GS. TSKH. HỒ NGỌC ĐẠI VÀ VẤN
ĐỀ GIÁO DỤC NƯỚC NHÀ.
Lê Thọ Bình
[trích ...]
GS Hồ Ngọc Đại đã giải thích một cách đơn giản, rằng CÔNG NGHỆ
GIÁO DỤC của ông được xây dựng trên 3 nguyên tắc:
Ai cũng học được.
Học gì được nấy.
Học đâu chắc đó.
Do vậy giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không
thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết
được. Nếu học theo cách của ông thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2
viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu.
[...]
“Phải nói thật là lý thuyết của tôi đã đảo ngược lại toàn bộ nền
giáo dục của nước ta. Ví dụ, tôi đề ra các nguyên tắc:
*học trò là trung tâm chứ không phải là thầy giáo
*học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ
*học không có thi cử, không có chấm điểm ..”
*học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ
*học không có thi cử, không có chấm điểm ..”
GDVN: phải thay đổi toàn diện
Nếu so với thế giới, nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu. Vào
thời điểm này từ cuộc sống, tất cả các ngành, các nghề của con người và xã hội
đã biến đổi rất lớn so với cách đây 15-20 năm, nhưng nghiệp vụ sư phạm của
chúng ta thì từ nửa thế kỷ nay không thay đổi gì cả. Thậm chí còn tệ hại hơn
trước vì trước là thầy giảng, trò ghi nhớ nhưng bây giờ là thầy đọc, trò chép.
Tôi thấy đau xót vì không ai nhìn thẳng vào sự thật.
Có thể nói thành lời, nhưng không ai cảm thấy rằng trẻ con là
máu thịt của mình, không ai cảm thấy đứa con đau khổ chính là mình đau khổ. Và
không thấy được sự tối ưu của mỗi giai đoạn khác nhau. Hiện nay từ lớp mẫu giáo
cho đến các bậc tiến sĩ dạy đều có phương pháp dạy giống như nhau”.
[...]
Nền giáo dục Việt Nam cần
phải thay đổi như thế nào?
Phải thay đổi toàn bộ, thay đổi về nội dung, phương pháp, thể
chế tổ chức, các quan hệ trong nhà trường và quan hệ xã hội. Lớp học ngày xưa
là “nhà thờ” nhưng lớp học hiện đại phải là “cuộc sống”, giáo viên giao việc,
học sinh làm.
Điều quan trọng nhất là phải tập trung vào giải quyết 2 bậc Tiểu
học và Đại học. Và phải làm mới hoàn toàn.
Thứ nhất, bậc tiểu học có 2 đặc điểm cơ bản, học sinh tiểu học
còn nhỏ, còn bố mẹ, ông bà nội ngoại, còn họ hàng... có cả chục người gắn vào
học sinh lớp 1. Nếu học sinh lớp 1 chúng hạnh phúc thì cả chục người đó hạnh
phúc. Nếu giáo dục nhà trường tốt thì gia đình dễ yên ấm, xã hội dễ yên lành.
Thứ hai, hệ thống giáo dục phổ thông nên là 11 năm, trong đó có
6 năm dành cho bậc tiểu học, 3 năm cho trung học cơ sở và 2 năm cho trung học
phổ thông.
Vì sao bậc tiểu học lại dành tới 6 năm? Vì giữ trẻ 12 năm (6
tuổi bắt đầu đi học + 6 năm tiểu học) trong vòng tay gia đình và nhà trường thì
an toàn hơn thả trẻ sớm 1 năm, nghĩa là 11 năm như hiện nay.
Còn 3 năm trung học cơ sở bởi vì chỉ cần bổ sung vào tiểu học
một số tri thức và kỹ năng cơ bản cần cho sức lao động phổ biến, chiếm tuyệt
đại đa số trong nền sản xuất hiện nay. Và chỉ cần học thêm 2 năm PTTH cho những
ai muốn học lên cao nữa hay vào Đại học, Cao đẳng hay chuyển sang học nghề vì
với sự phát triển tâm lý xã hội hiện đại, học phổ thông kéo dài đến 18 tuổi là
thừa, tốn kém."
Còn bậc đại học thì sao?
Nếu bậc học tiểu học là cơ hội cuối cùng để duy trì, gìn giữ bản
sắc dân tộc thì ở bậc đại học lại là cơ hội đầu tiên để hòa nhập, hội nhập quốc
tế. Một chương trình tiểu học không cần phải giống nước nào và cũng không cần
nơi nào công nhận thì ngược lại, chương trình đại học phải là chương trình quốc
tế và bằng cấp phải được thế giới thừa nhận.
Một bằng tốt nghiệp đại học chỉ dùng ở "tiêu thụ nội
địa" là một bằng đại học "trâu ta ăn cỏ đồng ta", chỉ có sức để
kéo cày chìa vôi thôi”
“Đi đến đâu tôi cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy
cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm Tổng thống nước Mỹ. Nếu không
làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì
cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ.
Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng
chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả”.
Lê Thọ Bình
.........../.