CHỈNH ĐỐN..



Toàn bộ các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt tại Hà Nội từ 27/02 để dự hội nghị ba ngày về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đảng Cộng sản nói vấn đề xây dựng Đảng đang trở nên "cấp bách".
Nhưng không ít trí thức cho rằng bất kỳ thay đổi nào đưa ra từ hội nghị cũng sẽ không đủ để lấy lại lòng tin của người dân vào Đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (tự giải tán năm 2009 để phản đối Quyết định 97 của chính phủ):
Tôi không phải là người trong Đảng nên chả có hy vọng gì về cuộc họp này. Nhưng với tư cách người Việt Nam, sống dưới sự cai trị của cái đảng này, nếu cái đảng này sửa đổi được chính nó, người dân Việt Nam cũng đỡ.
Nếu họ chấp nhận đa nguyên đa đảng, không giữ độc quyền nữa, điều đó sẽ rất tốt. Tất nhiên tôi không nghĩ đợt này họ sẽ đi đến được như vậy. Nhưng nếu họ đang trong quá trình tiến đến việc đó, nếu họ hiểu rằng chỉ có thể tồn tại khi vứt bỏ độc quyền, bằng không lịch sử và nhân dân sẽ vứt họ vào sọt rác. Chỉ cần họ hiểu được điều ấy, đã là tốt rồi.
Thực tiễn đất nước thúc ép sự thay đổi, phải cải cách chính trị. Không thể cải cách kinh tế mà không đi liền với cải cách chính trị.

Người ta mất niềm tin từ lâu rồi. Đảng Cộng sản không còn là cái đảng một thời động viên hô hào người dân đoàn kết giành độc lập. Bây giờ họ là đảng cầm quyền. Họ chẳng liên quan gì ý thức hệ Marxist, mà chỉ làm sao bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Đảng kiểm soát mọi thứ từ kinh tế đến quân đội, công an. Nhóm lợi ích lớn nhất đất nước chính là cái đảng này.
Nếu bảo rằng góp ý gì, tôi nói phải tôn trọng những điều mà chính nhà nước này đã tuyên bố là sẽ tôn trọng. Những quyền cơ bản của con người như tự do báo chí, bầu cử sòng phằng, tạo điều kiện cho các lực lượng khác cạnh tranh với đảng cộng sản.
Đấy là con đường tốt cho chính Đảng Cộng sản. Nhưng để họ chấp nhận toàn bộ những điều như thế, là không tưởng trong bối cảnh hiện nay. Tuy vậy, phải làm sao để họ chấp nhận càng nhiều càng tốt. Nếu chưa chấp nhận hết, thì họ cũng phải hình dung trong đầu là có lộ trình để tiến đến những điều đó.
Chuyện chỉnh đốn tận gốc rễ là khó vì không có sức ép cạnh tranh buộc họ phải thường xuyên chỉnh đốn. Chứ thỉnh thoảng điều chỉnh một chút, cũng có tác dụng nào đấy. Nhưng về dài hơi, khó đem lại hiệu quả.

Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao:
Chúng tôi đã theo dõi nhiều những đại hội như thế rồi, chỉnh đốn đảng rồi cải tiến cái nọ cái kia. Những kiểu hội nghị như thế vẫn làm, rất long trọng, nhưng rồi không nói cụ thể làm thế nào, chỉ nói những câu công thức. Chuyện cũ chép lại.
Nếu các ông cầm quyền hiện nay phê phán, tôi mạnh dạn xin nói tôi là người làm những việc này mấy chục năm rồi. Nhưng đọc xong, tôi cũng chả hiểu làm như thế nào.

Lòng tin của nhân dân lung lay đã từ lâu chứ có phải hôm nay mới lung lay. Mất lòng tin vào Đảng, mất lòng tin đảng viên. Chính đảng viên cũng không tin lãnh đạo. Người ta nói chuyện đó từ lâu. Bây giờ có nói cũng chỉ là nói lại thôi. Bây giờ người ta còn nói đảng viên 'nhạt Đảng' cơ mà.
Cái đảng hiện nay là cái đảng cầm quyền chứ làm gì có đảng cộng sản. Đảng ấy theo chủ nghĩa nào, đường lối nào, không thấy nói.
Những kiểu hội nghị thế này, chúng tôi theo dõi nhiều rồi. Tôi thấy nhàm chán.
Chỉnh đốn là phải chảy máu, đau lòng khốn khổ. Thế có chỉnh đốn được không? Rõ ràng mình đang ốm đau. Nhưng từ chỗ ốm đau chuyển sang mạnh khỏe là một quá trình khó khăn.
Cái hội nghị này, tôi chưa đọc kỹ nội dung của nó mà đã nói, như thế tôi sai phạm, nói không căn cứ. Nhưng từ kinh nghiệm mấy chục năm nay, tôi cho đấy chỉ là sáo rỗng.



VÈ ĐƯỜNG PHỐ





Người Hà Nội một thời coi cửa hàng cung cấp Tôn Đản là chợ vua quan nên đã có đồng dao: 
“Tôn Đản là chợ vua quan. 
Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần. 
Đồng Xuân là chợ thương nhân. 
Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng”. 


Lại có câu đố : “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản là con gì?”


//////////



Tôn Đản là chợ vua quan
Vân Hồ là chợ trung gian nịnh thần
Bắc Qua là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ… nhân dân anh hùng!

/////////////


Vương quốc Bhutan

Phép màu ở quốc gia “hạnh phúc nhất thế giới”

Bài và ảnh: Hoàng Minh
Cố cung Punakha,
một điểm đến nổi tiếng của Bhutan.


Nét khác biệt trong chính sách du lịch của Bhutan là ở chỗ cho phép thu của mỗi khách quốc tế 65 USD/ngày để loại bỏ nhóm khách ba lô và tạo ngân sách cho an sinh xã hội, đồng thời giữ lượng  khách ổn định ở mức chính phủ quản lý được và cơ sởhạ tầng cũng như nhân lực của ngành du lịch đáp ứng được.
Có một quốc gia nằm sâu trong vùng núi non hiểm trở, không có dầu mỏ, chỉ mới mở cửa với thế giới từ năm 1974, điện lưới còn chưa phủ kín lãnh thổ mà vẫn tăng trưởng với tốc độ trên 20% mỗi năm để đạt GDP thực tế bình quân tới hơn 5.400 USD1 vào năm 2010 trong khi gần một nửa dân số mù chữ: Vương quốc Bhutan.

Tôi đã đến Bhutan tháng Một vừa qua và nhận ra những điều mình từng biết về nền kinh tế, đặc biệt là du lịch nước này, gần như sai hoàn toàn. Những con người mà chỉ vài ngày trước tôi cho rằng đang sống trong thời trung cổ cho thấy họ có thể kiếm tiền – thậm chí là rất nhiều tiền – một cách chân chính và bền vững mà không hủy hoại môi trường và nền văn hóa của mình.

Số lượng nhỏ, giá trị lớn

Nói đến Bhutan là nói đến khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc nội (GDH – Gross Domestic Happiness) và mọi chính sách của Chính phủ nước này hầu như xoay quanh khái niệm trung tâm ấy. 

Nhưng nói vậy không có nghĩa là Bhutan quên đi vấn đề kinh tế. Theo số liệu ước tính của IMF – vì Bhutan không thống kê GDP, hoặc có thì cũng không công bố - GDP thực tế của vương quốc này năm 2010 là khoảng gần 3,9 tỷ USD. Dân số nước này nếu làm tròn một cách hào phóng thì lên tới… 750.000 người. GDP bình quân là 5.400 USD.

Để so sánh, nước láng giềng thân cận Ấn Độ đến năm 2011 này mới chỉ đạt 3.700 USD/người. Con số tương ứng ở Việt Nam là khoảng 3.350 đôla .

Để có thu nhập như hiện nay, Ấn Độ đã trở thành một công xưởng mới của thế giới, Việt Nam đã khai thác mọi nguồn tài nguyên từ “rừng vàng biển bạc”. 

Còn Bhutan? Họ có bán lâm sản, có xuất khẩu nông sản nhưng thu chủ yếu từ thủy điện cho Ấn Độ (đóng góp khoảng 40% thu ngoại tệ). Du lịch mới là ngành đang phát triển mạnh nhất và sẽ là nguồn thu chính trong tương lai.

