Những hạt hướng dương cho Putin

 Những hạt hướng dương cho Putin


Manh Kim


https://www.facebook.com/nguyen.manhkim

********

Hôm nay, khi đang họp báo, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vasily Nebenzya, phải ngưng giữa chừng để nghe một cuộc điện thoại. Vài phút sau, Vasily Nebenzya thông báo: Chính phủ Mỹ vừa quyết định trục xuất 12 nhà ngoại giao thuộc phái bộ Nga tại LHQ. Tất cả phải rời khỏi Mỹ trước ngày 7 Tháng Ba. Cũng hôm nay, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) quyết định treo giò đội tuyển Nga “cho đến khi có thông báo mới”.
Thứ Bảy 26 Tháng Hai, một số tiểu bang Mỹ ban lệnh cấm bán vodka được sản xuất ở Nga. Không phải lệnh suông. Thống đốc Utah, Spencer Cox, ký hẳn sắc lệnh hành pháp yêu cầu Cơ quan kiểm soát thức uống có cồn “ngay lập tức” hạ khỏi kệ tất cả sản phẩm sản xuất ở Nga và mang thương hiệu Nga. “Utah cùng đứng lên biểu thị sự đoàn kết với người dân Ukraine” - Spencer Cox nói. Những sắc lệnh tương tự cũng được Thống đốc New Hampshire Chris Sununu và Thống đốc Ohio Mike DeWine ký… Từ những vụ “lẻ tẻ” đến các chính sách siết cổ bằng đòn tài chính, thế giới cho thấy sự phản hồi và “đáp lễ” Putin đang được thực hiện với mức độ và tốc độ chưa từng có đối với một quốc gia kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Khi Putin quyết định tăng hỏa lực cho cục diện chiến sự bế tắc, lửa đang cháy trong “nhà” Putin. Đồng rúp đang mất giá không phanh. Tính chiều tối ngày 28 Tháng Hai giờ EST, giá trị đồng rúp đã bốc hơi ¼. Ngân hàng Trung ương Nga, với phần lớn dự trữ ($643 tỷ) bị phong tỏa, đã phải tăng hơn gấp đôi tỉ lệ lãi suất, lên 20%, để neo đồng rúp khỏi chìm sâu hơn. Hôm nay, 28 Tháng Hai, tại Moscow, một đôla Mỹ trị giá hơn 110 rúp, so với khoảng 80 một tuần trước. Trong phiên giao dịch tại London, cổ phiếu Sberbank (ngân hàng lớn nhất Nga) đã mất ¾ giá trị. Nước Nga đang hoảng loạn. Người dân ào đến các trạm ATM. Hãng hàng không Aeroflot hủy tất cả chuyến bay đến châu Âu sau khi loạt quốc gia châu Âu cấm máy bay Nga sử dụng không phận họ. Mỗi cú đòn tiếp theo lại nặng ký hơn cú trước.
Điều không thể ngờ là sự thay đổi bước ngoặt trong các chính sách, từ đối ngoại, quốc phòng đến kinh tế tại một số quốc gia vốn ôn hòa. Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis loan báo Thụy Sĩ sẽ khóa “ngay lập tức” tài khoản của Vladimir Putin, Thủ tướng Mikhail V. Mishustin và Ngoại trưởng Sergey V. Lavrov; cùng tất cả 367 cá nhân nằm trong danh sách cấm vận mà EU liệt kê tuần trước. Ngoại trưởng Lavrov, dự kiến đến Geneva vào hôm nay (28 Tháng Hai) để nói chuyện trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, đành phải “lỗi hẹn” vì lệnh cấm bay. Dữ liệu ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ cho biết, giá trị tài khoản của các công ty và cá nhân Nga là hơn $11 tỷ, tính đến năm 2020. Không chỉ Thụy Sĩ, Monaco cũng quyết định “nhanh chóng áp dụng và thực hiện” các biện pháp tương tự “những gì được hầu hết quốc gia châu Âu tiến hành”.
Hãng dầu hỏa khổng lồ Shell, từng nhiều năm làm ăn với Nga, tuyên bố rút khỏi tất cả dự án hợp tác với Gazprom – tập đoàn dầu khí lớn nhất thuộc quản lý nhà nước Nga. BP tuyên bố bán cổ phần của họ trong Rosneft. Volvo cho biết sẽ ngưng sản xuất tại nhà máy ở Nga; và Mercedes-Benz loan bố ngưng hoạt động kinh doanh tại Nga “ngay lập tức”, trong đó có quan hệ kinh doanh với hãng xe tải Kamaz. “Không có bất kỳ chiếc xe tải nào được sản xuất dưới liên doanh Mercedes-Benz và Kamaz nữa; không có phụ tùng nào được cung cấp cho Kamaz…” - theo bản ghi nhớ nội bộ Mercedes-Benz mà Reuters tiếp cận được.
