Cái loại người ấy, người gì?

 Cái loại người ấy, người gì?


Dương Tự Lập

* * *

Ngày 7/2/2021, nhà báo Nguyễn Như Phong có bài viết: Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất. Mở đầu bài, ông viết: “Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít”.
Kết thúc câu chuyện, ông Phong viết: “Còn mẹ tôi, mỗi khi nhắc đến cải cách ruộng đất, bà lạnh lùng: ‘Tao ỉa năm bảy đống vào cái Đảng nhà chúng mày’!!!”

Nhà báo Nguyễn Như Phong từng là Tổng Biên tập báo Petro Times, thuộc Hội Dầu khí Việt Nam, Phó tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân và từng là cựu đại tá công an. Ông cũng là đảng viên đảng Cộng sản, đã từng “lên voi” trong cỗ máy tuyên truyền bịp bợm của Ban Tuyên giáo đảng Cộng sản Việt Nam. 

Dù biết rõ mẹ mình muốn “ỉa năm bảy đống” vào cái Đảng man rợ ấy, nhưng Phong vẫn đi theo nó cả đời, nếu không có cú đạp, phế truất ông ta của “bác Tổng Trọng” ở khúc cuối đoạn trường.

Đầu tháng 10/2016, bất ngờ ông Phong bị “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xử. 
Ngày 3/10/2016, Bộ này quyết định thu thẻ nhà báo đối với Nguyễn Như Phong và đình bản 3 tháng với tờ báo này, vì can tội qua mặt Tổng Trọng và Bộ Công an, tiết lộ bí mật “không phải quốc gia”, khi cho đăng bài của blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, sống ở Đức, tung tin về Trịnh Xuân Thanh, một nhân vật tham nhũng, “cướp có môn bài” đang bị Đảng CSVN truy nã. 
Lúc đó, Thanh đã cao chạy xa bay, rồi quay lại nhổ vào mặt Đảng, phun nước bọt vào “bác Trọng kính mến” và cũng là Đảng trưởng của Thanh.

Trịnh Xuân Thanh từng là đảng viên, Đại biểu Quốc hội, trải qua nhiều cương vị khác nhau, trước khi bị truy nã và bị ông Trọng biến thành “củi”. Sau những phi vụ tham nhũng tiền tỉ của nhà nước (thật ra đó là tiền của dân đen ky cóp, đóng góp vào nuôi một bầy sâu ăn tàn phá hại đất nước này), Thanh nhận thấy cơ sự bất ổn, sợ sa thân vào tay đồng bọn sát nhân, nên đã bỏ chạy sang Berlin, Đức quốc, để trốn tội, trước khi nộp đơn xin tin nạn ở Đức.

Không rõ ai môi giới mà Thanh tìm đến kết thân với Blogger Người buôn gió – Bùi Thanh Hiếu, để trao gửi niềm tin. Với cương vị của Thanh, nếu còn ở quê nhà, Bùi Thanh Hiếu muốn được gặp, có lẽ phải mang một vali tiền đến ngồi chầu chực trước cửa ngõ nhà Thanh nhiều tháng trời, may ra Thanh mới cho gặp. Nay Thanh thất thế: “Đang khi bất ý chẳng ngờ/ Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn“.
Hèn nhưng vì cái máu ngông nghênh “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, nên Thanh hùng hồn tuyên bố bỏ đảng và to mồm chửi, rằng “không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng”, rằng nếu cho mở một cuộc họp tại Hà Nội, có mặt đầy đủ bá quan văn võ từ Bộ Chính trị cho tới Trung ương, thì Thanh sẵn sàng trở về nước đối chất xem có thằng nào con nào dám đủ bản lãnh lộ mặt ho he với Thanh không.

Thanh đâu có ăn một mình, mà có cả một lũ cùng ăn với Thanh. 