Theo số liệu của Chính phủ Bhutan, năm 1974, năm đất nước mở cửa, Bhutsn đón tổng 287 khách du lịch. Hai mươi năm sau, con số này là hơn 7.000. Thêm mười năm nữa, năm 2009, hơn 23.000 du khách viếng thăm “xứ sở hạnh phúc” và có thể đạt tới 40.000 vào năm 2012, theo một vài dự báo không chính thức. Tất cả khách quốc tế đều tới Bhutan theo các tour du lịch sinh thái hoặc du lịch văn hóa, hoàn toàn không có “Tây balô”.

Hiện nay, mỗi du khách quốc tế phải chi khoảng 200 USD mỗi ngày khi đến Bhutan, bao gồm chi phí ăn ở, thuê hướng dẫn viên, nhưng chưa tính thu nhập từ bán đồ lưu niệm vốn được sản xuất thủ công 100% và có giá không rẻ chút nào.




Bên trong một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở trung tâm thủ đô Thimphu.

Một điều đáng nói khác là đất nước này, về lý thuyết, không hề có nhà máy và không có nền công nghiệp (chỉ có vài nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng của quân đội nằm sát biên giới với Ấn Độ và vài nhà máy thủy điện). Một số nguyên liệu để chế tác đồ mỹ nghệ như các loại đá và vàng bạc được nhập từ Ấn Độ hoặc Myanmar chứ không được khai thác tại chỗ (vì Bhutan không có hoặc chưa muốn và chưa thể khai thác).

Rừng vẫn che phủ hai phần ba diện tích Bhutan và 60% trong đó là các khu bảo tồn với hệ sinh thái được đánh giá là đa dạng vào loại nhất thế giới. Điều này góp phần thu hút khách du lịch tham gia vào các tour sinh thái, thường là trekking trên các đỉnh núi có độ cao trên 4.000 mét so với mặt biển.

Chậm, bảo thủ và… có kết quả

Trước khi tới thủ đô Thimphu, tôi vẫn đinh ninh rằng chính phủ Bhutan giới hạn lượng khách du lịch quốc tế hàng năm nhưng hóa ra không phải vậy.

Chính phủ quản lý chặt du khách. Lịch trình được định sẵn từ khi khách xin visa và không thể thay đổi. Họ cũng giới hạn số đoàn khách mà mỗi công ty du lịch đưa tới Bhutan tùy theo năng lực. Nhưng số khách tới Bhutan thực ra bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông.

Bhutan mới chỉ có duy nhất một sân bay quốc tế tại thị trấn Paro, cách thủ đô Thimphu khoảng hai giờ ôtô. Mặc dù đã có cả hàng không tư nhân, sân bay Paro chưa bao giờ đón quá 40.000 lượt khách trong một năm. Đường bộ đi từ Ấn Độ rất không thuận tiện và tiêu tốn nhiều thời gian. 

Ngay trong nội địa Bhutan, giao thông vẫn còn khó khăn. Để đi từ Thimphu sang các tỉnh miền Đông (nơi nhiều làng mạc vẫn như thời trung cổ, đến điện cũng chưa có) bằng xe buýt thì phải mất ít nhất hai ngày.

Nhưng nhà vua và chính phủ của ông không hề tỏ vẻ muốn phát triển nhanh (mặc dù Bhutan đang tăng trưởng với tốc độ tới hơn 20% mỗi năm bất chấp kinh tế thế giới suy thoái). Các nguồn tin địa phương cho biết nhiều dự án lớn đã được dãn tiến độ (trong đó có hai dự án thủy điện lớn và một dự án sân bay quốc tế đã được hạ cấp xuống thành sân bay nội địa). 

Người Bhutan chắc chắn không muốn mất kiểm soát tình hình và cũng cần đợi có thêm chuyên gia người bản xứ (bởi như đã nói, mới có hơn 50% dân số biết chữ). Nhìn vào những tỉnh lộ đang xuống cấp nghiêm trọng, tôi tin rằng họ rất sáng suốt khi không muốn giao thêm các dự án đường xá vào tay Ấn Độ , một quốc gia có hạng trên thế giới về tham nhũng.

Cao cấp, nhưng không chỉ chạy theo lợi nhuận

Trước khi lên đường, tôi và gia đình thử hỏi bạn bè về Bhutan. Cứ mười người thì chín hỏi lại, “Bhutan là ở đâu thế?” Nhưng những người bạn nước ngoài mà chúng tôi biết đều thốt lên với đầy vẻ ghen tỵ, “Ôi! Đó là điểm đến mơ ước của tôi đấy!”

Một trong những lý do đầu tiên để họ phải mơ ước là vì chi phí du lịch tại Bhutan không rẻ (tối thiểu là 200 USD mỗi người mỗi ngày như đã nói ở trên). Chính sách loại bỏ khách du lịch balô của nước này chủ yếu xuất phát từ bài học xương máu của nước láng giềng Nepal. 

Những người có thâm niên trong ngành du lịch Bhutan mà tôi gặp ở Thimphu nói rằng Nepal đã bị biến thành một cái chợ vì khách du lịch “bụi”, những người thoải mái thưởng thức cảnh đẹp và làm hỏng nền văn hóa bản xứ trong khi chẳng đóng góp một xu nào cho nền kinh tế địa phương. 

Và nếu nhìn vào số liệu của IMF thì rõ ràng những chuyên gia Bhutan nọ đã hoàn toàn có lý. Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Nepal chưa tới 1.300 USD trong khi về lý tuyết, Nepal có nhiều lợi thế hơn so với Bhutan, đặc biệt là về giao thông.

Khác biệt chủ yếu đến từ chính sách du lịch. Chính phủ Bhutan thu của mỗi du khách quốc tế 65 USD/ngày (trừ người Ấn Độ vì mối quan hệ giữa hai nước) để loại bỏ toàn bộ nhóm khách “thu nhập thấp” và tạo ngân sách cho an sinh xã hội (chủ yếu là giáo dục và y tế miễn phí) đồng thời giữ lượng du khách ổn định ở mức chính phủ quản lý được. Theo xu hướng hiện nay, du khách tới Bhutan sẽ chỉ tăng tương đương với khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng và nhân lực [của ngành du lịch và các ngành liên quan]. 

Bên cạnh đó, người đi du lịch đến Bhutan phần lớn thuộc nhóm muốn và sẵn sàng tiêu tiền cho các sản phẩm và dịch vụ tại chỗ như tham quan di tích hay đồ thủ công mỹ nghệ. Một bài báo tôi đọc trên nhật báo Kuensel (bản tiếng Anh) cho biết thu nhập chỉ từ sản phẩm dệt của một làng nghề ở miền Đông nước này đã tăng gần gấp ba trong năm vừa qua nhờ lượng khách du lịch tăng và những thợ lành nghề nhất kiếm đủ tiền cho con sang Ấn Độ du học.

Bhutan đã có ba khách sạn 5 sao với giá phòng lên tới 1.000 USD mỗi đêm (theo các nguồn địa phương thì ba khách sạn này góp phần rất lớn vào việc thu hút khách nhiều tiền và lượng du khách đã tăng rõ rệt kể từ năm 2003, khi khách sạn 5 sao đầu tiên khai trương tại thủ đô Thimphu). 

Tất cả các cửa hàng phục vụ khách quốc tế ở Bhutan đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu trả tiền mặt, du khách có thể dùng USD, Rupee Ấn Độ, hoặc đồng Ngultrum Bhutan (nhưng chi tiêu thông thường, ví dụ đi taxi thì buộc phải dùng đồng Ngultrum).

Mặc dù “chém” du khách một cách nhiệt tình nhưng khác với nhiều nước, Bhutan không chủ trương kiếm tiền từ mọi nguồn có thể. Chẳng hạn, ở một số tu viện quan trọng như Taktsang (nơi được ví như Mecca của Bhutan), du khách bị cấm tuyệt đối chụp ảnh bên trong khuôn viên. Không có chuyện nộp lệ phí để được ghi hình ở chốn thiêng liêng như ở Trung Quốc hay Nepal (càng không có chuyện du khách được chụp ảnh tự do như ở Việt Nam trước đây). Các sĩ quan cảnh vệ thậm chí bắt tôi gửi lại cả bút máy, sổ tay, máy ghi âm – tóm lại chỉ được đi người không vào, và không được đội mũ.




Một bé gái Bhutan trong công viên bảo tồn loài Takin. Trẻ em Bhutan nói tiếng Anh rất tốt vì được dạy cả tiếng Anh và tiếng Dzongkha (tiếng Bhutan) từ nhỏ. 
Cô bé trong ảnh cũng như hầu hết người Bhutan, rất thân thiện và lễ độ, 
không bao giờ đòi hỏi hay tỏ thái độ khó chịu với du khách.