Với người dân Ukraine, tinh thần chiến đấu tiếp tục lên cao. Võ sĩ Oleksandr Usyk, huy chương vàng Olympic 2012; và võ sĩ Vasiliy Lomachenko, cựu vô địch thế giới và hai lần huy chương vàng Olympic, tuyên bố cầm súng ra trận. Hãng rượu Pravda ở Lviv loan bố tặng vỏ chai để bà con “chế ra nhiều bom xăng mang thương hiệu Pravda hơn”. Ukraine cũng cắt nguồn điện khỏi mạng điện kết nối vào lưới điện Nga và móc kết nối vào lưới châu Âu…
Tại chiến trường, quân Nga bắt đầu tăng mạnh hỏa lực vào hôm nay để gỡ thế bế tắc. Từ năm 2008, quân đội Nga đã tăng tốc cải tổ, tạo ra cái gọi là một hệ thống quân đội chuyên nghiệp (kontrakniki). Không nhà quân sự nào có thể đánh giá thấp sức mạnh quân sự Nga (nhấn mạnh: “quân sự”, không phải “quân đội”). Quân đội Nga được đánh giá chỉ đứng sau Mỹ, với ngân sách ước tính $61,7 tỉ. So với Nga, Ukraine chỉ là một đứa trẻ, với ngân sách quốc phòng $5,9 tỉ. Nga có gần 900.000 quân thường trực, so với khoảng 200.000 của Ukraine. Nga có 1.328 chiến đấu cơ trong khi Ukraine chỉ có 146; Nga có 478 trực thăng trong khi Ukraine có 42; Nga có 31.000 xe bọc thép trong khi Ukraine vỏn vẹn 5.000… Tuy nhiên, việc đếm số trở nên ít có ý nghĩa, căn cứ vào những gì quân đội Nga thể hiện vài ngày qua.
Còn sớm để có thể kết luận về cuộc chiến nhưng “Nga thực sự đang cho thế giới thấy họ không mạnh như được tưởng”. Đó là nhận xét của John Spencer, cựu binh Lục quân Hoa Kỳ, đương kim giám đốc bộ phận Nghiên cứu Chiến tranh Đô thị tại Viện Chiến tranh Hiện đại của Học viện Quân sự Hoa Kỳ.
Lính Nga đã làm thế giới “kinh ngạc”. Những chiếc xe quân sự cũ kỹ sộc sệch của Nga có đánh dấu chữ “Z” để tránh đồng đội bắn nhầm lại là cách để dân Kharkiv nhanh chóng nhận diện. Trên các nhóm chat Telegram, họ thông báo cho nhau vị trí lính Nga… Loạt video được tung lên mạng từ khi xảy ra chiến sự cho thấy xe tăng Nga dễ dàng bị tấn công bởi những người cầm súng không phải “kontrakniki”. Ngày 27 Tháng Hai, Nga tưởng chừng sắp chiếm trọn Kharkiv (cách biên giới Nga chưa đến 30 dặm) nhưng sau đó nhanh chóng lại bị đánh bật ngược ra. Chiến dịch tấn công vào Kyiv tạm kết thúc vào hôm qua 27 Tháng Hai, với những cột khói trắng ở ngoại ô Irpin bốc lên từ những chiếc tăng và bọc thép Nga bị bắn cháy, cùng cảnh lính Ukraine tước vũ khí kẻ thù đầu hàng và nhặt vũ khí từ xác lính Nga.
“Quân nhân Nga đang thể hiện lòng dũng cảm và tinh thần anh hùng khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong một hoạt động quân sự đặc biệt. Thật không may, đã có những đồng đội của chúng ta đã thiệt mạng và bị thương” - hãng thông tấn nhà nước Tass dẫn lời phát ngôn viên quân đội Igor Konashenkov.
Kịch bản ban đầu là đánh sấm sét và thọc nhanh vào tim Kyiv để bắt hoặc giết Tổng thống Volodymyr Zelensky rồi dựng lên chính phủ bù nhìn đã thất bại. Bởi một phần do sức kháng cự của Ukraine; và một phần do sự yếu kém của lính Nga – những người thuộc một quân đội được đánh giá là tham nhũng nhất nhì thế giới (với mức độ bằng hơn Trung Quốc); một quân đội chỉ quy tụ đám tướng tá trung thành với Putin hơn là có tài năng; một quân đội với vũ khí dữ dằn nhưng tinh thần bạc nhược; một quân đội giỏi tập trận hơn là có kinh nghiệm đối mặt một đối thủ có sức mạnh ý chí bảo vệ tổ quốc. Điều cần cải tổ quân đội Nga không phải là trang bị vũ khí mà là thiết kế lại toàn bộ cấu trúc để tạo ra một “bộ máy chiến tranh” có sức mạnh thật sự chứ không phải phô bày dàn hỏa tiễn tại các cuộc diễu hành trên Quảng trường Đỏ.
Với người Ukraine, không thua đã là chiến thắng. Với Nga, chiến thắng quân sự nếu có vẫn không thể che được nỗi nhục không thể khuất phục người Ukraine. Cách đây ba ngày, một video với cảnh đối mặt của một phụ nữ Ukraine với lính Nga tại Henichesk thuộc Kherson ở Nam Ukraine đã được tung lên mạng.
- “Mày làm chó gì trên đất của tao?”
- “Chúng tôi tập trận”…
- “Bọn mày là những kẻ xâm lược. Bọn mày là phát xít. Mày hãy cầm những hạt hướng dương này và cất vào túi để hoa hướng dương mọc lên xác tất cả chúng mày”… ............/.

