CHIẾN BINH BÀN PHÍM







CHIẾN BINH BÀN PHÍM
Sự kiện sập mạng tại CHDCND Triều Tiên sau vụ hãng phim Sony bị hack cho thấy những gì từng được dự báo về chiến tranh “không gian số” không phải trò đùa. Nó đã xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra.
Năm 2006, một viên chức cấp cao Syria đến London. Ngày nọ, khi đương sự ra khỏi khách sạn, điệp viên Mossad lẻn vào phòng và cài “virus thành Troy” vào máy tính đối tượng để giám sát mọi liên lạc. Khi lục lạo các tập tin trong máy, Mossad phát hiện một bức ảnh độc: một người châu Á vận bộ đồ thể thao xanh dương đứng cạnh một gã Arab giữa sa mạc. Điều khiến “hết hồn” là đây: gã châu Á là Chon Chibu, một trong những chỉ huy của chương trình hạt nhân Bình Nhưỡng; người kia là Ibrahim Othman, giám đốc Ủy ban năng lượng hạt nhân Syria.
Bức ảnh, cùng tài liệu trong máy tính, cho thấy Bình Nhưỡng đang giúp Syria xây một nhà máy xử lý plutonium tại Al Kibar (điều tra của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế sau đó xác nhận). Thế là Israel thực hiện Chiến dịch Phong lan. Sau nửa đêm ngày 6-9-2007, 7 chiến đấu cơ F-15I của Israel bay vào Syria. Mục tiêu bị dội bom tan nát. Hệ thống phòng không Syria im thin thít, không bắn trả, dù một phát. Syria thất bại không phải bởi hệ thống radar tê liệt mà bởi Israel đã thâm nhập hệ thống máy tính quân đội Syria và tải dữ liệu điều khiển vào, tạo ra ảnh giả trên màn hình, khiến lính radar Syria tưởng chẳng có chuyện gì xảy ra, thậm chí ngay khi máy bay địch quân bay sâu vào không phận.
Thuật lại chuyện trên, Popular Science (9-2014) cho biết thêm, hơn 100 quân đội thế giới đã thành lập bộ phận chuyên biệt về chiến tranh mạng (cyberwarfare). Khu phức hợp Fort Meade tại bang Maryland (tổng hành dinh của Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ-NSA; và Bộ tư lệnh chiến tranh mạng-Cyber Command) có nhân sự đông hơn cả Ngũ Giác Đài. Tất cả bộ phận cyber quân đội thế giới đều thuộc nằm lòng chức năng “5D”: “destroy, deny, degrade, disrupt, deceive” (phá hủy, từ chối, làm suy giảm, gián đoạn, đánh lừa).
Năm 2012, trong bản đệ trình ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ, từ “cyber” xuất hiện 12 lần; năm nay, nó xuất hiện 147 lần. “Lính bàn phím” ngày nay được đánh giá nguy hiểm không thua lính trận. Màn hình có sức công phá ghê hơn đại bác. Không như thời Thế chiến thứ hai, ngày nay người ta không chỉ đọc được mật mã vô tuyến mà còn điều khiển được cả thiết bị vô tuyến mà đối phương không hề biết. “Lính bàn phím” có thể phá hỏng hệ thống liên lạc chỉ huy, ngăn chặn lệnh tác chiến giữa bộ tư lệnh với sĩ quan hoặc giữa các đơn vị, làm nhiễu thông tin, tạo lệnh chỉ huy giả...
Hơn 100 hệ thống phòng thủ Mỹ, từ hàng không mẫu hạm đến tên lửa, đều dựa vào sự điều phối GPS (định vị toàn cầu). Nếu lọt vào được hệ thống này, đối phương có thể gây ra tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Năm 2010, một lỗi phần mềm đã phá gục 10.000 thiết bị nhận tín hiệu GPS quân sự Mỹ trong hơn hai tuần. Điều đó có nghĩa mọi thứ, từ xe tải quân sự đến chiến đấu cơ không người lái X-47 đều không thể xác định được vị trí chúng. Cyberwarfare có thể tạo ra lỗi phần mềm tương tự một cách chủ ý. Đầu năm nay, quân đội Ukraine tại Crimea đã bất ngờ bị cắt liên lạc với bộ chỉ huy khi quân Nga đưa quân vào. Bị cô lập, thiếu vũ khí và không biết nên làm gì, họ, cuối cùng, hạ súng đầu hàng! Tinh vi hơn, người ta có thể thay đổi lệnh chỉ huy, tạo báo cáo dỏm, khiến ảnh hưởng việc ra quyết định của bộ tư lệnh. Năm 2013, Lầu năm góc thực hiện một kịch bản trong đó người ta thâm nhập hệ thống máy tính đối phương. Thay vì phóng tên lửa tiêu diệt đội tàu chiến đối phương, họ cài loại virus tương tự Stuxnet (từng phá nát hệ thống máy tính hạt nhân Iran) để làm hỏng hệ thống điện khiến đội tàu trôi lờ đờ như những bóng ma bất lực.
Tháng 2-2013, báo cáo 60 trang của hãng an ninh mạng Mandiant (Mỹ) đã phanh phui Đơn vị 61398 trực thuộc quân đội Trung Quốc. Đơn vị 61398 làm việc trong một tòa nhà 12 tầng (xây năm 2007) tại đường Đại Đồng thuộc trấn Cao Kiều ở Phố Đông tân khu (Thượng Hải). Thành phần 61398 được tuyển mộ từ các trường đại học trong đó có Viện kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân và Đại học khoa học công nghệ Chiết Giang… Sau báo cáo của Mandiant, tháng 4-2013, tổ chức nghiên cứu mạng Akamai cũng công bố báo cáo “Tình trạng internet” với kết luận, chỉ riêng quí tư 2012, 41% các vụ tấn công mạng trên thế giới đều xuất phát từ Trung Quốc – hơn gấp đôi 10 nước đứng đầu khác cộng lại!
Tháng 10-2009, tập đoàn Northrop Grumman từng thực hiện một báo cáo tỉ mỉ về cái gọi là “Võng điện nhất thể chiến” - “Integrated Network Electronic Warfare”), tức hình thái cuộc chiến trên mạng trong đó Trung Quốc hoạch định và tiến hành các chiến dịch thu thập tài liệu cũng như phá rối hệ thống quốc phòng Mỹ. Báo cáo cho biết giới “điệp viên mạng” Trung Quốc đã chôm chỉa các tài liệu kỹ thuật trị giá 40-50 tỉ USD/năm từ các tổ chức Mỹ. Trong một vụ năm 2007, “điệp viên mạng” Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch do thám, rình mò và nhận biết được trương mục máy tính của nhân viên tại các công ty mục tiêu tại Mỹ. Một số trương mục máy tính thậm chí được “thăm” thường xuyên đến gần 150 lần! Từ đó, họ có thể đánh cắp mật mã công ty để mò vào hệ thống máy chủ chứa các tài liệu có mức độ nhạy cảm cao. Các nhóm “đặc nhiệm mạng” Trung Quốc còn “đục tường” thâm nhập vào mạng NIPRNet của Lầu năm góc (nơi chứa các thông tin nhạy cảm nhưng không thuộc loại tài liệu mật). Theo tướng William Lord, “Trung Quốc đã truy xuất từ 10-20 terabyte dữ liệu từ NIPRNet…
Chiến tranh mạng không phải là chuyện tương lai. Nó đã hình thành. Kết quả một cuộc chiến, ngay thời điểm này, có khi được quyết định từ con chuột và bàn phím. Chạy đua vũ trang ngày nay còn phải hiểu là xây dựng được đội ngũ cyberwarfare chuyên nghiệp chứ không phải chúi mũi vào việc sắm máy bay hay tàu ngầm.
Ảnh: PopSci


