DỦ HỌC DỦ NGU




DỦ HỌC DỦ NGU

Nguyễn Đức Lập


https://www.facebook.com/notes/711938205519010/







  Nghe cái câu “dủ học dủ ngu”, càng học càng ngu, dễ mấy ai tin được.  Càng học thì càng phải khôn ra, cũng như gừng, quế, “dủ lão dủ tân”, càng già càng cay, mới phải cho chớ.
  Hồi nhỏ, tôi học chữ Nho với thân phụ. Cha thì dạy nghiêm túc, nhưng thằng con thì học lơ là, lại thêm cái tánh cắc cớ, rắn mắt đã quen, nên nhiều khi nó cố tình cắt nghĩa những câu chữ Nho học được theo ý của nó để cười chơi. Học tới câu “dủ học dủ ngu”, tôi đã dám ngồi xếp bằng chễm chệ, đã nói là cái tánh rắn mắt cắc cớ đã quen mà, cắt nghĩa cho thằng em tôi như vầy:  - “Dủ học dủ ngu” là “càng học càng ngu”, thành ra, trò học ít thì trò ngu ít, trò học nhiều thì trò ngu nhiều, mà trò không học thì trò không ngu.  Thằng em gật đầu khoái trá. Ai dè cha tôi đang đứng sau lưng. Tôi bị năm roi quắn đít và học một bài học nhớ đời: “Chữ nghĩa thánh hiền không thể đem ra đùa giỡn được.”
Không biết ông Mai Thảo có học một bài học để đời như tôi vậy chăng, nhưng ông cũng nói y như vậy, chỉ có điều ông không dùng “chữ nghĩa thánh hiền”, mà ông dùng hai chữ “văn chương”. Ông nói: “Đối với văn chương phải nghiêm túc, không đùa giỡn được”. Ông có thể lơ ngơ thất thểu ngoài đường phố, đi bộ mà cũng bị cảnh sát công lộ phạt vì tội phạm luật lưu thông. Ông có thể lè nhè nơi tiệm rượu khiến con nít giỡn mặt. Nhưng, khi viết, ông viết rất nghiêm túc, không bao giờ đùa giỡn với văn chương.
  Bị đòn, bị học một bài học để đời, nhưng với tuổi trẻ háo thắng, tôi không bao giờ tin rằng “càng học càng ngu”. Tin làm sao được khi con đường học vấn cứ thẳng tắp, lấy hết văn bằng nầy tới văn bằng kia và ra trường với một nghề vững chắc trong khi mặt còn non choẹt, còn búng ra sữa, phải xin phép cha để râu mép, cho được già giặn thêm một chút (phải xin phép để râu vì cha tôi quan niệm rằng: “cha chưa chết, con không được để râu”). Cho tới khi lăn lộn ngoài đời, tôi mới biết rằng có rất nhiều điều mà học đường và sách vở không hề dạy. Học đường học chợ, học trên báo chí, nghe lóm những bậc trưởng thượng, thấy kiến thức của mình “thiên bất đáo, địa bất chí,” càng học càng thấy ngu. Chưa cần nói tới những chuyện trời cao, đất rộng, biển thẳm, núi cao, sông dài chi cho xa, chỉ những câu ca dao, những câu hát ru em, huê tình, tai vẫn nghe hoài, miệng cũng có khi hát, tưởng rằng đã hiểu cháo chan, ai dè biết ra, không hiểu một cái gì hết.
  Hồi nhỏ, chị tôi ru em, vẫn thường hát câu: “Chim quyên ăn trái ổi tàu. Xứng đôi mẹ gả, ham giàu làm chi”. Tôi nghe câu nầy tới thuộc lòng mà không hề thắc mắc. Dễ quá mà, “ổi tàu” là giống ổi ở bên Tàu chớ còn gì nữa. Giống ổi ở bên Tàu, dĩ nhiên, phải lớn hơn, phải ngon hơn ổi bên mình, cũng giống như con ngựa to lớn thì được gọi là ngựa Bắc Thảo, con gà, con vịt to con, được gọi là gà Tàu, vịt Tàu… Không hề thắc mắc như vậy, cho mãi tới hơn nửa đời người, đọc được một bài của ông Võ Phiến, mới biết rằng “ổi tàu” ở trong câu hát không phải là giống ổi bên Tàu, mà là một loại cây hoang, mọc thành từng lùm, từng bụi ở mấy vùng đất gò miền Trung. Cây nầy ở miền Bắc gọi là hoa cứt lợn, còn ở cái xứ “chó ăn đá, gà ăn muối” của tôi thì gọi là bông ngũ sắc. Tôi đã từng hái trái của nó, lớn chỉ bằng hột tiêu, để ăn, đã từng hái những cái bông của nó để hút chất mật ngọt ngọt ở cuống bông, mà đâu biết tên của nó là ổi tàu. Mẹ tôi vẫn thường hái bông ổi tàu nầy, chưng với đường phèn, cho anh em tôi uống, mỗi khi bị ho.
  Có một câu hát ru em nữa, mà tôi cũng nghe đi nghe lại hoài: “Trách ai ăn giấy bỏ bìa. Khi thương, thương vội, khi lìa, lìa xa”. Câu nầy thì tôi có thắc mắc. Giấy thì làm sao mà ăn? “Ăn giấy bỏ bìa” là làm sao? Tại sao hạng người “ăn giấy bỏ bìa” khi thương lại thương vội, khi lìa lại một mạch lìa luôn theo kiểu “hạ thủ bất lưu tình?”. Tôi đem những thắc mắc nầy hỏi nhiều người.  Kể cả những ông thầy dạy Việt văn, nhưng không có ai trả lời nghe xuôi tai được. Cho mãi tới sau khi đổi đời, “giả dại qua ải” (mà chút xíu nữa thành dại thiệt), tôi về ở rẫy, tôi mới nghe được giải thích một cách thỏa đáng câu hát nầy. Người dạy tôi là bà Ba Thời. Bà nầy cạo đầu, ăn chay trường, tu tại gia, không ăn trầu, nhưng hút thuốc phun khói còn hơn đầu máy xe lửa. Bà có biệt tài chữa bịnh bằng phương pháp cắt lể rất mát tay. Nhiều người, trong đó có tôi, nhờ bà chữa trị mà lành bịnh. Đặc biệt, bà có ba con dao để lể, một cái bằng vàng, một cái bằng bạc, một cái bằng đồng, cái nào cũng chỉ lớn bằng cây móc tai. Tùy theo con bịnh nặng nhẹ mà bà dùng con dao nào để lể. Bà, người nẩm thấp, hơi nới về chiều ngang, mấy ngón tay mủm mỉm no tròn như nãi chuối cao, nhưng cắt lể cho bịnh nhơn, bà làm coi bộ gọn gàng, nhặm lẹ khéo léo lắm. Tôi khoái nhất là cái màn được bà xe xe mấy sợi tóc, rồi giựt nghe cốc cốc.
