Cầu & sông Kwai

Cầu & sông Kwai 

http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/176355/Tieng-coi-trong-suong-som-tren-dong-Kwai.html



[...]   Kanchanaburi nằm ở phía tây Bangkok, không xa lắm, 128km – chỉ hơn hai giờ đi xe. Có lẽ do ấn tượng quá mạnh về vùng rừng núi thâm u hoang dã trong bối cảnh của bộ phim nổi tiếng năm xưa của thế kỷ trước – Cầu sông Kwai mà khi tôi nói sẽ đến đó, vài người còn hỏi: “Có cần uống thuốc ngừa sốt rét?”  





Nhưng, Kanchanaburi bây giờ đã là thành phố, thủ phủ của tỉnh cùng tên, lớn nhất khu vực miền Trung Thái Lan. Phố thị sầm uất với những con đường thênh thang, công viên xanh ngắt, những tượng đài, ngôi chùa vàng đỏ… đó đây. Hầu như đều mới, chỉ khác chăng là cây cầu cũ, chuyến tàu xưa. Dù là xây lại, nó cũng chỉ “trẻ” hơn cây cầu gốc chừng mươi năm, nên cũng xưa cũ lắm rồi.  


Nghe chuyện trên đường sắt tử thần  

Chẻ dọc nhiều núi đá hiểm hóc, bắc ngang nhiều dòng sông, trong đó có Kwai, cung đường sắt Thái – Miến ngày đó chủ yếu nằm sâu trong rừng rậm bỗng được nhiều người biết đến khi bộ phim kinh điển Cầu sông Kwai ra đời. Cung đường còn được gọi là Đường sắt tử thần vì những hy sinh mất mát quá lớn của những tù nhân đồng minh cũng như những lao động, phục dịch người châu Á trong quá trình xây dựng. Bị đánh sập ở năm cuối Thế chiến 2, được xây dựng lại những năm 50 thế kỷ trước, cùng lúc bộ phim nổi tiếng ra mắt, chiếc cầu xe lửa số 277 bắc qua dòng Mae Nam Kwai trở thành nơi thăm viếng của nhiều du khách. Nhất là khách người Anh, Úc, Hà Lan… đến xem nơi những đứa con, người cha, người anh, người bạn của mình ngã xuống trong chiến cuộc và công cuộc xây dựng cây  cầu.


[...]  Cũng nhờ những du khách theo đoàn, có cả hướng dẫn viên này, tôi được nghe ké thêm về câu chuyện bi hùng của Cầu sông Kwai ngày nào. Tỷ như, nhiều sách truyện phim ảnh đề cao vai trò của những tù binh đồng minh, nhưng trong số 330.000 người lao động bị quân Nhật sử dụng để làm cầu có đến hơn 250.000 người châu Á, mà chủ yếu là người Java rồi mới đến người Thái, Miến. Rồi có đến 90.000 nhân công người Á đã nằm xuống so với số 16.000 tù binh người Anh, Úc… nhưng họ ít khi được nhắc đến, chẳng có nghĩa trang nào cho họ; trong khi có hai nghĩa trang lớn cho người da trắng ở đây… Những câu chuyện làm không khí trầm lại. Chỉ đến khi con tàu chạy theo dòng Kwai xanh thẳm hút xa bên dưới, lúc gần những hang động được giới thiệu nơi ngày trước các tù binh đào thoát trốn nấp… không khí mới sôi động trở lại. Nhất là khi trong toa, một bác già tóc bạc phơ hào sảng huýt sáo vang điệu nhạc quen thuộc The River Kwai March, nhận được bao tiếng vỗ tay cùng lời ngợi khen của các du khách trẻ.

[...]


BÀI VÀ ẢNH: TRẦN THÁI HOÃN