CÁC ĐỊA DANH MIỀN NAM



CÁC ĐỊA DANH MIỀN NAM
https://cadaotucnguvietnam.wordpress.com/2011/07/18/cac-d%E1%BB%8Ba-danh-mi%E1%BB%81n-nam/



Tác giả: Trần Nguơn Phiêu

Miền Nam Việt Nam là miền đất mới với lịch sử vài trăm năm so với đất Bắc “ngàn năm văn vật”. Các địa danh ở miền Bắc thường mang những tên Hán Việt như Thăng Long, Hà Nội, Lạng Sơn, Sơn Tây, Hòa Bình… Miền Trung có Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định… Miền Nam, nơi định cư của những người phải bỏ các xóm làng cũ từ miền ngoài vào khai quang để tìm cơ hội mới lập nghiệp, nên các địa danh do họ đặt tên có nhiều đặc thù, khác với các địa danh Trung Bắc.
Người Việt vào Nam khẩn hoang vẫn mang theo mình nền văn minh lúa nước nhiều đời của dân tộc. Tuy đất ở miền Nam vào thời bấy giờ còn rất hoang vu nhưng họ đã thấy đây là một vùng có tiềm năng trong tương lai về nông nghiệp, một “địa cuộc” tốt (“địa cuộc”, danh từ do Trịnh Hoài Đức viết đầu tiên trong Gia Định thành Thông chí).
Làng mạc lúc đầu thường được bố trí sao cho thích hợp với việc làm ruộng nước. Nghề làm ruộng là một việc chăm lo lúa không kể ngày đêm, giờ giấc. Vì thế nên nhà không thể cất xa thửa ruộng và cần phải có nước uống cho gia đình. Nơi tiện lợi nhất để chọn nơi cất nhà phải là nơi tương đối cao ráo. Giồng là những nơi đất cao được ưa chuộng để lập xóm làng. Nơi đây khi đào giếng lại có được nước ngọt để sinh sống. Nhìn trên bản đồ, giồng ở miền Nam là những lằn song song, hết giồng tới nước, dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Địa danh các nơi đây đã được lưu truyền qua nhiều đời như Giồng ông Tố gần Sài Gòn, đất Ba Giồng trù phú miền Mỹ Tho, giồng Càng Long, giồng Cầu Kè, giồng Cầu Ngang, giồng Tiểu Cần, giồng Chùa Chim ở Trà Vinh, giồng Vũng Liêm, giồng Trôm ở Bến Tre, giồng Riềng ở Rạch Giá…
Vùng đất cao, nhỏ hơn giồng được gọi là gò, cũng được ưa chọn làm nơi cư ngụ như Gò Vấp gần Sài Gòn, gò Bắc Chiên trên con đường Sài Gòn lên Nam Vang, gò Đen vùng Tân An quê hương của nhà cách mạng Nguyễn Văn Tạo, gò Dưa gần Thủ Đức, gò Lũy hay gò Lữ vùng Cai Lậy, Gò Dầu Hạ gần Tây Ninh, Gò Quao, Gò Công…
Việc trao đổi hàng hóa, mua bán phẩm vật ở các nơi đông dân cư đưa đến hình thành các chợ. Sài Gòn được biết ngày xưa với danh xưng Chợ Bến Thành. Địa danh Sài Gòn có nhiều giả thuyết. Có thể do phiên âm của tiếng Prei-kor(rừng cây bông gòn) hoặc của tiếng Prei-Nokor(đô lâm hay hoàng lâm) vì đây có tư dinh của Phó vương Cao Miên. Một giả thuyết khác là năm 1778, người Minh hương còn sống sót sau khi quân Nguyễn Huệ tàn sát dân Cù lao Phố ở Biên Hòa họ phải rút về đây sống dọc kinh Tàu Hủ. Để ngăn nước họ đã xây bờ gạch cao dọc kinh. Bờ gạch này được họ gọi là Thày-ngòn (Đê ngạn). Người Pháp phiên âm ra Sài Gòn. Thêm một thuyết nữa là Sài Gòn có thể do phiên âm của Tây cống, nơi nhận cống lễ của các đời vua Cao Miên dâng cho vua Việt Nam. Khít bên Sài Gòn là Chợ Lớn với các tiệm buôn của người Hoa, Chợ Cũ Sài Gòn, Chợ Quán, Chợ Cầu Ông Lãnh, Chợ Rẫy, Chợ Bà Chiểu Gia Định, Chợ Bà Điểm, Chợ Bà Hom, Chợ Bà Quẹo..; Chợ Lách ở Vĩnh Long. Chợ Đệm ở Tân An quê của “hung thần” Nguyễn Văn Trấn người đã theo lịnh Trần Văn Giàu thủ tiêu bao nhà ái quốc miền Nam, Chợ ông Văn, Chợ Gạo ở Mỹ Tho nơi các ghe lúa từ Lục Tỉnh tập trung xay ra gạo để đưa vào Chợ Lớn- Sài Gòn; Chợ Dinh gần Nha Mân…
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sông rạch chằng chịch nên các bến là nơi quan trọng để ghe thuyền có nơi thuận tiện trao đổi hàng hóa. Bến Nghé có thể là bến lớn đầu tiên trong Nam vì dân cố cựu vẫn gọi Bến Nghé là tên cũ của Sài Gòn. Ngoài ra còn bao nhiêu bến như Bến Tre hoặc Bến Tranh, Bến Lức ở Mỹ Tho. Thủ Dầu Một có Bến Cỏ. Biên Hòa có Bến Cá vùng Tân Triều, nơi sản xuất bưởi ổi danh tiếng, Bến Gỗ thuộc Biên Hòa quê hương của cố Trung tướng Đỗ Cao Trí…
Một danh từ khác đặc biệt ở miền Nam là nơi các cửa sông rạch đổ ra các sông lớn hay sông cái, tên rạch thường mang chữ “cái” đứng đầu. Việc này có thể do chữ “ngã cái”, tức ngã đổ ra sông cái. Vì được gọi tắt nên gọn lại chỉ còn chữ cái?. Các nơi nổi tiếng gồm có: Cái Bè tỉnh Mỹ Tho với loại cam Cái Bè lớn và ngon thơm, Cái Mơn với cây trái nổi tiếng, Cái Nhum với Nhà Dòng Cái Nhum nơi đào tạo các thầy giảng Thiên Chúa Giáo, Cái Nước ở Cà Mau, Cái Môn nơi đồn binh của Quản Trần Văn Thành án ngữ căn cứ chống Pháp ở Láng Linh, Cái Cối, Cái Lớn ở Rạch Giá, Cái Dầu thuộc Châu Đốc. Cái Sắn là vùng dinh điền rộng lớn miệt Rạch Giá. Cái Vồn thuộc Cần Thơ đã nổi tiếng một thời khi Tướng Hòa Hảo Năm Lửa đặt bản doanh nơi đây. Cái Tàu là con sông nối với sông Ông Đốc của Cà Mau. Vùng đất giữa hai con sông Cái Tàu và sông Ông Đốc cùng với bờ biển Vịnh Thái lan tạo một thể hình tam giác tức vùng U Minh Hạ. Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ giữa Mỹ Thuận và Sa Đéc là hai con rạch khác với sông Cái Tàu ở Cà Mau. Riêng Cái Răng ở Cần Thơ là do từ tiếng Miên “kran”, loại lò nấu củi nắn bằng đất sét. Người Việt phát âm từ karan biến ra Cái Răng. Nơi đây người Thổ chuyên làm loại “cà ràng ông Táo” ở Xà Tón Tri Tôn chở ghe theo Sông Cái đến đậu nơi này để bán.