  Đọc tới đây, xin độc giả đừng vội lên án tôi là tuyên truyền đề cao những phương pháp chữa bịnh thiếu khoa học hay đúng theo khoa học, biết làm sao mà nói cho cùng. Tôi viết ra đây là theo những điều chính tôi đã từng trải qua, theo kiểu “thấy mà tin”, chớ không hề thuyết phục ai phải tin theo mình cả. Hồi 77, 78, trong nước bị khủng hoảng kinh tế nặng, một trăm thứ bịnh đều chữa bằng xuyên tâm liên, sống ở rẫy, nếu không có những người như bà Ba Thời, bà Tám Thông, có lẽ tôi đã ấm mồ xanh cỏ từ lâu. Bà Tám Thông cũng chuyên về giác lể như bà Ba Thời, nhưng hành nghề chánh thức. Mỗi ngày, bà quảy gánh, đem đồ nghề ra chợ Phú Mỹ (nằm trên quốc lộ 15, đường Sài Gòn-Vũng Tàu), giác lể, ăn tiền. Bà Ba Thời chỉ cắt có một vết nhỏ, rồi nặn ra một chút máu. Bà còn dùng bông gòn sạch, tẩm dầu tràm, chặm lên vết thương đàng hoàng. Còn bà Tám Thông, sau khi cắt, dùng bầu thủy tinh giác hơi để hút máu. Bà nầy làm ăn rất bầy hầy. Bà dùng một nùi giẻ rách bươm, lau máu lau vết thương cho bịnh nhơn. Không biết một năm bà giặt được mấy lần, nùi giẻ dơ hầy, hôi rình. Bởi lối chữa bịnh của bà Tám Thông làm mất máu nhiều quá, trong thời buổi ăn khoai mì cầm hơi, một giọt máu còn quí hơn vàng và bởi cái lối làm ăn của bà thiếu vệ sinh quá, nên tôi chỉ nhờ bà ra tay có một lần. Độ ấy, cứ chiều chiều là tôi cảm thấy bị ớn lạnh, tay chân bải hoải. Bịnh kéo dài cả tháng không hết. Một người hàng xóm là thiếm Sáu Liệt, nói tôi bị trúng nước, nếu không chữa trị cho sớm, để lậm vô phổi, thì chỉ có “bà cứu nị”. Và, thiếm giới thiệu tôi tới bà Tám Thông. Vừa nằm dài, đưa lưng trần cho bà cắt giác, mà tôi nhờm gớm cái gì đâu. Tôi nhủ thầm là tự hậu, không bao giờ tới bà lần thứ hai. Quả thiệt như vậy, tôi không tới gặp bà một lần nào nữa, vì chỉ một lần chữa trị đó, bịnh hết hẳn. Mấy chuyện như vậy, biết nói sao cho cùng?
  Cái chuyện cắt lể khiến cho tôi nói sang đàng, xin trở về đề tài “ăn giấy bỏ bìa”. Bữa ấy, tôi ráng lặn lội qua nhà bà Ba Thời để nhờ bà trị cho cái chứng thiên đầu thống, đau đầu có một bên. Bà lấy cây kim vàng ra lể. Nói không phải để quảng cáo cho bà, bà chữa bịnh đâu có nhận tiền thù lao, chỉ cứu nhơn độ thế mà thôi, vả chăng, bà mất đã mười năm có lẻ, cát bụi trở về với cát bụi lâu rồi, đâu cần tôi phải quảng cáo. Bà cắt lể, giựt tóc nghe cốc cốc cho tôi một hồi, bịnh mười phần nhẹ hết tám, chín. Bà chỉ vô cái võng treo tùng tơn ở góc nhà, biểu tôi: “Thằng Tám mầy nằm đó, đánh một giấc đi. Ngủ một giấc, mầy sẽ hết nhức đầu luôn”. Nằm trên võng, chưa ngủ được, tình cờ mà tôi học được thế nào là “ăn giấy bỏ bìa”. Ngồi trên bộ ván ngựa, bà Ba Thời trải rộng tờ giấy quyến, lớn bằng tờ nhựt trình khổ lớn. Bà cẩn thận xếp đôi chiều dọc của tờ giấy, bà xếp đôi lần nữa, rồi lại xếp đôi nữa. Bà dùng dao rọc theo những lằn xếp. Tờ giấy, như vậy, được rọc ra thành tám mảnh, chiều dài vẫn giữ y nguyên. Tự nhiên, bà nói: - Rọc giấy như vầy kêu bằng ăn giấy. Miếng giấy tao rọc làm tám vun, kêu bằng ăn tám. Nhiều người hà tiện rọc thành mười sáu vun, kêu bằng ăn mười sáu. Nhưng giấy ăn mười sáu, điếu thuốc ngắn ngủn, kéo chưa đủ ba hơi đã hết. Tao thà chịu tốn giấy, ăn tám, đặng vấn điếu nào đáng điếu nấy, hút mới đã.
Không chờ không đợi mà tôi mừng còn hơn là khi không mà bắt được vàng thoi bạc nén vì bỗng dưng, bà ngâm nga: “Trách ai ăn giấy bỏ bìa. Khi thương, thương vội, khi lìa, lìa xa”. Bà cắt nghĩa liền: - Thằng Tám, mầy thấy không? Giấy quyển đâu có bìa, hổng có cái gì đáng phải bỏ hết. Vậy mà có những kẻ ăn giấy bày đặt bỏ trên, bỏ dưới, bỏ tả, bỏ hữu. Những kẻ ăn giấy bỏ bìa ấy chánh thị là ba cái quân điệu bộ kiểu cách lãng nhách, mà lại kiêu càng phí phạm bạc hãnh không ai bằng. Bà ngậm ngùi ngang: - Tao khổ gần một đời cũng vì ba cái quân “ăn giấy bỏ bìa” nầy đây… Bị, hồi đó, tao nghèo quá…
  Té ra, giấy ở đây là giấy quyến để vấn thuốc và ăn giấy là như vậy đó, chớ giấy không có lẽ bỏ vô miệng mà ăn được. Và, có nghe bà Ba Thời giải thích như vậy, tôi mới hiểu được tại sao cái kẻ “ăn giấy bỏ bìa” lại “khi thương, thương vội, khi lìa, lìa xa.” Khi tôi cảm ơn vì đã học được, đã được giải thích tường tận những điều thắc mắc ôm ấp từ lâu, thì ba Ba Thời cười, khoe hàm răng ám khói vàng khè: - Tao mà dạy cái gì? Chữ nghĩa của tao vừa đủ để ký tên. Đây là tay tao làm, miệng tao nói, cho vui vậy thôi…
  Có người sẽ trách rằng tại làm sao mà tôi lại chấp nhận lời giải thích của một người phụ nữ quê mùa ít học một cách dễ dàng như vậy. Trách tôi thì tôi chịu. Thú thật, tôi vẫn còn đem những thắc mắc về cái câu “ăn giấy bỏ bìa” ra hỏi nhiều người lắm, có người là nhà ngữ học lừng danh nữa, nhưng không có ai giải nghĩa được hết. Có một lần, đọc trên một tờ báo, nơi mục giải đáp thắc mắc, tôi thấy có người cũng thắc mắc về cái câu “ăn giấy bỏ bìa”, hỏi rằng giấy làm sao mà ăn được. Người giữ mục giải đáp đã trả lời rằng câu đó sai rồi, phải sửa lại là “trách ai được giấy bỏ bìa” mới đúng. Đọc tới đó, tôi bỗng ngậm ngùi, vì phải ai cũng có cơ duyên gặp được bà Ba Thời như tôi vậy đâu. Bà, bây giờ, đã ra người thiên cổ, một chữ cũng là thầy, huống hồ, bà còn dạy cho tôi nhiều điều khác nữa.
  Có lần, bà mời tôi hút thuốc, bà nói thuốc ngon lắm. Thuở đó, chuyện hút thuốc, tôi còn là tay mơ, cứ tưởng thuốc ngon là thuốc nhẹ lâng lâng, như kiểu thuốc vàng sợi ở Lạng Sơn. Nào dè, thuốc của bà, mới rít vô một hơi, tôi đã muốn bể phổi, ho sặc ho sụa. Té ra, thuốc ngon là thuốc nặng, có biết như vậy rồi, mới hiểu được tường tận ý nghĩa câu “thuốc ngon nửa điếu”. Trời ơi, thuốc ngon cỡ như thuốc của bà Ba Thời, mà chỉ còn có phân nửa, quện nhựa của nửa điếu thuốc trước, thì… ngon kể gì. Tôi có cơ duyên may mắn gặp được bà Ba Thời và có gặp được bà rồi mới biết mình còn ngu nhiều lắm. Có nhiều câu thành ngữ, nghe người ta nói, hay đọc trong báo chí, sách vở, riết rồi quen, tôi cũng nói y theo như vậy, không cần biết trúng trật, không cần nghiệm coi nó có hợp lý hay không. Thí dụ như câu “một kiểng hai quê.” Câu nầy, người ta vẫn thường nói và tôi vẫn thường nói theo, để chỉ người đờn ông có hai vợ. Một