Chiến thuật hiểm độc “dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ

[daikynguyenvn.com]




3.1 Chiến thuật hiểm độc khó tưởng tượng 
“dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ


Với chiến thuật “dụ rắn ra khỏi hang”, vào cuối tháng 2 năm 1957, ĐCSTQ tuyên bố “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”,ĐCSTQ đã kêu gọi những người trí thức nói lên các đề xuất và phê bình của mình với Đảng, và hứa là sẽ không trả thù. Những người trí thức vốn đã không hài lòng với ĐCSTQ trong một thời gian dài vì sự kiểm soát của Đảng trên mọi lĩnh vực mặc dù Đảng không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực đó, và vì việc Đảng giết hại dân thường vô tội trong các cuộc vận động “trấn áp phản cách mạng” trong thời kỳ 1950-1953 và “tiêu diệt phản cách mạng” trong thời kỳ 1955-1957. Họ đã tưởng rằng ĐCSTQ cuối cùng đã trở nên cởi mở. Vì vậy họ đã bắt đầu nói ra những cảm nghĩ thực của mình và sự phê bình của họ ngày càng mạnh lên.

Nhiều năm sau đó, vẫn có nhiều người tin rằng Mao Trạch Đông chỉ bắt đầu tấn công những người trí thức sau khi không thể chịu đựng được những lời phê bình quá gay gắt của họ. Tuy nhiên, sự thực hóa ra lại không phải như vậy. Con dao đồ tể đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa họ rơi vào cái bẫy này.
Chống cánh hữu


Cuộc vận động “chống cánh hữu”

Ngày 15 tháng 5 năm 1957, Mao Trạch Đông viết một bài có nhan đề “Sự tình đang bắt đầu thay đổi” và cho lưu hành trong nội bộ các quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Bài đó viết rằng, “Trong những ngày gần đây những kẻ cánh hữu… đã cho thấy chúng kiên quyết nhất và điên cuồng nhất. Những kẻ cánh hữu, là những kẻ chống cộng, đang liều lĩnh cố gắng khuấy động lên một cơn bão trên cấp 7 ở Trung Quốc… và quyết tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản.” Sau đó, những quan chức đã thờ ơ với chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận” đột nhiên trở nên hăng hái và “sốt sắng”. Trong hồi ký của mình “Quá khứ không biến mất như làn khói”, con gái của Chương Bá Quân đã kể lại:
Lý Duy Hán, Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, đã đích thân gọi Chương Bá Quân để mời ông đến dự một cuộc họp chỉnh đốn để bày tỏ quan điểm của ông về ĐCSTQ. Chương Bá Quân được sắp xếp ngồi trên hàng ghế đầu. Không biết rằng đó là một cái bẫy, Chương Bá Quân đã nói rõ những phê bình của mình về ĐCSTQ. Trong suốt buổi họp, “Lý Duy Hán có vẻ thoải mái. Chương Bá Quân có thể đã tưởng rằng Lý Duy Hán đồng ý với những điều mình nói. Ông đã không biết rằng thực ra Lý Duy Hán vui mừng khi thấy con mồi của mình đang sa vào bẫy.” Sau cuộc họp, Chương Bá Quân bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc.
Hàng loạt những buổi họp “dụ rắn” như với Chương Bá Quân đã diễn trong năm 1957, các tác giả sau đó đều được đưa vào danh sách những phần tử cánh hữu cần bị thanh trừ. Có hơn 550,000 những “kẻ cánh hữu” như vậy trên toàn quốc.
Chuong Ba Quan[12]
Chương Bá Quân bị sập bẫy, bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc



Song, tất cả chỉ là những đề xuất mang tính xây dựng!
Thực ra, khi người ta đọc lại các ý kiến đề xuất với ĐCSTQ, thì không có một ai trong số những người bị buộc tội là “cánh hữu” đề xuất rằng Đảng Cộng sản nên bị lật đổ; tất cả những gì mà họ đề xuất là những lời phê bình mang tính xây dựng.
Vậy mà chính vì những đề xuất này mà hàng chục nghìn người đã bị mất tự do, và hàng triệu gia đình đã phải chịu thống khổ. Tiếp theo là các cuộc vận động khác nữa như “giãi bày tâm sự với Đảng”, để moi ra những người có chủ trương cứng rắn, chiến dịch mới “Tân Tam Phản”, nhằm đẩy những người trí thức về nông thôn để lao động khổ sai, và bắt những người cánh hữu đã bị sót trong lần đầu.

Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận 
động chống cánh hữu


Bất cứ ai bất đồng ý kiến với lãnh đạo ở nơi làm việc, đặc biệt là với các bí thư chi bộ đảng, sẽ bị dán nhãn là chống đảng. Đảng sẽ thường xuyên phê phán họ, hoặc đưa họ tới các trại lao động tập trung để bắt buộc cải tạo. Đôi khi đảng còn di chuyển toàn bộ gia đình họ về nông thôn, và cấm không cho con cái họ được học đại học hoặc đi bộ đội. Họ cũng không thể xin việc ở thành phố hoặc thị xã. Những gia đình này bị mất đi bảo đảm về công ăn việc làm và các chế độ phúc lợi y tế. Họ đã trở nên không bằng nông dân và bị xã hội ruồng bỏ thậm chí không bằng cả những công dân hạng hai.


Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.
Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.




3.2 Bị bịa đặt tội danh và ngụy tạo dân ý, các trí thức 
Trung Quốc đã bị đẩy vào tình thế “chết hoặc chịu nhục”

Một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ thường xuyên sử dụng trong mỗi cuộc vận động là đẩy các ‘đối tượng’ vào tình thế đối lập với đại đa số dân chúng, khiến họ bị cô lập và cảm giác trùng trùng vây ráp.
Một mặt ĐCSTQ sử dụng tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật và bịa đặt tội danh cho những người hay nhóm người mà Đảng muốn loại bỏ, một mặt lôi kéo quần chúng đứng về phía Đảng, bảo vệ quyền lợi cho Đảng và kích động họ sử dụng bất cứ hình thức nào để tiêu diệt một cách không thương tiếc những “phản động” mà Đảng đã chụp mũ.
Đảng cũng thường xuyên ngụy tạo dân ý, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý. Trong cuộc vận động chống cánh hữu này, trên báo chí đều tràn ngập những bài viết với tiêu đề: “Giai cấp công nhân đã lên tiếng”, “Các đảng phái dân chủ toàn quốc đều đứng về phía Đảng Cộng sản cùng trừng phạt cánh hữu”, “Chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phẫn nộ lên án”, “Cánh hữu thiểu số đã rơi vào trùng trùng bao vây của quần chúng dân chủ”, “Cánh hữu chỉ là một nhóm nhỏ cặn bã, tuyệt đại đa số trí thức đồng tâm đồng lòng với đảng”… Cứ như vậy, Đảng tẩy não toàn dân và lôi kéo tất cả vào cuộc để cô lập rồi sử dụng bạo lực lên hết nhóm người này đến nhóm người khác.

Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu
Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu



Truyền thống Trung Quốc là “Học giả thà chết chứ không chịu nhục” (sĩ khả sát bất khả nhục). ĐCSTQ có một biệt tài là có khả năng làm nhục những người trí thức bằng cách từ chối quyền được sống của họ và thậm chí kết tội cả gia đình họ trừ khi họ chịu nhục. Nhiều trí thức đã đầu hàng. Trong suốt quá trình, một số đã kể tội người khác để cứu mình, làm tan nát trái tim của bao nhiêu người. Những người không chịu nhục đã bị giết chết để làm gương đe dọa các trí thức khác.

Tầng lớp học giả truyền thống, những người mẫu mực của đạo đức xã hội, vì thế mà đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao Trạch Đông đã nói một cách không che dấu:
Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ.”

Đúng vậy, Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.
89523602


........../.

... vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?



https://daikynguyenvn.com 

Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?

Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.
Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)[1]
Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng (Ảnh: Internet)
Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước, mất nước, mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.



Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.
Theo Secretchina [2]
Tinh Vệ biên dịch

........./.

_________ ca sĩ THÁI THANH








[...]

Gia đình nữ danh ca Thái Thanh vốn là gia đình nòi âm nhạc ở Hà thành xưa. Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được 2 người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức danh ca Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ. Song thân của danh ca Thái Thanh đều là những người rất sành nhạc cổ. Thân phụ của Thái Thanh vốn chơi đàn nguyệt, còn thân mẫu chơi đàn tranh và đàn tỳ bà hay có tiếng ở đất Bắc. Nên tất cả anh em của Thái Thanh đều ngấm máu văn nghệ sĩ từ khi còn nhỏ. Quê ngoại của Thái Thanh ở Sơn Tây, quê nội ở ngay Hà Nội. Thái Thanh chào đời năm 1934 tại làng Bạch Mai, Hà Nội. Năm 1946, 12 tuổi, Thái Thanh đã được ông bà Phạm Đình Phụng đưa theo cùng các anh chị lên Sơn Tây tản cư. Cũng tại nơi đây, người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn. Ông bà Phạm Đình Phụng lại đưa con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long. Tại quán Thăng Long này, các văn nghệ sĩ kháng chiến thường dừng chân, ăn phở và nghe nhạc. Chị em Phạm Đình Chương (nghệ danh Hoài Bắc), Phạm Thị Quang Thái (nghệ danh Thái Hằng) và Phạm Thị Băng Thanh (nghệ danh Thái Thanh) thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Khách đến rất vui vì được thưởng thức “cây nhà lá vườn”. Đầu năm 1949, anh chị em Thăng Long gia nhập các ban văn nghệ quân đội của liên khu IV. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). Tại đây, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy và hành trình âm nhạc của gia đình từ nay nảy nở thêm những tài năng mới, với Duy Quang là con đầu lòng sinh năm 1951, và tiếp theo là các con Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo. Chuyện Thái Hằng gặp gỡ và nên vợ chồng với nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ là một bước ngoặt lớn với nữ ca sĩ nổi tiếng hi sinh cho chồng con này, mà cũng là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời danh ca Thái Thanh.

