Doanh nghiệp & quyền sở hữu tài sản



https://www.facebook.com/manh.quan.14/posts/10153419690929824

*******



Đây là bài phát biểu của TS luật Phạm Duy Nghĩa tại hội thảo về DN & quyền sở hữu tài sản (25.6). 

********


"Một bộ phận DN tư nhân phát triển rất tốt- tốt không thể tin được"
...Điều gì đã cản trở VN trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển. Dân VN có thể bức xúc chỗ nọ chỗ kia, chửi bới… nhưng cơ bản là hài lòng.
Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách, mình làm nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn.
Nền kinh tế tư nhân chia thành hai loại. một loại giàu lên rất nhanh. Ngay như điểm tin sáng nay cũng thấy, có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn DN tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi. Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó. Đó là khu vực tư nhân.
Còn về DNNN thì bao nhiêu năm nay vẫn không có gì mới. Chúng ta đã nói từ mấy chục năm nay rồi. Sở hữu không rõ, thành ra nhiều anh khai thác quyền của mình để kiếm được lợi tư từ khối DNNN. Vi vậy, DNNN thích hợp với những ai nắm quyền quản trị, và can thiệp được vào khối tài sản này. Cũng có những DNNN thành công như Vinamilk, Viettel… Nhưng với Viettel tôi còn nhiều nghi ngờ lắm, nhưng ít ra là có những điểm thành công. Nhưng còn các DNNN khác thì cũng có nhiều khó khăn lắm. Những khó khăn này dẫn đến thoái vốn, bán tống bán tháo tài sản nhà nước đi. Rồi dưới chiêu bài xã hội hóa, công tư hợp doanh để phân phối tài sản công cho tư nhân cũng khá nguy hiểm.
Khu vực thứ 3 là DN đầu tư nước ngoài tư VN thì lại đang phát triển tốt, ngày càng tăng trưởng. Lập luận của chúng tôi là, hóa ra khu vực này nó không dùng luật VN mình. Tài lực, vật lực nó mang từ bên ngoài vào, thuê đất, nhân công của mình, lắp ráp ở mình rồi nó bán đi. Tài sản ở mình thì có nhiều đâu. Nếu có tranh chấp thì nó có nhờ tòa mình xử đâu, nó mang ra nước ngoài. Như vậy, thể chế của VN mình chỉ làm khổ dân mình thôi, chứ không làm khổ khu vực nước ngoài nhiều lắm. chính vì vậy, họ vay mượn từ bên ngoài, họ vượt qua được thể chế của mình. Đó là lý do giải thích vì sao khu vực FDI có thể đóng góp vào xuất khẩu lớn với lý do không vướng vào những phiền nhiễu của chế độ sở hữu trong nước. 
Bây giờ cải cách thế nào? Nếu mà đất nước nói rõ cái gì của ai thì đã khác. Chỉ đơn giản thế thôi chứ có gì đâu mà phải nghĩ ngợi cho nhiều. Chẳng hạn như lô đất này ở trên địa bản của VCCI, thì chủ của nó là cái tổ chức ấy, tổ chức ấy nó không thích thì nó bán, nó cho thuê. Như vậy sẽ rõ chủ sở hữu của nó là ai. Nếu điều này xảy ra thì nó sẽ mạnh dạn hơn chút nữa đối với sở hữu toàn dân.
Hơn 10 năm trước đây, chúng tôi đã từng nói có một ý rằng: sở hữu toàn dân là cái ý chí chính trị. Nhưng khái niệm ấy không dùng được, ko có ý nghĩa về pháp lý. Nó phải có chủ thể rõ ràng. Lấy ví dụ, HN hay TP.HCM là một pháp nhân. Nó là pháp nhân thì nó có đất, cây… khi cây đổ vào oto của tôi thì tôi có thể kiện ông. Như vậy, sở hữu toàn dân như là một vòng kim cô. VN mình phải làm như TQ năm 2007 khi có luật về vật quyền. 
Sở hữu toàn dân rất có lợi cho những người biến từ ao ruộng, miếng đất đáng giá cân thịt lợn thành bao nhiêu cây vàng. Cái lợi ấy chạy hết vào túi của những người đó, nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào, vì phần lớn sẽ nằm trong tay những người có quyền quyết định đối với những lô đất đó. Thứ 2, vì thuộc về toàn dân, thuộc quyền nhà nước nên xảy ra nhũng nhiễu, hạnh họe người ta. Nếu rõ ràng sở hữu thì phải thương lượng. vì không rõ sở hữu nên nay anh anh thu hồi, mai anh chuyển đổi. Những người đó giàu lên rất dữ nhưng nó làm cho DN không dám đầu tư lớn, thể chế sở hữu không chắc chắn thì ko ai dám đầu tư.
Rất nhiều đại gia Vn bây giờ đang bán tài sản cho nước ngoài. Đây cũng là điều cảnh báo cho những nhà làm chính trị tại VN. Khi những đại gia này làm ăn đến mức nào đó, người ta sẽ chết. nên người ta bán đi.
Ngoài ra còn có những loại sở hữu thông qua hợp đồng. chẳng hạn có người sở hữu biệt thự ở Vũng Tàu, cho thuê 2 tuần/lần. thì có nhiều sở hữu thông qua hợp đồng với những thời hạn khác nhau. Người ta sẽ sáng tạo ra đủ thứ sở hữu. đáng ra luật pháp phải đảm bảo sự tự do đó, và dùng hệ thống tòa bảo vệ những điều đó. 
Sở hữu nó không chắc chắn.
Thứ 3, giả sử một người làm ăn tồi, vỡ nợ, thì tài sản đó phải nhanh chóng chuyển sang tay chủ nợ. chẳng hạn như một ngày đẹp trời, OceanBank, Ngân hàng Xây dựng sẽ chuyển sang cho anh khác. Nên luật phá sản là cái roi rất dữ đe nẹt những anh làm ăn dở. Nhưng mình chưa bảo vệ được những chủ nợ.
Nhưng vấn đề sở hữu ở đất nước mình chưa ai dám thảo luận rộng, sâu. Ý thức hệ như một rào cản, những người lãnh đạo có vẻ không vượt qua được điều này. Giới nhà giàu có được quyền lợi từ cái đó cũng không muốn đổi, còn những thành phần khác muốn đổi thì tiếng nói không mạnh.
Bây giờ, nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo… Thế thì vòng vo tam quốc nhưng mình có chữa được luật đâu. Hôm nay mình có thể nói mạnh hơn để cố gắng 20 năm sau để con cháu mình nó được cái là, cái nhà của nó là của nó, không phải của nhà nước, nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi không.



...../.