Việt
Nam vẫn mắc kẹt tại ngã ba đường
http://viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_VNKetNgaBa.htm
Nguyễn
Quang Dy
“Có
hai thứ vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người…” (Two things are infinite:
the universe and human stupidity - Albert Einstein)
Hơn
bảy thập kỷ sau khi lập quốc (1945) và hơn bốn thập kỷ sau cuộc chiến tranh
Việt Nam (1975), đất nước vẫn đang mắc kẹt tại ngã ba đường. Tại sao lại có bi
kịch này? Làm thế nào để thoát ra ra khỏi ngã ba đường của lịch sử?
Trong
nhiều thập kỷ, đất nước đã bị sa vào chiến tranh và bạo lực, cực đoan và hận
thù, như cái bẫy ý thức hệ. Những thế lực cực đoan (trong và ngoài nước) đã
thao túng số phận đất nước này, làm cho chính họ và ít nhất một thế hệ người
Việt bị ngộ nhận, lạc vào ma trận (như chiến tranh Việt Nam). Muốn thoát ra
khỏi ngã ba đường không dễ. Báo cáo “Việt Nam 2035” khuyến nghị phải đổi mới
thể chế và cải cách vòng hai.
Có
nhiều việc phải làm, như cách thể chế và chống tham nhũng. Trong phạm vi bài
viết này, hãy thử xem lại mấy điều cơ bản: Thứ nhất là đặc điểm bối cảnh hiện
nay; Thứ hai là nguyên nhân và hệ quả; Thứ ba là các giải pháp khả
thi.
Đặc
điểm bối cảnh hiện nay
Cuộc
tranh cãi hiện nay về giải pháp nào cho các vấn nạn quốc gia vẫn còn bế tắc.
Đất nước có thể tiếp tục suy thoái và tụt hậu, nếu vẫn chưa cải cách được thể
chế, vẫn chưa xử lý được nạn tham nhũng bị thao túng bởi các nhóm lợi ích.
Sau
bao thăng trầm, Việt Nam vẫn bị mắc kẹt tại ngã ba đường, bị các nhóm lợi ích
tham nhũng bắt làm con tin, mà vẫn tưởng mình đang làm chủ. Đoàn tàu đất nước
bị bắt cóc (hijacked), đang đi chệch đường ray, chạy loanh quanh trong thung
lũng mù, mà vẫn tưởng đang chạy trên đường ray “kinh tế thị trường định hướng
XHCN”.
Nhiều
người ngồi trong các toa tàu (cả chủ lẫn khách) vẫn tưởng an toàn và vô can, mà
không biết rằng đoàn tàu đang lầm đường lạc lối. Một số người nhanh chân thu
gom tài sản, nhảy khỏi đoàn tàu, hy vọng thoát thân tại một “thiên đường” nào
đó.
Một
hệ quả đáng buồn là dòng người và dòng tiền đang lũ lượt ra đi. Theo UN DESA,
từ năm 1990 đến 2015 đã có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài (trung bình
mỗi năm gần 100 ngàn người). Theo World Bank (năm 2013), Việt Nam là một trong
10 quốc gia có nhiều người di cư nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Trong
mấy năm qua, đã có 92 tỷ USD được chuyển ngầm ra nước ngoài bằng nhiều cách, và
có hàng trăm người Việt có tên trong Hồ sơ Panama và có tài khoản tại các
“thiên đường trốn thuế” như Virgin Islands, Cayman và Malta… Đây không chỉ là
hiện tượng tham nhũng, chảy máu chất xám và tài nguyên, mà còn là khủng hoảng
lòng tin.
Những
vấn đề hậu chiến như hòa giải dân tộc, tái thiết đất nước, cải cách kinh tế và
chính trị, vẫn còn ngổn ngang như mới bắt đầu. Những thành tựu đầy ấn tượng của
hai thập kỷ cải cách kinh tế thị trường đã bị triệt tiêu bởi thiếu đổi mới
chính trị. Các nhóm lợi ích dựa vào cơ chế thân hữu, tiếp tục thao túng thể chế
“kinh tế thị trường định hướng XHCN” như một miếng mồi ngon, làm đất nước ngày
càng kiệt quệ và tụt hậu.
Không
khỏi giật mình khi nhìn vào các chỉ số kinh tế cơ bản. Hàng trăm ngàn doanh
nghiệp phá sản hoặc “chết lâm sàng”. Thâm hụt ngân sách tới mức báo động. Nợ
xấu và nợ công chồng chất. Các khoản vay World Bank để ứng phó thay đổi khí
hậu, phát triển đồng bằng Mekong, và nâng cao năng lực cạnh tranh, như muối bỏ
bể.