Giao thông đường thủy còn có các rạch nhỏ. Đây là đặc điểm của miền Hậu Giang. Rạch đưa nước từ các sông cái vào các ruộng lúa. Nước rạch chảy theo thủy triều chớ không chảy theo độ nghiêng của đất: nước lớn thì chảy từ sông cái vào ruộng, nước ròng thì từ ngọn rút ra sông. Từ Thốt Nốt lên chợ Long Xuyên trên khoảng đường 19 cây số có thể đếm đến 30 con rạch cắt ngang bờ sông Hậu! Tên các rạch thì nhiều vô số kể. Thường chỉ có người địa phương mới biết chắc các vị trí ngoại trừ các rạch danh tiếng trong lịch sử như Rạch Gầm là nơi Nguyễn Huệ đã tiêu diệt các hải thuyền của quân Xiêm. Tên rạch thường lấy tên các thảo mộc mọc theo rạch như Rạch Chanh, có khi còn được gọi là kinh Bà Bèo (Nơi đây toàn là bàu và bèo, dân chúng nói nhanh nên sau thành “bà bèo”. Thật ra theo các nghiên cứu, không có bà nào tên Bèo ở nơi này). Rạch Chanh còn có tên chữ nho là Đăng Giang với sự tích Nguyễn Ánh trên đường bị quân Nguyễn Huệ đuổi bắt phải cởi lưng trâu vượt rạch vì nơi đây ngày xưa đầy cá sấu. Đời sau lại đặt truyền thuyết “vua nhờ cá sấu đưa qua sông” và đặt lò sứ bên Trung Hoa làm những bộ chén trà “Ngư Gia độ Hoàng Gia, Âm tinh ngộ đế tinh”! Rạch Chiết nối sông Đồng Nai qua sông Sài Gòn. Rạch Choại vùng Biên Hòa(choại là một loại mây dùng bện sáo). Rạch Lá vùng Gò Công, rạch Thốt Nốt vùng Thất Sơn, rạch Xoài Mút vùng Mỹ Tho, Rạch Giá tên dân giả của tỉnh Kiên Giang( giá là một loại cây tràm, bông trắng, ong hút mật làm ra loại sáp rất trắng. Loại sáp này ngày xưa phải nạp ra Huế gọi là “thuế bạch lạp”). Rạch Dừa ở Hà Tiên. Rạch Gỗ Đền vùng An Giang. Ngoài việc đặt tên rạch theo các loại cây, rạch nhiều khi được đặt tên theo các cơ cấu đất đai hay theo tên các nhân vật được biết tiếng. Đó là trường hợp như Rạch Sỏi ở Rạch Giá, Rạch Cát vùng Chợ Đệm nhưng tên rạch cát cũng còn thấy ở nhiều nơi như Rạch Cát ở Biên Hòa. Vùng Kiến Phong có con rạch tên ngộ nghĩnh là rạch Cái Thia. Biên Hòa có Rạch Lá Buông, Rạch Ông Lớn, Rạch Ông Nhỏ (chảy từ rạch Ông Lớn vô Chợ Lớn), Rạch Nước Lộn trổ ra vàm sông lớn Mô Xoài. Mỹ Tho có rạch Ông Hổ nơi chôn tổ tiên của Tả quân Lê Văn Duyệt. Vùng Mộc Hóa còn có con kinh tên Kinh Ông Lớn nối liền kinh Lagrange ra sông Vàm Cỏ Tây. Ông Lớn đây là Thiên hộ Dương anh hùng kháng Pháp. Rạch Thị Nghè ở Sài Gòn thời trước được gọi Rạch Bà Nghè. Bà tên Nguyễn Thị Khánh con của Thống xuất Nguyễn Cữu Vân. Bà đẹp duyên với một ông Nghè ở Thạnh Mỹ tây thuộc mé bên kia rạch. Ông Nghè mỗi ngày phải lấy đò qua rạch nên bà ra công xây cầu cho ông đi làm việc. Cầu được gọi là cầu Bà Nghè, con rạch cũng được dân chúng gọi là rạch Bà Nghè. Người Pháp sau đặt tên là Thị Nghè. Có lẽ vì kị không dám kêu tên nên dân chỉ dùng chức tước. Trong thành phố Sa Đéc có rạch Ông Nhiêu là một chức quan. Vị này là cố của vợ tác giả bài viết này. Vì đất ở đây bị sụp lở từ Sông Tiền vào nên nay rạch Ông Nhiêu đã biến mất. Ở bờ phía Nam của sông Tiền tỉnh lỵ Sa Đéc có sông Sa Đéc với các rạch tên rất “Nam Kỳ” như rạch Nàng Hai, ngã ba Nước Xoáy, chợ Cồn, rạch Đất Sét… Một trong những sông quan trọng miền Cà Mau có tên Sông Ông Đốc, có thể là một chức tước thay vì là tên họ? Hai con rạch khác tỉnh Kiến Phong ở tả ngạn sông Tiền là Đốc Vàng Thượng và Đốc Vàng Hạ. Đốc binh Vàng và chưởng binh Lễ đã toàn thắng liên quân Xiêm-Cao Miên ở Cù Hu năm 1837 nhưng cả hai đều tử trận! Đốc Vàng Hạ là nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh ám hại năm 1946.
Nói về sông rạch phải kể đến vàm. Miền nam có Vàm Cỏ là sông lớn chảy từ cửa Soài Rạp đến chợ Xà bang mới chia thành hai nhánh Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Hà Tiên có Vàm Cậu. Long Xuyên có Vàm Cống. Ngọn rạch từ giữa rừng Sác ra sông Soài Rạp mang tên Vàm Sác. Vàm Nao là con sông ăn thông từ sông Tiền qua sông Hậu giữa Long Xuyên và Châu Đốc. Đây là nơi năm 1787, Nguyễn Ánh hội binh các Trấn để đánh Tây Sơn.
Sông Cửu Long là một sông dài trên 4000 cây số bắt nguồn từ Tây Tạng. Đến miền Nam sông Cửu Long chia làm hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, trước khi đổ ra biển qua chín cửa. Bắt đầu là Cửa Tiểu là cửa thứ nhất kể từø Sài Gòn kể xuống. Đây là nhánh thứ nhất chảy ngang thành phố Mỹ Tho rồi đổ ra Nam Hải. Nhánh thứ hai sông Tiền đổ ra Cửa Đại. Các nhánh sông Tiền khác đổ ra biển gồm có cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Ba Lai, cửa Cung Hầu (còn được gọi tên khác là cửa Cồn Ngao). Sông Hậu đổ ra Nam Hải bằng cửa Ba Thắc cạnh cù lao Dung, ở giữa hai bên là cửa Tranh Đề (còn có tên là Trấn Di) và cửa Định An. Ngoài chín cửa của sông Cửu Long còn các cửa khác như cửa Bãi Ngao hướng nam tỉnh Vĩnh Long. Thượng Tân Thị có bài thơ:
Đứng ngó quanh về phía Bãi Ngao,
Một trời, một biển, một cù lao…