Tại sao Vladimir Putin đã thua trong cuộc chiến này

 

Tại sao Vladimir Putin đã thua trong cuộc chiến này

ĐỌC TRỌN BÀI :





........./.


В'єтнам '

 В'єтнам ' [VIỆTNAM]


Đức và các đồng minh phương Tây đã nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT
Vodka Nga đang bị loại khỏi các cửa hàng rượu và quán bar tại Mỹ và Canada.

Nhóm hacker nổi tiếng nhất thế giới, sau khi gửi lời “tuyên chiến” đã đánh sập nhiều trang web của chính phủ Nga, trong đó có điện Kremlin và trang của Bộ quốc phòng Nga

Elon Musk đã khởi động dịch vụ Internet vệ tinh tại Ukraine để cung cấp mạng cho người Ukraine

YouTube đã cấm Hãng tin RT và các kênh khác của Nga nhận tiền cho các quảng cáo chạy trên video

Ba Lan, Thụy Điển và CH Czech đã cùng tuyên bố sẽ không thi đấu với Nga tại vòng play-off

....
Thế còn Đông Lào?

Đây là bức ảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại một điểm phục kích được đặt tên là “В'єтнам”.

Bòm cái rồi biến mất- cái đó ở Đông Lào chúng mình được gọi là chiến tranh du kích.

Còn khi phải đối đầu với quân xâm lược với tiềm lực quân sự vượt trội, muốn đánh nhanh, thắng nhanh, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh thì từ thời Trần, đức ông nhà chúng mình đã chơi kế “thanh dã”.[VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG]

“В'єтнам”- Việt Nam, Volodymyr Zelensky dứt khoát không phải là một “thằng hề”! ...


biểu tình chống Putin

 

