Sắc lệnh về “trưng thu, trưng dụng và trưng tập”
Ngô Nhật Đăng
****
“Điều thứ 50 :
Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” – Trích Hiến pháp nước VNDCCH năm 1946.
Sau ngày 2/9/1945 dù ông Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” và thành lập chính phủ lâm thời nhưng không được quốc gia nào công nhận. Phương Tây gọi đó là “ Một chính phủ sinh ra trong hỗn loạn, bất hợp pháp” vì thực chất đó là một cuộc “cướp chính quyền” trong tay chính phủ Trần Trọng Kim.
Để đối phó, ông Hồ đề nghị soạn thảo một bản Hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử. Dù được hoàn thành rất sớm (tháng 11/1945) rồi tổ chức tổng tuyển cử nhưng bản hiến pháp bị trì hoãn đến tận đầu tháng 12/46 mới được thông qua quốc hội nhưng không công bố chính thức vì “hoàn cảnh chiến tranh”.
Ông Hồ đã đạt thắng lợi trong việc gài điều 50 Hiến pháp về quyền hạn của chủ tịch nước để rảnh tay hành động.
Trong thời gian này Hà Nội và Bắc bộ nổ ra các cuộc biểu tình lớn với thành phần chính là sinh viên đòi chính phủ HCM phải từ chức.
Nhất là sau khi ông Hồ ký Hiệp định sơ bộ với Pháp và bị coi là “phản quốc”, ông ta phải thanh minh với quốc dân trên đài phát thanh : “Hồ Chí Minh này không bao giờ bán nước”. Tình hình nguy ngập đến nỗi trong “Lời kêu gọi nhân dân Bắc bộ” Hồ viết :
“Vậy tôi, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, HẠ LỆNH cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác”.
“Vậy tôi, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, HẠ LỆNH cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác”.
Trong thời gian ngắn ngủi cầm quyền này, chính phủ Việt Minh chủ yếu làm việc thanh trừng các đảng phái đối lập và cướp bóc tài sản, công sức của nhân dân dưới hình thức “trưng thu, trưng tập” thể hiện qua các Sắc lệnh như Sắc lệnh ngày 30/11/1945.
Khi mà người dân đã nhìn ra bản chất của một chính quyền “vì dân” không phải vì dân nên đã không giúp đỡ chính quyền như thời kỳ đầu qua các cuộc quyên góp kiểu “Tuần lễ Vàng”.
Sơn Tùng (một “nhà văng” được phân công chuyên viết về “Bác Hồ” ) viết : “Sau tuần lễ Vàng, số vàng thu được Bác phải cho đúc một bức tượng bằng vàng nặng 54kg kèm theo một người con gái 15 tuổi còn trinh tặng cho tướng Tiêu Văn”.
Ps : Thực ra sáng kiến “Tuần lễ Vàng” được khai sinh từ trùm phát-xít Ý Mussolini, ông ta phát động trên toàn nước Ý phong trào đổi trang sức bằng vàng lấy chiếc nhẫn bằng sắt có in biểu tượng phát- xít gọi là “Tuần lễ Vàng”.
Toàn văn Sắc lệnh về “trưng thu, trưng dụng và trưng tập” :
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1945
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
SỐ 68 NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 1945
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;
SẮC LỆNH:
Điều I: Trong thời kỳ quốc gia còn cần phải bảo vệ và củng cố nền độc lập trên khắp địa hạt Việt Nam các nhà chức trách quân sự hoặc hành chính, định trong điều thứ 3, nếu không điều đình thoả thuận được với tư nhân thì có quyền:
1- Trưng dụng bất động sản;
2- Trưng thu hoặc trưng dụng động sản;
3- Trưng tập người, để dùng vào việc cần thiết cho quốc gia. Khi trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, Chính phủ sẽ bồi thường cho tư nhân theo những điều kiện định trong sắc lệnh này.
Điều II: Khi nhà chức trách trưng thu vật gì, nghĩa là sung công quyền sở hữu vật đó, thì tư nhân bắt buộc phải nhường hẳn vật ấy cho Nhà nước.
Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cải bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.
Về bất động sản Nhà nước chỉ trưng dụng thôi chứ không trưng thu.
Trưng dụng các xưởng hoặc các sở tư là bắt những xưởng và sở ấy sản xuất, chế tạo, vận tải, chuyên chở hoặc làm những việc khác cho Chính phủ.
