Thánh sống của nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ
Lão nông Bhaskar Save
Đến với nông nghiệp hữu cơ từ việc sớm nhận ra cái vòng luẩn quẩn của việc sử dụng phân hóa học, Bhaskar Save ngày nay nổi tiếng khắp thế giới bởi những triết lý canh tác hài hòa với thiên nhiên và hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của hóa chất.
Bhaskar Save sinh năm 1922 trong một gia đình có truyền thống làm nghề nông ở một ngôi làng xinh đẹp thuộc Dihri, bang Gujarat, tây bắc Ấn Độ. Ông có tuổi thơ hạnh phúc và khi nhớ về những năm tháng trưởng thành của mình, ông nói: “Trồng trọt là một phần tự nhiên, thuộc về văn hóa của cuộc sống, và thay đổi tùy theo mùa. Nó là một nghề đẹp đẽ, chứ không phải một cuộc vật lộn đầy những khổ sở và lo lắng mà các phương thức canh tác hiện đại đã biến nó thành như vậy.” Bhaskar Save lớn lên trên đồng ruộng của gia đình, trồng những nông sản truyền thống như lúa, đậu và rau. Trong hơn 10 năm là nhà giáo, ông vẫn thường xuyên làm việc ngoài đồng tất cả các ngày từ 6 giờ đến 10 giờ.
Giã từ hóa chất
Năm 1951, cùng với việc làm hệ thống tưới tiêu, ông trở thành người đầu tiên ở làng sử dụng phân bón hóa học. Ông bắt đầu có những vụ mùa bội thu tới mức giám đốc một công ty phân bón đã trao cho ông quyền đại diện để tiếp thị sản phẩm! Ông đã bị thuyết phục, cũng như đi thuyết phục người khác về hình thức trồng trọt mới và trở thành “người nông dân kiểu mẫu” trong những ngày đầu của “cuộc cách mạng Xanh”. Giữa những năm 1950, ông mua một héc-ta đất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây chính là nền tảng cho nông trại Kalpavruksha hiện nay của ông. Nhưng Save sớm nhận ra rằng, ông đã đi vào vòng luẩn quẩn với việc sử dụng phân hóa học. Để tránh giảm sản lượng, ông phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón vô cơ.
Mahatma Gandhi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Bhaskar Save từ rất sớm. Những ý tưởng của Gandhi đã tạo cảm hứng cho “thí nghiệm hữu cơ với sự thật” của Save – như cách ông gọi sự chuyển đổi của mình sang canh tác hữu cơ.
Ban đầu, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Nhưng – cũng chính lúc đó – ông nhận ra rằng, ông đã được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, khiến ông thu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên chuyển hướng canh tác (Ông không chuyển đổi toàn bộ trang trại sang canh tác hữu cơ ngay. Trước hết, với những sản phẩm rau để bán, ông vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học). Kết quả, ông đã gần như nhân đôi số ruộng và xây được một căn nhà nhỏ cho gia đình mình. Đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm rau (do thừa cung), ông chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lấy hạt. Cuối cùng, ông chấm dứt sử dụng mọi chất hóa học trên nông trại. Ngày càng có những phát triển đa dạng trên cánh đồng của ông: không chỉ có chuối, ông còn trồng cả dừa và đu đủ. Ông đã xây dựng hệ thống luống đánh cao, được ngăn cách bởi các rãnh tưới tiêu, để trồng cây. Dần dần, hình thức canh tác hữu cơ đem lại năng suất cao hơn (trong khi chi phí lao động đầu vào giảm đáng kể), dẫn đến thu nhập tăng.
Save chia sẻ kiến thức sâu rộng của mình đến những người khác bằng cách viết báo và góp phần vào việc xuất bản các ấn phẩm được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Trong ba thập kỉ qua, hàng chục bài báo đã viết về Bhaskar Save và phương thức canh tác hữu cơ của ông – không chỉ bằng tiếng Anh mà còn bằng tiếng Marahati, Gujarati, Hindi và một số thứ tiếng khác.
