Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018) |
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người con của Tây Ninh. Gia
đình ông thuộc nhóm giàu có thời đó (gọi là "điền chủ"). Ông từng
theo học trường Thiếu sinh quân ở Vũng Tàu, nơi ông cũng tiếp thụ âm nhạc của
các giáo sư Pháp giảng dạy. Ông vào quân đội năm 1951; được gửi đi huấn luyện
chỉ huy quân đội ở Hà Nội; 1954 trở thành tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trọng pháo
553 khi mới 24 tuổi; 1957 đi học ở Hawaii; 1972 được thăng chức đại tá và
chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó đến năm 1975. Sau 1975, ông
bị bắt đi tù cải tạo 10 năm trời. Ông tâm sự những ngày tháng sau tù: "Sau
tháng 4/1975, tôi đi học tập 'cải tạo' 10 năm. Khi trở về nhà, tôi mang theo
nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Suốt 30 năm qua,
tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước."
Sau khi ra tù, dù có thể đi Mĩ theo diện HO nhưng ông chọn ở lại Việt Nam cho
đến ngày qua đời.
Theo Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo, sau 1975 gia đình ông sống
nhờ quán bán bánh mì và giò chả (hiệu Nhiên Hương) tại nhà đường Nguyễn Trọng
Tuyển, Phú Nhuận. Hai ông bà nhạc sĩ không có con. Ông được đồng nghiệp và bạn
bè yêu quí. Như là lời nói hộ cho nhiều nghệ sĩ, Nhạc sĩ Trần Quốc Bảo nhận xét
rằng: “Với thầy Đông, tôi chỉ biết nói rằng tôi kính phục ông nhất hai điểm, đó
là tài hoa và tư cách.”
Tài hoa. Đó là chữ rất đúng để mô tả sự nghiệp âm nhạc
của ông. Chẳng hạn như ca khúc "Chiều mưa biên giới" Trong một bài
trả lời phỏng vấn Nhạc sĩ Trường Kỳ, ông cho biết hoàn cảnh ra đời của bài
Chiều mưa biên giới như sau: “Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm
1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp
Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn
đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới
Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời
chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối
vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân
trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy,
tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh
đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu...”
Một ca khúc khác ít người biết đến là "Hải ngoại
thương ca". Thoạt đầu người ta tưởng đây là sáng tác cho 'Việt kiều',
nhưng không phải.
Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1963, nhân vụ đảo
chánh ở miền Nam và tướng Nguyễn Chánh Thi phải trốn ra ngoại quốc: “… Đến
năm 1963, có một cuộc đảo chánh lần thứ nhì khiến chế độ của ông Ngô Đình Diệm
bị suy sụp.. Lúc đó mọi người lên tiếng kêu gọi những anh em ly tán sau cuộc
đảo chánh lằn thứ nhất đang ở ngọai quốc trở về. Lúc đó tôi thấy một số bạn bè
của tôi vẫn còn do dự chưa muốn trở về . Điều này nó thôi thúc tôi viết bài Hải
Ngoạii Thương Ca, có ý nói bây giờ trong nước cũng vui vẻ...”. Bài này mãi
đến 2004 mới được trình diễn.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự: ”Năm 2004 bài Hải
Ngọai Thương Ca được đưa ra ngoài Hà Nội duyệt. Thì ngoài Hà Nội mới hỏi tôi:
có phải bài Hải Ngoại Thương Ca Này mới viết không mà sao nó sát với đề tài của
thời cuộc này quá vậy?. Nó hay đấy . Đấy là lời của một vị lãnh đạo của cục Văn
Hóa Nghệ Thuật.”
[...]
