Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi


Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi


***

Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược.


Ngày tế, lễ với công dân nhiều quốc gia có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… diễn ra thật thanh bình và giản dị. Vào lúc giao thừa, người Đài Loan, Nhật Bản cùng nhau quây quần trong nhà. Sáng sớm, họ tới chùa đánh chuông, cầu mong sự tốt đẹp cho đất nước và người thân. Mọi sự diễn ra thật bình dị, ấm áp và sang trọng. Họ tin vào những gì họ có và tin vào ngày mai, cho dù Nhật là quốc gia nằm ở chỗ vỏ Trái đất yếu nhất, chịu rủi ro cao nhất nhưng phong thái của họ toát lên một vẻ ung dung tự tại.


Dòng người đông nghẹt tham dự lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định
vào ngày 4-3-2015 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi).

Lễ hội là tấm gương phản chiếu thái độ sống của một dân tộc. Cứ đến ngày tết và các lễ sau tết, ngày thi cử thì cả đất nước ta sôi lên sùng sục. Mọi người đổ đến chùa chiền, miếu mạo để cầu xin sự phù hộ của thánh thần.


Có rất nhiều người đi hàng chục ngôi chùa, rủ nhau trở thành hội đi chùa, tạo ra một mùa hành hương. Trong số đó có không ít quan chức nhà nước đi miếu, chùa bằng xe biển số xanh, nhất là các bà vợ của họ. Họ dâng sớ cầu xin đủ thứ trên đời, nào cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu tình, cầu duyên, cầu tự và cả những thứ “độc địa” khác nữa. Hàng triệu con người bỏ thời gian đi tới những nơi được coi là linh thiêng với thái độ hối hả, lo lắng, sợ sệt, tự ti chen lẫn khoe mẽ. Nhiều tỉ đồng tan thành mây khói nuôi dưỡng cho niềm tin mơ hồ nhưng rất mãnh liệt.


Lễ hội ở các nơi trên thế giới có thể đông nhưng bát nháo như ở ta thì cực hiếm. Chúng đan xen rất nhiều thái cực và nhiều tâm thế. Ngoài ái, ố, hỉ, nộ ra thì còn biết bao nhiêu chuyện bi hài khác diễn ra trong lễ hội. Người hoan hỉ khi cướp được lộc thánh, người đau khổ vì cầu chưa xong đã mất tài sản, kể cả mất mạng.


Giá như mọi người biết rằng “lộc thánh” như miếng vải có ấn triện đỏ đỏ, hoa tre là bùi nhùi ở đầu thanh tre, tiền của chúa là những miếng giấy bản được in mệnh giá thủ công,… nào đâu phải của “thánh”, của “chúa” mà chỉ là do một ai đó người trần mắt thịt tạo ra. Rất có thể trong số họ chả thiếu người bất hảo đã hà hơi thêu dệt nên ảo ảnh, được những người có thế lực tiếp tay đẩy lên thành thứ “thiêng”.


Hối hả, giành giật, chen chúc, xô xát, chặt chém, lừa lọc, chửi bới, hối hận, cay cú, máu me,… là trạng thái tâm thần của lễ hội chúng ta. Từ “phụ mẫu của dân” đến tất cả con dân của một đất nước phải vin vào thánh thần mà đi tới tương lai thì quả thật đất nước đang có vấn đề, vượt ra khỏi tâm linh trong sáng mà chuyển sang một trạng thái cực đoan khác. Không thể kéo dài tình trạng này được nữa, những người có trách nhiệm cần phải có nhận thức đúng, phải có thái độ đúng và hành xử đúng.


Bác Hồ nói một quốc gia dốt là một quốc gia yếu, mà u mê là một biểu hiện của dốt nát. Một dân tộc dựa dẫm thánh thần không thể nào là một dân tộc mạnh khỏe.


TS NGUYỄN MINH HÒA, ĐH KHXH&NV TP.HCM

........../.
  
****************
TỔNG QUAN BÌNH LUẬN BÀI VIẾT CỦA TS NGUYỄN MINH HÒA

@THẮNG NGUYỄN QUANG


ƯU ĐIỂM
Bài viết miêu tả, phản ánh tình trạng xã hội qua tín ngưỡng lễ hội theo trào lưu "bấn loạn" đương đại là đúng. - "Phản pháo" nhóm đông "đồng diễn" các hành vi phi văn hóa, là hình ảnh các tranh chấp, giằng xé, cướp đoạt vật linh bằng tham vọng cá nhân vô ý thức đã trở thành "bày đàn du thoái tâm linh" mang tính số đông. - Bài phản ánh đầu tiên dám phê phán xã hội và thần thánh đều sai lầm bởi "Lễ hội thì thác loạn, thần thánh thì vô tư, vô nghiệm, vô linh, nghi thức thì mù mờ nhân thế"...nhà chức trách nên biết mà dẹp bỏ ?


