“ PHÊ BÌNH “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”-MỘT
BẢN TUYÊN NGÔN PHI KHOA HỌC
TRẦN MẠNH HẢO
Suốt hai năm qua, chúng tôi đã vùi đầu đọc
lại ngót 60 cuốn sách dày cộp bộ toàn tập Marx-Engel-Leinne với tâm thế của một
nhà nghiên cứu, nhà khoa học, hơn là lối cảm thụ của một nhà văn. Trước hết,
chúng tôi xin phê bình cuốn “TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN” là tác phẩm được coi như
linh hồn của chủ nghĩa Marx-Engel, in đầu tiên ở Luân Đôn năm 1848. Bản “TUYÊN
NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” của Marx và Engel từ trang 501 đến trang 607 trong tập
một, bộ tuyển tập Mác Ăng-Ghen do NXB Sự Thật Hà Nội 1980 được NXB ST dịch từ
nguyên bản tiếng Đức ( do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin trực thuộc Ban Chấp
hành trung ương Đảng Xả Hội chủ Nghĩa Thống Nhất Đức xuất bản). Trong bài, chỉ
nhắc tên Marx, cũng bao hàm cả tên Engel trong đó !
PHI
KHOA HỌC 1 :
XÓA BỎ TƯ HỮU, SỞ HỮU.
Ở trang 559 (Các đoạn trích trong bài tòan là trích ở sách đã dẫn tức : “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”), Marx viết : “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Nhưng chế độ tư hữu hiện thời, chế độ sở hữu tư sản, lại là biều hiện cuối cùng và hoàn bị nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu dựa trên cơ sở những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia.
Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể
tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất này : xóa bỏ chế độ tư hữu…”
Marx, trong biện giải thường ngụy biện và thiếu logic, áp đặt những ý kiến chủ quan của mình lên tất cả các sự vật. Khi ông chủ trương XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU tức là ông đã xóa bỏ chính cá nhân, xóa bỏ chính mỗi con người, xóa bỏ chính ông, xóa bỏ chính gia đình ông, xóa bỏ chính bà vợ Jenny von Westphalen xinh đẹp của ông, xóa bỏ tiền bạc mà ông đang hưởng do tài sản tư bản của gia đình ông cung cầp, do tiền của nhà tư bản Engel cung cấp, xoá bỏ tiếng Đức vì tiếng Đức cũng có tư hữu, tức là danh từ sở hữu, xóa bỏ chính cái xã hội đẻ ra ông và học thuyết của ông, cũng có nghĩa là ông xóa bỏ chính lịch sử bản thân mình và lịch sử xã hội loài người.
Marx, trong biện giải thường ngụy biện và thiếu logic, áp đặt những ý kiến chủ quan của mình lên tất cả các sự vật. Khi ông chủ trương XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU tức là ông đã xóa bỏ chính cá nhân, xóa bỏ chính mỗi con người, xóa bỏ chính ông, xóa bỏ chính gia đình ông, xóa bỏ chính bà vợ Jenny von Westphalen xinh đẹp của ông, xóa bỏ tiền bạc mà ông đang hưởng do tài sản tư bản của gia đình ông cung cầp, do tiền của nhà tư bản Engel cung cấp, xoá bỏ tiếng Đức vì tiếng Đức cũng có tư hữu, tức là danh từ sở hữu, xóa bỏ chính cái xã hội đẻ ra ông và học thuyết của ông, cũng có nghĩa là ông xóa bỏ chính lịch sử bản thân mình và lịch sử xã hội loài người.
XOÁ BỎ TƯ HỮU, MARX và ENGEL xoá bỏ chữ “CỦA”.
Chúng ta hãy làm một thử nghiệm trong trường hợp cá nhân ông Marx.
Sáng thức dậy ông bắt đầu xóa sở hữu, xóa tư hữu : sở hữu đầu tiên của Marx là chính bản thân ông ! Con người thân xác ông không phải của ông thì là của ai nào ? ÔNG MARX, trước hết là CỦA ( tư hữu) chính ông Marx, chứ phải nào phải của ông Engel ? Chao ôi, khởi nguồn của tư hữu là trước hết và sau cùng : TÔI LÀ CỦA CHÍNH TÔI CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA AI KHÁC !
Sáng thức dậy ông bắt đầu xóa sở hữu, xóa tư hữu : sở hữu đầu tiên của Marx là chính bản thân ông ! Con người thân xác ông không phải của ông thì là của ai nào ? ÔNG MARX, trước hết là CỦA ( tư hữu) chính ông Marx, chứ phải nào phải của ông Engel ? Chao ôi, khởi nguồn của tư hữu là trước hết và sau cùng : TÔI LÀ CỦA CHÍNH TÔI CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA AI KHÁC !