Bây giờ nhìn lại thời 20 năm văn nghệ miền Nam tôi thấy
kinh ngạc về tính phong phú và đa dạng của nên văn nghệ đó. Chỉ nói riêng về âm
nhạc thôi, 20 năm đó đã để lại cho nền văn hoá dân tộc nhiều dấu ấn qua những
ca khúc đầy tính nhân bản. Có thể nói tính nhân bản trong âm nhạc là đặc điểm
phân biệt rất rõ giữa văn nghệ miền Nam và miền Bắc trong thời chiến. Điển hình
như Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, là một quân nhân trong thời chiến, nhưng nhạc của
ông thì không thấy hình súng đạn, lửa khói hay màu máu đâu cả, thay vào đó là những
lời ca thật đẹp, đầy chất lãng mạn, thấm đẫm tình quê hương và nhân bản.
******
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông [trích]
(nguoi-viet.com)
Du Tử Lê
[....]
Trong 20 năm tân nhạc miền Nam, Việt Nam, Nguyễn Văn Ðông cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng không chỉ với một hai ca khúc viết về người lính mà, với hầu hết những ca khúc ông viết về dề tài này.
Những ca khúc làm thành tên tuổi ông như ca khúc “Phiên
Gác Ðêm Xuân,” ông sáng tác đêm giao thừa 1956, khi đang đóng quân ở Khu 9,
Ðồng Tháp Mười. Hai ca khúc nổi tiếng khác của họ Nguyễn cũng được ra đời sau
đó, là ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới,” khi ông đóng quân gần biến giới Việt-Miên
và “Mấy Dặm Sơn Khê,” khi đồn trú ở vùng cao nguyên Trung phần.
Nhưng chân dung hay, hình ảnh người lính trong các ca khúc vừa kể của Nguyễn Văn Ðông, tuy cũng đậm tính thơ mộng... Nhưng đó là cái thơ mộng dung dị, nhân bản, gần với đa số, với đám đông, những người lính vô danh.
“Ðón giao thừa một phiên gác đêm / chào xuân đến súng xa vang rền / xác hoa tàn rơi trên báng súng / ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi /...? Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu / vì mơ ước trắng như mây chiều / tủi duyên người năm năm tháng tháng / mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi / Chốn biên thùy này xuân tới chi? / tình lính chiến khác chi bao người / nếu xuân về tang thương khắp lối / thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi! (Trích “Phiên Gác Ðêm Xuân”)
Ông cũng không khẳng định người lính của ông phải là người tạo được những chiến thắng lẫy lừng mà, chỉ là những cá nhân bình thường, với những tâm tình, những khát khao, nhớ thương đời thường:
“Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay / Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng / đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng / người tìm về trong hơi áo âm / gợi niềm xa xăm/ Người đi khu chiến thương người hậu phương / thương màu áo gửi ra sa trường / lòng trần còn tơ vương khanh tướng / thì đường trần còn mưa bay gió cuốn / còn nhiều anh ơi!” (Trích “Chiều Mưa Biên Giới”)
[...] chân dung người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông là một chân dung bình dị, không quá đặc biệt. Không ngoại lệ. Ðó là một con người như bất cứ một con người nào thuộc về đám đông. Vì ngoài bổn phận người lính, thì trong thẩm sâu của tâm hồn người lính, vẫn là một con người (như mọi người,) với cá tính, rung động, cảm nhận chân thật khi đối đầu, cọ sát với thực tế và vận mệnh chung của dân tộc:
“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng / ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê / non nước ơi, hồn thiêng của núi sông / kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa / Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng / chờ mùa xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang / anh đến đây rồi anh như bóng mây / chốn phương trời ấm lạnh, hòa chung mái nhà tranh / Anh như làn gió, ham ngược xuôi theo đường mây / tóc tơi bời lộng gió bốn phương / nước non còn đó, một tấc lòng / không mờ xóa cùng năm tháng / mấy ai ra đi hẹn về / dệt nốt tơ duyên...” (Trích “Mấy Dặm Sơn Khê”)
Nhưng chân dung hay, hình ảnh người lính trong các ca khúc vừa kể của Nguyễn Văn Ðông, tuy cũng đậm tính thơ mộng... Nhưng đó là cái thơ mộng dung dị, nhân bản, gần với đa số, với đám đông, những người lính vô danh.
