ĐI VÀO CÕI THƠ BÍCH KHÊ



ĐI VÀO CÕI THƠ BÍCH KHÊ 


http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=146&id=199





****




Lời truyền sóng đánh điện khắp muôn trời
Chữ bí mật chứa ngầm hơi thuốc nổ

      Những câu thơ đó như là chìa khóa mở vào cõi thơ Bích Khê. Một cõi thơ gắn số phận với những bước thăng trầm của Thơ mới. Và hôm nay, thật ngẫu nhiên, sự trùng hợp 90 năm ngày sinh và 60 năm ngày mất với trường hợp của Bích Khê - thi nhân của sông Trà, núi Ấn nói riêng và của non sông Việt nói chung.

      Thời gian trôi qua, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca Bích Khê dù đã từng gây ít nhiều “phân vân” vẫn thu hút sự mến mộ, chú ý của công chúng và bạn đọc. Ở cõi vĩnh hằng, chắc ông không ngờ Những tờ thơ nát đầy hơi hám; Tay khách đa tình sẽ chuyển giao lại luôn mời gọi người đương thời tiếp nhận, đồng cảm, thưởng thức và phát hiện những giá trị nghệ thuật và nhân bản trong đó. Bằng “Tinh huyết”, “Tinh hoa” của đam mê và sáng tạo, Bích Khê đã kiến trúc nên một cõi thơ riêng - một cõi thơ trường kỳ với thời gian, với đời sống thi ca đương đại và với bạn đọc hôm nay.

      Cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê là thành viên của Trường thơ loạn, từng gây tiếng vang và tạo ấn tượng không chỉ ở địa phương mình mà còn cả phong trào Thơ mới. Những cách tân, duy tân và quan niệm riêng, hết sức độc đáo của họ về sáng tạo, về nghệ thuật, về thơ ca đã góp phần đưa thơ hòa nhập vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và đưa tên tuổi của mỗi người vào vị trí xứng đáng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Điều đáng nói ở đây, là cùng ở trong Trường thơ loạn, cùng chịu ảnh hưởng lẫn nhau nhưng cũng như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê vẫn tạo tác cho mình “một cõi trời” - một cõi thơ “mê ly không bờ bến”, in đậm dấu ấn cá nhân, đậm đặc chất liệu cái tôi, cái cốt cách của Bích Khê: tinh tế mà phức tạp.

      Trong cõi sâu thẳm thơ Bích Khê gợi lên sự tương ứng giữa hương thơm, màu sắc, âm thanh. Trong phần thơ có tựa đề Nhạc và Lệ với các bài thơ Mộng cầm ca, Tỳ bà, Nhạc, Thi vị, Hiện hình,... khó có thể tách bạch đâu là hương thơm, màu sắc, âm thanh bởi tất cả đã tạo nên một sự hòa hợp, tương ứng dệt nên những hình ảnh, điệp ngữ, liên tưởng trùng phức đầy ám gợi và mê hoặc:

                  Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng
                  Của gương hồ im lặng tợ bài thơ
                  Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nặng nặng
                  Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ
                  Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng
                  Của hồn thu đi lạc ở trong mơ.
                                                (Mộng cầm ca)

      Hay nói như tác giả Thi nhân Việt Nam, trong thơ Bích Khê có “những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”:
                  Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
                  Vàng rơi; vàng rơi: thu mênh mông
                                                (Tỳ bà)

      Dễ nhận thấy thơ Bích Khê thường ở trạng thái động, luôn có sự truyền dẫn, sự đẩy tới, tạo hiệu ứng thẩm mỹ:
                  Thơ bay; thơ bay vô bàn tay ngà,
                  Thơ ngà ngà say! thơ ngà ngà say!
                  Nàng ơi đừng động... có nhạc trong giây
                  Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây,
                  Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào động,
                  Ô nàng tiên nương! Hớp nhạc đầy hương
                              (Nhạc)

      Cũng như các nhà Thơ mới, trong thơ Bích Khê, người ta nhận ra dấu vết của Baudelaire và của các nhà thơ tượng trưng khác như Verlaine, Rimbaud, Mallarme,... Sự hòa hợp, tương hợp giữa các loại cảm giác: hương thơm, sắc màu, âm thanh, in dấu ấn đậm nét trong những bài thơ: Nguyệt cầm (Xuân Diệu), Đi giữa đường thơm (Huy Cận), Chơi giữa mùa trăng (Hàn Mặc Tử), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) và đặc biệt với những câu thơ gợi cảm của Bích Khê:Nàng hé môi ra. Bay điệu nhạc; Mát như xuân mà ngọt tựa hương (Hiện hình);Tình tang tôi nghe như tình lang (Tỳ bà); Nhạc gầy hương, hương gầy nhạc lan man (Đồ mi hoa); Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc; Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương (Nàng bước tới); Có gì uyển chuyển trong da thịt; Nức một đường thơm một điệu êm (Châu).
      Trong cõi thơ Bích Khê còn nổi bật những đường nét, tạo hình, phô diễn vẻ đẹp con người với cái nhìn nhục thể. Có lẽ Bích Khê là nhà thơ đầu tiên đặt tựa đề Đẹp và Dâm trong cấu trúc nghệ thuật của thơ mình, đặt cái Dâm ngang hàng với cái Đẹp. Nếu như ở lĩnh vực văn xuôi, cái dâm trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã được nhìn nhận trong sự hòa quyện giữa nghệ thuật và nhân bản thì trong thơ Bích Khê cái trần tục, thể xác đã được “thanh khiết hóa, trở thành một tác phẩm nghệ thuật”:

                  Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữ
                  Ôi tiên nương! nàng ngự lại nơi này?
                  Nàng ở mô? xiêm áo bỏ đâu đây
                  Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm
                  Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
                  Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?
                  Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường
                  Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc.
                  Đêm u huyền mơ ngủ trên mái tóc.
                  Vài chút trăng say đọng ở làn môi
                  Hai vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi.
                  Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng.
                  Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động!
                  Tôi run run hãm lại cánh hồn si.

thậm chí được tôn vinh:

      Tiên nương hỡi! Nàng sống trên thế hệ;
                        Bóng thời gian phải quỵ dưới chân nàng
                                                  (Tranh lõa thể)
                        Ôi đi! đoàn tiên lột khỏa thân.
                        Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần
                                          (Mộng lạ)

      Trong Xuân tượng trưng, hơn lúc nào hết, Bích Khê bộc lộ tư duy nghệ thuật độc đáo và uyển chuyển của mình:

Hỡi lời ca man dại.
Điệu nhạc thở hơi rừng
Đêm nay xuân đã lại
Thuần túy và tượng trưng
Nâng lên núm vú đồi
Sữa trăng nhi nhỉ giọt
Bay qua cụm liễu phơi
Những cườm tay điểm hột
Sương phất phơ lau lách
Khe uốn mình giai nhân
Đường non khéo điêu khắc
Những dáng hình khỏa thân.

      Với ý thức cách tân, Bích Khê không thôi tìm tòi và sáng tạo với mong muốn:

                        Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới
                        Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong
                        Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
      Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng

      Ông đã điều binh khiển tướng những con chữ, đưa ngôn ngữ thơ xáp     gần đến những bộ môn nghệ thuật khác. Ngoài kiến trúc là điêu khắc: Chữ điêu khắc, tỉa nghệ thuật sâu câm - Đầy thẩm mỹ như một pho thần tượng, là vũ đạo: Múa song song khiêu vũ dưới đêm hồng, âm nhạc: Ròng âm nhạc của lòng trai ấp mái, nhiếp ảnh: Đường nhiếp ảnh sắc khua màu..., mỹ thuật: Hỡi hội họa đến muôn đời nức nở. Và như thế, giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy nhưBóng ý lặng lờ lênnhững dáng hình thanh khíGiữa mông mênh đã làm nên:Một hỗn hợp đẹp xô bồ say dậy trong cái tương quan huyền bí được tạo nên bởi sự “nhất thể hóa các giác quan”. Hơn ai hết, Bích Khê đã phát hiện ra cái đẹp trong cái hỗn độn:

      Mộng?
                        Thiên tài?
                                    Trên hỗn độn khỏa thân.
      Đẹp tỷ mỷ, hỡi rung động truyền thần.
                                                (Duy tân)

      Trong cõi thơ Bích Khê, dường như mỗi bài thơ của thi nhân là một “giai điệu chủ quan”, gắn với những rung cảm mãnh liệt. Cái tôi cá nhân của nhà thơ luôn được đẩy tới theo nguyên tắc mỹ học của trường phái tượng trưng: đề cao trực giác. Nguyên tắc này được đồng nhất với sự bừng ngộ thần bí, sự khải thị trong trạng thái kích động cao. Trong thơ của Hàn Mặc Tử cũng như của Bích Khê luôn chập chờn giữa mộng và thực, giữa tiềm thức và ý thức, chỉ trong sự chập chờn đó, cảm hứng của nhà thơ mới dâng lên đến tận cùng đam mê và khoái cảm:Cho tình ta xô dồn  sang cực điểm; Và hào quang khiêu vũ với hào quang (Nàng bước tới) hoặc:

      Ôi! say khướt mới dào tuôn ý tứ
      Ôi! điên rồ mới ngợp ánh trăng sao
      Ôi! dâm cuồng mới biết giá trăng sao
      Yêu bằng mộng là mơ tim sáng láng
                                              (Trái tim)

      Nói như Hàn Mặc Tử, thơ Bích Khê đã “bắt cái vô hình trở nên hữu hình, khiến cái chết trở nên sống, khiến cho vật câm không còn là câm nữa” (Lời giới thiệu của Hàn Mặc Tử in trong Tinh huyết. Nxb HNV, 1995).

      Mộng rớt đêm này như chất ngọc
      Người ta say nghiến những men tình
      Tôi hoan hô phút giây thần diệu
      Chết giả nhưng cười trắng thủy tinh

      Dưới ngòi bút tài tình của Bích Khê từ một loài hoa (Đồ mi hoa), một loại trái cây (Quả măng cụt) đến một địa danh thắng cảnh (Ngũ hành sơn) đều được sử dụng như một biểu tượng. Tất cả đã được người làm thơ nhân hóa với cái nhìn nhục cảm. Trong tư duy sáng tạo của thi nhân, đồ mi hoa là biểu tượng của người đẹp và của thơ:

      Đài nộn nhụy hóa nguồn trinh tinh khiết
      Ướp một làn hương rượu quyện lâng lâng
      Tràng cánh trắng biến ra da thịt tuyết
      Một tiên nương mừa tựa một giai nhân
      Ngửng đôi mắt chứa mùa xuân phẩm tiết
      Giữa bài thơ... đưa vẳng tiếng ngân