Trên đường đi trekking [đi bộ], một người trong đoàn chúng tôi chợt nhìn thấy mấy bông hoa dại nở sớm, có màu tím rất dễ thương và hỏi đùa hướng dẫn viên là có thể mang về Việt Nam hay không. Đó là lần đầu tiên chúng tôi nhận được một câu trả lời dứt khoát đến thế từ một người Bhutan, một tiếng “không” rõ ràng, gọn lỏn. Đó là luật, không bàn cãi gì thêm. Nếu mua đồ cổ, du khách buộc phải có chứng nhận của cửa hàng bán món đồ (và cửa hàng này phải được chính phủ cấp phép trước khi bán) mới có thể mang về nước.

Thay lời kết

Dĩ nhiên, Bhutan cũng đang đối mặt với vô vàn thách thức giống như bất kỳ một quốc gia nhỏ bé nào khác.

Nước này gần như hoàn toàn bó tay trước tình trạng khí thải từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc đang làm vùng Himalaya nóng lên mỗi ngày. Các đỉnh núi nóng lên đồng nghĩa với việc băng sẽ tan. Mà các hồ băng vùng Himalaya là ngọn nguồn của mọi dòng sông trên lãnh thổ Bhutan. Các hồ này biến mất thì sông ngòi Bhutan cũng cạn nước, không những thủy điện và nông nghiệp tê liệt mà toàn bộ hệ sinh thái mà nước này tự hào cũng sẽ lâm nguy.

Ngoài ra, gìn giữ văn hóa truyền thống cũng đang là một thách thức vì không phải người Bhutan trẻ nào cũng muốn sống theo kiểu cũ. Truyền hình, điện thoại và internet đã mang lối sống và văn hóa phương Tây tới hầu như mọi ngõ ngách của vương quốc này. Ảnh vua nhạc rock Elvis Presley có thể được treo cạnh ảnh đương kim hoàng đế trong các quán bar… 

Mặc dù vậy, rõ ràng những gì Bhutan đã đạt được rất đáng khâm phục. Cuộc sống ở đây vẫn vô cùng bình yên, tỷ lệ phạm tội rất thấp, nền kinh tế ổn định (lạm phát khoảng 3% năm 2011) và đáng kể hơn cả là người dân hạnh phúc và lạc quan nhất thế giới2. Trong bối cảnh nhiều quốc gia phải hy sinh cả môi trường lẫn văn hóa để tăng trưởng một cách thiếu bền vững thì Bhutan dường như là một phép màu.

---

1. Các số liệu GDP trong bài này đều là GDP thực tế (tính theo sức mua) theo ước tính của IMF

2. Theo một vài xếp hạng quốc tế về chỉ số hạnh phúc, Bhutan đứng thứ 8 thứ 9, ví dụ như theo "Bản đồ Hạnh phúc" của ĐH Leicester (Anh Quốc) năm 2006 thì Bhutan đứng thứ 8. "Hạnh phúc nhất" là một cách gọi tự phong của quốc gia này.

Tội “giết người“ không có người chết?






TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Nếu coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước, đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan.
Không hội nhập cộng đồng thế giới
Từ mối quan hệ chiều ngang giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, UBND, tư pháp, hội đoàn, tới quan hệ chiều dọc xã, huyện, thành phố, trung ương…, bởi quyết định cưỡng chế trái pháp luật được thông qua cấp ủy, chỉ thị cho cấp dưới thực hiện, báo cáo với cấp trên xin ý kiến, trước khi thực hiện. Từ chỉ thị của người đứng đầu, tới văn bản lập quy, văn bản lập pháp, hiến pháp, do quyết định cưỡng chế trái luật đã viện dẫn rất nhiều văn bản luật, chỉ thị.
Từ mối quan hệ giữa hành chính, hình sự, tới quốc phòng, bởi tham gia cưỡng chế trái pháp luật bao gồm đầy đủ các cơ quan trên. Thủ tướng không thể đi giải quyết hết 64 tỉnh thành và 27 bộ, ngang bộ, hàng mấy trăm huyện, hàng mấy chục nghìn xã, nếu sự kiện Tiên Lãng, Vinh Quang ở đâu cũng lặp lại, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, mức độ này hoặc mức độ khác. Chưa nói Thủ tướng đứng đầu bộ máy hành pháp chứ không phải quan toà phán quyết các vụ việc cụ thể.
Mọi cấp hành chính, ban ngành, phải tự nó tự động giải quyết được vấn đề của nó. Muốn vậy vấn đề Tiên Lãng, giải quyết không thể chỉ nhằm vào cá nhân hay vụ việc, mà cao hơn phải từ đó hướng tới cải cách toàn diện thể chế – cái người ta thường được gọi là cơ chế, vốn không thể dễ dàng quy trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.
Hãy bắt đầu từ những vấn đề nhỏ lẻ cấu thành cơ chế đó, trước hết có thể đơn cử vấn đề tư pháp, định tội danh, thể hiện qua sự kiện Tiên Lãng.
Xin được dẫn về cáo buộc bị can Đoàn Văn Vươn tội danh “giết người”, được nhắc đến cả trước và sau kết luận của Thủ tướng, trong mọi văn bản liên quan, trên thông tin, báo chí, trong phát ngôn từ lãnh đạo cao cấp nhất, đến nhà chức trách tư pháp, thậm chí cả luật sư bào chữa. Rốt cuộc công luận cứ thế cáo buộc theo, trong khi không có… người chết!
Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết.
Điều trớ trêu là tội danh giết người trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định trong Chương XII đều không khác mấy các nước hiện đại. Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giết người, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộ sát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp.
Nhưng oái ăm, cả hai nước đều không định nghĩa người chết, bởi ở Đức chết được coi là khái niệm hiển nhiên chấm dứt sự sống, không cần định nghĩa, và ngộ nhỡ bị hiểu sai đã có Toà Bảo Hiến phán quyết.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Hệ quả, bất cứ bị cáo nào dùng súng, dùng dao, và suy cho cùng bất cứ thứ gì có khả năng giết người, từ chuốc uống rượu quá ngưỡng, ăn bội thực trở đi, đều thuộc hành vi giết người, có thể bị khép tội đó tùy thuộc nhận thức chủ quan.
Lý giải tại sao hầu như chẳng ai phản đối, khi bị can Đoàn Văn Vươn bị cáo buộc oan, phạm tội danh giết người, chỉ bởi những người thực thi pháp luật đã suy diễn từ khái niệm “khả năng“ mà ra, do bị can dùng súng hoa cải, mìn tự tạo.
Chưa nói, đó không phải vũ khí giết người công dụng, nên không thể kết luận mang động cơ giết người. Trên thực tế nó chỉ nhằm ngăn chặn cưỡng chế (chưa nói nếu cưỡng chế sai luật, dù gây chết người thật, thì hành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quy định tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ). 

