Tập tới Nga ..

 

Tập tới Nga ..

...............
[politico.eu]

But Beijing’s overall top priority is to “lock Russia in for the long term as China’s junior partner,” wrote Ryan Hass, a senior fellow at the Brookings Institution, a think tank. “For Xi, cementing Russia as China’s junior partner is fundamental to his vision of national rejuvenation.”

To achieve this, Putin’s stay in power is non-negotiable for Beijing, he wrote: “China’s … objective is to guard against Russia failing and Putin fa… 
Xem thêm
Tập tới Nga ..
...............
[chính trị. i]
Nhưng ưu tiên hàng đầu chung của Bắc Kinh là "nhốt Nga lâu dài với tư cách là đối tác trẻ của Trung Quốc", Ryan Hass, một đồng nghiệp cao cấp tại Brookings Institution, một xe tăng suy nghĩ. “Đối với Xi, Nga xi măng như đối tác trẻ của Trung Quốc là cơ bản cho tầm nhìn của ông về trẻ hóa quốc gia. ”
Để đạt được điều này, việc giữ quyền lực của Putin là không thể thương lượng đối với Bắc Kinh, ông đã viết: “Trung Quốc... mục tiêu là bảo vệ chống lại Nga thất bại và Putin thất bại. ”
.......

****

In Xi's hand

_________________
Tranh của Vasco Gargalo / Portugal


 

LƯƠNG VĂN KÊ

 

..mót cơm thừa lúa lép vườn quê 

phán chuyện chời ơi xứ lạ

________________
BàMẹVNAH ..!





TƯỢNG ĐÀI THỐNG NHẤT

 

TƯỢNG ĐÀI THỐNG NHẤT
MONUMENT TO UNITY
_________________________
Tranh của Paolo Calleri / Germany





VỤ ÁN THIỀN AM

 VỤ ÁN THIỀN AM: VÌ SAO CÁC LUẬT SƯ BÀO CHỮA BỊ ĐIỀU TRA THEO ĐIỀU 331?


VOA Tiếng Việt
20/03/2023

..............

Một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ cho VOA biết rằng việc một số luật sư bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc vi phạm Điều 331 “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” là do họ đã tố cáo công an tỉnh Long An có “nhiều sai phạm” trong quá trình điều tra và tố tụng. Vị luật sư này nhận định rằng sự việc điều tra với cáo buộc này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp”.

Đài VTC News loan tin về việc các luật sư bào chữa cho vụ án Thiền An bị công an triệu tập trong tháng 3/2023.


Trong ảnh: Luật sư Đặng Đình Mạnh và bị cáo Lê Tùng Vân tại phiên sơ thẩm ở Long An. Photo VTC News.



Vị luật sư cho biết như trên sau khi Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hôm 13/3 gửi thư ngỏ đến nhà chức trách Việt Nam, lên án việc chính quyền điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo cáo buộc Điều 331. Luật sư Mạnh là một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án này.

Uỷ ban ICJ nói rằng luật sư Mạnh đang bị chính quyền Việt Nam điều tra liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do ngôn luận của mình trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ (TABBVT), hay Tịnh Thất Bồng Lai.
Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có ba trong số năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am, bao gồm Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc theo điều 331 “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”.

Các luật sư này tham gia bào chữa cho sáu thành viên của TABBVT, một ngôi chùa Phật giáo địa phương không được chính quyền công nhận.
Sáu thành viên này vào tháng 7/2022 bị tuyên phạt với mức án tổng cộng hơn 23 năm tù vì bị cho là phỉ báng một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước hậu thuẫn.