Hàng ngàn thành phố thế giới đã xuống đường vào hôm nay, Chủ nhật 27 Tháng Hai 2022, trong chiến dịch qui mô gần như toàn cầu nhằm phản đối Vladimir Putin. Chỉ riêng Berlin (Đức), số người biểu tình chống cuộc chiến Ukraine và Putin đã hơn 100.000. Tại Thụy Sĩ, khoảng 1.000 người tập trung trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Tại Strasbourg (Pháp), nơi có trụ sở Hội đồng Nhân quyền châu Âu, hơn 3.000 người đã tụ tập, thét to “Putin là tên giết người”…
“Tên giết người Putin” cũng đồng thanh vang tại các thành phố khác của Pháp, từ Paris, Montpellier đến Marseille. Tại Phần Lan, hàng ngàn người tập trung tại Helsinki. Tiếng “đả đảo Putin” được nghe ở Vienna (Áo); tiếng gào “Chấm dứt chiến tranh” cũng được nghe ở Rome, Montreal, Tokyo, Bangkok, Đài Bắc, Istanbul, Prague, Madrid, New Delhi, Sydney… Thậm chí tại Teheran (Iran) cũng có biểu tình chống Putin. Tại Nga, biểu tình chống Putin đã diễn ra tại 46 thành phố vào hôm nay, với hơn 1.700 người bị bắt. Tính từ ngày 24 Tháng Hai khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, chính quyền Nga đã bắt hơn 5.500 người biểu tình chống Putin.
Tại Mỹ, nhiều thành phố đã chứng kiến hàng đoàn người xuống đường. Chỉ riêng California, hàng chục địa điểm biểu tình đã được tổ chức, từ Los Angeles đến Sacramento, nơi có khoảng 100.000 người Mỹ gốc Ukraine. New York, Atlanta, Philadelphia, Chicago, Boston…, tất cả quảng trường chứng kiến biểu tình đều nhuộm xanh-vàng, quốc kỳ Ukraine. Tại Lafayette Square, ngay bên ngoài Nhà Trắng, ít nhất 3.000 người (theo phỏng chừng của tôi) đã tập trung vào chiều hôm nay. Trong số thành phần biểu tình, có cả người Mỹ gốc Nga…
Chỉ sau ba ngày kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ nhưng đã quá muộn để có thể dập đám cháy toàn cầu đang bén lửa vào giấc mơ đại đế của Putin… Đây là vài hình ảnh tôi ghi được vào hôm nay 27 Tháng Hai tại Lafayette Square… .....




















Cuộc chiến Ukraine

 