“Ðón giao thừa một phiên gác đêm / chào xuân đến súng xa vang rền / xác hoa tàn rơi trên báng súng / ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi /...? Ước mong nhiều đời không bấy nhiêu / vì mơ ước trắng như mây chiều / tủi duyên người năm năm tháng tháng / mong chờ ánh xuân sang, ngờ đâu đêm cứ đi / Chốn biên thùy này xuân tới chi? / tình lính chiến khác chi bao người / nếu xuân về tang thương khắp lối / thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi! (Trích “Phiên Gác Ðêm Xuân”)
Ông cũng không khẳng định người lính của ông phải là người tạo được những chiến thắng lẫy lừng mà, chỉ là những cá nhân bình thường, với những tâm tình, những khát khao, nhớ thương đời thường:
“Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay / Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng / đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng / người tìm về trong hơi áo âm / gợi niềm xa xăm/ Người đi khu chiến thương người hậu phương / thương màu áo gửi ra sa trường / lòng trần còn tơ vương khanh tướng / thì đường trần còn mưa bay gió cuốn / còn nhiều anh ơi!” (Trích “Chiều Mưa Biên Giới”)
[...] chân dung người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông là một chân dung bình dị, không quá đặc biệt. Không ngoại lệ. Ðó là một con người như bất cứ một con người nào thuộc về đám đông. Vì ngoài bổn phận người lính, thì trong thẩm sâu của tâm hồn người lính, vẫn là một con người (như mọi người,) với cá tính, rung động, cảm nhận chân thật khi đối đầu, cọ sát với thực tế và vận mệnh chung của dân tộc:
“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng / ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê / non nước ơi, hồn thiêng của núi sông / kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa / Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng / chờ mùa xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang / anh đến đây rồi anh như bóng mây / chốn phương trời ấm lạnh, hòa chung mái nhà tranh / Anh như làn gió, ham ngược xuôi theo đường mây / tóc tơi bời lộng gió bốn phương / nước non còn đó, một tấc lòng / không mờ xóa cùng năm tháng / mấy ai ra đi hẹn về / dệt nốt tơ duyên...” (Trích “Mấy Dặm Sơn Khê”)
[...]
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.
Ðiển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No.1 và Ðài Truyền Hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu Châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. [...]
Mặc dù họ Nguyễn tình nguyện hiến cuộc đời mình cho quân đội khi ông còn rất trẻ; nhưng bên cạnh tư cách một người lính, ông còn là một nhạc sĩ. Trong vai trò này, ông lại là nhạc sĩ miền Nam, được thế giới biết đến tên tuổi rất sớm.
Ðiển hình là sự kiện ngay từ năm 1961, nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã được đài Europe No.1 và Ðài Truyền Hình Pháp thu âm, rồi thu hình ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” của ông, gây tiếng vang lớn ở Âu Châu. “Biến động” này đã tạo sức dội ngược về Việt Nam, khiến chỉ trong vòng 3 tháng, nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, đã bán hết 60,000 bản nhạc lẻ, phá kỷ lục số ấn bản lớn nhất từ xưa, ở thời điểm đó. [...]
Tôi cho họ Nguyễn là một trường hợp đặc biệt của giới
văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam, 20 năm. Khi, một mặt, ông vẫn chu toàn nhiệm vụ
“người lính gác giặc” của mình. Mặt khác, ông vẫn can đảm cất lên tiếng nói của
lương tri. Tiếng nói của một kẻ sĩ trước thời cuộc. Những ghi nhận từ đáy tầng
khát khao của dân tộc, đất nước...
Vì thế, ngay khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được báo chí thời đó đăng tải nơi trang nhất thì dư luận quần chúng khắp nơi đã đồng loạt phản ứng. Họ bênh vực họ Nguyễn, như bênh vực người phát ngôn trung thực nhất, về những mơ ước, khát khao thầm kín của họ. Phản ứng bất ngờ của đám đông cũng khiến nhiều cơ quan ngôn luận nhập cuộc. Lên tiếng bênh vực. Ủng hộ tinh thần tác giả “Chiều Mưa Biên Giới.”