dịp tình cờ, tôi nghe chị Mũ Đỏ Võ Thị Vui nói khác. Chị Vui là một phụ nữ, có một thời ngang dọc, là một sĩ quan nổi tiếng trong binh chủng Nhảy Dù. Chánh chị làm quan, chứ không phải làm quan tắt. Chị bày tỏ ý kiến một cách nhẹ nhàng, không cần thuyết phục người nghe: - Phải nói là “một kiểng hai huê mới đúng.” - Huê là hoa. Vì kiêng bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, nên chữ “hoa” phải đọc là “huê”, ở miền Trung, có nơi còn đọc là “ba”, miền Nam thì nói là “bông.” Bữa chị Vui nói đó, có mặt cả nhà thơ Lê Giang Trần. Nhà thơ nầy có nghĩ gì không, tôi không biết, riêng tôi, nghe xong, tôi giật mình. Té ra, bấy lâu nay, mình quen miệng nói theo người ta, trật lất mà mình không biết. Một chậu kiểng mà trồng hai loại hoa khác nhau, để chỉ người đờn ông hai vợ là phải quá rồi. Từ cái câu “một kiểng hai huê,” mới hợp với câu ca dao: “Một bồn một kiểng tươi xanh. Một chàng, hai thiếp, khổ anh nhiều bề”. Tại sao mà khổ dữ vậy? Tại vì: “Một chàng hai thiếp, anh xử hiếp tôi rồi Tối, buồng ai nấy ngủ; gạo, hai nồi nấu riêng”. Đó, như đã nói, có nhiều câu nhiều chữ, nói riết thành quen, rồi hiểu cũng theo một thói quen, không cần tìm tới tận gốc cái nghĩa đích thực của nó.
  Hồi nãy, tôi nói tới chữ “ổi tàu,” bây giờ, xin nói tới “thịt kho tàu.” Hồi trước, chỉ có người miền Nam mới biết món thịt kho tàu, ăn với dưa giá trong mấy ngày tết. Bây giờ, bất kỳ Bắc, Trung, Nam không mấy người là không biết món thịt kho tàu. Kho làm sao, không ướp hành ướp tiêu gì hết, mà vẫn thơm tho? Kho làm sao mà miếng thịt mềm rục nhưng không nát? Kho làm sao mà không bỏ nước màu, nước thịt vẫn tươi màu nâu đỏ, trong khe? Mấy điều nầy, xin hỏi mấy bà nội trợ lành nghề. Tôi chỉ nói về điều tôi học được về “thịt kho tàu”. Ăn món thịt kho nầy từ hồi mới mọc ba cái răng cửa, tới hơn nửa đời người, tôi vẫn cứ đinh ninh món nầy là món của người Tàu. Thịt kho tàu là món thịt kho của người Tàu, chắc nhiều người cũng nghĩ như tôi vậy. Nghĩ riết như vậy rồi quen, không hề thắc mắc rằng trong các tiệm ăn do người Tàu làm chủ và đứng làm đầu bếp chánh, kể cả các tiệm ăn bình dân, không hề có món thịt kho tàu, ghi trong thực đơn. Mà thiệt, gẫm cho cùng, bên Tàu, xứ lạnh, làm gì có cây dừa, để có nước dừa tươi đổ vô nồi thịt kho. Mãi cho tới khi đọc một bài của ông Bình Nguyên Lộc, viết cho các em thiếu nhi, mới hiểu rằng chữ “tàu” ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông cái Tàu thượng, sông cái Tàu hạ, là hai con sông nước lợ. Té ra, kho tàu là kho lạt chớ không phải là kho theo kiểu người Tàu.
  Cũng nói quen miệng mà không cần tìm hiểu là “cây lẻ bạn”. Lẻ bạn là loại cây giống như cây thơm, cây dứa, nhưng thấp hơn, nhỏ hơn, cao độ hai tấc, hai tấc rưỡi là cùng. Tàu lá lẻ bạn màu tím than, bông mọc ra ở dưới gốc, giống như hai cái vỏ sò khép lại. Khi bông nở, hai mảnh hé ra, nhụy là những hột trắng tươi. Ở miền Nam, người ta thường trồng cây lẻ bạn ở những gò mả, ngụ ý một sự thương tiếc ngậm ngùi, người sống cũng lẻ bạn, người chết cũng lẻ bạn. Đó là tất cả những gì mà tôi biết, tôi hiểu về cây lẻ bạn. Tôi chưa một lần trồng cây lẻ bạn bên mộ của ai, nhưng tôi thích cái ý nghĩa nầy. Nào dè, tôi biết, tôi hiểu trật lất. Đọc cụ Vương Hồng Sển mới biết cây nầy tên nó không phải là cây “lẻ bạn”, mà là “lão bạng”, lấy từ câu “lão bạng sanh châu” (con trai, con sò già, sanh ra ngọc). Sở dĩ, cây gọi là vậy vì bông của nó giống như hai vỏ sò úp lại và khi nở bàng nhụy trắng tinh bên trong như những hột minh châu. Cụ Vương còn cho biết ở vùng Ngũ Hành Sơn ở Quảng Nam, cây lão bạng mọc làng khang. Biết thêm một điều gì, đỡ ngu thêm một chút. Nhưng, trường hợp của cây lão bạng nầy, tôi nghĩ, thà là không biết còn hơn. Bấy lâu, tôi vẫn thấy bụi cây màu tím đó, mọc bên cạnh một ngôi mộ, là một hình ảnh nên thơ, nói lên một ý nghĩa thương tiếc ngậm ngùi. “Lẻ bạn” bỗng trở thành “lão bạng”, hình ảnh nên thơ, chan chứa tình cảm đó, bỗng dưng biến mất…
  Tôi, bây giờ, “ai đem tiêu muối vãi lên đầu” rồi, mà muối nhiều hơn tiêu, ngồi mà tiếc lại thời gian đã qua, bỏ lỡ nhiều dịp may để mà học. Nhưng, tiếc là tiếc vậy thôi chớ làm sao níu kéo lại được thời gian. Thế giới càng ngày càng văn minh tấn tới. Khoa học kỹ thuật tiến triển một cách mau lẹ tới mức không theo kịp, tôi vẫn nuôi tham vọng muốn học nhiều, nhưng ngày giờ có chừng, sức người có hạn, học làm sao cho hết. Bà Ba Thời đã về với cát bụi, các ông Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển cũng không còn, nhưng các bạn trẻ tấn tới, cái kiến thức về khoa học kỹ thuật của họ, học biết bao giờ rồi? Đức Khổng Tử dạy rằng: “Vi nhơn nan” (làm người thì khó). Nội cái chuyện học để sống làm sao cho ra con người, xứng đáng là một con người, cũng đã hụt hơi.
  Tôi lớn lên trong phong trào Hướng Đạo. Luật phong trào dạy “trong sạch từ tư tưởng, lời nói, tới việc làm”. Cho tới ngày giờ nầy, điều luật vẫn làm cho tôi lao đao, chỉ biết giữ câu châm ngôn “gắng sức” của Sói con, để cho ngựa đừng trở chứng đạp rào. Đức Phật là người đi mà không đến. Cái học của tôi cũng vậy, học thầy học bạn, học sách học báo, học đường học chợ, chỉ đế là học. “Dủ học dủ ngu”. Ngày xưa, thầy Tử Lộ hỏi đức Khổng Tử khi nào thì chấm dứt sự học. Vị Vạn Thế Sư Biểu đã trả lời rằng: - Khi huyệt đã đào nhẵn nhụi rồi, đất đã đắp chắc chắn rồi, người đi đưa đã quay chưn lui gót rồi, lúc đó mới hết học. Và, cái học khó nhứt vẫn là học để sống làm sao cho ra con người…


