Băn khoăn về màu cờ cho Việt Nam năm 1945

Băn khoăn về màu cờ cho Việt Nam năm 1945

Vũ Bằng





****************


Các bạn đọc lại bài của nhà văn Vũ Bằng hồi tháng 4/1945 về chuyện chọn lá cờ màu gì cho Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp, với lời dẫn của nhà phê bình Lại Nguyên Ân về bối cảnh lịch sử đặc biệt đó:
"Sau sự kiện ngày 9/3/1945 (quân Nhật làm đảo chính để nắm toàn bộ chủ quyền quân sự và chính trị ở Đông Dương, loại bỏ vai trò của Pháp), một tin được loan đi khắp nơi trong nước là phía Nhật sẽ trao trả chủ quyền cho Việt Nam; trên các báo người ta đọc thấy những giọng điệu phấn khởi về việc "vì một sự tình cờ may mắn, nước ta được quân đội Nhật giúp thoát khỏi ách đô hộ của Pháp"; có tin nội các Trần Trọng Kim, "nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập" đang chuẩn bị "trưng cầu ý kiến về việc tổ chức chính thể Việt Nam".

Bài sau của Vũ Bằng trên Trung Bắc Chủ Nhật là nằm trong dòng của các diễn biến ấy, về vấn đề quốc kỳ.
"Ba việc mà Nội các bắt tay vào làm ngay là chọn quốc hiệu, nghĩ quốc kỳ, tìm quốc ca.
Quốc hiệu ta là Việt Nam. Quốc ca đang đặt. Còn quốc kỳ, theo một tin trước, toàn một màu vàng. Nhưng theo một tin Domei mới đây thì đức Bảo Đại vẫn chưa ưng chuẩn.
Ai lại còn không biết rằng quốc kỳ là biểu hiện tinh thần một dân tộc, một quốc gia, vậy ta không thể cẩu thả được.
Có người cho rằng màu vàng, theo luật quốc tế, là màu bệnh tật. Sự thực, màu vàng và hai ô đen mới là màu báo bệnh tật truyền nhiễm; cờ toàn màu vàng là một dấu hiệu tỏ ra rằng tàu phải đỗ bốn mươi ngày mới được vào bờ. Nghĩa là phải đợi.
Nước ta muốn tiến, không muốn đứng, − bởi vì đứng là lùi, − không thể dùng được sắc toàn vàng làm quốc kỳ.
Có người, trái lại, lại cho rằng theo luật hướng đạo quốc tế, thì màu vàng tỏ sự chớm nở, sự bắt đầu của một cuộc đời, sự sinh sống, cũng như màu xanh biểu hiện thiên nhiên và màu đỏ là màu hy sinh quyết liệt. Vậy dùng màu vàng cũng được không sao.
Bên nào hữu lý? Gác chuyện ý nghĩa của màu sắc theo luật quốc tế, ta để ý nhìn vào thực sự xem sao.
Đối với nhà mỹ thuật, màu vàng là màu quảng cáo, nhưng cứ mắt nhiều người trông thấy thì những lá cờ vàng treo trong các phố gần đây gợi cho ta một ý buồn tẻ phẳng lặng không được vui mắt hứng khởi lòng cho lắm. Màu vàng không "thực thà".
Những cờ đó, dãi dầu mưa nắng, sẽ phai đi và thành ra màu gì? Màu trắng. Có ai lại muốn rằng khắp nước ta sẽ treo cờ màu trắng cả không? Đó là màu cờ hàng. Buồn lắm.
Xét về phương diện nhiếp ảnh, những lá cờ màu vàng, dù là vàng thẫm, một khi lên ảnh, cũng không có gì làm vui mắt ta hơn. Bởi vì lên ảnh màu vàng hoá ra màu xám.
Ta muốn vui mà sống, mạnh bạo mà hy sinh cho tổ quốc chứ có muốn quanh năm suốt đời buồn thảm đâu.
Vì những lẽ đó, nhiều người bàn rằng không nên dùng cờ sắc toàn vàng, cũng như ta không nên dùng cờ giữa đỏ hai bên vàng của Pháp chế ra hồi trước đây. Cờ vàng có tua chung quanh, viền hai chỉ đỏ, giữa có mây và rồng xanh là cờ cúng lễ, không thể dùng làm quốc kỳ được.
Theo chỗ biết của chúng tôi thì hiện nay chánh phủ Việt Nam đang nghĩ về chuyện đó và có nhiều người gom góp nhiều ý kiến khá hay.
Người thì chủ trương dùng màu đỏ viền vàng, lấy cớ dân tộc Việt Nam quyết liệt hy sinh mà vẫn giữ được cái tiêu biểu tinh thần của nước Việt Nam từ hai ngàn năm trước.
Người thì chủ trương cờ đỏ ba sao vàng, lấy cớ rằng ba sao là ba kỳ, ba kỳ hợp nhất để quyết liệt hy sinh cho đất nước.