Ảnh: New York Times, Getty Images
















Cuộc chiến Ukraine: Putin chưa thể “làm gỏi” Ukraine

 Cuộc chiến Ukraine: Putin chưa thể “làm gỏi” Ukraine
MẠNH KIM




Nga đã “xẻ” Ukraine với các mũi tấn công chủ lực vào ba thành phố - Kyiv ở phía Bắc, Kharkiv ở Đông Bắc và Kherson ở phía Nam. Đã và tiếp tục xảy ra giao tranh dữ dội trên đường phố khắp các thành phố lớn Ukraine. Ghi nhận của các hãng tin nước ngoài cho thấy có nhiều tiếng súng và tiếng nổ to khắp Kyiv vào Thứ Bảy 26 Tháng Hai. Chiều Thứ Bảy 26 Tháng Hai, tốc độ tiến công của quân đội Nga bắt đầu chậm lại khi kẻ xâm lược đối mặt "sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine" – như tin của Bộ Quốc phòng Anh. Một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết hầu hết trong hơn 150.000 quân Nga đã hiện diện gần như “đủ quân số” trên đất Ukraine nhưng họ “ngày càng thất vọng vì thiếu động lực” khi đối mặt sự kháng cự gay gắt và quyết liệt. Hóa ra Ukraine không dễ “xơi” như được tưởng.
Khắp Ukraine, người dân tập trung trong hầm trú ẩn; và trong khi hơn 150.000 người tị nạn Ukraine đã chạy sang Ba Lan, Moldova, Romania…, nhiều người khác can đảm chọn việc ở lại và sẵn sàng cầm súng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Washington Post thuật: Trong một tòa nhà văn phòng chính phủ ở trung tâm thành phố, người ta thấy nhiều đàn ông trung niên lẫn phụ nữ cầm AK-47 lưng đeo lựu đạn. Bao cát chèn dọc cửa sổ. Một chiếc xe bus vừa đổ xịch. Bên trong có hàng trăm hộp tiếp đạn… Tất cả sẵn sàng một mất một còn. Khi cuộc chiến vừa bắt đầu, Tổng thống Volodymyr Zelensky tweet: “Chúng tôi sẽ trao vũ khí cho bất kỳ ai muốn bảo vệ đất nước”. Ngay sau “thông báo” của tổng thống, riêng tại Kyiv, hàng đoàn người xếp hàng trước các đồn cảnh sát để nhận súng ống đạn dược. Hiện có khoảng 130.000 dân quân tình nguyện. Bất kỳ ai từ 18 đến 60 tuổi đều có thể gia nhập.
Trong một video, Bộ trưởng Nội vụ Denis Moosystemrsky cho biết, chỉ riêng lực lượng dân quân tình nguyện ở Kyiv đã được cấp hơn 25.000 khẩu súng trường tự động, khoảng 10 triệu viên đạn, chưa kể lựu đạn và súng phóng. Tại một nơi nào đó ở Kyiv trong thời khắc cái chết cận kề, giữa mùi khét lẹt của đạn pháo lẫn mùi nồng nặc của tử thi còn đẫm máu tươi, người ta thấy những nhóm ẩn nấp trong hầm để chế bom xăng, từ những vỏ chai rượu. Rào chắn đang được dựng khắp Kyiv, với hàng đống lốp xe và bao cát. Người ta cũng lập các nhóm chat trên ứng dụng Telegram để nhắn tin cho nhau. Một trong những tin nhắn gần đây là kêu mọi người gỡ các biển báo giao thông để xe tăng Nga không thể dò đường…
Tại thành phố Sumy phía Đông Bắc, cách Kharkiv 90 km về phía Bắc, một toán dân quân đã vây bắt được một xe bọc thép Nga. Họ lôi tên lính ra thẩm vấn - theo video quay được và đưa lên mạng xã hội. Tại Kharkiv, số người ghi danh vào lực lượng dân quân tình nguyện ngày càng đông. Một chỉ huy tất bật tuyển nhận, dặn: Ai từng đi nghĩa vụ quân sự làm ơn đứng qua bên phải; những người khác đứng bên trái… Một phụ nữ nói: Tôi yếu, không cầm súng được, nhưng tôi muốn đóng góp. Tôi có thể giúp lau chùi vệ sinh…
Chưa ai biết chiến cuộc sẽ đưa đến kết quả như thế nào nhưng diễn biến hiện tại cho thấy sự ngoan cố của Putin đang đối mặt sự lì lợm dũng cảm của người Ukraine. Nếu sự phản kháng quyết liệt của người Ukraine dẫn đến một cuộc chiến kéo dài và đẫm máu, Putin sẽ sa lầy. Khó có thể tưởng tượng Putin có thể ra lệnh oanh tạc thảm sát hàng loạt, và nếu quân bộ Nga cù cưa đọ súng trong một cuộc chiến tranh đô thị thì chiến dịch quân sự Nga sẽ lún sâu và Putin có thể tìm cách kết thúc cuộc chiến một cách xôi hỏng bỏng không. Giấc mơ khôi phục hình ảnh nước Nga như một cường quốc toàn cầu không chỉ tan biến mà thất bại trong cuộc động binh có thể đe dọa quyền lực của Putin ở Moscow.
Mục tiêu Putin là dọa bằng nắm đấm để chính phủ đương nhiệm Ukraine đầu hàng nhằm có thể dựng lên chính phủ bù nhìn thân Nga. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Tổng thống Volodymyr Zelensky không phải là “thằng hèn”. Trang Twitter của Tòa đại sứ Ukraine tại Anh vừa loan tin vào hôm nay (26 Tháng Hai): Zelensky đã từ chối đề nghị của Mỹ việc di tản ông khỏi Kyiv. “Trận chiến đang diễn ra ở đây. Tôi cần đạn dược chứ không cần quá giang” – Zelensky nói.
Tính đến chiều Thứ Bảy 26 Tháng Hai (giờ địa phương), chưa có thành phố Ukraine nào hoàn toàn thất thủ. Theo tường thuật Wall Street Journal, phía Nam Kyiv, lính dù Nga đã cố đổ bộ vào thị trấn chiến lược Vasylkiv, nơi có một sân bay quân sự Ukraine. Loạt giao tranh nổ ra trong đêm nhưng đến sáng 26 Tháng Hai, người ta đã thấy hàng trăm lính Ukraine cùng nhiều tình nguyện quân ôm súng tuần tra trên trục đường chính của Vasylkiv. Dọc cao tốc giữa Kyiv và Odessa gần Vasylkiv, lực lượng an ninh và tình nguyện viên địa phương đeo băng tay túa ra đi tìm lính Nga trốn trong rừng. Trước đó, một máy bay vận tải Il-76 của Nga chở đầy lính dù gần Vasylkiv đã bị bắn cháy…
Chưa ai dám khẳng định Putin hoàn toàn cháy túi trong canh bạc lớn nhất sự nghiệp nhưng uy tín chính trị Putin trên sân khấu thế giới đang cạn đến đáy. Ván bài của Putin phút chốc đưa Mỹ và phương Tây trở nên đoàn kết gần như chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ hai, đặc biệt khi rạn nứt đồng minh trở nên cực kỳ nghiêm trọng vài năm gần đây. Mỹ vẫn tiếp tục “hà hơi tiếp sức” cho Volodymyr Zelensky. Hôm nay, 26 Tháng Hai, Ngoại trưởng Antony Blinken loan bố cung cấp viện trợ quân sự bổ sung với 350 triệu USD và chính quyền Joe Biden yêu cầu Quốc hội cấp thêm 6,4 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.
Một tình huống tồi tệ nhất đối với Putin có thể xảy ra: NATO kết nạp Ukraine. Nếu điều này trở thành sự thật, một trật tự mới sẽ hình thành, khác với kịch bản mà Putin hình dung và muốn vẽ ra ban đầu, khi quyết định bước ra sân khấu quốc tế thể hiện sức mạnh gân cốt của mình. Cục diện dù thế nào vẫn chỉ mới bắt đầu. Không ai biết kết thúc ra sao. Có một điều chắc chắn: Không lịch sử nào đủ sức mạnh biện minh để có thể băng bó cho vết thương Ukraine của Putin.
.....