XOÁ TƯ HỮU đầu tiên là ông Marx phải xoá
chính ông, phủ nhận chính ông, xuống bếp cầm dao lên để tự đâm chết mình mới có
thể giải quyết vấn đề “ mình tư hữu thân xác mình”. Nhưng ông Marx đâu dám tự
sát vì ông đang đói bụng, đang thèm sở hữu đồ ăn. Ông bèn tìm chiếc chạn gỗ mà ừng
ực như sông Ranh tu nước đại dương : sở hữu nửa lít sữa cái đã, xong sở hữu
luôn 5 quả trứng gà ốp-la và cái bánh mỳ tổ chảng. Đoạn, ông quên mất, trên người
ông đang sở hữu quần áo, ĐẦU ÔNG ĐANG TƯ HỮU CÁI KHÁI NIỆM XÓA TƯ HỮU, bụng ông
đang tư hữu thức ăn. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nhỏ nhất, ông Marx
đang tư hữu chính ông và tư hữu trăm điều khác trong quan hệ giữa thân xác và
tinh thần của ông với tự nhiên và xã hội.
XOÁ BỎ TƯ HỮU đầu tiên là xin ông Marx hãy
xoá bỏ chữ CỦA trong ông trước nhé : xoá bỏ vợ ông, con ông, quần áo của ông,
thức ăn của ông đang ăn, không khí ông đang thở, ống pip ông đang thổi bễ lò
rèn, tư tưởng tiêu diệt tư sản, tiêu diệt tư hữu ông đang sở hữu trong đầu và
trong học thuyết đấu tranh giai cấp của ông; ngay cả tiếng Đức của ông cũng phải
xóa đi vì nó có danh từ sở hữu … rồi ông tư duy rộng hơn rằng TA hay NƯỚC ĐỨC
đang sở hữu nhau, xoá “thằng” nào trước đây ?
Nói tóm lại, từ lập luận xóa bỏ tư hữu, xóa
bỏ chế độ tư hữu, ông MARX TUYÊN BỐ HỌC THUYẾT CỦA TA PHẢI XÓA BỎ MỖI CON NGƯỜI,
XÓA BỎ TỪNG CON NGƯỜI, DO ĐÓ PHẢI XÓA BỎ TOÀN BỘ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI !??
Xin hỏi ông Marx rằng, nếu lấy bộ TƯ BẢN của ông ra mà xoá bỏ tất cả khái niệm sở hữu của danh từ, tức bỏ hẳn chữ CỦA đi, thì văn bản của ông, học thuyết của ông sẽ thành vô nghĩa, thành một hệ thống zê - rô ! Và chính ý muốn xóa bỏ TƯ HỮU đã chứng tỏ học thuyết của ông Marx là học thuyết phi khoa học!
Chính từ quan điểm triệt để XÓA BỎ TƯ HỮU này, chủ nghĩa cộng sản đã công khai tuyên bố bằng chính lời của Marx : CNCS TƯỚC ĐOẠT CHỦ QUYỀN CỦA TỪNG CON NGƯỜI : rằng, MÀY = CON NGƯỜI, mày hoàn toàn mất quyền sở hữu mày, MÀY LÀ CON VẬT MẤT CHỦ QUYỀN, mày = thằng người = tên công dân vong thân, hoàn toàn mất tự do !
Xin hỏi ông Marx rằng, nếu lấy bộ TƯ BẢN của ông ra mà xoá bỏ tất cả khái niệm sở hữu của danh từ, tức bỏ hẳn chữ CỦA đi, thì văn bản của ông, học thuyết của ông sẽ thành vô nghĩa, thành một hệ thống zê - rô ! Và chính ý muốn xóa bỏ TƯ HỮU đã chứng tỏ học thuyết của ông Marx là học thuyết phi khoa học!
Chính từ quan điểm triệt để XÓA BỎ TƯ HỮU này, chủ nghĩa cộng sản đã công khai tuyên bố bằng chính lời của Marx : CNCS TƯỚC ĐOẠT CHỦ QUYỀN CỦA TỪNG CON NGƯỜI : rằng, MÀY = CON NGƯỜI, mày hoàn toàn mất quyền sở hữu mày, MÀY LÀ CON VẬT MẤT CHỦ QUYỀN, mày = thằng người = tên công dân vong thân, hoàn toàn mất tự do !
