ĐIỂN HÌNH CHUNG THỦY




ĐIỂN HÌNH CHUNG THỦY

( Trích chương 26 )
tiểu thuyết CÁT TRỌC ĐẦU
của NGUYỄN QUANG VINH    


***


Hôm qua tao đến thăm bà chị họ. Chị ấy lấy chồng được một tháng thì anh ấy đi bộ đội. Đi miết bao nhiêu năm không tin tức. Rồi nghe tin anh ấy hy sinh. Nghe thế thôi, cũng chẳng có giấy báo tử. Nhưng chị tao vẫn chờ. Ngày đêm tận tuỵ phục vụ nhà chồng. Tuổi thanh xuân đi qua lúc nào không biết. Năm nào tổng kết, phụ nữ xã cũng mời chị ấy đi báo cáo thành tích. Nụ ngạc nhiên, thành tích gì? Sản xuất giỏi à? Không. Thành tích chung thuỷ. 

Năm nào chị tao cũng được xã huyện ca ngợi là người vợ chung thuỷ. Cho đến vừa rồi thì chị ấy không đi dự hội nghị biểu dương nữa. Chị ấy gặp tao, ôm lấy tao khóc, tao ngơ ngác vì mới hôm nào trông chị ấy đỏ da thắm thịt vậy, giờ thì tàn tạ, héo hon, gầy nhom. Chị ấy nói, thà nếu anh ấy hy sinh thì hãy cho chị cái giấy báo tử, đau đớn đấy nhưng còn biết. Đằng này nghe tin úp mở, hỏi ai cũng không biết, thư từ cũng không. Cán bộ phụ nữ xã đến để mời chị đi biểu dương chung thuỷ, chị điên lên nói, tôi không đi, tôi cần biết chồng tôi sống hay chết thì không ai cho biết, năm nào cũng khen ngợi tôi chung thuỷ, bây giờ thì tôi thân tàn ma dại, hàng ngàn đêm vò võ đợi chờ, người đi chiến đấu sống chết như thế nào không biết, người ở nhà chờ như xác chết rồi….

Xã mình, huyện mình có bao nhiêu người vợ chung thuỷ như thế nhỉ, chồng ra trận vợ ở nhà chờ đợi thì đúng là quá đẹp đẽ, nhưng chờ đợi đến năm nào, tháng nào, nghĩ cũng ang ác thế nào mày ạ. Như chị họ tao, giờ mà anh ấy có trở về thì cũng không còn tuổi sinh con nữa…Biết đâu người ta thấy mình già cả, người ta bỏ…Báo cáo thành tích của xã năm nào chẳng có câu, xã tôi có bao nhiêu vợ bộ đội chung thuỷ, một mực đợi chồng…Mấy ông ấy có biết đâu rằng, bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm những người vợ bộ đội hao mòn sức lực, tuổi tác…Sự chịu đựng ấy tao thấy còn ghê hơn chúng mình chịu đựng bom đạn ở chiến trường…

Nhưng điều này mới khủng khiếp, bà chủ tịch hội phụ nữ đến nhà chị tao chơi, để quên cuốn sổ công tác. Chị tao bất ngờ nhìn thấy lá thư chồng gửi. Lá thư đã gửi cách đấy 3 năm rồi. Thế mà bà chủ tịch hội phụ nữ không đưa, dấu nhẹm đi. Trong thư anh ấy viết, anh ấy bị thương, lạc trong dân, rồi lạc sang Lào, được một gia đình người Lào cưu mang. Dần dà, anh ấy làm chồng luôn cô gái của gia đình bên Lào và viết thư xin lỗi chị, và khuyên chị tao lấy chồng. Bà chủ tịch hội phụ nữ sợ công bố lá thư ấy thì chị tao sẽ lấy chồng. Cả xã chỉ còn chị tao là người vợ bộ đội chờ chồng lâu nhất, được coi là điển hình chung thuỷ. Bà ấy dấu nhẹm để chị tao tiếp tục điển hình chung thuỷ. Phát hiện ra lá thư, chị tao đến gặp bà chủ tịch hội phụ nữ vừa khóc vừa chửi. Chị tao nói, anh ấy hoàn cảnh vậy, lấy vợ như để trả ơn, tôi buồn lắm nhưng không trách. Nhưng tôi trách chị, tôi thù chị, điển hình chung thuỷ cứt đái gì của chị mà chị dấu nhẹm thư chồng tôi ba năm. Ba năm qua, chị biết tôi khóc hết bao nhiêu nước mắt, tàn tạ đi bao nhiêu phần không. Bà chủ tịch hội phụ nữ nói tỉnh bơ, em chịu khó làm điển hình cho chị năm nay nữa thôi là Hội mình sẽ nhận được bằng khen của Chính phủ.