Không thể giết nhầm hơn bỏ sót
Chính tội danh giết người bắt buộc phải có dấu hiệu người chết đã làm cho nhiều vụ án ở Đức phải đình hoãn hoặc án quyết bị toà bảo hiến bác bỏ, cho dù công tố đoán mười mươi thủ phạm.
Một vụ án như vậy với tên gọi: “Giết người không có xác” được coi là điển hình trong lịch sử hình sự nước Đức cách đây 10 năm với bị cáo Hans Hansen, 57 tuổi, chủ Công ty xây dựng ở Düsseldorf Đức, bị cáo buộc giết chết triệu phú chủ bất động sản Otto-Erich Simon, 70 tuổi, buộc phải đình chỉ không thể xét xử tiếp, do bị cáo rốt cuộc mắc tâm thần, sau 135 phiên xét xử, thẩm vấn hơn 200 nhân chứng, tốn kém tới 2 triệu DM, nhưng không có bằng chứng xác chết hay hành vi trực tiếp làm nạn nhân chết để phán quyết.
Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt,   lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết   cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra,   mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép   tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi   tội phạm đã hoàn thành.
Theo cáo trạng, năm 1991, nạn nhân sống một mình bỗng mất tích. Sau đó, một hợp đồng nạn nhân bán hai ngôi nhà ở vị trí vàng giữa trung tâm thành phố trị giá 60 triệu DM cho bị cáo với giá hời 30 triệu DM chuyển tiền vào tài khoản của nạn nhân, được trình nhà chức trách để sang tên, bị phát hiện giả mạo.
Lập tức công tố cho rằng, ngoài bị cáo mạo giấy tờ để chiếm đoạt tài sản ra không ai có động cơ gì khác để giết nạn nhân. Trong di chúc cho người cháu, nạn nhân còn ghi rõ hai ngôi nhà thừa kế không được bán, nên chỉ giết mới có thể chiếm đoạt được. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tìm thấy hoá đơn bị cáo mua xẻng, cuốc dây dợ, cưa bê tông, túi chứa, được cho dùng để giết người, để bổ sung cho cáo buộc của mình.
Nhưng động cơ không thể thay thế bằng chứng người chết, hay hành vi trực tiếp gây ra cái chết, một dấu hiệu bắt buộc phải có trong tội danh giết người.
Hậu qủa trớ trêu là toà không thể phán quyết tội giết người, nên nạn nhân cũng coi như chưa chết, vì vậy người cháu không thể thừa kế tài sản ngay. Theo luật định phải chờ năm năm nữa toà mới có thể xét quyền thừa kế đối với trường hợp mất tích.
Một bản án sơ thẩm về “tội giết người không có xác” gần đây nhất bị Toà án Hiến pháp Đức bác bỏ cách đây hai tháng trước. Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Lotis K 33 tuổi, một phụ nữ Philippinen lấy chồng Đức, bị mất tích, không tìm thấy bất kỳ tung tích nào cả ở Đức lẫn Philippines.
Cơ quan điều tra phát hiện Lotis K trước đó quyết định bỏ chồng mang theo con. Máy nghe lén đặt bí mật tại xe của người chồng ghi được cuộc nói chuyện của người chồng với vợ chồng người em ngồi cùng xe, trong đó có câu: “Vậy là tuyệt vời, chúng ta đã giết được nó”.
Toà cho rằng, điều đó chứng tỏ người vợ đã chết, chứ không phải mất tích, thủ phạm là người chồng, giết vợ để đoạt quyền nuôi con. Toà án Hiến pháp Đức xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm yêu cầu xử lại, với lập luận, bằng chứng tự nói chuyện trong ô tô thuộc bí mật cá nhân được hiến pháp bảo vệ trước nhà nước.
Nghĩa là nhà nước không được dùng nó làm bằng chứng cho bất cứ mục đích nào của nhà nước. Toà sơ thẩm rơi vào tiến thoái lưỡng nan, đến nay vẫn chưa thể mở lại phiên toà, bởi khó có thể xử tiếp, một khi không có bằng chứng xác nạn nhân, hay hành vi của nghi can dẫn tới cái chết nạn nhân đâu đó.
Cả Đức và Việt Nam đều có Luật Hình sự về tội giết người tương đồng nhau, trong khi hai vụ án hình sự Đức viện dẫn cho thấy đến nạn nhân mất tích, họ vẫn không thể kết luận bị cáo tội giết người, thì ở ta bị can Đoàn Văn Vươn bị „vô tư“ cáo buộc tội… giết người trong khi không có bất cứ dấu hiệu người chết nào.
Phán quyết của toà quyết định vận mệnh một con người, một khi có hiệu lực khó có thể làm lại, nên không thể bàng quan trước các văn bản luật có thể dẫn tới những phán quyết oan sai.
Chưa nói, án quyết toà không phải của cá nhân quan toà, khi tuyên án bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Nhân danh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (ở ta), hoặc “nhân danh nhân dân” (ở các nước hiện đại), không thể để nó làm “mất thể diện” quốc gia, hay thách thức lương tri con người, bất chấp nhân dân.
Không một quốc gia nào ổn định nổi với một nền tảng, hệ thống pháp lý bất ổn cả, đặt ra cho nước ta hiện nay một nhu cầu bức bách, ưu tiên hàng đầu: Khẩn trương cải cách pháp lý, không phải từ những gì cao siêu ngoài khả năng cả, trước hết và cần nhất, xem xét lại từng văn bản luật, một khi áp dụng nó có vấn đề, khiến người dân bất yên, chính quỵền mất uy tín, vốn thuộc trách nhiệm cao cả của cơ quan lập pháp, của Đại biểu Quốc hội đã được cử tri đặt niềm tin nơi lá phiếu. Họ đang mong mỏi cần kíp hơn bao giờ hết!

Cung Trầm Tưởng



Từ triền tiệm cận cất bay lên đời 



Cung Trầm Tưởng

Lời lền quện nhựa ê a 
Lưỡi chua loét cặn trời sa tù mù 
Ngà ngà mặn muối thiên thu 
Rêu nhơm nhớp máu, mốc u ẩm hồn 
Nhang xiêm ngải, khói buồn nôn 
Sắt đinh tanh tưởi, búa dồn dập phang 
Rơi son, rã nhũ, bung vàng 
Chão thừng bực bội, ván sàng động dao 
Buông xuôi tay, rỗng sọ đầu 
Mung lung một giấc hồ nào chửa quen 
Bên kia lẫn tiếng trùng rên 
Áng chừng rười rượi còn chen lời người 
Tung chăn, bật nắp quan tài 
Ngỡ ngàng nghe tiếng đời ngoài rộn vang 
Khuyên kêu đến, sáo nói sang 
Một hôn phối mới dệt đan nếp đời 
Một hồng sợi nối muôn nơi 
Nắng trao nhẫn cẩn ngọc trời lung linh 
Hồn từ thức giấc u minh 
Chứa chan niềm nỗi hoan sinh chưa từng 
Dẫu dù đời có đêm bưng 
Vẫn kiên ủ một sáng bừng bình minh 
Diệt sinh mầm chốt trong mình 
Sống là từng phút phục sinh diệu kì 
Sau mai đi sẽ trở về 
Lướt qua trần thế một vì sao băng 


....

Gặp lại các em // Nguyễn Đình Chiến

Gặp lại các em

Nguyễn Đình Chiến

[Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1985]




Các em nằm yên nghỉ bên sông
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi

Anh vòng qua lối tắt
Tìm các em trong sắc cỏ xanh rì
Sau cơn mưa nghi ngút nắng hè
Để bóng anh trùm lên từng ngôi mộ
Hàng bia nhỏ không còn nhìn rõ chữ
Nhưng gương mặt nào anh cũng thấy thân quen
Anh thì thầm gọi tên mãi từng em
Như gọi tên những người thân yêu nhất
Những đứa em chung chiến hào giữ đất
Mùa xuân qua đã ngã xuống nơi này
Chưa tròn tuổi quân nhưng các em đã sống trọn đời
Với đồng đội, với tình yêu biên giới
Các em ơi, có nghe lời anh gọi
Cả đội hình đơn vị sắp qua đây.

Mười năm hành quân qua bao chặng đường dài
Nay đứng trước các em, anh thấy mình rõ nhất
Thấy tan đi những suy tư vụn vặt
Thấy cháy bùng bao ước nguyện thiêng liêng
Cho anh về sống lại những đêm
Đốt ngọn lửa trong gió mùa đông bắc
Ôm tấm chăn chiên còn vương bụi đất
Đi dọc chiến hào nhường hơi ấm cho em
Vẫn còn đây tiếng hát hồn nhiên
Đêm đẩy mảng cùng anh vượt thác
Cả tiểu đoàn qua sông ào ạt
Em đập sóng thia lia cho dậy ánh trăng vàng…

Các em đi khi mười tám tuổi xuân
Và để lại những trái tim trong trắng
Tiếng các em thét gọi nhau trong chiến hào khói lửa
Còn cháy lòng bao chiến sĩ xung phong….

Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về phía trước
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm bốn trăm….

Nguyễn Đình Chiến

Hồi Tưởng // Bùi Tín






Hồi Tưởng Về 30 Năm Trước: Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt-trung


