Chiến thuật hiểm độc “dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ

[daikynguyenvn.com]




3.1 Chiến thuật hiểm độc khó tưởng tượng 
“dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ


Với chiến thuật “dụ rắn ra khỏi hang”, vào cuối tháng 2 năm 1957, ĐCSTQ tuyên bố “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”,ĐCSTQ đã kêu gọi những người trí thức nói lên các đề xuất và phê bình của mình với Đảng, và hứa là sẽ không trả thù. Những người trí thức vốn đã không hài lòng với ĐCSTQ trong một thời gian dài vì sự kiểm soát của Đảng trên mọi lĩnh vực mặc dù Đảng không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực đó, và vì việc Đảng giết hại dân thường vô tội trong các cuộc vận động “trấn áp phản cách mạng” trong thời kỳ 1950-1953 và “tiêu diệt phản cách mạng” trong thời kỳ 1955-1957. Họ đã tưởng rằng ĐCSTQ cuối cùng đã trở nên cởi mở. Vì vậy họ đã bắt đầu nói ra những cảm nghĩ thực của mình và sự phê bình của họ ngày càng mạnh lên.

Nhiều năm sau đó, vẫn có nhiều người tin rằng Mao Trạch Đông chỉ bắt đầu tấn công những người trí thức sau khi không thể chịu đựng được những lời phê bình quá gay gắt của họ. Tuy nhiên, sự thực hóa ra lại không phải như vậy. Con dao đồ tể đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa họ rơi vào cái bẫy này.
Chống cánh hữu


Cuộc vận động “chống cánh hữu”

Ngày 15 tháng 5 năm 1957, Mao Trạch Đông viết một bài có nhan đề “Sự tình đang bắt đầu thay đổi” và cho lưu hành trong nội bộ các quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Bài đó viết rằng, “Trong những ngày gần đây những kẻ cánh hữu… đã cho thấy chúng kiên quyết nhất và điên cuồng nhất. Những kẻ cánh hữu, là những kẻ chống cộng, đang liều lĩnh cố gắng khuấy động lên một cơn bão trên cấp 7 ở Trung Quốc… và quyết tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản.” Sau đó, những quan chức đã thờ ơ với chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận” đột nhiên trở nên hăng hái và “sốt sắng”. Trong hồi ký của mình “Quá khứ không biến mất như làn khói”, con gái của Chương Bá Quân đã kể lại:
Lý Duy Hán, Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, đã đích thân gọi Chương Bá Quân để mời ông đến dự một cuộc họp chỉnh đốn để bày tỏ quan điểm của ông về ĐCSTQ. Chương Bá Quân được sắp xếp ngồi trên hàng ghế đầu. Không biết rằng đó là một cái bẫy, Chương Bá Quân đã nói rõ những phê bình của mình về ĐCSTQ. Trong suốt buổi họp, “Lý Duy Hán có vẻ thoải mái. Chương Bá Quân có thể đã tưởng rằng Lý Duy Hán đồng ý với những điều mình nói. Ông đã không biết rằng thực ra Lý Duy Hán vui mừng khi thấy con mồi của mình đang sa vào bẫy.” Sau cuộc họp, Chương Bá Quân bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc.
Hàng loạt những buổi họp “dụ rắn” như với Chương Bá Quân đã diễn trong năm 1957, các tác giả sau đó đều được đưa vào danh sách những phần tử cánh hữu cần bị thanh trừ. Có hơn 550,000 những “kẻ cánh hữu” như vậy trên toàn quốc.
Chuong Ba Quan[12]
Chương Bá Quân bị sập bẫy, bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc



Song, tất cả chỉ là những đề xuất mang tính xây dựng!
Thực ra, khi người ta đọc lại các ý kiến đề xuất với ĐCSTQ, thì không có một ai trong số những người bị buộc tội là “cánh hữu” đề xuất rằng Đảng Cộng sản nên bị lật đổ; tất cả những gì mà họ đề xuất là những lời phê bình mang tính xây dựng.
Vậy mà chính vì những đề xuất này mà hàng chục nghìn người đã bị mất tự do, và hàng triệu gia đình đã phải chịu thống khổ. Tiếp theo là các cuộc vận động khác nữa như “giãi bày tâm sự với Đảng”, để moi ra những người có chủ trương cứng rắn, chiến dịch mới “Tân Tam Phản”, nhằm đẩy những người trí thức về nông thôn để lao động khổ sai, và bắt những người cánh hữu đã bị sót trong lần đầu.

Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận 
động chống cánh hữu


Bất cứ ai bất đồng ý kiến với lãnh đạo ở nơi làm việc, đặc biệt là với các bí thư chi bộ đảng, sẽ bị dán nhãn là chống đảng. Đảng sẽ thường xuyên phê phán họ, hoặc đưa họ tới các trại lao động tập trung để bắt buộc cải tạo. Đôi khi đảng còn di chuyển toàn bộ gia đình họ về nông thôn, và cấm không cho con cái họ được học đại học hoặc đi bộ đội. Họ cũng không thể xin việc ở thành phố hoặc thị xã. Những gia đình này bị mất đi bảo đảm về công ăn việc làm và các chế độ phúc lợi y tế. Họ đã trở nên không bằng nông dân và bị xã hội ruồng bỏ thậm chí không bằng cả những công dân hạng hai.


Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.
Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.




3.2 Bị bịa đặt tội danh và ngụy tạo dân ý, các trí thức 
Trung Quốc đã bị đẩy vào tình thế “chết hoặc chịu nhục”

Một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ thường xuyên sử dụng trong mỗi cuộc vận động là đẩy các ‘đối tượng’ vào tình thế đối lập với đại đa số dân chúng, khiến họ bị cô lập và cảm giác trùng trùng vây ráp.
Một mặt ĐCSTQ sử dụng tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật và bịa đặt tội danh cho những người hay nhóm người mà Đảng muốn loại bỏ, một mặt lôi kéo quần chúng đứng về phía Đảng, bảo vệ quyền lợi cho Đảng và kích động họ sử dụng bất cứ hình thức nào để tiêu diệt một cách không thương tiếc những “phản động” mà Đảng đã chụp mũ.
Đảng cũng thường xuyên ngụy tạo dân ý, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý. Trong cuộc vận động chống cánh hữu này, trên báo chí đều tràn ngập những bài viết với tiêu đề: “Giai cấp công nhân đã lên tiếng”, “Các đảng phái dân chủ toàn quốc đều đứng về phía Đảng Cộng sản cùng trừng phạt cánh hữu”, “Chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phẫn nộ lên án”, “Cánh hữu thiểu số đã rơi vào trùng trùng bao vây của quần chúng dân chủ”, “Cánh hữu chỉ là một nhóm nhỏ cặn bã, tuyệt đại đa số trí thức đồng tâm đồng lòng với đảng”… Cứ như vậy, Đảng tẩy não toàn dân và lôi kéo tất cả vào cuộc để cô lập rồi sử dụng bạo lực lên hết nhóm người này đến nhóm người khác.

Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu
Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu



Truyền thống Trung Quốc là “Học giả thà chết chứ không chịu nhục” (sĩ khả sát bất khả nhục). ĐCSTQ có một biệt tài là có khả năng làm nhục những người trí thức bằng cách từ chối quyền được sống của họ và thậm chí kết tội cả gia đình họ trừ khi họ chịu nhục. Nhiều trí thức đã đầu hàng. Trong suốt quá trình, một số đã kể tội người khác để cứu mình, làm tan nát trái tim của bao nhiêu người. Những người không chịu nhục đã bị giết chết để làm gương đe dọa các trí thức khác.

Tầng lớp học giả truyền thống, những người mẫu mực của đạo đức xã hội, vì thế mà đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao Trạch Đông đã nói một cách không che dấu:
Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ.”

Đúng vậy, Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.
89523602


........../.