Bỏ Tết cổ truyền ?
Bỏ Tết cổ truyền vì Việt Nam đã nghỉ quá nhiều? Hãy thử so sánh với các nước khác xem sao!
Những năm gần đây, rộ lên ý kiến đòi bỏ Tết Nguyên Đán để ''phù hợp với kinh tế thế giới'', rằng Việt Nam nghỉ nhiều, nghỉ ''lệch'' thời gian với các nước phát triển. Điều đó đúng hay sai?
Vào năm 2005, ý tưởng bỏ Tết ta, gộp Tết Nguyên Đán với ngày nghỉ đầu năm dương lịch được khởi xướng bởi Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân. Tuy đa phần người dân đều phản đối, chính phủ cũng không phê duyệt nhưng vẫn có một số trí giả trong nước đã có ý kiến ủng hộ đề xuất này.
Ông Võ Tòng Xuân cho rằng việc giữ Tết Nguyên Đán là tạo điều kiện cho người dân ăn chơi, phè phỡn nhậu nhẹt, mất cơ hội làm ăn với nước ngoài. Quan điểm này sau đó lại được một bộ phận dân chúng tự xưng ''trí thức'' khơi lại khi nước Nhật đầu tư ồ ạt vào Việt Nam với lý do là Nhật Bản đã từng bỏ Tết Nguyên Đán và Việt Nam nên học hỏi theo Nhật.
Vậy có thực là bỏ Tết Nguyên Đán sẽ tốt cho Việt Nam? Thiết nghĩ chỉ cần đưa ra một vài dẫn chứng thực tế là có thể tự đánh giá khách quan.
So với các nước khác, Việt Nam nghỉ nhiều hay ít?
Nguồn: Chuyên trang lịch số, niên giám thống kê timeanddate.com
Trong thời gian Việt Nam nghỉ Tết Nguyên Đán 2018 là 7 ngày kể trên (từ 14 tháng 2 đến 20 tháng 2 năm 2018) lại đã bao gồm Thứ 7 và Chủ Nhật. Những ngày lễ còn lại như Giỗ Tổ Hùng Vương, Giải Phóng Miền Nam 30 tháng 4, Quốc Khánh 2 tháng 9 chỉ nghỉ một ngày, không có gì để bàn cãi. Còn lại đều theo thông lệ quốc tế như ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5.
Trong khi đó, năm 2018 người lao động Nhật Bản nghỉ lễ tổng cộng 20 ngày như sau:
Nguồn: Chuyên trang lịch số, niên giám thống kê timeanddate.com
Theo như thống kê ở trên, Nhật Bản đã nghỉ các ngày lễ truyền thống nhiều hơn Việt Nam, trong đó có Tuần Lễ Vàng kéo dài liên tục 5 ngày từ 29 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5, tương đương Tết Nguyên Đán của Việt Nam hoặc Trung Quốc.
Ngoài ra, học sinh Nhật Bản có nghỉ đông cuối tháng 12 đến giữa tháng 01, nghỉ xuân cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, nghỉ hè 7 tuần từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Nói chung là bên cạnh người lao động thì học sinh Nhật Bản cũng được nghỉ nhiều hơn học sinh Việt Nam.
Tuần Lễ Vàng ở Nhật cũng kéo dài như Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.
Cứ như vậy, tính theo số lượng ngày nghỉ, thì nước Lào chỉ nghỉ có vỏn vẹn 5 ngày lễ, Hàn Quốc có 16 ngày lễ được nghỉ, Trung Quốc thì có 11 ngày (đã gồm cả Tết Nguyên Đán). Nhưng kinh tế Lào không hơn Việt Nam, và Trung Quốc thì là nền kinh tế thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Điều này chứng tỏ rằng số lượng ngày nghỉ ít hay nhiều không phải là yếu tố quyết định với nền kinh tế nước nhà.
Có phải người Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán để dễ bề kinh doanh với phương Tây không?
Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG. Bất cứ ai học chuyên ngành Tiếng Nhật hoặc Đông Phương Học, có tìm hiểu về văn hóa văn minh Nhật Bản sẽ biết rằng xứ sở Hoa Anh Đào có hệ thống lễ hội cực kỳ phong phú, nhiều ngày lễ hơn Việt Nam. Cho dù có bỏ Tết Nguyên Đán, họ vẫn còn hàng chục ngày lễ hội khác để nghỉ ngơi và vui chơi trong khi người phương Tây đang làm việc.
Ngày Oshougatsu ở Nhật Bản.
Một số ngày tiêu biểu mà người lao động ở Nhật được nghĩ có thể kể đến như ngày Xuân Phân, Thu Phân, Ngày Lá Xanh, Lễ Thành Nhân, Ngày Chiêu Hòa, Sinh nhật Thiên Hoàng, Ngày Trẻ Em, Ngày Tạ Ơn Lao Động, Ngày Kính Lão. Thậm chí có cả Ngày Của Núi, Ngày Của Biển... Có thể nói là: "Ôi thôi đủ loại ngày nghỉ lễ!"
Trên thực tế mà nói, Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán có hai lý do sau:
1. Tết Nguyên Đán du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Tổ tiên người Nhật vốn không có ngày này. Người Nhật có một ngày hội khác tên là Oshougatsu (Chính Nguyệt), với thời gian khá tương đồng với Tết Nguyên Đán. Trước 1873, khi còn dùng Âm Lịch và ăn Tết Nguyên Đán, người Nhật thường gộp chung Tết Nguyên Đán và Oshougatsu. Về sau khi bỏ Âm Lịch dùng Dương Lịch, họ vẫn giữ ngày Oshougatsu chứ không bỏ đi.
Ngày Oshougatsu, người Nhật vẫn kéo đèn kết hoa mừng năm mới.
2. Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán để thể hiện thái độ ngả về phương Tây, biểu lộ quan điểm đối nghịch cứng rắn trước sức ảnh hưởng của Trung Quốc chứ không phải để ''khớp với lịch làm ăn của phương Tây''. Đây là một quyết định mang tính biểu tượng vào một thời điểm nhạy cảm.
Căn bản, người Nhật vốn bỏ đi một thứ không thuộc về họ, điều đó hoàn toàn không có gì sai cả. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì hoàn toàn khác.
Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay Trung Quốc?
Tết Nguyên Đán là tài sản của nền văn minh lúa nước.
Những người yêu cầu bỏ Tết Nguyên Đán có một luận điệu như sau: "Tết Nguyên Đán là của Trung Quốc, cần phải bỏ để thoát Trung!''. Dựa trên những bằng chứng lịch sử, quan điểm trên là vô cùng nông cạn và không có hiểu biết về văn hóa lịch sử Việt Nam và Trung Quốc.
Nền văn minh lúa nước của bộ tộc Bách Việt mà người Việt Nam (Lạc Việt) thừa hưởng bắt nguồn hơn 10000 năm trước Công Nguyên.
Trước hết, cần biết Tết Nguyên Đán là bắt đầu của một năm mới Âm Lịch. Bộ lịch ''Âm Lịch'' (hay lịch mặt trăng) vốn được đúc kết từ kinh nghiệm trồng lúa, canh tác nông nghiệp của bộ tộc Bách Việt (tổ tiên của người Việt Nam). Người Bách Việt chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí, trong đó Tiết Lập Xuân đánh dấu một năm mới. Chữ ''TIẾT'' sau hàng ngàn năm thì biến âm thành chữ ''TẾT'', chính là Tết Nguyên Đán ngày nay.
Có thể nói, Âm Lịch là di sản của nền văn minh lúa nước. Khai quật ở Đồng bằng Sông Hồng phát hiện nhiều hóa thạch của hạt lúa từ 9000 ngàn năm trước Công Nguyên, chứng tỏ văn minh lúa nước của Việt Nam đã phát triển từ rất lâu.
Có thể nói, Âm Lịch là di sản của nền văn minh lúa nước. Khai quật ở Đồng bằng Sông Hồng phát hiện nhiều hóa thạch của hạt lúa từ 9000 ngàn năm trước Công Nguyên, chứng tỏ văn minh lúa nước của Việt Nam đã phát triển từ rất lâu.
