“THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”




“THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”

MẠNH KIM

“Thế lực thù địch” là cách nói được dùng như một phần của công cụ tuyên truyền, thoát thai từ thuyết âm mưu, ngày càng được sử dụng phổ biến. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ nước này cáo buộc “thế lực thù địch” kích động cuộc biểu tình dữ dội tại công viên Gezi vào tháng 5-2013; tại Nga, giới hoạt động xã hội được gọi là “cò mồi CIA”; tại Venezuela, Hugo Chávez và người kế nhiệm Nicolás Maduro khẳng định “thế lực thù địch có mặt khắp nơi”. Cách đây không lâu, khi đang công du Việt Nam (cuối tháng 8-2015), Nicolás Maduro đã cáo buộc Chính phủ Colombia giật dây một cuộc đảo chính lật đổ mình.
Phát biểu tại Hội thảo an ninh Munich đầu tháng 2-2016, Thủ tướng Nga Dmitry Medvede nói, phương Tây đang âm mưu biến Nga thành mối đe dọa lớn nhất. Dĩ nhiên đây không phải lần đầu tiên Moscow đề cập điều này. Năm 1962, những nhà xây dựng thuyết âm mưu của Liên Xô đã khiến dân nước họ hoảng hốt và… căm thù Mỹ, khi họ “phanh phui” cái gọi là “Kế hoạch Dulles” (lấy theo tên sếp CIA Allen Dulles). Kế hoạch rất nham hiểm và thâm độc, báo chí Liên Xô tường thuật, theo đó, tình báo Mỹ đang bí mật phá hủy di sản văn hóa lẫn đạo đức Liên Xô!
Trả lời phỏng vấn báo Nga Argumenty I Fakty đầu tháng 2-2016, Leonid Reshetnikov, giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, nói rằng, “lần đầu tiên Mỹ âm mưu phá hủy nước Nga là năm 1917, rồi tuyển Đức Quốc Xã để chống Liên Xô cuối thập niên 1930, và cuối cùng tiêu diệt Liên Xô năm 1991”. Cố vấn an ninh cấp cao của Vladimir Putin, Nikolay Patrushev, nói rằng Mỹ chưa bao giờ ngưng kế hoạch phân rã nước Nga. Cá nhân Putin cũng lên án phương Tây cố tình làm suy yếu Nga bằng cách “đánh cắp tài nguyên thiên nhiên”. Năm 2006, tướng hưu Boris Ratnikov nói với tờ Rossiyskaya Gazeta rằng mật vụ Nga từng có một bộ phận tuyệt mật chuyên đọc não người. Sau thời gian theo dõi, họ đã đọc được suy nghĩ của Ngoại trưởng Madeleine Albright vào năm 1999 và phát hiện rằng “bà ấy có tâm lý ghét người Slav một cách bệnh hoạn” và “ganh tỵ với sự giàu có tài nguyên thiên nhiên của nước Nga”.
Nơi sử dụng thuyết âm mưu và “thế lực thù địch” nhiều nhất có lẽ là Trung Cộng. Bộ trưởng giáo dục Viên Quý Nhân (Yuan Guiren) từng cảnh báo: “Giáo viên và sinh viên trẻ là mục tiêu chủ yếu của sự trà trộn bởi các thế lực thù địch”. Foreign Policy (25-9-2015) cho biết, ngày 22-9-2014, Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) tung ra báo cáo, khẳng định rằng “các thế lực thù địch phương Tây” đã phóng đại số nạn nhân chết vào thời Cách mạng Văn hóa “để phủ nhận tính chính danh của đảng ta” (các nghiên cứu cho biết, có khoảng 30-45 triệu người chết trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”).
New York Times (31-10-2013) cho biết thêm, CASS cùng với Đại học Quốc phòng Quốc gia và quân đội Trung Quốc đã hợp tác sản xuất bộ phim tuyên truyền “Giảo Lượng Vô Thanh” (“Silent Contest”), với nội dung rằng Mỹ luôn âm mưu phá hoại Trung Quốc từ bên trong, bằng các chương trình học bổng Fulbright, bằng các “trò” trao đổi văn hóa, bằng các tổ chức phi chính phủ, dẫn đến tình trạng “diễn biến hòa bình” trong một bộ phận không nhỏ tầng lớp trí thức. Hậu quả, ngày càng có nhiều trí thức Trung Quốc “thỏa hiệp với Mỹ”.
Dĩ nhiên các cuộc bạo loạn Tân Cương “rõ ràng” là do “cảnh ngoại địch đối thế lực” (“thế lực thù địch từ bên ngoài”) gây ra cả, tương tự các cuộc đình công, tương tự cuộc biểu tình đòi bầu cử dân chủ tại Hong Kong… Cuối tháng 8-2014, cựu Viện phó CASS Lý Thận Minh (Li Shenmin) cảnh báo trên Nhân Dân nhật báo: “Một hệ thống đa đảng và bầu cử trực tiếp rõ ràng là nằm trong lộ trình được xây dựng bởi các thế lực thù địch nước ngoài lẫn trong nước, nhằm làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng ta, nhằm ra sức đánh phá sức mạnh của đảng ta và nhân dân ta”.
Trong hầu hết trường hợp, “thế lực thù địch” được hiểu như là những người dùng tiền mua chuộc người dân để kích động các phong trào “phá hoại xã hội”. Thành phần đối lập được miêu tả là những kẻ không yêu nước. Họ hoạt động chỉ vì tiền. Bất tuân dân sự được hiểu là chống đối chế độ. Đó là cách mà chính quyền tạo ra khoảng cách giữa những người hoạt động xã hội với số đông dân chúng còn lại. Được miêu tả như những kẻ quá khích cực đoan, thậm chí khủng bố, họ không có điểm chung với nhân dân trong mục tiêu tranh đấu của họ. “Thế lực thù địch”, do đó, trở thành kẻ thù của nhân dân, của quốc gia và đương nhiên, của chế độ. Họ cần được lánh xa và loại trừ. Tuy nhiên, vì được dựng lên từ nỗi sợ hãi để miêu tả một kẻ thù không có thực nhằm gieo rắc hoang mang, trong hầu hết trường hợp, người ta không có chứng cứ cụ thể khi nói đến “thế lực thù địch”. “Thế lực thù địch” là một lá bùa được vẽ ra từ trí tưởng tượng của những kẻ dùng thuyết âm mưu để trấn yểm chính người dân của họ.
Viết trên Foreign Policy (3-2-2016), nhà hoạt động Srdja Popovic, từng lãnh đạo phong trào Otpor thời Slobodan Milošević, nói rằng, cách tốt nhất để đối phó với các cáo buộc “thế lực thù địch” là sử dụng các hình thức mỉa mai. Tại Serbia, trong những ngày biểu tình rầm rộ chống Milošević, hàng ngàn sinh viên Serbia đã mặc áo thun in hàng chữ “Xờ tớ đi, tớ là lính đánh thuê nước ngoài đây!”. Trong cuộc biểu tình chống Hosni Mubarak tại Ai Cập năm 2011, những người biểu tình đã tập trung trước tiệm KFC ở quảng trường Tahrir và quay video, nói rằng họ đã “bị Mỹ mua chuộc, cho tiền, cho ăn đùi gà miễn phí” để đi biểu tình. Năm 2012, khi bị cấm biểu tình, người dân thị trấn Barnaul (Nga) đã mang đồ chơi ra chất đầy quảng trường, buộc nhà chức trách địa phương cuối cùng phải ban lệnh cấm… “đồ chơi đi biểu tình”, với lý do “chúng không phải là công dân Nga”! Năm 2015, giới hoạt động xã hội Nga đã bày tỏ bức xúc trước chất lượng cầu đường bằng cách vẽ sơn biếm khuôn mặt giới chức địa phương cạnh các ổ gà. Cạnh khuôn mặt họ là những phát biểu và lời hứa cải thiện tình trạng. Chiến dịch thành công, khi cuối cùng đường sá cũng được sửa lại tử tế hơn, không phải vì giới chức địa phương trở nên tử tế mà là vì họ muốn xóa những vết sơn biếm bộ mặt của họ nằm cạnh các ổ gà.