SÀI GÒN xin...

 







biểu tình ở Nga..

 




LÀM GÌ ?

 LÀM GÌ ?
_____________

Ngô Nhật Đăng



*****

Hơn 40 năm trước, Havel từng viết : “Sau những lời lẽ lên án nghiêm khắc chế độ toàn trị, mọi người chờ đợi ở tôi câu hỏi : Chúng ta phải làm gì?”. Thời của Havel, cũng như các nước toàn trị khác, Tiệp Khắc của ông cũng chìm trong khủng bố, trong thời gian cầm quyền, đảng cộng sản Tiệp Khắc đã hành quyết 287 đảng viên cao cấp, trong đó có cả ủy viên bộ chính trị và có cả hình thức hành quyết man rợ thời Trung cổ là treo cổ, đảng viên còn vậy nói gì đến dân chúng.

Khi còn là một cậu bé 7 tuổi, Havel bị đưa về nông thôn sống với một chỉ thị ngầm “không được cho học hết cấp 2” ông đã phải làm mọi cách để hoàn thiện tri thức của mình, chủ yếu là tự học. Sau này chỉ vì cùng vài người bạn viết bản Hiến chương 77 (năm 1977) kêu gọi nhà nước Tiệp Khắc thực hiện các Công ước quốc tế mà họ đã long trọng ký kết mà Havel bị đi tù 6 năm.

Với vị trí nhỏ bé và tầm hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cũng muốn nêu ra một câu hỏi : Chúng ta phải làm gì ?

Chế độ toàn trị đã đưa đến một hình thức nhà nước chưa từng có trong lịch sử nhân loại đó là : “Nhà nước cảnh sát”, với nhà tù khắp mọi nơi, với lực lượng hàng triệu người, được trang bị vũ khí tận răng cùng với nó là hàng ngũ cảnh sát chìm chuyên nghiệp đông đảo và sự đông đảo không kém của những tên nằm vùng, chỉ điểm nghiệp dư, dư luận viên đủ mọi cấp bậc nhưng giống nhau ở sự dơ bẩn. Hệ thống này có một đặc điểm lớn nhất : Không phải dùng sức mạnh hay luật pháp để bảo vệ sự phát triển tự do của con người trước những kẻ cưỡng bức họ mà là bảo vệ những kẻ cưỡng bức trước bất kỳ con người nào cố gắng để được tự do.


Vì vậy, khởi nghĩa vũ trang hay cấp tiến hơn là bất bạo động, những mô hình đã thành công ở một số nước ít độc tài hơn hoặc có dân chủ hơn một chút (có đảng đối lập) có vẻ là không thể thành công ở Việt Nam, thậm chí bị bóp chết từ trong trứng nước. Tuy thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn, phụ thuộc vào nhau hơn nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc vẫn có những đặc sắc riêng về phong tục, tập quán, văn hóa và lịch sử.


Tôi nhớ tới Havel, nhớ tới ý tưởng mà ông đã nêu ra là xây dựng một không khí “tiền chính trị” trong xã hội Tiệp Khắc hay nói một cách khác, đó là một nền “chính trị phi chính trị”, Havel viết rõ : “Đó là thứ chính trị đặt đạo đức cao hơn chính trị, đặt trách nhiệm cao hơn mục đích”. Sau này khi trở thành Tổng thống, Havel vẫn hết sức theo đuổi quan điểm chính trị của mình.

