VIETNAM ! VIETNAM !


VIETNAM ! VIETNAM !



 Phim của John Ford


*********************************************************

HUNG NGUYEN

http://www.youtube.com/channel/UCuNwhOGaKlO7aJ3QSbdGBrQ?feature=watch







# 1/8




********************************************************







# 2/8






********************************************************







# 3/8



**********************************************************





# 4/8





********************************************************







# 5/8




**********************************************************




# 6/8



**********************************************************




# 7/8



 



*********************************************************







# 8/8




**********************************************************









........./.

ÔNG ĐỖ MƯỜI "ĐẺ RA" LÝ MỸ



ÔNG ĐỖ MƯỜI "ĐẺ RA" LÝ MỸ




MINH DIỆN


Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.

Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3,  dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.
      
Hôm đó, ông Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo Sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép. Ông có khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của ông Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.

      
Đúng như mọi người dự đoán, chiến dịch X-5 đã bắt đầu.
      
Ông  Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 - CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. 

Ông nói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai  đế quốc Mỹ…
      
“Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta.
Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị trường khan hiếm? Chính là bọn tư sản thương nghiệp! Kẻ nào tích trữ thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. Tôi hỏi các đồng chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy! Bọn gian thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta ...”.
              
Ông Đỗ Mười nói say sưa, hùng hồn, quyết liệt. Mép ông sủi bọt. Tay ông vung vẩy. Mồ hôi trán đầm đìa.
             
Lúc đầu ông mặc quần áo nghiêm chỉnh, sau một hồi diễn thuyết khoa chân múa tay, ông bật nút áo sơ mi phanh ngực ra. Cuối cùng cởi phăng cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi, trên người ông chỉ còn mỗi chiếc áo may ô ba lỗ.
              
Ông vẫn hăng nói: “Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng  đổ mồ hôi sôi nước mắt  kiếm miếng ăn ...”.
             
Bầu không khí ngột ngạt và kích động muốn nổ tung  hội trường. Sức nóng từ Đỗ Mười truyền đến từng người. Tiếng vỗ tay rào rào, tiếng cười tiếng nói hả hê. Những gương mặt hừng hực khí thế "xung trận".
             
Xin đừng ở vị trí hôm nay phán xét những người trong cuộc ba mươi lăm năm trước, thời điểm đó tư duy của mọi người khác bây giờ, nhất là tư duy của những cán bộ đảng viên vốn tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của đảng. Những người mà Đảng bảo sao cứ làm đúng phắc như vậy. Hãy bình tĩnh nhìn lại một cách trung thực, khách quan, để thấy một phần nỗi đau của mình, bạn bè mình, dân tộc mình, nỗi đau từ sự ấu trĩ, nóng vội, làm ào ào, đặt trái tim không đúng chỗ ngay từ  khởi đầu!
              
Ông Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có 'thượng phương bảo kiếm': “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn - sê- vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.
              
Chúng tôi  ra về với một tâm trạng nặng nề, mang theo lời cảnh tỉnh “Tuyệt đối bí mật”.
       
Nhưng hình như linh tính đã báo điềm chẳng lành cho thành phố Sài Gòn. Đó là cảm giác của tôi khi chạy xe máy từ cầu Công Lý lên cảng Bạch Đằng vòng qua Chợ Lớn. Người dân đổ ra đường nhiều hơn, vội vã, tất tưởi, gương mặt thất thần, nhiều tốp người tụm nhau bàn tán. Người ta nháo nhào đi mua từng cân muối ký gạo, như sắp chạy càn. Người dân thành phố vốn nhạy cảm và đó lại là cảm giác đúng: Thủ tướng nào thì chưa biết, nhưng trước hết phải lo thủ lấy miếng ăn!
           
Bảy giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu ở thành phố mang tên Bác.
              
Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. Họ làm bí mật lâu rồi. Như một trận đánh giặc đã được trinh sát, điều nghiên tỉ mỉ, chính xác. Các tổ công tác ập vào từng điểm bất ngờ, nhanh chóng niêm phong tài sản, khống chế mọi người trong gia đình nội bất xuất, ngoại bất nhập. Mỗi điểm niêm phong có tối thiểu một tổ ba người, không cùng cơ quan, không quen biết nhau. Họ là thanh niên xung phong, thanh niên công nhân các nhà máy, sinh viên các trường đại học, cả những thanh niên các phường được huy động vào chiến dịch.
 
  
       
Ngay buổi chiều hôm ấy một cuộc mít tinh tuần hành từ  Nhà văn hóa thanh niên do Thành đoàn tổ chức. Hàng ngàn học sinh, sinh viên rầm rộ xuống đường, diễu hành khắp các phố chính Sài gòn, Chợ Lớn, hoan nghênh chính sách cải tạo công thương nghiệp của đảng, đả đảo bọn gian thương. Suốt đêm Câu lạc bộ thanh niên vang lên bài ca “Tình nguyện”, “Dậy mà đi”. Khi chống Mỹ sinh viên học sinh hát những bài hát ấy, giờ cũng hát những bài hát ấy để tăng bầu nhiệt huyết đánh tư sàn!
                
Ngày 26-3-1978, cô công nhân Nguyễn Thị Bé B.  ở nhà máy dệt Phong Phú được kết nạp đoàn vì từ chối nhận một món quà của một cơ sở kinh doanh mà cô canh giữ. Tiếp theo một trường hợp tương tự, anh thanh niên Vũ Ngọc Ch.  ở nhà máy dệt Thắng Lợi.
              
Mấy ngày sau tiếng trống ở trường Trần Khai Nguyên quận 5, vang lên, như trống trận. Đó là nơi tập trung của 1.200 thanh niên học sinh người Hoa xuống đường ủng hộ chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, người dẫn đầu là cô học sinh lớp 11, có gương mặt búp bê, mái tóc cắt ngằn: Lý Mỹ.
           
Lý Mỹ là con gái một gia đình kinh doanh buôn bán, có một cửa hàng ở đường Cách mạngTháng Tám, quận 10.

Khi X-3 nổ ra, Lý Mỹ mới 17 tuổi, được tổ chức đoàn tuyên truyền giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, được kết nạp đoàn khóa 26-3, được nghe đích thân ông Đỗ Mười nói chuyện về chính sách cải tạo công thương nghiệp. Trái tim non trẻ của cô học sinh mười bảy tuổi như sôi sục bầu máu nóng đấu tranh giai cấp,  cô đã chọn đối tượng để đấu tranh, đó chính là cha mẹ mình.
             
Lý Mỹ vận động thuyết phục cha mẹ kê khai tài sản, cha mẹ chần chừ, cô trực tiếp đứng ra kê khai. Cô theo dõi bố mẹ cất giấu vàng bạc, của cải, báo cho tổ kê khai moi móc ra bằng hết. Lý Mỹ phát biểu trên báo: “Tinh thần Pavel Corsaghin sáng chói trong trái tim tôi! Tôi không cần vàng bạc, của cải, cha mẹ tôi bóc lột của nhân dân. Từ hôm nay tôi từ bỏ giai cấp bóc lột, bước sang cuộc sống mới, hòa vào dòng người lao động vinh quang  xây dựng xã hội chủ nghĩa” (Báo Tiền Phong số 40 ,1978).
             
Khi cha mẹ vật vã than khóc, và dọa ra nước ngoài, Lý Mỹ tuyên bố nếu cha mẹ xuất cảnh, cô sẽ ở lại một mình, chấp nhận cuộc sống cô đơn để cống hiến cho lý tưởng cộng sản !
              
Không phải chỉ có một Lý Mỹ, mà hàng trăm “Lý Mỹ” như vậy. Những “Lý Mỹ” được sinh ra nóng hổi dưới lá cờ  Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
             
Khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc tôi là đứa trẻ sáu tuổi đi xem đấu tố như xem hội hè, khi cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, tôi ba mươi tuổi, là người trong cuộc. Trước con mắt tôi, cuộc cách mạng sau chỉ khác cuộc cách mạnh trước là  không bắn giết, còn giống hệt  nhau.

Cũng con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bè tố nhau. Những cán bộ từng hoạt động bí mật trong chiến tranh, được những gia đình buôn bán , giàu có bao bọc, giờ quay ngoắt lại tịch thu tài sản ân nhân của mình. 

Những tính từ bọn, đồng bọn, “tên tư sản”, “con buôn” thay danh từ ông, bà, anh, chị. Gần ba chục năm trước, người bị quy là địa chủ, phú nông xấu xa thế nào, thì 1978,  người bị gọi là  tư sản, con buôn  xấu xa  như vậy. Người ta đã phủ nhận một tầng lớp tiên tiến của xã hội, nhục mạ tầng lớp đó, đào hố ngăn cách giữa các tầng lớp nhân dân, và kéo lùi sự phát triển của đất nước, đó là một sự thật lịch sử cần ghi nhận.
            