Nhưng Thanh chỉ là một con gà mờ không may bị cắt tiết trong một đàn gà cùng mò vào mổ trộm thóc của chủ. Thanh phải bỏ Đảng ra đi lúc đó, vừa tiếc mất chức mất quyền, mất ăn trơn mặc trắng, mất gái xinh phục vụ những đêm vắng thanh tao, vừa mang nhiều ấm ức trong lòng. Thanh muốn khi chết, phải kéo theo cả cái Đảng này chết cùng thì Thanh mới hả cơn tức.

Đùng một cái, Thanh bị lão Trọng điểm đúng huyệt, cho gái đẹp sang tận xứ Đức nhử vào khách sạn nhiều sao, tóm sống mang về nước hồi cuối tháng 7 năm 2017. 

Dẫu bị dẫn qua các cửa khẩu sân bay Quốc tế nhưng Thanh cũng không dám la hét kêu cứu. Ở Đức, Thanh to mồm chửi Đảng, chửi lão Trọng bao nhiêu, thì trước vành móng ngựa tại Hà Nội, Thanh cúi đầu, van xin “bác Trọng” bấy nhiêu. 

Khi bị “bác Trọng” mang ra xử, trong phiên tòa ngày 17/1/2018, Thanh òa khóc và nói: “Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con, người cháu trong gia đình”.

***

Thanh chết đáng đời mà Nguyễn Như Phong lại khen Thanh thành lời, chẳng khác nào Phong cố tình trêu ngươi lão Trọng, mai mỉa khinh bỉ châm chọc bọn Tô Lâm. 

Làm cái việc cầm đèn chạy trước ô-tô này, những tưởng Phong sẽ nổi đình nổi đám hơn trong các thể loại Tổng Biên tập tạp nham tả pín lù khác của Đảng, ai dè chính Phong đã tự đưa “chim” của mình vào Ê-tô để kẹp.

Qua lời nói “ỉa vào mặt Đảng” của mẹ Phong, ta có thể đoán lòng hận Đảng của người đàn bà quê mùa chân chất này lên mức độ nào. 

Những tưởng Nguyễn Như Phong lớn lên trong một gia đình như vậy, được người mẹ trực tính hàng ngày chăm ẵm, hun đúc, dạy dỗ, lẽ ra theo gót mẹ, nuôi chí trả thù cha, về sau Phong phải ỉa liên tiếp nhiều bãi hơn nữa vào cái bộ mặt của Đảng này, thì mới giúp nguôi cơn giận cho mẹ, trả được công sinh thành cho cha.

Nhưng than ôi! Vô phúc thay cho người mẹ của Phong, mang nặng đẻ đau, tưởng con trai của mình sẽ có ngày rửa nỗi nhục cho bà, gột nỗi hận cho ông ngoại Phong bị Đảng nhốt ở chuồng lợn, chờ ngày ra pháp trường. Cũng chính cái đảng này suýt cướp đi mạng sống của Phong, khi cu Phong chưa đầy một tuổi, chỉ tí tẹo tèo teo, bị bà mẹ phẫn uất Đảng, định ôm con lao xuống giếng tự vẫn. Nếu không có người “vô tình” gọi ngoài cổng đúng phút kịch tính giữa đêm hôm ấy, thì Phong không còn sống đến ngày nay (lời của Phong trong bài).

Mọi người đọc đến đoạn này hú ba hồn bẩy vía, rụng rời cả tứ chi, lâm ly y như chuyện tình Lan- Điệp. 

Giả dụ không có giây phút “vô tình” đêm đó, chắc chắn Phong đã chết trương phình bụng cóc, thối hoắc thân ễnh ương dưới đáy giếng, coi như Đảng mất đi một nhân tố cực kỳ quan trọng của tương lai ngày mai xán lạn đi lên “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa”. Và rồi sau đó, Nguyễn Như Phong đứng trong hàng ngũ “còn Đảng còn mình” ấy, trở thành “thanh kiếm lá chắn”, bảo vệ Đảng.




Sẽ không có những bài viết kiểu dạng dưới đây nếu như con đường thăng quan tiến chức của cựu Đại tá Công an Nguyễn Như Phong suôn sẻ: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy“, đăng trên báo Petro Times, ngày 10/6/2016. 