TIẾT LỘ CỦA MỘT LUẬT SƯ
Vụ án Thiền Am ngay từ ban đầu cho thấy “cách hành xử khá lạ của cơ quan tố tụng” như: phong tỏa và chiếm đóng bên trong cũng như canh gác nghiêm ngặt bên ngoài cơ sở này suốt một thời gian dài nên việc luật sư tiếp xúc các thân chủ để làm các thủ tục ban đầu “rất khó khăn”, một trong các luật sư bào chữa cho VOA biết qua tin nhắn hôm 18/3, với điều kiện không nêu danh tính vì lý do an toàn.
“Khi bắt tay vào việc thì chúng tôi phát hiện thêm rất nhiều điều vô lý và vi phạm tố tụng nghiêm trọng, nhất là về cách hành xử trái phép như khám xét những nơi ở hoặc thu giữ tài sản của những người không liên quan, không rõ ràng, không có lệnh hợp pháp…”, vị luật sư bào chữa cho biết thêm.
“Đến khi có kết luận điều tra chúng tôi biết thêm rằng vụ án có quá nhiều sai phạm, thậm chí dàn dựng, ngụy tạo chứng cứ, thu thập tài liệu từ nguồn giả mạo, giám định áp đặt, v.v. nên chúng tôi buộc phải làm một bản báo cáo gởi cho các cơ quan Trung ương”, luật sư cho biết thêm, đồng thời nói thêm rằng trong khi chờ phản hồi từ Trung ương thì chính quyền Long An đã nhanh chóng tiến hành xử vụ án Thiền Am một cách “thần tốc”, vẫn theo vị luật sư bào chữa.
Một trong các luật sư bị tấn công từ những tài khoản mạng xã hội và bị hăm dọa, sau đó nhóm các luật sư có xác minh, lập vi bằng và tố cáo đến cơ quan công an nhưng “không ai giải quyết, do đó nhóm luật sư thành lập kênh YouTube Nhật ký Luật sư, trong đó ghi lại hành trình của các luật sư trong nhiều vụ án, trong đó có vụ án Thiền Am và nêu những khuất tất, những bằng chứng cũng như căn cứ pháp luật”, cũng theo vị luật sư bào chữa.
Ngoài ra kênh này cũng dùng để “tố các những vi phạm tố tụng trong vụ án” như dàn cảnh vụ lừa đảo 100 triệu đồng của một cá nhân, khám thân thể trái phép một cá nhân khác, bao che hành vi côn đồ, xâm phạm chổ ở, dàn dựng xét nghiệm ADN… vị luật sư cho biết thêm.
Luật sư này cho biết thêm rằng ngoài việc bị tấn công trên mạng xã hội, nhóm luật sư còn bị nhiều đối tượng đến tận văn phòng livestream “hăm dọa” và “bị gây hấn, hành hung ngay trước cổng tòa”.
Nhóm 5 luật sư đã có đơn gửi tới Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để tố cáo việc Công an huyện Đức Hòa và Công an tỉnh Long An có “dấu hiệu làm giả chứng cứ, vi phạm tố tụng” trong khi điều tra vụ án.
Các đơn tố cáo, báo cáo vụ án này được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chuyển về VKSND tỉnh Long An để giải quyết nhưng đến nay chưa được trả lời.
Sự việc các luật sư bị điều tra thẩm vấn này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp”, vị luật sư không nêu danh tính cho VOA biết.
Giới quan sát nhận định rằng trong bối cảnh này, việc triệu tập luật sư của Công an tỉnh Long An “có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích”.