Cờ màu thiên thanh?

Đáng để ý, còn ý kiến của ông tá lý Nguyễn Đình Lân, tòng sự tại Viện Bảo tàng Khải Định (Huế).
Ông Nguyễn lấy bốn câu thơ "Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" của Lý Thường Kiệt làm đích và chủ trương rằng quốc kỳ nên đặt theo ý nghĩa hai câu thơ đó. Thụ mệnh nơi trời. Hy sinh cho nước.

Và ông chủ trương nên lấy màu đỏ và màu xanh làm quốc kỳ, ý rằng màu xanh là màu thiên nhiên, màu trời, còn màu đỏ, màu máu, là màu hy sinh cách mệnh.
Ý nghĩa cũng hay, nhưng màu xanh đi với màu đỏ "giết nhau", dưới con mắt nhà mỹ thuật.
Không biết các nhà cầm quyền đối với ý kiến của ông Nguyễn Đình Lân ra thế nào?
Quốc kỳ nên dùng màu sắc gì? Đỏ, sao vàng; đỏ viền vàng; xanh và đỏ hay xanh, đỏ viền vàng?
Đã đành việc đó là việc của chánh phủ giải quyết, nhưng các tầng lớp dân chúng, nhất là các nhà mỹ thuật, cũng nên góp gom ý kiến vào. Quốc kỳ phải có ý nghĩa, đã đành; nhưng việc chọn lựa xếp đặt màu sắc cho nhịp nhàng, cũng cần phải để ý cho đẹp mắt, để cho người ngoại quốc có một cảm tưởng tốt về dân tộc mình."

Vũ Bằng, Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s.245 (20/5/1945).

..../

Công ty Phật giáo ....