Lúc đó Phong đã bị “xuống chó” nên viết thế này:

“Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó. Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối. Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt. Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ. Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ chửi mắng, thậm chí bị chủ đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi đi đón chủ về…”

Sau bài báo này, người đời gọi Phong là “nhà báo chó”, hay “Phong chó”. Đó là con chó thật trong đời thường Phong tả. 

Qua bài viết, người ta biết Phong lúc nào cũng mánh lới, đóng vai con chó, giả vờ yêu chủ.
Phong viết về con chó, nghiễm nhiên Phong càng bộc lộ bản chất mình. Phong sẵn sàng làm cái việc đi đón lại ông chủ Phú Trọng trở về, chẳng thế khi bị ông Trọng vả mặt, giật lại thẻ nhà báo rồi cưa luôn cái ghế Tổng biên tập, Phong chạy vạy các cửa, những mong ông chủ Trọng động lòng trắc ẩn, trả lại thẻ và ghế, nhưng chờ mãi không thấy. 

Nằm trong tay Tổng Trọng để bảo vệ Đảng mà Phong quá coi thường ông ta, một người biết dùng và thải Phong thời điểm nào.

Từ đáy lòng mình, tôi càng thấy con mắt tinh đời của lão đốt lò Nguyễn Phú Trọng. Lão biết chiêu dụ người dùng loại ngoa ngôn, trường thanh đại họng Nguyễn Như Phong làm cái loa cho Tuyên giáo Đảng, nhưng lão cũng nhìn thấu tim đen Phong, là loài quái thai với hai cái lưỡi, hai lòng trong khi con người ta chỉ có một lưỡi, một lòng.

Thờ chủ mà thờ hai lòng là đồ phản phúc, phản lại cha mẹ đẻ là đồ vô luân. Vậy lão Phú Trọng chỉ dùng Phong tới điểm dừng đó, xong lão co cẳng đạp Phong xuống hố, chứ Phong chưa phải chịu nhục nhã như ông ngoại của Phong ngày xưa bị Đảng nhốt trong chuồng lợn, như con lợn chờ lôi ra xử. Phải nói tiếp đoạn trên cho hết nhẽ, vì đi theo Đảng, bố Phong cũng trở thành kẻ đáng căm giận, khốn kiếp. Phong viết:

“Bố tôi – nhà văn Hoài An khi đó là phóng viên báo Quân đội Nhân dân, bị quy ‘lấy con nhà địa chủ’ và bị bắt đưa đi cải tạo. Nhưng trước khi bị đưa đi, bố tôi bị vệ binh của báo QĐND áp giải về tận nhà mẹ tôi ở Hương Ngải, và phải nói: ‘Cô là con phản động. Nay tôi không thể sống với cô được nữa… từ nay chúng ta chấm dứt tình nghĩa vợ chồng’...”

Đọc đoạn Phong viết, bỗng nhớ tới câu chuyện khác cũng na ná, nói về cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương Chu Văn Biên thời Cải cách ruộng đất (1953-1956) từng ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ mạt sát. Trong chương 7, sách Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh thuật lại lời của Biên nói với mẹ mình: 

“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định chống lại“. Mẹ Biên cắn lưỡi, rồi nhẩy giếng tự tử chết. Sau thành tích tiêu diệt mẹ của tay đảng viên Chu Văn Biên, hắn được cất nhắc lên làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.

Trong những câu chuyện tản mạn đâu đó của đời mình, tôi thường được nghe nói về cựu Tổng Bí Đặng Xuân Khu – Trường Chinh, kẻ cũng từng chửi cha đẻ mình trong vụ Cải cách ruộng đất. Hay như ông nhạc sĩ Phạm Tuyên, có cha đẻ là học giả nổi tiếng Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí Nam Phong, cũng bị Việt Minh giết hại, nhưng người con Phạm Tuyên vẫn mê muội, một lòng theo Đảng, ca ngợi Đảng, mà tôi đã có bài trên Tiếng Dân ngày 24/3/2019: “Bài hát của Phạm Tuyên, người hàng xóm nhà tôi”.