                                          (Đồ mi hoa)

      Quả măng cụt cũng là biểu tưởng của vẻ đẹp thân thể:
      Múi trăng sao như ngọc
      Múi mát tợ thịt thơm
      Môi hoa ai mời mọc
      Ngọt lịm đến linh hồn
                                          (Quả măng cụt)

      Còn với Ngũ hành sơn (Tiền và hậu) lại là một biểu tượng trùng phức, đa tầng ngữ nghĩa. Dưới ngòi bút như nhập đồng của Bích Khê, Ngũ Hành đã chất chứa tiềm ẩn trong đó tương quan bí ẩn giữa con người và vũ trụ. Lúc hiện ra vẻ đẹp gợi cảm của thân thể đàn bà, lúc lại là sự huyền diệu của thơ và thi nhân, lúc là cuộc du ngoạn của lứa đôi, lúc lại là cõi tín ngưỡng, huyền bí, linh thiêng:

      Lên chơi hòn Non nước
      Gót trổ ngọc song song
      Chàng ơi đêm đã ướt
      Mắt sao trên sườn cong
      …Lờ mờ đường lên mây
      Chén trăng vừa tầm với
      Chàng ơi, vàng ròng đây
      Kề môi say ân ái...
          …Đứng trên đài vọng hải
      Ngỡ tới Hoàng Hạc Lâu
      Tuyệt thay hòn Non nước
Hồn Thôi Hiệu ở đâu?
Kim, mộc, hỏa, thổ lạy
Trên dưới đất trời chầu
          … Phật Như Lai thoạt hiện
Trên bảy sắc cầu vồng
Quái thay hồn Non nước
Nghe giảng đủ mười tông.

      Trong thơ Bích Khê thường hiện hữu cái tôi “kép”, cái tôi trong thực tại và cái tôi trong mộng tưởng - là hồn của người thơ:

Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao
Cho đê mê, chới với, hồn lên cao
                                             (Tranh lõa thể)
      Đi qua thời trai trẻ của Bích Khê có một vài bóng dáng giai nhân nhưng những mối tình ấy đều không đi được tới cùng. Bất hạnh với tình yêu nơi trần thế, thi nhân đã “ăn mày trái tim”, đã mơ tiên, đã ôm mộng đến với những cõi mơ mong hồn được phiêu diêu, đắm đuối “trong miền chiêm bao”:

Hồn bay! Hồn bay! Hồn bay
Ngửa nghiêng tắm mát vàng lay, nhạc hường
Đêm nay no ớn nguồn hương.
Một trời thanh khí mười phương đa tình
                                          (Mơ tiên)

      Và gợi cảm, giàu sắc thái biểu đạt hơn:

                  Nàng! Hở nàng! Hãy cắn vào hồn ta.
                  Hồn nguyệt bạch ran lên chiều háo hức
                  Tôi uống trọn cặp môi hường thơm phức
                  Ô cặp mắt đa tình ngời sắc kiếm!
                  Một bàn chân ve vuốt một bàn chân.
                  Mát làm sao! Mát rợn cả châu thân
                  Máu ứ lại, máu dồn lên giữa ngực
                  Ôi! thớ thịt có đàn lên cung bực
                  Hồn tôi ôm gót ngọc lắng âm thanh
                                                    (Bàn chân)

      Trong cõi thơ Bích Khê, người ta nhận ra thi nhân là người có ý thức cách tân triệt để về kỹ thuật ngôn từ, câu chữ, đã từng tôn vinh Baudelaire là ông vua thi sĩ. Tuy nhiên dù cổ vũ cho duy tân, cho một thứ thơ theo điệu mới, trong cơ cấu nghệ thuật của mình, Bích Khê vẫn đi theo định hướng:

                  Và mới mẻ, trên viện cổ Đông phương
                  Ai có nghe sức tiềm tàng bí mật
                                                (Duy tân)

      Chính nhờ những tiềm lực của Đông phương, nhà thơ đã thức nhận được những bí mật đó ở chính trong ngôn ngữ dân tộc, trong thi ca truyền thống. Bên cạnh sự cách tân Bích Khê cũng âm thầm tự điều chỉnh trở về với Á đông. So sánh hai thi phẩm của Bích Khê, Quách Tấn đã nhận định: “Tinh huyết mang nhiều sắc thái của Tây phương, còn Tinh hoa chứa nhiều khí vị của Đông phương” (Tinh hoa. Nxb Hnv, 1997, tr102). Bích Khê đã tìm ra Đông phương, trở về với cội nguồn. Ông đã viết những câu thơ mang âm điệu Á đông thầm thì mà quyến rũ:

                  Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.
                  Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan.
                  Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
                  Nước non rả rích giọng đàn mưa rơi
                                                (Tiếng đàn mưa)

      Người đọc như thấm thía hơn với những câu thơ nhuộm sắc thái, phong vị truyền thống, rất thôi xao, gần gũi với giọng điệu của thơ Bà Huyện Thanh Quan:

                  Hoa cỏ bốn mùa thay đổi tiết
                  Ngàn năm còn mãi cụm cây xanh
                  Cheo leo lắt lẻo đèo treo quán
                  Róc rách đìu hiu nước xuống ghềnh
                  Gió thổi rừng mai bông dã dượi
                  Mưa thêu làn nắng chỉ mong manh
                  Mục tử năm ba điều thổi điệu
                  Nắng vàng cao thấp, núi rung rinh
                                              (Đăng lâm)
      Với Tinh hoa và Tinh huyết, Bích Khê đã chinh phục người đọc bởi sự kết hợp giữa truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại và ở phương diện nào, thơ của thi nhân cũng mê hoặc, ám ảnh, giăng mắc, buộc người đọc phải hơn một lần trở lại với thơ ông.