Theo
Ngân hàng Nhà nước, tính đến đầu năm 2016, dự trữ ngoại hối của Việt Nam
chỉ còn khoảng 30 tỷ USD, đến tháng 6/2016 tăng lên 38 tỷ USD. Theo Bộ tài
chính Mỹ, Việt Nam nắm giữ 12 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ (chiếm 1/3 dự trữ
ngoại hối), do đó dự trữ tiền mặt chỉ có 26 tỷ USD. Năm 2015, Việt Nam phải trả
nợ 20 tỷ USD và năm 2016 ít nhất là 12 tỷ USD (trả nợ nước ngoài chiếm 40%).
Năm 2015, nhập siêu từ Trung Quốc là 30 tỷ USD (nhập chính thức) và 20 tỷ USD
(nhập lậu). Nếu Trung Quốc muốn, họ có thể làm cho dự trữ ngoại hối của Việt
Nam (30 tỷ USD) bốc hơi trong một ngày.
Chỉ
cần quan sát kỹ một chút là thấy bức tranh quốc gia đầy bất ổn, cả về sức khỏe
kinh tế lẫn ổn định chính trị và chủ quyền quốc gia. Cách đây 26 năm, cựu ngoại
trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã bức xúc thốt lên rằng một thời kỳ bắc thuộc mới bắt
đầu. Những hệ quả của Thành Đô vẫn dai dẳng như một nghiệp chướng, chưa biết
bao giờ thoát Trung.
Mấy
năm qua, tai họa môi trường xảy ra liên tiếp. Không phải chỉ do ông trời làm
thay đổi khí hậu, mà còn do con người gây ra. Trong khi hạn hán và ngập mặn
chưa từng có trong lịch sử tại đồng bằng Mekong đe dọa cuộc sống hàng triệu
nông dân, vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, thì thảm họa môi trường biển miền
Trung do Formosa gây ra đãg hủy diệt hải sản và môi sinh, đe dọa cuộc sống hàng
vạn ngư dân và cộng đồng. Không phải chỉ có ngành hải sản và du lịch biển bị tê
liệt, mà chủ quyền Biển Đông có nguy cơ bị mất.
Tại
sao ta lại từ chối đề nghị giúp đỡ của cộng đồng quốc tế (như Liên Hợp Quốc và
Mỹ)? Tại sao phạt Formosa có 500 triệu USD để đền bù thiệt hại (và cho tồn
tại)? Tại sao lại phải nhẹ tay “khoan hồng” đối với thủ phạm đã và đang gây ra
thảm họa môi trường miền Trung? Trong khi lại nặng tay đàn áp người dân biểu
tình ôn hòa đòi “biển sạch” và “minh bạch”? Và bưng bít thông tin bằng cách
kiểm duyệt và đe nẹt báo chí? Tại sao Chính phủ và các cơ quan chức năng phải
mất gần 3 tháng mới công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa môi trường
(trong khi hầu như ai cũng biết thủ phạm là Formosa)?
Thật
là nghịch lý nếu ta phải cầu cứu Trung Quốc giúp đỡ, khi đồng bằng sông Mekong
bị hạn, (do họ xây quá nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn) và khi máy bay Su
30MK và CASA 212 bị rơi liên tiếp ngoài khơi Biển Đông (một cách bí ẩn). Tại
sao ta lại sợ Trung Quốc như vậy? Trong khi Philippines dám kiện (và đã thắng),
nhiều nước ủng hộ phán quyết của PCA, thì Việt Nam vẫn giữ thái độ rất dè dặt,
không dám kiện.
Nguyên
nhân và hệ quả
Thứ
nhất là nỗi sợ đi vào tiềm thức. Đó là nguyên nhân sâu xa gây chia rẽ, hận thù,
nghi ngờ, dối trá, không thể hòa giải (như những chỉ số năng lượng tiêu cực).
Người Việt vốn sợ Tây, sợ Tàu, sợ tất cả, nên căm thù và đánh tất. Nhưng khi
phải quyết định lựa chọn kế thoát hiểm, thì lại sợ thay đổi thể chế, nên mắc
kẹt tại ngã ba đường. Dân sợ và không tin chính quyền. Chính quyền sợ dân (coi
dân như thù địch), vì sợ mất ghế, mất chế độ, mất độc quyền, nên phải bưng bít
thông tin và trấn áp. Làm sao thoát khỏi nỗi sợ?