Trưng tập người là bắt những người ấy phải làm cho Nhà nước trong một thời hạn định trước hoặc không định trước những việc thuộc về quân sự hoặc về một công vụ nào khác.
Điều III: Khi quân đội cần trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ở một chiến khu nào thì lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập do viên chỉ huy quân đội của chiến khu ấy cấp cho, rồi thông tri cho Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ biết.
Các Bộ trưởng có quyền phát lệnh trưng tập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông có thêm quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng để dùng vào những việc có liên can đến mỗi Bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Uỷ ban nhân dân mỗi kỳ hoặc các Uỷ ban nhân dân hàng tỉnh.
Bộ trưởng Bộ giao thông có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Giám đốc công chính các kỳ.
Lệnh trưng thu hoặc trưng dụng phải báo cho người chủ tài sản biết trước khi chiếm giữ đồ vật, của cải trừ những trường hợp khẩn bách không kể.
Điều IV: Mệnh lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập phải viết trên phiếu xé ở một quyển sổ có cuống. Trong mệnh lệnh ấy phải biên rõ tên họ chức vị của người ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, tên của người có của bị trưng thu, trưng dụng hoặc của người bị trưng tập, ngày và nơi thi hành sự trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, vật hạng bị trưng thu, trưng dụng hoặc số người bị trưng tập. Nhà chức trách ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ký vào phiếu ấy.
Điều V: Viên chức nào thi hành sự trưng thu hoặc trưng dụng phải giao cho người có của phiếu lệnh trưng thu hoặc trưng dụng. Khi ấy nếu thuộc vào trường hợp trưng thu và trưng dụng tài sản thì chủ có của sẽ làm hai bản kê khai rõ chi tiết những bất động sản bị trưng dụng và những động sản bị trưng thu hoặc trưng dụng, rồi đưa cho người đi, thi hành việc, trưng thu hoặc trưng dụng, xem, để người này kiểm soát lại ký nhận rồi giữ lấy một bản còn một bản thì giao cho chủ có của. Lúc giả lại cũng làm bảng mục lục kê rõ đồ vật.
Điều VI: Bất cứ lúc nào nhà chức trách cũng có thể đổi trưng dụng ra trưng thu.
Điều VII: Số tiền bồi thường cho chủ có của bị trưng thu hoặc trưng dụng sẽ tính theo sự thiệt hại mà người chủ có của đã phải chịu lúc trưng thu hay trưng dụng.
Về những của cải bị trưng dụng thì tiền bồi thường sẽ căn cứ vào sự thiệt hại do sự không được hưởng dụng của cải ấy mà tính. Tính thiệt hại thì căn cứ vào lợi tức trung bình trong năm năm cuối cùng trước ngày sung công.
ở trường hợp nhà chức trách trưng dụng nếu về sau lại đổi ra trưng thu, hoặc nếu tới lúc phải hoàn lại của cải cho người chủ, mà của đó không còn nữa vì đã bị mất, hoặc bị hoại, bị hư hỏng thì số tiền bồi thường cho chủ có của sẽ tính theo giá của tài sản ấy lúc thi hành sự trưng dụng đầu tiên. Nếu chủ có của đã nhận ít nhiều tiền bồi thường về sự trưng dụng rồi thì số tiền đó sẽ phải tính sổ trừ đi.
Điều VIII: Nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường cho chủ có của sẽ để những Uỷ ban ước giá đảm nhận. Một sắc lệnh sẽ ấn định sau những người nào dự vào Uỷ ban cùng công việc, trụ sở, địa phương thẩm quyền và những quy tắc làm việc của Uỷ ban.
Điều IX: Nếu trưng thu tài sản thì số tiền bồi thường sẽ giả ngay một lúc. Nếu trưng dụng thì số tiền bồi thường sẽ giả từng kỳ một, thời hạn mỗi kỳ sẽ theo sự thoả thuận của nhà chức trách đứng trưng dụng và chủ có của bị trưng dụng, hoặc do Uỷ ban ước giá bồi thường định.
Điều X: Về trường hợp trưng dụng xưởng hoặc sở tư nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường hoặc giá các nguyên liệu cũng sẽ do một Uỷ ban tổ chức như trên đảm nhiệm.