Tình ái và bắt bớ 'đỏ' trên báo Pháp



Chuyện tình ái của Tổng thống Pháp Hollande lên báo là điều thường xảy ra ở Pháp

Ở Pháp có nhiều tạp chí hàng tuần chuyên đăng những chuyện vớ vẩn, tình ái lăng nhăng, chuyện đi đêm có đội mũ bảo hiểm của tổng thống François Hollande, cô đào điện ảnh Sophie Marceau dự Liên hoan phim quốc tế Cannes đứt giải váy khoe cặp nhũ hoa và nhiều chuyện tương tự.
Thậm chí nhiều tờ trước khi đăng ảnh mua lại của các Papparazi, đã xếp sẵn khoản tiền phạt vì biết chắc sẽ bị ra toà vì tội xâm phạm tự do cá nhân, tự do hôn hít, tự do săn đuổi nhau của các ngôi sao hay chính khách.
Những tờ như 'Voici', 'Voila' , 'Closer' hay 'Gala' rất rẻ. Bán như cho, ảnh mầu rực rỡ, xúng xính xiêm áo, không như tờ Le Monde toàn chữ, khô như ngói lại nỡ vặt đến 2€20 mỗi ngày.
Tương tự như giá nửa tách cà phê so với giá hai chiếc bánh mì thứ ngon, loại ‘tradition’ (truyền thống, nhà làm, không phải loại nướng từ bột đông lạnh). Bỏ một cắc rưỡi được xem nhốn nháo cả tuần của làng giải trí, ảnh mấy cô người mẫu khoe đùi non, vợ hay tình nhân các ngôi sao ôm ví đầm hiệu Gucci, Louis Vuitton hay Versace, cô Á hậu vẽ mắt mầu da cam hay mầu hoàng hôn chết lịm, chuyện ông Hoàng Monaco méo mặt sau khi bị cô da đen bắt công nhận con rơi, lại vui như nắc nẻ với mấy đứa con bà khác...
Loại chuyện nhắm bán cho bà gác cửa, cô bán bánh mì đầu phố, chú lái xe chở đồ siêu thị, mấy ông cắt tóc người Pakistan, hay mấy thanh niên, thiếu nữ tầng lớp nhập cư thiệt thòi trong việc học hành, hàng năm phải theo bố mẹ gồng gánh về bản quán nghỉ hè…Tiếng Pháp mách qué gọi là «bougnoules» về «bled», nhại thổ âm các nước Bắc Phi. Nôm na ra tiếng Việt là ‘bú dù tí tởn dẫn nhau về làng’. Dân châu Á, mặt ngẩn tò te, ngơ ngác bất kể là Nhật, Tầu hay Việt, Đại Hàn, Thái Lan gọi tuốt là ‘nhà quê’, phiên âm rất sõi, nhận ngay ra cái nón trên chữ ‘ê’.
Những thứ tầm tầm dành cho dân mua chữ thì ít, xem ảnh thì nhiều. Chuyện ngồi lê mách lẻo nhiều người thích, lại vòi được tiền các hãng quảng cáo. Vẹn cả đôi đường. Người hiểu biết một chút chẳng ai bỏ tiền mua loại báo đó. Ái tình khắp nơi, khắp chốn, tươi roi rói, bất tài, thiếu xèng mới phải xem vã.
'Tập đại đại'
Còn áp dụng luật số 182 Bộ luật hình sự của Việt Nam mới ban hành, quy định về việc ngoại tình có thể bị phạt tù đến ba năm thì nước Pháp hết người lao động. Ngân quỹ cường quốc thế giới như Pháp không đủ tiền xây nhà tù nhốt kẻ ngoại tình, dù chỉ một ngày.
' Tập đại đại' đang được coi là người xắn tay áo nắn lại kỷ cương trong Đảng Cộng sản Trung quốc, lập lại niềm tin niềm tin cho dân chúng về vai trò lãnh đạo của Đảng, được mô tả như một nhân vật háo sắc.
Ấy vậy, tạp chí ' L'Obs' chuyên nói những vấn đề nhức đầu, bàn chuyện chính trị, mới đây trong số 2677, lại dành đến bốn trang để nói về chủ đề tương tự. Chuyện đi đêm xa lắc ở Trung Hoa, đất nước tai tiếng về chuyện giầu xổi, khách du lịch ngơ ngáo ở Paris. Chuyện ông Tập Cận Bình và các cô tình nhân.
Đấy là những trích dẫn tóm tắt những chi tiết mà tờ L'Obs lấy từ ấn bản e-book của tác giả Xi Nuo. Sách thuật lại chi tiết về các cuộc tình của chủ tịch Trung Quốc, trước và sau khi cưới bà Bành Lệ Viện.
' Tập đại đại' đang được coi là người xắn tay áo nắn lại kỷ cương trong Đảng Cộng sản Trung quốc, lập lại niềm tin niềm tin cho dân chúng về vai trò lãnh đạo của Đảng, được mô tả như một nhân vật háo sắc. Sách không ra, nhưng theo l’Obs, Xi Nuo, tác giả bị sách nhiễu, đe doạ. Vì thế tác giả cuốn sách đã cho công bố bản thảo bằng tiếng Hoa (manuscrit), dạng e-book.
Nếu chỉ dừng ở đây thì chắc chẳng có gì để nói. Dân Pháp thờ ơ chuyện các ông Tổng thống kê vương miện đang đội đặt xuống đất để trèo tường bắt mèo.
Vậy sao lại viết về chuyện vị chúa Trung Nam Hải làm gì sau bức Vạn Lý trường thành?
‘Đạo đức hóa’ giai cấp vô sản?
Sự việc là các bóng ma tình nhân của ông Tập Cận Bình lại có thể làm điên đảo người dương. Chuyện l’OBS bàn đến chiếm 3 trang rưỡi, còn mây gió chưa được ½ trang. Nói vậy để biết chủ đề chính. Chủ đề ‘đạo đức hóa’ trên đất nước và còn vượt ra ngoài biên giới của Tập da da.
Nó không còn dừng ở mức độ ấu trĩ về nhận thức cách đây 27 năm tại Việt Nam như đã xẩy ra với bà Vũ Kim Hạnh.
Lúc đó bà Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ đã bị mất chức về việc đăng lá thư của ông Hồ Chí Minh gửi người vợ Trung Hoa Tăng Tuyết Minh.
Bức thư này đã bị mật thám Pháp tại Đông Dương chặn được và giữ lại ngày 14 tháng 8 năm 1928, hiện được lưu trữ tại CAOM (viết tắt của Centre des Archives d’Outre-Mer. Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại) đặt tại Aix-en-Provence.