GIỚI HOẠT ĐỘNG QUAN NGẠI
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho VOA biết qua email rằng “Điều 331 là loại luật tồi tệ nhất của Việt Nam, được viết rất mơ hồ để cho phép truy tố bất kỳ hành vi nào mà chính phủ không thích, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ tung ra điều khoản đó để hạ bệ các luật sư”.
“Việt Nam đang truy đuổi ông Đặng Đình Mạnh vì họ đã quá mệt mỏi với việc đối mặt với ông trước tòa và việc ông vạch trần một trò hề của hệ thống tư pháp Việt Nam. Tội thực sự của ông trong con mắt của Đảng Cộng sản cầm quyền là ông ấy dám đưa ra những thách thức về nhân quyền trước cuộc đàn áp ngày càng sâu của họ đối với bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào”, ông Robertson cho biết.
Đại diện của HRW đồng thời kêu gọi nhà chức trách nên hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện những cáo buộc “không có thật này” đối với các luật sư nhân quyền “thẳng thắn và dũng cảm”.
Sự lên tiếng của ICJ và HRW được biết là những phản ứng đầu tiên từ giới luật sư và nhân quyền quốc tế, trước việc Bộ Công an, cụ thể là Cục An ninh mạng - Phòng chống Tội phạm công nghệ cao, được cho là đã sử dụng Điều 331 để buộc nhóm luật sư Việt Nam “phải im lặng” trong những vụ án bị cho là “nhạy cảm”.
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam, Công an tỉnh Long An và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến phản hồi về các phát biểu trên và của luật sư bào chữa, nhưng chưa được phản hồi.
Trả lời phỏng vấn đài VTC News vào ngày 14/3, Đại tá Lâm Minh Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Long An, cho rằng cơ quan của ông có tiếp nhận tin báo tội phạm từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an về việc “đã phát hiện” một số luật sư trong vụ án Thiền Am “có hành vi phát tán trên không gian mạng qua video clip những hình ảnh, bài viết có dấu hiệu tội phạm lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”.
1
Từ Houston, bang Texas, Mỹ, Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nêu nhận định với VOA rằng việc Công an tỉnh Long An theo “ủy quyền” từ một đơn vị của Bộ Công An để “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh vì cho rằng có dấu hiệu “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” cho thấy đây là “xu hướng mà chính quyền Việt Nam sẽ sử dụng Điều 331 làm công cụ để đối phó với giới hành nghệ luật trong những ngày tới”.
“Có thể nói việc luật sư bào chữa cho thân chủ bị truy tố theo Điều 331 rồi lại bị công an triệu tập để điều tra cũng bởi Điều 331 là chuyện chưa hề xảy ra. Nếu công an Long An thành công lần này thì viễn cảnh trước mắt sắp tới là giới luật sư Việt Nam sẽ bị tê liệt trong những vụ án mà chính quyền xem là “nhạy cảm””.
“Nhóm 5 luật sư đã trở thành cái gai trong mắt Công an Long An, trước hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, thông tin các luật sư “nằm trong tầm ngắm của công an”, “các luật sư sẽ bị bắt” đã được các Youtubers được cho là “thân cận với chính quyền” tung lên mạng xã hội từ rất sớm”, Blogger Mẹ Nấm cho biết thêm.
Nữ blogger từng bị chính quyền Việt Nam kết án 10 năm tù vì “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 và sau này được sửa thành Điều 117, cho VOA biết thêm:
“Trong vai trò là người quan sát, theo dõi vụ án TABBVT ngay từ năm 2019 đến nay tôi có thể khẳng định rằng, việc “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Ngô Thị Hoàng Anh của Công an Long An bước đầu chỉ là phép thử cho giới luật sư Việt Nam”.
“Bởi nếu chúng ta nhìn vào diễn biến xã hội hiện nay sẽ thấy, hai luật sư Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ vừa bị bắt vì điều 331 bởi Công an Tp.HCM cho rằng “xâm phạm lợi ích hợp pháp của cá nhân” Nguyễn Phương Hằng. Thì việc các luật sư bảo vệ TABBVT dám tố cáo công an, chỉ ra sai phạm của báo chí và cơ quan chức năng sẽ bị khép tội là “Xâm phạm lợi ích của tổ chức”.
“Và Điều 331 chính là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục đích trấn áp này. Nếu Công an Long An có thể thành công với các luật sư bảo vệ TABBVT thì trong tương lai, sẽ không còn một luật sư nào đủ can đảm đưa thông tin vụ án chính xác đến công luận, nếu các thông tin đó bất lợi cho chính quyền”, bà Như Quỳnh bày tỏ sự quan ngại.
Hồi tuần trước, thư ngỏ của ICJ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho rằng ông Đặng Đình Mạnh “đang bị bức hại” thông qua cuộc điều tra hình sự “phi pháp” nhằm cản trở công việc của ông với tư cách là một luật sư và quyền tự do biểu đạt được bảo vệ theo luật và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư.
ICJ bày tỏ sự quan ngại về Điều 331, điều luật mà nhà chức trách Việt Nam đang dùng để điều tra ông Mạnh và các nhà bảo vệ nhân quyền khác, vì nó “không tương thích” với luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Luật khoa Tạp chí (The Vietnamese.org) nhận định rằng tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trên thực tế chủ yếu được sử dụng để khởi tố các nhà bình luận, những người bị cho là đã “nói xấu” các quan chức chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước trên mạng xã hội. Đồng thời, các cơ quan chức năng Việt Nam ngày càng sử dụng điều luật hình sự 331 này để xử lý các vụ án liên quan đến việc bôi nhọ và phỉ báng giữa các nguyên đơn dân sự khác nhau, trong khi những vụ việc này có thể được giải quyết tại tòa dân sự.
Trong một tuyên bố chung vào tháng 10/2022, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, bao gồm HRW, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Article 19 và ICJ, yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt các điều luật lạm dụng quyền như Điều 117 và Điều 331 này. Tuyên bố cũng kêu gọi chính quyền nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và nhà báo bị giam giữ và buộc tội tùy tiện theo các luật này.