Chiến dịch X-3 thành phố Hồ Chí Minh, đã đánh gục 28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán.
            
Ông Nguyễn Văn Linh nói: “ Khi tôi làm Trưởng ban cải tạo trung ương,  tìm hiểu và dự kiến Sài Gòn, Chợ Lớn có khoảng 6.000 hộ kinh doanh buôn bán lớn. Khi anh Đỗ Mười thay tôi, anh ấy áp dụng theo quy chuẩn cuộc cải tạo tư sản Hà Nội từ năm 1955, nên con số mới phồng to lên như vậy” (Nguyễn Văn Linh, Những trăn trở trước đổi mới).
            
Ông  Đỗ Mười đưa hàng ngàn hộ tiểu thương, trung lưu  vào diện cải tạo, gộp luôn những hộ sản xuất vào đối tượng đó.
            
Ông Nguyễn Văn Linh nói: “Anh Mười không trao đổi với chúng tôi. Anh ấy có 'thượng phương bảo kiếm' trong tay, toàn quyền quyết định”  (Nguyễn Văn Linh trăn trở cuộc đổi mới).
             
Ông Đỗ Mười thay ông Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban cải tạo ngày 16-2-1978. Trong chiến dịch X-3, Đỗ Mười không sử dụng người của Nguyễn Văn Linh, mà đưa hầu hết cán bộ từ miền Bắc vào nắm giữ những vị trí quan trọng. Đồng thời ông bố trí  cán bộ các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, kho hàng vào tiếp quản. Ông đóng đại bản doanh ở Thủ Đức, trực tiếp chỉ đạo, không tham khảo bất cứ ý kiến  ai trong cơ quan lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. 
             
Kết quả X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thành phế thải.
             
X-3, cú đòn trời giáng cuối cùng, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Thành phố chết”, đẩy thêm dòng người bỏ đất nước ra đi bất chấp hiểm nguy, bao nhiêu số phận đã rã rời trên biển sâu.

Năm 2005, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận: “Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế".
       
Có lần chúng tôi hỏi nhà báo Trần Bạch Đằng: “Hình như trong 63 năm tham gia cách mạng và làm lãnh đạo, ông Đỗ Mười không để lại một tác phẩm nào?”. Ông Trần Bạch Đằng chớp mắt nhếch cái miệng méo xẹo:  “Cha ấy để lại cho đời  tác phẩm cải tạo công thương nghiệp !” .
              



Ông Đỗ Mười sinh ngày 2-2-1917 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông làm rất nhiều chức vụ quan trọng, từng làm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam 1991-1997.
             
Tôi không muốn viết chân dung ông bởi chẳng có gì đáng viết, chỉ ghi lại vài dòng những người đồng chí của ông, nhận xét về ông. 
             
Ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ kề: “Một lần anh Mười xuống Hải Phòng, tôi và anh Nguyễn Dần dẫn anh ấy đi thăm nhà máy đóng tàu. Đi ngang Quán Toan thấy cái nhà hai tầng, anh Mười hỏi: “Nhà ai đây?” tôi trả lời: “Dạ nhà anh Bút lái xe”, anh Mười nói: “Nếu tôi mà là bí thư , chủ tịch thành phố tôi sẽ tịch thu ngay cái nhà này làm nhà mẫu giáo!” .
              
Ông Đỗ Mười là người đố kỵ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không biết vì ghen ghét tài năng hay nguyên nhân gì. Ông Đoàn Duy Thành kể: “Chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, anh Mười gọi tôi tới, nêu vấn đề anh Văn năm 16 tuổi được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Rồi anh Mười bảo, về nói cho đoàn đại biểu Hải Phòng biết, và những ai quen biết ở các đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết. Tôi hỏi anh Trường Chinh, anh Trường Chinh bảo: “Võ Nguyên Giáp năm 1941-1942, kể cả việc làm con nuôi Martin trùm mật thám Đông Dương là chuyện bịa hết!... Anh Mười, anh ấy rất võ biền. Các cuộc họp tôi nói, anh ta thường chặn lời tôi..." (Làm người là khó).
                
Ông Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với ông Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được... Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Làm người là khó).
                
Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”.  Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá !”.
            
Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp cải tạo công thương nghiệp.
             
Năm nay ông Đỗ Mười hơn chín chục tuổi rồi. Nghe nói ông vẫn phải nuôi con mọn. Tôi không biết có đúng không, và nếu đúng, tương lai nó sẽ ra sao? Cầu trời, nó đừng như những “đứa con” sinh ra từ cuộc cải tạo công thương nghiệp 1978 như Lý Mỹ!


MD

http://bvbong.blogspot.com/2013/01/ong-o-muoi-e-ra-ly-my.html


******************


... Lý Mỹ vui và phấn khởi khi nghe đồng chí Thường vụ Thành đoàn tập huấn. Đây đúng là thời cơ để thuyết phục gia đình chuyển sang sản xuất, thời điểm chấm dứt cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong gia đình, một thời điểm mà mình đã mong ước từ bấy lâu nay… Ngày 24-3-1978: “Mình nắm lấy thời cơ nầy để tuyên truyền đường lối, chính sách cải tạo thương nghiệp tư sản cho gia đình. Mình phải kiên trì thuyết phục cha mẹ, phải bám gia đình từng giây, từng phút, giúp đỡ gia đình kê khai tài sản”. Ngày 24-3-1978 của Lý Mỹ được báo Tuổi Trẻ tường thuật: Đi kèm bên mẹ, Mỹ luôn nhắc nhở mẹ nên kê khai những món hàng gì, thỉnh thoảng động viên người mẹ đang buồn rầu, hoang mang bởi những tin đồn thất thiệt. “Tịch thu tài sản rồi phải không? Mầy hãy lo lấy thân mầy đi, còn ăn học gì nữa”. “Đâu có ai tịch thu tài sản của mình đâu má. Mình kê khai đúng, đầy đủ, nhà nước sẽ trưng mua, với số vốn đó gia đình mình chuyển sang cách làm ăn mới. Vấn đề là mình có thành thật kê khai không”. “Vậy hả”. Rồi: Má Mỹ trở nên yên tâm hơn, sự bình tĩnh đã bắt đầu lộ rõ trên gương mặt. Trong lúc đó, Mỹ liến thoắng: “Tư trang, tư liệu sinh hoạt phải viết vào mục nào hả đồng chí?”. Miệng nói, tay viết, mà mắt Mỹ vẫn liếc vào những chiếc tủ đựng đầy ắp những món hàng để xem chừng mình đã khai đầy đủ chưa. Bây giờ, Mỹ đã trở thành một người chủ quản của gia đình. Mỹ thấy tự hào và sung sướng lạ... (Tuổi Trẻ, 31-3-1978).


........../.

PHẠM DUY


 Nhạc sĩ Phạm Duy 
(Phạm Duy Cẩn) 
sinh ngày 5-10-1921 tại Hà Nội, 
từ trần lúc 14g30 ngày 27-1-2013 tại TP.HCM 
(nhằm ngày 16 tháng chạp năm Nhâm Thìn)







******************************************************






Hội Nghị Văn Nghệ Việt Bắc 1950

TRÍCH “HỒI KÝ KHÁNG CHIẾN” của PHẠM DUY

http://phamduy.com/document/hoiky/hoiky2/chuong_32.html





[...]
Thế rồi vào một ngày hè trong năm 1950 này, Đại Hội Văn Nghệ -- có thêm vào đó hai chữ Nhân Dân -- được khai mạc. Hội trường do kiến trúc sư Võ Đức Diên vẽ kiểu và đôn đốc việc xây cất từ mấy tháng nay. Tuy vật liệu xây cất chỉ là những cột dọc làm bằng thân cây lớn, những cột ngang làm bằng tre, cùng với vách nứa và mái tranh, nhưng Hội Trường trông cũng đồ sộ lắm, khác hẳn với những hội trường ở miền suôi mà tôi đã biết. Thành phần tham dự Đại Hội là những văn nghệ sĩ nổi danh đang phục vụ trong Quân Đội hay trong các Hội Văn Nghệ ở Trung Ương, các nhân viên của các hội văn nghệ ở các địa phương và còn có thêm cả các cán bộ thông tin văn hoá nữa.
Chủ Tịch đoàn gồm có nhà văn Nguyên Hồng, hội viên Hội Văn Nghệ Trung Ương, kịch sĩ Lê Văn (Vũ Bắc Tiến) trưởng ban kịch của Trung Đoàn 308 và Vũ Thược, cán bộ văn hoá của huyện Lập Thạch thuộc Vĩnh-Phúc (tức hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên). Vào thời điểm này, Đảng Cộng Sản bấy lâu nay ẩn mình trong Mặt Trận Việt Minh bây giờ quyết định đưa ra bàn tay không còn bọc nhung nữa. Đại Hội gọi là Văn Nghệ Nhân Dân này không có mục đích nào khác hơn là bắt đầu từ nay trở đi, có Tố Hữu với bàn tay sắt, chỉ huy văn nghệ.