Pháp giữ nhiều tài liệu về các cuộc tình ái của ông Hồ Chí Minh

Dễ thấy là người Pháp có trong tay từ năm 1928 rất nhiều tư liệu về đời tư của ông Hồ Chí Minh đã không dùng chuyện đó để hạ uy tín lãnh tụ tinh thần của những người cộng sản Việt Nam. Ngay bức ảnh do một nhiếp ảnh gia gốc Việt chụp ông Hồ tại Place de la Concorde trong hồ sơ cảnh sát, cũng rất nghệ thuật, không có một chút bôi bác nào.
Việc bắt ông Hồ, hồi 2h sáng ngày 6/6/1931, tại tầng hai một ngôi nhà ở quận Cửu Long (Kowloon), cảnh sát Anh cũng nhãng nhân vật thứ hai cùng bị còng là bà Ly Ung Thuan để ép cung hay bôi nhọ.
Anh và Pháp hợp tác với nhau để chống những người cách mạng Việt Nam lại ‘không đủ sáng suốt’ để dựng chuyện ‘phản cảm’ ? Hay văn hóa, triết học phương Tây vượt trên cái tầm phào khốn khổ?
Những nhà nghiên cứu Việt Nam tại Pháp chắc cũng nhiễm lãng mạn tư sản của đất nước Quyền con người, coi quan hệ luyến ái lãng xẹt như cây hút khí CO2 nên cũng mù nốt? Chứ trong thư khố Pháp chi chít như xương sườn những vớ vẩn lởm khởm.
Mật thám Pháp không làm rùm beng, cảnh sát Anh không công bố những tư liệu trong việc bắt giữ.
Cụ Marx không dạy ‘đạo đức cách mạng’. Ông Lenin ở nước Nga chỉ viết sách về phê bình và tự phê bình trong đảng. Stalin còn là bạo chúa với nhiều người phụ nữ. Nên bản chất gán cho việc làm của bà Vũ Kim Hạnh có phải chỉ là một tai nạn ? Hoặc một tư duy ‘Khổng giáo hóa’ ấu trĩ cách đây hơn ¼ thế kỷ, tàn dư phong kiến chưa gột sạch? Bà là nạn nhân của một vài cá nhân mượn tiếng vua để trảm?
Khổ cho bà lúc ấy nước nghèo, xung quanh rặt thù trong với giặc ngoài. Bây giờ ăn đẫy, ấm cật, khui mấy vụ tham nhũng, thấy ông nào cũng bà hai, bà ba. Song chẳng ai bị ghép tội hay mất tích như ở Tầu. Đất nước vẫn vững mạnh đi dần lên CNXH.
Trung Hoa của ông Tập tối tăm hơn
Ông này bầy bán những chuyện biến mất thần tình hay cho các nhân vật trở lại sân khấu ngoạn mục hơn chuyện chưởng. Những màn tự thú nực cười trên truyền hình Trung Quốc của những nhân viên công ty xuất bản Mighty Current liên quan đến chuyện đi đêm của ông trong cuốn sách « Tập Cận Bình và sáu cô tình nhân », làm người xem chóng mặt. Nó vượt quá ứng xử của một thời đại văn minh.
Thật sự số phận của những người theo danh sách dưới đây được báo Pháp đặt lên trên hết chứ không phải chuyện ông Tập trăng gió. Đó là :
1/Lữ Ba, tổng giám đốc Mighty Current, mất tích ở Thâm Quyến, 15/10/2015 
2/Trương Chí Bình, giám đốc, 32 tuổi, mất tích ở Đông Quản, 15/10/2015 
3/Quế Dân Hải, đồng sáng lập nhà xuất bản, 51 tuổi, mất tích ở Thái Lan, 17/10/2015 
4/Lâm Vinh Cơ, 60 tuổi, lần cuối cùng được thấy ở Hong Kong, 23/10/2015. 
5/Lý Ba, cổ đông Mighty Current, 65 tuổi, mất tích ở Hong Kong, 30/12/2015.