Về phía Tây Nam lối 100 dặm có cửa Gành Hào là một nơi có nhiều thổ sản như mật ong, sáp trắng…và thủy sản cá cua rất dồi dào. Rạch Gành Hào là con sông hợp lưu với sông Ông Đốc chảy ngang Cà Mau để trổ ra Nam Hải. Cà Mau còn có Cửa Lớn một con sông bắt nguồn ở Đầm Dơi chảy ngang Năm Căn rồi đổ ra Nam Hải ở vàm Cửa Lớn. Một sông trùng tên Cửa Lớn khác của Cà Mau là con sông nối liền sông Bảy Háp và sông Tràm Chim và đổ ra eo biển Cà Mau. Vùng Cà Mau còn cửa Bồ Đề chảy ra Nam Hải và cửa Ông Đốc chảy ra Vịnh Thái Lan. Sông Ông Đốc trong lòng Cà Mau chia thành hai nhánh: một chảy ngược nối với rạch Cái Tàu đổ ra Vịnh Thái Lan, nhánh kia nối với sông Gành Hào chảy ra Nam Hải. Cửa Bồ Đề và cửa Ông Đốc là nơi các ghe, tàu từ Bắc Việt đổ bộ vũ khí, đạn dược để tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Các tàu này từ hải phận quốc tế chờ lúc thuận tiện, tránh né tàu tuần Hải Quân miền Nam để lén lút đổ bộ quân dụng. Vòng lên phía Bắc vịnh Thái Lan còn có cửa quan trọng khác là cửa biển Rạch Giá.
Ở miền Nam, ngoài các sông rạch phụ thuộc sông Cửu Long còn phải kể thêm các sông khác như sông Đồng Nai ở miền Đông. Đây là một sông lớn bắt nguồn từ Đồng Nai thượng với hai phụ lưu: sông Bé và sông La Ngà. Nước sông Đồng Nai vốn có tiếng là nước trong và ngọt (“Gạo Ba Thắt, nước Đồng Nai”). Vùng Biên Hòa, về hạ lưu sông Phước, hai sông Đông Giang và Tây Giang bị cù lao Cái Tắt chia hai. Đến chỗ hai sông này nhập lại, ông bà ngày xưa đặt cho cái tên ngộ nghĩnh là sông Chàng Hãng, tên chữ là Lan Vu Giang.
Giao thông đường thủy miền Nam do các sông rạch thiên nhiên còn được bổ túc với bao nhiêu kinh đào. Nhiều kinh đã được đào từ thời người Chân Lạp nhưng đã bị lấp cạn phần nào. Thời thuộc địa Pháp, với phương tiện cơ giới nên rất nhiều kinh đã được hoàn thành để nối các sông rạch cho thuận tiện ghe thuyền di chuyển và cũng để tháo nước phèn để thêm đất canh tác. Có một con kinh được Pháp đặt tên Kinh 4 bis (Kinh số 4 phụ), được dân chúng phiên âm thành Kinh Cát Bích hoặc Cát Bít! Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có công hoàn thành con kinh quan trọng ở Đồng Tháp là kinh Đồng Tiến. Thời nhà Nguyễn phải kể đến việc đào thành công con kinh chiến lược nối liền đường nước từ Châu Đốc ra cửa biển Hà Tiên. Phải mất 5 năm, từ 1819 đến 1824 mới đào xong. Ngoài việc giúp tiện lợi giao thông, con kinh còn để phân định biên giới giữa Việt Nam và Cam Bốt. Vua Minh mạng đã ban cho tên kinh là kinh Vĩnh Tế, tên của vợ công thần Thoại Ngọc Hầu.
Vì có nhiều sông ngòi nên một đặc điểm khác của miền Nam là có vô số cù lao và cồn trên sông. Các cù lao loại lớn bắt đầu từ miền Đông có Cù Lao Phố ở Biên Hòa. Đây là một cù lao trù phú danh tiếng chẳng những ở Việt Nam mà cả ở Đông Nam Á thời đàng cựu. Ghe tàu ngoại quốc tấp nập đến đây trao đổi hàng hóa. Trần Thượng Xuyên, Tổng binh tỉnh Quảng Đông thời nhà Minh vì không thuần phục nhà Thanh nên đã dùng 50 chiến thuyền cùng bộ hạ và gia đình đến xin được tá túc với chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần (Hiền Vương) cho họ vào đây lập nghiệp. Trần Thượng Xuyên lá người đã có tài và công xây dựng được trung tâm thương mại quan trọng này. Trong thời tranh chấp Nguyễn Ánh- Nguyễn Huệ, quân Nguyễn Huệ đã tàn sát cư dân ở đây, khiến những người sống sót phải di dân về thành lập khu Chợ Lớn phồn thịnh ngày nay. Trên các sông Tiền và sông Hậu, cù lao hay được nhắc tên là cù lao Giêng ở Long Xuyên. Nơi đây có cô nhi viện lâu đời do các dì phước phụ trách. Cù lao Đại Châu gồm có 5 làng là cù lao giữa cửa Tiểu và cửa Đại, còn có tên gọi là Trấn Hải Châu. Một cù lao lớn thuộc Sóc Trăng dài trên 35 dặm trên sông Hậu là cù lao Dung. Cù lao Minh giữa Cổ Chiên và Hàm Luông (Bến Tre), cù lao Năm Thôn là một trong vài cù lao lớn miền Lục Tỉnh. Các cù lao lớn nhỏ khác kể ra không siết. Tưởng chỉ nên kể thêm một cù lao đặc biệt trấn giữ mặt trước cho châu thành Mỹ Tho: đó là cù lao Rồng. Nơi đây trước kia là chỗ an trí các người mắc phải bịnh cùi. Miền Hậu Giang, nói đến cù lao phải kể đến cù lao Ông Chưởng, nơi Chưởng binh Nguyễn Hữu Cảnh bị bịnh nặng phải bỏ mình sau khi chiến thắng quân Chân Lạp của Nặc Thu năm 1699. Câu hát đưa em ở miền Nam đã đi vào văn hóa bình dân:
Bao phen quạ nói với diều:
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Trên mặt biển các cù lao thường được gọi là hòn. Lớn nhất và có tiềm năng kinh tế rất quan trọng là hòn Phú Quốc, rộng 200 dặm từ Đông đến Tây. Ngoài việc sản xuất các thổ sản như tiêu, dừa… Phú Quốc còn được biết trên toàn quốc với loại nước mắm hòn thơm diệu. Vùng Hà Tiên còn có các hòn Dầu Rái, hòn Chông nơi có động gọi chùa Hang. Trong Chùa Hang có hai tượng Phật tạc từ thế kỷ thứ XIV. Từ hòn Chông trông ra biển còn có hòn Phụ Tử. Ngay cửa biển Rạch Giá có Hòn Tre châu vi 20 dặm. Ngang vàm sông Ông Đốc ngoài vịnh Thái Lan có hòn Đá Bạc, rộng độ một cây số vuông. Nơi hòn này Việt Minh đã xử tử nhà ái quốc Hồ Văn Ngà. Trước khi chết ông Ngà đã nói với phía Cộng Sản:
Giết thì cứ giết nhưng đừng kêu qua là Việt gian