Hạt lúa hóa thạch, duy nhất tìm thấy ở Việt Nam và Thái Lan, là hai nền văn minh lúa nước lâu đời, cũng hiện tại là hai quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng đầu thế giới, ở Trung Quốc không nơi nào tìm ra hóa thạch tương tự.
Ngược lại, tổ tiên của người Trung Quốc là người Hoa Hạ vốn là những người chăn thả gia súc, du canh du cư, không biết trồng lúa nước. Sự hình thành của người Hoa Hạ bắt đầu từ 4000 năm trước Công Nguyên khi bộ tộc Hạ ở Hoàng Thổ Cao Nguyên (黄土高原) vốn ở phía Bắc Trung Quốc đánh chiếm bộ tộc Hoa ở Bình Nguyên Vị Hà (渭河平原).
Thủ lĩnh người Hạ là Hiên Viên Hoàng Đế đánh thắng thủ lĩnh người Hoa là Viêm Đế, sáp nhập tộc Hoa vào tộc Hạ, gọi là Hoa Hạ. Sau đó họ tiếp tục tiến đánh về phía Nam, thắng tộc Xi Vưu rồi đến nô dịch tộc Bách Việt của chúng ta.
Những hóa thạch hạt lúa có niên đại từ năm 9000 đến 7000 năm trước công nguyên.
Bản thân người Trung Quốc xuất thân từ tộc Hoa Hạ ở nơi cao nguyên lạnh lẽo, không có đồng bằng phù sa để phát triển lúa nước, sau khi giao thoa văn hóa với người Bách Việt thông qua hành vi cướp bóc nô dịch, người Hoa Hạ mới biết đến cây lúa nước. Họ mang cây lúa về mẫu quốc gieo trồng và lấy luôn bộ Âm Lịch để sử dụng. Ngoài ra họ cũng ''mượn'' luôn tính ngưỡng thờ Thần Nông (vị thần đã dạy cho người Việt cách trồng lúa).
Tượng thờ Thần Nông cầm bông lúa.
Chi tiết này dễ chứng minh trên phương diện ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, khi cấu thành từ ghép họ đặt bổ ngữ trước danh từ, ví dụ Sơn Thần (山神), Thủy Thần (水神), Thiên Thần (天神)... Có thể thấy, tất cả các ''thần'' của Trung Quốc đều có chữ thần đứng sau và bổ ngữ đứng trước, chỉ riêng có một ngoại lệ là ''Thần Nông'' (神農) khi bổ ngữ đứng trước chữ Thần.
Vì sao lại có sự khác biệt? Đơn giản là vì người Trung Quốc đã ''mượn xài đỡ'' và giữ nguyên luôn chữ Thần Nông của Bách Việt. Người Việt nói bổ ngữ phía sau danh từ, ví dụ người Việt nói ''Sao Hỏa'' trong khi người Trung Quốc gọi là ''Hỏa Tinh''.
Ngoài ra, khi khai quật ở khu vực sinh sống của người Hoa Hạ, vốn không có hạt lúa hóa thạch nhiều tuổi như ở Việt Nam hoặc Thái Lan, chứng tỏ mãi về sau này họ mới biết cách trồng lúa, tất nhiên họ cũng không phải chủ sở hữu của Âm Lịch và Tết Nguyên Đán (điều này người Trung Quốc cũng không hề phản đối, họ là người đã phát tán Tết Nguyên Đán sang Triều Tiên, Nhật Bản, nhưng không phải là người sở hữu ngày lễ này).
Kết Luận
Tóm lại, minh chứng lịch sử, khảo cổ đều cho thấy Âm Lịch và Tết Nguyên Đán là tài sản ''chính chủ'' của người Việt Nam.
Chính vì thế, chúng ta không cần phải bỏ Tết Nguyên Đán như Nhật Bản, không có lý do phải bỏ để chống đối Trung Quốc và càng không thể bỏ thứ tài sản quý giá của chính tổ tiên dân tộc mình, vì một dân tộc mất gốc chính là một dân tộc lụi tàn.
Nguồn bài: Tổng Hợp
............/.