''''''''''''''''''' Họa sĩ TRẦN TRUNG TÍN




chuyện người vẽ tranh
TRẦN TRUNG TÍN 

_________________



[PHOTO BY GOOGLE.COM]















**************


















tư liệu dưới đây được trích từ :
[http://lunghe.blogspot.com/2010/09/cap-nhat-ve-hoa-si-tran-trung-tin.html]


*****

Người ta mệnh danh cho ông là Munch của Việt Nam 
( Edvard Munch họa sĩ người Hà Lan, tác giả của bức tranh 
nổi tiếng The Scream- Tiếng Thét )


******

Trần Trung Tín đã làm một bài thơ đối lại với bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu . Trong đó có câu:  

"Trái tim anh đó 
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: 
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều 
Phần cho thơ, và phần để em yêu..." 
Em xấu hổ: "Thế cũng nhiều anh nhỉ!"  
( Trích thơ Tố Hữu, Bài Ca Mùa Xuân 61)   

Trần Trung Tín viết lại thế này:  

Trái tim tôi không phải quả táo Tàu  
Mà có thể dùng dao  
Cắt chia ba phần to nhỏ 
Cho em phần ít, cho thơ, cho Đảng phần nhiều 
Với những gì tôi yêu  
Tôi cho tất cả

******



bức tranh Bi Kich Lạc Quan mà người Pháp đã tặng lại họa sĩ, hiện gia đình vẫn còn giữ. Và đã được đưa đi triễn lãm tại Asia House, London vào mùa hè 2007.


[...]

Tháng 9- 1975 , ông khóa cửa căn phòng của mình lại vì ông chỉ được cho đi về miền Nam nghỉ phép 2 tháng. Chứ không được trở về quê hương như những người đi tập kết khác. Lý do vì theo đánh giá của những người lãnh đạo ông lúc đó cho rằng chưa đả thông được tư tưởng của ông. Khi làm kiểm điểm lần chót để trở về Nam thì ông ghi vô bản kiểm điểm là. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình.  

Vì vậy nên ông vẫn để nguyên vẹn đồ đạc cũng những bức tranh của ông tại căn phòng đó.  

Nhưng sau khi về Nam, chứng kiến những cảnh bát nháo tại Sài Gòn do giành nhà, cướp nhà, đuổi dân Sài Gòn đi kinh tế mới để cán bộ chiếm nhà, cũng như chứng kiến hàng vạn người miền Nam đã liều chết để bỏ xứ ra đi trên những con thuyền mong manh, ông vô cùng đau xót.  

Lý tưởng mà ông đã hiến cả tuỗi thanh xuân của mình để theo đuổi, không phải là như vậy. Ông đã gởi một điện tín ra xưởng film truyện Việt Nam, thông báo quyết định ra khỏi Đảng, ra khỏi biên chế nhà nước.  

Ở lại Sài Gòn, với hai bàn tay trắng, ông đi làm lơ xe đò sống chung với những người dân lao động nghèo khổ.  

Vì như vậy nên căn phòng của ông đã bị khóa cửa đến hai năm sau đó, tranh của ông đã bị mối mọt thưởng thức gần hết, còn một số thì có bà hàng xóm làm mồi nhóm lửa.



******






















............./.