Cái gốc


Cái gốc 






NGUYỄN DUY









Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.

Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?

Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!




                                                                               
(Những ngày đau trong bệnh viện, tháng 4.2017)


                                                                                                      _________________________


                                                                                       (*) Lật thuyền mới biết dân là nước 
                                                                    (Quan hải, Nguyễn Trãi)



CÁCH PHÁ HOẠI KINH TẾ KHỦNG KHIẾP NHẤT CỦA NHÀ THẦU TRUNG QUỐC



LÀM CHẬM TIẾN ĐỘ - CÁCH PHÁ HOẠI KINH TẾ KHỦNG KHIẾP NHẤT CỦA NHÀ THẦU TRUNG QUỐC





Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.


BIẾN KỲ VỌNG THÀNH THẤT VỌNG


Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thoả thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).


"Đây là lần đầu tiên mà WB tài trợ cho việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ký kết hôm nay sẽ cung cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thành phố có tiềm năng phát triển và góp phần hỗ trợ thực hiện các cải cách của Việt Nam", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khi đó phát biểu tại lễ ký kết.










Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng của người dân và chính phủ Việt Nam cũng như những nhà đầu tư quốc tế.


Theo AmCham Vietnam thì số tiền của các khoản tín dụng trên được sử dụng để tài trợ cho Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với giá trị là 613,5 triệu USD, tài trợ cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị với giá trị là 210 triệu USD và khoản tín dụng dành cho Dự án Hỗ trợ giảm đói nghèo với giá trị là 150 triệu USD.


Trong số các gói tín dụng đó thì Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng, được đánh giá là sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ năng lực cần thiết cho sự tăng trưởng của khu vực Trung Bộ trong tương lai, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế thông qua hội nhập khu vực.


Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được giao làm chủ đầu tư của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ngày 19.5.2013 Dự án đã được khởi công và dự kiến 65km đầu tiên được thông xe vào cuối năm 2016, đến năm 2018 sẽ thông xe toàn tuyến.


Vậy nhưng, ngày 23.7.2016, VEC cho biết đã phát hiện những gian dối trong sử dụng vật liệu nền đường tại gói thầu A3 có giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, thuộc Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (DA ĐNQN). VEC đã buộc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc phải lập tức dừng thi công tại những vị trí trên, cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn.


Rồi ngày 1.3.2017 tại hạng mục cầu VD09A km 107+307, tư vấn giám sát (TVGS) hiện trường đã phát hiện bãi tập kết vật liệu thép để thi công cầu VD09A của nhà thầu Giang Tô không đảm bảo kỹ thuật, quá sát mặt đất, một số thanh sắt chạm đất.


Ngày 22.3.2017, tại hạng mục cầu VD09C, TVGS kiểm tra khoan cọc nhồi cầu VD09C đã phát hiện không có phụ gia bentonite tại hiện trường. Nhà thầu không có tài liệu chứng minh dung dịch khoan hiện tại đúng yêu cầu thi công được duyệt.




Gói thầu A3 do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã liên tiếp có những sai phạm





Do đó, TVGS đã yêu cầu nhà thầu Giang Tô dừng thi công công tác khoan cọc cho đến khi bổ sung đầy đủ nguồn bentonite và các tài liệu đảm bảo cho vật liệu sử dụng làm dung dịch để khoan tạo lỗ cọc.


Vậy là bao nhiêu kỳ vọng về dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, một công trình trọng điểm, nay đã dần trở thành nỗi thất vọng gắn liền với những sai phạm liên tiếp của nhà thầu Trung Quốc tại gói thầu A3.


NHỮNG THIỆT HẠI TỪ VIỆC CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA NHÀ THẦU TRUNG QUỐC


Ngày 17.4.2017, trong công văn gửi ông Gordon A. Edwards, Giám đốc, tư vấn giám sát CS1 gói thầu A3, do ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban QLDA ĐNQN ký, có nội dung yêu cầu nhà thầu Giang Tô thay thế Giám đốc dự án gói thầu A3 là ông Sun Taiping, trước ngày 1.5.2017.


Đặc biệt, trong công văn này, VEC cho biết tư vấn giám sát sẽ xem xét thiệt hại với chủ đầu tư do việc chậm tiến độ của gói thầu A3 và thông báo cho nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.


Thoạt nghe có thể nhiều người cũng cảm thấy an lòng vì nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã bị phát hiện, xử phạt và nhất là bị xem xét phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra, song phân tích kỹ thì lại thấy “buồn nhiều hơn vui”.


Bởi lẽ, nhà thầu Trung Quốc không thể bồi thường được những thiệt hại do họ gây ra, mà việc phạt theo hợp đồng chỉ mang tính chiếu lệ. Xin phép đưa ra bài toán kinh tế để chứng minh cho nhận định đó.