Triết lý của Save
Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.
Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản.
Save cho rằng, điều đầu tiên cần phải hiểu là không được làm gì ảnh hưởng đến sáu yếu tố của cuộc sống và không can thiệp vào các nguyên tắc sau:
1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.
2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại!
3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.
4. Con người có quyền gieo hạt và quả, nhưng chỉ có khoảng 10 – 15% những gì được gieo sẽ phát triển. Còn lại 85 – 90% có thể được sử dụng để tái tạo độ màu mỡ của đất.
5. Phần còn lại của cây trồng, các sinh vật sống của lòng đất có quyền sử dụng.
6. Nông nghiệp là một hoạt động thiêng liêng, và vì nó chăm sóc cho trái đất của chúng ta, nó khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tất cả hoa lợi của bạn đều là lợi nhuận.
Bhaskar Save đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng khác nhau, trong đó phải kể đến giải thưởng “Nông dân trồng dừa giỏi nhất” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Ông thường xuyên được mời tham gia tư vấn và giảng dạy. Nhưng việc ông thích nhất là nói chuyện với những người nông dân tập sự. Mỗi thứ bảy, lại có rất đông người đến gặp Save và thăm nông trại của ông để học hỏi những kiến thức về canh tác hữu cơ.
Những kiến thức, kinh nghiệm của Bhaskar Save đều được ghi lại Bharat Mansata – một nhà khoa học tình nguyện đi theo Bhaskar Save từ hơn 30 năm nay- ghi lại. Bharat Mansata cũng là người đứng tên xuất bản mọi ấn phẩm của người nông dân tài hoa này.
Năm 2006, Bhaskar Save đã viết và xuất bản một loạt bức thư ngỏ với các chứng cớ mạnh mẽ gửi đến M.S. Swanimathan, người được coi là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ và cũng là Chủ tịch Ủy ban Nông dân Quốc gia. Sự phê phán của Save dành cho Swanimathan rất dữ dội và... dũng cảm: “Ngài là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ, cái đã mở tung cửa cho các chất độc từ hóa chất nông nghiệp, tàn phá các mảnh đất và cuộc sống của hàng triệu người nông dân Ấn Độ trong suốt 40 năm qua.”
Mặc dù lên tiếng chỉ trích, nhưng Save vẫn giành được sự kính trọng của Swanimathan. Swanimathan đã viết thư trả lời Save: “Tôi ngưỡng mộ công việc của ông từ lâu và tôi rất biết ơn về những gợi ý chi tiết, [...] những nhận xét và kiến nghị có giá trị. Chúng tôi sẽ xem xét chúng.” Những bức thư của họ sau này được xuất bản dưới tên gọi “The great agricultural challenge” (Thách thức lớn về nông nghiệp) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Giải thưởng One World Award của IFOAM1 tôn vinh Bhaskar Save như một trong những người tiên phong và có ảnh hưởng nhất trong phong trào canh tác hữu cơ. Với bề dày sáu mươi năm kinh nghiệm, ông đã truyền cảm hứng và động viên ba thế hệ nông dân Ấn Độ đi theo hình thức canh tác này. Save là minh họa cho sức mạnh của việc giáo dục theo hướng “từ nông dân đến nông dân” và thật không có gì quá khi người ta ca ngợi ông như “Gandhi của nền nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ”.
Minh Trang tổng hợp
----
1 IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements - Liên đoàn Quốc tế của các Phong trào Nông nghiệp hữu cơ) là tổ chức hàng đầu thế giới về nông nghiệp hữu cơ với 750 thành viên ở 108 nước. IFOAM được thành lập năm 1972 và có trụ sở ở Bonn, Đức. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn quốc tế IFOAM.
