Chung quanh việc Nga
xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir Putin, Tổng thống của
Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính trị Tây phương thắc mắc và bàn
thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua: Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước
được việc Nga xua cả mấy ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm
Crimea? Hai, tại sao giới lãnh đạo Tây phương, kể cả
các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến Barack Obama, đều có vẻ cả tin
Vladimir Putin đến vậy? Đằng sau hai câu hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao
Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị Putin lừa đến như vậy?
Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150.000 lính đến biên giới Ukraine nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất nhỏ.
Giới chức tình
báoMỹ biện minh: họ vẫn thường xuyên
cập nhật các tin tức họ thu lượm được tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo
cho chính phủ nhưng việc đánh giá đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như
Nga, chẳng hạn, rất khó chính xác.
Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ tình báo đến chính
khách đều nhầm. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.
Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.
Thứ hai, quan trọng hơn, hầu như mọi người
đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.
Nhớ, vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng
thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người đồng
nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự tin đáp: “Tôi
nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I looked in his eyes and saw
his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều người chê là ngây thơ.
Nhưng không phải ai cũng thoát được sự ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân
tràn vào Crimea, phần lớn các tờ báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho việc Putin điều
động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm dọa. Các bài viết mang
nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine” hay “Không, Nga sẽ không can
thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi người đừng lo lắng thái quá vềtình hình ở
Crimea” xuất hiện đầy trên các mặt báo.
Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học
giả, các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ tấn
công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với Georgia vào
năm 2008.
Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?
Có ba lý do chính:
Có ba lý do chính:
Thứ nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu
để có thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là
nếu lao vào một cuộc xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt,
ít nhất về phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị
giảm giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bao
nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa đông tại Sochi vừa rồi như đổ vào biển,
cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị vào tháng 6 sẽ
hóa thành công cốc. Đó là chưa kể các nguy hại lâu dài: Về kinh tế, Nga phải
cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20% là người lớn tuổi; về an
ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du kích hoặc khủng bố của mấy trăm
ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù ghét Nga.
Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết
chính quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử
thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã gầy
guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo với lạm phát
và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân Thủ tướng Ukraine ước chừng khoảng 37
tỉ Mỹ kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít nhất
25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách. Trong khi đó số
ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.
Thứ ba, không những không cần thiết, nó còn
có hại. Hai cái hại lớn nhất là: Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào
giúp Ukraine. Bình thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ
hững với việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải
đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ không
đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn công Crimea,
chắc chắn Mỹ và châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một cách nhiệt tình và tận
tình như vậy. Hai, hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng
Ukraine trở thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách
mãnh liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, Chrystia
Freeland cho là Ngađã thực sự thua trận.
Tất cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố
vấn của ông đều biết rõ. Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy
mà ông vẫn quyết định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?
Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin. Ông nghĩ
là Mỹ sẽ không dám phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi với hai cuộc
chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập trung đối đầu với
Trung Quốc ở châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các quốc gia Âu châu, những
đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí của
Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga: Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi
của mình, không thể mạnh tay với Nga được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ
cũng chẳng làm gì được. Chính sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường
rất cẩn thận, tránh né mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu
châu Âu không đóng vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà
thôi. Mà kiểu đánh ấy thì ông chả
ngán chút nào cả.
Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ
và cách hành xử của
Putin hoàn toàn khác
với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ, cho là
Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho những lời lẽ của
Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine là những sự hư cấuđáng giật mình nhất kể từ Dostoyevsky.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ
20 hoặc thế kỷ 19! Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm với
Tổng thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như Putin đang sống
ở một thế giới khác
Nhưng khác như thế nào? Khác ở ba điểm chính: Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề; hai, sẵn sàng hy sinh
tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự cùng khổ của dân chúng để đạt
được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù đối
với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa cộng sản sụp
đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên bang Xô viết trước đây là một sai lầm lớn nhất
trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng là phục hồi lại đế quốc Nga
bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc
Liên bang Xô viết trước đây. Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản
trở chính là tham vọng bành trướng của Mỹ và châu Âu. Mỗi lần Liên hiệp Âu châu
thu nạp một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn
đó như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại xem
đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách quyết liệt,
bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.
Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự
liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.
Trước mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố
có lẽ Putin không nghĩ đến khi quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với
cuộc xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện
nay có một yếu tố mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc
tế: thị
trường chứng khoán. Ngay
ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên đất Crimea, chỉ số thị trường
chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60 tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm
đến mức kỷ lục.
Về lâu về dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc
ngay cả toàn lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng
kinh tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải
còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ Georgia, và
Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham nhũng hiện nay, nếu
lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng khủng khiếp. Đó là chưa kể Nga
sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối bằng vũ trang, dưới hình thức du kích hoặc
khủng bố, của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.
Trong một bài viết mới đăng trên tờ The Washington Post, Henry A.
Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không
phải ở chỗ nó bắt đầu như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.
Nhưng trong khi chờ cuộc xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.
Nhưng trong khi chờ cuộc xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.
..../.