........../.

Sự Điên Loạn của Hoàng Đế Stalin







Sự Điên Loạn của Hoàng Đế Stalin
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/su-dien-loan-cua-hoang-de-stalin.html

Tác giả: Alistair Cooke
Theo BBC Vietnamese – 15/6/2007
A-stalinR
Một bức tượng của Stalin “được” Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia) đưa từ Quảng trường trung tâm về “cất” trong một nhà kho.


Alistair Cooke, qua đời năm 2004 ở tuổi 95, là một trong những nhà báo được yêu mến nhất của Anh quốc. Khi ông qua đời, quyền tổng giám đốc BBC khi đó, Mark Byford, mô tả ông Cooke là “một trong những phát thanh viên vĩ đại nhất trong lịch sử đài BBC.”
Xin giới thiệu trích đoạn một lá thư của Alistair Cooke, phát thanh ngày 20-6-2003, với tựa đề “Bạo chúa điên loạn và độc ác nhất”, tìm hiểu vì sao nhiều người Mỹ, Anh vẫn miễn cưỡng khi lên án Stalin, người đứng đầu Liên Xô từ thập niên 1920 đến 1953.


Đến cuối thập niên 1920, Stalin đã sẵn sàng và đủ quyền uy để thực hiện một, hay đúng hơn là hai kế hoạch.
Một là hiện đại hóa công nghiệp và hai là buộc mọi người nông dân, lớn hay nhỏ, giàu hay lụn bại, phải nộp tài sản cho sở hữu tập thể.
Mọi nông trại sẽ bị quốc hữu hóa và đảng – những người Bolshevik ở Moscow thông qua các lãnh đạo vùng – sẽ biến từng người nông dân thành một kẻ tôi tớ có hợp đồng, cày sâu cuốc bẫm để rồi vụ thu hoạch sẽ được phân phát theo sự trung thành của anh với đảng.
Ngay từ đầu, đây là một vấn đề tính cách cho Stalin.
Từ hồi thanh niên, ông ta đã điên loạn. Từ những ngày đầu trong đảng, mắt ông đã láo liên, tai vểnh lên, mọi giác quan đều được huy động để tìm kiếm kẻ bội phản.
Điều này có nghĩa là trong một nhà máy, một người không đúng giờ giấc, một người không biết dùng máy móc mới, bất kì ai để máy hỏng đều bị xem là kẻ phản bội và bị bắn.
Kế hoạch tập thể hóa gặp phải một trở ngại to lớn – hơn 70% của cái gọi là dân vô sản là người nông dân, mà đa số không hề muốn giao nông trại cho cán bộ địa phương.
Ukraina là khu vực rất trù phú, là vựa lúa mì cho một nửa dân số Liên Xô. Những người nông dân cứng cỏi, độc lập ở đây đã nổi loạn chống tập thể hóa.
Stalin biết rõ phải làm gì – không thương lượng, không thỏa hiệp – ông ta đơn giản ra lệnh cho quân đội thu giữ lương thực và hạt giống của nông dân.
1933 là năm đầu tiên đánh dấu chiến thắng của Stalin trong việc thi hành kế hoạch tập thể hóa.
Trong năm đó, 4.2 triệu người Ukraina chết đói, 1.7 triệu người khác bị đầy đến các trại và bị bỏ mặc, để mùa đông giết chết họ.
Không một nhà báo phương Tây nào tôi biết có bài về Ukraina để gửi cho báo của họ.
Chúng ta quả thực có đọc về những phiên xử công khai các phóng viên, đảng viên, trí thức, những người bị nói là đã âm mưu chống đảng. Chắc chắn một số chống đảng, nhưng toàn bộ họ đã bị thanh toán.
Tại London, nhà văn Bernard Shaw bình luận: “Stalin đã đúng, ông bị kẻ thù bao vây.”
Stalin chắc hẳn hết sức tán đồng, ông ta bị nỗi lo ngại ám sát ám ảnh.
Tại Yalta, trong khi Roosevelt có hai vệ sĩ và Churchill một thám tử, Stalin sống và di chuyển cùng cả một sư đoàn lính và vệ sĩ Nga.
Ông ta ngủ vào ban ngày – ban ngày là lúc rủi ro nếu anh để lộ mình.
Ông thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly vodka đầu tiên, và bắt đầu cái mà tôi từng gọi là chữ ký hoàng hôn – tức là lệnh hành quyết: hôm nay, một anh rể; ngày mai đốt sáu ngôi làng; ngày hôm sau nữa, nhờ vào chỉ điểm của một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn, Stalin ra lệnh bắn luôn 2000 sĩ quan từ cấp tá trở lên vào lúc rạng sáng.
Không lâu sau khi Thế chiến Hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì trận mạc.
Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu.
Những người theo quan điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không muốn tin rằng ông ta đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử chống đảng nguy hiểm thực sự.
Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa Cộng sản, đoán là có 20 triệu người.
Cho mãi đến khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ năm 1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu.
Vì sao những người Anh, Mỹ bình thường, có học thức, đàng hoàng lại có chung quan điểm về hai kẻ độc tài?
Hitler được xem là kẻ điên loạn và quái vật, Stalin là một lãnh đạo rất nghiêm khắc và có lẽ hơi tàn nhẫn trong đối xử với kẻ phản loạn, nhưng không đến mức là kẻ diệt chủng tàn ác như Hitler.
Quan điểm này có ở những người theo quan điểm tự do tiến bộ, đàng hoàng trong thập niên 1930, 40, 50 và nhiều người còn giữ nguyên nó cho mãi đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Tôi tin rằng có hai lý do – đặc biệt trong và sau Thế chiến Hai – khiến Stalin có vẻ như là một nhà kỷ luật khắt khe đáng sợ hơn là kẻ điên loạn và độc ác nhất trong các bạo chúa.
Tầm mức các tội ác của Stalin, khi ấy mới là tin đồn, quá kinh khủng khiến con người không tin nổi.
Nhưng trên hết, tôi nghĩ, đó là chiến thắng tuyên truyền về một sự cai trị tuyệt đối mà chỉ có thể phá vỡ khi lãnh tụ qua đời đột ngột.
Mọi bộ phim, tấm ảnh về tình hình các nơi đều chỉ được công bố sau khi đã chịu kiểm duyệt.
Mọi thứ phải được ngăn chặn – mọi hình ảnh của trại lao động khổ sai, phòng tra tấn, đội hành quyết, ngay cả hình ảnh về đời sống khổ cực hàng ngày của nhân dân, dòng người xếp hàng mua bánh mì, xà phòng, mọi thứ ngoại trừ những trang trại mẫu dựng lên để khoe với khách nước ngoài.
Tổng kết lại, có thể nói thế này: có thính giả nào lại chưa thấy cả trăm lần những bộ xương người ở Dachau, Buchenwald, Auschwitz?
Nhưng bạn đã thấy một tấm hình nào chụp cảnh những viên đại tá nằm chết trên mặt đất, hình những ngôi làng đỏ lửa và các tử thi bốc khói, hình vụ hành quyết một viên tướng, một con rể, hình của bất kì người nào trong 27 triệu người chết?
Kết quả là chúng ta nhìn thấy Hitler với viễn kiến điên rồ, thành thật của y về chủng tộc hoàn hảo.
So với Stalin – kẻ điên của thế kỷ – Hitler chỉ là một hướng đạo sinh loạn trí.
Alistair Cooke