Vì thế, ngay khi lệnh cấm của Bộ Thông Tin được báo chí thời đó đăng tải nơi trang nhất thì dư luận quần chúng khắp nơi đã đồng loạt phản ứng. Họ bênh vực họ Nguyễn, như bênh vực người phát ngôn trung thực nhất, về những mơ ước, khát khao thầm kín của họ. Phản ứng bất ngờ của đám đông cũng khiến nhiều cơ quan ngôn luận nhập cuộc. Lên tiếng bênh vực. Ủng hộ tinh thần tác giả “Chiều Mưa Biên Giới.”
[....]
Riêng ca khúc “Anh” tức “Anh Nhớ Gì Không Anh” của họ Nguyễn thì bị cấm vì các câu như: “Nước mắt dân Hời, thành quách một thời tan tành hệ bởi đâu? Sao ta nỡ xa ta, xẻ chia sơn hà cho Bắc Nam mình xa cách nhau!”
Như đã nói, cái tinh thần kẻ sĩ, cái ý thức đất nước, dân tộc, khiến Nguyễn Văn Ðông chấp nhận thua thiệt trong binh nghiệp, nhưng bảo vệ được khí tiết của một kẻ sĩ thao thức, trằn trọc trước tang thương đất nước. Nhưng đó là sự lên tiếng của một người lính tự nguyện. Một người lính vẫn làm tròn bổn phận của một công dân thời đất nước binh đao, ly loạn... Sự kiện này vẫn khác, hoàn toàn khác với những nhạc sĩ cũng giương cao ngọn cờ phản chiến; nhưng lại là những người từ chối trách nhiệm của một công dân trước thời cuộc.
Hơn một lần, nhạc sĩ Hoàng Thi Thao từng nói với tôi, “Về phương diện nhạc chống chiến tranh thì, Nguyễn Văn Ðông là người thứ nhất, người đầu tiên xông xáo vào con đường nhậy cảm và, gai góc này.”
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy cần phải ghi nhận một cách công bình rằng, tiếng nói của Nguyễn Văn Ðông, cách gì, cũng vẫn là tiếng nói phản ảnh tâm tư của một nghệ sĩ đau đáu trước những đau thương, tang chế của đất nước - Song song với con người chọn con đường binh nghiệp khi còn rất trẻ. Ðó là sự khác biệt to lớn, giữa một người đứng trong lửa đạn và, những người đứng ngoài, với những kêu đòi vô trách nhiệm.
Trong đời nhạc Nguyễn Văn Ðông, tình yêu tổ quốc luôn nồng nàn, như thể đó là tình yêu thứ nhất của đời ông:
“Và xin em hiểu rằng, người đi giúp nước nào màng danh chi - Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy - Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay - Ðời dâng cho núi sông - Lòng này thách với tang bồng - Ðừng làm má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi!...” (Trích “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”)
Hoặc:
“Người về đây giữa non sông này - Hội trùng dương hát câu sum vầy - Về cho thấy con thuyền nước Nam - Ði vào mùa xuân mới sang - Xa rồi ngày ấy ly tan - Tôi đi giữa trời bồi hồi - Cờ bay phất phới tôi quên chuyện ngày xưa - Mong sao nước Việt đời đời - Anh dũng oai hùng chen chân thế giới...” (Trích “Hải Ngoại Thương Ca”)
Tôi cho đó là tấm lòng, là trái tim của một nghệ sĩ chọn ở với tổ quốc của mình, bằng một tình yêu một chiều; mà, không một tình yêu nào có thể so sánh hoặc thay thế được.
.............................
Chú thích:
(2) Ðại nhạc hội này do nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam tổ chức. Nhân đây, cũng xin lưu ý: “Trăm Hoa Miền Nam” và “Tinh Hoa Miền Nam” là hai nhà xuất bản nhạc lẻ khác nhau.
..............................