........./.

“Hãnh diện là người Việt Nam?”

  


 “Hãnh diện là người Việt Nam?”

Đó là tựa đề của một bài viết trên Nguoi-viet.com, có lẽ là nhật báo lớn nhất trong cộng đồng người Việt bên Mĩ. Ngày xưa khi còn ở Mĩ tôi có quen biết với vài người ở đây (trong tạp chí Thế Kỷ 21), nhưng nay thì người đã về bên kia thế giới, người đã thành cao tuổi, nên ít khi ghé qua đó.

Hồi còn nhỏ tôi cũng rất tự hào về người Việt, vì tôi nghĩ người mình thông minh và hiếu học. Thời đó, ai nói xấu người Việt là tôi phản đối ngay. Nhưng khi lớn lên, có dịp tiếp cận nhiều nguồn thông tin, thì tôi bắt đầu có cái nhìn khác. Tôi nghĩ người Việt mình chẳng hơn ai, và cũng chẳng hiếu học (bác Hoàng Tụy nói là “hiếu bằng cấp”) hơn ai.
Báo chí VN thì cứ tự ru ngủ rằng người mình tài ba, thông minh xuất chúng. Có giáo sư còn lấy mấy cái huy chương thi Olympic ra để chứng minh rằng người Việt thông minh. Thật là ấu trĩ đến mức không ngờ! (Báo chí mà nói như thế thì có thể còn “tha thứ” được, chứ giới khoa học mà nói như thế thì khó nghe quá). 

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nói rằng người mình có thói gian tham, và ông tuyên bố không thể chữa được thói gian tham đó. Mới đọc qua tôi cũng hoang mang, vì không ngờ anh Nhàn mà còn phát biểu mạnh như thế.
Nhưng kinh nghiệm của tôi ở Úc thì có phần (chỉ dám nói là “có phần”) nhất quán với nhận định của anh Nhàn. Có khá nhiều gia đình khá giả (có nhà cửa đàng hoàng) dàn kịch để cho bà vợ bị ông chồng hành hung đánh đập có dấu sưng mặt, chảy máu mũi, rồi đi đến các tổ chức tị nạn để xin tá túc. Úc bênh phụ nữ, nên thấy cảnh như thế là cho ở ngay. Tá túc một thời gian, rồi … xin nhà. Căn nhà thứ hai! Nhiều gia đình thành công. Nhưng Nhà nước Úc theo dõi và biết, nên những màn kịch đó bị lật tẩy và xấu hổ cả đám.

Sự việc mới bị báo nêu tuần vừa qua, nên làm tôi nhớ đến cái tham của người mình. Tôi chỉ biết hi vọng đó là thiểu số. Nhưng dù là thiểu số thì vẫn ảnh hưởng đến danh dự người Việt. 

Do đó, trả lời câu hỏi của ông Huy Phương, “Có hãnh diện là người Việt?”, thì tôi phải nói là “Chưa”. Chưa chứ không phải là “Không”. Tôi nghĩ chỉ khi nào nước mình giàu mạnh lên, người mình văn minh hơn (văn minh như người Thái là tôi mừng rồi) thì lúc đó câu trả lời mới là “Có”. Nhưng lúc đó thì chắc gì tôi còn sống để trả lời. :-)

////////////////////////




Hãnh diện là người Việt Nam?
 

“Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng,
thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)


Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”

Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người Việt Nam.

** Chúng ta cũng không hãnh diện là người Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.

Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền.

Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.

Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.

** Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.

Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu nghiệp sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.

Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

** Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!


** Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.

Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”

Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.

Ở Ba Lan: “Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)

*** Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.

Trên VietNamNet, người Việt Nam sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt cũng không tha.

Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi phiên dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.

Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”


Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”

Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.

Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Xấu Xa”.

Chúng ta đang nói chuyện người Việt dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:

“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)

Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”

Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”


Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?”

Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến! 



http://www.nguoiviet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168266&zoneid=97#.UcjWx5zfXl8




........./.

....... biếm họa thời sự thế giới (tháng 6)


MỸ bị tố là "chuyên gia" nghe lén toàn thế giới







 



TÀU & MỸ tố nhau chuyện hack






 Brazil 
BIỂU TÌNH tưng bừng 
ngay khi cúp Liên Lục Địa đang diễn ra




Cuộc đào thoát của Edward Snowden 
[cựu nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)]
người bị chính phủ MỸ cáo buộc là gián điệp, trộm cắp tài sản chính phủ, 
cung cấp trái phép thông tin tình báo ...







politicalcartoons.com ]


..../.




TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT " thẻ bài treo từ trên trần "



A Memorial Art Piece Commemorating the Vietnam Soldiers




58.000 thẻ bài 
của những nguòi lính (từ) VietNam
treo từ trên trần của 
Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia 
Cựu chiến binh ở Chicago.




















......../.



Belle




Belle, the original cast

Garou
Daniel 
Patric



******************************************




Notre Dame De Paris


Belle 


(English Subs - Multilanguage Description)












....../.

Câu hỏi của Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 14/6


http://baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201306/khong-the-rut-tien-tu-vinamilk-do-vao-bauxite-2348978/


Câu hỏi của Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn Phó Thủ tướng 
Nguyễn Xuân Phúc chiều 14/6 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa 13.  

‘Câu hỏi thứ hai là kiến nghị và cũng là hỏi. 

Ngày 30/5 vừa rồi, tại hội trường này tôi có đề xuất là Chính phủ cần mạnh dạn và đề nghị cùng Quốc hội, chúng ta có một nguồn vốn rất lớn là vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp đang nằm chết ở những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. 

Báo Tuổi trẻ 3 số ngày 10, 11, 12 tháng 6, đặc biệt ngày 10 nêu lên một số đơn vị đã cổ phần hóa, đã lên thị trường, nhưng các đơn vị giữ nó để lấy cổ tức, mà ngân sách không lấy được một xu nào. 

Chỉ riêng 6 đơn vị và tổng số vốn hóa trên thị trường đã lên trên 266 nghìn tỷ, 

những đơn vị này cũng không cần nhà nước nắm giữ.  

Xin thưa Phó Thủ tướng rằng, chúng ta vướng gì mà không sử dụng nguồn này để làm Quốc lộ 1A, làm những công trình rất bức xúc mà chúng ta lại đi vay. 

Thậm chí tại sao không điều vốn này để làm dự án, ví dụ như Tân Rai, nếu ta thấy cần, mà vay riêng lãi cho Tân Rai không lên tới 1.800 tỷ tiền lãi để trả trong thời gian xây dựng như vấn đề hiệu quả sử dụng thế nào. 

Lần này Phó Thủ tướng cũng trình xin Quốc hội phát hành trái phiếu mà không đụng như thế này, như vậy vướng ở chỗ nào, xin Phó Thủ tướng làm rõ mà chúng ta không sử dụng được nguồn này. 

Xin hết, xin cảm ơn’.



.........../.



Nhớ Mẹ


Nhớ Mẹ   
Sáng tác Lê-Minh-Đảo & Đỗ Trọng Huề



   
Những chiều buồn trên đất Bắc con hướng về Nam con nhớ Mẹ nhiều  
Mẹ ơi ! bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi cho bạc mái đầu
Không gian rưng rưng như sấp nứt
Gió về nghẹn ngào như tiếng nấc 
Còn đâu quê hương hoa gấm thơm làn tóc ..  