Cả dự án có thể bị ảnh hưởng bởi một gói thầu A3 mà nhà thầu Trung Quốc sai phạm liên tục khiến bị chậm tiến độ


Có thể thấy, thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc làm chậm trễ công trình sẽ bao gồm hai phần: phần tính toán được bằng số liệu và phần chưa thể tính được bằng số liệu (đặt trường hợp nhà thầu chấp nhận khắc phục và khắc phục được lỗi).


THỨ NHẤT, phần thiệt hại tính toán được bằng số liệu - đó là thiệt hại về tài chính:


Theo tài liệu của VEC, tổng vốn đầu tư của DA ĐNQN khoảng 28.000 tỉ VND, trong đó WB tài trợ 613,5 triệu USD, tương đương khoảng 13.300 tỉ VND. Vì là vốn vay dạng IDA nên lãi vay của khoản vốn này là 0%.


Vốn đối ứng của Việt Nam là 28.000 tỉ - 13.300 tỉ = 14.700 tỉ VND. Dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ (TPCP), lãi suất khoảng 7%/năm.


Như vậy, tổng vốn đầu tư cho DA ĐNQN sẽ phải chịu lãi suất vay là:


R = (13.300 tỉ x 0% + 14.700 tỉ x 7%)/28.000 tỉ x 100 = 3,765%


Do đó:


Lãi vay 1 năm của DA ĐNQN là: RA3yC = 28.000 tỉ x 3,765% = 1.029 tỉ


Lãi vay 1 tháng của DA ĐNQN là: RA3mC = 1.029 tỉ / 12 = 85,75 tỉ


Lãi vay 1 ngày của DA ĐNQN là: RA3dC = 85,75 tỉ /30 = 2,858 tỉ


Gói thầu A3 có tổng giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, vậy:


Lãi vay 1 năm cho gói A3 là: RA3y = 1.360 tỉ x 3,765% = 49,98 tỉ


Lãi vay 1 tháng cho gói A3 là: RA3m = 49,98 tỉ /12 = 4,165 tỉ


Lãi vay 1 ngày cho gói A3 là: RA3d = 4,165 tỉ/30 = 0,1388 tỉ


Nếu chậm tiến độ một ngày thì gói thầu A3 sẽ làm thiệt hại riêng về lãi vay cho vốn đầu tư của gói thầu này là RA3d = 138,8 triệu VND, song thực ra nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả dự án, nghĩa là thiệt hại thực tế là RA3dC = 2,858 tỉ VND.


Đặt trường hợp nhà thầu Trung Quốc chấp nhận bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ, chắc chắn con số bồi thường chỉ được tính toán xoay quanh khoản thiệt hại là 138,8 triệu VND/ngày, chứ không phải là 2,858 tỉ VND/ngày, nghĩa là rất nhỏ so với thiệt hại thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện gói thầu A3 của DA ĐNQN.


THỨ HAI, phần thiệt hại chưa thể tính toán bằng số liệu - như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và cả nước. Và phần thiệt hại này chắc chắn sẽ không thua gì thiệt hại đã tính toán được, như về lãi vay của vốn đầu tư.


Cùng với những thiệt hại về kinh tế - tài chính, việc chậm tiến độ, nhất là với những công trình trọng điểm, còn gây ra rất nhiều hệ luỵ cho kinh tế - xã hội tại khu vực được hưởng lợi nhờ dự án.


Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất mà những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.


Hiện nay, có tới hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện những gói thầu của họ trên đất nước Việt Nam và phần lớn bị chậm tiến độ. Qua bài toán kinh tế trong tính toán thiệt hại do chậm tiến độ trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, có thể thấy thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc gây ra cho kinh tế Việt nam khủng khiếp như thế nào.


Trước việc nhà thầu Trung Quốc lại liên tục mắc sai phạm, điều đó khiến giới phân tích cho rằng dường như đó là những sai phạm có tính toán. Vì vậy có thể nhận diện đây là một cách phá hoại kinh tế của nhà thầu Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là việc mắc lỗi trên công trường.


NGỌC VIỆT
....../.