Những người bình thường không quan tâm đến chính trị, thậm chí xa lánh chính trị, họ hành động đơn giản chỉ vì muốn bảo vệ phẩm giá cho bản thân mình. Nói một cách khác họ vì cái "TÔI". Nhưng là cái tôi cao quý, sẵn sàng hy sinh cuộc sống vật chất yên ổn nhưng nhạt nhẽo cho một thứ có ý nghĩa hơn và sẵn sàng lên tiếng vì người khác. Chính vì không quan tâm đến chính trị mà họ lại có sự nhạy cảm chính trị. Tất nhiên vẫn có những người hoạt động chính trị như là một thiên chức, suy cho cùng một xã hội tốt đẹp sẽ sản sinh ra một nền chính trị tốt đẹp, không có điều ngược lại.

“CÓ CÁI GÌ ĐÓ ĐÁNG ĐỂ HY SINH”- Jan Patocka, một triết gia, bạn của Havel đã viết như vậy trong bức thư tuyệt mệnh của mình, ông bị săn đuổi cho đến chết.

Và tôi nhớ Lý Đông A, một nhà cách mạng và tư tưởng kiệt xuất của Việt Nam. Từ năm 1945, ông đã viết rằng Việt Nam muốn phát triển thì phải “tự cường dân tộc” bằng cách xây dựng một nền văn hóa và triết học Việt Nam.

Không biết do dự cảm hay trực giác chính trị thiên tài mà Lý tiên sinh cho rằng để chuẩn bị cho việc tự cường đó Việt Nam phải mất 60 năm (tức là khoảng đến năm 2005). Phải chăng, đây đã là lúc chúng ta phải tự nhận thức lại mình, đến lúc phải hành động khi mà cả thế giới đang biến động trước sự thay đổi lớn lao đang tới. Phải chăng chúng ta phải bước tiếp những bước mà Lý Đông A và các đồng chí của ông đã đi, đã bị bỏ dở khi ông bị Việt Minh thủ tiêu khi vừa tròn 27 tuổi.

Phải trở về với nhân dân, đó là ý tưởng thiên tài của Lý Đông A khi ông đặt tên cho đảng của mình là “Duy Dân”, đặt dân cao hơn nước. Thương dân rồi mới đến yêu nước.

Chí sỹ Phan Châu Trinh từng đặt ra khẩu hiệu : “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đã hơn 100 năm mà đến giờ mục tiêu đầu tiên là “khai dân trí” vẫn chưa hoàn thành (?). Phải chăng là dân trí của ta còn thấp?

Tôi không tin.

Chúng ta đang tự đặt mình cao hơn nhân dân, nhìn nhân dân với cái nhìn từ trên xuống ? Đến bao giờ chúng ta mới nhìn, mới đối thoại với nhân dân với tư thế ngang bằng, bình đẳng, hoặc tuyệt vời hơn là nhìn từ dưới lên bởi vì nhân dân đáng cho chúng ta học hỏi ?
Bao giờ chúng ta mới nhìn thấy nhân dân đang cố bảo vệ một cách tuyệt vọng những thuần phong mỹ tục, những nét văn hóa của cha ông trước sự tấn công điên cuồng của những tư tưởng ngoại lai vô nhân tính ?

Họ đang bị gạt ra ngoài lề xã hội bởi không có điều kiện tiếp cận với công nghệ, không có cơ hội được cất tiếng. Người ta đang mải tranh cãi với nhau trên mạng xã hội, tự cho mình sâu sắc hơn, có trí thức hơn, loay hoay tìm cách nào “để cứu vớt nhân dân” và kêu gọi nhân dân làm mọi việc thay cho mình, khi mọi việc không được như ý thì sốt ruột, rồi quay lại dè bỉu, dân trí còn thấp như vậy thì đáng đời, làm kiếp nô lệ chẳng ai thương, cuối cùng là “makeno”, là thờ ơ, vô cảm, quay về với “cái máng lợn” của mình, đúng là thứ mà toàn trị muốn mọi công dân của nó trở thành.