Trong ngày đầu tiên của Đại Hội, tôi thấy Chủ Tịch Đoàn đưa ra một đường lối gọi là văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Mục đích chính là đưa ra một thứ kim chỉ nam cho tất cả mọi ngành sáng tác và biểu diễn. Mục đích phụ (hay đây mới là mục đích chính ?) là biểu dương lực lượng văn nghệ sĩ và báo cáo đường lối chỉ huy văn nghệ của Nhà Nước cho các quan khách biết. Các quan khách đó là ai ? Đó một số cố vấn Liên Sô, Trung Cộng và vị tân khách Léo Figuères, đại diện của Đoàn Thanh Niên Pháp Quốc đang ngồi ở hàng ghế đầu cùng với Trường Chinh, Tố Hữu, Trần Độ...
Sau đó, tới phần thảo luận riêng của các ngành. So với mọi ngành khác, thành phần nghệ sĩ trong ngành kịch là đông đảo nhất. Tuy tôi là nhạc sĩ và vợ tôi là ca sĩ nhưng Thái Hằng còn là kịch sĩ nữa cho nên chúng tôi có mặt trong những buổi hội thảo về ngành này. Tôi gặp Hoàng Tích Linh, tác giả vở kịch nhan đề Tiếng Đập Cửa là người ở trong đoàn kịch Chiến Thắng của Tổng Cục Chính Trị. Diễn viên trong đoàn này là Thúy Cẩm, em gái của kịch sĩ Kỳ Ngung và Thùy Chi, em ruột của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh. Thùy Chi có tên thật là Khuê, nhưng được mọi người gọi là Cô Thôn, tên của một nhân vật kịch. Cô Khuê đóng vai cô Thôn đặc sắc đến nỗi người ta không còn gọi cô bằng tên thật hay bằng tên nghệ sĩ của cô nữa. Nữ diễn viên Kiều Hạnh cũng là chị dâu của Thái Hằng và cũng có mặt tại Đại Hội này cùng với anh Phạm Đình Sĩ và mấy cháu Mai Hương, Bạch Tuyết và Sơn. Gặp được những người thân thích thì vợ tôi vui lắm.
Tôi cũng gặp cả Hoàng Cầm, vừa mới tới Yên Giã cùng với các diễn viên nổi tiếng trong ngành Kịch Thơ như Trần Hoạt, Kim Lân. Tôi thấy Hoàng Cầm gầy đi nhưng đôi mắt của nó vẫn còn sắc như dao, giọng nói của nó vẫn sang sảng...
Dưới sự chủ toạ của Thế Lữ, Hội Trưởng của Hội Sân Khấu, một anh hội viên là Đoàn Phú Tứ đứng ra thuyết trình về sự hình thành của sân khấu Việt Nam gồm có Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ, Kịch Nói... và xin mọi người thảo luận để định nghĩa cho một hình thức sân khấu mới mẻ nhất là Thoại Kịch tức Kịch Nói.
Sau nhiều tranh luận, Đoàn Phú Tứ tóm tắt các ý kiến của những người phát biểu. Tất cả đã nhất trí với định nghĩa này : 
-- Kịch là bộ môn nghệ thuật dùng sân khấu làm phương tiện trình bày những cảnh đời đang có mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn đi tới chỗ kịch liệt thì phải giải quyết. Giải quyết xong mâu thuẫn là hết kịch.
Tôi đã biết tới những điều này từ lúc mới bước chân vào Liên Khu IV, được nghe tướng Nguyễn Sơn giảng về Tào Ngu và vở kịch Lôi Vũ. Có gì là mới lạ đâu ? Đã tưởng thế là xong phần thuyết trình và định nghĩa về Thoại Kịch sau khi các văn nghệ sĩ đã đồng ý với thuyết trình viên Đoàn Phú Tứ. Nhưng lập tức một số cán bộ chính trị đứng lên đòi Chủ Tịch Đoàn phải bổ túc thêm vào biên bản của hội nghị : 
-- Giải quyết những vấn đề trong các vở kịch thì phải có lập trường. Vậy chúng ta đứng trên lập trường nào ? Lập trường phong kiến ? Lập trường tư sản hay tiểu tư sản ? Không. Phải đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.
Trong một buổi họp khác, tổ kịch đang thảo luận về đặc trưng của các bộ môn sân khấu như Tuồng Cổ, Chèo Cổ, Cải Lương, Kịch Thơ và Kịch Nói, Tố Hữu đứng ra lên lớp anh em, trước hết là đả kích bài Vọng Cổ. Tố Hữu nói :
-- Vọng Cổ có âm điệu ủy mị, làm cho người nghe bị ru ngủ, lòng người nghe bị mềm yếu rồi người nghe cúi đầu xuống, tiêu tan cả chí phấn đấu. 
Lưu Hữu Phước, Tống Ngọc Hạp bèn kẻ trước người sau đứng lên bênh vực cho bài Vọng Cổ xuất xứ từ Nam Bộ của mình, nói rằng : 
-- Vọng Cổ hay lắm, hay lắm, không bỏ được Vọng Cổ đâu ạ. 
Nhưng Tố Hữu cười khảy :
-- Vâng, bài Vọng Cổ hay lắm. Hay đến độ đã làm cho Việt Nam mất nước, bây giờ trong kháng chiến, ta phải nên cấm nó.
Nghe thấy vậy, bụng bảo dạ, tôi nghĩ : 
-- A... Tố Hữu nói như vậy thì có nghĩa là Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân này phải có thái độ với bài hát đã từ lòng nhân dân mà ra...
Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp im lặng. Xưa nay tôi là người không ưa cãi nhau cho nên lúc đó tôi cũng im luôn. Dù lập trường của Tố Hữu không vững lắm nhưng tôi cũng không đứng lên để bênh vực hai anh nhạc sĩ Nam Kỳ này.
Theo sự hiểu biết của tôi -- vốn là kẻ đã đi theo gánh hát Cải Lương trong ba năm trời -- thì bài Vọng Cổ đã ra đời vào năm 1917 là lúc nước Việt Nam đã sống dưới ách nô lệ thực dân từ lâu rồi. Đã mất nước rồi mới có một người là ông Sáu Lầu ở Bặc Liêu đẻ ra bài Vọng Cổ. Điệu Vọng Cổ xuất thân từ điệu Hành Vân, mới đầu chỉ có 20 câu, mỗi câu 2 nhịp. Khi nó phát triển tới loại Vọng Cổ 6 câu mỗi câu 16 nhịp rồi tiến tới 32 nhịp thì âm nhạc của nó nghiêng hẳn về điệu ru con ở miền Nam. Trong suốt mấy chục năm, Vọng Cổ đã được dùng để kể lể đầy đủ mọi thứ chuyện buồn hay chuyện không buồn, kể cả những chuyện hài hước làm cho người nghe phải cười nôn ruột của mấy anh hề. Không phải chỉ có những bài hát Vọng Cổ than khóc mà thôi đâu.
Nhưng nếu cứ cho rằng đa số bài Vọng Cổ nói tới chuyện buồn đi, là làm nhụt chí anh hùng đi, thế tại sao vào ngày lịch sử 12 tháng 10 năm 1945, tất cả Nam Bộ cứ cầm gậy tầm vông vùng lên đánh Pháp và vẫn còn tiếp tục đánh Pháp cho tới bây giờ (là mùa Hè 1950). Những thính giả mà ta cho rằng đã bị đầu độc bằng bài Vọng Cổ hằng mấy chục năm, tại sao họ vẫn anh dũng chiến đấu ? Họ đâu có đầu hàng Pháp ? Và chắc chắn là họ vừa đánh giặc, vừa hát Vọng Cổ cho mà coi. Vọng Cổ, theo tôi, chính là bài hát phát sinh từ nhân dân cho nên nó mang rất nhiều chất tình tự dân tộc. Nói một cách khác, khi tôi nghe hát Vọng Cổ, tôi rất cảm động và tôi thương yêu nước tôi hơn là khi tôi nghe nhạc...classic hay nhạc rock chẳng hạn.
Chỉ huy xong sự khai tử bài Vọng Cổ, Tố Hữu đi tới phán quyết thứ hai của anh. Anh mạt sát thậm tệ Kịch Thơ :
-- Nội dung kịch thơ phần nhiều chỉ phản ảnh tinh thần phong kiến. Cốt truyện đưa ra toàn là những nhân vật quan liêu. Lối diễn xuất bằng sự ngâm nga, nghe thật là rên rỉ, lướt thướt. Kịch Thơ không thích hợp với cuộc sống động của toàn dân đang kháng chiến.
Lại cũng không ổn. Những vở kịch thơ trước đây tôi đã được coi, chính là những vở kịch nung nấu lòng ái quốc của chính tôi, vì nó nói tới chuyện Nguyễn Trãi, Phi Khanh, nói tới Quán Biên Thùy, Người Mù Dạo Trúc, Bến Nước Ngũ Bồ, Lên Đường, Viễn Khách... Lối ngâm thơ rền rĩ mà những ngâm sĩ đã mắc phải khi diễn kịch thơ, ta có thể khắc phục được nếu ta huấn luyện cho các ngâm sĩ biết chọn đoạn nào ngâm, đoạn nào nói. Và nếu ngâm nên ngâm theo giọng gì ? Giọng oán cần phải dùng cho đúng lúc. Là kịch thơ nhưng vẫn có thể có những đoạn nói thơ -- lẽ dĩ nhiên không phải là lối nói thường hoặc nói lối theo kiểu Hát Chèo hay Cải Lương -- Cần nhất là phải dùng tối đa những điệu ngâm khác biệt với giọng oán như sa mạc, cổ thi hay những điệu ngâm thơ nằm trong nhạc mục của Hát Ả Đào. Vấn đề này nằm hoàn toàn trong lĩnh vực kỹ thuật (không phải nghệ thuật) cho nên rất dễ cải tiến. Opera của Âu Tây là cái gì, nếu không phải là kịch thơ có ngâm nga và có hát lên ? Hơn nữa, gần đây, tại chiến trường Cao-Bắc-Lạng, tôi và Hoàng Cầm rất thành công với những màn diễn thơ có thể được gọi là những màn kịch thơ ngắn được lắm.