PHI KHOA HỌC 2 :
XOÁ BỎ LỊCH SỬ, XÓA BỎ KÝ ỨC CỦA NHÂN LOẠI :
XOÁ BỎ LỊCH SỬ, XÓA BỎ KÝ ỨC CỦA NHÂN LOẠI :
Ở trang 567, Marx viết : “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế độ sỡ hữu cổ truyền; không có gì đáng lấy làm lạ khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ truyền…”.
MARX chủ trương “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa” phải “ĐOẠN TUYỆT VỚI NHỮNG TƯ TƯỞNG CỔ TRUYỀN” trước năm 1848, năm ông viết bản TUYÊN NGÔN ĐOẠN TUYỆT VỚI LỊCH SỬ ( tức là các tư tưởng cổ truyền) này.
Trước hết ta xét chuyện Marx đoạn tuyệt với
tư tưởng của G. Hegel là người cha đẻ ra học thuyết của ông, như là thái độ vô ơn
bội nghĩa, khác gì con cái đoạn tuyệt lại cha mẹ ! Thế ra muốn làm “CÁCH MẠNG CỘNG
SẢN” con người phải theo lời Marx dạy mà đoạn tuyệt với cha ông, đoạn tuyệt quá
khứ, đoạn tuyệt ký ức của mình, lịch sử của mình, đoạn tuyệt với jene di truyền
đời sống tinh thần của mình và đời sống thể xác của mình ư ? Khi MARX dạy những
người cộng sản điều tiên muốn làm cách mạng là phải xóa bỏ toàn bộ hệ thống các
tư tưởng cổ truyền : đoạn tuyệt và xóa bỏ chủ nghĩa nhân văn của văn minh Hy Lạp,
La Mã, thì lấy đâu chữ mà viết, lấy đâu ý niệm về nền cộng hòa, về nền triết học
cổ đại huy hoàng Hy-La mà diễn giải các khái niệm, các tiên đề triết học cho
Marx viết “Tư bản luận” ? Đoạn tuyệt và xóa bỏ tư tưởng thời Phục Hưng, tư tưởng
thế kỷ Ánh Sáng, đoạn tuyệt và xóa bỏ nền triết học cổ điển Đức tiền Marx thì lấy
đâu ra cơ sở để tạo nên triết học của chính ông ?
Cho nên, chủ nghĩa cộng sản của Marx là quá
trình làm rỗng không toàn bộ bộ óc của con người, khiến con người không còn tự
nhận biết mình là người vì nó không còn ký ức, không còn lịch sử, không còn quá
khứ !
PHI
KHOA HỌC 3 :
MARX TỬ HÌNH CÁC TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP, TỬ HÌNH PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG CỦA HEGEL,TỬ HÌNH QUY LUẬT “ TỒN TẠI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC”, TOÀN DÙNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY TÂM XÉT ĐOÁN CÁC SỰ VẬT : “Ý THỨC QUYẾT ĐỊNH HIỆN TỒN” NHƯ MỘT NHÀ DUY TÂM CHỦ QUAN CHÍNH HIỆU :
Trong bản TUYÊN NGÔN này, Marx đã dành hai
trang ( 546, 547) ca ngợi hết lời giai cấp tư sản khi nó vừa bước lên vũ đài lịch
sử. Nhưng, ngay sau đó, cũng chính Marx lại dùng những lời nguyền rủa khủng khiếp
nhất để chửi giai cấp tư sản khi nó đi vào tích lũy tư bản. Marx gán cho tư bản
cái tội ác ghê tởm mà nó không có : một mình tham ăn, ngồm ngoàm nuốt sống các
giá trị thặng dư, không cho vô sản hưởng lợi từ nền đại công nghiệp; rằng tư sản
càng ngày càng giàu lên và vô sản càng ngày càng nghèo đi, biến thành nô lệ
công nghiệp. Marx toàn áp đặt ý chủ quan mình lên các sự việc bằng thái độ cực
đoan, bất cứ cái gì cũng cho khái niệm TUYỆT ĐỐI ( là khái niệm duy tâm cực
đoan của Hegel) vào để : tuyệt đối hoá cái xấu tư bản, tuyệt đối hoá cái tốt vô
sản, tuyệt đối hoá sự bóc lột các giá trị thặng dư, tuyệt đối hoá sự nô lệ của
vô sản trong khi tư sản không hề cầm súng bắt vô sản phải lao động, mà do vô sản
làm thuê với sự tự nguyện. Nào có ai nô lệ hoá vô sản đâu mà Marx vu cáo?
