[Cơ sở pháp lý nào cho tiến trình tháo ngòi nổ ở Đồng Tâm?]
Note: Tôi chỉ bàn về tiến trình "tháo ngòi nổ" khi sự việc đã xảy ra rồi; tiến trình này thiếu công cụ pháp lý gì nên trở nên khó khăn, bế tắc. Không bàn ai đúng ai sai trong vụ Đồng Tâm, vì tôi thiếu các tình tiết pháp lý cần thiết và tin cậy.
Bước sang kinh tế thị trường, người Nga đã từ bỏ các khái niệm, quan niệm của luật học Xô Viết, nhưng người Việt vẫn tiếp tục lưu dụng. Nên khi những sự việc như Tiên Lãng, Đồng Tâm chính quyền đều rất lúng túng bởi hệ thống pháp luật mà họ dựa vào để giải quyết có ba khiếm khuyết chính:
1- "Sở hữu của con rồng"; nhưng người thụ oản, hưởng lộc lại là doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản, sư trụ trì chùa; người cúng oản tiếp tục là nhân dân -> tranh chấp đất đai (đông người) kéo dài liên miên, làm ảnh hương sự ổn định chính trị. Cứ tiếp tục dựa vào khái niệm "sở hữu của con rồng" (tại Điều 53 Hiến pháp 2013) thì sẽ còn đau đầu giải quyết với nhiều Đồng Tâm khác từ bắc chí nam;
2- Đồng nhất "công lý" (Justice) với "luật" (law), nên không nhìn thấy được rằng Justice quan trọng hơn law, và là mục tiêu cuối cùng xã hội cần hướng tới. Nhân dân, từ ngàn năm nay quen hành xử theo pháp luật tự nhiên (natural law), lấy công lý (justice) làm đầu; nhà nước thì lại lấy "luật" (law) làm đầu. Sự vênh nhau này nên "dân bảo đúng, nhà nước bảo sai, các nhà khoa học đang tranh cãi:))..." cứ thế tiếp tục.
Quay lại vụ Tiên Lãng thì anh Vươn đã hoàn toàn hành động theo công lý (justice), mặc dầu hành vi đó trái luật. Nếu dựa vào justice, thì cơ quan nhà nước có thể miễn tố cho những người dân bị dồn vào đường cùng, buộc phải hành động theo công lý, mà bất chấp pháp luật -> việc tháo ngòi nổ sẽ dễ dàng hơn, vì người dân biết rằng chính quyền có thể tháo được.
Nhưng nếu dựa vào luật thuần tuý ("pure law") thì chính quyền muốn tháo ngòi nổ (thực tâm vì dân) cũng sẽ bị vướng vào Bộ Luật Hình Sự đã quy định rất rành rành;
Nhưng nếu dựa vào luật thuần tuý ("pure law") thì chính quyền muốn tháo ngòi nổ (thực tâm vì dân) cũng sẽ bị vướng vào Bộ Luật Hình Sự đã quy định rất rành rành;
Còn nếu việc tháo ngòi nổ dựa vào các chỉ đạo chính trị, bật đèn xanh cho phép "miễn truy cứu trách nhiệm hình sự" thì tính mạng, tự do của người dân bị đặt vào thế "hên xui"; người dân sẽ không tin tưởng vào nỗ lực tháo ngòi nổ của chính quyền, mà lại nghị nghờ rằng mình đang bị đưa vào bẫy như anh Vươn đã từng tin tưởng vào Biên Bản Đối Thoại Rút Đơn Kháng Cáo Sơ Thẩm.
3- Luật học Xô Viết coi mỗi "ngành luật" là độc lập gần như tuyệt đối (thể hiện qua việc rà soát mã ngành làm luận văn tốt nghiệp có đúng ngành luật hay không) có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng. Ngành luật hành chính được xem là đặc trưng bởi phương pháp "mệnh lệnh - phục tùng", nên pháp luật ấy chỉ quy định về quyết định hành chính, hành vi hành chính (mang tính đơn phương), mà không ghi nhận "hợp đồng hành chính". Bởi vậy, trong vụ việc Tiên Lãng, mặc dầu UBND Tiên Lãng đã hứa huỷ bỏ quyết định thu hồi đất của ông Vươn (lời hứa này được ghi vào Biên Bản Hoà Giải rút đơn kháng cáo bản án Sơ Thẩm); nhưng khi UBND Tiên Lãng không giữ lời lời, thì cam kết của họ không có giá trị ràng buộc pháp lý; thời hạn kháng cáo đã hết, nên Bản Án Sơ Thẩm cứ thế mà có hiệu lực thi hành. Nên điều dẫn đến ông Vươn - một cựu chiến binh hiền lành chất phác - ấm ức, có cảm giác bị UBND Tiên Lãng hứa với mình để lừa mình rút đơn. Và ông tự nhận thấy mình phải hành động theo công lý (justice) nếu muốn bảo vệ tài sản của mình. Cuối cùng ông đã đạt được công lý, nhưng đôi bên đều phải trả giá rất đắt.
Quay trở lại Mỹ Đức, nếu chính quyền thực tâm ra đối thoại, liệu dân có nghe không? Có tin không?
Người dân cần một cam kết có giá trị pháp lý chắc chắn , để con em họ không bị "tạm thả rồi bắt sau (khi tình hình lắng xuống)" ; quyền lợi đất đai họ cần được giải quyết cụ thể, ngay lập tức có giá trị pháp lý", chứ không phải là "sẽ giải quyết thoả đáng sau".
Người dân cần một cam kết có giá trị pháp lý chắc chắn , để con em họ không bị "tạm thả rồi bắt sau (khi tình hình lắng xuống)" ; quyền lợi đất đai họ cần được giải quyết cụ thể, ngay lập tức có giá trị pháp lý", chứ không phải là "sẽ giải quyết thoả đáng sau".
Họ đã chờ đợi, đồng hành với chính quyền từ rất lâu, đã quen nghe hứa rồi. Nhưng họ cũng thừa hiểu lời hứa có giá trị pháp lý theo luật tư (luật dân sự, thương mại), nhưng theo luật công thì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Nếu pháp luật ghi nhận "hợp đồng hành chính", tạo cơ sở pháp lý cho các lời hứa của các lãnh đạo trong quá trình đối thoại, thì người dân có cơ sở pháp lý để tin vào kết quả của cuộc đối thoại. Khi pháp luật tạo dựng, nâng đỡ niềm tin cho cả đôi bên: dân tin chính quyền, chính quyền tin dân, thì việc tháo ngòi nổ sẽ dễ hơn rất nhiều.
Rất đáng mừng, là Dự thảo Luật Hành Chính Công đã đưa vào một Chương với tên gọi Hợp Đồng Hành Chính.
......./.