||||



Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi. Đến giờ, nữ danh ca không còn nhớ rõ bài hát đầu tiên mà mình trình diễn là bài nào nhưng chắc chắn là một bài hát của Phạm Duy. Lúc đó, nhạc sĩ Phạm Duy đang theo đuổi Thái Hằng nên thường dùng Thái Thanh làm cái cớ lấy điểm với chị Thái Hằng. Mà Phạm Duy nổi tiếng với tài sáng tác, nên chỉ nghĩ ra cách lấy điểm nhanh nhất và hiệu quả nhất là qua con đường âm nhạc. Phạm Duy hơn Thái Thanh chục tuổi, còn Thái Hằng hơn Thái Thanh 7 tuổi. Khi anh rể tương lai chinh phục chị gái, Thái Thanh trở thành cầu nối cho Phạm Duy. Hồi đó, có bài “Dòng sông Xanh” nhạc ngoại quốc, lời Việt rất nổi tiếng. Phạm Duy đã đặt lời Việt cho bài “Dòng sông Xanh” cho cô em gái Thái Thanh bé xíu hát để lấy điểm với cô chị Thái Hằng. Năm 1948, Thái Hằng kết hôn với Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở thành người một nhà với Thái Thanh. Chẳng biết Phạm Duy và Thái Hằng nên duyên vì những lẽ gì, nhưng chắc hẳn có một phần công lớn của danh ca Thái Thanh.
Từ sau khi hát bài “Dòng sông Xanh”, Thái Thanh đã cùng chị Thái Hằng và anh trai Phạm Đình Chương đi biểu diễn ở quân khu 4. Lần đầu tiên Thái Thanh hát cho công chúng nghe là ở một vùng quê những ngày tản cư kháng chiến. Khi đó, luôn có những ban nhạc hát cho công chúng ở vùng quê nghe. Lên sân khấu ở tuổi 14, còn bé xíu mà đứng trước đông đảo bà con, nên Thái Thanh cũng sợ lắm. Nhưng sau khi cất tiếng hát, thì tiếng hát, âm nhạc không những làm Thái Thanh tan biến mọi nỗi sợ mà còn cảm thấy hứng khởi, hạnh phúc, vì lúc đó, Thái Thanh thấy mình vinh dự được đứng trong ban hợp ca gồm các anh các chị như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Hằng, những thành viên của ban hợp ca “Thăng Long”.
May mắn cho Thái Thanh là song thân của cô đều là nghệ sĩ, yêu âm nhạc nên không ngăn cấm con cái theo nghiệp “xướng ca vô loài”. Các cụ chỉ dặn con nhất định phải học hành trước đã, đàn hát là chuyện phụ thôi, nhưng kể từ năm 1950, Thái Thanh đã lựa chọn đi theo con đường ca hát. Tên tuổi của Thái Thanh gắn liền với những bản nhạc của Phạm Duy. Kể từ bài “Dòng sông Xanh”, Phạm Duy đặt lời cho Thái Thanh hát, thì Phạm Duy đã biết giọng của Thái Thanh sinh ra là để hát những ca khúc do ông sáng tác. Cũng có người cho rằng, Phạm Duy vì yêu quý giọng hát của Thái Thanh nên đã sáng tác nhiều bài hát hợp với giọng của Thái Thanh. Trải qua 60 năm, Phạm Duy vẫn khẳng định: trong những người hát nhạc Phạm Duy, ông ưng nhất là Thái Thanh, Duy Quang và sau này có Đức Tuấn. Chỉ có Thái Thanh mới đủ khả năng nâng bổng nhạc của Phạm Duy lên và chỉ có nhạc của Phạm Duy mới đáng để Thái Thanh hát. Nhiều ca khúc của Phạm Duy được Thái Thanh thể hiện đúng chất và đúng tầm hơn hẳn những ca sĩ khác cùng thời - đó là nhận xét của một người làm chuyên môn bỏ công nghiên cứu về nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh.







Ban hợp ca Thăng Long của gia đình Thái Thanh



Thái Thanh có biệt tài “phiêu” cũng với những ca khúc của Phạm Duy. Có những nhạc phẩm của Phạm Duy, Thái Thanh tự ý đổi ca từ khi lên sân khấu, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy phải công nhận điều đó làm cho bản nhạc của ông bỗng mang một chút “duyên lạ”.
Như nhạc phẩm “Cho nhau”, Phạm Duy viết: “Cho nhau ngòi bút cùn trơ – Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa – Cho nốt đêm mơ về già”. Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau ngòi bút còn lưa…”. “Lưa” là một từ cổ, có nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu tiếc nuối. Như trong ca dao Bình Trị Thiên vẫn có câu hát đẫm buồn: “Trăm năm dù lỗi hẹn hò – Cây đa bến – Cô con đò vắng đưa – Cây đa bến Cô còn lưa – Con đò đã khác năm xưa tê rồi”. Nên từ “còn lưa” đã đẩy ca khúc “Cho nhau” về một cõi xa xưa đầy u hoài, luyến tiếc, để lại một dư âm da diết trong cảm nhận về ngôn từ trong lòng thính giả. Nhờ thế mà chữ tình trong “Cho nhau” trở nên lai láng, mơ hồ về quá vãng, còn day dứt mãi trong lòng tình nhân chứ không còn xao xác, tận cùng như “ngòi bút còn trơ”. Nên dù vậy, Phạm Duy lưu ý không chỉ nhắc nhớ một câu chuyện thú vị trong bài hát chứ chưa hề trách cô em vợ một tiếng nào. Mà vì tình “còn lưa” nên Thái Thanh lại hát câu: “Cho nốt đêm mơ về già” thành “Cho nối đêm mơ về già”, sâu nặng và thủy chung, như cứu rỗi hai linh hồn chưa bao giờ an lạc vì trót nhớ thương, tình lỡ.