Báo chí Pháp nói về những gì mà truyền thông của ông Tập không dám nói 

Trường hợp ‘mất tích’ của họ nằm trong chính sách trấn áp theo kiểu xã hội đen. Human Rights Watch không ngần ngại tố cáo Trung Quốc «chà đạp chủ quyền của lân bang».
Họ đã dựng lên những câu chuyện khó tin quanh ông Quế Dân Hải. Sự việc được cảnh sát Thái tường trình, ngày 17/10/2015, trước cửa một khách sạn hạng sang, nơi ông Quế thuê một căn phòng nhìn xuống vịnh Thái Lan có một người Trung Hoa nói không sành tiếng Thái đã đợi để gặp. Ông Quế vừa đi mua sắm về, lại đi ngay với người khách nọ, báo lễ tân là có việc gấp. Hai tuần sau ông Quế không trở lại, cảnh sát mới mở cửa căn hộ ông Quế thuê, phát hiện thấy túi thuốc men bắt phải dùng hàng ngày còn để trên bàn. Túi du lịch đi biển mở tung, vẫn còn bộ đồ tắm. Ông là công dân Thuỵ điển, đang nghỉ ở Thái Lan.
Theo thông báo của cảnh sát, ông Quế không làm thủ tục xuất cảnh ra khỏi Thái, nhưng lại xuất hiện được trên Đài Truyền hình CCTVtại Bắc Kinh.
Trên kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc, ông Quế Dân Hải « xin nhận trách nhiệm trước luật pháp và sẵn sàng chịu trừng phạt" về chuyện 12 năm trước phạm tội say rượu khi lái xe. Không chuyện nào vừa bi, vừa hài tương tự như vậy trong kho tàng tiếu lâm thế giới.
Hai nạn nhân mới cùng một nhóm ly khai là nhà biếm họa Khương Dã Phi (Jiang Ye Fei) và nhà báo Lý Tân (Li Xin) của Đông Phương Đô Thị Báo. Họ bị mật vụ Trung Quốc, bí mật bắt tại Thái Lan, đem về Trung Quốc giam giữ ở một nơi không ai biết. Trước đó, em gái của ông bị công an Thành Đô ‘đánh tiếng’ là kêu ông anh của bà "bớt giọng" vì «chúng tôi sắp sang Thái Lan bắt ông ta».
Tội của Khương Dã Phi là tổ chức lễ "rước đuốc Thế vận Nhân quyền" vào năm 2008 cùng lúc Trung Quốc rầm rộ tổ chức Thế Vận Hội mùa hè.
Còn Lý Tân phải bỏ toà soạn từ Quảng Đông trốn sang Thái Lan vì quá ngán ngẩm cảnh phải hợp tác với mật vụ, tố cáo đồng nghiệp và bạn bè họat động nhân quyền. Ông bị ghép tội tiết lộ với báo chí nước ngoài «chỉ thị của cơ quan kiểm duyệt».
Lý thuyết Marxism nguyên thủy, nhất là với Lenin, ít nói đến mặt đạo đức của chủ nghĩa Marx-Lenin. Đối với Marx, xã hội cộng sản lý tưởng dựa trên việc phát triển lực lượng sản xuất, còn Lenin nhấn mạnh đến sự quan trọng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Cả Marx lẫn Lenin và Stalin, không có ai cho rằng việc tiến lên chủ nghĩa cộng sản phải đi kèm với đạo đức hóa giai cấp vô sản. Vậy sao ma tình nhân lại hoành hành dữ dội được ở đất nước XHCN của Tập Cận Bình?
Tập đại đại chuẩn bị viết trước tác để rạng danh là ‘trái tim đỏ của Đảng’, vượt hơn người tiền nhiệm, bổ khuyết phần còn thiếu của những tập kinh điển đỏ?
Khi bồ nông được xếp vào họ cá
Thật ra ông Tập chỉ mắc bệnh hoang tưởng và căn bệnh của ông đầu độc xã hội Trung Hoa. Kiểu cách áp dụng và tư duy lãnh đạo của ‘Hoàng đế đỏ’' tạo ra không khí khủng bố đè nặng lên xã hội. Ông cho mình là rồng, theo truyền thuyết của Việt Nam xuất xứ từ một loài cá nhảy qua mấy cái thác nên có câu ‘Cá vượt Vũ Môn’. Đấy là việc nhầm lẫn xếp chim bồ nông vào họ cá. Chỉ nhìn thấy cái mỏ sục bùn đớp cá của bồ nông mà quên rằng nó còn phải bay về tổ và hớp không khí qua mũi chứ không phải qua mang.
Nêú tìm ra loại thuốc cắt căn bệnh này, chữa khỏi việc tôn sùng cá nhân hay buôn thần bán thánh các nhân vật lãnh đạo, thì tự nhiên đất sống cho tầng lớp xã hội năng nổ làm chân chùi mép hộ sẽ biến mất.


TRUNG QUC CA TP CN BÌNH, THEO NHẬN ĐNH CA BÁO PHÁP LE MONDE RA NGÀY 4/3/2016 VI TA «KHI Đ QUC TRUNG HOA KHINH THƯỜNG TH GII», ĐANG TR LI THI TRUNG C, T COI MÌNH LÀ THIÊN TRIU, CÁC NƯỚC LÁNG GING CH LÀ CHƯ HU. TRUNG QUC ĐANG LÙI LI THI TNG, MINH, KHI Đ CH TRUNG HOA T CHO MÌNH LÀ CÁI RN CA VŨ TR.