Bùi Tín
30 năm đã qua. Năm nay, Bộ chính trị Hà nội qua ban tuyên huấn trung ương lệnh cho bộ máy truyền thông – báo, đài, vô tuyến truyền hình – không được nói gì đến cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Trong khi đó Trung quốc để cho truyền thông của họ ở vùng Hoa Nam được viết bài kỷ niệm , tưởng nhớ những “anh hùng”(!) đã xả thân 30 năm trước.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Làm sao xoá bỏ lịch sử với biết bao dấu tích; làm sao xoá bỏ được sự tưởng niệm của nhân dân đối với hơn 40 ngàn liệt sỹ – quân nhân và đồng bào các dân tộc – đã nằm xuống trên giải đất biên cương những ngày đầu Xuân ấy.
Xin ghi lại vài hồi tưởng cá nhân của tôi về những ngày sôi động xưa.
Những ngày ấy tôi ở đâu. Tôi ở Pnom Pênh, một thành phố chết bắt đầu hồi sinh. Cùng một đơn vị Quân khu IX từ Châu đốc qua Takeo, chúng tôi một nhóm báo chí quân sự 6 người đến sân bay Pochentông / PnomPênh sáng 7-1-1979. Cả thủ đô vắng lặng. Tiếng súng lẻ loi của vài ổ đề kháng tuyệt vọng. Cỏ lút đầu người. 30 vạn dân thủ đô đã bị đuổi hết về nông thôn từ tháng 4-1975 khi quân Khme Đỏ vào. Phố không tên, nhà không số, đường không người, cuộc sống nông thôn không tiền nong, không chợ búa, không trường học, dân không giấy tuỳ thân, không dày dép, không gia đình, ngủ tập thể chia theo trai, gái, đội lao động.
Sứ quán Tàu rộng lớn nhất thủ đô, tài liệu vừa bị thiêu huỷ, còn một đống tro giữa đại sảnh trang hoàng một tranh hoành tráng ghi bài thơ Mao Trạch Đông : “vầng Thái dương trên châu Á”. Vẫn còn sót tài liệu chỉ rõ 2 hôm trước, chỉ có 5 sứ quán : Bắc Hàn, Lào, Nam tư, Rumani và Trung quốc. Người TQ mới đây có gần 8 ngàn người rải khắp nước, cố vấn quân sự đông nhất, chuyên gia thuỷ lợi, lâm nghiệp, Tân Hoa xã, có 3 ngàn quân thuộc đơn vị công binh vừa xây xong sân bay cực lớn, đường băng dài 3 ngàn mét ở Cong Pong Chnang.  Các đoàn khách lớn đến gần đây là 3 đoàn quân sự, một đoàn do Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung quốc cầm đầu, 2 đoàn cấp cao nhà nước Tàu do Phó Tổng lý (Thủ tướng) Trần Vĩnh Quý và bà Đặng Dĩnh Siêu cầm đầu. Họ bỏ chạy hết sạch từ 5 ngày nay sang Thái lan, nhưng vết tích còn đầy ra đó.
Từ đó dễ hiểu rằng Tàu tất nhiên sẽ trả thù ta ở miền Bắc. Quả nhiên, đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, gặp Carter, huênh hoang báo sẽ cho “Việt nam Tiểu bá” một bài học, dám đi theo Đại bá (Liên xô) ăn hiếp nước nhỏ Cambốt, con nuôi của TQ.
Có người hỏi: ta có bị bất ngờ không.  Tôi nhớ lại, có thể nói vừa có, vừa không. Có, vì tình hình biên giới đã căng, rất căng từ giữa  năm 1978, khi TQ rút hết mọi chuyên gia, ngưng mọi viện trợ, căng thêm sau khi VN ký Hiệp ước hữu nghị tương trợ với Liên xô vào tháng 11. Cả tuyến biên giới đã báo động đỏ, việc đào hầm hố, công sự, huấn luyện, bổ sung quân số đạn dược được thúc đẩy khẩn trương. Nhưng vẫn bất ngờ, không biết ngày nào chúng khởi sự, và có dám khởi sự hay không vì VN đã gắn chặt với Nga Xô.
Cũng do đó mà hơn 2 quân đoàn bảo vệ miền Bắc vẫn được đưa vào chiến trường Cam bốt; biên giới phía Bắc chỉ có toàn là chủ lực các Quân Khu, lực lượng tham chiến những ngày đầu chủ yếu là bộ đội địa phương 6 tỉnh và 26 huyện biên giới, cùng với bộ đội biên phòng (có hơn 20 tiểu đoàn) và một mạng lưới dân quân khá rộng và dày. Đây là một nét khá đặc sắc, vì từ xa xưa dân miền núi vốn có nếp tự trang bị súng từ thô sơ đến hiện đại để chống thú rừng, săn thú ăn thịt, bảo vệ nương rẫy. Các Quân khu đã phát hàng vạn súng tốt rất rộng rãi cho dân quân các dân tộc Tày, Mường, Mèo, Thái… từ mấy tháng trước.
Ngày cuộc chiến nổ ra (17-2-1979), tôi đang ở Pnom Pênh, theo dõi sự kiện Đoàn cấp cao Việt nam sang dự lễ mừng chiến thắng, do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sáng hôm ấy sỹ quan Việt nam tập họp trong đại sảnh đại sứ quán Trung quốc cũ để nghe ông Đồng nói chuyện. Ông Đồng đang nói thì tôi thấy tướng Văn Tiến Dũng – bộ trưởng Quốc phòng, đưa lên một mảnh giấy, sau đó ông Đồng thông báo đêm qua TQ đã tiến công trên khắp tuyến biên giới 6 tỉnh. Trưa đó tôi nghe ông Đồng và ông Dũng bàn với nhau: không thay đổi chương trình, vẫn giữ đúng kế hoạch, đi thăm Battambang, XiêmRiep, sáng 20 về Hànội. Trong những ngày ấy, cứ cách từ 2 đến 3 giờ, lại có mật điện của tướng Lê Trọng Tấn và tướng Hoàng Văn Thái báo cáo về tình hình chiến đấu ở biên giới.
Giới báo chí có mặt ở Pnom Pênh náo nức hỏi đường về Sài gòn ngay để trở ra Hànội rồi lao lên biên giới săn tin. Hai bạn thân của tôi là anh Takano, phóng viên Acahata Nhật bản và phóng viên chụp ảnh Pháp Jean Claude Labbé nhanh nhẩu nhất. Thật đáng tiếc thương là Takano lên Lạng sơn chạm trán quân Tàu trưa ngày 27-2 và bị chúng bắn chết ngay gần cầu Lạng sơn. Anh luôn đeo kính cận, nói và viết tiếng Việt khá sõi, tốt nghiệp khoa Văn trường đại học tổng hợp Hànội.
Gặp tù binh Trung quốc ở sân vận động Thái nguyên. 2-3-1979, nhóm phóng viên báo QĐND chúng tôi lên Thái nguyên để gặp một số tù binh TQ. Trên đường lên Lạng sơn và Thái nguyên, từng đoàn dân quân, thanh niên, sinh viên của Hà nội, Hà đông, Sơn tây vai khoác balô cùng xẻng cuốc nô nức đổ lên phía Bắc đào và dựng phòng tuyến chặn bọn xâm lược tiến về thủ đô. Tuần trước đài Nam Ninh/Quảng Tây huênh hoang đe doạ và huênh hoang : Quân Giải Phóng quyết tiến công chớp nhoáng,”sáng sớm ở Lạng sơn, ăn cơm trưa tại Hànội”(!).
Sau hơn 10 ngày chiến đấu, ta đã bắt được hơn 100 trăm tù binh. Có những tên đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên đại đội, đảng viên cộng sản.
Hai ngày đêm ở Thái nguyên, tôi hỏi chuyện được hơn 60 tên tù binh đủ loại, phần lớn thuộc quân khu Quảng châu do tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy. Một số bị thương nhẹ, đã được phía ta chăm sóc.
Sân vận động Thái nguyên khá rộng, đủ chỗ cho hơn 80 tên ở trong hơn 20 phòng nhỏ, vốn là nơi tập luyện bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật, nơi hội họp, nghỉ ngơi của vân động viên, nay được ngăn lại.  Ở đây việc canh gác chúng được thuận lợi, chúng được tiêu chuẩn ăn như bộ đội ta, với bánh bao làm từ bột mỳ.
Chỉ hỏi chuyện mươi tên, có thể thấy ngay cái ngây ngô của chúng, không hiểu đánh Việt nam để làm gì, vì sao mà xuất quân. Chúng hiểu lơ mơ là Việt nam không tốt, không biết ơn Trung quốc; chúng mong chiến tranh kết thúc vì trên dặn : “đây chỉ là cuộc xuất quân hạn chế trong thời gian, trong không gian”.  Chúng chỉ chuẩn bị được có hơn 10 ngày là đi, hành quân xuống phương Nam, nghỉ chân 5 hôm là khởi sự.
Chúng sợ ngay từ khi nhập đất Việt vì phải dò mìn, vì lạ địa hình, không am hiểu gì ở phía trước. Chúng luôn bị bất ngờ, bị mìn, bị phục kích, bị bắn tỉa giữa rừng, khi dừng chân bên suối. Chúng hoang mang vì khi ở căn cứ chúng được giải thích sẽ có hàng trăm máy bay đủ loại mở đường, che chở, yểm trợ nhưng chẳng thấy một chiếc nào xuất hiện.
Một tên lái xe tăng loại trung bình Bát-Nhất bị lật nhào bởi mìn, chân phải bị gãy phải nẹp và đi nạng, than vãn là xe tăng không thích hợp với địa hình rừng, đường độc đạo, lắm khe suối, không triển khai được đội hình, thường chỉ đi hàng dọc, dễ làm mồi cho bazôka đáng sợ!
