___________ tư duy cũ ?





"Hiện nay tư duy trong giáo dục vẫn là tư duy cũ, tư duy nhìn không xa, rất lạc hậu."


GS Hồ Ngọc Đại


[...]
Cho tới bây giờ nền giáo dục của chúng ta không gắn với thực tiễn cuộc sống mà chủ yếu vẫn theo đường lối của Khổng Tử, giáo dục hiện nay khi đã hoang mang trước thời đại thì lại quay đầu về quá khứ giống như “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Thời Khổng Tử học là để thi, thi trên giấy, thi trên ngôn từ. Thời đó không thực tiễn, mỗi một người một chõng tre tưởng thế là nghiêm chỉnh, nhưng đó cũng chẳng để làm gì. Chúng ta hiện nay đang bị mê muội như vậy vì bản chất của việc đó là không nghiêm túc, đó là hình thức kiểm tra trí nhớ của con người bằng ngôn từ, trò chơi bằng ngôn từ, như vậy không có ích gì cho đời sống, không có tiêu chuẩn gì về thực tế.
Giáo dục bây giờ chỉ hơn nhau bằng cách lấy lòng cấp trên, hơn nhau ở chỗ được lòng thầy chứ không hơn nhau bằng thực lực. Một chương trình không tạo ra thực lực cho con người mà tạo ra sự lèo lá, sự khôn khéo, những cái đó ra đời thì vô nghĩa. 
Học vấn mỗi thời mỗi khác, ngày  trước chỉ 5% dân số đi học còn 95% mù chữ để làm lụng nuôi sống số 5% kia, 5% kia muốn nói gì thì nói, chẳng ai quan tâm. Bây giờ 100% dân cư đi học, lấy mốc từ đầu thế kỷ XIX một đứa trẻ được sinh ra thì năm 2007 vào lớp 1, số đó 100% vào năm 2019 được đi bầu cử, tức là lúc này nền giáo dục hoàn toàn khác, do vậy tư tưởng phải khác, phải có lợi ích thực tiễn.  

[...]

Mô hình, chương trình này (trường Thực nghiệm) ngày xưa tôi nói không ai tin, tôi vẫn nói khi nào thầy không giảng bài và học trò không cần cố gắng thì nền giáo dục mới đi lên được. Nhiều người nói rằng, nếu thầy không giảng bài thì thầy đi bán cháo phổi à? Tôi vẫn bảo, chừng nào còn hô hào người ta đi nhanh bằng đôi chân thì không bao giờ nhanh được, đi nhanh mà không dùng chân, nói như vậy nghe có vẻ vô lí nhưng tôi bảo càng không dùng chân bao nhiêu thì đi càng nhanh bấy nhiêu và nhiều người không tin. Tuy nhiên “chân” vẫn dùng nhưng vai trò của nó là rất nhỏ, thầy giáo càng nói nhiều, càng giảng huyên thuyên bao nhiêu thì hiệu quả càng thấp bấy nhiêu.

[...]

Chỉ có giải pháp là mang lại những hạnh phúc trẻ con và xác định cái đó là lớn nhất, trẻ con thích đi học thì may ra thành công, trẻ con không thích đi học thì đau khổ lắm, tức là thất bại không có bàn cãi gì nữa. Phải tôn trọng lợi ích của trẻ con, không được biến lợi ích của người lớn làm chuẩn, cái đó là sai lầm lớn nhất. 

[...]

Ngoài ra, nguyên tắc xây dựng chương trình cũng phải khác, phương pháp giảng dạy cũng phải khác, nội dung phải khác, cách làm việc thầy và trò phải khác, cách học trò học cũng khác. Bây giờ xã hội biến động, một ngày bằng 20 năm, giáo dục không thể trì trệ như thế được. Cho tới ngày hôm nay nền giáo dục này vẫn là nền giáo dục cũ.
Tôi mở trường Thực nghiệm là để hỏi học sinh: “Thưa các em, thầy làm thế có đúng không?”. Thực nghiệm là thế, học sinh bảo không được thì mình phải sửa. Hiện nay tư duy trong giáo dục vẫn là tư duy cũ, tư duy nhìn không xa, rất lạc hậu.

......./.