Giã từ hóa chất
Năm 1951, cùng với việc làm hệ thống tưới tiêu, ông trở thành người đầu tiên ở làng sử dụng phân bón hóa học. Ông bắt đầu có những vụ mùa bội thu tới mức giám đốc một công ty phân bón đã trao cho ông quyền đại diện để tiếp thị sản phẩm! Ông đã bị thuyết phục, cũng như đi thuyết phục người khác về hình thức trồng trọt mới và trở thành “người nông dân kiểu mẫu” trong những ngày đầu của “cuộc cách mạng Xanh”. Giữa những năm 1950, ông mua một héc-ta đất thích hợp cho việc trồng lúa. Đây chính là nền tảng cho nông trại Kalpavruksha hiện nay của ông. Nhưng Save sớm nhận ra rằng, ông đã đi vào vòng luẩn quẩn với việc sử dụng phân hóa học. Để tránh giảm sản lượng, ông phải sử dụng ngày càng nhiều phân bón vô cơ.
Mahatma Gandhi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Bhaskar Save từ rất sớm. Những ý tưởng của Gandhi đã tạo cảm hứng cho “thí nghiệm hữu cơ với sự thật” của Save – như cách ông gọi sự chuyển đổi của mình sang canh tác hữu cơ.
Ban đầu, năng suất cây trồng giảm đáng kể. Nhưng – cũng chính lúc đó – ông nhận ra rằng, ông đã được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sản xuất, khiến ông thu lợi nhuận ngay trong năm đầu tiên chuyển hướng canh tác (Ông không chuyển đổi toàn bộ trang trại sang canh tác hữu cơ ngay. Trước hết, với những sản phẩm rau để bán, ông vẫn tiếp tục sử dụng phân bón hóa học). Kết quả, ông đã gần như nhân đôi số ruộng và xây được một căn nhà nhỏ cho gia đình mình. Đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm rau (do thừa cung), ông chuyển sang trồng cây ăn quả và cây lấy hạt. Cuối cùng, ông chấm dứt sử dụng mọi chất hóa học trên nông trại. Ngày càng có những phát triển đa dạng trên cánh đồng của ông: không chỉ có chuối, ông còn trồng cả dừa và đu đủ. Ông đã xây dựng hệ thống luống đánh cao, được ngăn cách bởi các rãnh tưới tiêu, để trồng cây. Dần dần, hình thức canh tác hữu cơ đem lại năng suất cao hơn (trong khi chi phí lao động đầu vào giảm đáng kể), dẫn đến thu nhập tăng.
Save chia sẻ kiến thức sâu rộng của mình đến những người khác bằng cách viết báo và góp phần vào việc xuất bản các ấn phẩm được tài trợ bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc. Trong ba thập kỉ qua, hàng chục bài báo đã viết về Bhaskar Save và phương thức canh tác hữu cơ của ông – không chỉ bằng tiếng Anh mà còn bằng tiếng Marahati, Gujarati, Hindi và một số thứ tiếng khác.
Triết lý của Save
Nói về phương pháp canh tác của mình, Bhaskar Save cho rằng trồng trọt phải đáp ứng các nhu cầu của mọi sinh vật sống bởi bản thân tự nhiên đã luôn luôn tự cung cấp mọi thứ chúng ta cần.
Canh tác hữu cơ dựa trên sáu yến tố cơ bản Đất- Nước - Không khí - Giống thực vật - Côn trùng và vi sinh vật - Các giống động vật, mà trong đó con người là một phần. Mục tiêu là để con người được sống hạnh phúc mà không phải ăn bữa trước lo bữa sau. Sự tương tác của sáu yếu tố tạo nên một hệ thống ổn định, có thể tự sinh sản.
Tôi tin tưởng rằng chỉ bằng cách canh tác hữu cơ trong sự hài hòa với thiên nhiên thì Ấn Độ mới có thể cung cấp được nguồn thực phẩm phong phú và lành mạnh một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người – đó là được sống khỏe mạnh, có nhân phẩm và hòa bình. Bhaskar Save |
1. Không có sinh vật nào là kẻ thù của nhau.
2. Về bản chất, không có gì là vô dụng – tất cả mọi vật đều đóng một vai trò riêng, kể cả cỏ dại!
3. Hoa lợi của tự nhiên không giống như việc sản xuất một sản phẩm. Tất cả các phần của hoa lợi đều có thể sử dụng được, ví dụ như năng lượng sinh khối, sau khi chúng ta đã dùng các loại quả và hạt của cây, sinh khối có thể được sử dụng để tái tạo đất.