Khí hậu rừng nhiệt đới ẩm, mưa nhỏ đã làm nhão đất thành bùn, hầm hố khó đào cũng thành vấn đề khi chúng phải ngủ giữa rừng. Rồi việc ăn, ngủ, vệ sinh, tắm rửa trên đất địch, lạ lẫm, vắng lặng, đầy cạm bẫy thật không dẽ chịu chút nào.  Một hai tên bị bắn chết hay bị thương là thường mất luôn một tiểu đội, phải cáng về phía sau với 2, 3 tên áp tải.
Một viên đại đội phó than vãn, anh ta ra trận, mẹ đang ốm, vợ mới sanh con gái được 2 tháng, quê ở tận Tứ xuyên, từ quân khu Thành Đô xuống tăng cường cho quân khu Quảng Châu, không lòng dạ nào đi xa vào nơi nguy hiểm; luôn buồn bã, ỉu xìu, luôn mồm xin thuốc lá; kể lể mới vào trận có mươi hôm mà đứa nào cũng gầy xọm, sức yếu hẳn, nỗi lo sợ căng thẳng khôn nguôi, còn tăng thêm hằng ngày khi thấy “hoả lực các ông” tăng rõ, “chạm trán các ông” và bị pháo kích, phục kích nhiều hơn, quyết liệt hơn …Mỗi ngày qua là cảm thấy thêm không có ngày về. Anh ta còn kiêm chức bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản, cảm tình đảng,- khi bị bắt còn trong túi áo cuốn Mao tuyển nhỏ bìa nylon đỏ chót. Anh ta không hề dở Mao tuyển ra, cũng không sinh hoạt chi đoàn, vì không biết nói gì với quân lính.
Thật rõ ràng, trong cuộc tấn công xâm lược này, thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều bất lợi cho quân Tàu.
Cũng không ngờ, Quân Giải phóng Tàu trình độ văn hoá rất tệ, trong 60 tên tôi gặp, không có một người nào tốt nghiệp trung học, không một người nào biết Bắc kinh ra sao, chữ Hán tất cả đều nguệc ngoạc như gà bới, chỉ có 3 người võ vẽ biết tiếng Anh kiểu vỡ lòng, đọc vài chữ tiếng Anh theo giọng Hồ Nam, kể cả viên đại đội phó và trung đội trưởng lái xe tăng. Quân giải phóng hiện đại hoá năm 1979 mà chậm tiến như vậy đó.
Tận cùng man rợ :
Chúng tôi lên Lạng Sơn ngày 8-3 khi được tin Bắc kinh vừa ra lệnh rút quân gấp. Cầu gãy. Sông Kỳ Cùng thuyền đồng bào đã nối nhau trở về cặp bến. Khói còn bốc lên từ nhiều đám cháy, lửa vừa được dập tắt; nhà ga đổ nát, tường sập từng mảng. Đường sắt đứt từng đoạn, cong queo. Chúng phá bằng mìn loại cực mạnh. 60 toa tầu và 2 đầu máy cũ tan tành. Các cơ quan hành chính đều bị phá sập. Giây điện bị cắt nát. Cửa hàng mậu dịch bị đốt cháy, cho đến trường trung học, vườn trẻ bên cơ quan hội phụ nữ, nhà mẫu giáo đều đổ nát không thể ở được. Chúng đốt cháy gần hết thư viện lớn.
Những đồng bào đầu tiên trở về nhà đều buồn rầu đau xót trước cảnh tang thương đổ nát. Xưởng dệt thủ công thổ cẩm đặc sản Lạng sơn bị chúng phá sạch banh, không còn một chiếc máy nguyên vẹn; xí nghiệp khâu cũng vậy. Một kiểu phá hoại triệt để, có hệ thống theo nghiêm lệnh, để triệt đường sinh hoạt lâu dài của người dân. Những chiếc thuyền gỗ bị đâm thủng, ván bị xẻ ra từng mảng nằm dọc bờ sông với lưới lớn nát bấy như bị băm nhỏ.
Vào nhà dân khá giả gần khu chợ, tủ lim, bộ ghế salông cổ mặt đá bị đập nát, gương vỡ tan, mâm đồng bị đâm thủng, nồi to nồi bé bằng đồng, nhôm, sành, đất không còn một chiếc nào còn dùng được; cho đến chiếc xe nôi cho em bé cũng bị chặt gục xuống bên cống.
Không thể nào tưởng tượng một đội quân chính quy của một đảng cộng sản lớn, tự nhận là “vĩ đại”lại có thể hành xử tàn bạo, độc ác, mang bản chất phá hoại phi nhân đến vậy.  Quân Tàu Tưởng, quân phát xít Nhật, quân thực dân Pháp đều qua đây, nay là quân Trung Cộng; và kỷ lục về giết dân thường, về tàn phá tràn lan, triệt để, thâm hiểm là thuộc về bọn lính Trung Cộng này đây.
Những điều được trông thấy đã đủ để kinh hoàng. Còn những nơi tôi không được thấy, được ống kính xưởng phim quân đội ghi lại còn khủng khiếp gấp vạn lần. Đó là ở Bát Xát Lào Cai, một bà người Mông bị cả một tiểu đội 9 tên đưa vào hang đá thay nhau hãm hiếp rồi đâm chết trước mặt con trai bà bị trói chặt ở gốc cây khế ngoài cửa hang. Anh giả chết khi chúng bắn vào vai anh trước khi cùng nhau tháo chạy, anh vừa khóc vừa kể. Ở thôn Tông, huyện Hoà An Cao bằng, chúng bị phục kích chết hơn chục tên, chúng uống rượu rồi tàn sát bằng dao, báng súng cả một xóm 43 người, có 21 phụ nữ và 20 em nhỏ, trong số phụ nữ có 7 người mang thai. Gần đó  chúng giết người rồi ném 5 xác xuống giếng.
Bộ mặt thú vật ấy của cái gọi là Quân giải phóng Trung Hoa làm sao có thể rửa sạch, phải được lưu truyền trong lịch sử loài người. Sao có thể cấm bà con ta ở 6 tỉnh biên giới không được tưởng niệm người thân đã oan khuất và cấm gia đình nạn nhân và đồng bào nguyền rủa quân sát nhân khốn nạn cùng quan thầy của bọn chúng!
Một mũi tên xuyên 5 con chim “
Sau 30 năm, nhìn lại cuộc chiến Việt – Trung vùng biên giới, với những tư liệu từ mọi phía được thu thập, có thể thấy Đặng Tiểu Bình thật thâm hiểm đến tột đỉnh.
Nói thật gọn, đây là một viên đạn nhằm bắn xuyên đến 5 con chim. 5 mục tiêu chiến lược ấy là :
- phạt Việt, khoe Mỹ, đe Xô,  cứu Pôt, – và cuối cùng là nhằm hiện đại hoá 3 quân – Hải,  Lục , Không quân Trung quốc.
- phạt Việt : đòn trừng phạt không doạ nổi dân ta, chúng bị trừng phạt nặng;  Bắc kinh thú nhận – dưới xa sự thật, chết 6 ngàn tên, bị thương 21 ngàn, cộng là 27.000 thương vong trong số 23 vạn tên nhập Việt . Ngay phía sau là 22 vạn tên hỗ trợ, hậu cần và dự bị trên đất Tàu. Các quân đoàn chủ lực VN chưa vào trận, số lớn còn  ở Cambốt. Nhóm lãnh đạo CS khiếp sợ và bị kẻ thù khuất phục cho đến nay vẫn còn sởn.
- khoe Mỹ : Đặng gặp Carter tháng 1-1979, báo trước sẽ đánh VN, Carter ngầm tán thành, thực tế là khuyến khích, ủng hộ bằng giữ bao vây, phong toả, cô lập VN; để bọn Pốt ở Liên Hợp Quốc.
-đe Xô: Liên Xô bất động, tuy có Hiệp ước đồng minh tương trợ Xô – Việt tháng 11- 1978.
-cứu Pốt : Đặng đã tạm cứu được bọn Khme Đỏ trong hơn 10 năm. Sau khi rút quân khỏi phía Bắc, Đặng tập trung sức vào yểm trợ bọn Pốt ở biên giới Thái lan – Cambốt, dùng cả giải đất Đông Nam Thái lan thành đất thánh cho quân Pốt, vận chuyển hàng triệu tấn vũ khí, trang bị, bom mìn, quân trang quân dụng, mở 12 doanh trại tuyển quân, luyện quân, 2 trường đào tạo sỹ quan, gài cố vấn Tàu vào 21 sư đoàn khơme đỏ (nâng từ 16 sư năm1978), chúng càng đánh càng đông, mạnh, thiện chiến hơn, làm cho quân VN sa lầy, hao quân (chết hơn 50 ngàn, bị thương hơn 20 vạn/ 10 năm), cuối cùng phải rút hết.
- hiện đại hoá 3 quân ( đặc biệt là tên lửa tầm trung và tầm xa, tàu ngầm nguyên tử, máy tính hoá quân đội). Chính việc kỷ luật, cảnh cáo tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy cánh trái tập đoàn quân nhập Việt vì để thương vong quá cao, và vị tướng này kiểm điểm nêu hết nhược điểm lạc hậu, cổ lỗ, vũ khí quá cũ ( không dám dùng không quân, tên lửa lạc hậu 2 thế hệ, lệnh xung phong cho bộ binh bằng kèn(!) , 500 lính chết oan vì lựu đạn điếc, nổ sớm, súng cối vỡ nòng, đi lạc trong rừng, tự sát …Giữa năm 1979 Đặng phác hoạ chương trình hiện đại hoá quân đội gấp, tăng gấp 3 ngân sách quốc phòng, luôn lấy thất bại ở VN làm nỗi nhục dân tộc nước lớn…Chương trình táo tợn ấy nêu rõ cả đóng Hàng không mẫu hạm, một số tàu ngầm nguyên tử, một loạt tên lửa thế hệ mới, cơ giới hoá hàng quân đoàn hoàn chỉnh, bao gồm cả chinh phục vũ trụ với hàng loạt vệ tinh mới.
Theo di huấn của Đặng, Giang Trạch Dân, rồi đến  Hồ Cẩm Đào hiện nay đều đặt ưu tiên cho hiện đại hoá quốc phòng, được phát động mạnh mẽ sau nỗi “nhục”  2 tuần lễ 1 tập đoàn quân chính quy bị giáng trả bởi những lực lượng địa phương trên đất Việt, đúng 30 năm trước.
.