Căn bệnh tác quái vô hình chung khuyến khích những tác phẩm viết sơ sài, chẳng có nhiều giá trị lắm như " Hồ sơ mật của các lãnh đạo", "Giấc mơ của Tập Cận Bình: 20 năm quyền lực", "2016, đảng CS Trung Hoa sụp đổ"... khoảng 50 đầu sách được xuất bản hàng năm xào xáo những chuyện vụn vặt phục vụ 65 triệu du khách Hoa lục quá cảnh Hongkong. Như chuyện cấm rượu ở Mỹ những năm 20,30 làm giầu cho những ông trùm mafia như Lucky Luciano, Al Capone, Salvato Maranzano…
Chắc những kế hoạch bắt cóc, tốn công, tốn của, thậm chí sinh mạng của các an ninh tham gia trong vụ việc này không hề nhỏ. Ông Tập đã tự trao cho mình quyền được truy bắt không biên giới những người làm phật ý ông. Để rửa chân và chùi mép cho một cá nhân, cả một ngân khoản lớn đã đổ ra một cách vô ích, và tệ hơn nữa sự triệt tiêu giá trị của từng cá nhân trong xã hội. Nó còn tạo ra một tầng lớp suy đồi, nịnh bợ, kìm hãm giá trị con người.
Trung Quốc của Tập Cận Bình, theo nhận định của báo Pháp Le Monde ra ngày 4/3/2016 với tựa «Khi đế quốc Trung Hoa khinh thường thế giới», đang trở lại thời trung cổ, tự coi mình là ‘Thiên triều’, các nước láng giềng chỉ là chư hầu. Trung Quốc đang lùi lại thời Tống, Minh, khi đế chế Trung Hoa tự cho mình là cái rốn của vũ trụ.
Trong tiếng Trung, chữ ‘ái tình’ gồm hai chữ Ái tượng hình (biểu ý), Tình tượng thanh (mượn âm). Một nhà viết thư pháp giảng giải cho tôi. Khi viết Ái, cảm bồng bềnh, nhất là đến nét cuối, như đường tơ vấn vương, hay là lưỡi dao đoạn tuyệt.
Thời Mao Trạch Đông, cải cách văn tự ở Trung Quốc, chữ Ái bỏ bớt nét để xóa nhòa dấu vết bi lụy si tình vốn có mà ghép với chữ hữu (có nghĩa là bạn bè).
Có phải vậy mà những người dám chạm đến chữ Ái của lãnh tụ Cộng sản dù là bạn bè, đồng chí hay những nhà văn đều bị gặp lưỡi dao tuyệt mệnh di sản của đường tơ ai oán ?
‘Văn hóa Đại cách mạng’ của ông Mao làm 100 triệu người chịu đau khổ, như Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang đánh giá những năm 80.
‘Đạo đức hóa giai cấp vô sản‘ của Tập da da sẽ đi về đâu ?

_______________________________________


BÀI VIẾT THỂ HIỆN VĂN PHONG VÀ CÁCH NHÌN CỦA NHÀ BÁO PHẠM CAO PHONG TỪ PARIS.

............../.

Bọt biển và sóng ngầm # Tập 1


Bọt biển và sóng ngầm 
# Tập 1 









......./.

SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA






Báo Nhân Dân
về sự kiện 14-3-1988:
Một tội ác ghê tởm

             Từ tháng 2-1988 đến tháng 4-1988, báo Nhân Dân đã đăng rất nhiều bài về âm mưu và hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đây là bài trên báo Nhân Dân, số ra ngày 24-3-1988.   


                                     
SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA






(https://www.facebook.com/quan.thiemthu)




          Cuộc tiến công bằng tàu khu trục, tên lửa của Trung Quốc vào ba tàu vận tải không có vụ khí tiến công của ta ở vùng đảo Sinh Tồn.
          Sự kiện ngày 14-3 xảy ra ở vùng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa – một vùng lãnh thổ của Tổ quốc ta ở xa đất liền nên chúng ta mới chỉ được nghe thông báo qua hệ thống thông tin. Chỉ có các cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã bị các tàu khu trục 502, 506 và 531 của Trung Quốc được trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm vô cớ tiến công, bắn chìm, mới biết rõ cụ thể sự việc xảy ra.
          Chúng tôi đã gặp nhiều cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu vận tải mang số 604, 605 và 505 làm nhiệm vụ vận chuyền hàng hóa, lương thực, phương tiện sinh hoạt và trực tiếp bảo vệ đảo.
Ở trên các con tàu khác nhau nhưng tất cả mọi người đều kể lại diễn biến cuộc tiến công của các tàu chiến Trung Quốc một cách cụ thể, thông nhất cả về những tình tiết nhỏ.