[...] Về cái mà tôi muốn gọi là “nhạc nghiệp” của nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Ðông, theo một số tài liệu đã được phổ biến ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam thì: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông chính thức tham dự vào sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 1950. Ông nổi danh ngay với những ca khúc đầu tay như “Chiều Mưa Biên Giới,” “Phiên Gác Ðêm Xuân,” “Súng Ðàn”... là ba ca khúc ra đời trong năm 1956 và được phổ biến rất rộng rãi. Nhưng ca khúc “Thiếu Sinh Quân Hành Khúc” bài hát được công nhận là ca khúc chính thức của trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, Nguyễn sáng tác năm 1948, khi mới 16 tuổi, mới thực sự là sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ đa tài này.
Ngoài bút hiệu và cũng là tên thật, Nguyễn Văn Ðông, họ Nguyễn còn dùng nhiều bút hiệu khác như Phượng Linh, Phương Hà, Ðông Phương Tử, Vì Dân, Hoàng Long Nguyên.
[...]
Nói tới nhạc nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông mà, không nói tới thời gian họ Nguyễn làm giám đốc hãng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, nổi tiếng một thời ở miền Nam, tôi cho là một thiếu sót quan trọng.
Ở vai trò này, với sự hợp tác tích cực của những nhạc sĩ như Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Y Vân, Lê Văn Thiện... Hai hãng đĩa của ông đã đem sự giầu có, phong phú cho sinh hoạt tân nhạc cũng như cổ nhạc miền Nam, 20 năm; với những album riêng cho từng ca sĩ.
[...]
.... nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông không chỉ có những đóng góp đáng kể cho phong trào “Tân cổ giao duyên” mà, ông còn là đạo diễn, viết nhạc nền, sáng tác ca khúc lồng trong trên dưới 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam. Ðiển hình như các vở tuồng “Nửa Ðời Hương Phấn” của soạn giả Hà Triều-Hoa Phượng; “Sân Khấu Về Khuya” của soạn giả Năm Châu; “Mắt Em Là Bể Oan Cừu” của soạn giả Vân An v.v...
Theo một tài liệu chúng tôi hiện có thì, vào năm 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông cùng một người bạn vong niên là nhà doanh nghiệp Huỳnh Văn Tứ, đồng sáng lập hãng băng đĩa Continental. Ông Huỳnh văn Tứ đảm trách vai trò Giám đốc sản xuất. Họ Nguyễn đảm nhận trách nhiệm Giám đốc nghệ thuật. Hãng đĩa Continental có 36 chi nhánh, phát hành toàn miền Nam - Chủ trương phát triển cùng lúc 2 bộ môn tân và cổ nhạc. Khi đó, tác giả “Phiên Gác Ðêm Xuân” được rất nhiều soạn giả cải lương nổi tiếng cộng tác. Nhưng các soạn giả này lại không rành lắm về tân nhạc. Do đó, việc dàn dựng kịch bản thường không ăn khớp với tân nhạc. Ðể bổ khuyết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông phải “lăn lưng” vào cuộc. Ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi... sau một thời gian ông đâm ra yêu thích bộ môn nghệ thuật ấy.
Ông kể: “Tôi rất nhớ ơn cố soạn giả Hoàng Khâm và các tay danh cầm bên cổ nhạc như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm... Họ đã chỉ vẽ cho tôi một cách tận tình, không giấu nghề. Vì thế mà chỉ một năm sau, tôi đã có thể tự tin đủ sức bước sâu vào lãnh vực mới mẻ này; cũng với tất cả đam mê, như khi tôi ‘khám phá’ thế giới tân nhạc, trước đó vậy.”
[...]
Trước khi chấm dứt bài viết về con “Thiên lý mã” của dòng âm nhạc miền Nam, 20 năm, chúng tôi muốn ghi lại ở đây, mối tình của họ Nguyễn với một người con gái, nơi quê hương của ông. Ðó là người được xác nhận là linh hồn của ca khúc “Về Mái Nhà Xưa,” một trong những ca khúc “tìm về” mà, tôi cho là hay nhất và, cũng cảm động nhất của nền tân nhạc miền Nam 20 năm.