      So với những nhà thơ đương thời, thi phẩm của Bích Khê không nhiều. Nhưng chỉ với Tinh huyết và Tinh hoa, ông đã làm nên một cõi thơ riêng: thuần tuý và tượng trưng, vừa mời chào lại vừa kén người đọc. Song điều cần ghi nhận ở đây là với cách nhìn khách quan và công bằng của hôm nay, thơ Bích Khê đã được khẳng định là một cõi thơ được xây dựng bằng những chất liệu thi ca trụ vững với thời gian, có sức kích thích công chúng mọi thời chiêm ngưỡng, thưởng thức và đồng sáng tạo.

                                                                                               
 BÍCH THU




********************************************


DỊ KHÚC BÍCH KHÊ

của 
PHẠM DUY 









********************************************


......../.

ISRAEL – TỒN TẠI BẰNG NỘI LỰC QUỐC PHÒNG



ISRAEL – TỒN TẠI BẰNG NỘI LỰC QUỐC PHÒNG



https://www.facebook.com/nguyen.manhkim


Ở một nước mà người ta ăn ngủ với cảnh báo khủng bố thường trực thì việc đầu tư nghiên cứu và phát triển vũ khí phòng vệ là điều hiển nhiên. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào mà một quốc gia nhỏ với dân số chỉ gần 9 triệu lại có thể cho ra đời những sản phẩm vũ khí thuộc hàng đẳng cấp như vậy? Chuyên san công nghiệp vũ khí của Anh, Jane’s, xếp Israel đứng thứ 6 trong số nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Năm 2012, Israel xuất khẩu số trang bị quân sự trị giá 2,4 tỉ USD – tính bình quân đầu người đạt khoảng 300 USD. Đó là tỉ lệ cao nhất thế giới (bình quân đầu người Mỹ được chia, dựa vào doanh số vũ khí, đạt 90 USD).
Từ năm 2001-2012, theo Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI), xuất khẩu vũ khí Israel đã tăng gấp đôi. Việc đối mặt khủng bố như cơm bữa giúp vũ khí Israel luôn được thử nghiệm thực tế chiến trường khiến sản phẩm quân sự của họ càng có giá trị. “Chúng tôi đưa con em mình vào quân đội Israel và chúng tôi muốn đảm bảo rằng họ được dùng loại vũ khí tốt nhất trong số các loại tốt nhất” – phát biểu của Gil Wainman, phát ngôn viên hãng Israel Weapon Industries (IWI) - một trong những hãng vũ khí lớn nhất Israel, nơi cung cấp quân đội Israel súng máy Uzi, súng trường Tavor, súng máy Negev… Súng ngắn Desert Eagle của IWI trở nên quen thuộc đến mức nó hiện diện trong nhiều phim hành động của Mỹ. Khi được tư nhân hóa năm 2005, IWI có 50 nhân viên. Bây giờ, theo Der Spiegel (27-8-2014), con số trên tăng hơn gấp 10. Số vũ khí IWI xuất khẩu chiếm đến 90% sản lượng của họ…
G-Nius là một hãng lừng danh khác. Xe “The Guardium” vận hành tự động là một trong những sản phẩm nổi tiếng của G-Nius – một trong những hãng đầu tiên có thể sản xuất một đội chiến binh robot. Được đưa ra chiến trường từ năm 2007 với nhiệm vụ tuần hành biên giới Gaza, “The Guardium” được điều khiển từ xa hoặc có thể tự chạy thông qua lộ trình được lập trình. Trang bị camera và cảm ứng, “The Guardium” thu được dữ liệu về môi trường xung quanh. Nó còn có hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa. Nằm trong Công viên Kỹ thuật cao tại thành phố Yokneam ở Đông Bắc Israel, G-Nius là liên doanh với tập đoàn điện tử-không gian Elbit Systems và tập đoàn quốc phòng-hàng không Israel Aerospace Industries (IAI, thuộc nhà nước).
Dù quân đội Mỹ nổi tiếng với các sản phẩm UAV quân sự (máy bay không người lái) nhưng Israel là nơi bán nhiều UAV hơn Mỹ, theo ghi nhận năm 2013 của chuyên san Jane's (có thể bán gấp đôi Mỹ trong năm 2014). Harop là một ví dụ. Chiếc UAV này có thể mang 23 kg thuốc nổ. Một khi phát hiện mục tiêu trên màn hình, người điều khiển có thể tăng tốc Harop lên 400 km/g để nó lao thẳng vào mục tiêu. Quân đội Israel đã sử dụng Harop nhiều năm. Xuất khẩu UAV quân sự của Israel đang tràn ngập thị trường châu Á. Thậm chí Đức cũng đang dòm ngó UAV Heron.
Tại triển lãm thiết bị quân sự Defexpo đầu năm 2014 ở Ấn Độ với 624 hãng từ 30 quốc gia góp mặt, Israel đã tham dự với 21 công ty (số lượng nhiều chỉ sau Nga và Pháp). Tại đây, Israel Aerospace Industries (IAI) đã trình làng một số sản phẩm mới, trong đó có tàu không người lái Katana; hệ thống radar hiện đại, hệ thống phòng không, thiết bị kiểm soát-điều khiển điện tử… The Diplomat (25-2-2014) cho biết, tập đoàn Israel Military Industries (IMI) đã ký được hợp đồng trị giá 500 triệu USD với một số nước châu Á trong năm 2013. Tại triển lãm hàng không Singapore Airshow ngày 11-2-2014, không chỉ các hãng vũ khí Israel, cả Bộ trưởng quốc phòng Moshe Yalon cũng có mặt. Tại đây, hãng Elbit giới thiệu UAV Hermes 900 (dùng cho do thám, có thể bay cao đến 9.000 m), trong khi Rafael trình làng hệ thống laser “Iron Beam” được thiết kế như một hệ thống phòng thủ bằng tia laser, có thể diệt phi pháo (rocket) và UAV ở cự ly gần. Đây là một trong những hệ thống vũ khí mới nhất của Rafael.