Phía tây cách Mũi Cà Mau độ 10 cây số có Hòn Khoai (Poulo Obi). Nơi đây có một ngọn hải đăng và đặc biệt lại có nguồn nước ngọt. Các ghe từ Cà Mau thường ra đây để lấy nước chở về tiếp tế cho dân chúng. Ngoài khơi tỉnh Rạch Giá có hòn Sơn Rái (Tamassou) và quần đảo Cổ Tròn (Poulo Dama) là hai nơi các tàu tuần duyên Hải Quân thường ghé khi thủy thủ đoàn cần tạm nghỉ. Kể về các hòn, ngoài quần đảo Côn Sơn danh tiếng mọi người đều biết, không thể quên một hòn nằm xa nhất về phía Nam vịnh Thái Lan. Đó là hòn Thổ Châu (Poulo Panjang), diện tích trên 100 dặm. Các ghe của dân chài lưới thường đến đây và tùy theo hướng gió mùa, cập bến hoặc bên bờ Đông hay bờ Tây của đảo. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Hải Quân thiết lập một căn cứ thường trực nơi đây. Trên núi còn có một ngôi cổ tự được các vị sư ẩn tu chăm sóc.
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ngày xưa các đường trong thị trấn không mang tên các nhân vật như ngày nay. Tỉnh lỵ Gia Định có các đường được dân chúng gọi theo các loại cây trồng: đường Hàng Bàng từ Cầu Bông đến Lăng Ông, đường Hàng Thị nơi có Kho Bạc và căn phố của ông Nguyễn An Ninh với tủ sách quý, đường Hàng Xanh từ Gia Định qua Thị Nghè với chùa Sư Muôn, đường Hàng Keo với cái bót mật thám Pháp giam các nhà ái quốc, đường Thốt Nốt gần Lăng Ông nơi có căn phố của Tạ Thu Thâu từng ở nhiều năm. Nhiều con đường khác sau này được đặt tên các nhân vật nhưng dân chúng vẫn dùng các tên xưa: đường Lò Heo Mới, đường Lò Heo Cũ, đường Nhà Thờ, bến Tắm Ngựa.
Miền Nam là vùng đồng bằng với rất nhiều sông rạch. Trái lại, núi non ở đây rất hiếm hoi. Ở mạn Đông Bắc mới có các núi nhỏ như Biên Hòa có núi Châu Thới cao độ 60 thước với chùa Hội Sơn trên đỉnh, núi Bữu Long, núi Đá Lửa, núi Đá Trắng…; núi Thị Vãi, núi Dinh vùng Bà Rịa; núi Lớn ở Vũng Tàu. Núi cao miền Đông chỉ có núi Chứa Chan (803 thước). Tây Ninh có núi Bà Đen, người khơ me gọi làyéay khmau (lảo bà đen) một nữ thần gốc Thổ, được vua Gia Long phong “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Về phía Tây, vùng Hà Tiên có vài núi nhỏ như núi Phù Dung, núi Địa Tạng, núi Đá Dựng, núi Mây(Vân Sơn). Chỉ có vùng Châu Đốc mới có dải núi quan trọng là Thất Sơn hay Bảy Núi. Được biết nhiều nhất là Núi Sam, nơi có mộ phu nhân Thoại Ngọc Hầu, mộ Phật Thầy Tây An và miếu bà Chúa Xứ; núi Sập với đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Núi Sập còn có tên Thoại Sơn, do triều đình Huế đặt để tưởng thưởng Thoại Ngọc Hầu, người có công đào cảng Đông Xuyên tức sông Ông Thoại và kinh Vĩnh Tế.
Tóm lại, trong khi ở miền Bắc hay Trung, các địa danh thường có những tên văn hoa thì ở miền Nam các địa danh lại có đặc tánh bình dân, mộc mạc. Chỉ trừ các nơi khi bắt đầu khai phá được các quan chức thời xưa đặt cho các tên văn chương Hán Việt như Biên Trấn, Gia Định, Tân An, Long Hồ…tên các nơi khác thường được dân chúng kêu trại ra từ các tên của hoặc Chàm, hoặc Khơ Me. Bắt đầu như Bà Rịa do tiếng Yéay Ria của Thổ tức lão bà hay mụ Ria. Châu Đốc theo người Khơ Me tên Mắt cruk và họ gọi đây là sóc Miệng heo. Sốc Trăng tên Khơ me là Păm prêk srok khlẳn (Péam: vàm; prêk: sông; srok: sốc; klẳn: kho bạc. Thời Khơ Me nơi đây có đặt một kho bạc). Đời Minh Mạng, tên chữ là Nguyệt Giang Tinh, dân gian gọi nôm na lại thành Sốc Trăng, bỏ chữ Nguyệt! Cà Mau do tiếng Khơ Me Tuk-khmau (nước đen). Vĩnh Bình do tiếng Khơ Me Preatrapeang (Hồ thánh). Bạc Liêu do tên Khơ Me Po-Loeuh (Cây da cao). Từ Long Xuyên đi Châu Đốc có Chắc Cà Đao nơi được biết tiếng do việc tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh tức Ba Cụt đã bị bắt nơi đây. Ba Cụt đã được Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ dụ ra hàng nên đã bị bắt và đã bị Tổng thống Ngô Đình Diệm xử tử bằng máy chém ở Cần Thơ. Chắc Cà Đao có lẽ là nói trại từ tiếng Khơ Me Cháp Cà Đam (cháp: bắt; Kdam: cua). Khi cuộc Nam Tiến kết thúc ở Hà Tiên, có lẽ nhờ ảnh hưởng phát huy văn hóa của các danh nhân khai phá vùng đất này như Mặc Cữu và con là Mặc Thiên Tứ (tác giả mười bài: Hà Tiên thập cảnh) nên nơi đây lại có những địa danh Hán Việt: Hà Tiên, Đông Hồ, Tô Châu, Hà Giang, Vân Sơn, Phù Dung…
Người bình dân thích chọn những danh từ họ dễ nhớ, phù hợp với sự suy diễn của họ. Trong việc giao dịch hằng ngày, dân chúng vẫn dùng những ngôn ngữ quen thuộc được truyền lại từ nhiều đời. Tổng thống Ngô Đình Diệm, người từ miền Trung vào nắm vận mạng miền Nam, đã có một thời đặt lại tên có tánh cách Hán Việt cho các địa danh ở miền đất này nhưng dân chúng vẫn thích gọi Cà Mau thay vì An Xuyên, Rạch Giá thay vì Kiên Giang, Long Xuyên thay gì An Giang, Cần Thơ thay vì Phong Dinh, Sốc Trăng thay vì Ba Xuyên, Mộc Hóa thay vì Kiến Tường, Blao thay gì Bảo Lộc…!
Để kết thúc bài viết này, tác giả không thể không kể đến một chuyện vui. Khi có cuộc hành quân Sóng Tình Thương vào vùng Cà Mau, một an toàn khu nhiều đời của Cộng Sản, trong buổi ăn sáng ở phòng ăn sĩ quan trên Hải Vận Hạm Cam Ranh HQ 500, Chỉ huy trưởng cuộc hành quân, cố Trung tướng Thủy quân Lục chiến Lê Nguyên Khang – lúc ấy còn mang cấp bực Trung tá – đã nói: “Trước giờ xuất phát, tôi xin nói với các đơn vị trưởng: Tối hôm qua, tôi xem trên bản đồ thấy gần Ngã ba Hóc Năng có rạch Ông Phiêu. Tôi không thể viết trong lịnh Hành quân nhưng tôi yêu cầu quý vị đơn vị trưởng đừng có đem bác sĩ Phiêu léng phéng đến cái rạch đó!”” 


