tôi đã gặp một người bị thương trong tình yêu
Tôi đã gặp một người đàn ông khác đã bị thương với sự căm thù
Và đó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn
Đó là một cơn mưa khó khăn.

Oh, anh sẽ làm gì bây giờ, con trai mắt xanh của tôi?
Ồ, anh sẽ làm gì bây giờ, anh bạn trẻ?
Tôi sẽ quay lại khi trời mưa bắt đầu rơi xuống.
Tôi sẽ đi tới tận sâu trong rừng sâu đen tối nhất.
Nơi người dân rất nhiều và đôi tay của họ đều trống rỗng
Nơi những hạt thuốc độc đang tràn ngập nước.
Nơi mà nhà ở thung lũng gặp những nhà tù bẩn thỉu
Cái mặt của đao phủ lúc nào cũng bị giấu kín
Nơi cơn đói xấu xí, nơi linh hồn bị lãng quên
Màu đen đâu là màu, đâu có số nào
Và tôi sẽ nói với nó và suy nghĩ và nói nó và thở nó
Và phản xạ nó từ ngọn núi để mọi linh hồn có thể thấy được điều đó
Sau đó tôi sẽ đứng trên biển cho đến khi tôi bắt đầu sinkin '
Nhưng tôi sẽ biết bài hát của tôi trước khi tôi bắt đầu hát.
Và đó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn, nó là một khó khăn
Đó là một cơn mưa khó khăn.



Bob Dylan


____________________________
https://youtu.be/T5al0HmR4to




......../.


THUYỀN NHÂN VIỆT – HỢP PHÁP hay BẤT HỢP PHÁP?




THUYỀN NHÂN VIỆT – HỢP PHÁP hay BẤT HỢP PHÁP?