Từ thập niên 1970, Israel đã nỗ lực tự cung tự cấp thay vì chờ viện trợ quân sự Mỹ. Thời đó, họ đã có tàu trang bị tên lửa Reshef, chiến đấu cơ Kfir, tên lửa Gabriel, xe tăng Merkava… Thập niên 1970, vũ khí Israel đã nổi như cồn. Washington thậm chí phải kiểm soát các thương vụ vũ khí Israel đối với các loại có nguồn gốc kỹ thuật từ Mỹ. Năm 1978, Mỹ đã ngăn cản Israel bán 12 chiến đấu cơ Kfir cho Uruguay… Đến nay, Israel có hơn 150 công ty sản xuất vũ khí với doanh số tổng cộng hơn 3,5 tỉ USD/năm. Trong khi Israel Military Industries (IMI) chuyên sản xuất súng, đạn, thuốc nổ…, Tadiran (công ty tư nhân lớn nhất Israel) chuyên về thiết bị truyền thông, hệ thống điện tử điều khiển và chỉ huy; và Soltam chuyên về đạn cối...
Một trong hãng vũ khí lừng danh nữa là Rafael, nơi sản xuất tên lửa không đối không Shafrir (sau đổi thành Python) từng gây khiếp đảm thế giới Arab (trong cuộc chiến Yom Kippur 1973, Không quân Israel đã phóng 176 tên lửa Shafrir 2, tiêu diệt 89 máy bay địch). Rafael cũng là nơi cho ra lò tên lửa chống tăng Spike; tên lửa không đối đất Popeye; tên lửa đất đối không David’s Sling; và đặc biệt hệ thống phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome). Israel còn có những cá nhân xuất sắc. Abraham E. Karem là một ví dụ. Đây chính là người chế tạo UAV Predator mà quân đội Mỹ sử dụng mạnh những năm qua…
Ngoài sự liên hệ chặt giữa giới khoa học dân sự và kỹ sư quân sự, điều khiến công nghiệp vũ khí Israel lớn mạnh là nền tảng năng lực khoa học-kỹ thuật của họ. Israel là một trong những quốc gia được ngưỡng mộ nhất thế giới bởi họ có những bộ não siêu việt luôn được khai thác đúng mức. Trong nhiều năm, Israel luôn nằm trong đầu bảng các quốc gia sáng tạo nhất thế giới trong niên giám World Competitiveness Yearbook được Viện phát triển quản lý quốc tế (IMD, Thụy Sĩ) đánh giá. Israel đầu tư 4,4% GDP cho nghiên cứu và phát triển (R&D) – tỉ lệ cao nhất thế giới. IMD cũng xếp Israel đầu bảng xét về chi tiêu cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, phát triển-ứng dụng công nghệ, an ninh mạng và công nghệ thông tin. Chưa hết, Israel cũng đứng đầu bảng về “Chỉ số Quân sự hóa toàn cầu” (Global Militarization Index) do Trung tâm chuyển đổi quốc tế Bonn (BICC) đánh giá. Michael Brzoska, giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình và chính sách an ninh thuộc Đại học Hamburg, trong một nghiên cứu năm 2007, cho biết, 30% dự án nghiên cứu và phát triển Israel đều tập trung chủ yếu vào mục đích ứng dụng quân sự.
Và điều căn bản của mọi căn bản là ý thức tinh thần tự vệ - yếu tố quan trọng nhất đối với Israel, một dân tộc nhỏ với vị trí địa lý lọt thỏm giữa một thế giới Arab luôn dòm ngó ganh ghét. Bị đè nặng bởi tảng đá lịch sử thù hận liên miên mấy ngàn năm nhưng Israel không lấy lịch sử làm cái cớ để quỳ mọp, không lấy địa lý làm lý do để “giải thích” cho sự phục tùng, không lấy các “yếu tố khách quan” nội tại để lừa bịp dân chúng về một chủ trương đối ngoại bằng đầu gối. Bài học tồn tại của Israel là lấy động chế động. Họ dùng bạo lực để đối mặt với bạo lực. Họ dùng sức mạnh quân sự để chống lại những con dao giấu kín luôn chực chờ đâm lén phía sau; với những quả bom khủng bố nhân danh này nọ mà nạn nhân bất kể là ai, từ người già đến trẻ nhỏ; với những cuộc bắn dội tên lửa của kẻ thù mà kết quả là những thây người khét lẹt co quắp. Để sống, Israel phải biết tự vệ và chống trả. Có chuyện kể, hồi Cuộc chiến Sáu ngày 1967, có một bà mẹ ôm chặt đứa con nhỏ đứng bên cạnh khẩu pháo, run bây bẩy giữa trời giông lạnh cóng. Chiếc áo mưa của bà đã được dùng để che nòng khẩu pháo! Cái tinh thần dữ dội và bền bỉ đó không phải dân tộc nào cũng có.
……
- UAV Harop (Defense News)
- Tự lực để tồn tại là yếu tố quan trọng nhất đối với Israel (Der Spiegel)