HẠN CHẾ
Tác giả chưa hiểu sâu thế nào là tâm linh, thế nào là xã hội trong chủ đề này, thành ra câu chuyện đánh đồng nhu nhược xã hội về lễ hội tâm linh cũng là nhu nhược thần linh, bởi cái tít bài : "THẤT BẠI KHI MỘT DÂN TỘC PHẢI DỰA DẪM THÁNH THẦN MÀ ĐI" là phản ánh chưa đúng, vả lại cùng đánh đồng "cái nhóm đông tranh cướp tài lộc nào đó" trở thành phương hại dân tộc (?).

Nếu hiểu sâu hơn thì tác giả sẽ nói được căn nguyên, vì trước đây, cách mạng XHCN đã phá bỏ chùa chiền miếu mạo... và tín ngưỡng tâm linh thì cái méo mó, mất trật tự xã hội lại vướng mắc, phát sinh kiểu khác, nhưng hậu quả là bây giờ. Đây mới là khoảng trống giáo dục tín ngưỡng tâm linh hàng chục năm nay nên chúng ta mới được một xã hội "vô ý thức" như thế với tinh thần dị đoan mê tín nặng. Không tin các bạn sẽ hỏi bất cứ một công dân ngày nay khi đứng trước ban thờ Phật hay thờ Thánh, Thần mà hỏi: "Anh, chị lễ ai và lạy ai ở trước mặt đấy?", câu trả lời đa số là không biết, câu chống chế sẽ là: "Tất cả đều lạy, tôi cũng lạy các ngài để được phúc đức và tài lộc (?) (!). Thế là mê tín, dị đoan đấy!

Người có tín ngưỡng phải được đào tạo, giáo dục để có ý thức về Bản tôn (thánh thần) được vinh danh ấy là ai? Có công với cuộc đời thế nào? Hiển linh của họ giúp người với chức năng gì?...
Tất các các sự tích bình thường ấy của Bản tôn được kính thờ mà người đi cầu, đi lễ không biết thì chẳng đúng là mê tín, di đoan sao? 
Lại còn các dịch vụ bói toán loang rộng đã thu hút người cầu may, người muốn thay đổi số phận phải làm theo các nghi thức "cá nhân tạo tác", tức các thày đã bịa đặt ra nghi lễ để vòi tiền của từ người mê tín, dị đoan và điều đó đã "nâng đỡ lòng tư hữu, ích kỷ" là chỉ biết mình chứ không biết người...và cứ thể số đông này hợp lại thành đám đông trong các lễ hội mà diễn biến của nó là thác loạn trật tự, bất chấp tâm linh, xé rào luật lệ để chiếm đoạt bằng được cái mục đích của mình – Chú ý đám đông cũng là cơ hội cho kẻ múc túi và cướp giật kia đấy, chúng chẳng sợ gì và cũng chẳng bị thần thánh vật chết ngay đâu, nhưng nhân nào quả đấy, chúng ta cứ tìm hiểu sẽ biết.

Không biết phân biệt xã hội, tập tục và tín ngưỡng các quốc gia khác nhau thì xa lạ cả nền văn hóa tín ngưỡng cũng khác nhau luôn, cho nên không thể đem văn hóa tín ngưỡng Nhật Bản, Hồng Kông hay Trung Quốc...để so sánh với tín ngưỡng Việt Nam được (có thể họ hay cái này thì kém ta cái khác - luận số đông, chúng ta cần trông thấy nền tảng tín ngưỡng của bất cứ quốc gia nào không phải không có ưu việt hoặc nhược điểm bất cập của nó).

Tác giả chưa hiểu được tín ngưỡng đẻ ra các nghi lễ tâm linh, quy định xã hội (hương ước xưa) cho các Lễ và Hội thì đã vội nói "vơ đũa cả thần thánh lẫn xã hội" là một kết cấu "tham vọng nhu nhược, ích kỷ cá nhân như nhau" bởi các diễn biến tranh chấp, chen chúc, thiếu lành mạnh và bất chấp tác hại cho chính mình và cho người xung quanh, thậm chí đánh nhau cấp cứu, giẫm đạp bỏ mạng...thì lễ tục các quốc gia châu Á còn có diễn biến xấu hơn nữa, có thể chết người hàng loạt do tai nạn giẫm đạp, thời tiết hoặc khác mà người ta vẫn phải chấp nhận.