........./.

Chuyện xưa Sài Gòn



Chuyện xưa Sài Gòn - 1


http://dannews.info/2014/06/17/chuyen-xua-sai-gon-1/


 [...] năm 1976, Sài Gòn b đi tên là thành ph H Chí Minh, nhưng đó ch là cái tên bt buc dùng cho vic liên quan đến giy t. Người Vit dù đi tn chân tri góc bin hay sng ti quc ni đu gi Sài Gòn bng chính cái tên gc thân thương, gn gũi.

Lot bài Dân News gii thiu sau đây s giúp bn đc hiu thêm v mt “Sài Gòn xưa nghĩa là t năm 1975 v trước.


Phn I- Sài Gòn vi người Hoa
Có th nói, bt k mt ngôn ng trên trái đt này cũng đu tri qua hình thc vay mượn t các ngôn ng khác. nh hưởng v văn hóa là mt trong nhng tác đng chính trong vic vay mượn v ngôn ng. Ngoài ra, còn phi k đến các yếu t khác như đa lý, lch s, chính tr và xã hi trong vic hình thành ngôn ng vay mượn. Min Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vn là mt vùng đt m, d dàng hòa nhp vi các nn văn hóa khác t tiếng Tàu, tiếng Pháp và cui cùng là tiếng Anh. Có th ly bài hát Gia tài ca m ca Trnh Công Sơn đ gii thích s vay mượn ca ngôn ng Vit: Mt nghìn năm đô h gic Tàu, mt trăm năm đô h gic Tây, hai mươi năm ni chiến tng ngày…”. Như vy, Vit Nam đã tri qua ba thi k nh hưởng, ln lượt theo th t thi gian là ca Tàu, sau đó đến Pháp và cui cùng là M trong nhng năm chiến tranh gn đây nht.





Trước hết, xin được bàn v nh hưởng ca Trung Hoa mà ta thường gi nôm na là Tàu cùng nhng biến th như Người Tàu, Ba Tàu, Các Chú, Khách Trú và Cht hoc Chc. Gia Đnh Báo (s 5, năm th 6, phát hành ngày 16/2/1870) gii thích:

“…An-nam ta kêu là Tàu, người b
ên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, li dùng tàu ch đ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đ Tàu v.v T Ba-Tàu có cách gii thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đt mà chúa Nguyn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sng: vùng Cù Lao Ph (Đng Nai), Sài Gòn-Ch Ln, Hà Tiên, t Tàu bt ngun t phương tin đi li ca người Hoa khi sang An Nam, nhưng dn t Ba Tàu li mang nghĩa mit th, gây nh hưởng xu…”.
“…Kêu Các-chú là bi người Minh-hương mà ra; m An-Nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bng không thì cũng là người đng châu vi cha mình, nên mi kêu là Các-chú nghĩa là anh em vi cha mình. Sau ln ln người ta bt chước mà kêu by theo làm vy…”.
“…Còn kêu là Chc là ti tiếng Triu Châu kêu tâng Chc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay gi phép, cũng như An-Nam ta, thy người ta tui đáng cu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cu vân vân. Người An-Nam ta nghe vy vn theo mà kêu các nh là Chc …”
Cách gii thích thut ng nói trên ca Gia Đnh Báo t thế k th 19 được coi là tm n vì đây là mt trong nhng tài liu xưa có xut x t min Nam. Theo Lê Ngc Tr trong Tm nguyên T đin Vit Nam, chc hay cht là tiếng Tiu gi ch thúc, nghĩa là “em trai ca cha. Người bình dân gi Chc đ ch chung người Hoa. Người Qung Đông cho là gi như thế có ý mit th, người Triu Châu trái li, chp nhn vì h được tôn là chú. min Nam, các chú” Qung làm ăn buôn bán khá hơn các chú chc người Tiu lam lũ trong ngh làm ry, tn tin nên không biết có phi vì vy mi có câu:
Qung Đông ăn cá b đu
Tiu Châu lượm ly đem v kho tiêu!
Người Tiu li chê dân Qung không biết ăn cá. H nói món cháo cá Tiu khi ăn có v ngt đc bit nh ch ra sch bên ngoài, gi li nguyên si vy, đu và c rut! Dân Tiu min Nam chuyên tr nhng món cá chim hp, bò viên, tôm viên, rut heo nu ci chua và nht là món h tíu Tiu Châu. Người ta còn dùng các t như Kha, Xm, Chú Ba đ ch người Tàu, cũng vi hàm ý mit th, coi thường. Tuy nhiên, có s phân bit rõ ràng trong cách gi: ph n Tàu được gi là thím xm còn nam gii thì li là chú ba.