Với Đêm Liên Hoan hay Tâm Sự Đêm Giao Thừa được trình diễn với hai diễn viên và có điệu bộ, ta có mầm mống của những vở kịch thơ ái quốc. Ngay chính tôi đây, khi diễn ngâm bài thơ Bắn Đi Tố Hữu, tôi đã đóng kịch đó. Đóng vai anh thi sĩ đứng cạnh người lính Pháo Binh ở trên một ngọn đồi có đặt sẵn khẩu súng lớn nhắm xuống đồn địch. Người lính Pháo Binh phải chờ giờ khai hoả, nhưng anh nghệ sĩ quá căm thù giặc, nhìn thấy chúng đang cười nói ở dưới đồn thì sốt ruột quá, anh thúc giục đồng chí Pháo Binh phải bắn đi. Bắn ngay lập tức. Tôi được bộ đội rất hoan nghênh khi đóng kịch trong cái màn thơ độc diễn này.
Tôi cho rằng, nếu lúc đó Hoàng Cầm được khuyến khích để tiếp tục phát triển Kịch Thơ thì không chừng chúng ta đã có một thứ sân khấu có tính chất opera theo kiểu Việt Nam, chứ không phải thứ opera học mót của các trường phái của Âu Tây.
Sau khi Tố Hữu đã đả kích Kịch Thơ xong rồi, cử toạ bỗng im phăng phắc, mọi người chăm chú nhìn vào Hoàng Cầm, mục tiêu của sự đả kích. Hoàng Cầm đứng dậy, nhấc cái ghế đẩu mà nó vừa ngồi lên, trịnh trọng bưng ghế ra đặt ở giữa hội trường, lấy ở trong túi ra một sợi dây dài, dùng dây buộc tập kịch thơ, xong leo lên ghế đẩu, giơ tập thơ vừa mới bị trói chặt lên thật cao, tuyên bố :
-- Tôi xin treo cổ Kịch Thơ. Bắt đầu từ ngày hôm nay.
Phải công nhận là trong Đại Hội Văn Nghệ Nhân Dân này, những nhà lãnh đạo Việt Minh coi ngành sân khấu như một đội quân lớn để thể hiện đường lối gọi là văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được Chủ Tịch Đoàn đưa ra ngay từ hôm khai mạc Đại Hội. Dưới con mắt của Chính Quyền và nhất là của Đảng Cộng Sản ẩn hình sau Mặt Trận Việt Minh, ngành Sân Khấu là bộ môn có nhiều quần chúng nhất.
Do đó mà ta thấy Tố Hữu ra hết mệnh lệnh này tới mệnh lệnh khác, nhằm vào Kịch Thơ, nhằm vào bài Vọng Cổ của Sân Khấu Cải Lương và đề cao Thoại Kịch là đội quân xung kích của trận chiến này. Từ nay trở đi, sẽ có rất nhiều các đoàn văn công được thành lập để thực hiện những phương châm mà Đại Hội này đề ra, nói cho gọn là đem lập trường đấu tranh giai cấp vào ngành Ca-Kịch-Nghệ. Có lẽ để sửa soạn cho việc cải cách ruộng đất ''long trời lở đất'' sắp sửa xẩy ra trong năm sau, khi Việt Cộng tiếp thu được bài học về chính sách này của Trung Cộng.




Các ngành khác -- như âm nhạc chẳng hạn -- cũng được bàn tay chỉ huy chiếu cố tới, nhưng sự ra lệnh có vẻ kín đáo và tế nhị hơn. Tôi bị phê bình là tiêu cực với những bài như Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây, Bà Mẹ Gio Linh. Và tôi được khuyến khích để khai tử một bài hát quá ư lãng mạn và đang được phổ biến rất mạnh mẽ trong toàn quốc là bài Bên Cầu Biên Giới. Nhưng tôi đóng kịch giả vờ ngu dại và lơ đãng, lờ luôn cái chuyện đó đi. Chỉ không hát những bài bị phê bình là tiêu cực và lãng mạn đó ở trong Đại Hội là cũng đủ làm hài lòng qúy vị lãnh đạo rồi. Phải không ?
Tối đến, trong buổi sinh hoạt có tính cách giải trí, tôi và Thái Hằng hát xong bài Bà Mẹ Quê là xuống ngồi nghe các nhạc sĩ trong đoàn Văn Nghệ Khu III biểu diễn. Có Canh Thân hát bài Thiên Thai với sự phụ hoạ dương cầm của vua piano Nguyễn Văn Hiếu. Văn Cao ngồi cạnh tôi nhiều khi phải nhăn mặt khi nghe Canh Thân hát bài Thiên Thai với quá nhiều fantaisies, nghĩa là ca sĩ hát sai nhiều nốt nhạc ở trong bài hát. Có các nhạc sĩ Xuân Tiên, Xuân Lôi... thổi kèn cho nhiều ca sĩ hát những bài của Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Phúc, Lương Ngọc...
Phải nói rằng Đại Hội Văn Nghệ này rất thành công.
Thành công ở chỗ đại đa số văn nghệ sĩ được chỉ huy mà không có ai dám phản đối gì cả. Nếu có phản đối, phải đợi khi tan xong Đại Hội và trở về tới địa phương rồi mới phản đối bằng cách... dinh tê. Đại Hội lại cũng rất là vui. — giữa khu rừng xưa nay heo hút, bây giờ có rất đông đảo các tay to mặt lớn trong làng văn nghệ và chính trị tới gặp nhau. Sau bốn năm đi tung hoành ở mọi nơi, bây giờ họ mới có dịp tụ hội, mà lại tụ hội ở một nơi chúng tôi gọi là gần mặt trời.
Giới văn nghệ sĩ có cảm tưởng như mình được trọng vọng. Trong giờ nghỉ giải lao, chúng tôi trò chuyện với nhau rất là thân mật, tránh không nhắc tới những vấn đề mà chúng tôi coi như là những bêtes noires vừa được nêu lên trong Đại Hội.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn vì quá yêu tôi qua những bài dân ca gần đây cho nên cho rằng tôi là người tạo ra được một âm giai đặc biệt Việt Nam, anh ta gọi là gamme phamduyrienne.

Đoàn Phú Tứ giúp tôi sửa lại hai chữ trong bài Tiếng Hát Trên Sông Lô :

Hỡi anh du kích tập bắn trên rừng

Thuyền tôi đậu bến Đoan Hùng

Nửa đêm nghe tiếng chim mừng líu lo...

- Cậu nên đổi hai chữ ''nửa đêm'' bằng hai chữ ''bình minh''.
Tôi đồng ý ngay. Và cám ơn tác giả của bài thơ Mầu Thời Gian bất hủ. Sau này tôi có phổ nhạc bài thơ đó, không biết anh bạn vàng này có nghe được hay không ?

Buổi tối có sinh hoạt văn nghệ. Có các khách ngoại quốc tham dự. Các cố vấn Liên Sô gặp nữ nghệ sĩ nào cũng ôm hôn khiến cho ai cũng ngượng. Họ còn mời các bà, các cô nhẩy theo kiểu Son Đố Mì nữa. Càng vui chứ sao ?
Đại Hội khoản đãi văn nghệ sĩ cũng rất chu đáo. Tuy không được hưởng chế độ ăn theo ''tiểu táo'' như các ông ''vua mới'' của nước ta, nhưng trong những bữa cơm tập thể nấu theo kiểu ''đại táo'' này, tôi đã được thưởng thức tài nội trợ của những bà như chị Võ Đức Diên với món chao làm bằng đậu xanh (soja) rất bổ béo.
Trong suốt thời gian bốn tháng ở Yên Giã, ngày nào chúng tôi cũng được ăn cơm với chao, không đi tu mà cũng ăn trường chay.