Phạm Duy viết: “Cho nhau thù oán hờn ghen – Cho nhau cho cõi âm ty một miền”, Thái Thanh lại hát thành: “Cho nhau cho nỗi âm ty một miền”. Vô tình mà như hữu ý, vì từ “cõi” như là một ý niệm hiện hữu về không gian, như xa anh em về cõi chết, tưởng như “cõi âm ty” rất bao la nhưng thật ra chết là hết có còn vấn vương gì. Cho em “nỗi âm ty”, từ “nỗi” dùng để diễn tả tâm trạng con người, con người tưởng như không thể sánh được với cả một “cõi” không gian nhưng nỗi lòng người lại bao la đến vô hình. “Nỗi âm ty” là sự chết đang tồn tại trong thực thể còn đang sống. Chính cái “phiêu”, cái sáng tạo rất duyên dáng của Thái Thanh đã nâng những bài hát mà Thái Thanh thể hiện, khiến cùng một nhạc phẩm, nhưng dưới sự thể hiện của Thái Thanh luôn ở tầm rất khác so với các ca sĩ cùng thời.
Thái Thanh được cho là một giọng hát “vượt thời gian”, từng bị dư luận vẽ ra đủ thứ giai thoại về bí quyết học nhạc. Có dư luận nói, Thái Thanh hát hay như thế nhờ chui đầu vào chum để tập phát âm. Lẽ thật, giọng hát Thái Thanh sống mãi vì hai điều: Thái Thanh hát với tình yêu âm nhạc và cháy hết mình khi đứng trước khán giả.
Khi còn nhỏ, Thái Thanh không theo học nhạc ở trường lớp nào. Nhạc lý cũng như là xướng âm, Thái Thanh phải đặt mua sách từ bên Pháp, theo đó tự học, có gì khó thì hỏi nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Phạm Đình Chương cũng chủ yếu là tự học rồi từ vốn kiến thức đó lại trở thành thầy của em gái. Phạm Đình Chương có lần nói: “Cô có cái đặc biệt là trước khi tôi dậy thì cô đã biết rồi”. Thái Thanh có được giọng ca sống mãi với thời gian và vẻ đẹp khiến đàn ông không thể không ngoái nhìn. Có lần ca sĩ Khánh Ly trong dịp hội ngộ Thái Thanh đã nắm bàn tay đẹp có tiếng của Thái Thanh nói: “Nếu cháu là chồng của cô, cháu đành phải để cô đi hát trước khán giả, nhưng cháu sẽ giữ hai bàn tay cô ở lại nhà, cháu không cho ai được nhìn hai bàn tay ấy khi cô hát”.



Danh ca, một người phụ nữ và một người mẹ


 Thái Thanh lập gia đình với Lê Quỳnh năm 1956 và sinh liên tiếp 5 người con, 3 gái, 2 trai. Đó là: Ý Lan sinh năm 1957, Lê Việt 1958, Quỳnh Dao tức Quỳnh Hương 1960, Thanh Loan 1962 và Lê Đại 1964. Cậu út Lê Đại nhiều lần “chê” mẹ là sinh nhiều quá, “y như gái Tầu” vậy. Lê Đại cũng là người kém may mắn nhất trong 5 chị em: khi ra đời khỏe mạnh, nhưng Lê Đại bị bệnh sốt tê liệt từ lúc 8 tháng. Tuy sống sót nhưng Lê Đại bị liệt nửa thân dưới.

[...]

Sống xa Lê Quỳnh từ năm 1965, Thái Thanh một mình đảm đương vai trò vừa là mẹ, vừa thay cha trong việc nuôi dạy con cái. Khi dịu dàng, lúc nghiêm khắc, Thái Thanh luôn mong các con có được căn bản vững chắc về văn hóa và đạo đức, để mai sau trở thành những Con Người có thể viết hoa. Dù các con của Thái Thanh đều có giọng ca thiên phú, nhất là Ý Lan và Quỳnh Hương, nhưng khi Ý Lan còn nhỏ, Thái Thanh nhất quyết không cho con theo nghề ca hát. Thái Thanh buộc con phải học hành như bao người khác. Nhưng dường như là số phận, sau này Ý Lan đi làm, lấy chồng rồi mới bước vào nghiệp xướng ca và vẫn nổi tiếng dù bước vào nghề rất muộn.
Ý Lan luôn coi mẹ là thần tượng trong cuộc sống cũng như trong âm nhạc, như Ý Lan đã tâm sự: “Mẹ tôi là một người đàn bà tình cảm và rất can đảm. Suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, hình ảnh của mẹ Thái Thanh âu yếm, chăm sóc và yêu thương các con đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều khi tôi làm mẹ. Tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho tôi là niềm hạnh phúc và cả sự may mắn vô bờ bến”.



