tản mạn về ảo, thực ....





Một tản mạn về ảo, thực và những suy tư về đất nước

Người yêu nước

////

http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/chiec-may-bay-va-mieng-gieng.html

/////




image[..... ]

Cách đây vài năm, Việt Nam lên cơn sốt về một đại gia sắm máy bay riêng. Sốt quá đi chứ. Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người một năm xấp xỉ 2900 Mĩ kim theo thông số năm 2009 của CIA, Mĩ, mà có người cách đây mấy năm sở hữu một phương tiện di chuyển trị giá hàng triệu Mĩ kim như thế, sao mà không sốt được.

Chuyện động trời đến mức một số người đi hơi quá. Tôi xin kể cho các bạn nghe, có lần tôi vào một trang web chia sẻ video và theo dõi một clip về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong phần bình luận ngay phía dưới video clip đó, có một bạn nói rằng, và tôi xin cố gắng thuật lại chính xác nhất: “ở Việt Nam có bầu Đ. có máy bay riêng đó, bên Mĩ được bao nhiêu người như vậy?”

Tôi sẽ phân tích câu nói trên dựa trên 2 yếu tố: giá trị ảo và giá trị thực tiễn.

Về mặt ý nghĩa, câu nói của bạn “bình luận viên” này có vẻ cao ngạo quá. Kiểu như “ta có cái này cái kia, mi được vậy không?”

Giả sử tôi nói với bạn ở nước Mĩ không có đại gia nào sắm máy bay riêng bằng tiền túi cả, như vậy bạn có dám khẳng định lại với tôi là nước Việt Nam không thua nước Mĩ?

Nếu có ai dám, thì tôi cho rằng họ là những người tôn thờ giá trị ảo.

Nếu một người dựa vào một yếu tố duy nhất để so sánh 2 cá thể, người đó rất dễ rơi vào bản ngã của giá trị ảo. Trở lại “bạn trẻ” của chúng ta, theo lời anh ấy/cô ấy nói, cộng với giả thuyết trên của tôi, thì nước Việt Nam ta thật sự quá tuyệt vời.

Một quốc gia được công nhận là cường quốc số một như Mĩ mà chẳng kiếm đươc người nào sắm cái máy bay riêng như Việt Nam cả.

Như vậy phải chăng nước ta sắp sửa sánh vai cùng các cường quốc năm châu?

Câu trả lời là không. Sự thật, nước Mĩ có rất nhiều người có máy bay riêng. Ví dụ, một số lãnh đạo của tập đoàn ôtô lớn nhất nước Mĩ General Motors (GM) đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích vì sở hữu một đội bay cá nhân hùng hậu trong bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Mĩ và toàn cầu. Tuy rằng phi đội bay đó đươc trang bị bằng tiền của tập đoàn GM, nó cũng cho ta thấy rằng ở Mĩ hay các nước tiên tiến khác, việc sỡ hữu máy bay cá nhân dù dưới hình thức nào cũng là rất phổ biến.

Như vậy, đến đây ta có thể kết luận là việc đại gia Việt Nam có máy bay riêng không phản ánh bất kì điều gì về tương quan 2 nước, có chăng chỉ là sự không cân sức mà thôi.

Thế nhưng nói đến giá trị ảo thì ta phải nói đến giá trị thực tế. Theo báo mạng VnExpress, sau phiên chốt hạ ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng giá trị cổ phiếu của ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là 11,500 tỷ đồng Việt Nam, cao nhất sàn chứng khoán quốc gia.

Theo Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mĩ cũng trong ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 18,479 đồng lấy 1 Mĩ kim.

Tôi xin làm 1 phép tính đơn giản: 11,500 tỷ đồng theo tỷ giá như vừa rồi sẽ cho ra 622 triệu 328 nghìn 48 Mĩ kim. Đó chính là tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam của ông Đức sau ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Tiếp theo, dựa vào bảng xếp hạng của tạp chí uy tín Forbes, người giàu nhất thế giới năm 2009 là ông William Gates đệ tam, tên ngắn là Bill Gates, cựu chủ tịch điều hành tập đoàn Microsoft, với tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán là 40 tỷ Mĩ kim. Người giàu thứ hai thế giới, cũng tại thời điểm đó, là ông Warren Buffett, một nhà đầu tư và chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, với tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán là 37 tỷ Mĩ kim. Cuối cùng, người giàu thứ tư trên thế giới là ông Lawrence Ellison, chủ tịch điều hành tập đoàn Oracle, với 22.5 tỷ Mĩ kim. Cả ba ông đều có quốc tịch Mĩ.

Nãy giờ bạn đọc lướt qua những con số có phần khô khan tôi vừa đưa ra và tự hỏi những con số này có ý nghĩa gì. Trước khi trả lời, tôi muốn nêu lên 1 con số nữa.

Đến hết năm 2009, tổng giá trị sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam là 92.84 tỷ Mĩ kim, dựa trên thống kê của CIA.

Và nếu ta lấy tổng tài sản của 3 người giàu nhất nước Mĩ, ta được 99.5 tỷ Mĩ kim.

Bạn thấy điều tôi muốn nói chưa?

[....]

Tôi nhận thấy rằng tâm lí trên hiện hữu trong không ít giới trẻ ngày nay. Đây là điều hết sức đáng lo ngại.