Trung
Quốc không đáng sợ như vậy, và họ đang suy yếu. Về đối ngoại Trung Quốc ngày
càng bị cô lập, nhất là sau phán quyết của PCA về Biển Đông. Về đối nội, kinh
tế xuống dốc, uy tín của Đảng cầm quyền suy giảm. Theo một báo cáo của Ủy ban
Kỷ luật Trung ương (1/7/2016) chỉ có 2,2% đảng viên đạt tiêu chuẩn, và 90% bộ
máy cầm quyền của Đảng phải cải tổ, vì “đã mục nát triệt để”. Các lãnh đạo cao
nhất của Đảng (như Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn) đã công khai thừa nhận chế độ
Cộng sản Trung Quốc đang đứng trước “nguy cơ vong Đảng” và đã đến “điểm giới
hạn gần như sụp đổ” (theo Vương Kỳ Sơn).
Thứ
hai là tư tưởng cực đoan ẩn tàng trong cộng đồng, nhất là các quan tham muốn
“làm giàu bằng mọi giá”, nên thường bỏ qua và quên mọi rủi ro tiềm ẩn (do vô
minh). Tư tưởng cực đoan dẫn đến “hội chứng nhất” (cái gì cũng phải nhất). Ví
dụ, Hà Tĩnh có dự án to nhất (Formosa), tốc độ duyệt dự án này cũng nhanh nhất,
và có số cán bộ tham gia trung ương cũng đông nhất (16 người). Nay xảy ra thảm họa
môi trường cũng lớn nhất.
Có
thể nói, đó là hệ quả của cực đoan và bè phái, là hai trở ngại lớn nhất đối với
quá trình đổi mới và phát triển. Các nhóm lợi ích thân hữu (bán nước hại dân)
có thể làm đất nước trệch khỏi đường ray phát triển, và tiếp tục mắc kẹt tại
ngã ba đường. Phải chăng nhóm lợi ích thân hữu lũng đoạn Hà Tĩnh đã biến
Formosa Vũng Áng thành một tô giới Tàu, hay “vương quốc nước ngoài trong lòng
Hà Tĩnh” (GDVN, 26/7/2016).
Thứ
ba là khủng hoảng nhân cách (như đa nhân cách). Trong khi các quan lại (địa
phương và trung ương) làm giàu bất minh và gây ra tai họa, thì họ luôn mồm “vì
quê hương đất nước”. Khi đã mất nhân cách thì họ thường vô cảm, vô minh,
và làm như “vô can” trước tai họa do họ gây ra. Vì vậy, ông Võ Kim Cự mới tỏ ra
“thực sự bất ngờ…không lường được” và thản nhiên phán “phải
kiên quyết xử lý đối với những vi phạm dù bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào” nhưng
lại khẳng định “ký giấy chứng nhận đầu tư là đúng luật và đúng quy
trình…”
Điệp
khúc “đúng quy trình” là một cách ngụy biện thô thiển đến phản cảm, mà những kẻ
đạo đức giả và mất nhân cách hay sử dụng để qua mặt những ai nhẹ dạ cả tin. Làm
“đúng quy trình” mà không cần biết quy trình đúng hay sai và hậu quả ra sao, là
một trò lừa đảo mà những nhóm lợi ích (bán nước hại dân) hay dùng để thao túng
luật lệ trong một thể chế bất minh có nhiều kẻ hở. Họ tìm đủ cách lý giải và đổ
cho quy trình và kỹ thuật (chứ không phải do con người), đổ lỗi cho người khác
(chứ không phải do mình).
Vì
vậy, sau khi xảy ra tai họa thì ông Cự làm như vô can, rồi lý giải như “lấy
thúng úp voi” (lời ông Phạm Quyết Thắng, nguyên phó Tổng thanh tra Chính phủ).
Ông Thắng bức xúc hỏi, “ông là người trình xin thủ tướng cho phép dự án có
thời hạn 70 năm hay trình dự án 50 năm mà thủ tướng chữa lại thành 70 năm?...
Tôi không loại trừ trong quá trình quan hệ đó có lý do nể nang, quen biết, cảm
tình, và có cả vấn đề lợi ích cá nhân… Ông Cự chủ động, tích cực làm việc này,
nhưng chắc chắn phải có người hậu thuẫn, bật đèn xanh cho ông ấy. ”
Formosa:
Phần nổi của tảng băng chìm
Đại
dự án Formosa như “con ngựa thành Troy” đã gây ra thảm họa môi trường và đẩy
đất nước vào một cuộc khủng hoảng với những hệ quả khôn lường, liên quan đến
phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Nó xẩy ra đúng lúc
chuyển giao quyền lực giữa chính phủ cũ (đã “ăn không từ cái gì”) và chính phủ
mới (còn “chưa ấm chỗ”), nên đối phó bị động và lúng túng như “gà mắc tóc” và
“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Hãy
điểm lại mấy nét chính của câu chuyện Formosa, với những lỗ hổng lớn về quản lý
nhà nước và giám sát an toàn môi trường. Không thể đổi mới thể chế, nếu không
làm rõ và xử lý thích đáng vụ Formosa như một “case study” mà cả ba chỉ số cơ
bản của mô hình cải cách đều thiếu hụt: (1) chống tham nhũng (corruption), (2)
quản trị tốt (governance), (3) minh bạch & trách nhiệm giải trình
(transparency & accountability).