......../.

HIẾN PHÁP MỸ





VÀI NÉT VỀ HIẾN PHÁP MỸ

Hà Văn Thịnh




*********



Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
Một Hiến pháp có trước... nhà nước
Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”!
Ý định đó của sự ấu trĩ của lòng tốt nhanh chóng bị thực tế tàn nhẫn của xã hội sau chiến tranh giày xéo, tình trạng vô chính phủ nhanh chóng xảy ra, tiểu bang nào cũng muốn giành cho mình sự độc quyền cao nhất, có lợi nhất, khiến cho 13 tiểu bang gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn, và “nước” Mỹ, theo cách nhận xét của George Washington, “giống như một lâu đài được xây bằng cát”. Muốn khắc phục tình trạng đó, giải pháp duy nhất là phải thành lập một chính quyền, đây là điều mà đến năm 1787, hầu như ai cũng biết. Nhưng, chính quyền đó sẽ ra sao? Nó giống với mô hình Pháp hay Anh? Những bậc tiên tổ của nhà nước Mỹ tương lai giật mình bởi họ đoan quyết rằng phải thành lập một mô hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp (HP).
G. Washington, nguyên là Tổng Tư lệnh quân Cách mạng trước đây, được mời giữ ghế chủ tọa Hội nghị Lập Hiến. 55 con người trẻ tuổi (đa số dưới 40 tuổi, riêng A. Hamilton, vào năm 1787, chỉ mới 30 tuổi; J. Madison mới 36 tuổi – họ được coi lànhững cha đẻ của HP Mỹ) chính là các tinh hoa chính trị được tập hợp từ các tiểu bang, về sau được ca ngợi đó là những người tinh anh nhất, “gần như là thánh thần” của nhân loại vào cuối thế kỷ 18. Những gì lịch sử ca ngợi về tài năng của 55 người đó không hề quá lời: Chẳng hạn, Benjamin Franklin (1706-1790) là một người đa tài: thợ in, chủ tòa báo, thẩm phán, Chủ tịch Hội Triết học Mỹ, thống đốc tiểu bang, nhà ngoại giao, thương gia giàu có, người thành lập Đại học Pensylvania, người phát minh ra cột chống sét, ống thông tiểu, đàn harmonica, kính hai tròng, công ty cứu hỏa tư nhân và, ông nói thành thạo 5 ngoại ngữ... Tài năng, nhân cách và tầm nhìn vĩ đại đã được cộng hưởng để làm ra bản HP đầu tiên trong lịch sử loài người mà hầu như, không có bất kỳ một lỗi văn bản lớn nào!
55 “cha đẻ” của nhà nước Mỹ, trong đó nổi bật nhất là Alexander Hamilton (hình của ông được khắc trên tờ 10 USD), James Madison (người có hình trên tờ 50 USD) và Benjamin Franklin (trên tờ 100 USD)...
Ngày 25.5.1787, Hội nghị Lập pháp được khai mạc tại Philadelphia – “thành phố của tình huynh đệ”. Gần bốn tháng ròng rã, những cuộc tranh luận quyết liệt đã nổ ra và tận cho đến lúc đặt bút ký (17.9), nhiều đại biểu vẫn còn chất chứa những bất đồng. Bản dự thảo và những bất đồng đó còn được 5 triệu người dân xem xét kỹ lưỡng trước khi được Quốc hội chính thức thông qua vào năm 1789. Nhìn chung, HP Mỹ đã được làm ra trên cơ sở những định hướng tìm tới sự hoàn hảo có thể; được cụ thể hóa thành nhiều nguyên tắc do nhiều đại biểu đề xuất, được A. Hamilton và J. Madison diễn đạt phần nào qua những bài báo rồi tập hợp thành tác phẩm Liên bang thư tập(The Federalist Papers).
Những nguyên tắc lập pháp
Chúng ta muốn tạo dựng một nền tảng (HP) sẽ trường tồn qua mọi thời đại, vậy thì, phải dự liệu đủ những thay đổi mà các thời đại đó sẽ tạo ra. Nguyên tắc này khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ ra; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu lên và bãi nhiệm chính quyền đó... Tất nhiên, có rất nhiều điều sẽ thay đổi nên HP dự liệu các khoản bổ sung – Tu Chính Án (Amendment, TCA), chẳng hạn, TCA 22, thông qua năm 1951, quy định tổng thống không được làm quá hai nhiệm kỳ.
Việc thành lập một chính quyền thích hợp phải do chính người dân lựa chọn thông qua sự biểu quyết rộng rãi nhất. Không một ai có quyền áp đặt mô hình nhà nước không tương thích với mong muốn và lợi ích của người dân. Sau rất nhiều tranh cãi, nhân dân Mỹ đã chọn mô hình nhà nước tam quyền phân lập; theo đó, một trong ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, luôn bị hai cơ quan kia giám sát.
Xu hướng sửa đổi HP để mưu đồ quyền lực nhiều hơn cho một vài cá nhân là xu hướng lạm quyền của mọi quyền lực; vì thế, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể ngăn ngừa mọi ý đồ thao túng và sửa đổi HP. Theo nguyên tắc này, quyền tham gia của mọi công dân là tối hậu chỉ khi nào có trên 2/3 thượng nghị sĩ hoặc thống đốc bang yêu cầu thì việc xem xét sửa đổi HP mới được đặt ra. Quy định này có nghĩa là, nếu muốn xóa bỏ quyền được trang bị vũ khí, phải có ít nhất 67 TNS hoặc 34 thống đốc bang yêu cầu.
Xu hướng lạm quyền và lộng quyền là thuộc tính tất nhiên của con người, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho đủ khả năng để ngăn chặn mọi ý đồ lạm quyền đó. Ngoài cơ cấu tam quyền phân lập, HP Mỹ còn định rõ cơ chế các thành viên của Tòa án Tối cao, các thẩm phán của tòa án khu vực trong toàn liên bang, được giữ quyền trọn đời, nếu không xin nghỉ hưu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, bệnh suy giảm trí nhớ...). Như vậy, tòa án sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền hoặc cử tri!
Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa bè phái, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục HP. Vì thế, cơ cấu tổ chức chính quyền không cho phép bất kỳ đảng phái nào có thể can thiệp vào bộ máy một cách trực tiếp. Mỗi đảng phái, trước HP, chỉ là một tổ chức công dân, chịu sự điều chỉnh, giới hạn của luật pháp.
Đa số người dân là thờ ơ với chính trị, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho hạn chế đến mức thấp nhất sự vô trách nhiệm của người dân đối với việc bầu ra chức vụ lãnh đạo cao nhất. Nguyên tắc này khẳng định cách bầu cử, theo đó, tổng thống sẽ được quyết định bởi số đại cử tri tương đương với số lượng nghị sĩ của mỗi tiểu bang.
Các tiểu bang lớn luôn có xu hướng chèn ép các tiểu bang nhỏ hơn, vì thế, cơ chế tổ chức nhà nước phải hạn chế đến mức thấp nhất sự chèn ép này. Đây là lý do để các tiểu bang dù lớn hay nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ trong thượng viện. Bất kỳ một đạo luật nào dù Hạ viện đã thông qua (nơi các bang lớn có lợi thế) đều phải được Thượng viện chuẩn y, và ngược lại.
Các cơ quan tư pháp dễ bị mua chuộc và lạm dụng, vì thế, phải có thiết chế cho người dân được quyền giám sát, quyết định trực tiếp đến các phán quyết tối thượng của tòa án. Nguyên tắc này đề ra cơ chế thành lập bồi thẩm đoàn (The Jury), do người dân bầu ra. Các viên chức của ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp không được tham gia vào bồi thẩm đoàn. Phán quyết của bồi thẩm đoàn về có tội hay không, mức án, là tối thượng.
Việc thay đổi hay ban hành các điều luật mới luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Do đó, phải thiết lập cơ chế để hạn chế đến mức thấp nhất sự ban hành hay thay đổi một đạo luật, ngăn chặn mọi xu hướng tắc trách khi ban hành các văn bản luật pháp. Nguyên tắc này bảo đảm sai sót ít nhất (hầu như chưa xảy ra, cho đến thời điểm này) về việc ban hành đạo luật mới. Khi một đạo luật được khởi xướng ở Thượng viện chẳng hạn, nó sẽ được trình cho Tiểu ban Tư pháp xem xét, sau đó trình lên Thượng viện. Nếu được thông qua, sẽ tiếp tục được chuyển sang Tiểu ban Tư pháp Hạ viện, rồi toàn thể Hạ viện; cuối cùng mới được trình lên tổng thống. Đạo luật được thông qua, sẽ mang tên người đề xuất – vừa để vinh danh vừa để tăng tính trách nhiệm của dự luật. Nếu tổng thống phủ quyết, trình tự sẽ được làm lại từ đầu.
Quân đội, cảnh sát là công cụ của chính quyền nên phải tuân thủ các mệnh lệnh của chính quyền. Và, để ngăn ngừa sự lộng quyền, độc tài hóa, các quân nhân và cảnh sát đang tại ngũ không được phép tham gia vào cơ quan lập pháp. Nguyên tắc này mặc nhiên khẳng định rằng quân đội hay cảnh sát nếu họ vào thượng viện hay hạ viện, không có quyền phản kháng chính quyền, không có quyền được luận “tội” chính quyền, tức là không bảo đảm được năng lực tác chiến, vì khi luận “tội”, họ đang chống lại chính quyền. Quân nhân hay viên chức cảnh sát, muốn vào nghị viện, phải ra khỏi quân ngũ...
Trên đây là vài khái lược về sự hình thành và các nguyên tắc lập pháp của nhà nước Mỹ – nhà nước hiện đại đầu tiên trong lịch sử loài người – một mô hình nhà nước chưa thể tìm thấy sự đối sánh nào khả dĩ hiệu quả hơn. Đó cũng là mô hình nhà nước chưa hề có tiền lệ với bản HP cho đến nay là độc nhất vô nhị, trường tồn, bất chấp sự thay đổi về thời gian và không gian. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị bước qua một thời khắc trọng đại bằng việc lấy ý kiến toàn dân để sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất mong mỏi rằng việc lấy ý kiến đó không phải là chuyện hình thức, bởi một sự thật giản dị: Nếu ngay cả HP cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được coi trọng! Một bản Hiến pháp khoa học, nhân văn, phù hợp ý nguyện của toàn dân, xu thế của mọi thời đại, chắc chắn là nguyên tắc, điều kiện đầu tiên cho sự phát triển vững bền...
Không phải ngẫu nhiên mà Lời Tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ có một ý ngắn gọn là BẢO VỆ HIẾN PHÁP. Một khi HP được soạn thảo hoàn chỉnh thì mọi cố gắng của công dân – kể cả TT, chỉ duy nhất một vấn đề là bảo vệ để thực thi đúng như HP đặt ra, không cần bất kỳ một sự thêm, bớt nào bởi những thêm hay bớt đó đều làm vẩn đục HP!
Huế, 24.1.2013
H. V. T.



