Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt


Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt  

Mặc Lâm, biên tập viên RFA



 http://doigio.wordpress.com/2013/02/18/sua-doi-hien-phap-duoi-goc-nhin-mot-tham-phan-my-goc-viet/



[...]


 Mặc Lâm :

[...] trong bản hiến pháp hiện hành của Việt Nam tại Chương 5 Điều 69 có ghi là “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình, theo quy định của pháp luật”. Xin Thẩm phán cho biết cái đuôi “theo quy định của pháp luật” này có vi phạm tinh thần của hiến pháp hay không ạ?



Thẩm phán Phạm Quang Tuệ :

Nó vi phạm chớ. Ông coi cái điều 69, điều 70 và những điều kế tiếp thì cái gì họ cũng thòng câu “theo quy định của pháp luật”. Về vấn đề này thì tôi đã nói từ năm 1995 tại Đại Học San Diego.
Cái gọi là “theo quy định của pháp luật” thì quy định luật pháp là ai?

Là Đảng Cộng sản.

Thực tế ở trong nước dưới thời cộng sản cho tới bây giờ không có một tờ báo tư nhân nào hết. Trên toàn quốc hình như có trên 700 tờ báo nhưng đều là báo của nhà nước dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, mà trong Đảng Cộng sản có một ủy ban kiểm soát tư tưởng thì phải, vậy thì một khi tư tưởng mà bị kiểm soát bởi đảng cộng sản thì làm sao có tự do ngôn luận được ?

Ông Mặc Lâm hỏi tôi về việc này, tôi xin nói là mình trách người cộng sản không thôi thì cũng không phải, mà mình phải trách mình nữa tức là người dân mà tiêu biểu là những người trí thức hoặc là không theo dõi tình hình đất nước, hoặc là biết mà không dám nói.

Bây giờ tôi sẽ chứng minh.

Về Hiến Pháp 1946, tôi thấy không có một hiến pháp nào trên thế giới mà viết một cách kỳ cục như thế này: “Chủ tịch nhà nước không chịu trách nhiệm bất cứ về vấn đề gì ngoại trừ trường hợp phản quốc”. Chủ tịch nhà nước hồi đó là ông Hồ Chí Minh, mà ai cũng biết trong Đảng Cộng sản thì Chủ tịch nhà nước là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản, vậy mà nói là không chịu trách nhiệm thì tức là ông HCM ngồi xổm trên luật pháp rồi.

Tôi chứng minh điều thứ hai.

Họ ra cái Hiến pháp 1960, trong đó họ nói không ai bị bắt bớ, giam cầm một cách độc đoán v…v… nhưng năm 1961 họ ra một nghị quyết nho nhỏ thành lập trại cải tạo trên toàn quốc và giam giữ không biết bao nhiêu người, nó đi ngược hoàn toàn hiến pháp đó của họ.



Mặc Lâm :

Theo cái nhìn tổng quát của ông về chuyện sửa đối hiến pháp lần này ở Việt Nam thì nó sẽ dẫn tới đâu? Một bản hiến pháp mới được hình thành, hay sẽ lập lại vết xe cũ của những bản hiến pháp vừa qua, thưa ông?


Thẩm phán Phạm Quang Tuệ :

[...]
Có một điểm tôi muốn nói như thế này, tôi có đọc qua bản dự thảo Hiến pháp 2013 của các vị ở trong nước thì đó là một bản dự thảo khá lắm, có những ý tưởng mới. Nó đề nghị thay đổi danh xưng “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” vì cái danh xứng đó kỳ lắm, không có nước nào trên thế giới đem một cái chủ nghĩa đặt tên cho nước của mình.

Hai nữa có một điều khoản họ nói “xét lại các cam kết quốc tế mà do tổ chức nào hay chính phủ nào đã cam kết trong bí mật”, thì đó là cả một sự cố gắng, một bước tiến rất dài.

Nhưng cũng có những quan niệm chẳng hạn như “tương lai phải gồm có đại biểu của Bắc – Trung – Nam “, hay thí dụ như “bầu cử có giám sát quốc tế” thì nên đưa ra khỏi cái não trạng đó đi.
Dù có thể bị lừa hoài nhưng tôi vẫn tin rằng nếu mình đi ra được và mình làm được một bản hiến pháp mới, bầu cử mới, thì mình không cần “Bắc – Trung – Nam” nữa, bỏ cái não trạng Bắc-Trung-Nam đi. Không có ngôn ngữ đó trong cách hành văn hiến pháp của mình. Hai nữa là khi bầu cử mình không cần giám sát quốc tế. Quốc tế có thể tới quan sát, nhưng mình không cần ai nói là bầu cử của mình hợp pháp. Người mình đứng lên nhận trách nhiệm, làm công cuộc xác nhận, mình đánh canh bạc đó cho các thế hệ tương lai.

Tôi đặt trường hợp của tôi ở trong nước, tôi nghĩ rằng người ở trong nước dù là đảng viên hay không khi đặt bút ký cùng với tên tuổi, địa chỉ đòi sửa đổi hiến pháp, và trong bản dự thảo đó của họ không thấy có hình bóng nhắc nhở gì đến Đảng Cộng sản thì tôi cho đó là hành động can đảm.

Dù mình không hỗ trợ cho kiến nghị đó thì mình vẫn hỗ trợ cho hành động can trường của những người đó. Họ dám đứng lên, họ dám làm. Đó là ý kiến của tôi.



....../.