Từ buổi chiều ngày 13-3, các làu vận tải cùa ta neo đậu ngay trước thềm các đào Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc vùng đảo Sinh Tồn. Từ đây, nhìn về hướng bắc hơi chếch sang phía đông thấy rõ đảo Sinh Tồn. Thời gian này, các tàu chiến Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép và đưa lực lượng quân sự lên hai bãi đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên thuộc lãnh thồ của ta, tiếp tục gây khiêu khích, ngăn cản các tàu vận tải cùa ta, có lúc tàu chiến Trung Quốc bám đuôi và áp mạn tàu ta hăm dọa. Cậy thế tàu chiến, vũ khí hiện đại, chúng định đe dọa, làm nhụt ý chí cán bộ, chiến sĩ vùng đảo Trường Sa. Trên các con tàu nhỏ nhoi, chỉ có trang bị vũ khí bộ binh, cán bộ, chiến sĩ ta với tư thế là người chủ vùng đảo nén căm thủ, nhắc nhau tránh khiêu khích để hoàn thành nhiệm vụ. Đã hàng chục ngày đêm như thế, nên không   khí vùng đảo rất căng thẳng. Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo dăm bảy   đêm liền chưa yên một giấc ngủ. Với những chiếc tàu vận tải loại nhỏ 50 - 60 tấn, các sĩ quan và thủy thủ của ta  đã vượt sóng gió cấp 5, cấp 6 đi lại hàng trăm hải lý. Trước âm mưu kẻ thù, với nhiệm vụ  nặng nề    được giao, không ai thấy mệt mỏi. Những đợt sóng lớn như muốn hất  nguợc con tàu lên đảo. Những chiếc nồi quân dụng vừa đổ nước, tàu bị sóng lắc mạnh, nước đồ cạn ráo. Lại thêm một bữa phải ăn lương   khô. Bấy giờ đã nhìn thấy những chiếc tàu chiến Trung Quốc lù lù xuất hiện ở phía tây và phía tây-nam vùng đảo.
Đêm 13-3, các con tàu vận tải cùa ta vẫn trấn giữ ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Cán bộ, chiến sĩ không ai ngủ, dõi mắt chăm chú lọc màn đen và vệt sáng của sóng biển, quan sát hoạt động của tàu chiến Trung Quốc. Mệnh lệnh chỉ huy và hoạt động cùa các thủy thủ trên tàu sôi nổi làm cho họ thấy gắn bó với con tàu vả mong muốn trời chóng sáng để lên đảo làm nhiệm vụ.
Rạng sáng, khi những vệt đỏ tím của ánh sáng mặt trời từ phía đông rọi xuống trên sóng biển, các tàu chiến Trung Quốc lại tiếp tục khiêu khích. Ba chiếc tàu lớn của chúng án ngữ phía ngoài. Ba chiếc tàu chiến mang số 566, 553 và 552 của chúng áp sát các tàu vận tải của ta. Có lúc tàu 506, 502 mở hết tốc độ như muốn lao thẳng vào các tàu 604 và 505 của ta ở Gạc Ma và Cô Lin.
Lúc đó trên đảo Gạc Ma, các chiến sĩ ta đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, ra hiệu cho các tàu chiến Trung Quốc biết đây là vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bất chấp luật pháp quốc tế và do cố ý dùng sức mạnh, các loại vũ khí hạng nặng trên các tàu chiến Trung Quốc đều chĩa vào các tàu vận tải của ta. Bị uy hiếp nghiêm trọng, các tàu của ta vẫn bình tĩnh, từ kiềm chế, tránh khiêu khích, nhưng bám trụ kiên cường.
Trên tàu 604, loại tàu “Đại Khánh” do Trung Quốc sản xuất, trọng tải 50 tấn, ta đã sử dụng hàng chục năm nay, đồng chí Thông, cán bộ chỉ huy đứng trước mũi tàu nhắc nhở chiến sĩ tỉnh táo không để mắc mưu khiêu khích của địch. Đồng chí ra lệnh, giọng vang át cả sóng biển:
- Tất cả không được nổ súng khi tôi chưa ra lệnh!