........./.

'''''''''''''''''''''''''''''''' thư giãn = ẢNH ĐẸP


PHOTO BY INTERNET














































































............/.

Nhìn vào Quốc xã. Cộng sản ngày nay có gì khác?


Nhìn vào Quốc xã, Cộng sản ngày nay có gì khác?

http://caunhattan.wordpress.com/2012/05/14/nhin-vao-quoc-xa-cong-san-ngay-nay-co-khac-gi/




****************************




Tên gọi của đảng: Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức (gọi tắt là đảng Quốc xã)
Đảng: đồng nghĩa với đất nước với quyền lực.
Tư tưởng: Xã hội chủ nghĩa hoang tưởng, động lực là chủng tộc cực đoan.
Mô hình cai trị: Toàn trị. Độc tài đảng trị, sử dụng quân đội, công an làm công cụ chuyên chính trấn áp.Sử dụng bộ máy tuyên truyền để định hướng (đánh lừa) dư luận. Áp đặt chính sách, quan điểm của cá nhân, của đảng lên cả dân tộc.
Tham vọng: không giới hạn.
Quyền lực nhà nước: thay vì phục vụ nhân dân thì lại trở thành ách thống trị đối với nhân dân.

Phương pháp duy trì quyền lực: tiêu diệt đối lập, trấn áp, tuyên truyền lừa bịp.
Người đứng đầu đảng: được “tô vẽ” và tôn thờ như thánh sống. Được sùng bái với danh xưng “Führer”, là cha mẹ của cả nước.

DỮ KIỆN VÀ ĐẶC TÍNH
- Hitler (Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia Đức – Quốc xã) làm Thủ tướng Đức tháng 1/1933.

- Rạng sáng 27 tháng 2 năm 1933, Trụ sở Quốc hội Đức bị đốt. Dư luận đều cho rằng chính Hitler đã ra lệnh cho tay chân đốt nhà Quốc hội để tạo cớ diệt các đảng đối lập.

- Ngày 28 tháng 2 năm 1933 dưới sự thao túng của Hitler và đảng Quốc xã của y, Quốc hội Đức ban hành Sắc lệnh Bảo vệ Nhân Dân và Nhà Nước (Verordnung des Reichspräsidenten zum Schutz von Volk und Staat) cho phép lực lượng công an, an ninh, dân phòng Quốc xã(Schutzstaffel & Sturmabteilung, Gestapo) bỏ tù bất cứ ai mà chúng coi là chống đảng (Quốc xã), giải tán các tòa báo không phải do đảng Quốc xã kiểm soát, triệt tiêu các quyền tự do của công dân và tập trung quyền hạn tuyệt đối vào tay đảng Quốc xã đứng đầu là Thủ tướng Hitler. Sắc lệnh này là công cụ quan trọng thiết lập ách toàn trị Quốc xã. Thủ đoạn của Hitler là đưa Nhân Dân, đất nước ra làm đối tượng để y bảo vệ. Thực chất Nhân Dân đã bị đánh lừa và chính Nhân Dân trở thành nạn nhân đầu tiên của sự “bảo vệ“ này. Còn đất nước thì bị y chiếm làm của riêng ngay khi lên nắm quyền.

- Ngày 5 tháng 3 1933, dưới sức ép của đa số đảng viên Quốc xã (đảng của Hitler), Quốc hội Đức ban hành Đạo luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz) cho phép chính phủ Đức, đứng đầu là Thủ tướng Hitler có quyền lập pháp mà không cần thông qua quốc hội, trao cho Hitler quyền hạn tuyệt đối, mở đường cho y thực hiện ách thống trị mang nặng đảng tính độc tài toàn trị khát máu lên toàn bộ nước Đức và tham vọng mở rộng ra toàn cầu.

- Hitler tiến hành tổ chức nhà nước theo kiểu đảng trị độc tài. Đảng Quốc xã kiểm soát và quyết định toàn bộ các vấn đề của đất nước theo đường lối của đảng. Đảng viên nắm các vị trí trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị xã hội. Các quyền công dân không tồn tại. Nhiệm vụ hệ thống pháp luật là bảo vệ đảng, bảo vệ thiết chế nhà nước đảng trị. Quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ phục tùng một chiều mọi quyền lực nhà nước đảng trị.

- Quốc hội, tòa án, bộ đội, công an – dân phòng (Schutzstaffel & Sturmabteilung – SS & SA), An ninh (Gestapo ), Đoàn Thanh niên Quốc xã v.v. đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng và phục tùng đảng, bảo vệ lợi ích của đảng, sẵn sàng đàn áp nhân dân với phương châm còn đảng, còn mình. Các lực lượng Công an, An ninh, Dân phòng được sử dụng làm công cụ của bộ máy đảng trị để trấn áp.

- Tuyên huấn (Tuyên giáo) là bộ máy khổng lồ trong nhà nước Quốc xã dùng để định hướng dư luận, ca ngợi đảng,tuyên truyền cho bộ máy nhà nước, vu khống các lực lượng có quan điểm khác biệt, mở đường cho trấn phản, tiêu diệt. Không ai trong xã hội được đứng ngoài sự kiểm soát của đảng. Mọi người đều phải trở thành thành viên của các tổ chức đảng hoặc đoàn thể do đảng kiểm soát. Không thành viên xã hội nào được phép khước từ sự quan tâm này của đảng.

- Các khối phố, khu dân cư, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đều có mạng lưới chỉ điểm. Mọi người dân phải có lối sống hoà nhập vào tổ chức, không xa rời quần chúng (tức không có quyền riêng tư).

- Nhà tù, trại tập trung được dựng lên khắp đất nước để cải tạo, giáo dục và để tiêu diệt hàng loạt không cần xét xử.

- Mọi ý tưởng, chỉ đạo của đảng lập tức biến thành đường lối quốc gia và luôn nhận được sự nhất trí cao một cách cưỡng ép. Ai có ý kiến khác tức là chống đảng (đồng nghĩa chống nhà nước, nhân dân và dân tộc).

- Để kiểm nghiệm quyền hạn tuyệt đối của mình, ngày 14 tháng 7 năm 1933, Hitler ban hành đạo luật cho phép bỏ tù và giết bỏ toàn bộ những người chậm phát triển trí não, động kinh, điếc hoặc có các khiếm tật cơ thể khác, mà bọn Quốc xã gọi là ảnh hưởng đến chất lượng chủng tộc siêu việt của chúng. Các tổ chức nhà nước, đoàn thể, cả hệ thống chính trị Quốc xã của Hitler hăm hở vào cuộc. Chúng còn huy động cả Giáo hội Đức tham gia vào các hoạt động tội lỗi này với vai trò là một cánh tay của hệ thống chính trị.