****

Sau ba ngày ba đêm lênh đênh trên biển, thuyền chúng tôi được một tàu Cảnh Sát Hải Quan Thái Lan cứu thoát sau khi bị hải tặc cướp, lột sạch tất cả những gì đáng giá và bỏ mặc cho sóng gió dập vùi. Chúng lấy đến không còn một giọt dầu để nổ máy tàu.
Họ cho 2 người đại diện sang tàu để mang về mấy can dầu, vài thùng nước uống, một ít đồ ăn, rồi ép chúng tôi chuyển hướng nhắm đến Mã Lai. Về sau này mới biết, chúng tôi chỉ còn cách bờ biển của Thái Lan vài chục cây số.
Chiều ngày hôm sau, chúng tôi đã thấy được bờ biển ở xa xa, mập mờ trong ánh nắng chiều, thì một tàu Cảnh Sát Hải Quan khác, nhắm hướng chúng tôi tiến tới. Lần này thì lá cờ khác với lá cờ Thái Lan ngày hôm qua, tàu Cảnh Sát Hải Quan Mã Lai. Họ lại cho chúng tôi cập vào bên cạnh tàu, và hai người nói được tiếng Anh lại đại diện lên tàu nói chuyện với họ.
Sau nửa tiếng, chúng tôi lại được tiếp tế cho mấy can dầu, một ít nước ngọt, một ít đồ ăn và một ít trái cây. Họ lại kéo thuyền chúng tôi ra khơi trở lại và hướng dẫn chúng tôi rẽ hướng … để nhắm vào đất Thái.
Hai ngày sau ngay tờ mờ sáng, chúng tôi đã thấy bờ biển Thái Lan, (về sau này mới biết, nó chỉ cách trại tỵ nạn Songkhla hơn một cây số), sau khi đã bị cướp thêm 2 lần. Sau khi bàn bạc, chúng tôi lần này quyết chí, bằng mọi giá, sẽ không dừng vì bất cứ điều gì để bị lôi ra khơi trở lại. Cũng may cho chúng tôi vì lần này đã cặp khá sát bờ nên đã không bị Cảnh Sát Hải Quan Thái phát giác.
Trời vừa tờ mờ sáng thì những ngư dân Thái đánh bắt ven bờ phát hiện ra chúng tôi là thuyền tỵ nạn. Dễ biết thôi, vì tàu đánh cá Thái hay Mã Lai có hình dạng khác với tàu Việt Nam. Chỉ còn cách bờ độ hơn cây số, nhưng chúng tôi phải chiến đấu hết sức vất vả với hơn 20 chiếc ghe đánh cá nhỏ của người Thái vây bọc.
Chưa bao giờ, những người thuyền nhân hiền lành như chúng tôi, phải tận mắt chứng kiến hình ảnh những con người trần trụi, đen đủi, quấn sà rông, tay cầm giáo mác, dao, rựa, vũ khí đủ loại reo hò, múa nhảy, với thứ ngôn ngữ lạ tai, như chỉ chực bắt được chúng tôi là sẽ ăn sống như các thổ dân mọi ăn thịt người.
Đám thanh niên chúng tôi, những người còn khỏe, đã được sắp xếp và hướng dẫn từ hôm trước, đứng hết lên quanh mạn thuyền với gậy gộc, mái chèo và bất cứ thứ vũ khí gì kiếm được, chỉ ước mong với cái khí thế … yếu ớt đó, đủ để làm bọn thảo khấu chùn bước.
Những chiếc ghe con bé tí vây quanh chúng tôi, chỉ có một hay hai người, nên ít nhiều gì cũng phải gờm cái đám thanh niên Việt vừa nhếch nhác vừa sợ sệt tuy đã mệt lả vì say sóng dập vùi trên biển, nên ngoài sự reo hò, múa may, chẳng mấy ai dám đến sát bên. Những ghe nào manh nha đến gần, chúng tôi dồn hết lực lượng, hò la, hù dọa lại, múa may như thể nhất định cùng sống chết. Có những chiếc ghe vây bọc trước mũi, người tài công tuy rất sợ nhưng đã có lệnh cứ nhắm thẳng ủi vào. Ít nhiều gì thì thuyền chúng tôi cũng lớn hơn những chiếc ghe con ấy gấp 3-4 lần.
Mất gần nửa buổi để vượt đoạn đường nghẹt thở ấy. Người tài công được lệnh xả hết ga lao thẳng ghe vào bờ, không dừng lại vì bất cứ lý do gì. Cuối cùng thì chiếc ghe đâm thẳng vào những mỏm đá nhấp nhô chỉ cách bờ gần trăm mét, cái mũi ghe vỡ ra toang hoác, nước tràn vào xối xả. Thanh niên chia nhau nhảy xuống, người khiêng, người cõng, người vác, bồng bế những người già cả, trẻ em lôi lê nhau lội bì bõm vào bờ. Nước chỉ lên tới ngực.
Mười lăm phút sau, tất cả chúng tôi, nhóm người gồm 63 con người lớn nhỏ, người già nhất đã ngoài 80, đứa bé nhất mới lên 2, lóp ngóp gom tụ nhau lăn ra ở ngay bãi biển. Đám thanh niên còn tỉnh táo, quay lại ngậm ngùi nhìn chiếc thuyền dài 12 mét đã bị nhóm người man rợ kia, tháo gỡ ra thành nhiều mảnh chia chác khiêng đi. Chưa đầy 30 phút, không còn vết tích gì để lại, ngoài rác rưởi và quần áo dơ trôi dạt bồng bềnh khắp nơi.
Chợt từ đâu, xuất hiện một nhóm thanh niên, thanh nữ khoảng hơn chục người. Họ lôi kéo, chia chúng tôi ra thành từng nhóm, lần mò, rờ rẫm, sờ soạng, nắn bóp khắp cơ thể từng người một trong chúng tôi bất chấp những van xin, kêu gào, khóc lóc. Đây là bọn cướp cạn. Họ lại tiếp tục cướp đi những gì mà các nhóm cướp trước … bỏ sót lại.
Sau cùng, dân trong làng mang ra cho chúng tôi hai sô cháo trắng còn nóng hổi, một ít đồ ăn mặn, một ít trái cây và nước uống. Một thanh niên nói với chúng tôi bằng tiếng Anh rằng, họ đã đi báo cho cảnh sát, sẽ có xe đến chở chúng tôi về đồn trong khoảng 1 giờ nữa.
Chúng tôi được chở đến một trại cảnh sát nhỏ gần đấy. Bắt đầu làm thủ tục giấy tờ, bên cạnh thủ tục rờ mó, xoa nắn, để tìm vàng và tiền đô một cách trắng trợn ngay trong đồn cảnh sát một lần sau chót.
Sau này, khi đã hoàn tất thủ tục nhập trại, những người đi trước ở đây đã kể là, gần như tất cả dân trong trại đã nín thở theo dõi cuộc chiến giữa chúng tôi và bọn cướp cạn, từ khởi đầu cho đến khi thấy chúng tôi đâm được tàu vào bãi cạn và lóp ngóp lên bờ. Họ reo hò, cổ võ và cả những lời cầu xin Thượng Đế, mong sao cho chúng tôi có đủ can đảm để đâm được vào bờ. Bởi,
TRƯỚC ĐÓ, và SAU NÀY, ĐÃ CÒN BIẾT BAO CON THUYỀN TỴ NẠN KHÁC - Ở NGAY NGƯỠNG CỬA THIÊN ĐƯỜNG.
BỊ LÔI TRỞ LẠI RA KHƠI và KHÔNG BAO GIỜ CÒN ĐƯỢC NGHE NHẮC ĐẾN
Tôi là một trong hai người đại diện đó, và cái câu nói mà những người chỉ huy ở trên hai tàu Cảnh Sát Hải Quan Thái Lan và Mã Lai nói với chúng tôi đều giống nhau, y như họ đã được huấn luyện ở cùng một trường đào tạo:
“Đất nước chúng tôi không nhận người tỵ nạn. Các người đã nhập cư bất hợp pháp. Các người sẽ bị nhốt tù và sau đó sẽ bị trả về Việt Nam”.
Ở Thái thì họ hăm dọa phải chạy sang Mã Lai. Ở Mã Lai thì họ hăm dọa phải hướng về đất Thái. Rồi họ lại lôi tàu chúng tôi ra khơi trở lại, bỏ mặc cho bầy thú dữ hải tặc chờ sẵn.