Năm 1956, chính ph Ngô Đình Dim ca nn Đ nht Cng hòa (1955-1963) đã có mt quyết đnh khá táo bo, buc tt c Hoa kiu phi nhp quc tch Vit Nam, nếu không s b trc xut. Thương nghip ti min Nam sau thi Pháp thuc phn ln nm trong quyn kim soát ca Hoa kiu. Vì vy, chính ph c to sc mnh cho doanh nhân Vit bng cách hn chế quyn li ca người Hoa. Đo lut 53 cm ngoi kiu (nhm vào Hoa kiu) tham gia 11 ngh liên quan đến thóc go, đin đa, buôn bán tht cá, than đá, du la, thu mua st vn được Chính ph Ngô Đình Dim ban hành vào tháng 9/1956. Đo lut này đã làm xáo trn kinh tế trong nước nhưng đã có tác đng mnh đến nn công thương nghip ca người Vit vào thi k đó. Đa s người Hoa đã nhp tch Vit, tính đến năm 1961, trong s 1 triu Hoa kiu min Nam ch còn khong 2.000 người gi li Hoa tch.
Người Tàu kim soát gn như toàn b các v trí kinh tế quan trng, và đc bit nm chc 3 lĩnh vc quan trng: sn xut, phân phi và tín dng. Đến cui năm 1974, h kim soát hơn 80% các cơ s sn xut ca các ngành công nghip thc phm, dt may, hóa cht, luyn kim, đin và gn như đt được đc quyn thương mi: 100% bán buôn, hơn 50% bán l, và 90% xut nhp khu. Hoa kiu min Nam gn như hoàn toàn kim soát giá c th trường. Cũng vì thế, Sài Gòn có câu ma mai: “Sng phá ri th trường, chết cht đường cht xá” đ ám ch người Tàu khi còn sng lũng đon nn kinh tế và đến lúc chết li t chc nhng đám ma mt cách rình rang. Cũng như người Tàu Hng Kông và Macao, người Tàu min Nam đa s nói tiếng Qung Đông (Cantonese) ch không nói tiếng Quan Thoi(Mandarin) mà ngày nay gi là tiếng Ph Thông. Cũng vì thế, ngôn ng Sài Gòn xưa vay mượn t tiếng Qung Đông được khong 71 triu người Hoa trên khp thế gii x dng.
Người Sài Gòn thường ví nhng người “ăn nói không đâu vào đâu là nói hong, nói tiu thc ra là nói tiếng Qung Đông, nói tiếng Triu Châu. Điu này cho thy tiếng Qung Đông xut hin rt nhiu trong ngôn ng min Nam trước năm 1975, kế đến mi là tiếng Triu Châu.
Trên thc tế, người Tàu có đến 5 nhóm Hoa kiu, được gi là Ngũ Bang ti min Nam: Qung Đông, Triu Châu, Phúc Kiến, Hi Nam và Khách Gia (người H). Trong lĩnh vc ăn ung ca Sài Gòn xưa, nh hưởng ca người Tàu gc Qung Đông rt đm nét. Người ta thường nói v 4 cái thú: “Ăn cơm Tàu, nhà Tây, ly v Nht Bn, đi xe Huê Kỳ”. Bên Tàu li ví von: “Thc ti Qung Châu, Y ti Hàng Châu, Thú ti Tô Châu, T ti Liu Châu (Cơm ngon ăn ti Qung Châu, Áo đp may vi Hàng Châu, V xinh cưới Tô Châu, Hòm chết chôn không bao gi mc Liu Châu ). Qung Châu chính là th ph ca tnh Qung Đông.
Kết hp ý nghĩa ca hai câu nói Vit-Trung trên ta có th kết lun: ăn ung theo người Tàu gc Qung Đông là hết xy hay s dzách (s mt), nhng t ng đã quá ph biến trong xã hi min Nam. V sau, vào thi chiến tranh Vit Nam, s dzách được ci biên theo kiu M thành nâm-b oăn (number one)! Hành trình ca ngôn ng xem ra rt thú v. Nói cho công bng, bên cnh s đông các tu lu, cao lâu ca người Tàu gc Qung Đông, Sài Gòn Ch ln cũng có lai rai mt s tim Tàu khác như tim H tíu Triu Châu đi din Ch Ln Mi, Cơm Gà Hi Nam Ch An Đông hay đường Tôn Th Tường.
Theo nhà văn Bình Nguyên Lc, thi trước 1945, các ph ky trong tim Tàu còn có kiu kêu vào bếp nhng món ăn thc khách gi y như người ta gi lô-tô” (bingo), dĩ nhiên bng tiếng Qung Đông:
- Bàn s 3, bên Đông, bà lùn, cà phê ít sa nhiu!
- Bàn s 4, bên Đông, h tíu không giá.
- Bàn s 1, bên Tây, thêm bánh bao ngt thng nh.
- Bàn s 2, bên Tây, ông già râu, cà phê đen ly ln, xíu mi to.
Ch tim thường biết rõ tính nết và s thích ăn ung ca mi khách quen, nên h thường đt cho mi người mt cái tên thuc loi hn danh. Khi khách ăn xong li quy tr tin thì ph ky rao nhng câu hóm hnh bng tiếng Qung Đông, chng hn như:
- Ông đu hói mang khăn rn, mt đng hai cc
- Bà hai mp, ba đng sáu cc
- Ông ch m nón n, tám đng tư, hai bánh bao mang v
Ni tiếng ti Sài Gòn xưa có các nhà hàng Đng Khánh, Arc-en-ciel (sau này đi tên là Thiên Hng), Soái Kình Lâm, Bát Đt, Á Đông, Đi La Thiên, Triu Châu Ti đây còn phc v loi “ăn chơitheo cung cách nht d đế vương. Qu tht người viết bài này chưa bao gi được “làm vua mt đêm” nên đoán trong nhng ba tic như thế phi có m n hu tu, thc đơn chc chn phi có nhiu món huyn thoi danh bt hư truyn v cái cht b dương khích dc đi đôi vi các th rượu quí như whisky, cognac và Mao Đài tu (Mao Đài hoàn toàn không có liên quan gì đến Mao Trch Đông dù ông có dùng rượu này đ tiếp đãi các nguyên th quc gia).
Cơm Tàu thường được đ trong nhng cái th nh nên được gi là cơm th, ch là cơm trng dùng chung vi các món ăn nhưng không nu bng ni mà ch hp cách thy đ cho chín go. Thông thường mt người ăn chng mt hoc hai th là no. Có người li ca tng ăn cơm th ch cn chan chút hc xì du (nước tương đen) pha vi dm Tiu thêm chút t là đã thy ngon ri. Nghĩ li cũng đúng nhưng nếu ăn kiu này thì nhng tim ni tiếng như Siu Siu bên hông ch An Đông hay Siu Siu đu hm Nguyn Duy Dương (hình như s nhà 61) chc đã dp tim t lâu ri!