Nguồn: VOA Tiếng Việt

Những hậu quả Mỹ đang gánh chịu khi tin vào lời hứa của Trung Quốc

 Những hậu quả Mỹ đang gánh chịu khi tin vào lời hứa của Trung Quốc

*********

Keith Krach

Tác giả Keith Krach là cộng tác viên của The Epoch Times, người đã được nhất trí xác nhận là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch của Viện Ngoại giao Công nghệ Krach. Ông từng là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của DocuSign và Ariba, đồng thời là Chủ tịch của Purdue Board of Trustees. Ông Krach đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2022.

****
Bảo Nguyên biên dịch

https://www.ntdvn.net/kinh-te/nhung-hau-qua-my-dang-ganh-chiu-khi-tin-vao-loi-hua-cua-trung-quoc-417396.html?fbclid=IwAR14TRn8wCtkMeQaH855ilhGYhO-ruPVCzK8H0Odj2c4W_b25xvJ_k4Y6QU#table_content_2


****

Ngây thơ tin vào những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO, Mỹ giờ đây phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Sân chơi quốc tế bình đẳng đã bị phá hoại. Cảnh giác trước Trung Quốc đã trở thành một vấn đề quan trọng trong các công ty Mỹ.

.......

Ngày 11/12/2001, Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã không thể xảy ra nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.

Nhìn lại, đó là một trong những quyết định tồi tệ nhất mà nước Mỹ từng đưa ra.


Quyết định tồi tệ nhất

Mỹ đã ủng hộ tư cách thành viên của Trung Quốc trong WTO và các tổ chức quốc tế khác dựa trên cam kết cải cách thị trường và tuân thủ các quy tắc của đất nước này, với cái giá phải trả là tính dân chủ, an ninh và lẽ thường của phương Tây. 

Người Mỹ thường nhắm mắt làm ngơ và tránh nói trực tiếp về những vấn đề về sự thiếu minh bạch, có đi có lại và các tiêu chuẩn môi trường của chính quyền Trung Quốc; việc vi phạm nhân quyền và sử dụng lao động nô lệ; và vô số hành vi vi phạm các thỏa thuận trước đó và luật pháp quốc tế. 

Thành thật mà nói, người Mỹ đã nghĩ (và hy vọng) Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia dân chủ hơn.


Điều này lại có lợi cho học thuyết chiến tranh kinh tế được mài giũa kỹ càng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Do sự ngây thơ, người Mỹ đã trao đi tài sản trí tuệ vô giá bằng cách cho phép truy cập vào các tổ chức nghiên cứu được đánh giá cao nhất của nước Mỹ. 

Người Mỹ cũng đã cung cấp cho ĐCSTQ quy trình kỹ thuật phức tạp đối với một số sản phẩm và công nghệ có giá trị nhất của nước Mỹ bằng cách xây dựng các nhà máy hiện đại nhất ở Trung Quốc.

Sau đó, Mỹ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các thành phần linh kiện chính và nguyên liệu đã qua xử lý bằng cách thuê ngoài hoạt động sản xuất, điều cho phép Trung Quốc tiêu diệt các công ty vừa và nhỏ ở vùng công nghiệp Trung Tây bằng vũ khí sản xuất hàng loạt của mình.


Mỹ cho phép Trung Quốc chiếm được một số trong những tài sản quý giá nhất của nước Mỹ thông qua chuyển giao công nghệ bắt buộc, trộm cắp, lừa dối, trợ cấp chiến lược, săn trộm nhân tài, tấn công mạng, đe dọa và dụ dỗ tài chính. 

Ngoài ra, Mỹ cho phép Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn chi phí thấp của Mỹ mà không phải tuân thủ các thông lệ kế toán tiêu chuẩn, điều có nghĩa là họ không thể bị kiểm toán. 

Điều này cho phép ĐCSTQ tài trợ cho việc xây dựng nhà nước giám sát và quân sự của mình. 


Giờ đây, Mỹ đang chuyển cho Trung Quốc một lượng lớn dữ liệu bằng cách cho phép các công ty ứng dụng và đám mây của Trung Quốc kiểm soát người tiêu dùng Mỹ, cho phép họ theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng Mỹ, chứ chưa nói đến phần còn lại của thế giới.