XIN ĐƯỢC TRANH LUẬN CÔNG KHAI SÒNG PHẲNG VỀ TÍNH ĐÚNG SAI CỦA CN MARX LENIN



Phản hồi cho bài viết 

**********************


TẢN MẠN VỀ DÂN CHỦ” của tác giả Nguyễn Thế Duyên.  


**********************
Trường Sơn



03-10-2014
Trước hết, đây là một bài viết của một tác giả tự xưng “Tôi! Tác giả của bài viết này không phải là đảng viên cộng sản và chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ gì dù là nhỏ nhất của chế độ” đang sống tại Hà Nội. Trong một hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, tác giả có thể không công khai tên thật và địa chỉ. Tuy nhiên độ tin cậy cũng còn tùy thuộc vào nhận định của độc giả. Cứ tạm xem những thông tin trên là tin cậy để chúng ta sòng phẳng tranh luận.
Tôi, tác giả bài viết phản hồi này từng là một đảng viên đảng cộng sản, đại gia đình tôi có nhiều đảng viên, nhiều liệt sỹ từ thời chống Pháp và Mỹ, nhiều vô số kể huân/huy chương kháng chiến, nhiều người từng nắm chức vụ của chính quyền và cao nhất là chức Phó chủ tịch tỉnh của một tỉnh tại Miền Trung. Nghe có vẻ hơi buồn cười. Tuy nhiên tôi cũng xin nói thêm với tác giả Nguyễn Thế Duyên rằng, nhận thức là một quá trình, không ai hiểu cộng sản hơn những người cộng sản và tù nhân Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường Đảng của tỉnh Lạng Sơn tức là người đã từng đọc/hiểu/giảng bài cho hàng nghìn người về triết học Marx, về CNXH, về nhà nước CS Việt Nam; và cũng chính là người bị chính quyền CSVN kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” với một bản án 5 năm tù [2].

