THẢM HỌA TỪ LÀNG BÁO
Đề án quy hoạch báo chí của Bộ TT-TT nghe dứ từ mấy năm nay rồi
nhưng không hiểu vì sao vẫn chưa ban hành.
Tôi thì nhất trí quy hoạch lại, nhưng quy hoạch kiểu mỗi tỉnh thành,
mỗi ngành một tờ báo thì vô lý.
Ví dụ thế này thôi thì thấy: TP HCM chỉ 1 tờ báo, vậy thì Tuổi Trẻ,
Pháp Luật, Người Lao Động... nhập về tờ SGGP... vô lý không?
Tờ báo lớn không phải vì cơ quan chủ quản lớn mà lớn.
Tờ báo lớn không phải vì cơ quan chủ quản lớn mà lớn.
Trong lúc một tờ báo lớn như TT có thể bị nhập thì những tờ như báo
điện tử Giáo dục VN (không phải Giáo dục thời đại của Bộ GD) mà của Hiệp hội
các trường ĐH, CĐ được coi như một ngành thì tồn tại. Chưa kể bao nhiêu tờ báo
mạng khác.
Trong lúc đó, các cơ quan báo chí có hưởng ngân sách (bao cấp) hoặc
chỉ hạch toán một phần lại phát triển rầm rộ.
Vì như truyền hình, ngoài Đài truyền hình VN còn thêm truyền hình Quốc hội, truyền hình Thông tấn, truyền hình VOV, truyền hình Quân đội, truyền hình An ninh, truyền hình Nhân dân (của Báo ND)... Mà truyền hình, người ta ví chi phí của nó thế này: một bên phát sóng, một bên cầm tập tiền tờ 500 nghìn mà đếm cũng phải nhanh mới kịp.
Vì như truyền hình, ngoài Đài truyền hình VN còn thêm truyền hình Quốc hội, truyền hình Thông tấn, truyền hình VOV, truyền hình Quân đội, truyền hình An ninh, truyền hình Nhân dân (của Báo ND)... Mà truyền hình, người ta ví chi phí của nó thế này: một bên phát sóng, một bên cầm tập tiền tờ 500 nghìn mà đếm cũng phải nhanh mới kịp.
Anh Vũ Đức Đam ơi, anh thuyết phục BCT, BBT cho lùi để xem xét lại
thấu đáo hơn vì đây là chuyện vô cùng nhạy cảm. Cả làng báo VN, cả làng báo thế
giới, cả cộng đồng mạng, phải nói là tổ kiến lửa sẽ mổ xẻ nó và người ký (là anh)
sẽ rất "nổi" luôn.
*
Xét về kinh tế báo chí, doanh thu chủ yếu là từ quảng cáo. Miếng bánh quảng cáo chừng đó thôi nhưng quá nhiều tờ báo ra đời thì miếng bánh đó bị chia năm xẻ bảy, khó đủ cho tất cả cùng sống.
Xét về kinh tế báo chí, doanh thu chủ yếu là từ quảng cáo. Miếng bánh quảng cáo chừng đó thôi nhưng quá nhiều tờ báo ra đời thì miếng bánh đó bị chia năm xẻ bảy, khó đủ cho tất cả cùng sống.
Không sống thì phải làm sao?
Làm tiền!
Làm tiền!
*
Không chỉ chính quyền, doanh nghiệp, anh em báo chí cũng rất bức xúc về hoạt động của một vài tờ báo. Phải nói là làm tiền một cách trắng trợn và bỉ ổi. Nói thật, nếu sếp quản lý chặt, không bật đèn xanh thì đố đứa nào dám ho he.
Không chỉ chính quyền, doanh nghiệp, anh em báo chí cũng rất bức xúc về hoạt động của một vài tờ báo. Phải nói là làm tiền một cách trắng trợn và bỉ ổi. Nói thật, nếu sếp quản lý chặt, không bật đèn xanh thì đố đứa nào dám ho he.
Quản lý chặt thì sao có chuyện "sáng đăng- trưa gặp- chiều
gỡ"? Tiền!
Báo chí gì mà hợp đồng không có lương, cứ cho cái tư cách pháp nhân,
giấy giới thiệu rồi tự sống (đó chưa nói là phải cống nộp lên) thế mà vẫn sống,
thậm chí giàu có hơn cả các báo có thu nhập cao thì không làm tiền mới là
chuyện lạ,
Các bạn làm báo nhìn lại đi: Đám đó toàn có nhà to, đi xe hơi chứ
các bạn ở các tờ báo thu nhập cao cũng chỉ được vài người thôi.
Tôi ra Nghệ An- Hà Tĩnh- Quảng Bình, nhắc đến Báo Thanh Tra ai cũng
khiếp vía. Mấy anh chị làm báo Thanh Tra (của chính phủ) đi đâu cũng ỡm ờ giới
thiệu là Thanh tra chính phủ. Kinh. (Xin lỗi anh em làm báo Thanh Tra chân
chính).
Mấy anh chị làm báo này thì có đất cả ở các huyện thị ở các tỉnh đó. Lạ lùng ghê.
Mấy anh chị làm báo này thì có đất cả ở các huyện thị ở các tỉnh đó. Lạ lùng ghê.
*
Anh em làm báo chắc hẳn đã chứng kiến, ở đâu có sự kiện gì thì các
tờ báo đó bu lại, đúng như bầy kền kền. Từ đó nhận tiền người này đánh người
kia, nhận tiền doanh nghiệp này đánh doanh nghiệp nọ...
Chính quyền thì hình như hầu như ở đâu, ít nhiều, cũng có chuyện mất đoàn kết (vì lợi ích), nên đằng sau mỗi ông đều có những doanh nghiệp chi tiền để oánh nhau vụ này vụ khác làm náo loạn, càng mất đoàn kết hơn.
Chính những người này làm tình hình chính trị bất ổn chứ không phải (hoặc chỉ) diễn biến của một vài người viết blog bị xử tù.
Chính quyền thì hình như hầu như ở đâu, ít nhiều, cũng có chuyện mất đoàn kết (vì lợi ích), nên đằng sau mỗi ông đều có những doanh nghiệp chi tiền để oánh nhau vụ này vụ khác làm náo loạn, càng mất đoàn kết hơn.
Chính những người này làm tình hình chính trị bất ổn chứ không phải (hoặc chỉ) diễn biến của một vài người viết blog bị xử tù.
*
Truyền hình thì bán sóng, gọi bằng mỹ từ "xã hội hóa",
game Show nhảm nhí nhan nhãn. Có cảm giác như cả nước đi thi, hết thi hát lại
thi hài... từ con nít đến ông già, tạo ra một sự cuồng vọng về nghề nghiệp rất
vô lối.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn là
"vua xử phạt" các báo, nhưng ông chưa bao giờ phạt được một tờ báo
nhảm nhí. Tờ báo đó nó không sai quan điểm chính trị nhưng nó nhảm nhí, làm
hỏng văn hóa của một thế hệ, của cả dân tộc.
*
Tôi nói không ngoa: Đây mới là đại họa!
Tôi nói không ngoa: Đây mới là đại họa!
............../.