Công ty Phật giáo và lịch sử Game Phật giáo qua các đời Lãnh tụ





***


1) Phật giáo miền Bắc- 10 năm vs 2000 năm
Bác Hồ kính yêu của tôi chỉ mất hơn 10 năm để san bằng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam - một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời nhất của nhân loại, với lịch sử hơn 2000 năm.
Số là năm 1976, có một đại hội Phật giáo thế giới mời Việt Nam cử đại diện tham gia. Việt Nam đồng ý tham gia vì lúc này lãnh tụ thấy cần giới thiệu ra thế giới một Việt Nam khác.
Nhưng cả miền Bắc chỉ còn khoảng 300 người có pháp nhân là "tu sỹ Phật giáo", và, họ không biết gì về... Phật học.
Sách vở Phật giáo cũng không còn hiện diện trên mảnh đất đã sinh ra "Lục độ tập kinh", "Khóa hư lục", "Lục thời sám hối khoa nghi", "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh"...
Thành phố Hồ Chí Minh được lệnh tìm học giả Phật giáo ở Sài Gòn đi thay.
2) Phật giáo Miền Nam - bi kịch của nền cộng hòa
Ông Ngô Đình Diệm, đến bây giờ, vẫn tiếp tục bị ác quỷ hóa trong sách giáo khoa cho trẻ em. Anh em Hồng Ngưu mô tả ông như là người muốn... “Thiên chúa giáo hóa miền Nam”. Nhưng thôi đây là chuyện khác.
Thời Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm cấp cho Phật giáo những khu đất rộng mênh mông, kiểu như mấy cái “campus” tôn giáo mà ông thấy bên Tây hay làm, rồi cấp tiền để xây chùa mới hoặc phát triển các chùa đã có, Chùa Xá Lợi, Chùa Từ Đàm (Huế), Chùa Vĩnh Nghiêm (bán đất với giá 1 đồng).
Chùa nhỏ, nhưng đất đai mênh mông để xây dựng những không gian công cộng.
Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng làm điều tương tự với các đạo Cao Đài, Hòa Hảo (sau khi tiêu diệt lực lượng vũ trang của họ). Ông là người Thiên Chúa giáo, nhưng không làm thế với đạo Thiên Chúa, có lẽ vì đất đai của đạo Thiên Chúa đã đủ rộng từ thời Pháp rồi.
Trong lý tưởng của tinh thần cộng hòa, tôn giáo và đại học là những thực thể nghịch lý, tức vừa cần nhà nước hỗ trợ để phát triển, nhưng lại cần tự trị để có thể thực hiện những giá trị toàn nhân loại, những mục tiêu thiên niên kỷ, chứ không phải phục vụ cho một vài nhiệm vụ chính trị ngắn hạn, hay mục tiêu hạn hẹp của một đảng cầm quyền nào đấy.
Tôn giáo tự trị trước chính quyền, chính quyền tách khỏi tôn giáo. Đó là điều kiện đầu tiên về thể chế, để chính những ngôi chùa mà chính quyền của ông Ngô Đình Diệm hỗ trợ phát triển về sau trở thành đại bản doanh của phong trào Phật giáo chống lại ông. Người mang lý tưởng của tinh thần Cộng hòa sẽ chấp nhận điều ấy.
(Việc ông bị sát hại là chuyện khác).
3) Phật giáo sau 1975
Sau 1975, lãnh tụ phe ta không hiểu lãnh tụ phe nó làm gì mà cấp đất cho tôn giáo nhiều đến thế. Cấp đất cho chùa mà lại yêu cầu chùa... tự trị, tự phát triển, chứ không kiểm soát. Cách tư duy dại dột của nền cộng hòa đối với tôn giáo là cái mà phe ta vĩnh viễn không thể hiểu nổi. Cho nên phe ta tìm cách sửa chữa cái sai lầm, dại dột ấy.
(Nói đùa thế thôi, phe ta hiểu cái lý tưởng nói trên của những người cộng hòa, vì hai bên từng là đồng chí thời đánh Tây. Phe ta lợi dụng tối đa cái lý tưởng nói trên của nền cộng hòa để làm những việc mà sách sử dạy trẻ em bây giờ hay gọi là "phong trào đấu tranh đô thị, kết hợp với đấu tranh vũ trang".)
Một ví dụ. Ngày nay, nếu bạn đi trên đường 3/2 Quận 10, thấy ngôi chùa có tên “Việt Nam quốc tự” bé tí, bên cạnh có Học viên Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, rạp hát Hòa Bình, Khu Du lịch Kỳ Hòa (ngày nay nó có khu công viên, trung tâm hội chợ quốc tế, các khách sạn hiện đại và cả một hệ thống nhà hàng), rồi mấy khu nhà mặt phố… thì bạn nên biết rằng tất cả những cái này trước 1975 thuộc không gian công cộng của cái chùa bé tí hiện nay.
Đất xây Chùa này được chính phủ ông Ngô Đình Diệm bán với giá tượng trưng 1 đồng. Sau đó đến thời Đệ nhị thì được tiếp tục mở rộng, diện tích rộng chắc bằng cả một cái phường, không thua gì những khu ngôi đền ở trung tâm Tokyo ngày nay.
Chùa được phát triển một trường đại học là Viện Đại học Phương Nam, theo mô hình Viện Đại học Vạn Hạnh trước đó. (Viện Đại học Vạn Hạnh là một mô hình tư thục thành công xuất sắc đương thời. Cho đến nay, những cuốn sách tốt nhất về Phật học bằng tiếng Việt vẫn là sách của các học giả trường này).
Sau 1975, chùa bị hoang phế do "hoàn cảnh khách quan". Đất đai bị tịch thu theo tinh thần... "duy vật chủ nghĩa".
Về con người, năm 1976, bác Phạm Văn Đồng kính mến ký sắc lệnh tu sỹ dưới 35 tuổi phải... đi lính. Tất nhiên, sắc lệnh này không nhắm đến 300 Nhà sư còn sót lại ở miền Bắc. Họ ném lựu đạn giỏi rồi.
(Đây cũng là lúc Bác Lê Duẩn thanh lọc giai cấp ở miền Nam, Bác Pol Pot thanh lọc giai cấp bên Cam. Chuyện những ni sư tự thiêu rồi những nhà sư nổi tiếng bị chết trong tù là chuyện buồn, thôi không nhắc lại nữa)
4) Công ty Phật giáo
Biển xanh nương dâu, những năm gần đây, Game tôn giáo của lãnh tụ phe ta đã thay đổi. Từ chỗ đánh cho miền Bắc 2000 năm lịch sử Phật giáo thành nơi không biết gì về Phật học, lãnh tụ hiểu rằng không thể tiêu diệt tôn giáo như lời Ông Cụ Lê Nin đáng kính đã dạy.
Bây giờ lãnh tụ cho “tư nhân” xây những ngôi chùa trăm tỉ, nghìn tỉ rồi chục nghìn tỉ... Phật giáo trăm hoa đua nở, khắp nơi cúng sao, giải hạn, gọi hồn, giải nghiệp.
Nhân dân phản động hiện nay đang ngơ ngác không biết hàng tấn tiền xây chùa ở đâu ra. Vừa rồi nhân cuộc đốt lò, chẳng may anh em đấu lẫn nhau, hăng hái lôi cả phe ta ra đánh nhầm, thế là nhân dân phản động hiểu ra nghìn tỉ xây chùa của "tư nhân" ở đâu mà có. Lâu nay phản động bán tín bán nghi, bây giờ không nghi gì nữa.
******
Tôi nghiêm khắc phê bình toàn đảng. Anh em đập chuột của nhau, nhưng phải biết giữ cái bình chung.
Người phê bình: Khôi kách mệnh
Phê bình thế thôi, chứ nói như anh em Hồng Ngưu phê bình tôi là người nhà nước mà đòi phê phán nhà nước, tôi phê phán là cũng chỉ vì mong đến một ngày phe ta tỉnh ngộ, dũng cảm đi con đường mà... phe nó đã đi. (Tôi dùng từ "Bò Đỏ" làm anh em giận dữ, từ nay dùng từ Hán Việt "Hồng Ngưu" cho trang trọng)