Cơm chiên Dương Châu cũng là món ăn du nhp t Qung Đông. Nhiu người rt khoái cơm chiên nhưng ít người biết t khi thy đây ch là món tng hp các thc ăn dư tha được chế biến li. Này nhé, cơm vn là cơm ngui nu dư t hôm trước, các ph gia khác như jambon, trng tráng, đu Hòa lan, hành lá…còn dư được xt lát ri trn vi cơm mà chiên lên!
Cũng thuc loi thc ăn dư tha có món tài páo (bánh bao). Bn không tin ư? Nhân bánh bao là tht vn được xào lên, trn vi lp xưởng và trng (sau này được thay bng trng cút k t khi dch cút lan truyn khp Sài Gòn, nhà nhà nuôi cút, người người ăn trng cút). V bánh bao được làm bng bt mì, sau khi hp chín bt n phình ra trông tht hp dn. Có người bo cơm chiên Dương Châu và bánh bao th hin tính tn tin và tiết kim ca người Tàu, không b phí thc ăn tha! Nói cho vui vy thôi ch t cơm chiên, bánh bao đến các loi sơn hào hi v như bào ngư, vi cá, yến sào đu đòi hi cách chế biến, đó là ngh thut nu ăn. Các tim “cà phê h tiếu” ca Tàu lan rng ra nhiu nơi ch không riêng gì trong Ch Ln. Khp Sài Gòn, Gia Đnh ri xung đến Lc Tnh đi đâu cũng thy nhng xe mì, xe h tiếu, ch nhìn cách trang trí cũng có th biết được ch nhân là người Tàu. H có kiu cách riêng bit vi nhng chiếc xe bng g, thiết kế mt cách cu k. Phn trên xe là nhng tm kính tráng thy có v hình các nhân vt như Quan Công, Lưu B, Trương Phi, Triu T Long trong truyn Tam Quc.
Ăn đim tâm thì có mì, h tíu, bánh bao, há co, xíu miKhách thường gi mt ly xây chng, đó là mt ly cà phê đen nh hay tài phế (cà phê đen ln). Cà phê ngày xưa còn có tên cá phé v (dz), pha bng chiếc vt vi nên còn được gi là cà phê vt ta như chiếc v (bít tt). Cà phê đng trong “dz phi được đun nóng trong siêu nên còn có tên là cà phê kho, có điu kho nước đu thì có mùi cà phê nhưng nhng nước sau có v như thuc bc. Sang hơn thì gi phé ni (cà phê sa) hoc bt su (nhiu sa nhưng ít cà phê) vi sa đc có đường hiu Ông Th (2) hoc Con Chim (3). Có người li dùng bánh tiêu hoc du-cha-quy (người min Bc gi là quy) nhúng vào cà phê đ ăn thay cho các món đim tâm đt tin.
Người bình dân còn có li ung cà phê trên đĩa. Mi tách cà phê thường được đ trên mt chiếc đĩa nh, khách sành điu đ cà phê ra đĩa, đt điếu thuc Melia ch cà phê ngui ri cm đĩa lên húp. Nhà văn Bình-nguyên Lc trong Hn Ma Cũ mô t cách ung cà phê ca người xưa: “…Người cha đa bé rót cà phê ra dĩa cho mau ngui, ri nâng dĩa lên mà ung. Đây là cách ung ca mt s người Sài Gòn vào nhng thp niên 50-60, đa s h là nhng người ln tui, hoài c nên vn duy trì cách ung đc trưng ca Sài Gòn xưa. Vào mt quán nước bình dân trong Ch Ln ta có th gi mt ly sut xi và người phc v đem ra mt ly đá chanh mát lnh. Có người gi nước đá chanh là bt hiếu t vì dám c gan “đánh cha nhưng nói lái li là… đá chanh! Ti các tim cà phê h tiếu luôn luôn có bình trà đ khách có th nhâm nhi nhm xà (ung trà) trước khi gi ph ky đến đ thy xu (tính tin). (Nhm xà còn có nghĩa là tin hi l, tin trà nước). Người sành điu còn x mt tràng broken Cantonese:Hm bà làng k t?” (Hết thy bao nhiêu tin?).