Từ cách nhìn một chiều, chỉ thấy nhu nhược nghịch cảnh, thiếu văn hóa mà "ra chưởng" đánh đồng đạo đức xã hội VN xuống cấp, nhưng không lý giải được căn nguyên, làm người đọc ngắc ngứ về cái xấu, ngại ngùng với tín ngưỡng, quên mình đi lễ, đi cầu thì tiêu chuẩn đầu tiên (người ta đã quên lâu rồi) là đến chùa nên học và noi gương Phật, đến đền học Thánh, đến người học Nhân và Quả mới chính xác là các tiêu chuẩn tín ngưỡng, chứ không phải người dâng mâm cao cỗ đầy mới được Phật, Thánh chứng cho...

BÀN LUẬN
Trước hết tôi thành thật xin lỗi tác giả bài viết, vì có bài này mà tôi nêu ra một số căn nguyên tiềm ẩn các nhu nhược trong đám đông và những lập luận này chỉ "mở" cho người đọc hiểu được căn nguyên chứ không phê phán tác giả, ngược lại tôi xin cảm ơn tác giả.

Nhiều chục năm nay ta chưa có truyền thống giáo dục các tín ngưỡng Việt (thành hệ thống), hay nói cách khác là đã phá hủy truyền thống vốn có trước đây, thì đừng bao giờ mong có gặt hái các trật tự văn hóa xã hội hoàn thiện tín ngưỡng của nó.

Về mặt tín ngưỡng tâm linh thì mỗi công dân Việt đều bị bỏ hoang, thả nổi các giáo dục chuyên môn trong lĩnh vực này. Cho nên ta có cả một xã hội (quá bán số đông) mê tín, dị đoan làm nền tảng cho tín ngưỡng, tức là ta được một xã hội có tâm đấy (tín ngưỡng trong vô ý thức), mà cộng với vô tuệ, dẫn đến thiết tưởng phân lập đồng nhất ích kỷ, nóng nảy (đi lễ mà nóng nảy là vi phạm tâm linh rồi), tranh giành, thậm chí có cả đút lót, cậy danh, cậy quyển để "chiến thắng", chiếm đoạt tài lộc, phúc đức (trái các quy định của lễ nghi truyền thống).

Dẹp bỏ các "phấn khích tâm linh" này ư? Giải tán các lễ hội truyền thống ư? Hay bỏ tù các cá nhân đã gây cơn thác loạn? Hay làm sống lại những người đã chết trong giẫm đạp lễ hội? Khó lắm, dân vẫn là dân, nước vẫn là nước, người vẫn là người.

Phải chăng chỉ có một con đường duy nhất là ƯU TIÊN, TĂNG TỐC GIÁO DỤC DÂN TRÍ TRONG TÍN NGƯỠNG, THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NÂNG TÍN NGƯỠNG VÀO LUẬT VÀ LỆ - chứ không phải ngăn đường, cấm hội là thượng sách.
Đến như việc làm không tưởng dưới chế độ này ta có được một Nguyễn Bá Thanh đã sống hiến dâng, đã cải cách cuộc sống, nâng cấp văn minh, văn hóa cho Đà Nẵng trở thành "một vương quốc riêng" rất ít thác loạn nhân dân, chẳng hóa là một nét đẹp xã hội đó sao?.

Tác giả lại nói cái quyết liệt thái quá: "Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược".
Đọc mà khiếp, chẳng lẽ chỉ riêng biệt sự nhốn nháo trong các lễ hội thì cả nước sẽ bị mất điểm truyền thống dân tộc sao? hay cả dân tộc sẽ chuốc lấy bạc nhược cuộc sống? Chuốc lấy yếu đuối, tự ti sao?
Còn những tham nhũng, lừa đảo, tranh chấp thù trong, giặc ngoài, kiện tụng đất cát...không dẫn đến cái gì sao?

Bạn nên hiểu và nên tin dưới chế độ ưu việt, người ta sẽ biết lựa chọn và chế ra các chính sách khắc phục những nhược điểm của số đông, các phương pháp giáo dục dân trí sẽ làm bình ổn xã hội (về mọi mặt - tất nhiên các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã có, đã nói nhiều, nhưng nhân dân phải có ý thức thực hiện nó) chứ không phải sự suy thoái dân tộc chỉ dành, chỉ đổ lỗi cho các tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội (trong khi số đông chưa được giáo dục đúng nghĩa, đúng lý).

Ta cũng nên hiểu các lễ hội mùa xuân sau tết là những tục lệ truyền thống. Người sau có thể cải tiến các luật tục hủ lậu, vô bổ để tính ưu việt được lưu trong truyền thống.

Tất cả ý đồ, nội dung tốt đẹp của các lễ hội là giáo dục đấy. Mặt khác các lễ hội mùa xuân ngày nay cũng làm nhân dân quên đi những vất vả trong năm, những định kiến nào đó chưa thể giải quyết thì họ ắt phải đi cầu Thần linh. Chúng ta hãy chờ những bậc lãnh đạo cao minh, phát phúc, phát tuệ (trí) cho nhân dân được nhờ.
....../