Giã từ Miền Nam tang tóc con sống trầm luân kiếp sống lưu đày,
hằng đêm con nghe thương tiếc xót xa đắng cay dâng ngạt tháng ngày
trăng sao tin yêu ai dối trá ?
đất trời hiền hòa ai đốt phá ? 
và đem thê lương che kín núi sông nầy ...  

ĐK :
Mẹ ơi ! Mẹ biết không ?
Còn cháy mãi trong con .
Những lời mẹ cầm tay nói nắng sẽ về đẩy lùi bóng tối
và yêu thương và tự do sẽ còn mãi mãi, nhé con !

Giờ nầy hoàng hôn sắp tắt con nghĩ gì đây con nhớ Mẹ nhiều
Mẹ ơi ! bao nhiêu năm tháng cứ trôi cứ trôi phiêu dạt mái đầu
Quê hương điêu linh con vẫn khóc
Trông chờ ngày về con vẫn thắp
Từng ngôi sao đêm như ánh mắt Mẹ hiền

Trời mây lung linh soi ánh mắt Mẹ hiền
Hồn con lâng lâng con nhớ mắt Mẹ hiền ..
Mẹ mến yêu !
Con thương nhớ nhiều ...






 Bài hát Nhớ Mẹ do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn trong thời gian hai người ở tại Khu F (là khu biệt giam – tù trong tù) thuộc Hà Tây. Đại tá Đỗ Trọng Huề, ngoài là một sĩ quan cao cấp ông còn là nhà văn và cựu giáo sư của đại học văn khoa Sài Gòn.   
Theo lời kể của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, khi cửa sắt khóa lại sau một ngày… Thiếu Tướng Lê Minh Đảo “nhìn lên vòm trời những hoàng hôn và nhớ nhất là mẹ mình…” nên ông viết: “giờ này hoàng hôn đã tắt, con nghĩ gì đây con nhớ mẹ nhiều…” Mặc dù bị nhốt trong khu biệt giam nhưng khác phòng với Đại tá Đỗ Trọng Huề. Mỗi khi viết nhạc xong thì chiều chiều ông đánh đàn cho Đại Tá Đỗ Trọng Huề nghe và nhớ melody… Sau đó mỗi vị viết một lời. Đại tá Đỗ Trọng Huề ở tù hơn 12 năm thì được thả. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo bị tù thêm 5 năm nữa. Hai tác giả của nhạc phẩm lịch sử này gặp nhau được một lần ở hải ngoại trước khi Đại Tá Đỗ Trọng Huề qua đời ở Canada vào khoảng năm 2000.

........./.

Công bố kết quả tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt


Công bố kết quả tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt 


Theo kết quả kiểm phiếu được công bố sáng 11/6, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch Quốc hội, đạt tín nhiệm cao nhất với 372 phiếu. Thống đốc Nguyễn Văn Bình có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất với 209 phiếu.













....../.

BẠN KHÔNG THÀNH NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐƯỢC ĐÂU


 BẠN KHÔNG THÀNH NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐƯỢC ĐÂU


MARK KITTO 
(Lã Thanh Tùng lược dịch từ Prospectmagazine.co.uk





****




… 16 năm trước, khi tôi rời Đại học London năm thứ 2, đến Bắc Kinh theo khóa tiếng Trung, thì so với phương Tây, Trung Quốc lạc hậu lắm. Chẳng thấy ô tô trên đường phố, mà rặt xe đạp hoặc xe bò, chỉ tiện cho đám sinh viên có thể trèo lên cả khi chúng đang chạy. “Cô giáo chủ nhiệm” của tôi, nửa như bảo mẫu, nửa lại giống người đại diện, là một bà Hồng quân đáng sợ có biệt danh là Hou Rồng.

Thức ăn, nước uống, quần áo, xe đạp… chả mua thì chúng tôi cũng được dùng. Tiền chả biết để làm gì, vì quanh vùng chỉ có mỗi một cửa hàng Hữu Nghị bán cà phê đen trong cốc thiếc.