Trong vụ Cải cách ruộng đất hồi thập niên 1950, con số bị quy là địa chủ, cường hào, phú nông oan sai, bị Cộng sản tàn sát tại chỗ cũng như chết dần, chết mòn trong ngục tù lên tới cả trăm ngàn người. Tôi cho rằng trong thời Cải cách ruộng đất xa xưa cũng như ngày nay, Cộng sản vẫn giỏi mánh lới chiêu dụ, sẽ có nhiều hơn nữa mà ta không được biết những đứa con bất lương, bất hiếu, chửi cha, nguyền rủa mẹ, ruồng vợ rẫy vợ chồng, như Trường Chinh, Chu Văn Biên, Phạm Tuyên, hay Hoài An, cha đẻ Phong…

***

Sau khi bị ông chủ Trọng đạp Phong “xuống chó”, Phong càng bộc lộ qua nhiều bài viết “trở cờ” chống Đảng, rao giảng đạo đức, như: “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” hay “Nửa ngày rau dưa với Trung tướng Phan Văn Vĩnh”, với hình ảnh chụp Phong đang ngồi ăn bữa cơm đạm bạc với Trung tướng Đảng viên trộm cướp công nghệ cao Vĩnh, cũng như bài “Nói một chút về Phan Văn Vĩnh – Bạn tôi“. Ảnh đăng kèm, Phong đang ôm Vĩnh trên giường bệnh rất… con người. 

Nếu không bị xuống chó, làm sao độc giả đọc được bài “Chuyện của tôi ở… cải cách ruộng đất”, hay những bài viết kể trên, cũng như các tấm ảnh Phong chụp chung với tướng cướp Phan Văn Vĩnh?

Ngoài nhiều bài đã đăng báo, Phong còn đăng trên trang facebook của mình các tiểu phẩm, kiểu viết như ca ngợi lòng nghĩa hiệp của Đảng viên Dương Tự Trọng, cựu Đại tá Công an, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, từng tổ chức cho anh ruột là tên quan tham, đảng viên lưu manh Dương Chí Dũng chạy trốn ra nước ngoài.

Chính Dương Tự Trọng, cựu Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, là người đã từng ký lệnh bắt giam và khởi tố oan sai Nguyễn Văn Chưởng, người thanh niên vô tội suýt bị mang ra hành quyết, hiện vẫn còn bị giam sau 14 năm chưa được thả. Cũng Dương Tự Trọng là người đã kéo quân về Tiên Lãng, Hải Phòng, cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5/1/2012. Rồi luật nhân quả không chừa một ai, Dương Tự Trọng cùng người anh là Dương Chí Dũng đã và đang ngồi tù vì vụ án khác.

Chưa biết Đại tá công an Dương Tự Trọng và Trung tướng Phan Văn Vĩnh có phải là khắc tinh của bọn trộm cướp, lưu manh xã hội đen như Phong ngợi ca không, nhưng chính bọn chúng là những kẻ khuyết tật của một băng Đảng với tiền sử thì trộm cướp, tiền án thì lưu manh có số má, cân hạng, thứ bậc, tên tuổi rõ ràng mà chính Phong gài chân trong đó.

Ngoài ra, Phong còn viết bài bóng gió ngợi khen hãng xe VinFast của tập đoàn VinGroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập. Vượng có em trai là Phạm Nhật Vũ, là một trong những nhân vật chính của đại án Mobifone mua AVG, đã bị Tổng Trọng cho “vào lò”, cùng với hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, tìm cách hốt lớn qua thương vụ mua gian bán lận.

Mới đây Phong còn đe dọa sẽ cho công bố tố cáo tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của 55 kẻ mua bằng giả của Đại học Đông Đô, đang nắm giữ nhiều chức vụ trong các cơ quan nhà nước. Phong còn ra hạn, trong vòng một tháng, nếu không 55 kẻ này sẽ chết dưới tay Phong. Mấy tháng trôi qua chẳng có kẻ nào ló mặt mà Phong cũng ngậm tăm luôn. Cựu đại tá Công an Phong nghiễm nhiên phạm vào hai tội, đe dọa vu khống và tội biết kẻ phạm pháp mà không khai báo với nhà chức trách, mà để dành ăn mảnh.