.....

Tôi thấy có ai đó khi tranh luận về vấn đề DACA, đã lớn tiếng: BỌN MỄ NHẬP CƯ LẬU ĐÓ, LÀM SAO CÓ THỂ SO SÁNH VỚI NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA, NHỮNG NGƯỜI TỴ NẠN HỢP PHÁP (Legal Status)?
Người ta mau quên hay chỉ vì cuồng lãnh tụ để sẵn sàng nhắm mắt, cúi đầu tung hê bất cứ điều sai trái gì mà lãnh tụ họ làm?
Hay những người cuồng lãnh tụ này, đến Hoa Kỳ bằng máy bay qua diện ODP hoặc HO hoặc ĐOÀN TỤ, để không biết được những đắng cay mà hơn 1 triệu thuyền nhân và những người vượt biên bằng đường bộ đã phải gánh chịu, trên đường đi tìm tự do trong các thập niên 80s – 90s trong thời gian chờ phỏng vấn?
Chẳng lẽ họ mù tịt về tin tức có liên quan đến đồng bào mình vào cuối thập niên 1990s, khi các trại tỵ nạn ở Hồng Kông, Mã Lai, Thái Lan, cưỡng bách đồng bào tỵ nạn hồi hương?
Chẳng lẽ họ không hay biết rằng, có người tỵ nạn quá phẫn uất và thất vọng đến độ phải mổ bụng, phải tự thiêu, phải cắt mạch máu tự tử, nhất định không chịu để trả về ở trại Whitehead, ở trại Sikew?
Chỉ có họ với chính lương tâm của họ mới có thể trả lời cho những câu hỏi đó.
TÔI ĐỂ ĐÂY ĐỂ CÁC BẠN ĐỌC TỰ TÌM CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI.

*** hình ảnh những người tỵ nạn ở trại Whitehead Hồng Kông tạo thành chữ SOS, van xin lòng thương xót của nhân loại bên ngoài khi có lệnh cưỡng bức hồi hương năm 1996.

............/.