Trần Nguơn Phiêu 
.........../.


Chiêu bài đường sắt Trung Quốc





Chiêu bài đường sắt Trung Quốc: Dò đường thò...chân cáo?


http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/chieu-bai-duong-sat-trung-quoc-do-duong-thochan-cao-3215462/



********

"Khi TQ đã cho 1 chân vào như 1 con cáo, thì có thể gây ra các tệ nạn còn 

kinh khủng hơn như tham nhũng, dung túng cho quan chức"


PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và chính trị thế giới nhận định 

********

TQ đang dò đường để đưa "chân cáo"


PV: -Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có hàng loạt các dự án đường sắt trị giá nhiều tỷ USD trên khắp thế giới như ở châu Phi, Nam Mỹ, nối Nga - Trung...
Việc đầu tư như vậy liệu có đảm bảo cho Trung Quốc nắm giữ huyết mạch vận chuyển hàng hóa của các quốc gia nói trên hay không, thưa ông? Nếu làm được như vậy, Trung Quốc sẽ đạt được bước tiến gì không trong việc từng bước kiểm soát nền kinh tế các khu vực đó?
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh:- Tất cả thế giới đều đang quan tâm đến việc TQ đang trỗi dậy hòa bình hay là sự trỗi dậy hòa bình của TQ, nhưng theo quan điểm của riêng tôi, TQ trỗi dậy không hòa bình, không vì hòa bình.
Hiện nay, sự phát triển của TQ, ở trong nước của họ, không phải là suôn sẻ, không phải là tốt đẹp, hậu quả của sự phát triển kinh tế ở TQ là môi trường bất bình đẳng XH. Chính vì vậy, tham vọng của TQ là không tạo ra một TG hòa bình, không vì hòa bình.


