7 ĐIỀU
"KÌ QUẶC" LÀM NÊN
NỀN GIÁO DỤC SỐ 1 THẾ GIỚI Ở PHẦN LAN
http://cafebiz.vn/7-dieu-ki-quac-lam-nen-nen-giao-duc-so-1-the-gioi-o-phan-lan-2016061513540434.chn
***
Theo cuộc
nghiên cứu kéo dài 3 năm của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, học sinh
Phần Lan đạt tiêu chuẩn tri thức cao nhất trên thế giới. Các em đọc nhiều sách
hơn một cách rõ rệt so với học sinh những quốc gia khác, xếp hạng nhất về bộ
môn khoa học, hạng năm về toán học. Khác với nhiều nước, giáo dục ở Phần Lan
gồm 2 giai đoạn, tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) và trung học (từ lớp 7 đến lớp
9). Lớp 10 được thành lập riêng cho những học sinh muốn cải thiện điểm số.
Dưới đây là
7 nguyên tắc làm nên nền giáo dục phát triển rực rỡ ở Phần Lan.
1. BÌNH
ĐẲNG
- Bình đẳng
giữa các trường: Tất cả các trường đều được tài trợ cơ sở vật chất và trang
thiết bị như nhau. Hầu hết các trường công lập đều giảng dạy cùng một giáo
trình. Ngoại trừ một số trường bán công lập dạy bằng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc
tiếng Pháp, còn lại người Phần Lan luôn muốn bảo tồn ngôn ngữ của đất nước
mình. Họ dạy tiếng Thụy Điển dùng làm ngoại ngữ thứ hai hoặc tiếng Sami, một
dân tộc thiểu số ở Phần Lan.
- Bình đẳng
giữa các môn học: không môn nào được ưu tiên hơn các môn khác.
- Bình đẳng
giữa phụ huynh: Giáo viên không được phép biết nghề nghiệp của phụ huynh học
sinh.
- Bình đẳng
giữa học sinh: Học sinh không được chia thành lớp chọn hay lớp thường, cũng
không chia theo khối. Không có học sinh ngoan hay học sinh cá biệt, tất cả đều
phải trải qua những thách thức về thể chất và trí tuệ như nhau. Nguyên tắc cơ
bản của một giáo viên là đối xử với học sinh với thái độ khách quan, công bằng.
Không có môn học nào được ưu tiên đặc biệt ở Phần
Lan.
2. HỌC SINH
ĐƯỢC HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
Không chỉ
học phí, học sinh không phải chi trả cho những khoản sau đây:
- Bữa trưa.
- Các tour
du lịch, tham quan bảo tàng, hoạt động ngoại khóa.
- Xe buýt
đưa đón nếu nhà cách trường hơn 2km.
- Sách giáo
khoa, tài liệu học tập, máy tính, máy tính bảng. Phụ huynh không được mua cho
con dụng cụ riêng.
Học sinh không phải chi trả cho các tài liệu học
tập.
3. TIẾP CẬN
TỪNG CÁ NHÂN
Chương
trình học được thiết kế để có thể tiếp cận với từng học sinh. Từ sách giáo
khoa, sách thực hành, bài tập về nhà và bài giảng trên lớp đều được chọn lựa và
phân loại sao cho phù hợp với từng học sinh. Ngoài ra, nhà trường có những lớp
phụ đạo và gia sư kèm cho những học sinh cần cải thiện thành tích.
4. KHÔNG CÓ
NHỮNG KỲ THI
Người Phần
Lan có câu nói: “Nếu phải chọn lựa giữa chuẩn bị hành trang cho cuộc sống hay
cho những kỳ thi, tôi chọn điều thứ nhất”. Đó là lý do không có kỳ thi nào
trong những trường học ở Phần Lan. Giáo viên sẽ tự quyết định thời điểm tiến
hành các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất là bài thi viết để xét tiêu
chuẩn tốt nghiệp trung học. Không có một lớp ôn luyện nào trước kỳ thi.
Trường học
là nơi đào tạo những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Sau khi tốt nghiệp, trẻ
em Phần Lan sẽ biết cách trả tiền thuế, lập trang web quảng cáo, tính phần trăm
chiết khấu hoặc vẽ bản đồ
Không có kỳ thi và bệnh thành tích. |
5. TIN
TƯỞNG
Mọi mối
quan hệ trong trường học đều được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Giáo viên không
kiểm tra đột xuất cũng không áp đặt luật lệ cho học sinh. Hệ thống giáo dục chỉ
đưa ra những đề xuất chung và giáo viên sẽ chọn áp dụng một trong số đó. Học
sinh được quyền tự do làm việc mình thích trong yên lặng nếu đã xong bài tập
hoặc cảm thấy bài giảng là vô bổ. Họ quan điểm rằng học sinh luôn tự biết điều
gì là tốt nhất cho mình.
6. SỰ TỰ
NGUYỆN
Không thể
tiếp thu kiến thức một cách ép buộc. Mọi giáo viên sẽ cố gắng khuyến khích học
sinh học tập, nhưng nếu học sinh đó không muốn học hoặc không có khả năng học,
họ muốn tập trung tìm kiếm một công việc thực tế hơn, giáo viên sẽ không vì thế
mà liên tục cho học sinh đó điểm thấp. Việc học lại một năm cũng không phải
điều đáng xấu hổ nếu nó cần thiết cho tương lai.
Giáo dục Phần Lan đặc biệt chú trọng tính thực tiễn. |
7. GIÁO
VIÊN KHÔNG DẠY QUÁ NHIỀU KIẾN THỨC MÀ CHÚ TRỌNG TÍNH ĐỘC LẬP
Giáo viên
không dạy học sinh quá nhiều kiến thức mà dạy phương pháp ghi nhớ cũng như cách
tự mình suy nghĩ, phân tích, tìm kiếm thông tin từ những nguồn bên ngoài lớp
học, đặc biệt là internet.