Sự nổi tiếng của bố Lê Quỳnh và mẹ Thái Thanh là cả một gia tài dành riêng cho con cái. Ý Lan trở thành ca sĩ như ngày hôm nay là nhờ có cả hai yếu tố quan trọng mà bố mẹ đã để lại trong dòng máu của Ý Lan. Cô tâm sự: “Tôi có tiếng hát và kỹ thuật hát thừa hưởng từ mẹ, còn kỹ thuật trình diễn được thừa hưởng từ bố”. Ý Lan cho đây là điều may mắn, chứ làm sao có thể nghĩ là một áp lực cho cuộc sống của mình. Đối với riêng tình phụ tử và mẫu tử thì lúc nào gia đình Ý Lan cũng có sự yên ấm. Bố mẹ Ý Lan đã không còn sống chung với nhau từ khi Ý Lan 8 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn rất quý nhau và trân trọng nhau, cho nên Ý Lan và các em trong gia đình đã quen một nếp sống cố định. Còn về tính tình, có những lúc bố mẹ uốn nắn các con để theo nề nếp căn bản nhưng luôn luôn đi đôi với tình cảm nhẹ nhàng.

Ngoài đời thường, Thái Thanh cũng là một người rất đỗi đàn bà. Chúng ta quen hình dung Thái Thanh trên sàn diễn, khi đang hát, hoặc qua những đĩa, băng nhạc. Chúng ta thường nhớ đến Thái Thanh như một đệ nhất và danh ca và quên mất Thái Thanh trong đời thường như một bà mẹ, một người nội trợ thích nấu ăn, một phụ nữ thích mặc đẹp, ăn ngon, kể cả ăn quà vặt. Khi 70 tuổi, Thái Thanh vẫn cần mẫn làm các món dưa chua, củ cải ngâm nước mắm, kho cá thu, làm thịt đông… Thái Thanh vẫn say sưa kể về cách làm các món ăn “Bắc Kỳ chính cống”. Cũng như khi đứng trên sân khấu, Thái Thanh dồn hết mình cho âm nhạc thì khi nấu nướng, toàn bộ con người bà, thân, trí và tâm. Thái Thanh đều chú tâm vào chuyện nấu nướng y như khi hát vậy.




Như Thái Thanh tâm sự về cách ứng xử với cây hoa lan: “Cư xử với cây khó lắm, nhất là hoa lan, không như cư xử với người đâu. Nếu mình không chăm sóc tử tế, không khéo, không làm đúng những gì mình phải làm, thì cây nó bỏ đi. Còn với người, người ta sẵn sàng chịu đựng nhau, đôi khi người ta giả dối dể vẫn liên lạc với nhau vì những điều gì đó. Còn với cây, mình có yêu cây thì cây mới ở lại với mình."





Trí Huân

[ http://dep.com.vn/Doi-thoai/Dieu-it-biet-ve-Thai-Thanh-Diva-cua-Sai-Gon-mot-thuo/19641.dep ]


............../.






THAM KHẢO / VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?




VÌ SAO LÊ DUẨN HẠ ĐƯỢC HỒ CHÍ MINH ?

Bùi Anh Trinh

Năm 1956 nhân vụ dân chúng nổi loạn vì cải cách ruộng đất, Hồ Chí Minh hạ bệ Trường Chinh, đuổi Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ chính trị; toan tính đưa Võ Nguyên Giáp vào Trung ương Đảng và vào thẳng Bộ chính trị để lãnh đạo ĐCSVN. Tuy nhiên Lê Đức Thọ biết Lê Duẩn có cách trị được HCM cho nên LĐT vận động kêu Lê Duẩn đang nằm vùng tại Miền Nam ra Hà Nội để đối phó với HCM. Quả nhiên Lê Duẩn hạ HCM rất dễ dàng.

 Cách của Lê Duẩn là nhân danh Tổng bí thư ĐCSVN đề nghị Liên Xô cho xem hồ sơ của HCM còn lưu trữ tại Mạc Tư Khoa. HCM sợ thành tích bất hảo của ông ta bị đưa ra ánh sáng cho nên đành chịu lép vế.










*****

THƯ TỐ CÁO CỦA TRẦN PHÚ

Theo chỉ thị của CSQT.3, tháng 10 năm 1930 Trần Phú mở Đại hội thành lập Đảng Cọng sản Đông Dương tại Hông Kông. Hội nghị bầu Trần Phú làm Tổng bí thư. Đặc biệt ông Nguyễn Tất Thành có mặt tại Hồng Kong nhưng không tham dự hội nghị bởi vì trước đó ông ta đã giả danh CSQT để mở một cuộc họp thống nhất 2 đảng Cọng sản của Ngô Gia Tự và Hồ Tùng Mậu mà sau này CSVN lấy làm ngày kỷ niệm thành lập ĐCSVN ( 3-2-1930 ).

Sau hội nghị, Trần Phú gởi thư tố cáo với CSQT :
“Năm 1930, ngày 9-12, một cuộc họp nội bộ ĐCSĐD kiểm điểm công khai các sai lầm của Victor ( Mật danh của Nguyễn Tất Thành ) trong việc ông ta giả lệnh CSQT họp thống nhất hai đảng mà không có chỉ thị hay tài liệu hướng dẫn của CSQT, ông ta đã tự nghiễn ra phương hướng hoạt động để chỉ thị cho các đại biểu và phạm hàng loạt sai lầm…NTT đã nhận khuyết điểm và hứa sẽ sửa chữa những sai lầm …” ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,154,616 ).
Sau đó Trần Phú dời Tổng bộ ĐCSĐD về Sài Gòn. Đến ngày 17-4-1931, vài ngày trước khi Trần Phú bị bắt, ông ta đã gởi về cho MTK một bức thư cuối cùng, tố cáo Victor ( Nguyễn Tất Thành ) đã phá hoại ĐCSĐD :
“Chúng tôi lưu ý các đồng chí đến tình huống này, không phải với mục đích chỉ trích đồng chí Victor ( NTT ), mà chỉ để nhắc nhở các đồng chí về việc đảng Cọng sản Đông Dương thống nhất đã ra đời như thế nào và chỉ để chứng tỏ nó đã sai lầm cho Đảng của chúng tôi ngay cả cho đến nay…”.( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu RC,495,32,95 ).