LỰA CHỌN MÔ HÌNH


NHẤT THỂ HÓA: PHÂN TÍCH ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
https://www.facebook.com/nguyensidzung/posts/1243716619060561




Nếu nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, thì lựa chọn mô hình để nhất thể hóa là điều đầu tiên quan trọng nhất chúng ta phải làm.
Bởi vì rằng, nếu chúng ta lựa chọn mô hình THỦ TƯỚNG CHẾ thì người đứng đầu Đảng sẽ phải làm thủ tướng như ở Anh, ở Nhật… Nếu chúng ta lựa chọn mô hình TỔNG THỐNG CHẾ thì người đứng đầu Đảng phải làm tổng thống như ở Mỹ, ở In-đô-nê-xia…

Mô hình thủ tướng chế còn được gọi là mô hình đại nghị gồm cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị (quân chủ ở đây là quân chủ lập hiến). Nhiều người còn gọi mô hình này là mô hình Westminster theo tên của địa điểm nơi Chính phủ và Nghị viện Anh đặt trụ sở. Trong mô hình đại nghị, đảng nào thắng cử và có đa số trong quốc hội, thì đảng đó đứng ra thành lập chính phủ. Nghĩa là, đảng thắng cử vừa nắm cả quyền lập pháp và cả quyền hành pháp ở trong tay. Chính vì vậy, không có sự phân lập hay kiểm soát lẫn nhau rõ ràng giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong mô hình đại nghị.
Thực tế là trong mô hình này, quyền lập pháp và quyền hành pháp hòa lẫn (fusion) vào nhau.
Đây là mô hình rất cần được cân nhắc khi tiến hành nhất thể hóa vì các lý do sau đây.
Một là, mô hình đại nghị đã mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho nhiều nước nhất trên thế giới. Chúng ta có thể kể ra đây các nước như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Đức, Thụy Điển, Đan mạch, Nhật bản, Singapore… (Nên chú ý là nhiều nước còn gọi đây là mô hình dân chủ đại diện).
Hai là, cách thức tổ chức hệ thống của chúng ta đang có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình này.
Có thể kể ra đây một số điểm tương đồng như: Đảng có đa số trong Quốc hội nên Đảng lựa chọn nhân sự cho Chính phủ và thực chất là thành lập Chính phủ; Đảng nắm cả quyền lập pháp và quyền hành pháp; Chính phủ hình thành trên cơ sở Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội…

Mô hình tổng thống chế còn được gọi là mô hình cộng hòa tổng thống. Trong mô hình này, chính phủ không hình thành trên cơ sở của quốc hội và cũng không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Người dân bầu trực tiếp ra tổng thống và trao quyền hành pháp cho tổng thống. Người dân cũng trực tiếp bầu ra quốc hội và trao quyền lập pháp cho quốc hội. Nhiều người gọi đây là mô hình phân quyền cứng vì không có sự hòa lẫn giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là trong mô hình này nguyên tắc cơ bản vẫn không hoàn toàn là tam quyền phân lập, mà là cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền.
Ví dụ Quốc hội thông qua luật thì tổng thống có quyền phủ quyết luật và tòa án có quyền phán xử về tính hợp hiến của luật. Mô hình cộng hòa tổng thống chỉ nên được coi là một mô hình được nêu ra để tham khảo.
Lý do là vì ngoài nước Mỹ ra, mô hình này gần như đã không đưa lại được sự thịnh vượng và phát triển vượt bậc cho bất kỳ một nước nào khác.

Sự kết hợp giữ mô hình đại nghị và mô hình tổng thống đã cho ra đời một mô hình thiết kế hệ thống thứ ba được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Đó là mô hình tổng thống lưỡng tính.
Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chính phủ vừa có cả tổng thống và vừa có cả thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo những tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Tuy nhiên, quyền hoạch định những chính sách lớn và quyền về quốc phòng, anh ninh và ngoại giao thường thuộc về tổng thống. Trong mô hình này, tổng thống thường có vị thế độc lập với quốc hội, nhưng thủ tướng và nội các của thủ tướng lại phải chịu trách nhiệm trước quốc hội.
Đây là mô hình mà Liên bang Nga và đa số các nước cộng hòa xô viết trước đây đã lựa chọn trong quá trình chuyển đổi.
Đối với chúng ta, đây cũng là mô hình rất cần tham khảo vì những lý do sau đây.
Một là, đây là mô hình duy nhất mà lịch sự hiện đại của thế giới đã ghi nhận là đưa được Hàn Quốc và Đài Loan từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất. Không có một mô hình thể chế nào khác nữa làm được điều này, ngoại trừ trường hợp mô hình đại nghị đối với Singapore. Tuy nhiên, Singapore thực chất là một thành phố vì quốc gia này rất nhỏ bé.
Hai là, thực chất chúng ta đã từng có mô hình tổng thống lưỡng tính theo Hiến pháp năm 1946. Trong nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời đó chúng ta đã từng có Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều nắm quyền hành pháp.

Như vậy, thực chất là có hai mô hình chúng ta có thể lựa chọn để nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước. Đó là mô hình đại nghị và mô hình tổng thống lưỡng tính.
Vấn đề là trong hai mô hình đó mô hình nào sẽ phù hợp nhất cho chúng ta. Lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào ban lãnh đạo của đất nước. Chẳng ai trên thế giới này có thể lựa chọn thay cho chúng ta được.




..../.