Điều
phi lý nhất là sau khi để xảy ra một thảm họa môi trường lớn như vậy, và sau
khi Formosa (nhà đầu tư) đã nhận tội, phía chủ nhà vẫn im lặng như vô can, vì
làm “đúng quy trình”, mà không hề quan tâm quy trình đó đúng hay sai. Nếu ông
Cự (nguyên Chủ tịch/Bí thư Hà Tĩnh) và những quan chức liên đới trong chính phủ
cũ và các bộ ngành (TN&MT, KH&ĐT, KH&CN, NN&PTNT…) mà vô can,
thì ai là bị can đây?
Ông
Cự đúng là người có “công đầu”, đưa đường chỉ lối cho Formosa vào đầu tư
tại Vũng Áng và Sơn Dương (một vị trí chiến lược tại Miền Trung), nhưng không
phải chỉ có một mình. Nếu ông Cự (và cộng sự) không biết Formosa nổi tiếng hủy
diệt môi trường, và đằng sau Formosa là Trung Quốc, thì là vô minh. Ông Cự (và
cộng sự) còn tìm mọi cách lách luật (hay phạm luật) để đáp ứng các yêu cầu tối
đa của FHS (chủ đầu tư Đài Loan) và MCC (nhà thầu Trung Quốc). Đó là bất minh
(chứ không phải “bất ngờ”).
Ông
Cự đầy tự tin và tự hào về “đứa con” Formosa sẽ “làm cho Hà Tĩnh và đất nước
này thay đổi cơ bản… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Hà Tính và khu vực…đây
là dự án chủ lực của Hà Tĩnh. Nếu đi vào hoạt động, dự án sẽ đem lại lợi ích
rất lớn. Riêng tiền thu được từ thuế cũng lên đến hàng chục tỷ USD. Ngoài ra,
còn tạo ra hàng ngàn việc làm cả trong và ngoài hàng rào nhà máy…Khi đi vào
hoạt động, 12 huyện thị của Hà Tĩnh sẽ trở thành khu hậu cần cho dự án. Hơn
nữa, dự án sẽ tạo ra cú hích để cấu trúc lại kinh tế cho nhiều thế hệ. Đây là
cơ hội tốt để người dân Hà Tĩnh đổi đời” (Tiền Phong, 10/4/2014).
Nay
“cháy nhà ra mặt chuột”, ông Cự có muốn người dân Hà Tĩnh “đổi đời” bằng cách
bỏ ngư trường Biển Đông (cho Trung quốc)? Sự vô minh và bất minh của ông Cự (và
cộng sự) khác gì bán nước hại dân. Nhưng đến nay ông Cự vẫn khẳng định “tôi
làm đúng, khi thẩm định dự án đều có ý kiến của 12 bộ nghành… sau đó báo cáo
Chính phủ và được Chính phủ đồng ý…”. Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 9/4/2008 ông
Cự ký văn bản số 858/UBND-CN2 gửi Formosa nêu rõ thời hạn cho thuê đất là 70
năm. Tới ngày 8/5/2008, Hà Tĩnh mới có công văn gửi các bộ nghành xin ý kiến.
Theo Thanh tra Chính phủ, ý kiến các bộ ngành không đề nghị Chính phủ cho phép
thời hạn 70 năm, và tại thời điểm đó Chính phủ cũng chưa có ý kiến cho phép
thời hạn trên 50 năm. Nếu đúng vậy thì ông Cự phạm tội nói dối, và đổ lỗi
quanh.
Trước
khi FHS đầu tư vào Khu Kinh tế Vũng Áng làm nhà máy thép Formosa và cảng biển
Sơn Dương, thì Tata Group, một tập đoàn lớn có kinh nghiệm sản xuất thép hơn
100 năm của Ấn Độ cũng quyết định đầu tư vào Vũng Áng. Nhưng vì ông Cự đã chọn
FHS nên Tata đành bỏ cuộc. Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Cự
giải thích, “Đúng là Tata vào trước, đáng ra Tata phải được ưu tiên, nhưng
do họ triển khai quá chậm nên Formosa đã chớp lấy cơ hội!”. Phải chăng
Formosa nhanh chân hơn Tata, hay lại quả nhiều hơn, nên ông Cự cũng “chớp lấy
cơ hội” bất chấp rủi ro tiềm ẩn về môi trường và an ninh?