Định danh lại một cuộc chiến







Một cảnh đánh bom bên ngoài ĐSQ Mỹ ở Sài gòn ngày 30-3-1965. Có ít nhất 2 người Mỹ và nhiều người VN bị giết chết trong vụ đánh bom này. Nguồn: AP/ Horst Faas




Định danh lại một cuộc chiến

Mạnh Kim
[15-9-2017]

Nhân xem lại bộ phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, bắt đầu trình chiếu ngày 17-9-2017 (*)


6-1-1969: Tổng-trưởng giáo dục Lê Minh Trí và vệ-sĩ bị thương nặng, tài-xế thiệt mạng, xe hơi bị cháy trên đường Hai Bà Trưng-Nguyễn Du Sài Gòn: 3 kẻ lạ mặt cỡi Honda ném lựu-đạn rồi tẩu thoát. Tổng-trưởng từ trần tại bệnh-viện Grall sau một cuộc giải-phẫu vô hiệu.
18-1-1969: Lựu-đạn nổ trong rạp hát quận-lỵ Phù Cát, Bình Định: 4 người chết, 52 bị thương.
23-1-1969: Khu định-cư Tân Hiệp tại Quảng Tín bị tấn công và thiêu hủy: 200 nhà cháy, 3 người chết, 16 bị thương.
7-2-1969: Lựu-đạn ném vào trụ sở phường Yên Đổ Sài-Gòn, 2 người bị thương, 2 khủng bố cỡi Honda bị bắt.
3-3-1969: Lúc 5 giờ sáng, Đô-thành bị pháo kích, hỏa tiễn bắn xuống bịnh-viện Grall; gần bến Bạch Đằng và Khánh Hội: 11 người chết, 21 bị thương, 30 căn nhà bị phá hủy.
8-5-1969: Lúc 8 giờ 10, mìn nổ tại Bưu điện Sài-Gòn: 2 người chết, 31 bị thương.
6-7-1969: Mìn nổ tại rạp hát Casino Cần Thơ: 4 người chết, 37 bị thương.
Đó là vài trong rất nhiều sự kiện khủng bố miền Nam thời chiến tranh (trích từ “Việc từng ngày 1969” của Đoàn Thêm) mà không bao giờ được thuật trong những quyển sử phe “thắng cuộc”, hoặc có kể trong những quyển biên niên “truyền thống” thì cũng không bao giờ đề cập các vụ giết hại thường dân. Có thể “nhặt” ra hàng trăm vụ khủng bố khắp miền Nam trong 5 quyển “Việc từng ngày” (1965, 1966, 1967, 1968, 1969) – giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến, đặc biệt từ sau thời Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Cá nhân tôi còn nhớ, hồi ấy, từ “Việt Cộng” luôn được nhắc với sự sợ hãi. Nó đồng nghĩa với kinh hoàng và người ta sợ đến mức không dám gọi thẳng tên. “Tối qua ‘mấy ổng’ về cắt cổ ông ấp trưởng. Cắt bằng lưỡi liềm!” – tôi vẫn còn nhớ được nghe những câu chuyện như vậy, xảy ra tại quê ngoại tôi, ở “vùng bưng 6 xã” thuộc Thủ Đức. “Mấy ổng” ở đây là khủng bố Việt Cộng, những kẻ giết người không gớm tay.
Nhắc lại để thấy cuộc chiến Việt Nam không chỉ là những tổn thất mà miền Bắc phải gánh chịu từ bom Mỹ. Suốt giai đoạn chiến tranh, miền Nam chưa bao giờ thật sự yên ổn. Khắp đất nước, dải khăn sô không chỉ phủ trắng tang tóc lên Huế mà còn được đội ở gần như mọi tỉnh thành. Chẳng có gì “hào hùng” khi giết chết những người vô tội. Phải nói là tội ác lịch sử khi bom Mỹ giết chết những đứa trẻ vô tội miền Bắc và cũng phải nói là tội ác lịch sử khi Việt Cộng giết cả những đứa bé trong các vụ khủng bố, như vụ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 25-6-1965.
Những kẻ thực hiện các vụ khủng bố không phải là “anh hùng”. Họ cần phải được định danh lại cho đúng: tội phạm chiến tranh. Cuộc chiến này cũng cần được định danh lại cho đúng. Nó không phải là cuộc chiến “giải phóng” mà là cuộc chiến huynh đệ tương tàn với đầy đủ diện mạo đáng kinh tởm nhất mà thần Chiến tranh luôn mang lại đối với bất kỳ cuộc chiến nào. Đó là một cuộc tắm máu dân tộc mà bất kỳ kẻ hoạt đầu chính trị nào liên quan đều phải chịu trách nhiệm.