Có chiến sĩ chưa ra trận trước thử thách này trở nên bình tĩnh, tự tin. Số đông chiến sĩ trên tàu 604 quê ở Bình Trị Thiên. Anh em từ hồi còn là học trò đã biết Tường Sa xa xôi. Nay tận mắt thấy kẻ thù của vùng đảo. Trên tàu, các chiến sĩ không ai rời vị trí.
Thượng úy Uông Xuân Thọ, 27 tuổi, máy trưởng tàu 605 bám con tàu trên biển từ mồng 2 Tết đế nay. Anh Nguyễn Duy Hòa, 30 tuổi, thượng úy đài trưởng thông tin tàu 505. Các anh đều nhận được lệnh của người chỉ huy quyết tâm gắn bó với đảo, quyết không rời  đảo, vất chấp mọi hành động ngang ngược của địch.
Khiêu khích, đe dọa không làm cho cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta nhụt chí, không ai mắc mưu chúng, tàu chiến số 502 của  Trung Quốc liền lao vào tàu vận tải 604 của ta. Con tàu 604 vẫn hiên ngang, không nhổ neo. Ngay phía sau tàu 604, một số cán bộ, chiến sĩ do thiế úy Trần Văn Phương, trung đội trưởng thuộc đoàn Trườn Sa trực tiếp chi huy đang làm nhlệm vụ trên đảo có cắm lá cờ của Tổ quốc. Chủ quyền vùng đảo của chúng ta được khẳng định bằng chiếc tàu đang neo tại bến và các chiến sĩ trên đảo. Một phân đội nhỏ được lệnh xuống chiếc ghe nhỏ, chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào bờ, không mang theo vũ khí.
   Điên cuồng trước thất bại uy hiếp tàu vận tải 604 của ta, từ trên chiếc tàu số 502, bọn chi huy Trung Quốc ra lệnh cho bọn lính chuyển xuống xuồng máy, tiến công vào đảo Gạc Ma. Có 71 tên do một tên cầm súng ngắn chỉ huy. Đứa nào cũng cắt tóc ngắn, lăm lăm súng AK đeo đầy băng đạn trước ngực, súng đã giương lê. Một số tên nhảy vào cắt dây từ chiếc tàu 604 của ta dùng để kéo chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ. Chiến sĩ Lục xông vào nối dây, bị chúng đánh bằng súng AK vào đầu. Tên chỉ huy lăm lăm khẩu súng ngắn cùng hàng chục tên tràn lên bãi đảo của ta, nơi đã có lá cờ Tổ quốc Việt Nam và các chiến sĩ đoàn Trường Sa.
Quen thói hung hăng, chúng chĩa mũi súng vào Trần Văn Phương. Một số tên nói tiếng Việt trắng trợn gào thét: Đây là vùng đảo của Trung Quốc”. Phương và các chiến sĩ ta vừa lên tiếng trả lời: “Hãy bỏ súng xuống, không nên gây đổ máu!” Câu nói của Phương chưa dứt, một tên đã nhào vô hòng nhổ lá cờ đỏ sao vàng. Phưong nhanh tay giằng lấy. Nguyễn Văn Lanh, binh nhất, 22 tuổi lao lên giữ cờ. Một tên lính Trung Quốc cao to, giữ chiếc máy bộ đàm nhỏ trên tay nắm ngay chiếc xà beng của chiến sĩ ta để trên đảo, từ phía sau lao xả vào lưng Lanh. Anh kịp tránh. Phương giữ chặt lá cờ Tổ quốc thì bị một tên khác bắn xả vào anh một loạt đạn AK. Trần Văn Phương ngã xuống. Nguyễn Văn Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay tên chỉ huy thì một tên lính khác dùng lưỡi lê đâm thẳng vào phía sau lưng Lanh, trệch vào bả vai bên trái. Nó bắn tiếp viên đạn AK vào Lanh, trúng sát vết lê đâm. Anh gục xuống trong đống máu đỏ.
Lúc đó vào khoảng 7 giờ 45 phút, chiếc tàu chiến 502 của quân Trung Quốc ở cách khoảng 400 mét dùng pháo 100 mm nã đạn thẳng và đài chỉ huy, vào khoang máy, rồi khoang thủy thù của tàu vận tải 604 chúng ta. Một tội ác ghê tởm, bất ngờ, vô cùng dã man. Tàu 604 của ta bị cháy, chúng còn quay nòng pháo bắn tiếp hàng loạt đạn vào phía trước, phía sauu con tàu. Chỉ có một số ít cán bộ, chiến sĩ trên con tàu kịp nhảy xuống biền, bơi vào bờ đảo.