Không
biết ông Cự vì quê hương đất nước hay vì “lợi ích cá nhân” (như lời ông Quyết
Thắng), mà bất chấp luật lệ và dư luận xã hội, cho Formosa hưởng quá nhiều ưu
đãi (như một tô giới). Buông lỏng quản lý và giám sát đã dẫn đến thảm họa môi
trường (“đúng quy trình”). Đó là quy trình gì? Làm bậy “đúng quy trình” rồi đổ
lỗi để chạy tội là một đặc thù văn hóa tham nhũng kiểu Việt Nam (tham nhũng “đi
vào ổn định”). Đó là quy trình siêu tốc đối với một đại dự án, khi hai bên câu
kết trở thành đồng minh về lợi ích, thao túng luật lệ. Nếu Formosa đã từng thao
túng chính quyền Quốc Dân Đảng tại Đài Loan thì nay (với MCC) họ thừa sức thao
túng những quan tham trong chính quyền Hà Tĩnh (và Hà Nội).
Báo
cáo đầu tư của Formosa lập trong 3 ngày (thật kỷ lục!). Quá trình thẩm định và
phê duyệt dự án của UBND tỉnh làm trong 1 tháng. Ngày 9/4/2016, ông Cự (lúc đó
là phó chủ tịch tỉnh) ký văn bản số 858/UBND-CN2 xác nhận ưu đãi đầu tư cho
Formosa thuê đất 70 năm. Chỉ 2 tháng sau (12/6/2008) ông Cự đã ký giấy phép đầu
tư, và chỉ 18 ngày sau (30/6/2008) bộ TN&MT đã phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường (DTM).
Theo
nhà báo Lan Anh (VTC) người đã phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm với câu nói nổi
tiếng “chọn cá hay thép” (25/4/2016), chỉ 3 ngày sau (28/4) ông Phan Tấn Linh
(giám đốc sở TTTT Hà Tĩnh) đã gửi công văn cho các cơ quan chức năng, đề nghị
xử lý VTC vì đã phát nội dung cuộc phỏng vấn. Tại sao ông Linh lại mẫn cán gửi
công văn bênh vực Formosa và chĩa mũi nhọn vào báo chí? (tuy báo chí làm đúng
chức năng). Lý giải hành động mẫn cán của ông Linh, nhà báo Lan Anh gọi đó là
hành động “cõng rắn cắn gà nhà”.
Trong
khi cá chết hàng loạt thì ông Đặng Ngọc Sơn (phó chủ tịch UBND) khuyên dân cứ
ăn cá và tắm biển (như không có chuyện gì). Hôm đó chắc không phải là “ngày cá
1/4” và cá chết không phải là chuyện đùa. Còn ông Đặng Quốc Khánh (chủ tịch
UBND) thì vẫn yên lặng một cách bí ẩn, chưa hề xuất hiện và lên tiếng (tuy 3
tháng đã trôi qua).
Đến
nay, một số nhà thầu phụ Hà Tĩnh vẫn đang tiếp tay cho Formosa gây ô nhiễm môi
trường bằng cách bí mật di chuyển hàng ngàn tấn rác thải các loại đi chôn trộm
tại nhiều nơi (như công viên, khu dân cư) tại Kỳ Anh, Hà tĩnh, và chở hàng trăm
tấn chất thải nguy hiểm ra chôn trộm tại Phú Thọ. Nếu bị phát hiện thì họ đổ
lỗi quanh, và cho người hành hung báo chí. Phải chăng vì đồng tiền nên họ “đâm
lao phải theo lao”? Nhưng điều đáng nói là một số quan lại địa phương vẫn vô
cảm và vô can trước thảm họa môi trường (mà họ là đồng phạm). Một quan nhỏ như Phan
Duy Vĩnh (phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh) mà cũng dám coi thường công chúng khi
viết trên Facebook, “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn.”
Tiến
sỹ Tô Văn Trường (một chuyên gia về môi trường) cho biết ông “không khỏi
giật mình vì sự tắc trách và trình độ chuyên môn của những người có trách nhiệm
phía Việt Nam trong công tác kiểm tra, và giám sát môi trường…Khuyết điểm lớn
nhất không phải là cấp giấy phép xả thải hay báo cáo ĐTM mà chính là lỗ hổng về
công tác kiểm tra, giám sát về môi trường của Bộ TN&MT và Sở TN&MT Hà
Tĩnh…Một số người phụ trách về môi trường chẳng những làm ngơ, mà còn nhận làm
thuê, đổ chất thải của Formosa không đúng quy định… Chỉ có một nguyên nhân là
họ tham tiền và đã bị Formosa móc ngoặc”. (BVN, 27/7/2016).