Quý độc giả theo dõi bài viết này hẳn còn nhớ, Tây Ninh là nguyên quán của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông. Gia đình ông nguyên là điền chủ ở Huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Mỗi năm, vào những dịp giỗ chạp lớn, ông được cha mẹ cho về nguyên quán. Gần bên ngôi từ đường của dòng họ Nguyễn, là nhà ông Hương Cả, một chức sắc lớn nhất làng. Ông Hương Cả có một cô con gái xinh đẹp. Hai bên gia đình cùng giao ước kết thông gia khi hai trẻ lớn lên. Khi ấy tác giả “Về Mái Nhà Xưa” và cô bé kia, mới trên dưới 10 tuổi. Ở tuổi niên thiếu này, cả hai chỉ biết hẹn hò trèo cây, hái trái, hay chơi trò trốn bắt... (Những kỷ niệm ấy là tố chất cho họ Nguyễn sau này, viết được ca khúc nhan đề “Ðom Ðóm”). Tuy thơ dại nhưng tình bạn thắm thiết cũng đã đủ gây thành men nhớ nhung và, đôi khi nước mắt, cho mỗi lần đôi trẻ phải chia tay.
Họ Nguyễn kể, khi cách mạng mùa Thu 1945 bùng nổ, ông Hương Cả bị đưa ra trước tòa án nhân dân; lãnh bản án “cường hào ác bá.” Ông bị xử bắn. Xác ông bị thả trôi sông. Riêng cha mẹ nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông từ Saigon tản cư về, thì bị liệt vào hàng “địa chủ ác ôn.” Ông bà bị bắt làm tù lao công khổ sai. Tịch biên tài sản; sung vào quỹ kháng chiến. Gia đình ly tán. Cửa nhà tan nát. Dôi trẻ trôi giạt, mỗi người một phương. Họ bặt tin nhau!
Cuối thập niên 50, nhớ thương bạn, họ Nguyễn cải trang tìm về chốn cũ... Tận mắt nhìn thấy cảnh xưa điêu tàn và, những người làng còn lại, không một ai cho ông chút tin tức nào về người con gái của ông Hương Cả! Về lại Saigòn, họ Nguyễn viết:
“Về đây ngơ ngác chim
bay tìm đàn - Về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn - Tôi lắng nghe tâm tình
nhân thế - qua đáy tim chưa đục sông mê (4) - qua ước mơ duyên tình đơn sơ - Về
đây đâu phút xưa vui sum vầy - thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy - anh
có nghe trong lòng thu chết - bao lá khô phai nhạt hương đêm - tan tác bay
phiêu bạt giữa trời quê - Nơi xưa quê nghèo, nhà tranh nát tiêu điều - tình xưa
khôn hàn gắn - người đã đi rồi - người về đâu có hay - đâu vòng tay đắm
say?...” (Trích “Về Mái Nhà Xưa.”)
Tôi vẫn nghĩ, những người sinh trong hai thập niên 1930 và, 1940 ít, nhiều đều là nạn nhân của cuộc chiến miền nam 20 năm. Ðổ vỡ, chia ly, tuyệt vọng... là thuộc tính của hoàn cảnh loạn ly này. Nên, tôi mong, người phụ nữ, linh hồn của ca khúc vừa kể, nếu còn đâu đó, tình cờ đọc được những hàng chữ này, xin hiểu rằng, cách gì, sự lỡ làng một đời của bà, chí ít cũng được ghi dấu trong sự nghiệp âm nhạc phong phú, bất tử của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông... Trong khi hàng ngàn, hàng triệu những cuộc tình ly tan, oan khốc khác, cũng chìm vào quên lãng. Dù những cây phượng vĩ, mỗi năm vẫn cho chúng ta những cánh hoa rực rỡ, và, những chiếc lá khô vẫn tiếp tục “phai nhạt theo hương đêm” vậy.