Chúng tôi sống đời sinh viên, nhưng chẳng biết gì nhiều (tất nhiên ấy là nói theo quan điểm bây giờ), ngoài tầm nhìn từ đỉnh Mạc Can Sơn cách Thượng Hải trăm dặm về phía tây. 
Nếu phải chọn một từ để nói về Trung Quốc thời đó, tôi sẽ bảo đó là “lạc quan”. Chợ búa đơn giản như hồi mới sinh ra. Lần đầu tiên sau 35 năm, Trung Quốc mới gặp lạm phát. Và người dân lại thích thú vì họ nghĩ đó là dấu hiệu của tiến bộ, nghĩa là bắt đầu có nhu cầu, mà lại cao hơn khả năng đáp ứng.

Năm 1949, từ nóc Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy”. Giữa thập kỷ 80, họ mới bắt đầu đi học và thảo luận. Một đêm tháng giêng 1987, tôi đứng trên ban công xem sinh viên tuần hành qua những con đường ngập tuyết, đổ về quảng trường thành phố. Kiểu tuần hành ấy tồn tại được đến tháng 6/1989, khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn.

Người có công lớn nhất để Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay là Đặng Tiểu Bình. Nhưng ông ta cũng chính là người đã gọi xe tăng vào nghiền nát sinh viên. Sự kiện Thiên An Môn trùng đúng vào dịp chúng tôi đang làm báo cáo tốt nghiệp. Và lũ bạn cùng lớp với tôi cứ băn khoăn mãi: 4 năm học tiếng Trung chỉ để gọi đúng tên những tang tóc này sao?
Nhưng Đặng không mất nhiều thời gian về chuyện đó. Ông ta thuyết phục thế giới rằng, hãy tha lỗi cho Thiên An Môn, và hãy chơi với Bắc Kinh, chứ đừng coi Trung Quốc là một xã hội man rợ. Ông ấy vừa vật nài vừa nỗ lực. Thế giới không thù dai, và người Trung Quốc nắm lấy cơ hội ông ấy trao. Cả hai đều có phần, ít nhất là về mặt kinh tài.
Khi tôi trở lại Trung Quốc năm 1996 để sống và làm việc như mơ ước bấy lâu, tôi nhận thấy bầu không khí lạc quan tương tự như trước kia, nhưng đã có những dấu hiệu hơi khác: Hơi thở thương mại đã phả khắp cộng đồng. Cứ ký được một hợp đồng là vui, chả cần biết gì hơn. Tôi làm đại lý thép, và ký hợp đồng với người Trung Quốc liên tục.
Đất nước này đã ký được một hợp đồng lớn. Đặng nói: “Hãy tự tin, và mọi việc sẽ tốt”.
Nhưng hai mươi năm sau, người Trung Quốc đã tự tin, mà không phải cái gì cũng tốt.

Tôi phải nói rõ rằng bản cáo trạng ấy chẳng liên quan gì đến quỹ đạo thực hành tiếng Trung của tôi, vốn bắt đầu từ đại lý thép, qua xuất bản tạp chí chuyên ngành, rồi làm nhà hàng, giúp vợ (người Trung Quốc) xây khách sạn cho thuê. Việc nào cũng khiến tôi chạm mặt với hàng lô sự vụ, nhiều đến mức tôi có thể liệt kê ra hàng trăm giai thoại.

Khi tôi làm tạp chí, kẻ cạnh tranh (đối thủ thì chính xác hơn) khoác áo nhà nước rỉ tai tôi rằng, ông ta học được nhiều kinh nghiệm từ cách làm báo của tôi. Ông ta tâm đắc với những đóng góp của tôi cho ngành truyền thông Trung Quốc. Nhưng rồi cũng chính ông ấy dùng quyền để hủy hoại công sức chúng tôi. Ở vùng Mạc Can Sơn, chính quyền địa phương nhiều lần gọi máy cảm ơn tôi về việc biến những khu làng xơ xác thành địa chỉ du lịch hấp dẫn. Nhưng cũng chính họ bảo rằng, tôi là trường hợp ngoại lệ duy nhất của quy định bất thành văn: Người nước ngoài (những người đã khai phá vùng đất ấy đầu thế kỷ XX) không được chào đón sinh sống ở đây, trừ những ngày cuối tuần.