Ông
Trường còn đặt nghi vấn là ngoài chất độc đã được phát hiện là phenol, cyanua
mà thủ phạm là Formosa, liệu còn chất độc nào khác chưa bị lôi ra ánh sáng? Một
số người vẫn tin là phải có một lượng độc tố khác ngoài phenol và cyanua, được
thải vào biển. Theo kỹ sư Nguyễn Minh Quang (Basam.info, 28/7/2016), kết quả
phân tích mẫu cá chết của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt nam đã xác
nhận cá chết vì ammonia. “Mọi bằng chứng khoa học về nguyên nhân cá chết
hàng loạt tại miền Trung đều hướng về phía ammonia chứa trong nước thải xả từ
nhà máy luyện than coke của Formosa”.
ĐBQH
Trần Quốc Khánh cho rằng, “Formosa là bài học cảnh tỉnh cho những ai có
tư duy bất chấp tất cả để chạy theo lợi ích, kể cả lợi ích cá nhân và lợi ích
địa phương… Cần phải xử lý nghiêm khắc những sai phạm tại Formosa, kể cả xử lý
hình sự”. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa cũng nói, “Tôi ủng hộ quan điểm
nên thành lập Ủy ban Lâm thời để xem xét, điều tra các vấn đề môi trường nổi
cộm. Trước mắt là tập trung vào trường hợp Formosa… Đã đến lúc phải rà soát lại
tất cả các quy trình để xem có đủ sức ngăn chặn được những tiêu cực của
những người có trách nhiệm xây dựng cũng như là phê chuẩn những quy trình đó
hay không”.
Ông
Vũ Quốc Hùng (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ) khẳng định. “lần này
theo chỉ đạo của Trung ương, khi xem xét khuyết điểm của cán bộ thì không hề có
bất cứ vùng cấm nào, bất luận người đó đương chức hay đã về hưu, ngay cả đương
chức thì dù ở bất cứ chức vụ nào cũng phải bị xem xét… Về xử lý nội
bộ, Đảng không phân biệt một ai, kể cả là đã về hưu nhiều năm nhưng nếu có liên
quan đến những sai phạm trong thời kỳ công tác thì cũng không có chuyện “hạ
cánh an toàn”. Chúng ta hãy chờ xem!
Phải
nhắc lại câu chuyện Formosa bởi vì đó là phần nổi của tảng băng chìm. Nó lý
giải một phần tại sao Việt Nam vẫn đang mắc kẹt tại ngã ba đường. Ông Trịnh
Xuân Thanh, ông Vũ Huy Hoàng, và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã “lên thớt” (theo
chỉ đạo của TBT) trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” (kiểu Việt Nam). Trận “Núi
Pháo” cũng đã mở màn. Nhưng chưa biết bao giờ đến lượt ông Võ Kim Cự (và
cộng sự)? Đến nay ông Cự vẫn vô can, vẫn là đại biểu Quốc Hội và Chủ tịch Liên
Minh Hợp Tác Xã. Việc ông Cự “lên thớt” hay hạ cánh an toàn là thước đo lập
trường của Việt Nam đối với câu chuyện Formosa và Biển Đông (sau phán quyết của
PCA), và đổi mới thể chế (như khuyến nghị trong báo cáo “Việt Nam 2035”).
Miến
Điện & Mông Cổ: Bài học chuyển đổi
Trong
mấy thập kỷ qua, nhiều nước đã chuyển đổi thể chế chính trị từ độc tài thành
dân chủ. Trong đó, Miến Điện và Mông Cổ là hai bài học thành công, đáng để cho
Việt Nam tham khảo và học hỏi. Tất nhiên, bối cảnh lịch sử mỗi nước một khác,
với những đặc thù kinh tế, văn hóa, tôn giáo, sắc tộc cũng khác nhau, nhưng đây
là hai câu chuyện chuyển đổi thành công bằng đường lối ôn hòa và không bạo lực.
Trong
khi Trung Quốc và Việt Nam đổi mới kinh tế khá thành công (với các mức độ khác
nhau), nhưng không đổi mới chính trị, nên đất nước đang gặp rắc rối. Việc tham
khảo các mô hình chuyển đổi như Miến Điện và Mông Cổ là cần thiết, để đổi mới
thể chế, nhằm giải phóng và phát huy những tiềm năng của đất nước.