Bề ngoài đối với các nước láng giềng, TQ luôn đề ra tôn chỉ là hữu hảo cùng phát triển, nhưng trên thực tế gần như tất cả các nước đều bị TQ tranh chấp lãnh thổ. Bên cạnh đó, là hàng hóa xâm nhập từ TQ vào, nhưng đều là hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, thậm chí hàng độc hại, với mục tiêu gây nhiễu loạn, phá hoại nền kinh tế của các nước, chứ không phải mang tính chất cạnh tranh theo nghĩa tích cực.
Chưa kể các thủ đoạn mua chuộc các nước láng giềng, rồi đưa sang phá hoại nền kinh tế. Đặt trong bối cảnh gần đây, TQ có hướng hình thành những con đường tơ lụa trên đất liền, còn trên biển thì xây dựng các tuyến đường sắt, đường cao tốc, từ TQ lan tỏa xuống vùng Đông Nam Á, Tân Cương, Nga...
Về đường thủy thì xây dựng các hải cảng, tất cả đều được lựa chọn ở những địa điểm rất quan trọng, điểm yết hầu của nền kinh tế mỗi khu vực, nằm trên tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ TQ đi đến các nước.
Đặc biệt trong các con đường tơ lụa thì nổi lên đường sắt, đơn giản, bởi vì đường sắt là huyết mạch của nền kinh tế, giữ vị trí quan trọng số 1. Bởi nó có thể vận chuyển nhiều hàng hóa, với tốc độ tốt, hơn thế tất cả hàng hóa siêu trường, siêu trọng đều vận chuyển bằng đường sắt, hơn thế những hàng hóa này còn có vị trí quan trọng trong 1 nhà máy, 1 đơn vị.
Còn trong thời gian gần đây, sau khi phát triển được tương đối mạnh mẽ hệ thống đường sắt trong nước, TQ mới bắt đầu bành trướng xây dựng đường sắt từ TQ đi ra nước ngoài, cụ thể là các nước châu Phi, Mỹ Latinh, vùng Đông Á.
Để làm được điều này, TQ nổi lên trong nhiều năm gần đây với mức tăng trưởng nhanh, thực chất nó trở thành công xưởng của TG. TQ đi nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về, gia công chế biến sau đó xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng với chất lượng thấp, tiêu hao nhiều lao động, những mặt hàng đó gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều nhiên liệu, tiêu hao nhiều lao động, từ đó xuất khẩu ra nước ngoài.


PV:- Trong khi đó, thực chất, việc Trung Quốc đầu tư hàng tỷ USD ra nước ngoài từ trước đến nay luôn đi kèm với những ràng buộc về công nghệ và nhân lực Trung Quốc. Với chiến lược đường sắt lần này, kịch bản tương tự có lặp lại hay không?
Các nước nhận đầu tư của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức thế nào từ kịch bản trên?
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh:-  Thực ra, dự án nào thì cũng đem lại lợi ích cho đối tác, cũng giúp cho các quốc gia đang phát triển cải thiện được phần nào cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, vốn xây dựng chủ yếu là vốn viện trợ.
Nước nào cũng thế, không riêng TQ, càng cải thiện thì lại càng cần chuyển các ngành: vật tư, máy móc, thiết bị, sắt thép, lao động sang các nước khác. Họ luôn có ràng buộc, nếu như nhận viện trợ thì phải mua hàng hóa, sử dụng nhân công của TQ, dưới danh nghĩa chuyên gia, nhưng thực chất là công nhân.
TQ nhằm tới mấy mục đích: Một là, mở ra thị trường tiêu thụ cùng hệ thống đường sắt hàng chục tỷ USD, kèm theo đó ít nhất cũng phải 1 nửa hoặc hơn 1/3 hàng hóa phải mua từ TQ.
Tuyến đường sắt Trung-Mỹ
Tuyến đường sắt Trung-Mỹ
Hai là, đưa người qua giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, như dự án Nigeria hơn 12 tỷ USD cũng phải hơn 200.000 người lao động, trong đó có lao động địa phương, nhưng lao động TQ chiếm một nửa.
Đáng lo hơn, đó chính là lao động TQ không chỉ là lao động chuyên gia mà là lao động chân tay, chính sách của TQ là di dân, đưa lao động ra nước ngoài làm việc, rồi quay trở về, đây là hình thức di dân ra nước ngoài, di dân này không phải lao động bình thường, rất nhiều trong số đó là tù binh, bất hảo trong nước. TQ có chính sách sẽ không phải đi tù, được giảm án nếu đi ra nước ngoài, thậm chí lấy vợ nước ngoài, đồng hóa người dân địa phương. Để thấy, tính không vì hòa bình của TQ là ở chỗ đó, không vì lợi ích quốc tế, vì lợi ích các nước khác.
Đồng thời, hơn 30 năm TQ phát triển các mô hình xuất khẩu hàng hóa công nghiệp, tiêu dùng ra nước ngoài, thực chất là hàng xén, vào siêu thị VN từ cái tăm, giấy vệ sinh, tất cả đều là hàng chất lượng thấp.
Nhưng vì cách kinh doanh như vậy, nên đã mang lại thành tựu lớn, tạo ra lượng dự trữ ngoại tệ lớn cho đất nước này. Hiện nay, TQ có khoảng 3.500 - 4.000 tỷ USD, gấp nhiều lần các nền kinh tế tiếp sau nó như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kong (Trung Quốc)...
Ở đây, để thấy, điều kiện viện trợ của TQ đơn giản, nhưng đằng sau nó lại là vấn đề khác, như đối với các nước đang phát triển thì đều có lãi suất thấp, nhưng điều kiện là không được can thiệp vào việc nội bộ.
Trong khi đáng lẽ, viện trợ phải đi kèm với giải quyết vấn đề tự do báo chí, tự do nhân quyền, chống tham nhũng, điều kiện lao động, không ngược đãi trẻ em, phụ nữ, nhưng TQ lại không kèm theo những điều kiện đó, mà luôn giương cao ngọn cờ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Khi TQ đã cho 1 chân vào như 1 con cáo, thì sẽ gây ra các tệ nạn còn kinh khủng hơn như tham nhũng, dung túng cho quan chức...