Những người trẻ này coi trọng giá trị ảo và lấy đó để huyễn hoặc mình và người khác. Tôi không muốn tranh cãi mà chỉ đưa ra con số thực tế 99.5 tỷ Mĩ kim. Ở nước Mĩ xa xôi cách nửa vòng Trái Đất, có 3 người Mĩ sở hữu khối tài sản mà hơn 86 triệu dân Việt Nam, trong đó có vị đại gia máy bay, làm ra trong một năm cũng không sánh được. Máy bay riêng, theo bạn, có còn thật sự quan trọng không? Nói một cách tổng quát, liệu vật chất và sự lộng lẫy xa hoa của nó có nên là chuẩn mực so sánh giữa 2 quốc gia?

Chắc chắn là không! Một xã hội coi trọng đồng tiền và của cải là một xã hội chết. Một đất nước gồm những con người lấy tự hào trong cái hào nhoáng bên ngoài là một đất nước chết. Giá trị thực tiễn của một quốc gia không nằm trong những con số. Chắc chắn như vậy.

Nếu giới trẻ Việt Nam gồm toàn những người coi trọng vật chất hoặc giá trị ảo thì tương lai vận mệnh đất nước thật sự hiểm nguy. May mắn thay, tôi biết rằng những người như vậy chỉ là thiểu số.

Như vậy lí do tôi làm phép so sánh giữa 3 người giàu nhất nước Mĩ và GDP của Việt Nam chính là để góp phần đánh thức thiểu số đó.

[......]

....... hãy suy nghĩ về những điều sau đây…

Vật chất chỉ là tảng băng nổi của một chuỗi vấn đề khác.

Nếu ta đặt câu hỏi tại sao nước Mĩ lại thành công như vậy chỉ sau hơn 300 năm lập quốc, ta sẽ thấy rằng sự thành công của họ về mặt kinh tế chỉ là thành quả tất yếu của một hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội đúng đắn. Tôi xin không đi vào chi tiết những hệ thống này trong bài viết này.

Một số phản biện sẽ nói rằng đất nước Việt Nam đang đi lên từng ngày và đáng lẽ đã phát triển rất nhiều nếu không có các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.


Thế còn nước Nhật Bản?


Chẳng phải họ đã bị tàn phá một cách nặng nề sau cuộc Đại thế chiến thứ hai? Vậy điều thần kì gì đã giúp họ vươn từ đống đổ nát lên ngôi cường quốc thứ hai thế giới 30 năm sau chiến tranh nếu không phải xuất phát từ một hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội đúng đắn?

Sẽ lại có ý kiến phản bác rằng Việt Nam đã đóng cửa và tự khắc phục hậu quả chiến tranh trong bối cảnh bị Mĩ và đồng minh cô lập, và chỉ đến năm 1991 mới bắt đầu mở cửa.

Các bạn nên nhớ, vào thời điểm năm 1975 và đầu thập niên 80, khối Xã hội chủ nghĩa do Liên bang Xô Viết dẫn đầu vẫn đang giữ vị thế mạnh mẽ trên chính trường quốc tế. Việt Nam trước, trong và sau chiến tranh chống Mĩ được phe Xã hội chủ nghĩa viện trợ rất nhiều. Chính vì vậy lập luận Việt Nam tự khắc phục hậu quả chiến tranh là không đúng. Bên cạnh đó, tuy nước ta bị Mĩ và đồng minh cô lập về kinh tế, nước Nhật cũng đã đóng cửa với phe Xã hội chủ nghĩa. Nói một cách khác, ta không “đi lại” với tư bản, Nhật không “giao du” với cộng sản. Và kết quả về sau ai cũng biết.

Việt Nam mở cửa hội nhập lại với thế giới vào năm 1991, sau thời điểm khối Xã hội chủ nghĩa bi tan vỡ ngay trong chính quốc gia sáng lập ra nó. Và việc mở cửa như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sai lầm trong việc theo đuổi Xã hội chủ nghĩa. Liên bang Xô Viết đã tan rã, hình thành nên một lọat quốc gia tư bản ở khu vực Đông Âu. Đây là một thất bại của nước Nga nói riêng và chủ nghĩa xã hội nói chung.

Hiện nay trên thế giới chỉ còn 4 quốc gia theo đuổi Xã hội chủ nghĩa và cả bốn đều có những vấn đề trầm trọng, những ưng mủ không thể không cắt bỏ hoàn toàn.

Tóm lại, theo tôi vật chất và sự thành công về kinh tế đóng vai trò thứ yếu trong việc đánh giá khách quan một đất nước.

Ta phải thấy rằng kinh tế hùng mạnh tất sẽ đến nếu nó được nuôi dưỡng trong một hệ thống đúng đắn.

Thế nhưng, một nền kinh tế cũng có thể ngụy tạo vẻ ngoài lông lẫy nếu nó sinh ra và lớn lên trong một hệ thống sai trái, xấu xa, ít khả năng nhưng thừa xảo quyệt để bưng bít sự thật và tích cực tô điểm cho cái bên ngoài hào nhoáng giả tạo đó.

Đây, buồn thay, là một nền kinh tế chết của một đất nước đang giãy chết…

Trừ khi…!

[..... ] Tôi mong lắm những người không tự huyễn hoặc bản thân và sáng suốt để suy ngẫm một cách chân thật những điều chung quanh mình.

Nước Việt Nam ta còn nghèo lắm, nhưng lại giàu những trăn trở và hi vọng. Đối với cá nhân tôi, trăn trở và hi vọng đồng nghĩa với ước mơ.

[..... ]

Chúng ta chắc ai cũng quen thuộc với câu thành ngữ tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.” Tôi mong đồng bào tôi hãy thoát khỏi chiếc miệng giếng lọc lừa xảo quyệt kia và đón nhận một thế giới mới đầy ánh sáng mà trong đó, mỗi người sẽ được hít thở bầu không khí tự do và dân chủ.

[.......]


//////