Khi đọc “Xương trắng Trường Sơn” của tác giả Xuân Vũ (1974)  – một trong những quyển sách hay nhất viết về cuộc chiến Việt Nam, miêu tả những cuộc hành quân của lính Bắc Việt – tôi không thấy những cuộc hành quân “thần thánh”. Tôi chỉ thấy một sự lừa bịp tận cùng để đẩy những thanh niên Bắc Việt vô tội lao vào chỗ vùi thịt phơi xương trên con đường “sinh Bắc tử Nam”. Thần Chiến tranh không bao giờ tự đến. Thần Chiến tranh chỉ xuất hiện khi có những con quỷ khát máu tìm đến chiến tranh.
Sách sử “một chiều” của phe “chiến thắng” luôn nhấn mạnh đến “tội ác Mỹ-Ngụy” và yếu tố “giải phóng” như bản chất cốt lõi của cuộc chiến. Sách sử “một chiều” nhìn họ như là “nạn nhân” của cuộc chiến và họ phải có “sứ mạng” “mang lại hòa bình” bằng công cụ chiến tranh, kể cả sau khi một hiệp định hòa bình đã được ký kết (1973). Hàng triệu người miền Bắc đã bị vắt kiệt để thỏa mãn “ý chí” “giải phóng” của những kẻ mà bây giờ cũng cần được định danh lại cho đúng: “Ngụy”. Bộ máy chiến tranh Hà Nội đáng gọi là “ngụy” vì họ đã ngụy trá và lừa bịp để đẩy hàng triệu đồng bào lao vào cuộc bắn giết hàng triệu đồng bào. Họ cũng ngụy trá và lừa bịp thành công khi đưa phong trào phản chiến của miền Nam trở thành một phần của công cuộc “giải phóng dân tộc”. Thái độ phản đối chiến tranh của miền Nam không nằm trong “khái niệm” “giải phóng dân tộc” của Hà Nội.
Hậu quả của cách nhìn ngụy trá đã tạo ra một sự thù hận hậu chiến vô cùng phi nhân và đến giờ vẫn khoét sâu rạn nứt hai miền Nam Bắc, vẫn tạo ra ranh giới giữa “phe Quốc gia” và “phe Cộng sản”, giữa “cờ vàng” với “cờ đỏ”. 42 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, phe “chiến thắng” chưa một lần nào mời tất cả viên chức Chính quyền Sài Gòn và tất cả sĩ quan quân đội VNCH cùng ngồi lại để bắt tay nhau như một biểu tượng của sự hàn gắn và để cùng xây dựng quê hương. Chính sách “hòa hợp” của Hà Nội là một chính sách nửa vời và không thành thật. Hà Nội vẫn xem đồng bào mình, ở chiến tuyến bên kia trước đó hàng chục năm, như những kẻ thù đáng nghi kỵ. 42 năm sau chiến tranh, phe “chiến thắng” vẫn thể hiện họ như thể là những kẻ “chính danh” được quyền “sở hữu” quốc gia trong khi những người cùng dòng máu Việt chạy trốn khỏi chính sách đối xử cay nghiệt của họ là “những kẻ lưu vong”.
Tiếng súng đã im. Lòng người vẫn còn vang vọng tiếng bom đạn khoét sâu chia rẽ lẫn hận thù. Bao giờ thì đất nước này, dân tộc này, mới có thể ngồi lại với nhau đây?
Đó là một “bức tranh hòa bình” mà không bất kỳ người dân Việt nào muốn và không hề nằm trong suy nghĩ của những người miền Nam trước 1975 từng khát khao một nền hòa bình thật sự trên khắp dải đất quê hương. Để cho một đất nước tiếp tục bị chia rẽ, có lẽ cũng cần định danh lại những kẻ được gọi là phe “chiến thắng”: chính xác hơn, họ là những kẻ thất bại.
Trong chiến tranh, họ đã biến hàng triệu người dân thành nạn nhân. Sau chiến tranh, hàng chục triệu người dân tiếp tục trở thành nạn nhân của họ. Họ luôn nói về những “chiến thắng” cách đây hàng chục năm, tuy nhiên, những thất bại mà họ tạo ra thời hậu chiến thì họ đã không thể “thắng” được. Họ không thể bước qua nổi cái di sản chiến tranh để kiến tạo một nền hòa bình cho dân tộc và một sự thống nhất cho quê hương.
(*) Về “The Vietnam War”, tôi xin giới thiệu trong một bài khác.
© Copyright Tiếng Dân