Góc nhìn

Quan điểm của tôi về chiến lược kinh tế kỹ thuật của ĐCSTQ bắt nguồn từ thời tôi lớn lên ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ. 

Người cha người Mỹ gốc Đức của tôi đã làm tôi thấm nhuần những giá trị của sự trung thực và chăm chỉ. Kinh nghiệm làm thợ hàn thời thơ ấu của tôi trong cửa hàng máy móc năm người của cha tôi đã mang lại cho tôi niềm yêu thích sản xuất. 

Bố tôi giải thích rằng các công ty nhỏ như của ông là trái tim và linh hồn của động cơ kinh tế Mỹ, giống như Mittelstand của Đức (các công ty vừa và nhỏ nổi tiếng của Đức). Ông ấy đã dạy tôi rằng chìa khóa cho sức mạnh sản xuất của Mỹ và Đức là sự cạnh tranh công bằng, giúp thúc đẩy năng suất và nâng cao mức sống. Mục tiêu của ông ấy là khiến tôi trở nên khá giả hơn ông ấy, và các con tôi khá giả hơn tôi.

Công nhân làm việc tại một dây chuyền sản xuất Buick Excelles tại Nhà máy Xe phía Nam Jinqiao của Shanghai General Motors Corp. ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 28/05/2005. (Ảnh: China Photos/Getty Images)


Trong những năm qua, thật đau lòng khi chứng kiến vũ khí sản xuất hàng loạt của Trung Quốc đã phá hủy bộ máy sản xuất của Mỹ như thế nào. 

Tôi đã tận mắt chứng kiến tác động tàn phá của nó đối với hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, những cơ sở giống như cửa hàng máy móc của cha tôi. Lúc đầu tôi không hiểu, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng đây là kết quả của chiến lược chiến tranh kinh tế của Bắc Kinh với việc sử dụng trợ cấp của nhà nước, thao túng tiền tệ, năng lượng bẩn không được kiểm soát và lao động cưỡng bức để thao túng lợi thế cạnh tranh.


Trong 10 năm làm Phó chủ tịch của General Motors, tôi đã chứng kiến kịch bản của Trung Quốc nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ bắt buộc. Tôi phát hiện ra rằng việc xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc không chỉ có nghĩa là chuyển giao bản thiết kế mà còn cả bí quyết kỹ thuật của các công ty Mỹ.

Sau 30 năm ở Thung lũng Silicon, tôi đã chứng kiến sự đe dọa và tấn công mạng không ngừng nghỉ của Bắc Kinh. 

Tôi đã bị các quan chức ĐCSTQ và các công ty Trung Quốc do nhà nước bảo trợ ve vãn để thực hiện các liên doanh “thân thiện”. 

Tôi đã chứng kiến cơn lũ bằng tiền của chính phủ Trung Quốc nhằm mua các công ty đang gặp khó khăn sở hữu công nghệ vô giá và lén lút đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tiên tiến nhất. 

Tôi thậm chí đã cảm nhận được nỗi đau khi Trung Quốc đánh cắp những viên ngọc quý của công ty của mình với việc Alibaba đánh cắp tài sản trí tuệ của Ariba.

Đó là lúc tôi nghe thấy giọng nói của bố tôi: “Keith, bố tin vào thị trường tự do, nhưng khi ai đó tham gia vào thị trường và không chơi theo luật, thì thị trường không còn tự do nữa. Đó là thị trường của một kẻ ngốc”.


Trung Quốc đã cạnh tranh như thế nào?

Với tư cách là cựu Giám đốc điều hành của các công ty đại chúng, tôi nhìn nhận vấn đề theo cách này: 

Nếu tôi đang cạnh tranh với bạn và tôi có thể đánh cắp tài sản trí tuệ của bạn, sử dụng lao động nô lệ, tham gia hối lộ, trợ cấp cho công ty của bản thân, không bao giờ phải minh bạch, tận dụng các nhà máy nhiệt điện than giá rẻ không bị giới hạn bởi quy định, 

không cần phải có đi có lại khi cung cấp khả năng tiếp cận thị trường quê hương, nhưng đồng thời buộc bạn phải chuyển giao công nghệ của bạn; và tôi có thể mua công ty của bạn, nhưng bạn không thể mua công ty của tôi, 

tôi có thể thuê các chủ ngân hàng và luật sư của đất nước bạn, nhưng bạn không thể thuê của tôi, tôi có quyền truy cập vào dữ liệu của bạn, nhưng bạn không có dữ liệu của tôi, 

tôi có thể lan truyền tuyên truyền của mình ở đất nước của bạn, nhưng tôi không để sự thật có cơ hội vào đất nước của tôi, thông tin kế toán của bạn phải bị kiểm toán, nhưng của tôi thì không, và 

tôi không phải tuân theo luật, hoặc tôi chính là luật - thì tôi sẽ luôn đánh bại bạn.