Nhng t ng vay mượn ca người Tàu dùng lâu hóa quen nên có nhiu người không ng mình đã x dng ngôn ng ngoi lai. Chng hn như ta thường lì xì cho con cháu vào dp Tết hoc lì xì cho thy chú (cnh sát) đ tránh phin nhiu, cũng là mt hình thc hi l. Lp xưởng là mt món ăn có ngun gc t bên Tàu, tiếng Qung Châu là lp trường: ngày l Tt niên và rut heo khô. Cũng vì thế vào dp giáp Tết các ca hàng ni tiếng như Đng Khánh, Đông Hưng Viên trưng bày la lit các loi lp xưởng, nào là lp xưởng mai quế l, lp xưởng khô, lp xưởng tươi
Chế biến lp xưởng là ngh ca các Chú Ba trong Ch Ln. Lp xưởng được làm t tht heo nc và m, xay nhuyn, trn vi rượu, đường ri nhi vào rut heo khô đ chín bng cách lên men t nhiên. Lp xưởng màu hng hoc nâu sm vì chc hn có thêm chút bt màu. Lp xưởng Sóc Trăng thuc min Lc tnh cũng rt ni tiếng cùng vi món bánh pía, mt món đc bit ca người Tiu gc t Triu Châu. Đôi khi bánh pía còn được gi là bánh lt da, thc cht có ngun gc t bánh trung thu theo kiu Tô Châu nhưng khác vi loi bánh trung thu mà ta thường thy. Đây là loi bánh có nhiu lp mng và nhân bánh có trn tht m.
Bánh pía do mt s người Minh Hương di cư sang Vit Nam t thế k 17 mang theo. Trước đây, vic làm bánh pía hoàn toàn mang tính th công và phc v cho nhu cu ca tng gia đình. Bánh pía ngày trước cũng khá đơn gin, v ngoài làm bng bt mì có nhiu lp da mng bao ly phn nhân, lp da ngoài dày thường đ in ch, nhân làm bng đu xanh và m heo ch không có lòng đ trng mui và các loi thành phn khác như ngày nay. Do th hiếu ca người tiêu dùng mà các lò bánh mi thêm các thành phn hương liu khác như su riêng, khoai môn, lòng đ trng mui Ti Sóc Trăng hin có gn 50 lò chuyên sn xut bánh pía. Tuy nhiên, s lò bánh và ca hàng buôn bán tp trung đông nht ti th t Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyn M Tú, tnh Sóc Trăng) nơi được xem là khi thy ca làng ngh bánh pía.
Vt quay Bc Kinh và vt quay T Xuyên là nhng món “đc sn ni tiếng ca Tàu. Đc trưng ca món vt quay là da vt mng, giòn, màu vàng sm. Ti min Nam, vt quay và tht heo quay cũng được người Qung Đông đưa vào danh sách m thc. Bí quyết gia truyn ca các món này là ướpngũ v hương ri quay sao cho da giòn tan trong khi phn tht va mm li va thơm. Vt quay hoc heo quay theo đúng kiu Tàu là phi ăn vi bánh bao chay (không nhân) nhưng người Vit cũng chế thêm món bánh hi tht quay ăn vi các loi rau, chm nước mm cho hp vi khu v. Ngày xưa, trong Ch Ln, ni tiếng v heo quay, vt quay có khu vc đường Tôn Th Tường, Sài Gòn thì khu Ch Cũ có vài tim heo quay ca người Tàu. Chuyn k có mt ông cà lăm đi mua tht quay, khi ông lp bp: Bán cho tôi 20 đng tht quay…” thì Chú Ba vi tay ngh cht tht cũng va cht xong đúng 20 đng!
Hết “ăn gi li sang đến chơi trong ngôn ng vay mượn ca người Tàu. Chuyn c bc trong ngôn t ca người Sài Gòn xưa đã xut hin không ít nhng t ng t tiếng Tàu. Tài Xu (phiên âm t tiếng Tàu có nghĩa là Đi Tiu) là trò chơi dân gian có t rt lâu. Ch cn 1 cái đĩa, 1 cái bát và 3 ht xí ngu cũng có th lp sòng tài xu nên còn có tên là sóc đĩa.
Ht xí ngu có sáu mt, mi mt có t mt đến sáu chm, tương đương t mt đến sáu đim. Khi ráp sòng, người ta đ c ba ht lên chiếc đĩa s, chp bát lên trên ri lc. Tng s đim ca ba ht t mười tr xung gi là xu, trên con s mười là tài. Sau khi ch sòng lc đĩa, người chơi đoán hoc tài hoc xu mà đt cược. Chuyn thng thua trong tài xu tùy thuc vào tay ngh ca người xóc đĩa, còn được gi là h l. Xác sut ch sòng là t 60 đến 70% thng nhưng vì l mang kiếp đ đen nên con bc vn b thu hút vào sòng xóc đĩa.
Các loi bài và hình thc chơi bài cũng có xut x t tiếng Tàu. Binh xp xám (13 cây) có nhng thut ng như mu binh (không cn binh cũng thng), cù l (full house) là 3 con bài cùng s và mt cp đôi, ví d như 3 con chín + 2 con K (ln nht là cù l ách (ace), nh nht dĩ nhiên là cù l hai), thùng (flush) là 5 con cùng nước (suit) mà không theo trt t lin nhau, ngược li là snh (straight) là 5 con theo trt t lin nhau nhưng không cùng nước. Kho t vng trong xp xám còn có xám chi (3 con cùng loi three of a kind), thú (two) hay thú phé (two separate pairs) là 2 cp và 1 con bt kì nào khác. Th nht t quý (4 con bài cùng s) th nhì đng hoa (cùng mt nước như cơ, rô, chun, bích) là mt trong s c rng t ng ca dân binh xp xám.
phn trên đã bàn v hai khía cnh “ăn” và “chơi, còn mt khía cnh đóng vai trò không kém phn quan trng là “làm” ca người Tàu. Ngh nghip được xếp thp nht ca người Tàu là ngh lc xoong hay nói theo tiếng Vit là mua ve chai, người min Bc gi là đng nát. Chú Ha (1845-1901), người Phúc Kiến, xut thân t ngh này nhưng v sau li là mt trong 4 người giàu nht Sài Gòn xưa: “Nht S, nhì Phương, tam Xường, t Ha. Bn triu phú ngày xưa gm các ông Huyn S (Lê Phát Đt), Tng đc Phương (Đ Hu Phương), Bá h Xường (Lý Tường Quan) và Chú Ha (Hui Bon Hoa hay Ha Bn Hòa). (Xem Triu phú Sài Gòn xưa)
Mt s người Tàu hành ngh bán chp phô vi các mt hàng thuc loi t pín lù nhưng sn sàng đáp ng được mi nhu cu hàng ngày ca người lao đng trong xóm. Tim chp phô ch có mc đích lượm bc cc t cây kim, si ch đến cc xà bong Cô Ba, qu trng, th đường. Người Tàu kiên trì trong công vic bán tp hóa, ông ch ung dung đếm tin mi ti và n dưới tim chp phô là c mt gia tài được tích lũy. Người ta ch phát hin điu này khi có phong trào vượt biên. Tính r 3 cây mt người thế mà c gia đình ch tim chp phô vn tha sc vượt bin đ tìm đến bến b t do.
Cao cp hơn là nhng xì thu, nhng người thành công trong kinh doanh mà ngày nay ta gi là “đi gia. Đin hình cho giai cp xì thu là Trn Thành, bang trưởng Triu Châu, vi hãng bt ngt V Hương T ri các mt hàng mì gói Hai Con Tôm, nước tương, tàu v yu đã chinh phc th trường min Nam t thp niên 60 đ tr thành “ông vua không ngai trong vương quc Ch Ln. Xì thu Lý Long Thân làm ch 11 ngành sn xut và dch v, 23 hãng xưởng ln: hãng dt Vinatexco, Vimytex, hãng nhum Vinatefinco, hãng cán st Vicasa, hãng du ăn Nakyco, hãng bánh ngt Lubico, Ngân Hàng Nam Vit, Ngân Hàng Trung Nam, khách sn Arc en Ciel, hãng tàu Rng Đông




Xì thu Lâm Huê H được nhiu người gi là ch n ca các ông ch. Ông là người gi nhiu tin mt nht min Nam, s tin ông có tay bng vn ca nhiu ngân hàng tư nhân c nh như Nam Đô, Trung Vit gp li. Lâm Huê H còn ni tiếng là vua phế liu, chuyên thu quân c và võ khí phế thi ri bán li cho nhng doanh nhân trong ngành luyn cán st hay bán li cho Nht Bn. Người Sài Gòn thường nói: Trn Thành, Lý Long Thân ch có Tiếng nhưng Lâm Huê H li có Miếng.
Xì thu Vương Đo Nghĩa, ch hãng kem Hynos, là mt người có óc làm ăn cp tiến. Ông là người có rt nhiu sáng kiến đ qung cáo sn phm trên các ca hàng ăn ung, ch búa, h thng truyn thanh và truyn hình. Ông cũng là người đu tiên biết vn dng phim võ hip và tình báo kiu Hng Kông vào qung cáo. Người dân min Nam không th quên hình nh tài t Vương Vũ gii thoát các xe hàng do đoàn bo tiêu h tng thoát khi quân cướp: m thùng ra ch toàn kem đánh răng Hynos!
Có rt nhiu xì thu được Sài Gòn xưa phong tng danh hiu Vua. Trương Vĩ Nhiên, vua ciné”, là ch hãng phim Vin Đông và gn 20 rp ciné ti Sài Gòn Ch Ln: Eden, Đi Nam, Opéra, Oscar, L Thanh, Hoàng Cung, Đi Quang, Palace, Th Đô…; Lý Hoa, vua xăng du, là đi din đc quyn các hãng Esso, Caltex, Shell phân phi nhiên liu cho th trường ni đa; Đào Mu, vua ngân hàng, Tng giám đc Trung Hoa Ngân Hàng (mt trong hai ngân hàng châu Á ln nht ti Sài Gòn cùng vi Thượng Hi Ngân Hàng).

Bên cnh đó li có Li Kim Dung là n hoàng go. Giá go ti min Nam là do công ty ca bà n đnh, chính ph đã có lúc phi hp tác vi n hoàng go đ n đnh giá go trên th trường. Trong các bui tiếp tân ln, bà Kim Dung luôn xut hin bên cnh các mnh ph phu nhân. T Vinh là mt trường hp xì thu đc bit. Năm 1964, T Vinh b y Ban Hành Pháp Trung ương ca Thiếu tướng Nguyn Cao K x bn ti pháp trường cát trước ch Bến Thành vì ti gian thương, đu cơ tích tr go, gây xáo trn th trường.







Ngun Ngôn Ng Sài Gòn“ ca Nguyn Ngc Chính (Dân News biên tp)