Du Tử Lê
(22 Tháng Mười Hai, 2009)
Chú thích:
(4) Câu hát “qua đáy tim chưa đục sông mê,” có bản chép là “qua trái tim chưa đọng song mê,” theo tác giả là sai và, vô nghĩa. Giải thích về hai chữ “song mê,’ họ Nguyễn kể, Tây Ninh, nguyên quán của tác giả, có Thánh Thất Cao Ðài, rất nổi tiếng. Theo các vị trưởng lão, tín đồ Cao Ðài thì chuyện luân hồi, hóa kiếp theo truyền thuyết của đạo Cao Ðài, có thể tóm tắt như sau:
Con người khi chết, ai cũng bị quỷ sứ dắt hồn xuống âm phủ, để Diêm Vương xét công, luận tội. Kẻ ác bị đưa vào địa ngục thọ hình. Người tốt được trở lại trần thế, làm người. Trên đường đi hóa kiếp, quỷ A tu la dẫn hồn đến một nơi gọi là bến Mê, rồi băng qua một chiếc cầu gọi là cầu Giải kiết. Cầu này bắc ngang qua sông Mê. Ðến giữa cầu, quỷ A tu la xô hồn xuống sông. Hồn gào thét vùng vẫy kêu cứu, làm vẩn đục cả dòng sông. Khi hồn kiệt sức, ngất đi, lúc đó, quỷ A tu la mới vớt hồn lên dẫn đi tiếp về dương gian. Từ đó, hồn không còn nhớ gì về kiếp trước của mình nữa...
Tôi vẫn nghĩ, những người sinh trong hai thập niên 1930 và, 1940 ít, nhiều đều là nạn nhân của cuộc chiến miền nam 20 năm. Ðổ vỡ, chia ly, tuyệt vọng... là thuộc tính của hoàn cảnh loạn ly này. Nên, tôi mong, người phụ nữ, linh hồn của ca khúc vừa kể, nếu còn đâu đó, tình cờ đọc được những hàng chữ này, xin hiểu rằng, cách gì, sự lỡ làng một đời của bà, chí ít cũng được ghi dấu trong sự nghiệp âm nhạc phong phú, bất tử của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông... Trong khi hàng ngàn, hàng triệu những cuộc tình ly tan, oan khốc khác, cũng chìm vào quên lãng. Dù những cây phượng vĩ, mỗi năm vẫn cho chúng ta những cánh hoa rực rỡ, và, những chiếc lá khô vẫn tiếp tục “phai nhạt theo hương đêm” vậy.
Du Tử Lê
(22 Tháng Mười Hai, 2009)
Chú thích:
(4) Câu hát “qua đáy tim chưa đục sông mê,” có bản chép là “qua trái tim chưa đọng song mê,” theo tác giả là sai và, vô nghĩa. Giải thích về hai chữ “song mê,’ họ Nguyễn kể, Tây Ninh, nguyên quán của tác giả, có Thánh Thất Cao Ðài, rất nổi tiếng. Theo các vị trưởng lão, tín đồ Cao Ðài thì chuyện luân hồi, hóa kiếp theo truyền thuyết của đạo Cao Ðài, có thể tóm tắt như sau:
Con người khi chết, ai cũng bị quỷ sứ dắt hồn xuống âm phủ, để Diêm Vương xét công, luận tội. Kẻ ác bị đưa vào địa ngục thọ hình. Người tốt được trở lại trần thế, làm người. Trên đường đi hóa kiếp, quỷ A tu la dẫn hồn đến một nơi gọi là bến Mê, rồi băng qua một chiếc cầu gọi là cầu Giải kiết. Cầu này bắc ngang qua sông Mê. Ðến giữa cầu, quỷ A tu la xô hồn xuống sông. Hồn gào thét vùng vẫy kêu cứu, làm vẩn đục cả dòng sông. Khi hồn kiệt sức, ngất đi, lúc đó, quỷ A tu la mới vớt hồn lên dẫn đi tiếp về dương gian. Từ đó, hồn không còn nhớ gì về kiếp trước của mình nữa...
......../.