Đây là những gì Trung Quốc đã làm với thế giới tự do trong 40 năm để tạo cho mình một lợi thế chiến lược, và không có một chút bằng chứng nào cho thấy Tập Cận Bình sẽ sớm chùn bước. 


Toàn cầu hóa giả định rằng mọi người đều chơi công bằng và các lực lượng kinh tế tốt đẹp điều chỉnh thương mại quốc tế loại bỏ nhu cầu thực hiện các biện pháp bảo vệ. 

Nhưng có một lỗ hổng lớn với lý luận đó: nó không tính đến những kẻ gây rối như ĐCSTQ. 

Sân chơi bình đẳng mà trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và toàn cầu hóa dựa vào đã không còn nữa - chính những quy tắc mà Trung Quốc đã hứa sẽ tuân theo khi gia nhập WTO.

Những chiếc ô tô đang chờ xuất khẩu tại một cảng ở Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, vào ngày 07/09/2020. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)


Doanh nghiệp Mỹ đề phòng rủi ro với Trung Quốc

Nhiều CEO người Mỹ hiện đang bắt đầu cởi bỏ cặp mắt kính màu hồng của họ và đang đối xử với Trung Quốc không theo những ảo tưởng mà theo thực tế. 

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm tô vẽ bản thân như là một đối tác toàn cầu có thiện chí và bị hiểu lầm đã thất bại. 

Các công ty làm ăn với Trung Quốc đã phải chịu đựng các liên doanh ăn bám, hoạt động trộm cắp tài sản trí tuệ trắng trợn, việc bị bắt nạt trên toàn thế giới và hoạt động cưỡng chế thu thập thông tin thuộc sở hữu độc quyền nhằm phục vụ lợi ích thương mại của Trung Quốc.


Sau cuộc xâm lược Ukraine của ông Vladimir Putin, hơn 300 tập đoàn nổi tiếng nhất của Mỹ đã cắt giảm mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của họ ở Nga. 

Không cần bằng tiến sĩ trong các vấn đề quốc tế để hiểu các chủ đề chung làm nền tảng cho quan hệ đối tác Trung Quốc - Nga. Cả hai chính quyền đều nổi tiếng với hành vi vô luật pháp, hai mặt, bắt nạt, đàn áp trong nước, cưỡng bức kinh tế và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. 

Cũng không có gì ngạc nhiên khi những gã khổng lồ công nghệ tạo thành xương sống của nhà nước giám sát Trung Quốc - chẳng hạn như Huawei, Alibaba, Tencent và Xiaomi - vẫn đang vui vẻ kinh doanh ở Nga.


Với cuộc đàn áp gần đây của ông Tập Cận Bình đối với ngành công nghiệp tư nhân và khả năng thực sự xảy ra một cuộc tấn công vào Đài Loan (điều mà ĐCSTQ đã từ chối loại trừ), các hội đồng quản trị công ty Mỹ ngày càng hiểu ra rằng việc kinh doanh với, tại hoặc cho Trung Quốc là rủi ro to lớn. 

Hội đồng quản trị có nghĩa vụ ủy thác đối với các cổ đông để giảm thiểu những rủi ro đó. Đó là lý do tại sao nhiều thành viên hội đồng quản trị được kính trọng nhất của Mỹ đang yêu cầu một kế hoạch dự phòng đối với Trung Quốc từ các CEO của họ. 

Họ nhận ra rằng kế hoạch giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc không phải là chỉ một cuộc diễn tập.

Các CEO biết rằng họ không thể mất cảnh giác với vấn đề này vì tác động sẽ lớn hơn 10 - 20 lần so với trải nghiệm với Nga. 

Họ hiểu rằng khi thời điểm đó đến, nếu họ chưa sẵn sàng thì tình hình đã quá muộn. 

Khi điều đáng sợ trở nên không thể tránh khỏi, thì không cần phải sợ nó nữa. CEO phải phát triển một kế hoạch và thực hiện nó.


Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



//////////////////////////