THƯ TỐ CÁO CỦA HÀ HUY TẬP
Năm 1935, ngày 27-3, tại Ma Cao. Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cọng sản Đông Dương lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Hà Huy Tập. Sau 3 ngày họp, đại hội bầu ra một ban chấp hành trung ương gồm 13 người, trong đó có Lê Hồng Phong đứng đầu, sau đó là Hà Huy Tập, Hoàng Văn Nọn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Rụt, Phùng Chí Kiên, Đinh Thanh, Võ Nguyên Hiến, Thẩu Xỉ, Hoàng Văn Thụ, 1 người tuyển chọn sau, và Nguyễn Tất Thành vị trí thứ 13 là vị trí dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng.
*( Nguyễn Tất Thành sau khi ra khỏi nhà tù Hồng Kông thì chạy về Nga vào cuối năm 1934. Còn Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn thì đi MTK vào tháng 12 năm 1934 để tham dự Đại hội 7 CSQT, nhưng đại hội bị đình đến tháng 7 năm 1935 ).
Tuy nhiên khi nêu tên Nguyễn Tất Thành ( Lý Thụy ) ra trước đại hội thì nhiều đảng viên phản đối và tố cáo nhiều chuyện không tốt về thành tích của NTT. Tạm thời Hà Huy Tập phải giải quyết bằng cách ghi tên NTT trong vị trí dự khuyết nhưng ghi thêm trong nghị quyết là NTT chỉ hoạt động ở nước ngoài mà thôi ( Hồi ký Hoàng Tùng ).
Sau khi đại hội kết thúc Hà Huy Tập mới tiếp tục điều tra về các việc làm của Nguyễn Tất Thành trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa. Kết quả điều tra rất nghiêm trọng cho nên ông phải tức thời báo cáo về Mạc Tư Khoa.
Năm 1935, ngày 20-4, Hà Huy Tập, tân bí thư Cục Hải ngoại của ĐCSĐD, gởi cho QTCS một bức thư tố cáo trước đây NTT biết Lâm Đức Thụ là một tay mật thám nhưng vẫn làm việc với Thụ. Hậu quả là cảnh sát của Tưởng Giới Thạch có hình và bắt hàng trăm đảng viên An Nam Cọng Sản đảng của Hồ Tùng Mậu, những hình này do trước đó các đảng viên đã nộp cho NTT ( Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, hồ sơ mang ký hiệu số RC. 459, 154, 586 ).
Theo hồi ức của một Ủy viên trung ương Đảng của Liên Xô là Anatoly Voronin thì CSQT đã họp hội đồng kỷ luật gồm có Manuilsky, Khang Sinh và Vasiliéva . Tuy nhiên NTT chứng minh được rằng Lâm Đức Thụ chỉ bán những ai không phải là Cọng sản.
Cũng theo Anatoly Voronin thì Khang Sinh đòi án tử hình, Manuilsky trung lập, còn bà Vasiliéva thì bênh vực với lý do đây chỉ là do NTT thiếu kinh nghiệm. Cuối cùng NTT chỉ bị kỷ luật phải học tập cải tạo thêm và không được giao bất cứ công việc gì trong vòng 2 năm, sau đó sẽ cứu xét lại.
Hiện nay tại Mạc Tư Khoa còn lưu trữ một văn kiện với lời phê của bà Vasiliéva về NTT: “Về chuyện liên quan đến Kvak ( Nguyễn Tất Thành có tên Nga trên giấy tờ là Nguyen Ai Kvak ), chúng tôi cho rằng trong 2 năm tới đồng chí này phải nghiêm túc chăm chỉ học tập và không thể nhận công việc nào khác. Chỉ sau khi học xong, chúng ta mới có kế hoạch đặc biệt để sử dụng đồng chí này” (Hsltr/MTK. RC, 495, 154,585 ).
*Chú giải: Theo như hồi ký của Hoàng Tùng, cựu bí thư Trung ương ĐCSVN, thì Lê Duẩn có nói rằng Nguyễn Tất Thành bị kỷ luật là do bị Hà Huy Tập báo cáo từ Hồng Kông rằng mật thám Pháp có dẫn bà chị của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Thị Thanh sang Tàu gặp ông để “thương lượng”. Nhưng sau khi các tài liệu của CSQT được công bố thì người ta thấy Hà Huy Tập chỉ phê phán hành vi cá nhân của NTT đối với tổ chức CSVN. Không hề có chuyện về bà Nguyễn Thị Thanh.