4. Con người có quyền gieo hạt và quả, nhưng chỉ có khoảng 10 – 15% những gì được gieo sẽ phát triển. Còn lại 85 – 90% có thể được sử dụng để tái tạo độ màu mỡ của đất.
5. Phần còn lại của cây trồng, các sinh vật sống của lòng đất có quyền sử dụng.
6. Nông nghiệp là một hoạt động thiêng liêng, và vì nó chăm sóc cho trái đất của chúng ta, nó khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tất cả hoa lợi của bạn đều là lợi nhuận.
Bhaskar Save đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng khác nhau, trong đó phải kể đến giải thưởng “Nông dân trồng dừa giỏi nhất” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ. Ông thường xuyên được mời tham gia tư vấn và giảng dạy. Nhưng việc ông thích nhất là nói chuyện với những người nông dân tập sự. Mỗi thứ bảy, lại có rất đông người đến gặp Save và thăm nông trại của ông để học hỏi những kiến thức về canh tác hữu cơ.
Những kiến thức, kinh nghiệm của Bhaskar Save đều được ghi lại Bharat Mansata – một nhà khoa học tình nguyện đi theo Bhaskar Save từ hơn 30 năm nay- ghi lại. Bharat Mansata cũng là người đứng tên xuất bản mọi ấn phẩm của người nông dân tài hoa này.
Năm 2006, Bhaskar Save đã viết và xuất bản một loạt bức thư ngỏ với các chứng cớ mạnh mẽ gửi đến M.S. Swanimathan, người được coi là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ và cũng là Chủ tịch Ủy ban Nông dân Quốc gia. Sự phê phán của Save dành cho Swanimathan rất dữ dội và... dũng cảm: “Ngài là cha đẻ của “cuộc cách mạng Xanh” Ấn Độ, cái đã mở tung cửa cho các chất độc từ hóa chất nông nghiệp, tàn phá các mảnh đất và cuộc sống của hàng triệu người nông dân Ấn Độ trong suốt 40 năm qua.”
Mặc dù lên tiếng chỉ trích, nhưng Save vẫn giành được sự kính trọng của Swanimathan. Swanimathan đã viết thư trả lời Save: “Tôi ngưỡng mộ công việc của ông từ lâu và tôi rất biết ơn về những gợi ý chi tiết, [...] những nhận xét và kiến nghị có giá trị. Chúng tôi sẽ xem xét chúng.” Những bức thư của họ sau này được xuất bản dưới tên gọi “The great agricultural challenge” (Thách thức lớn về nông nghiệp) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Giải thưởng One World Award của IFOAM1 tôn vinh Bhaskar Save như một trong những người tiên phong và có ảnh hưởng nhất trong phong trào canh tác hữu cơ. Với bề dày sáu mươi năm kinh nghiệm, ông đã truyền cảm hứng và động viên ba thế hệ nông dân Ấn Độ đi theo hình thức canh tác này. Save là minh họa cho sức mạnh của việc giáo dục theo hướng “từ nông dân đến nông dân” và thật không có gì quá khi người ta ca ngợi ông như “Gandhi của nền nông nghiệp hữu cơ Ấn Độ”.