- Con ác thú Quốc xã bây giờ đã có đủ nanh vuốt nuôi dưỡng bởi hệ tư tưởng cực đoan khát máu. Tuy nhiên, bộ máy tuyên giáo không ngừng ru ngủ Nhân Dân với mớ tư tưởng vì chủng tộc, vì Nhân Dân, vì đất nước của đảng.

- Các đạo luật Nuremberg 1935 (Nürnberger Gesetze) ban hành năm 1935 cho phép tiêu diệt cộng đồng Do Thái là chuỗi hoạt động chống lại loài người tiếp theo của Quốc xã vẫn dưới chiêu vì nước vì dân do đảng thực hiện.

- Hitler đi đâu cũng được bộ máy tuyên huấn dàn dựng để đám đông lên đồng tập thể, tung hô, ca tụng, được báo chí sùng bái, thêu dệt. Danh xưng Führer chỉ dành riêng cho Hitler. Lãnh tụ là thiên tài, là hiện thân của mọi chân lý, là người mặc nhiên có quyền cai trị đất nước và toàn dân. Phục tùng đảng, phục tùng, sùng bái lãnh tụ trở thành bổn phận của toàn xã hội.


Xem video clip: Tướng Rudolph Hess làm cung văn trong buổi lên đồng tập thể của đảng tại Nuremberg năm 1934.
“Đảng là Quốc trưởng Hitler, Quốc trưởng Hitler chính là nước Đức. Nước Đức chính là Hitler. Hitler muôn năm! Quốc trưởng Muôn năm! Muôn năm…!”







********************************




......../.

thư giãn // TRUYỆN NGẮN // Tro tàn rực rỡ . NGUYỄN NGỌC TƯ

Tro tàn rực rỡ


Nguyễn Ngọc Tư





Lúc đó nửa đêm rồi, lửa cao ngọn lắm. Cao hơn đọt dừa. Tàn đóm tán loạn mỗi khi gió thổi qua quăng quật đống lửa.
Mấy cây trúc ven vách chịu nóng không nổi, vặn xoắn lại trước khi nổ như pháo chuột. Lần này nhà không lợp ngói nên không nghe ngói nổ, lửa cháy coi bộ êm đềm. Không giống như cây rơm trước sân cháy bạo phát bạo tàn, nhà của Tam và Nhàn cháy rất lâu, ánh sáng của nó rọi xa đến tận từng nóc nhà của xóm Thơm Rơm.
“Cô lại bỏ chị em con Tí để chạy lại đó ? Đã nói rồi, hay ho gì mà nửa đêm lặn lội…”, chồng càu nhàu trong tiếng võng đưa kèn kẹt.
Em ấn mạnh thớt gỗ trên vào trái chuối, hai bả vai ê ẩm. Hôm nay chắc lại mưa chiều, mớ chuối ép phơi không đặng nắng, thâm xịt lại dưới bóng mây cụm ba cụm bảy. Mùi mật chuối đặc sệt trong sân, đầu mũi em như ướt đẫm đường.
- Ông Tam đốt nhà phải đến năm lần rồi  – Em nhẩm tính bằng mấy ngón tay đen kịt mủ chuối.
- Thì lần nào cũng như lần nấy, mắc gì phải coi.
Không phải, chồng chưa từng nhìn thấy một đám cháy nào nên chẳng biết mỗi đống lửa mang một mùi khác nhau. Mùi những con mối cánh bén lửa, mùi lá mục, hay mùi nhựa khét xộc ra từ tấm bạt xóc nóc nhà và những sợi dây câu.
Em phân biệt được đám cháy nào có mùi những con chuột bị nướng trui trên mái ngói, hay những cái trứng kiến quá lửa, đám cháy nào lẫn khuất mùi cơm sôi do Nhàn đang bắc nồi cơm lên bếp thì đằng trước Tam rê quẹt gas vào mái lá…
Em có thể nhớ mồn một những lần nhà Nhàn cháy, nhớ bao lâu thì đám cháy rụi đi. Và tàn tro của chúng cũng khác nhau, ít dần ít dần, có khi gom lại không đầy hai thúng. Đám cháy đầu, nhà Nhàn còn trơ được bộ cột cái cháy xém và những mảnh ngói vỡ ám khói. Ngôi nhà tương đối khang trang đó, là quà ra riêng hai bên sui gia góp lại.
Sau này, lửa nhấm nháp đến trơ ra nền đất rám mặt, vì nhà của vợ chồng Nhàn ngày càng tạm bợ. Nhàn cười, nói với em, “trước sau gì anh Tam cũng đốt, làm tử tế chi uổng công. Tụi này cũng đâu có khá giả gì”. Và cái tối vừa rồi, thứ dào dạt tan đi trong lửa, chỉ là cái chòi cột cặm, không hơn.
- Nhưng nó cháy lâu lắm, lâu nhất từ trước tới giờ.
Em nói, khi hai bả vai đau nhừ nhẫm lại gồng lên lần nữa. Trái chuối bẹt ra như một bàn tay xòe. Nghe cái mùi tóc hơi tanh cá và khét nắng của chồng phảng phất ở lưng. Mai chồng đi, mùi ấy còn vướng vất lại trên võng đến cả tuần, hành hạ em tới ổ.
Em thường kể lại mấy vụ cháy Tam gây ra, vì chồng không bao giờ chạy đến đó, kể cả lúc ghe biển vào bờ và chồng về thăm nhà. Tỉnh rụi và dửng dưng, như vợ chồng Nhàn chưa bao giờ là xóm giềng, bè bạn.
Dù vậy, em lại nghĩ là chồng muốn biết chuyện Nhàn làm gì sau mỗi bận nhà cửa hóa tro than.
- Chị Nhàn không khóc đâu, tỉnh bơ luôn…
Bới tàn tích ra chỉ mấy cái nồi cà ràng còn nguyên vẹn, chị đi dài xóm xin gạo, mót mớ củi ngoài sân nấu cơm. Ăn cái đã, rồi sống tiếp. Tam không bao giờ ăn cùng, anh không đói. No nê thỏa thuê, bụng căng đầy lửa, anh ngủ đến cả ngày sau. Nằm vạ vật bất cứ chỗ nào.    

Nhàn không bao giờ xin gạo ở nhà em, nhưng có lần hỏi mua ít lá dừa nước. Em bảo tụi mình với nhau mà bán chác gì, em cho, có mấy cây so đũa bên hè, chị đốn luôn đi. Nhàn nhặt nhạnh, kết lại cái tổ đủ hai vợ chồng chị chui ra chui vào.
Nhìn chị kéo mớ lá về, đuôi lá quét lên cỏ một vệt ướt đẫm, em không làm sao nhịn được việc nghĩ đến kết cuộc của chúng : một đống tro than. Ý nghĩ ấy nếu biến thành lời người ta sẽ cho em là đứa ăn nói xui xẻo, trù ếm.
Nhưng ở cái xóm Thơm Rơm này, ai mà không biết Tam say xỉn suốt ngày, và những lúc ấy anh ta hay lên cơn tủi thân. Chỉ vì Nhàn mệt quá ngủ quên không ngồi chờ bên cửa, chỉ vì con chó hàng xóm sủa dữ quá, và Tam nghĩ “nó khinh ta”, hay vì cái rễ cây me tây gồ lên khỏi mặt đường làm anh ta vấp té.
- Phải khóc được thì tôi đâu có đốt nhà. Tam phân trần, mặt hiền queo xẻn lẻn.
Má Tam bảo Nhàn bỏ thằng trời đánh phứt cho rồi. Bây muốn ở vậy thì ở với má, bằng không lấy chồng khác má cũng cúng heo ăn mừng.
Chị kêu trời đất, con mà bỏ ai cất nhà cho ảnh đốt, lỡ đốt nhà hàng xóm, kỳ lắm. Bà già đó thở hắt ra, điệu bộ của ông thầy lang đứng trước con bệnh không thuốc chữa, sau khi dỗ dành chúng tôi đã cố gắng hết sức. Từ phát hiện ra chồng có thể tủi thân chỉ vì cọng cỏ, ngọn gió chướng, tiếng chim kêu nước… Nhàn mang gởi những thứ chị nghĩ là cần thiết, để lúc lửa bén nóc nhà chị chỉ cần vơ lấy cái kẹp tóc, rồi lách mình khỏi đám cháy sắp bùng lên, chị kiếm một chỗ ngồi nhìn Tam.
Nhưng trong mắt Tam chỉ có đám cháy rực rỡ.
Không có Nhàn.
Như mọi đàn ông ở cái xó quê này, họ thường không còn nhìn thấy vợ mình chỉ sau đám cưới vài ba tháng, nhiều lắm là vài ba năm. Có khi đứng, khi quỳ, giữ một khoảng cách vừa phải với lửa, Tam say đắm, tê mê ngắm chúng cho đến khi những cái lưỡi đỏ khát thèm liếm láp đến mẫu gỗ cuối cùng.