Toàn thể xã hội Việt Nam đang bị chấn động, chấn động trước sự đổ vỡ của văn hóa, chấn động trước tình trạng suy đồi đạo đức xã hội, chấn động trước những hành động man rợ như Đồng Tâm, chấn động trước dịch bệnh khủng khiếp của coronavirus đang đe dọa mạng sống của bất kỳ ai vv…

Bao giờ chúng ta mới biết đoàn kết?

Tình đoàn kết của những người bị chấn động. Trong thời đại này, mỗi một cá nhân với vũ khí duy nhất của mình là Nhân tính, với ý thức trách nhiệm của mình là phải hành động thì mỗi một hành động đó đều có thể gây ra chấn động.

Bởi vì toàn trị với đặc điểm của mình, bất kỳ một cá nhân nào muốn kiếm tìm sự thật, muốn kiếm tìm tự do đều là một sự tấn công trực tiếp vào toàn bộ hệ thống, vì vậy hệ thống như một phản ứng tự động sẽ phải huy động toàn bộ sức mạnh vật chất của nó để đè bẹp cá nhân ấy, và, cũng chính vì vậy mà chúng không đủ sức mạnh.

Tôi lại nhớ đến người thày giáo can trường Đinh Đăng Định, đơn lẻ giữa nơi núi rừng hoang vắng, một mình miệt mài bất chấp mọi sự vây bủa, tấn công hèn hạ… cất lên lời cảnh báo về một thảm họa môi trường, trả giá bằng tù đầy và bị săn đuổi cho đến chết. Lần tôi tới thăm anh, nắm bàn tay gầy guộc chỉ còn da bọc xương của anh, tôi mới hiểu sức mạnh của sự thật, của lương tâm trong một con người nhỏ bé.

Một người không hề quan tâm đến chính trị rồi tự nhiên thấy mình đứng giữa những xoáy lốc của cơn bão chính trị, một mình đương đầu với nó, tuyệt vọng như Don Quijote chiến đấu với cối xay gió nhưng không bao giờ là vô ích và vô vọng. Hành động và cái chết của anh đã làm chấn động hàng triệu trái tim người Việt. Hay như Lộc Vàng, đổi 11 năm tù lấy niềm đam mê hát tình ca, đến bạc đầu vẫn không ngừng hát ngợi ca Nhân tính. Cái gì làm cho họ trở nên mạnh mẽ như vậy?

Bởi vì, dù bị đàn áp, bị đè bẹp đến mức tê liệt nhưng không thể dừng được cuộc sống, cuộc sống vẫn luôn sống sót và vượt qua mọi bạo quyền từng đàn áp nó.

Nói một cách khác, quyền lực chỉ đàn áp được một đời sống khi có một đời sống tồn tại, nếu không thì quyền lực sẽ làm tê liệt ngay cả khả năng đàn áp cuộc sống của nó, tức là làm tê liệt chính mình. Khi không còn cuộc sống thì toàn trị cũng diệt vong. Sự yên bình "ổn định" mà nó tạo ra nếu có thì cũng chỉ là sự yên bình trong nghĩa địa.

Và nếu không thể tiêu diệt cuộc sống thì cũng sẽ không thể chặn đứng được đà đi tới của lịch sử. .........../.


TIẾU LÂM CHÍNH TRỊ LIÊN XÔ

 TIẾU LÂM CHÍNH TRỊ LIÊN XÔ

.................

Một tay nhà giàu Odessa muốn mua cho vợ một chiếc áo lông. Dĩ nhiên hắn không kiếm được áo lông ở đâu. Cuối cùng, hắn bảo một chủ hiệu quần áo:
- Thôi được, vậy bà mua giúp 2 chiếc, tôi một, bà một.
Vấn đề được giải quyết. Sau đó, hắn muốn xem kịch ở Nhà hát lớn. Hắn mua vé buổi diễn tối, nhưng người bán vé thông báo là hết sạch vé rồi.
- Anh biết không, anh mua giúp 10, tôi cho anh 9, chỉ lấy 1.
Thế là hắn mua được vé.
Hôm sau hắn đến Lăng, nhưng Lăng đóng cửa. Hắn mở chiếc cặp ngoại giao và chìa cho người lính gác :
- 5 lít vốt-ca và một tờ xanh nhé!
- Anh vào xem hay để chúng tôi vác ra cho anh?

_______________ [st] 😁😁😁

Xi and Putin

 

Xi and Putin

tranh của Hajo / Netherlands