Đất: Đất đang sống và những người theo đạo Jain đều có ý thức sâu sắc về điều này. Hàng triệu vi sinh vật tồn tại trong lòng đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ. Chúng tôi chủ trương canh tác một cách tối thiểu trên mảnh đất đã được phát triển để sử dụng từ khi chúng tôi mới bắt đầu, không nên sử dụng đất quá mức (mặc dù rất khó để có thể đạt được điều này!) Hãy nghĩ đến những cánh rừng, chúng tự tái sinh và tạo ra bầu không khí trong lành và có thể tự bảo vệ mình khỏi những xáo trộn mà con người gây nên. Đây là một ví dụ của việc thiên nhiên tự bảo vệ mình. Trong rừng có hổ và rắn như những người bảo vệ nhưng hãy nghĩ đến cả những chú voi và bàn chân to lớn của chúng đã giúp làm đất trở nên tơi xốp. Thiên nhiên tự vệ và thiên nhiên bảo vệ. Cỏ dại: Cỏ dại là một phước lành. Chúng có thể bảo vệ mặt đất khỏi bị xói mòn do nắng mặt trời, mưa và gió. Hãy quản lý và kiểm soát cỏ dại, chứ không phải tiêu diệt chúng. Hãy xem cỏ dại là lớp mùn cho mặt đất, sẽ là đất trọc nếu bạn diệt trừ cỏ dại. Như cái đầu của một người hói, tóc/cây sẽ không mọc trở lại. Cỏ dại sẽ không gây hại nếu như nó không cao hơn cây trồng của bạn. Các công đoạn của trồng trọt Hoạt động trồng trọt gồm năm công đoạn: Làm đất - Bón phân - Tưới nước – Bảo vệ cây trồng - Làm cỏ. Người nông dân có thể cần nước để tưới nhưng thường thì tự nhiên sẽ tự chăm sóc tất cả những mảng được đề cập phía trên. Với phương thức canh tác hữu cơ, bạn chỉ cần 10 – 15% nước so với các cách thức trồng trọt truyền thống. Làm đất: Giun đất thật tuyệt vời! Một ngày, chúng trở lên mặt đất 10 – 15 lần để hít thở và chính nhờ vậy mà chúng đã giúp đất thông khí. Giun đất tiêu thụ một lượng vi sinh vật bằng 1.5 lần trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày và khi tiêu thụ các vi sinh vật, chúng giải phóng vào lòng đất các khoáng chất cần thiết như ni tơ, ma giê, v.v. Thông qua sự bài tiết của giun đất, mặt đất trở nên màu mỡ và nhờ quá trình hô hấp của loài vật này mà mặt đất được cung cấp đủ ô xi và độ ẩm. Bón phân: Các chất phân hủy rất quan trọng cho sự màu mỡ và độ ẩm của đất. Chất hữu cơ không phải là thức ăn cho đất nhưng là thức ăn cho các loài động vật, mà phân của chúng giúp nuôi dưỡng đất. Tưới tiêu: Đất cần ít nước hơn bạn tưởng. Ta cần độ ẩm, chứ không phải lũ lụt, ngập úng hay tưới quá nhiều. Đất cần đá để thông khí và tiếp nhận nước một cách vừa phải. Bạn không nên tưới quá nhiều, vì như thế đất sẽ mất ô xi và cây trồng sinh trưởng không tốt. Rễ cây sẽ vươn dài tương ứng với độ rộng của tán lá phía trên mặt đất. Nên tưới nước dưới bóng râm và tưới ở vị trí tương ứng với mép của tán lá, để kích thích rễ cây phát triển. Bảo vệ cây trồng: Trong số 1,25 triệu loài côn trùng thì chỉ có 1% tấn công thực vật. Thuốc trừ sâu có khả năng diệt trừ các loài côn trùng gây hại, nhưng không loại bỏ được trứng của những loài này, cho nên cũng không đạt hiệu quả cao. Thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu không được khuyến khích trong canh tác hữu cơ. Xen canh là cách thức tốt hơn để bảo vệ cây trồng bằng việc trồng những giống cây thu hút sâu bọ ra khỏi các cây trồng chính. Những giống cây có thể sử dụng cho mục đích này có cây Neem (có vị chát) và cúc vạn thọ (khiến côn trùng vô sinh). Bhaskar Save |
Minh Trang tổng hợp
----
1 IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements - Liên đoàn Quốc tế của các Phong trào Nông nghiệp hữu cơ) là tổ chức hàng đầu thế giới về nông nghiệp hữu cơ với 750 thành viên ở 108 nước. IFOAM được thành lập năm 1972 và có trụ sở ở Bonn, Đức. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn quốc tế IFOAM.
......./.