***

Khi chưa biết nhà báo Nguyễn Như Phong, cứ nghe độc giả gọi “nhà chó” chứ nhà báo gì loại đó, tôi thấy hơi nặng lời và bất nhã. Nhưng sau khi đọc bài: ” Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất“, thì thấy Phong để lộ chân tướng quá trắng trợn. 

Thật khó có thể lý giải, một kẻ biết rõ mẹ đẻ của mình muốn “ỉa năm bảy đống” vào cái Đảng đó, mà Phong bỏ ngoài tai vẫn quyết đi theo chúng nó, thì không biết nên gọi Phong là gì cho chính xác.

Tôi cảm thấy ngao ngán, tự hỏi về Nguyễn Như Phong? Cái loại người ấy, người gì?!

...................../.

========================
Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất
Nguyễn Như Phong
7-2-2021
....
Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít.
Tôi xin kể chuyện của tôi, chính thằng tôi, cũng suýt là nạn nhân của ‘Cải cách ruộng đất’, mặc dù khi đó tôi chưa đầy năm!

Số là ngày ấy, ông ngoại tôi – Nhà văn, Danh y Nguyễn Tử Siêu ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Cải cách ruộng đất, ông ngoại tôi bị quy là “phản động, là đảng viên Đại Việt” và thế là bị kết án tử hình.

Bố tôi – nhà văn Hoài An – khi đó là phóng viên báo Quân đội Nhân dân, ngay lập tức bị quy vào việc “lấy con nhà địa chủ” và bị bắt đưa đi cải tạo. Nhưng trước khi bị đưa đi, bố tôi bị vệ binh của báo QĐND áp giải về tận nhà mẹ tôi ở Hương Ngải, và phải nói: “Cô là con phản động. Nay tôi không thể sống với cô được nữa… Từ nay chúng ta chấm dứt tình nghĩa vợ chồng“. 

Mẹ tôi bình tĩnh và bảo: “Bố tôi có là phản động hay không thì tôi biết… Anh cứ đi đường anh… Tôi không gây phiền cho anh đâu“.

Nỗi uất ức vì bố bị vu oan, giam trong chuồng lợn, chờ ngày ra pháp trường, uất ức vì chồng như vậy, uất ức về việc phải ra khỏi Đảng, mặc dù mẹ tôi được kết nạp Đảng từ năm 1948… Tất cả những nỗi uất ức đó cộng lại khiến mẹ tôi chịu không nổi và bà quyết định tự sát bằng cách ôm cả tôi nhảy xuống giếng …

Khi bế tôi ra đến giếng thì có tiếng gõ cổng, mặc dù đã gần nửa đêm… Mẹ tôi đặt tôi xuống cạnh giếng, chạy ra mở cổng. Và bà sững lại khi thấy nhà báo Phú Bằng, Ngô Thông… và hai người nữa đến. Và chưa kịp hỏi han gì thì tôi oe khóc… Ông Phú Bằng ra ngay giếng và bế tôi lên.. .Ông hiểu ngay ra sự tình.

Ông Ngô Thông nói gấp gáp: “Sao cô nghĩ liều thế. Thằng Hoài An nó cũng khổ lắm. Cấp trên bắt nó phải nói đấy! Nó gửi tiền về đây và dặn cô phải cố nuôi thằng Phong. Còn việc này Đảng sai rồi...”

Nói xong, mấy ông lại biến vào trong màn đêm. Nhờ thế mà tôi sống. Còn ông Ngoại tôi, cũng may mắn được tha tội chết vì là danh y… 

Còn mẹ tôi, mỗi khi nhắc đến cải cách ruộng đất, bà lạnh lùng: “Tao ỉa năm bảy đống vào cái Đảng nhà chúng mày!!!”

Chuyện là thế đấy!

....................../.

https://www.facebook.com/nguyenhuuvinh.basam