Trong bản tuyên ngôn này, Marx trút toàn bộ
tính xấu, tính tráo trở, ác độc, vô luôn , đĩ điếm lên đầu giai cấp tư sản là
giai cấp mà ông cùng với ngài tư bản Engel đang sắm vai trò chính yếu. Ông chửi
giai cấp tư sản là lưu manh, là lửa đảo, là đốn mạt, vô đạo đức : “ Công khai
tuyên bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nó, thì nó lại càng trở thành ti tiện,
bỉ ổi, đáng căm ghét” ( 550).
Marx vu cáo chế độ tư sản, như là phát súng
bịa tạc, ác ý ông dùng để bắn vào đầu cuộc Cách Mạng Tư Sản Pháp : “Đối với người
tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất…”… “ Hôn nhân của giai cấp
tư sản thật ra là chế độ cộng thê…”. Thế thì gia đình của Marx đang là một gia
đình tư sản quý tộc, có sự cộng thê hay không ? Có sự biến vợ Marx là Jenny
thành “công cụ sản xuất” không ?
Chỉ có Marx nô lệ hóa các sự vật vào cái nhìn phi biện chứng, phản duy vật của mình, bằng một thái độ áp đặt ý thức lên tồn tại, với cách nhìn TUYỆT ĐỐI CHỦ QUAN của ông lên thực tại khách quan. Trong một thế giới tương đối, không có chân lý tuyệt đối, thì thái độ TUYỆT ĐỐI HOÁ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU của ông chính là lối suy tư, biện giải phi khoa học. Marx không bao giờ nhìn sự vật bằng con mắt biện chứng của Hegel : sự vật nào cũng tồn tại và phát triển trong một quá trình mang tính lịch sử, mang tính da dạng nhiều chiều, nhiều vỉa, trong các mối liên hệ vừa giản dị vừa phức tạp nội tại, trong sự phát triển không ngừng, vận động không ngừng theo quy luật vừa như ngẫu nhiên vừa như tất định…
Marx phá huỷ phép biện chứng Hegel, xóa bỏ biện chứng duy tâm của Hegel đã đành; mà ông còn phá bỏ phép biện chứng duy vật của chính ông trong quá trình phán xét sự vật.
Chỉ có Marx nô lệ hóa các sự vật vào cái nhìn phi biện chứng, phản duy vật của mình, bằng một thái độ áp đặt ý thức lên tồn tại, với cách nhìn TUYỆT ĐỐI CHỦ QUAN của ông lên thực tại khách quan. Trong một thế giới tương đối, không có chân lý tuyệt đối, thì thái độ TUYỆT ĐỐI HOÁ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU của ông chính là lối suy tư, biện giải phi khoa học. Marx không bao giờ nhìn sự vật bằng con mắt biện chứng của Hegel : sự vật nào cũng tồn tại và phát triển trong một quá trình mang tính lịch sử, mang tính da dạng nhiều chiều, nhiều vỉa, trong các mối liên hệ vừa giản dị vừa phức tạp nội tại, trong sự phát triển không ngừng, vận động không ngừng theo quy luật vừa như ngẫu nhiên vừa như tất định…
Marx phá huỷ phép biện chứng Hegel, xóa bỏ biện chứng duy tâm của Hegel đã đành; mà ông còn phá bỏ phép biện chứng duy vật của chính ông trong quá trình phán xét sự vật.
Marx nhìn con người bằng cái nhìn cứng ngắt,
dung tục, một chiều, khô chết, duy nhất hoá mối liên hệ giai cấp giả tạo, mối
liên hệ kinh tế giả tạo của nó, biến con người thành công cụ, thành hàng hoá,
thành các bậc thang vĩnh viễn bất động. Con người trong mắt Marx là con người bị
tuyệt đối hoá giai cấp, tuyệt đối hóa kinh tế y như con người nhồi bông.
Trong khi đó, con người trong đời sống xã hội và tự nhiên, còn có bao nhiêu mối liên hệ khác vây xung quanh nó : như con người tôn giáo, con người đạo đức, con người tinh thần, con người lương tâm, con người ý thức, con người nội tâm, con người của quy luật tự nhiên !
Trong khi đó, con người trong đời sống xã hội và tự nhiên, còn có bao nhiêu mối liên hệ khác vây xung quanh nó : như con người tôn giáo, con người đạo đức, con người tinh thần, con người lương tâm, con người ý thức, con người nội tâm, con người của quy luật tự nhiên !