Bùi Tín  4-3-2009.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-156445/

CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979





BTV: 33 năm trước, vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Cuộc chiến khốc liệt này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người lính Việt Nam, đã xả thân bảo vệ Tổ Quốc, cũng như của rất nhiều thường dân vô tội ở biên giới phía Bắc. Hôm nay, xin quý độc giả hãy giành những giây phút tưởng niệm, để nhớ đến những người lính Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, hy sinh thân mình bảo vệ mảnh đất thân yêu mà chúng ta đang sống hôm nay. Cũng  không quên những người dân vô tội sống dọc các tỉnh biên giới, đã bị Trung Quốc giết hại 33 năm trước.
Liên quan đến cuộc chiến này, chúng tôi xin giới thiệu 2 tài liệu để độc giả tham khảo: Một tài liệu nói về con số thương vong của hai phía Việt – Trung và một tài liệu khác, nói về vai trò của Liên Xô liên quan đến cuộc chiến này. Đây là 2 tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra, nên những từ ngữ sử dụng trong bài, xin được giữ nguyên văn.

ĐẠI GIẢI MẬT CON SỐ THƯƠNG VONG CỦA HAI BÊN TRONG CHIẾN TRANH TRUNG-VIỆT NĂM 1979

Vạn Lý Hải Cương
Người dịch: Quốc Thanh
27-9-2009
Ẩn số về thương vong của hai bên trong Chiến tranh Trung-Việt năm 1979
Về con số thương vong của hai bên Trung-Việt trong “Trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam” năm 1979, báo Lao Động của Việt Nam hồi năm đó nói, đã tiêu diệt hơn 3 vạn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; báo Giải Phóng quân của ta cho biết, quân ta thương vong 4.000 người, tiêu diệt 70.000 quân địch.
Theo ghi chép trong hồ sơ mật về trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 đã được giải mật từ lâu: con số thương vong của quân ta là hơn 27.000 người, trong đó, số sĩ quan binh lính chết trận là hơn 6.000, binh lính bị thương là hơn 21.000 người.
Trong thời kỳ đầu của trận chiến, tỉ lệ thương vong bên quân ta quả thực khá cao, cá biệt có những đại đội thậm chí còn bị thương tới 90%. Thường bộ đội thuộc những đại đội mũi nhọn, khi rút về nước sau cùng, chỉ còn lại có mười mấy người, một tiểu đội còn lại chưa đến một hai người. Về mặt này, có nguyên nhân là do sự phòng ngự kiên cố của Việt Nam, đồng thời cũng có cả nhân tố tham chiến thời kỳ đầu, các chỉ huy bên quân ta còn thiếu kinh nghiệm đánh trận thật. Sau khi đã thích ứng tạm thời, chỉ huy bên quân ta đã nhanh chóng điều chỉnh lại được trạng thái bình thường.   
Cao điểm 315 ở Đông Khê, Việt Nam, vào năm ấy (BTV: Tác giả nhắc lại trận đánh năm 1969 giữa Bắc Việt với Hoa Kỳ), quân Mỹ huy động binh lực hơn 30 máy bay ném bom và 2 trung đoàn, sau khi bao vây suốt một tuần mới miễn cưỡng buông tay. Đã phải trả giá bằng thương vong hơn 300 người, phần thu được chỉ là hơn 20 thi thể người Việt Nam [Bộ phim Mỹ “Đồi Thịt Băm” - Hamburger Hill - đã được dựng dựa theo trận đánh này]. Cũng ở Cao điểm 315 này, bộ đội phản kích tuyến phía đông của quân ta chỉ với binh lực 2 đại đội, chiến đấu trong 3 giờ, mà đã chiến thắng.   
Khi phòng ngự với quân Mỹ, Việt Nam thường áp dụng chiến tranh địa đạo để làm tiêu hao sức chiến đấu của bọn Mỹ. Nhưng chiến tranh địa đạo lại là do Trung Quốc phát minh, truyền lại cho Việt Nam, bây giờ mà lại dùng nó để ứng phó với Trung Quốc thì tất sẽ phản tác dụng. Trong các trận chiến ở Lào Cai, quân ta đã dùng hơi độc để làm chết ngạt người Việt Nam dưới địa đạo, về sau khi trao đổi tù binh với Việt Nam, được biết đường địa đạo này đã chôn vùi hơn 200 quân nhân và hơn 1.000 thường dân. Chiến tranh thật tàn khốc, anh không giết nó thì nó cũng giết anh, huống chi Việt Nam khi ấy quân với dân là một.  
Thương vong chủ yếu phía quân ta là, trong các trận đánh thọc sườn của tập đoàn quân tuyến phía đông, khi Đặng Tiểu Bình có ý định giải quyết trận chiến trong vòng mươi ngày nửa tháng, Tư lệnh Hứa Thế Hữu nóng lòng muốn cho xong, nên đã có chút khinh thường địch. Khi còn chưa thám sát tường tận địa hình, đã hạ lệnh đánh thọc vào, dẫn đến nhiều con đường đánh thọc sườn của quân ta gặp phải sự phục kích, với binh lực vượt trội của Việt Nam, thương vong rất nặng nề, thậm chí còn xuất hiện cả tình huống bị quân địch bắt sống nguyên cả đại đội. Tiến độ chiến đấu chậm chạp, về sau bộ đội thiết giáp của ta đã tìm cách thoát hiểm, liều chết vượt qua núi Phục Sơn cao tới 1.500 m so với mực nước biển, thọc một mũi dao vào sau lưng quân Việt, thì mới xoay chuyển được thế cục bất lợi. Nhưng bộ đội thiết giáp cũng đã bị thương tổn nặng nề, một lượng lớn xe tăng bị rơi xuống từ trên núi cao. Ngoài ra, còn có rất nhiều lính bộ binh ngồi trên xe tăng để chống rung lắc, đã tự trói mình ở trên đó, làm thành những tấm bia sống cho quân Việt Nam.
Sau khi đánh tới Lạng Sơn, do điện lệnh của Trung ương, thời gian tấn công đã phải lui lại 2 ngày, khiến cho quân Việt Nam nhân đó hoàn thành được việc bố trí phòng ngự đối với Lạng Sơn, lại còn tạo nên sự thương vong không đáng có của quân ta trong trận tấn công Lạng Sơn sau đó. Mặc dù vậy, bộ đội tuyến phía đông vẫn đem lại cho quân Việt những tổn thất nặng nề hơn. Chiến dịch Lạng Sơn đã vây diệt 13 sư đoàn át chủ bài của Việt Nam, đã tiêu diệt 24.000 quân chính quy Việt Nam, là chiến quả lớn nhất trong trận chiến phản kích tự vệ này.   
Nếu so sánh về mặt chiến quả, thì chiến tích của tập đoàn quân tuyến phía đông mạnh hơn tuyến phía tây; nếu so sánh về mặt con số thương vong thì tập đoàn quân tuyến phía đông lại lớn hơn tuyến phía tây rất nhiều. Nếu làm một phép so sánh, thì Dương Đắc Chí ở tuyến phía tây tỏ ra thận trọng hơn nhiều, mấy lần trì hoãn thời gian tổng công kích, cố gắng chuẩn bị mọi phương diện sao cho không để có gì sơ xuất, khi tấn công đã áp dụng phương pháp ẩn tiến, tích thắng nhỏ thành thắng lớn, nên đã giảm thiểu được thương vong cho bộ đội một cách có hiệu quả. Nhưng đồng thời cũng bởi quá thận trọng nên đã đánh mất cơ hội tiêu diệt sư đoàn 316 của quân địch, khiến nó chuồn khỏi giữa 2 sư đoàn của quân ta. Sau trận chiến, Thượng tướng Dương Đắc Chí được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng, còn Thượng tướng Hứa Thế Hữu kể từ đó đã “thề nguyền” không về Bắc Kinh. Đó là lời cuối của ông.     