Điều XI: Những người bị trưng tập không được hưởng bồi thường gì cả, Nhà nước chỉ hoàn lại cho họ tiền phí tổn đi đường và giả lương hoặc công cho họ trong thời gian họ làm việc. Bất cứ lúc nào Nhà nước cũng có thể thôi không dùng họ nữa.
Điều thứ XII: Người nào nhận được lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập mà không tuân thì có thể bị phạt tiền từ một trăm đồng (100 đ) đến hai nghìn đồng (2.000 đ) và phạt tù từ sáu ngày đến ba tháng hay bị một trong hai thứ trừng phạt ấy. Toà án có thể cho phạm nhân hưởng án treo.
Người nào tái phạm có thể bị phạt tiền từ ba nghìn đồng (3.000đ) đến hai vạn đồng (20.000 đ) và phạt tù từ hai tháng đến hai năm.
Ngoài những trừng phạt nói trong hai đoạn trên, toà án còn có thể bắt niêm yết bản án về các việc này ở những nơi định trong bản án. Tiền phí tổn về sự niêm yết này phạm nhân sẽ phải chịu.
Nhà chức trách ra lệnh trưng tập sẽ định công giả cho người làm căn cứ vào mức giá ở trong miền.
Ps : Thực ra sáng kiến “Tuần lễ Vàng” được khai sinh từ trùm phát-xít Ý Mussolini, ông ta phát động trên toàn nước Ý phong trào đổi trang sức bằng vàng lấy chiếc nhẫn bằng sắt có in biểu tượng phát- xít gọi là “Tuần lễ Vàng”.
Toàn văn Sắc lệnh về “trưng thu, trưng dụng và trưng tập” :
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1945
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
SỐ 68 NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 1945
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;
SẮC LỆNH:
Điều I: Trong thời kỳ quốc gia còn cần phải bảo vệ và củng cố nền độc lập trên khắp địa hạt Việt Nam các nhà chức trách quân sự hoặc hành chính, định trong điều thứ 3, nếu không điều đình thoả thuận được với tư nhân thì có quyền:
1- Trưng dụng bất động sản;
2- Trưng thu hoặc trưng dụng động sản;
3- Trưng tập người, để dùng vào việc cần thiết cho quốc gia. Khi trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, Chính phủ sẽ bồi thường cho tư nhân theo những điều kiện định trong sắc lệnh này.
Điều II: Khi nhà chức trách trưng thu vật gì, nghĩa là sung công quyền sở hữu vật đó, thì tư nhân bắt buộc phải nhường hẳn vật ấy cho Nhà nước.
Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cải bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.
Về bất động sản Nhà nước chỉ trưng dụng thôi chứ không trưng thu.
Trưng dụng các xưởng hoặc các sở tư là bắt những xưởng và sở ấy sản xuất, chế tạo, vận tải, chuyên chở hoặc làm những việc khác cho Chính phủ.
Trưng tập người là bắt những người ấy phải làm cho Nhà nước trong một thời hạn định trước hoặc không định trước những việc thuộc về quân sự hoặc về một công vụ nào khác.
Điều III: Khi quân đội cần trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ở một chiến khu nào thì lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập do viên chỉ huy quân đội của chiến khu ấy cấp cho, rồi thông tri cho Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ biết.
Các Bộ trưởng có quyền phát lệnh trưng tập. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông có thêm quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng để dùng vào những việc có liên can đến mỗi Bộ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Uỷ ban nhân dân mỗi kỳ hoặc các Uỷ ban nhân dân hàng tỉnh.
Bộ trưởng Bộ giao thông có thể uỷ quyền phát lệnh trưng thu, trưng dụng cho các Giám đốc công chính các kỳ.
Lệnh trưng thu hoặc trưng dụng phải báo cho người chủ tài sản biết trước khi chiếm giữ đồ vật, của cải trừ những trường hợp khẩn bách không kể.
Điều IV: Mệnh lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập phải viết trên phiếu xé ở một quyển sổ có cuống. Trong mệnh lệnh ấy phải biên rõ tên họ chức vị của người ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, tên của người có của bị trưng thu, trưng dụng hoặc của người bị trưng tập, ngày và nơi thi hành sự trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập, vật hạng bị trưng thu, trưng dụng hoặc số người bị trưng tập. Nhà chức trách ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ký vào phiếu ấy.