Thực hiện chiến lược xâm lược bằng kinh tế

PV:- Đặt trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang đầu tư cho các hệ thống kênh đào nối các đại dương, bằng mọi giá (thậm chí bất chấp luật pháp quốc tế) nắm kiểm soát những tuyến đường hàng hải quan trọng, có thể hiểu "giấc mộng Trung Hoa" thực chất là giấc mộng bá quyền kinh tế được hay không, thưa ông?
Và với những cách thức Trung Quốc đang tiến hành để thực hiện giấc mộng đó, mối nguy cho thế giới phải được nhìn nhận ra sao?
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh:- Đầu tiên phải nói đến kênh đào Nicaragua do Công ty Đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua (HKND) với trụ sở tại Hồng Kông đầu tư hơn 40 tỷ USD.
Tuyến đường thủy tương lai sẽ đi từ cửa sông Brito trên bờ Thái Bình Dương đến cửa sông Punta Gorda trên bờ Đại Tây Dương. Chiều dài của con kênh tương lai là 278 km. Như dự kiến ​​con kênh mới sẽ đảm bảo khoảng 5% lưu lượng vận tải đường biển quốc tế.
Trong khi Trung Mỹ là khá nhỏ, tổng sở hữu nội địa chỉ có hơn 20 tỷ USD. Hơn thế, cách nơi đó 600 km có kênh đào Panama dài khoảng 82 km, nổi tiếng hơn 100 năm nay.
Tất cả để chúng ta thấy rằng, trên đất liền là đường sắt, dưới biển là xây các cảng biển trong các quốc gia, xây các kênh đào, đều với mục đích mở đường tiêu thụ hàng hóa TQ, xuất khẩu các thiết bị kém chất lượng sang các nước. Theo chủ trương viện trợ để nắm chính phủ nước đó, tạo công ăn việc làm cho người dân TQ và người dân địa phương.


Đặc biệt, những nơi TQ chọn để đầu tư xây dựng, các vị trí đó đều là vị trí địa chính trị rất quan trọng, nếu nắm được thì sẽ chi phối được. Chỉ ví dụ đơn giản, nếu tàu có trọng tải 300.000 nghìn tấn không đi qua được kênh đào Parama thì nó sẽ đi qua kênh đào Nicaragua được, dần dần từ đó nó sẽ chi phối toàn bộ khu vực vận chuyển hàng hóa lưu thông bờ đông và bờ tây nước Mỹ.
Chưa dừng ở đó, Trung Quốc lại quyết định bỏ ra 25 tỷ USD xây Kênh Kra nối Ấn Độ Dương với các vùng biển Đông Á.
Eo Kra là một dải đất hẹp chạy dài theo hướng Bắc-Nam, nối bán đảo Malaysia với lục địa châu Á. Phần phía Đông của eo đất Kra thuộc Thái Lan và trông ra vịnh Thái Lan. Phần phía Tây thuộc Myanma và trông ra biển Andaman. Trước đây, Thái Lan đã muốn mở nhưng không làm được, vì thế nên TQ mới nhảy vào.
Nếu làm được kênh đào này, đương nhiên sẽ tạo ra các lợi ích về mặt kinh tế cho việc vận chuyển hàng hóa của các nước, trong khu vực giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc sang miền Tây Âu, dầu mỏ vận chuyển từ Trung Đông về TQ.
Khi kênh Kra đi vào hoạt động sẽ tạo nên một hành lang sầm uất, nâng cao giá trị của Biển Đông. Kênh đào Kra ra đời cùng với đường bộ, đường sắt và tuyến đường ống dẫn dầu dưới lòng đất xuyên qua khu vực Isthmus sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc quá nhiều của Trung Quốc vào Eo biển Malacca.
Nhưng đồng thời nó cũng chi phối rất nhiều, bởi TQ xây dựng thực chất là thuê đất của các nước, còn quyền điều hành, quyền thu phí trăm năm vẫn là người TQ, nắm quyền khai thác.
Để thấy TQ có tham vọng rất lớn trên Biển Đông, họ đang triển khai chiến lược tằm ăn dâu, đi từng bước một, như chúng ta hay gọi là "dò đá qua sông", cứ thò chân ra để dò, bị đạp thì co lại, còn nếu không thì cứ bước tiếp. Đó cũng chính là cách TQ dùng để chi phối nền kinh tế của các nước, trong chiến lược bành trướng ra nước ngoài, tạo nên một giấc mộng Trung Hoa - kiểm soát kinh tế toàn cầu.
Đáng sợ hơn giấc mộng này tồn tại từ ngàn xưa chứ không phải là bây giờ, chỉ là nó thể hiện bằng hình thức này, hình thức kia, biện pháp này, biện pháp kia tùy theo hoàn cảnh. Trong bối cảnh đó, các nước sẽ gặp phải rất nhiều thách thức, vì vậy, phải hết sức tỉnh táo, không sẽ rơi vào tình trạng xây dựng nền kinh tế lệ thuộc, nguy cơ.
Về lâu dài TQ sẽ bá quyền, trước mắt là về kinh tế, nên mới gọi là CN thực dân mới, CN bá quyền mới, nếu như ngày xưa xâm lược bằng súng ống, thì giờ xâm lược bằng kinh tế.
Hiện nay nền kinh tế VN là cánh tay nối dài của nền kinh tế TQ, hay nói cách khác, kinh tế VN là cửu vạn cho nền kinh tế TQ.
Ngành may mặc là một thí dụ: ta chỉ làm được có một khâu là cắt may, thiết kế của thằng khác từ chỉ, vải, cúc cũng là TQ hết. Ta làm mỗi cắt, may, đó chính là cánh tay nối dài của TQ.


PV:- Vậy đứng trước mối nguy đó, thế giới cần phải đối phó ra sao?
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh:- Vấn đề ở đây, đó chính là không phải mọi người không nhìn thấy, cũng không phải tất cả đều nhìn thấy, nhưng nói chung là có nhìn thấy, nhưng lợi ích chi phối.
Lãnh đạo các nước hiện nay đang quá dựa vào lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ, mà dĩ nhiên như vậy thì lợi ích đất nước sẽ bị thiệt hại nặng.
Lợi ích lâu dài là lợi ích dân tộc, nhưng vì nó quá xa nên trở thành quá nhỏ trong con mắt của các nhà lãnh đạo những nước kém và đang phát triển. Điều cần nhất hiện nay là cần có những chính sách đi vào cụ thể, thu hút ODA, đầu tư, chính sách đấu thầu các dự án phải công khai, minh bạch, nghiên cứu dự án cho đúng, cho chuẩn, cứ theo Luật mà làm.
VN cũng vậy, có cứ đúng luật mà làm hay không, có dám phát triển hay không.

- Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt!
  • Thanh Huyền
......./.