Nếu so sánh về mặt trang bị súng ống, thì giữa quân ta với quân địch chênh lệch nhau chẳng bao nhiêu, bởi vì súng ống của Việt Nam chủ yếu là do Trung Quốc viện trợ, công nghiệp quân sự cũng do Trung Quốc viện trợ thành lập. Thời Đại Cách mạng Văn hóa, theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế, nước ta luôn viện trợ cho Việt Nam các trang thiết bị tiên tiến nhất.
Sự chênh lệch lớn nhất giữa Việt Nam với quân ta là hỏa pháo, lục quân Trung Quốc học ở Liên Xô, hết sức coi trọng việc xây dựng đội ngũ pháo binh, hỏa lực pháo binh của chúng ta ngang ngửa với Liên Xô, mạnh hơn nhiều so với NATO và các nước trong Khối Warsaw. Trước khi tấn công vào trận địa Việt Nam, quân ta đều áp dụng biện pháp pháo kích kiểu rải thảm, hỏa lực mạnh gần như xới tung trận địa quân địch. Điểm mà quân ta mạnh hơn quân Mỹ ở chỗ, hỏa pháo cỡ vừa và nhỏ của quân ta có rất nhiều chủng loại, hết sức linh hoạt khi đánh trận thật, quả là phù hợp khi phải đối phó với trận địa phòng ngự cắm chốt ở khắp nơi của Việt Nam. Trong suốt thời gian diễn ra trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam, hỏa pháo Việt Nam luôn bị quân ta chế ngự, không thể nào chống trả nổi quân ta. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho phòng tuyến phía bắc của quân Việt Nam bị tan vỡ nhanh chóng. Phía bắc Việt Nam có rất nhiều rừng núi, sau khi bị quân ta pháo kích, đã biến thành đồi trọc, hơn 20 năm sau vẫn không mọc được cây, đủ để thấy hỏa pháo của quân ta năm ấy mạnh đến nhường nào.
Một sự chênh lệch quan trọng khác giữa hai bên chính là bộ đội thiết giáp. Khi đó,Việt Nam tuy có một lượng lớn xe tăng Mỹ, nhưng thực lực tổng thể bộ đội thiết giáp của họ lại yếu hơn Trung Quốc. Trong trận chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979, quân ta tổng cộng huy động hơn 700 xe, còn Việt Nam chỉ có một số ít bộ đội át chủ bài thuộc sư đoàn 316A và sư đoàn 13 là có thể chống trả lại được với xe tăng của quân ta, kết quả đều bị quân ta đánh trọng thương, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn. Ở thời kỳ đầu của trận chiến, Việt Nam nhờ vào địa hình rừng núi phức tạp, đã khiến cho bộ đội thiết giáp của ta bị tổn thất đôi chút, nhưng lại chưa bị sứt mẻ gì đến gân cốt. Kỳ tích bộ đội thiết giáp vượt qua núi Phục Sơn đã làm xoay chuyển chiến cục toàn bộ tuyến phía đông. Trận tấn công Lạng Sơn, quân ta dùng bộ đội thiết giáp mở đường, chỉ 24 giờ đã khống chế được toàn bộ Lạng Sơn. Sau khi tấn công Lạng Sơn, ở phía nam đều là đồng bằng, Hà Nội đã phòng thủ rất yếu, bộ đội thiết giáp của quân ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào.
Mới đầu, có nhiều người trong nước cho rằng, Việt Nam chỉ đưa vào một đội quân tạp nham và du kích. Thực ra, Việt Nam đã cho xuất vốn, trong số 4 sư đoàn át chủ bài được Liên Xô trang bị của họ (sư đoàn 316A, sư đoàn 8, sư đoàn 13, sư đoàn 27) có 3 sư đoàn được đưa ra tác chiến với quân ta, kết quả 1 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 2 sư đoàn bỏ trận vì bị tổn thất nặng. Theo tin tình báo quân ta có được, từ trước trận chiến, bộ đội phòng ngự ở vùng Bắc Việt có 15 vạn. Trận chiến vừa mở màn, chỉ riêng bộ đội chính quy Việt Nam thuộc biên chế giao tranh với quân ta đã có tới hơn 10 vạn, trong quá trình chiến đấu còn liên tục tăng quân ra tiền tuyến. Khi bộ đội tuyến phía tây của quân ta sắp tiến đến sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Tổng Bí thư Lê Duẩn của Việt Nam còn cho tăng viện thêm 2 sư đoàn phòng thủ Hà Nội đang giấu kỹ trong két, kết quả cũng là thả dê vào miệng hổ, một đi không trở về. Với Việt Nam, mỗi người dân là một chiến binh, trong trận chiến này, số lượng quân chính quy lần lượt tung vào vượt xa con số 20 vạn quân của quân ta.
Trái lại, số quân bên ta được tung vào trận chiến này thua xa Việt Nam, đối sánh lực lượng nghiêng về Việt Nam, chúng ta vừa không tổng động viên toàn quốc, lại cũng không điều động bộ đội át chủ bài tinh nhuệ nhất, mà chủ yếu là bộ đội biên phòng của vùng Quảng Tây và Vân Nam, có bổ sung thêm bộ phận tác chiến cốt cán của các quân khu khác, tổng số không quá 20 vạn, mà số quân thường trực của ta khi ấy là 450 vạn.
Khi rút quân, quả thực quân ta có tổn thất ít nhiều, theo hồi ức của một lão chiến binh tham chiến, cả tiểu đội 10 người của họ, 5 người đã hy sinh trước lúc khai chiến 3 ngày, 2 người hy sinh trên đường về nước, về đến nơi chỉ còn lại có 3 người. Trong 2 chiến sĩ hy sinh trên đường về nước, 1 người bị phụ nữ Việt Nam bắn tỉa chết. Còn quân ta bị thương vong khi rút quân chủ yếu do sự quấy rối của quân du kích Việt Nam, nông dân Việt Nam đã chôn mìn và bẫy trên rất nhiều con đường chính, dẫn đến sự thương vong nhất định cho quân ta.
Về con số thương vong của quân Việt Nam, phía Việt Nam vẫn luôn mập mờ. Theo ghi chép từ hồ sơ mật về Trận Phản kích Tự vệ với Việt Nam đã được giải mật: Ta tiêu diệt gần 6 vạn quân địch, trong đó hơn 42.000 đã chết và hơn 10.000 người bị thương, hơn 2.000 người bắt làm tù binh. Con số này chủ yếu là kết quả sau những cuộc giao tranh giữa quân ta với quân chính quy Việt Nam, bao gồm tiêu diệt gọn sư đoàn 6, sư đoàn 13, sư đoàn 25, tiêu diệt gọn cả 13 trung đoàn thuộc “Trung đoàn anh hùng”, gây tổn thất nặng cho nhiều nhánh quân thuộc sư đoàn 316A của Việt Nam, con số thương vong của dân binh và bộ đội công an địa phương chưa được tính vào đây. Còn theo số liệu do báo Lao Động của Việt Nam công bố, dân thường bị tổn thất 5 vạn người, từ đó có thể suy ra được con số thương vong của Việt Nam trong trận chiến năm 1979 có lẽ là trên 10 vạn người.
Trận phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979 là niềm vinh quang của quân ta, là niềm tự hào của dân tộc. Nó cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không hổ thẹn với danh hiệu “Trường thành gang thép”.

Nguồn: China.com