*****
Mời đọc:

"Ninh Bình: Dùng ngân sách Trung ương rót cho doanh nghiệp Xuân Trường làm vốn!"

...............

Ninh Bình: Dùng ngân sách Trung ương rót cho doanh nghiệp Xuân Trường làm vốn!

https://nongnghiep.vn/ninh-binh-dung-ngan-sach-trung-uong-rot-cho-doanh-nghiep-xuan-truong-lam-von-post219592.html

****

Ứng gần 700 tỉ từ ngân sách để doanh nghiệp làm vốn

Ngày 18/8/2004, Ban Quản lý Thủy lợi – Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình kí hợp đồng xây lắp với Công ty xây dựng Xuân Trường để thực hiện Dự án Nạo vét bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê  với giá trị hợp đồng là 126 tỉ đồng. Giá trị dự án  này ban đầu ở mức 72 tỉ đồng và đã qua 4 lần điều chỉnh vào các năm 2004; 2008; 2009. Đến năm 2010 tổng mức đầu tư của Dự án đã bị điều chỉnh tăng lên 2595 tỉ đồng.  

Sau khi kí hợp đồng, từ năm 2004 đến T6/2010, Chủ đầu tư đã cho Cty tạm ứng 6 lần với tổng giá trị tạm ứng là 683,7 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2004-2009 đã cấp tạm ứng 175,7 tỉ đồng, tuy nhiên giá trị nghiệm thu, thanh toán thực tế của cty Xuân Trường  chỉ đạt 3 tỉ đồng.

13-45-34_songsokhe-song-so-khe-15276455276141243499088
Ảnh: K.C


Điều đáng nói là trong suốt thời gian 5 năm lĩnh gần 200 tỉ tạm ứng, doanh nghiệp không đầu tư thực hiện dự án nhưng vẫn tiếp tục được Chủ đầu tư ưu ái tạm ứng thêm 508 tỉ đồng vào T6/2010.  

Đến lúc này, doanh nghiệp Xuân Trường mới “đủng đỉnh” dành một phần vốn của Nhà nước để thực hiện dự án nhưng kết quả nghiệm thu thanh toán cũng chỉ được khoảng 382 tỉ đồng. 