Tuy nhiên lời thố lộ trên đây chứng tỏ Lê Duẩn biết khá nhiều về cá nhân Nguyễn Tất Thành qua lời kể của Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai cho nên sau này ông ta tỏ ra coi thường HCM. Và trong thời gian Lê Đức Thọ làm Phó cho Lê Duẩn tại Miền Nam (1946 – 1950 và 1952 – 1954 ) thì Lê Duẩn có hé lộ cho Thọ biết rằng ông ta đang nắm trong tay bằng cớ HCM chẳng ra gì.
Vì vậy mà hồi ký của Nguyễn Văn Trấn cho thấy Lê Đức Thọ cũng coi HCM chẳng ra gì :
“Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà mặt day ra sân. Có lỗ tai tự nhiên phải hứng những lời mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà”. Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn (Nguyễn Văn Trấn, nói với mẹ và Quốc hội ).

>>THÚ NHẬN CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH
Năm 1938, ngày 6-6, tại Mạc Tư Khoa, Nguyễn Tất Thành gởi cho Trung ương CSQT một bức thư thống thiết : “Hôm nay là kỷ niệm 7 năm tôi bị bắt ở Hồng Kông. Ngày này cũng là khởi đầu năm thứ 8 tôi nằm không, không được hoạt động . Tôi viết thư này với mục đích xin các đồng chí thay đổi tình cảnh đau lòng này của tôi.
Xin các đồng chí phái tôi đi bất cứ nơi nào hoặc giữ tôi tại đây cũng được. Nhưng hãy dùng tôi trong bất cứ việc gì mà các đồng chí thấy là có ích. Tôi chỉ yêu cầu các đồng chí đừng bắt tôi phải sống một thời gian quá dài mà không sinh hoạt gì cả và ở bên ngoài đảng”. ( HCM Biên niên tiểu sử, Hà Nội,1992, tập 2, trang 60 ).
Bà Vasiliéva, Ủy viên Trung ương CSQT, chuyển thư này lên Bí thư CSQT là Dimitrov với một ghi chú ngắn bên lề rằng ông NTT bất hòa với giới lãnh đạo của ĐCSĐD ( Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai …) mà hiện nay mối bất hòa đó vẫn còn. Dimitrov quyết định cho Nguyễn Tất Thành về Trung Hoa phục vụ cho quân đội Mao Trạch Đông.
*( Sau này tự truyện của HCM với tên T.Lan kể lại rằng ông phục vụ trong vai Thiếu tá chính trị tên là Hồ Quang ).
*Chú giải : Trước năm 1990 không ai biết về các bức thư xin ra khỏi diện kỷ luật của ông NTT, nhưng cho tới khi hồ sơ CSQT sắp sửa được đưa ra cho công chúng thì chính quyền Liên Xô cho phép ông Nguyễn Mạnh Cầm là đại sứ Việt Nam tại Nga được đến xem các tư liệu có liên quan đến Việt Nam và còn cho phép ông Cầm được mang về những tài liệu nào mà phía Việt Nam thấy là cần thiết cho Việt Nam.
Lúc đó phái đoàn của ông Cầm chỉ lấy 2 hồ sơ. Một liên quan đến bức thư NTT xin về Việt Nam năm 1928 và một liên quan đến bức thư NTT xin được ra khỏi tình trạng bị kỷ luật năm 1938. Sở dĩ đoàn của Nguyễn Mạnh Cầm lấy lại 2 tài liệu này là nhằm mục đích muốn thủ tiêu bằng cớ chứng minh lãnh tụ Hồ Chí Minh quá tệ.
Tuy nhiên khi mang về giao cho Viện nghiên cứu lịch sử Đảng thì lúc này tại Việt Nam cũng có phong trào đổi mới, cho nói thẳng, nói thật. Nội vụ được trình lên cho Trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Đảng là ông Trần Độ thì ông này chủ trương cứ cho công bố sự thật.
Các nhà viết sử Hà Nội đã cho công bố các bức thư này trong sách “HCM, Biên Niên Sử” phát hành năm 1992. Tuy nhiên trước khi Hà Nội phát hành, vào năm 1990 sử gia Duiker của Hoa Kỳ đến Hà Nội “điều đình” với Viện Sử học và có được phóng ảnh của 2 bức thư này, ông công bố trong sách của ông xuất bản năm 2.000.
Lẽ ra vào năm 1992 Hà Nội không cho công bố 2 bức thư này vì lúc đó cánh cửa nói thẳng nói thật đã bị khép lại, Trần Độ bị mất chức và Đào Duy Tùng thay thế. Đào Duy Tùng muốn ém luôn 2 tài liệu này trong hồ sơ mật của Đảng nhưng ông cũng biết chắc chắn là Duiker sẽ công bố trong sách của mình cho nên ra lệnh tìm cách đưa tài liệu này ra công chúng với lời giải thích nghe xuôi tai để cho dân chúng không xôn xao khi mà sách của Duiker xuất bản.
.
BÙI ANH TRINH ................/.