 




Một kế hoạch tiến công trắng trợn đã được chuẩn bị sẵn. Cùng lúc đó, các tàu chiến số 502, 556 và chiếc 502 đều dùng pháo lớn bắn tới tấp vào các tàu vận tải 505 và 605 của ta đang neo đậu ở bờ đảo Cô lin và Len Đao. Chiếc tàu khu trục 556 bắn vào tàu vận tải 605 của ta ở cự ly chưa đầy 350 mét.
Sự thật tội ác của quân Trung Quốc ở vùng đảo Trường Sa là như vậy. Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta đã chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên, quyết tâm giữ vững vùng đảo thân yêu của Tổ quốc, không nổ súng trước để mắc mưu gây chiến của kè thù. Nhưng tội ác của chúng đã vượt lên khỏi mọi đạo lý thông thường, mọi pháp luật quốc tế. Chiếc tàu vận tải 505 bị bắn cháy, hôm nay vẫn nằm trên đảo Cô Lin, các chiến sĩ ta đang có mặt ở đảo Len Đao, dấu vết của cuộc chiến đấu trên đảo Gạc Ma, nơi có lá cờ Tổ quốc chúng ta cắm đầu tiên, nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ ta anh dũng hy   sinh vì nghĩa vụ bảo vệ vùng đảo yêu thương là những bằng chứng thực tế, nói lên hành động ngang ngược, tàn bạo của quân Trung Quốc.