THẢM TRẠNG CỦA “THẾ NƯỚC”




THẢM TRẠNG CỦA “THẾ NƯỚC”

MẠNH KIM
***

Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong vùng biển chủ quyền Việt Nam ngay thời điểm Hà Nội kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 72. Như thường lệ, Việt Nam vẫn phản đối chiếu lệ. Hà Nội không phải không xoay sở tìm kiếm ủng hộ bằng con đường ngoại giao trong vấn đề biển Đông nhưng Việt Nam ngày càng cô độc và bế tắc.
Ngày 11-7-2017, trang “rushfordreport” (Greg Rushford) cho biết, Hội thảo biển Đông lần thứ 7 do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Washington DC) được tổ chức tại ngày 18-7, có sự tham dự của Singapore, Việt Nam, Philippines…, cùng U.S. Naval War College và Trung tâm nghiên cứu hải chiến Hoa Kỳ. Hội thảo còn có thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner đặc trách châu Á thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ. Đài thọ cho hội thảo là Học viện Ngoại giao Việt Nam. Kể từ năm 2012, Hà Nội đã chi cho CSIS hơn 450.000 USD để tổ chức hội thảo biển Đông hằng năm. Theo tìm hiểu của Greg Rushford, Hà Nội đã móc nối CSIS từ 25-4-2012 – ngày ký bản ghi nhớ giữa Hà Nội và CSIS.
Năm 2015, cố vấn cấp cao CSIS Murray Hiebert thừa nhận rằng, một nghiên cứu CSIS về quan hệ Mỹ-Việt do ông đồng tác giả đã được Hà Nội trả tiền.
Bằng tiền Hà Nội, CSIS đứng sau nhiều hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong nỗ lực lôi kéo Mỹ, dù Hà Nội luôn nói rằng họ không bao giờ liên minh một nước thứ ba để chống lại một nước khác. Chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có sự vận động hành lang của CSIS. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam nhờ bàn tay CSIS. Việc Washington (thời Obama) ủng hộ Việt Nam gia nhập Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhờ CSIS.
Reuters (3-7-2017) cho biết, việc Nguyễn Xuân Phúc đến Nhà trắng gặp Donald Trump vào cuối tháng 5-2017 cũng là kết quả một chiến dịch vận động hành lang. Hà Nội đã “bắn tin” Phúc muốn đến Mỹ ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống. Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho biết, ngày 14-12-2016, “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump”. Chẳng phải tự nhiên. Đây là kết quả cuộc vận động hậu trường giữa các viên chức ngoại giao Việt Nam, và của hãng lobby Podesta.
Căn cứ hồ sơ Bộ tư pháp Hoa Kỳ, theo Reuters, “không như hầu hết các nước Đông Nam Á”, Hà Nội đã chi khá hào phóng cho Podesta.
Trong chiến dịch đưa Phúc đến Mỹ, bộ trưởng lẫn thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đều đích thân sang Mỹ vận động. Tin được “bắn” vào Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Văn phòng Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng; chưa kể các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, và dĩ nhiên Quốc hội Hoa Kỳ. Không phải đợi đến chuyến công du Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp đồng cấp James Mattis ngày 8-8-2017 người ta mới biết có chuyện sẽ có một cuộc ghé thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ vào năm tới (2018). Trước đó vài tuần, một số tin rò rỉ đã tiết lộ điều này.
Dựa vào công bố tài chính theo quy định của “Đạo luật đăng ký các tổ chức đại diện nước ngoài” (Foreign Agents Registration Act), tờ The Daily Beast (25-5-2016) cho thấy, Hà Nội chi cho Podesta 30.000 USD/tháng từ ngày 2-12-2013 đến 31-12-2015 (tổng cộng khoảng 1,08 triệu USD). Tương tự CSIS, Podesta cũng tổ chức nhiều cuộc gặp viên chức Việt Nam tại các văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ, và giúp móc nối các hãng truyền thông, trong đó có Politico, Roll Call, CNN, The Hill, PBS NewsHour, Washington Post, National Geographic, Food Network, New York Times và Wall Street Journal, nhằm “PR” cho hình ảnh Việt Nam. Podesta cũng đại diện cho Boeing và Lockheed Martin. Ngay trước chuyến công du Việt Nam của Barack Obama (23-5 đến 25-5-2016), một cuộc họp tuyệt mật giữa giới chức quốc phòng Việt Nam với đại diện Boeing và Lockheed Martin đã được tổ chức tại Hà Nội – theo Reuters (11-5-2016).