Người
ta đã nói nhiều về Miến Điện như một bài học chuyển đối mà Việt Nam cần tham
khảo. Những người dẫn dắt quá trình chuyển đổi ôn hòa tại Miến Điện đã thành
công vì họ đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích riêng. Ông Then Sein (cựu tổng
thống) và bà Aung San Suu Kyu (lãnh tụ đảng NLD) đã thay đổi lịch sử Miến Điện
bằng hòa giải dân tộc, chuyển đổi nền độc tài quân sự thành thể chế dân chủ.
Nhưng họ mới đi được nửa đường.
Nhiều
người cho rằng Miến Điện đang có dấu hiệu bất ổn, vì bà Aung San Suu Kyi
đã khẳng định “ở trên tổng thống” (trong vai trò “cố vấn nhà nước”).
Người ta lo rằng hành động này làm xói mòn nền dân chủ mà chính bà
chủ trương. Một số người lên án đảng NLD của bà đang lạc vào chủ nghĩa
độc đoán. David Matieson (một chuyên gia về nhân quyền) nhận xét, “Văn hóa
trong đảng rất không minh bạch và độc đoán…Nhiều đảng viên bị khoá
miệng không được nói…Họ đang thật sự cố gắng để giữ kỉ luật đảng
ở mức độ phi dân chủ.”
Trong
khi đó, những người khác cho rằng bà Suu Kyi cũng chỉ là con người, và là
một chính khách. Để làm một chính khách khác với đoạt giải Nobel, và hoạt
động dân chủ. Không nên nhầm lẫn. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, bà
Suu Kyu nói, “Tôi đã là một chính khách từ lâu… Tôi khởi đầu làm
chính trị không phải như một người bảo vệ nhân quyền, hay một nhà
hoạt động nhân đạo, mà là lãnh tụ của một đảng chính trị. Nếu đó
không phải là chính khách thì tôi không hiểu thế nào mới là chính
khách”.
Đây
là những vật vã trong quá trình phát triển (growing pains), chứ không phải bế
tắc tại ngã ba đường. Miến Điện đã thoát khỏi ngã ba đường và đang trên con
đường dân chủ hóa và kiến tạo đất nước. Khó khăn, thử thách còn nhiều. Bà Suu
Kyu không chỉ là một “ngọn đèn hi vọng” (như lời Tổng thống Obama), mà là một
tổng thống (de facto).
Bên
cạnh bài học Miến Điện, bài học Mông Cổ cũng đáng suy nghẫm. Một nước nghèo,
lạc hậu, dân số ít, bị kìm kẹp giữa hai nước láng giềng khồng lồ, đã trỗi dậy
và chuyển đổi ngoạn mục. Trong suốt bảy thập kỷ, Mông Cổ chưa hề biết đến tự do
và dân chủ, bị chìm đắm trong bóng đen của nền độc tài. Nhưng người Mông Cổ đã
dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ, đồng hành với tự do dân chủ để tiến bước về
phía tương lai của dân tộc.
Tsakhiagiin
Elbegdorj (sinh 1963), là lãnh tụ của phong trào dân chủ Mông Cổ, được ca ngợi
như là Thomas Jefferson của Mông Cổ. Khi từ Moscow trở về nước (năm 1989), hành
trang của anh sinh viên 26 tuổi này không phải là tài liệu sách vở về CNXH học
được tại trường đảng Moscow mà là những thay đổi từ chính sách Glasnost của
Gorbachev. (Theo Trần Trung Đạo, “Dân cần minh bạch”, Danlambao.vn, 21/5/2016).
Elbegdorj
tin rằng chỉ có dân chủ mới cứu được Mông Cổ. Trong bài phát biểu (28/11/1989),
Elbegdorj đã nhấn mạnh, “Mông Cổ cần dân chủ và minh bạch…” Mông
Cổ phải chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ bằng một cuộc cách mạng bất bạo
động.
Cuộc
biểu tình tuyệt thực đầu tiên ngày 10/12/1989 chỉ có 13 “tên phản động” (do
Elbegdorj cầm đầu). Ngày nay người Mông Cổ gọi họ một cách kính trọng là “13
nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên”. Cuộc cách mạng dân chủ không làm rơi một giọt
máu nào là do hầu hết 2.1 triệu dân Mông Cổ dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ,
trong số đó có Tổng Bí Thư Đảng Công sản Jambyn Batmönkh. Năm 1998, khi cách
mạng thành công, Elbegdorj được bầu làm Thủ Tướng, và năm 2009 ông được bầu làm
Tổng thống Cộng Hòa Mông Cổ.