Ngoài 7
nguyên tắc trên, giáo dục Phần Lan không chấm điểm học sinh từ lớp 1 đến lớp 3.
Các trường đều có một hệ thống bảng điện từ gọi là Wilma, giúp giáo viên, viên
chức, bác sĩ, nhà tâm lý học có thể phản hồi về học sinh và liên lạc với phụ
huynh. Không có học sinh nào sợ nhận điểm xấu ở Phần Lan. Lớp học là nơi khuyến
khích trẻ, không phải nơi răn đe trẻ. Tiền lương và danh tiếng của giáo viên
cũng không phụ thuộc vào thành tích của học sinh.
Khuôn viên
nhà trường không có rào chắn. Học sinh được tự do ngồi trên sàn hoặc thảm cỏ,
cũng không có quy định nào về đồng phục. Khi thời tiết đẹp, các lớp học sẽ diễn
ra ngoài trời. Học sinh trung học được phép ra khỏi trường trong giờ nghỉ trưa.
Hầu như
không có bài tập về nhà , vì thế trẻ em được tận hưởng thời gian vui chơi giải
trí sau khi kết thúc giờ học. Giáo viên cũng khuyến khích các bậc phụ huynh
không nên kèm con học, thay vào đó nên đưa bé đi tham quan triển lãm, đi dạo
hoặc đi bơi.
Người Phần
Lan không cho rằng hệ thống giáo dục của mình là hoàn hảo, vì thế họ không
ngừng nghiên cứu và cải thiện cho phù hợp với những thay đổi của xã hội. Người
Phần Lan làm những gì họ cho là tốt nhất cho con cái mình. Trẻ em không ghét
trường học, không bị áp lực về điểm số hay thành tích. Các em giành nhiều thời
gian tận hưởng cuộc sống ngay cả trong việc học tập.
........../.
Học sinh sẽ cùng với giáo viên xây dựng nên chương trình học cho chính bản thân mình.
PHẦN LAN SẼ LÀ QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN
THẾ GIỚI LOẠI BỎ TOÀN BỘ CÁC MÔN HỌC
KHỎI CHƯƠNG TRÌNH
Là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới, Phần
Lan luôn xếp thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu. Mặc dù
vậy, các nhà làm giáo dục tại Phần Lan vẫn cho đây là chưa đủ khi có quyết định
cải tiến lại toàn bộ hệ thống giáo dục của quốc gia này.
Việc cải tiến này tới từ loại bỏ toàn bộ các môn học trong giáo dục
như vật lý, toán, văn học, lịch sử hay địa lý. Theo bà Marjo Kyllonen, người
phụ trách giáo dục tại Helsinki: "Có rất nhiều trường dạy theo kiểu
truyền thống và mang lại lợi ích từ đầu thế kỉ 20, thế nhưng nhu cầu hiện tại
không còn như xưa, chúng ta cần cải cách lại để giáo dục phù hợp hơn với thế kỉ
21"
Bà Marjo Kyllonen cho rằng phương pháp giáo dục truyền thống không còn phù hợp ở thế kỉ 21.
Bà Marjo Kyllonen cho rằng phương pháp giáo dục truyền thống không
còn phù hợp ở thế kỉ 21.
Thay vì những môn học riêng rẽ, học sinh sẽ được học về những sự
kiện cũng như hiện tượng theo format riêng. Ví dụ, khi muốn học về chiến tranh
thế giới, học sinh sẽ được dạy từ góc nhìn lịch sử, địa lý cũng như những phát
kiến toán học trong thời gian đó. Những môn học, kiến thức ít xuất hiện trong
bậc học trung học như kinh tế, giáo tiếp cũng sẽ được tuỳ biến để đưa vào
chương trình này.
Mặc dù vậy, chương trình học trên tại Phần Lan chỉ được áp dụng với
những học sinh có độ tuổi trên 16. Các nhà làm giáo dục tin rằng học sinh sẽ
chọn lựa được chủ đề hoặc những sự kiện mà họ muốn học, thay vì học theo danh
sách mà nhà trường cung cấp.
Học sinh sẽ cùng với giáo viên xây dựng nên chương trình học cho chính bản thân mình.
|
Học sinh sẽ cùng với giáo viên xây dựng nên chương trình học cho chính bản thân mình.
Các nhà làm giáo dục Phần Lan tin rằng, bằng cách này học sinh sẽ
củng cố kiến thức tốt hơn cho tương lai, những câu hỏi liên quan như "môn
học này có lợi ích gì sau này?" sẽ không còn xuất hiện nữa. Học
sinh không cần thiết phải trải qua toàn bộ quá trình rèn luyện về hoá học hay
vật lý nếu họ không thật sự cần.
Cách thức giảng dạy truyền thống sẽ được thay đổi, học sinh không
còn phải lo lắng mỗi khi bị gọi lên bảng trả lời câu hỏi, thay vào đó họ sẽ
được chia thành các nhóm để cùng giải quyết vấn đề mà cả nhóm quan tâm.
Nền giáo dục Phần Lan coi trong việc tự học cũng như làm việc theo
nhóm nên thay đổi trên sẽ ảnh hưởng lớn tới cả giáo viên. Để thực hiện được
những điều trên phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh, củng
cố kiến thức cho giáo viên đủ để cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Tất
nhiên, lương dành cho giáo viên sẽ tăng và đã có khoảng 70% giáo viên tại
Helsinki đang chuẩn bị cho hệ thống giáo dục mới này.
Theo dự kiến, những thay đổi trong hệ thống giáo dục tại Phần Lan sẽ
được hoàn thiện vào năm 2020.
........../.