“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”. Ngoại giao quốc tế không đơn giản như Nguyễn Phú Trọng nói, đặc biệt đối với một nước “khác biệt” với văn hóa ngoại giao thế giới như “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và khác biệt về mô hình chính trị với phần còn lại của thế giới. Để được “mới mời chứ”, Hà Nội đã và đang dùng mạnh lá bài kim tiền.

Việc sử dụng hệ thống lobby “cửa sau” để được vào “cửa trước” thật ra chẳng có gì bất thường. Văn hóa lobby là một phần của văn hóa chính trị Mỹ. Hàng chục năm qua, thậm chí đồng minh thân tín của Mỹ như Nhật và Israel, cũng nhờ đến các hãng lobby. Trung Quốc đang sử dụng rất mạnh các kênh lobby Washington.
Tuy nhiên, tiền không phải mua được tất cả. Tại Diễn đàn ASEAN (Manila, 5-8 đến 9-8-2017), được tổ chức không lâu sau khi tập đoàn dầu khí Repsol rút khỏi vùng biển Việt Nam trước áp lực Trung Quốc lên họ lẫn lên Hà Nội, Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc lôi kéo ủng hộ từ một cộng đồng vốn dĩ yếu ớt và chưa bao giờ đoàn kết như ASEAN.
Hà Nội đã “bé cái lầm” khi vội vã vận động hậu trường nhằm tìm kiếm hậu thuẫn Trump trong chính sách đối với Trung Quốc, dựa vào những phát biểu của Trump về Trung Quốc trước khi ông ta trở thành tổng thống. Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hủy cuộc gặp với đồng cấp Phạm Bình Minh tại Manila không phải là một “chiến thắng ngoại giao” của Hà Nội như một số nhà bình luận viết. Ngoại trưởng chủ nhà Philippines, Alan Peter Cayetano, đã dội một gáo nước lạnh: “Tôi không muốn đưa vấn đề này vào (các chủ đề bàn tại Diễn đàn). Nó không phản ánh vị trí hiện tại. Họ (Trung Quốc) không còn tranh chấp đất đai nữa. Tại sao các ông cứ lôi lại vấn đề này vào năm nay?”. Nói cách khác, tại Manila những ngày thượng tuần tháng 8-2017, Việt Nam hoàn toàn đơn độc.

Khó có thể phủ nhận cố gắng của Hà Nội trong việc tìm kiếm ủng hộ khu vực lẫn quốc tế trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những tính toán lợi ích ở từng thời điểm.
Hà Nội không thể thuyết phục các nước gắn bó lợi ích quốc gia lâu dài của họ với lợi ích chủ quyền quốc gia mình. Hà Nội cũng không thể dựa vào chính sách Hoa Kỳ để viết ra sách lược đối với Trung Quốc. Dựa vào tổng thống Mỹ để lôi kéo ảnh hưởng Mỹ nhằm phục vụ chính sách đối ngoại quốc gia là chẳng hiểu gì về chính trị Mỹ. Khác biệt giữa Tòa bạch ốc, Bộ ngoại giao và Quốc hội trong nhiều vấn đề là chuyện bình thường. Chính sách đối ngoại Mỹ không phải do đảng của tổng thống hay cá nhân tổng thống có thể tự quyết. Quốc hội Mỹ, dư luận Mỹ, báo chí Mỹ và sau cùng là lá phiếu Mỹ mới là những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đối với các chính sách Mỹ nói chung.