Vẻ mặt rạo rực đó là của một con người khác, không còn là thằng Tam nghèo, chịu nhiều mất mát. Xóm giềng hồi đầu còn xúm lại tát nước cứu nhà, rồi thấy thằng chồng say sưa đứng ngó mái lá bị lửa ăn rào rào, và con vợ thì đắm đuối nhìn chồng, cả hai không có vẻ gì xa xót. Bà con nản, “thôi kệ cha cái tụi mắc đằng dưới, nghèo mạt rệp không lo, đốt nhà coi chơi là sao là sao là sao ?”
Em cũng đến đám cháy như một người coi hát. Vở tuồng của những con người đổ nát. Hồi con Tí còn nhỏ, em bồng nó theo, rồi kệ nó ngủ trên tay, em ở đó cho đến khi lửa rụi tàn. Thứ ánh sáng lộng lẫy đó xáo động em đến cả mấy tháng sau. Em thấy mình chính là Nhàn kia, một con đàn bà thèm khát được chồng nhìn thấy.
Em, chồng và Tam, Nhàn cưới nhau cùng năm. Tam và Nhàn cưới trước, hai bảy tháng hai. Em nhớ vì đêm hai sáu đi đám đãi bạn ở nhà Nhàn về, em và chồng (lúc ấy chưa gọi là chồng) cùng say, ngọn đuốc trên tay anh lắc lư trên con đường xóm. Rồi tự dưng anh dừng lại, nhìn em mê dại. Cái nhìn ngây ngất và bừng cháy ngay cả khi anh quăng con cúi xuống sông. Tàn đóm lịm trong làn nước tối thẫm. Một cách dứt khoát, anh vùi em vào trong một đống rơm, vùi vào giữa hai đùi em cơn cơn nóng hổi.
Năm đó em mười bảy tuổi, bốn tháng sau mới biết mình đang mang bầu. Suốt từ cái đêm nằm trên rơm đến khi bụng em phình ra không cứu vãn được, anh không gặp em. Anh ngoắc tàu đò ra cửa Gành Hào đi bạn cho ghe biển. Chán ruộng đồng rồi, ra chơi với biển, anh bảo vậy. Chắc nụi, như một lời thề. Như một cuộc trốn chạy. Một bữa má anh nhắn tàu đò kêu thằng con về gấp.
Về cưới vợ. Bụng con nhỏ chang bang rồi.
Chắc anh mất nhiều thời gian mới nhớ ra con nhỏ mà má nói là em, nhớ ra một đêm tối trời, say, đuốc chìm trên mặt nước, và mấy cọng rơm cứ cọ vào bẹn nhột ran.
Đám cưới rước dâu bằng cửa sau, em lủn tủn tròn quay với cái bụng đội áo. Cái khác biệt duy nhất mà đám cưới mang lại là em chuyển sang nhà chồng sống, phụ mẹ chồng ép chuối phơi khô, bán cho thương lái. Chồng lại đi biển. Em nối xứ Thơm Rơm vào chồng bằng những câu chuyện kể, lúc hết con nước, chồng về.
Ờ, cái hôm em sanh con Tí, trăng sáng lắm, nằm trên xuồng ra trạm xá, em cứ nghĩ chắc là đẻ trên xuồng. Con nhỏ thiệt lì, láu ăn nữa, đem ra là mút tay chóc chóc. Em lo là mẹ lẫn, hôm rồi lấy dầu lửa nhỏ mắt, gần đui. Chị Nhàn sinh đứa thứ hai hơi khó, em bé chết lưu. Em đi thăm thấy chị cứ nằm co, kệ sữa ướt đầm đìa áo. Ông Tam dạo này hay nhậu.
Em kể và kể, vờ như bâng quơ, chuyện nọ xọ chuyện kia, như nhớ gì nói nấy. Như không phải em ấp ủ từng đêm trên cái giường trống hoác, những gì nên kể, những gì mà em nghĩ chồng muốn biết nhất.
Chúng làm chồng muốn về nhà, để nghe. Cũng vài ba lần em hy vọng một vài câu chuyện nào đấy sẽ làm chồng nhìn em ngây say như tối ấy, cái nhìn mà vì nó em đã không kêu khi lưng trần chìm lút trong tấm thảm rơm. Cả khi anh nấc lên và đổ sụp xuống da thịt nhễ nhại của em mấy tiếng Nhàn, Nhàn ơi.
Em không kêu, chỉ tự gỡ mấy cọng rơm trên tóc, tự cài cúc áo, và lẳng lặng về.
Ngồi đòng đưa trên cây khế mỗi khi thấy thèm chua, em nhấm nháp cái ánh mắt nóng rực kia, dù biết vốn cũng không phải vì mình và cho mình. Nhưng có sao đâu, đêm đó bóng em in mắt anh, trọn vẹn.
Ý nghĩ đó làm em không khóc cả khi ba em bắt nằm dài ra bộ ngựa đánh bằng bất cứ gì ông vớ được trong tay. Lúc ấy bụng đội lên làm người em không làm sao sát ván, đầu và chân như hai phía của bập bênh, nhừ nhẫm vì roi vọt.
Nhưng cái nhìn đó không bao giờ em còn thấy lại. Cả khi em nói anh ơi con Tí lại có em rồi, đạp mạnh lắm, chắc con trai. Mắt chồng vẫn tối, lạnh, sâu. Sau mỗi chuyến đi biển chồng về, tiếng võng lại  nghiến mòn đêm.
Cho nhà có tiếng người, cho nó giống một gia đình đúng nghĩa, tiếng đàn bà nói rốp rẻn, đàn ông khạc nhổ và trẻ con cười, em lại kể chuyện, mong lấp đầy khoảng lặng. Má sưng phổi vừa nằm ở nhà thương huyện cả tuần. Cô giáo chọn con Tí đi thi viết chữ đẹp cấp xã. Thằng Lanh thì mọc được sáu cái răng. Hôm chị Nhàn vớt con Hoa dưới mé kinh lên, ông Tam đang gặt. Nghe người ta kêu, ông chạy về đánh Nhàn lăn ra đất, đạp túi bụi vào bụng chị, xong cứ ôm xác con không chịu buông.
Có hồi em thấy tuyệt vọng, đó là lúc em không biết nói gì lúc chồng về nằm cuộn trên võng như chui vào kén. Tẻ nhạt hết sức nói cái xóm Thơm Rơm này, nơi những người đàn ông ngập trong rượu và mối lo thất mùa rớt giá, con cái ốm đau; nơi những người đàn bà suốt ngày cắm mặt vá víu những chỗ rách trong nhà.
Chị Nhàn ít ra đường, em không thể tả cho chồng nghe giờ chị ốm hay đen, ăn mặc như xưa hay rách rưới, vẫn cười hay khóe miệng đìu hiu.
Rồi Tam gây ra đám cháy đầu tiên. Người ta vẫn nhắc về nó như một sự kiện lớn của xóm Thơm Rơm, ngay cả khi chiến tranh cũng không thấy cháy lớn như vậy. Cháy trụi. Không còn gì. Những đám cháy sau này không gây ấn tượng sâu sắc cho họ nữa, nhàm rồi. Ngọn lửa chỉ khuấy đảo cái đời sống bình lặng và tù đọng của họ được một lần đó thôi. Chỉ mỗi em quan tâm, mỗi em biết không đám cháy nào giống hệt đám cháy nào.
Chị Nhàn đi đâu thấy có cái cây nào cặm cột được đều vác về quăng xuống ao ngâm, biết thể nào cũng xài tới. Những chi tiết này, chắc em đã kể nhiều lần, cái khó nhất là giữ vẻ bình thản. Ông Tam vẫn thường lang thang ngoài đường lúc nửa đêm, lè nhè chửi rủa chiếc xuồng vuột dây trôi mất, chửi đom đóm, chửi rạ rơm vướng chân.

- Nhưng sau lần cháy này, ông Tam sẽ không đốt nhà nữa.

Em cố giấu nỗi tiếc nuối với cái ý nghĩ, từ giờ mình chẳng còn vụ nhà cháy để kể. Điều đó có nghĩa chồng không về nữa, biết đâu. Ngồi kỳ cọ bàn tay đầy sẹo, trong nỗi đau đớn và nhẹ nhõm, trong cái trưa Thơm Rơm thẳng căng vắng rợn, trong tiếng đập cánh của những con ong vàng sà xuống hút mật chuối đang tươm ra, với cảm giác cắt nhát kéo vào sợi dây diều, em nói với người đàn ông cuộn trong kén chi tiết cuối cùng,  
- Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à ! Không biết chị thấy mệt rồi hay vì nghĩ chỉ ở giữa đám cháy Tam mới nhìn thấy chị.



......./.