GỬI EM NƠI ĐỈNH GIÓ






GỬI EM NƠI ĐỈNH GIÓ
Ròng rã cả chục năm dai dẳng đánh trả quân xâm lược Trung Quốc và bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc, hình ảnh những người lính lầm lụi lên chốt, thay phiên cho đồng đội, hốc hác tả tơi xuống các thị trấn - thị tứ... đã trở nên quen thuộc với người dân các tỉnh biên giới từ Quảng Ninh đến Lai Châu.
Người ta không thể quên cảnh những đoàn xe chạy bụi mù lên biên giới, lính trẻ răng cười sáng bóng, quần áo thơm mùi hồ, súng AK xanh ánh thép, tung thư nhà xuống đường, nhờ người dân mang ra bưu điện, gửi về người thân trước lúc lên chốt.
Người ta càng không được phép quên những chuyến xe từ biên giới về xuôi trong bóng chiều chạng vạng, chạy chầm chậm, để nước không trào ra khỏi đôi mắt ầng ậc nước của cô gái đội mũ Quân y chữ thập ngồi trên buồng lái, để bạt khỏi tung khỏi thùng xe cho những người lính xếp hàng, nằm im lặng say ngủ, che ánh mắt u uất của người cán bộ làm công tác chính sách trong vương vất mùi hương thơm...
Trong đội hình những người lên chốt, mình cứ luẩn quẩn với gương mặt của những nữ chiến sĩ thông tin rặt vùng đồng bằng Bắc Bộ, trẻ trung - tươi tắn, mũ mềm chụp trên tóc, quân phục K82 chít hông, khăn tay thêu làm duyên trên cổ, líu lo qua sóng vô tuyến từ những trạm - điểm nằm tít đỉnh núi, giữa rừng sâu...
Nếu như ở phía sau, dân tình đang rộn ràng chạy theo mốt nhảy đầm, mua sắm xe mini Nhật, xe máy bãi rác đưa về theo đường tàu biển, thì ở trên chốt, bộ đội vẫn chia nhau từng cọng su hào, nhịn từng hớp nước, thay nhau cắn từng miếng lương khô, cả tuần không biết đến tắm...
Trong giấc ngủ vùi vội vã, những người lính vẫn thon thót giật mình choàng tỉnh, níu tay kéo lại sự sống từ mảnh pháo, viên đạn, ngọn lê - nhát dao của đám xâm lược bành trướng hằm hè chiếm chốt, cướp đất.
Sự hy sinh không chỉ đơn giản là ngã xuống bị trúng đạn, pháo, mìn, lưỡi lê - dao găm của địch, mà còn là cắn răng chấp nhận sự thật trần trụi phía sau, cắn răng bảo vệ sự trần trụi đó; Đã bắt đầu nhuốm mùi kinh tế thị trường, người sống vì mình - cho mình nhiều hơn là người sống vì mọi người.
Ký ức mình, vẫn vẹn nguyên hình ảnh những nữ chiến sĩ thông tin tuổi 18-20, lụng thụng trong bộ quần áo lính, còng lưng khoác ba lô ngang qua các thị trấn, thị tứ, thị xã; ngượng nghịu che mặt xấu hổ khi bị người đi đường tò mò ngắm kỹ, dúi mặt vào lưng nhau, hé mắt ngắm những thỏi son, hộp phấn, những chiếc quần con phụ nữ xanh đỏ, viền đăng ten treo trong cửa hàng tạp hóa; những eo lính nữ mềm mại rụt rè xúm quanh hàng chè, thạch đá, cẩn thận mở kim băng gài túi áo, chọn tờ tiền đồng cuốn chặt, cùng đứng chia từng thìa chè, tảng thạch và thi nhau lè lưỡi nghịch ngợm liếm từng viên đá lạnh...
Cuối năm này, lại lên biên giới. Dừng xe giữa cung đường tay áo, nhẹ bước vào nghĩa trang đỉnh dốc, thắp hương cho những người đã nằm xuống, bia mộ ghi hy sinh 1979-1989.
Nước mắt đồng nghiệp nữ ầng ậc, bất chợt tràn trên má, khi đứng trước bia mộ cô gái thông tin hy sinh đúng tuổi 19 vào đúng năm 1989 và bật lên nức nở: "Đất nước này nợ các anh, các chị nhiều lắm!!"..
Một bài thơ viết về các chị, để mãi mãi không quên, rất nhiều thứ...
--------------------------------------------------------------------------------------------
GỬI EM NƠI ĐỈNH GIÓ
(Nguyễn Quang Lập)
Trạm thông tin của em trên đỉnh dốc Chín trăm
Mỗi bận anh lên, ba lần đứng thở
Em nói đấy là đỉnh gió
Yêu chẳng thật lòng, anh chẳng dám lên.
Bấy giờ đang là mùa hanh
Nước hiếm hoi, gió thì khô khốc
“Ai lên thăm nhớ xách giùm xô nước”
Cái biển đề tinh nghịch, thế mà hay.
Nên anh lên với xô nước trong tay
Tim đập thình thình chín mươi nhịp phút
Cứ nói dối gặp em… anh hồi hộp
Em biết thừa, thương quá chẳng dám trêu.
Lên đến đây mới biết gió quá nhiều
Gió bốn hướng, ù ù như xay lúa
Lời yêu thương thì rất cần nói nhỏ
Bực mình trách gió quá vô tư.
Em nói gió nhiều, nước mắt mau khô
Tiếng cười dễ tan điều riêng không giấu được
Có lẽ thế mà em thường hay hát
Nỗi buồn riêng ai nỡ để đầu môi.
Bây giờ nơi xa xôi
Không khi nào nguôi nhớ về đỉnh gió
Ước một mùa hanh lại về qua đó
Chạy ù lên với xô nước trong tay...
(Nguồn: Tạp chí Văn nghệ Quân đội - 1982)


........./.