TƯƠNG LAI CủA “CÁCH MạNG
4.0”?
Cách đây 10 năm, iPhone ra đời. Chưa có sản phẩm tiêu dùng nào làm
thay đổi thế giới dữ dội như iPhone. Báo chí thay đổi. Xã hội thay đổi. Cách
thức giao tiếp thay đổi. Văn hóa thay đổi. Nói theo ngôn ngữ Thomas Friedman,
iPhone là sản phẩm hội tụ đủ sức mạnh để “làm phẳng” thế giới toàn cầu. iPhone
không chỉ là sản phẩm tiêu dùng. Nó là biểu tượng của thời đại.
iPhone là sản
phẩm bậc nhất nằm trên đỉnh của các ứng dụng kết nối xã hội.
Facebook hoặc
Twitter không thể phát triển nếu thiếu điện thoại thông minh mà iPhone là sản
phẩm tiên phong mở đường.
Steve Jobs không chỉ là doanh nhân. Ông là nhà cách mạng. Steve Jobs
đã định hình sự phát triển thế giới. Trước ông, kim chỉ nam của các nhà sản
xuất là khảo sát thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường. Steve Jobs không làm
như vậy.
Ông tạo ra thị trường. Ông định hình xu hướng.
Ông thiết kế một thế
giới theo cách của ông và phần còn lại của thế giới phải đi theo con đường đó.
Steve Jobs định nghĩa lại tư duy kinh doanh và tư duy tồn tại cho sự phát triển
nói chung: để phát triển, phải tạo ra sự khác biệt.
Sự khác biệt đó tự thân nó
đủ lớn và đủ mạnh để không cần phải thuyết phục mà người khác cũng phải đi
theo.
Sự khác biệt đó, quan trọng hơn, phải phục vụ xã hội và mang lại lợi ích
kinh tế. Với iPhone, lợi ích kinh tế còn được hiểu theo nghĩa nó mang lại một
sự mở rộng lợi ích khai thác cho một hệ thống phát triển ngoại vi.
Chưa có bất
kỳ sản phẩm nào tạo ra nền kinh tế “ăn theo” nhiều bằng iPhone.
Thế giới không có nhiều Steve Jobs. Nhưng thế giới đã học từ Steve
Jobs rất nhanh. 10 năm qua, công nghệ thế giới đã tạo ra hết ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác. Tất cả đã đi theo triết lý mà Steve Jobs lập ra: định hình
tương lai và kiến tạo tương lai. Phải mất nhiều thập niên hoặc thậm chí nhiều
thế kỷ mới có một Steve Jobs thứ hai nhưng người ta có thể chỉ mất vài năm để
học và làm theo cách những người mở đường như Steve Jobs.
Sự phát triển kỹ
thuật và công nghệ thế giới không ngưng nghỉ trong 10 năm qua đã chứng minh
điều đó. Khi không thể có những nhân vật kiệt xuất độc đáo như Steve Jobs, quốc
gia cần phải có những nhà quản lý biết cách phác họa chiến lược và mục tiêu
phát triển.
Thiếu những doanh nhân “gây cảm hứng sáng tạo” thì quốc gia phải có
những nhà quản lý biết cách “tạo ra cảm hứng” bằng các chính sách phát triển
“gây cảm hứng”.
10 năm qua, thế giới đang tiến đến nền kinh tế AI (trí tuệ nhân
tạo). Xe hơi tự hành đã xuất hiện. Điện thoại thông minh thế hệ mới có thể mở
khóa bằng mắt thay vì ngón tay. Amazon đã có thể giao hàng bằng drone.
Việt Nam
ở đâu trong 10 năm qua?
Việt Nam học gì từ cơn lốc công nghệ thế giới 10 năm
qua?
Chẳng gì cả.
Công nghệ và kỹ thuật Việt Nam vẫn “tự hành” trên “con đường
xưa em đi”: Con đường “XHCN”.
Và nó được hướng dẫn bằng một “bộ định vị” lỗi.
Việt Nam không có doanh nhân nào đủ ảnh hưởng để gây cảm hứng cho thế hệ đương
đại. Thay vì gây cảm hứng sáng tạo, nhiều người trong số họ trở thành đề tài
mỉa mai và nhạo báng bởi những phát ngôn bốc đồng. Công nghệ “hiện đại” Việt
Nam không có bất kỳ sản phẩm nào có thể giúp thay đổi xã hội nhưng đất nước này
có thừa những cái mồm “ăn tục, nói phét” vẽ lên những điều không tưởng.
Quốc gia không thể phát triển chỉ dựa trên “nền tảng” những “dự báo”
được phát biểu từ những “bộ não” quản lý mà chỉ số thông minh lẫn trình độ của
họ ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với số phận quốc gia.
Thật kỳ lạ
khi người ta hô hào “cách mạng 4.0” mà hàng chục năm qua “công nghệ số” Việt
Nam vẫn chưa hề có mặt trên bản đồ khu vực.
Sinh viên Việt Nam, nhiều thế hệ,
vẫn tìm kiếm thông tin từ Google thay vì dùng một công cụ tìm kiếm nội địa.
Việt Nam vẫn lệ thuộc tuyệt đối vào những gì thế giới làm sẵn.
Thay vì tự hào
có một nền kinh tế sáng tạo cùng những sản phẩm mang lại lợi ích quốc gia, đất
nước này vẫn vui sướng thỏa mãn với những chiếc bánh chưng kỷ lục to nhất.
Khi
giới trẻ khu vực chế tạo UAV (máy bay không người lái) như một thú tiêu khiển
thì giới trẻ Việt Nam đang “được” học gì? Làm sao thực hiện “cách mạng 4.0” khi
mà cuộc “cách mạng giáo dục” là một sự bất lực bế tắc! “Cách mạng 4.0”, làm thế
nào có thể đạt được, “đặt trên cơ sở” những gương mặt hằn sâu lo lắng của các
phụ huynh khi họ xoay sở tìm cách đưa con cái du học nước ngoài?
Không người Việt tử tế nào
(nhấn mạnh “tử tế") mà không lo cho số phận con đường phát triển quốc gia.
Người dân nước phát triển nào cũng háo hức muốn chạm tay vào tương lai. Họ thậm
chí muốn là một phần của tiến trình kiến tạo tương lai.
Như số phận con người,
số phận quốc gia dĩ nhiên cũng có tương lai. Tuy nhiên, khi thực tế đang bị
“đánh cắp”, tương lai, rồi thì, chỉ là một nỗi sợ tột cùng.
......./.