Elbegdorj
đã biến điều không thể thành có thể. Về đối nội, Mông Cổ từ bỏ chính sách “kinh
tế kế hoạch hóa tập trung” theo mô hình Liên Xô cũ, và áp dụng chiến lược “hai
chọn một”. Về đối ngoại, từ 1994, Mông Cổ theo phương châm “ngoại giao trong
thế cân bằng về khoảng cách”. Từ cuối thập niên 1990, Mông Cổ thực hiện
chính sách “láng giềng thứ ba”, và đến năm 2015, đề xuất ý tưởng “nước trung
lập vĩnh viễn”. Mông Cổ đã từng bước phá thế kìm kẹp địa chính trị để tạo ra
bước nhảy vọt, mở rộng không gian sinh tồn cho mình.
Mông
Cổ coi mối quan hệ cân bằng với Nga và Trung Quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong chính sách ngoại giao của mình. Tháng 8/2014, tại Ulan Bator, Mông Cổ
và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về “xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp
tác chiến lược toàn diện”. Đồng thời, ngoài Nga và Trung Quốc, Mông Cổ đã phát
triển quan hệ hợp tác với các nước lớn khác như Mỹ, Nhật và Đức theo chính sách
“láng giềng thứ ba”.
Vai
trò của của Ulan Bator trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng như
mở rộng đối thoại đa phương đã giúp Mông Cổ có vai trò quan trọng trên thế
giới. Mông Cổ đã dần trở thành cầu nối giữa Triều Tiên và các nước Đông Bắc Á,
và đã tận dụng ưu thế này để trở thành nước hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn
Quốc. Mông Cổ đã đề xuất sáng kiến “Đối thoại Ulan Bator” nay trở thành diễn
đàn đa phương quan trọng, bên cạnh vòng đàm phán 6 bên do Bắc Kinh khởi xướng.
Khi Đàm phán 6 bên bị đình trệ thì “Đối thoại Ulan Bator” là kênh đàm phán hiệu
quả nhất giữa Bình Nhưỡng với thế giới.
Nói
tóm lại, Mông Cổ đã dũng cảm và khôn ngoan chuyển đổi thành công, mà vẫn giữ
được độc lập chủ quyền, trong khi Việt Nam vẫn mắc kẹt tại ngã ba đường.
Thay
lời kết: Lối thoát nào cho Việt Nam
Trong
lịch sử gần đây, không có một chính thể độc tài nào (kể cả Miến Điện và Mông
Cổ) lại tình nguyện từ bỏ độc quyền và độc tài, nếu không có đủ sức ép đòi đổi
mới. Mọi chuyển đổi (dù ôn hòa và bất bạo động) đều phải từ dưới lên (bottom
up), chứ không chỉ từ trên xuống (top down). Điều kiện thiết yếu là phải dứt
khoát đoạn tuyệt với quá khứ, để đưa dân tộc tiến tới tự do dân chủ (như Miến
Điện và Mông Cổ).
Đặc
điểm của những người không dám đoạn tuyệt với quá khứ là họ chỉ phê bình hiện
tượng, nhưng tránh nhắc đến bản chất, chỉ nói đến hệ quả nhưng bỏ qua nguyên
nhân, chỉ nói lên thực trạng xã hội mà không lý giải nguyên nhân nào dẫn đến
thực trạng đó. Có lẽ hầu hết là sản phẩm của ý thức hệ đã thấm dần và ăn sâu
vào tiềm thức thành thói quen tư duy. Họ thường hoài nghi những thay đổi
“không chính thống”, mà không hiểu rằng chế độ đã bị thao túng bởi các nhóm lợi
ích bất minh như tư bản đỏ và xã hội đen.
Bị
ngộ độc bởi ý thức hệ cực đoan, lòng tin gần như vô thức của nhiều người quen
lệ thuộc vào cơ chế xin cho và ban phát. Nay dù ủng hộ tự do dân chủ, nhưng tâm
thức và thói quen tư duy của họ vẫn chưa thoát khỏi ám ảnh về cực đoan và bạo
lực, là hệ quả của chiến tranh. Mọi thay đổi đều có quy luật và phải trả giá.
Đổi mới thể chế tại Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Phải từ bỏ cực đoan và
bạo lực. Không thể thay thế độc quyền này bằng độc quyền khác. Muốn thoát Trung
và thoát khỏi ngã ba đường, phải ra khỏi cái hang ý thức hệ. Einstein đã từng
nói, “không thể giải quyết vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra vấn đề đó”.
NQD.
29/7/2016
Tác giả gửi cho viet-studies ngày
29-7-16