Có một điều cần nhấn mạnh: các hãng lobby chỉ hoạt động thuần túy như doanh nghiệp. Có tiền thì họ làm. Họ làm cho túi tiền của họ chứ không phải cho Việt Nam. Họ có thể giúp “đánh bóng” Việt Nam nhưng điều đó chỉ có được trong khuôn khổ và giới hạn của một "bảng hợp đồng đánh bóng”.

Đến giờ có thể thấy, Hà Nội sử dụng các kênh CSIS hoặc Podesta cho một số mục đích sau. Thứ nhất là để vận động hành lang nhằm tìm kiếm hậu thuẫn quốc tế cho vấn đề biển Đông, thứ hai là xây dựng quan hệ Mỹ-Việt, thứ ba là “xử lý khủng hoảng thông tin” trong các vụ vi phạm nhân quyền, thứ tư là tạo ra hình ảnh một quốc gia đang phát triển để lôi kéo đầu tư nước ngoài, thứ năm – như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích – là sử dụng những phản hồi và dư âm từ các hội thảo quốc tế để “xây dựng niềm tin”, một cách lừa bịp, đối với người dân trong nước rằng “vị thế chính trị quốc tế của Việt Nam đang lên”, “thế nước đang lên”…

Nếu tiếp tục chính sách đối ngoại - với một tay luồn vào gầm bàn khều Mỹ; tay kia thò ra mơn trớn Trung Quốc, Việt Nam khó có thể chống lại Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.
Làm thế nào để “đánh” Trung Quốc nếu tiếp tục duy trì “tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới” – như được tuyên “hùng hồn” trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến kinh lý Bắc Kinh mới hồi đầu năm của Trọng (12-1 đến 15-1-2017).
Dĩ nhiên việc có mô hình “chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan” (Tuyên bố chung 1-2017) thì không thể không đập nhau khi tranh chấp chủ quyền. Nhưng khi đồng ý ràng buộc vào việc “chia sẻ vận mệnh chung” như một cam kết trong quan hệ thì Hà Nội đã mặc nhiên chấp nhận thất thế trong các thương lượng chủ quyền. Đồng ý trói mình vào con tàu Trung Quốc, thay vì thoát Trung, thì sao có thể thắng Trung Quốc, và làm cho người khác tin rằng mình thật sự muốn đánh Trung Quốc, dù chỉ đánh trên mặt trận ngoại giao?

Hà Nội, đáng lý, và ngay bây giờ, là cần “chia sẻ vận mệnh chung” với chính đồng bào mình chứ không phải với Bắc Kinh.

Thay vì chi nhiều triệu đôla để vận động hành lang quốc tế, Hà Nội có thể không tốn một đồng nào khi kêu gọi, một cách thực tâm, sự hỗ trợ pháp lý, cố vấn quân sự, cố vấn ngoại giao của các nhân tài, đặc biệt kiều bào. Không kêu gọi được sự trở về giúp đỡ hoặc cố vấn của những nhân vật kiệt xuất, như bà Giao Phan, người hiện giữ vai trò tổng giám đốc điều hành chương trình đóng hàng không mẫu hạm Mỹ, là một điều rất đáng tiếc. Có rất nhiều Việt kiều xuất sắc như bà Giao Phan. Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại vĩnh viễn không bao giờ có thể đào tạo được những tinh hoa như vậy.
Sau 1975, Hà Nội còn phạm một sai lầm ngu ngốc có tính lịch sử: trả thù những người lính và sĩ quan VNCH và thậm chí bác bỏ tư cách quốc gia của VNCH. Những anh hùng như Hồ Văn Kỳ Thoại, nếu được lưu dụng và được đối xử như những người cùng chung máu đỏ da vàng, chắc chắn sẽ giúp rất nhiều cho việc đối phó kẻ thù nghìn năm phương Bắc.

Với một chế độ, không có sự cô độc nào được nhìn nhận như một thất bại đáng hổ thẹn ê chề nhất, bằng sự cô độc đối với chính người dân mình.

Muốn biết “thế nước” có “đang lên” hay không, hãy nhìn lại xem vị thế chính quyền trong lòng dân như thế nào.

MẠNH KIM
2/9/2017




................./.