Tôi sẽ bàn về những vấn đề tôi cho là mâu thuẫn và sai lệch trong bài viết của tác giả Nguyễn Thế Duyên.
Thứ nhất:
Tác giả nêu ra một ví dụ về việc xây/sửa nhà của gia đình mình để dẫn chứng cho dân chủ.
Trong quản trị kinh doanh có một môn học là lập chiến lược quản trị kinh doanh, nó buộc người quản trị phải đưa ra khả năng có thể để thực thi một kế hoạch. Anh không thể muốn và xây căn nhà 300 triệu đồng trong khi anh chỉ có thể có hoặc vay mượn thêm là 100 triệu. Chỉ có kẻ ngu dốt mới xây dựng một kế hoạch như thế. Kế hoạch quản trị càng hợp lý càng khả thi, tức là cùng một số tiền như nhau nhưng nếu tôi cần xây một căn nhà rộng rãi nhiều phòng ngủ cho một gia đình lớn thì tôi sẽ ưu tiên tiêu chí này hơn là tiêu chí trang trí nội thất sao cho căn nhà đẹp và lộng lẫy, chứ không phải bàn về hai mức kinh phí khác nhau để thực hiện một công việc. Kết quả là tác giả Duyên cũng phải chờ hai con của ông ta đem thêm tiền về mới xây được căn nhà. Tôi cho đây là một ví dụ sai lệch về bản chất của vấn đề dân chủ.
Thứ hai:
Trích: “Một chính sách đúng, Thậm chí là rất hay nữa, cũng không thể thay đổi được xã hội nếu như cái tiềm lực tài chính của đảng ấy quá nhỏ bé. Các cụ nhà ta có một câu rất hay để nói rõ điều này “Buôn tài không bằng dài vốn”.
Theo tác giả Thế Duyên thế nào là một chính sách đúng?
Một chính sách đúng đắn phải được xây dựng dựa vào những điều có thật. Một chính sách đúng không bao giờ viễn vông Đã không có vốn hay vốn quá bé mà lại tính chuyện đao to búa lớn, dự tính kết quả tận trên trời thì đó có là một chính sách đúng nữa không? Điều này tác giả nêu ra ví dụ và chính tác giả phơi bày suy diễn sai lệch của mình.
Liên hệ với Việt Nam: một quốc gia nghèo, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân số hơn 80% là nông dân và hàng xuất khẩu chủ đạo cũng là hàng nông lâm thủy hải sản. Vậy mà có kẻ đã ngu dốt và ấu trĩ tới mức quyết xây dựng VN tới năm 2020 thành nước công nghiệp, rồi dùng một lô “quả đấm thép” để đất nước thất thoát hàng chục tỉ đô la, quyết chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp bằng cách quy hoạch đất đai lung tung, dân chưa kịp được đào tạo nghề nghiệp đã mất đất. Thử hỏi, chính sách đó là đúng hay sai? Hãy nhìn sang Thái Lan mà xem, họ cũng là một nước nông nghiệp và họ phát triển theo hướng nông nghiệp tiên tiến. Hàng nông nghiệp của Thái Lan luôn có giá cao ngất ngưỡng, chen chân vào tất cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, liên minh châu Âu. Gạo của Thái Lan luôn đắt hơn hai lần gạo của Việt Nam, trái cây của họ có những thứ đã bị VN lên tiếng là chôm giống của VN đem về lai tạo, cấy mô như Sầu Riêng, bưởi Năm Roi,…thế mà chúng ta không thể cạnh tranh lại họ. Thậm chí ngay cả những thứ cây trái ở VN mà gần như trời cho như chuối, vứt đâu sống đó chúng ta cũng không qua mặt được Thái Lan. Hoa tươi và cây cảnh của Thái Lan thì vừa đẹp, vừa bền. Trước năm 1975 Thái Lan hơn gì chúng ta? Bây giờ thu nhập của VN tụt hậu so với Thái Lan là 95 năm [3] .
Theo ông Nguyễn Thế Duyên “chiến lược phát triển VN thành một nước công nghiệp tới năm 2020” là đúng đắn hay không đúng đắn? Ai phải chịu trách nhiệm về quyết định sai trái này?
Thứ ba
tác giả Nguyễn Thế Duyên trích dẫn lời của Linh Mục Nguyễn Văn Lý rằng “Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines.” Và cho đó là nhận thức đúng đắn.
Với tôi, tôi tôn trọng quan điểm của mỗi người nhưng tôi không cho rằng lãnh đạo phong trao dân chủ phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Người Việt có câu “thời thế sinh anh hùng”, cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông với một lãnh tụ sinh viên tuổi 17 non nớt nhưng bản lĩnh đã là một minh chứng hùng hồn cho câu trả lời.
Hãy cứ hành động đi trong khả năng của mình có thể, đừng quá trông đợi vào lãnh tụ vì không ai dám nhận mình là người tài đức vẹn toàn cả. Ông Hồ Chí Minh cũng đâu phải là một người tài đức vẹn toàn nhưng ông ta vẫn thành công trong việc tuyên truyền cho chủ nghĩa CS phát triển tại VN trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt là người dân quá khát khao tự do, thoát khỏi chế độ Thực Dân Pháp.
CNTB không có một học thuyết nào hết, nó được hình thành và phát triển từ thực tiễn, từ sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại và nó vẫn đang thể hiện những ưu điểm của nó dù vẫn còn tồn tại khuyết điểm. Vì vậy đừng hy vọng “phải có một chủ thuyết nào khác thay thế CN Marx-Lenin thì mới mong con đường dân chủ cho VN” là một sự hoang tưởng. Đừng mơ ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines mà hãy được như họ thôi, hoặc thậm chí cởi mở như Myamar kia cũng đáng quý lắm rồi ông Thế Duyên ạ.
Thứ tư
Trích “Hiện nay chưa thể có một đảng nào đủ mạnh để có thể đòi chia sẻ quyền lãnh đạo với đảng cộng sản. Biết là không thể được nhưng chúng ta vẫn cứ lao đầu vào cái điều kị nhất của chế độ độc đảng để rồi bị bắt bớ, bị tù đầy trong khi lực lượng dân chủ còn đang rất yếu ớt, đầy nghi kị và chia rẽ liệu đấy có phải là một điều khôn ngoan?
Sao ông Nguyễn Thế Duyên không hỏi những người cộng sản trong những ngày mới được thành lập, tại sao họ vẫn lao vào cái điều cấm kị chấp nhận cả những cái chết thảm khốc khi họ tin vào lý tưởng cộng sản? Tự do dân chủ chưa bao giờ được cho không biếu không, chúng ta phải tranh đấu mà giành lấy. Khi người dân nhận ra những chân lý thông qua những nhân vật tranh đấu, chấp nhận hy sinh thiệt thòi của bản thân thì nó sẽ làm nhân dân mở mắt, sự hy sinh của những nhà dân chủ không hẳn là vô nghĩa. Đừng đòi hỏi một đám cháy lớn khi không được bắt đầu từ một ngọn lửa nhỏ.
Tác giả lấy dẫn chứng về cái quyền im lặng và nhấn mạnh “Tất nhiên đây là một quyền rất chính đáng không ai có thể phủ nhận” thế tại sao quốc hội không thông qua? Hay nói rõ hơn, nếu quyền im lặng là quyền con người thì không một luật phát nào được đặt cao hơn nó, đương nhiên nó tồn tại không cần phải xin phép ai. Vậy có phải chính quyền CSVN đang vi phạm quyền con người khi tự cho mình có quyền hạn chế nó? Rồi Tác giả đưa ra một lý do hết sức buồn cười “Thử hỏi chúng ta đào đâu ra luật sư để thực thi cái “Quyền im lặng” này?”. Đã là quyền thì chính những kẻ thực thi pháp luật như công an, toà án, viện kiểm sát phải thực thi trước tiên không cần sự có mặt luật sư.
Thứ năm
Khi quan điểm “quân đội chỉ trung thành với nhân dân và tổ quốc”, tác giả Thế Duyên cho rằng : “Điều đòi hỏi này là vô ích nhưng nó lại dính đến điều đại kị của chế độ nên chế độ sẽ lập tức phản ứng thế là vô hình dung cái đòi hỏi vô nghĩa ấy lại biến thành một vật cản trở tiến trình dân chủ”. Đây là một quan điểm vô cùng phản động.