Theo hợp đồng thì với khối lượng công việc thực hiện như trên doanh nghiệp Xuân Trường sẽ hoàn ứng được 282 tỉ đồng. Nghĩa là doanh nghiệp còn cầm khoảng 400 tỉ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, vậy số tiền đó doanh nghiệp đã dùng vào việc gì trong suốt những năm qua?  

Coi ngân sách như ví tiền cá nhân

Về nguyên tắc, khi thực hiện dự án Nạo vét bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, doanh nghiệp cần phải bỏ vốn đối ứng và chỉ được lĩnh tạm ứng từng đợt theo khối lượng công việc được nghiệm thu. Vậy nhưng, trong trường hợp này tỉnh Ninh Bình đã sử dụng ngân sách Nhà nước tùy tiện theo kiểu “rút ví cá nhân”. 

Kết luận Thanh tra Chính Phủ chỉ rõ rằng số tiền 175,7 tỉ đồng giai đoạn 2004-2009 cty Xuân Trường  lĩnh tạm ứng thành 05 đợt nhưng nghiệm thu, thanh toán thực tế chỉ đạt 03 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra ở đây là, Ban quản lý Thủy lợi cũng như Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình dựa vào cơ sở nào để quyết định chi tạm ứng khi  doanh nghiệp không hề thi công dự án?  

Tương tự, vào T6/ 2010, tới thời điểm này doanh nghiệp Xuân Trường vẫn chưa dùng đến 175 tỉ đồng đã lĩnh tạm ứng trước đây tại sao tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục cho doanh nghiệp này tạm ứng thêm 508 tỉ đồng.

Phải chăng ở đây có sự thỏa thuận, đồng lõa với doanh nghiệp chiếm dụng vốn? 

Trong khi nếu để vay vốn các ngân hàng thương mại doanh nghiệp sẽ phải có tài sản thế chấp, rồi bị thẩm định dự án, phương án, kế hoạch và cũng giải ngân theo phương án, kế hoạch thi công.  

Cán bộ tín dụng cho vay vài trăm triệu, vài tỉ đồng nếu không làm đúng quy định của nhà nước, gây thất thoát tài sản còn có thể bị khởi tố hình sự.
Nhưng trường hợp này,  sự thật là chỉ cần kí với nhau một bản hợp đồng, Ban quản lý Thủy lợi với Doanh nghiệp Xuân Trường đã  trao nhau gần 700 tỉ tiền ngân sách. Dễ như cho bạn bè vay tiền trong ví. 

Đến đây để bạn đọc  có thêm thông tin và đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của hành vi này,  Báo NNVN xin khẳng định số tiền gần 700 tỉ mà tỉnh Ninh Bình tạm ứng cho doanh nghiệp không phải là tiền từ ngân sách của tỉnh mà đây là tiền từ Ngân sách Trung Ương. 

Tức là, trong bối cảnh  Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư… đang đau đầu với bài toán phân bổ ngân sách, đang hô hào rà soát cắt giảm dự án chưa cần thiết, ưu tiên lựa chọn những dự án cấp bách, ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình Nông thôn mới thì tỉnh Ninh Bình vẫn ung dung “vẽ” dự án, rút tiền Ngân sách Trung ương về để cấp cho doanh nghiệp làm vốn kinh doanh.  

Đặc biệt, những năm 2009 -2012 đất nước vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Lãi suất vay vốn ngân hàng lên tới 21%. Một doanh nghiệp tư nhân như Xuân Trường, nắm trong tay  vài trăm tỉ nguồn vốn ngân sách thì chẳng cần kinh doanh, chỉ cần ném tiền vào ngân hàng thương mại là đã có được lợi nhuận khổng lồ. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là Doanh nghiệp Xuân Trường đã phân phối lợi ích thu được từ việc chiếm dụng vốn ngân sách như thế nào?

Tại Hội trường, nhiều đại biểu QH tỏ thái độ bất bình khi một dự án của tỉnh Ninh Bình “nở” từ 72 tỉ lên 2600 tỉ. 

Giải thích vấn đề này, địa phương đã nêu ra những biện hộ vòng vo. Tuy nhiên chắc chắn lãnh đạo tỉnh Ninh Bình sẽ không thể đưa bất kì lý do nào để biện minh cho việc cấp tạm ứng gần 700 tỉ đồng tiền ngân sách cho một doanh nghiệp làm vốn….

KIÊN CƯỜNG

............../.