Điều V: Viên chức nào thi hành sự trưng thu hoặc trưng dụng phải giao cho người có của phiếu lệnh trưng thu hoặc trưng dụng. Khi ấy nếu thuộc vào trường hợp trưng thu và trưng dụng tài sản thì chủ có của sẽ làm hai bản kê khai rõ chi tiết những bất động sản bị trưng dụng và những động sản bị trưng thu hoặc trưng dụng, rồi đưa cho người đi, thi hành việc, trưng thu hoặc trưng dụng, xem, để người này kiểm soát lại ký nhận rồi giữ lấy một bản còn một bản thì giao cho chủ có của. Lúc giả lại cũng làm bảng mục lục kê rõ đồ vật.
Điều VI: Bất cứ lúc nào nhà chức trách cũng có thể đổi trưng dụng ra trưng thu.
Điều VII: Số tiền bồi thường cho chủ có của bị trưng thu hoặc trưng dụng sẽ tính theo sự thiệt hại mà người chủ có của đã phải chịu lúc trưng thu hay trưng dụng.
Về những của cải bị trưng dụng thì tiền bồi thường sẽ căn cứ vào sự thiệt hại do sự không được hưởng dụng của cải ấy mà tính. Tính thiệt hại thì căn cứ vào lợi tức trung bình trong năm năm cuối cùng trước ngày sung công.
ở trường hợp nhà chức trách trưng dụng nếu về sau lại đổi ra trưng thu, hoặc nếu tới lúc phải hoàn lại của cải cho người chủ, mà của đó không còn nữa vì đã bị mất, hoặc bị hoại, bị hư hỏng thì số tiền bồi thường cho chủ có của sẽ tính theo giá của tài sản ấy lúc thi hành sự trưng dụng đầu tiên. Nếu chủ có của đã nhận ít nhiều tiền bồi thường về sự trưng dụng rồi thì số tiền đó sẽ phải tính sổ trừ đi.
Điều VIII: Nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường cho chủ có của sẽ để những Uỷ ban ước giá đảm nhận. Một sắc lệnh sẽ ấn định sau những người nào dự vào Uỷ ban cùng công việc, trụ sở, địa phương thẩm quyền và những quy tắc làm việc của Uỷ ban.
Điều IX: Nếu trưng thu tài sản thì số tiền bồi thường sẽ giả ngay một lúc. Nếu trưng dụng thì số tiền bồi thường sẽ giả từng kỳ một, thời hạn mỗi kỳ sẽ theo sự thoả thuận của nhà chức trách đứng trưng dụng và chủ có của bị trưng dụng, hoặc do Uỷ ban ước giá bồi thường định.
Điều X: Về trường hợp trưng dụng xưởng hoặc sở tư nếu không điều đình thoả hiệp được với tư nhân thì việc ấn định tiền bồi thường hoặc giá các nguyên liệu cũng sẽ do một Uỷ ban tổ chức như trên đảm nhiệm.
Điều XI: Những người bị trưng tập không được hưởng bồi thường gì cả, Nhà nước chỉ hoàn lại cho họ tiền phí tổn đi đường và giả lương hoặc công cho họ trong thời gian họ làm việc. Bất cứ lúc nào Nhà nước cũng có thể thôi không dùng họ nữa.
Điều thứ XII: Người nào nhận được lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập mà không tuân thì có thể bị phạt tiền từ một trăm đồng (100 đ) đến hai nghìn đồng (2.000 đ) và phạt tù từ sáu ngày đến ba tháng hay bị một trong hai thứ trừng phạt ấy. Toà án có thể cho phạm nhân hưởng án treo.
Người nào tái phạm có thể bị phạt tiền từ ba nghìn đồng (3.000đ) đến hai vạn đồng (20.000 đ) và phạt tù từ hai tháng đến hai năm.
Ngoài những trừng phạt nói trong hai đoạn trên, toà án còn có thể bắt niêm yết bản án về các việc này ở những nơi định trong bản án. Tiền phí tổn về sự niêm yết này phạm nhân sẽ phải chịu.
Nhà chức trách ra lệnh trưng tập sẽ định công giả cho người làm căn cứ vào mức giá ở trong miền.
Điều XIII: Sắc lệnh ngày mùng 6 tháng 9 năm 1945 nay bãi bỏ đi.
Điều XIV: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký.
///////////
Ảnh : Sinh viên Tân xã Hà Nội biểu tình.
Ảnh : Sinh viên Tân xã Hà Nội biểu tình.
.........../.