Quân đội là do nhân dân mà ra, tiền thuế cuả nhân dân đóng góp để nuôi quân đội hoạt động, không trung thành với nhân dân thì trung thành với ai? Nếu theo quan điểm của tác giả Thế Duyên, tại Mỹ có hai đảng chính thay nhau lãnh đạo nhân dân Mỹ là đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, vậy quân đội của họ phải trung thành với đảng nào? Giả sử nếu chế độ công sản này tại VN sụp đổ, một chế độ khác lên thay thì lúc đó quân đội sẽ phải trung thành với ai? Chỉ có dân tộc mới là trường tồn. Đòi hỏi quân đội phải trung thành với Đảng cộng sản VN là một sự tước đoạt, cướp công lao của nhân dân. Nếu bắt quân đội phải trung thành với đảng thì không được bắt dân đi nghĩa vụ, chỉ tuyển những kẻ là đảng viên thôi, không được mượn máu của dân để bảo vệ đảng, không được dùng tiền thuế của dân nuôi quân đội nữa.
Thứ sáu
Trích: “các vị đòi những người cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Mác. Thật hết sức vô lý” và được tác giả Thế Duyên diễn giải như sau
Thứ nhất—Các vị hiểu gì về chủ nghĩa Mác? Tôi đã đọc những bài kêu gào của các vị nhưng chưa thấy một vị nào chỉ ra nổi chủ nghĩa Mác sai ở đâu. Các vị chỉ lấy duy nhất sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm bằng chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác. Điều đó là hết sức phiến diện”.
Tôi mạn phép hỏi ông bà Thế Duyên hiểu gì về chủ nghĩa Marx? Ông/bà đọc được bao nhiêu quyển sách về Marx và những quyển sách chỉ trích chủ nghĩa Marx? Xin đọc lại bài viết tôi đã đăng vào ngày 17/09/2014 [] để xem ông/bà có nhận thức được sự đúng sai hay không. Nếu chủ nghĩa Marx đúng đắn tại sao nó lại sụp đổ? Hãy nằm lòng trong đầu thực tiễn là thước đo của mọi chân lý.
‘Tác giả Thế Duyên viện dẫn tới nực cười “Mác sai hay các học trò của Mác sai?”. Nếu học trò của Marx sai thì phải kéo cổ cái lũ học trò ngu si dốt nát này xuống, tại sao chúng nó sai mà vẫn đòi lãnh đạo nhân dân trải qua biết bao đau thương chết chóc, nợ nần?
Trích “Thứ hai: Các vị khoác cho mình cái áo “Dân chủ” nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ”.
Không ai đòi những người cộng sản từ bỏ lý tưởng hay tà giáo của họ cả, một thứ giả thuyết mà Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe) một cơ quan dân cử của 46 quốc gia Châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) với các điều khoản (14 điều) lên án chủ nghĩa cộng sản và coi chủ nghĩa này đã phạm tội ác chống lại loài người [5].
Trong đó điều 2 của nghị quyết 1481 chỉ rất rõ: “…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên xô, Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới (TQ, VN, Cuba, Bắc Hàn), đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…”
Các vị tôn thờ chủ nghĩa cộng sản do ông Marx xướng lập là quyền của các vị nhưng nó không phải là niềm tin của dân tộc, không phải là lựa chọn của người dân chúng tôi nên đừng áp đặt và bắt cả một dân tộc này phải đi theo học thuyết hoang tưởng đó. Người dân VN không mấy người theo học thuyết Marx và CNCS, có những người không biết gì về CN Marx. Hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý xem rồi hãy tuyên bố, ông bà Thế Duyên ạ.
Đọc toàn bài của tác giả Nguyễn Thế Duyên, nó phơi bày nhiều quan điểm lệch lạc, biện dẫn vô lý để đưa ra một nhận định hay một kết luận cá nhân của ông/bà Duyên. Tôi tin rằng, tác giả này nếu không phải là một cây bút chuyên về mảng tuyên truyền cho CNCS và học thuyết Marx (phải khoác một chiếc áo khóac, đeo một chiếc mặt nạ khác) thì chắc chắn phải là một người chưa đọc kỹ về Marx, chưa từng đọc những quyển sách chỉ trích gay gắt chủ nghĩa Marx đã từng được xuất bản và được đông đảo người dân khắp năm châu đón đọc.
Trộm nghĩ, việc phân tích, phơi bày, tranh luận rộng rãi tính đúng sai của học thuyết Marx sẽ là tiền đề cho việc lấy ý kiến của dân chúng VN rằng chúng ta sẽ trưng cầu dân ý xem “ai tin tưởng chủ nghĩa Marx là đúng đắn” hay “Dân tộc VN có nên xóa bỏ chủ nghĩa Marx hay không” là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi xin mượn diễn đàn Anhbasam để xin tranh luận song phẳng với tác giả Nguyễn Thế Duyên và mong đơị một sự quan tâm theo dõi sát sao của qúy vị đọc giả. Đồng thời, mỗi người chúng ta hãy phổ biến rộng rãi cuộc tranh luận này thông qua các trang mạng xã hội nhằm lôi kéo sự quan tâm của dư luận.
Mong một bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Thế Duyên
TS

......../.