Cho nên, chúng ta rất dễ hiểu vì sao Marx lại
định nghĩa về con người sai trái đến kinh ngạc, như Marx viết : “ Phơ –bách quy
bản chất tôn giáo về bản chất con người. Song bản chất con người không phải là
cái trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. ( Marx : “ Luận cương về
Phơ-bách”, Marx-Engel tuyển tập NXB Sự Thật, Hà Nội 1971, t.II, tr. 492-493)
Với định nghĩa về con người tuyệt đối sai trái là phủ nhận con người tự nhiên, tuyệt đối hoá vai trò xã hội của con người, ngầm phủ nhận con người bên trong là con người tự nhiên ( con người bản ngã), Marx đã đặt dấu chấm hết cho học thuyết phi khoa học của ông từ trong nguyên nhân gốc này !
Với định nghĩa về con người tuyệt đối sai trái là phủ nhận con người tự nhiên, tuyệt đối hoá vai trò xã hội của con người, ngầm phủ nhận con người bên trong là con người tự nhiên ( con người bản ngã), Marx đã đặt dấu chấm hết cho học thuyết phi khoa học của ông từ trong nguyên nhân gốc này !
Con người - đối tượng nghiên cứu của Marx
là con người vật dục, con người của DUY miếng ăn và DUY cái dạ dày, không bao
giờ là con người đúng nghĩa của nó ! CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT MÁC LÀ CON NGƯỜI
DUY LỢI, DUY ÁC, DUY KINH TẾ, DUY GIAI CẤP và do đó là CON NGƯỜI DUY TÂM, DUY Ý
CHÍ - một hình nhân chứ không phải một con người đúng nghĩa !
Marx luôn luôn biến cái xã hội chưa có, không có tức XÃ HỘI HƯ VÔ = CỘNG SẢN ĐẠI ĐỒNG thành “ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”, rồi rút tỉa từ cái xã hội không có thật ấy ra thành những quy luật mà ông gọi là những quy luật của chủ nghĩa cộng sản.
Marx luôn luôn biến cái xã hội chưa có, không có tức XÃ HỘI HƯ VÔ = CỘNG SẢN ĐẠI ĐỒNG thành “ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”, rồi rút tỉa từ cái xã hội không có thật ấy ra thành những quy luật mà ông gọi là những quy luật của chủ nghĩa cộng sản.
Cũng giống như ông Marx chưa hề lên thiên đường,
chưa hề gặp Thánh Phê-rô và Chúa Trời, nhưng suốt ngày ngồi nghiên cứu thiên đường,
rồi rút ra từ cái ẢO TƯỞNG THIÊN ĐƯỜNG kia những QUY LUẬT TRẦN GIAN để dùng nó
cải tạo thế giới thì lạ thật !
Hãy nhe ông Marx áp dụng DUY VẬT BIỆN CHỨNG bằng cách hô âm binh là quy luật của chủ nghĩa cộng sản từ hư vô về, đặng xây dựng lý thuyết “chủ nghĩa xã hội khoa học” : “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” ( 562)
Hãy nhe ông Marx áp dụng DUY VẬT BIỆN CHỨNG bằng cách hô âm binh là quy luật của chủ nghĩa cộng sản từ hư vô về, đặng xây dựng lý thuyết “chủ nghĩa xã hội khoa học” : “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” ( 562)
Toàn là những chân lý rút ra từ xã hội tương
lai chưa có thật, mà dám gọi là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử ư, thưa ông
Marx : “ Trong xã hội cộng sản, lao động tích lũy chỉ là một phương tiện để mở
rộng, làm phong phú và làm đẹp thêm đời sống của những người lao động” ( 560) .
Cái xã hội không có thật cộng sản kia đã giúp Marx phát minh ra chân lý ảo : “
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; rằng đến chủ nghĩa cộng sản, quy luật
khoa học triết học Mác-xít quy định rằng con người hoá thánh cả, không còn cái
ác, không còn mâu thuẫn, không còn sự vận động của biện chứng pháp nữa : thế giới
đứng im và quả đất thôi quay !
Tóm lại, toàn bộ triết học Marx là một triết học ảo, phi thực tại, triết học của thứ chủ nghĩa xã hội THIẾU CƠ SỞ KHOA HỌC : XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI, xóa bỏ cá nhân, gia đình, xóa bỏ xã hội, xóa bỏ lịch sử như chính Marx đã tuyên ngôn trên giấy trắng mực đen !
Tóm lại, toàn bộ triết học Marx là một triết học ảo, phi thực tại, triết học của thứ chủ nghĩa xã hội THIẾU CƠ SỞ KHOA HỌC : XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI, xóa bỏ cá nhân, gia đình, xóa bỏ xã hội, xóa bỏ lịch sử như chính Marx đã tuyên ngôn trên giấy trắng mực đen !
Sài Gòn ngày 24-02-2006
Trần Mạnh Hảo
……../.