Tuy nhiên, bài viết này không nhằm nói những chuyện cá nhân. Tôi muốn nói những điều khác kia, sau nhiều tháng sống ở Trung Quốc, những điều khiến tôi phải bỏ đi.

Xã hội Trung Quốc hiện đại là nơi mọi thứ đều xoay quanh tiền và những thứ để làm ra nó.Chính trị nơi đây cũng chỉ nhằm giành giật kinh tế. Họ đã lớn mạnh gấp nhiều lần so với 25 năm trước. Văn hóa gia đình sau 60 năm chủ nghĩa xã hội, rồi 30 năm chính sách một con, đã dần biến thành văn hóa “Tôi”.
Trừ những gì vì quyền lợi kinh tế, trong cộng đồng giờ đây chẳng ai muốn hợp tác với ai. Cái gì cũng phải được trả công, dù nhơ bẩn, bất chấp đạo lý, bất kể ngày mai. Người Trung Quốc bây giờ đánh giá nhau qua tiền của, ô tô, căn hộ, đồ trang sức, quần áo, thú cưng…cái gì cũng phải sáng bong, mác ngoại. Ở những vùng làng quê bé nhỏ nơi tôi sống, tôi không được hỏi thăm về sức khỏe hay niềm vui gia đình, mà được hỏi thu nhập thế nào, ô tô mác gì, rồi con chó cảnh có đắt không? Nếu bạn nghèo, hay giấu giếm thu nhập, những người xung quanh sẽ chán bạn ngay. Do chỗ nhà nước phát động chủ trương “xã hội hài hòa”, rất nhiều dự án tốt đẹp ở nông thôn lẫn thành thị bị xóa bỏ. Dân tình thi nhau bán quyền sử dụng đất lấy tiền, thay vì sản xuất ra của cải, hàng hóa và nộp thuế.
Có tiền rồi, bạn mua hàng tiêu dùng, rồi đầu tư vào đâu đó an toàn, để lo dưỡng già hoặc chuyện học hành con cháu.
Nhưng không có chỗ nào như thế, trừ việc cất dưới gối hoặc mua bất động sản. Thị trường chứng khoán thì đầy rủi ro, các ngân hàng chả có cam kết gì chắc chắn. Những kẻ có tiền hoặc có quan hệ tốt thì được chuyển tiền ra nước ngoài, bỏ mặc dân chúng hồi hộp với mớ tiền mặt hoặc vài căn hộ đang trong cơn mưa bong bóng. Tóm lại, giá bất động sản Trung Quốc đang tăng như tên lửa. Việc sở hữu một căn hộ đã trở thành không thể đối với những lao động trẻ ở thành thị, và các dự án xây dựng nhà tiếp tục bung ra, để bán chứ không phải để ở. Nếu bạn được gọi là có tài sản, bạn phải có ít nhất 3 căn hộ. Còn nếu không, bạn là thằng đần. Khi bong bóng vỡ (sớm hay muộn), gian dối ác độc nảy nở (kiểu vụ sữa melamine năm 2008), chất lượng các công trình đi xuống (kiểu thảm kịch đường cao tốc Bắc Kinh- Thượng Hải), hoặc tham nhũng hoàn hành (điển hình như vụ Tân Châu năm 2011), những cơ hội dần mất giá…thì các sự thịnh vượng mà chính phủ đem lại cho dân cũng tự nhiên xẹp xuống.
Lời hứa thì sẽ bị quên, chứ những nhu cầu của con người như thực phẩm, thuốc men, điện nước, hay học phí của con trẻ thì làm sao quên được! Một khi những nhu cầu tối thiểu đó của người dân không được đáp ứng, thì xã hội “hài hòa” ở điểm nào?
Ở nông thôn Trung Quốc, các quyết định cấp làng xã vốn cần cần có sự chịu trách nhiệm cao thì giờ đây bị đẩy đưa theo cả một chuỗi các khâu, đôi khi đến tận Bắc Kinh, để rổi bị trả lại với lời chú: “Tùy hoàn cảnh”. Bộ máy chỉ ra tay mỗi khi quyền lực hoặc quyền lợi của các cá nhân có ghế bị đe dọa trực tiếp. Đất nước bị điều khiển từ đằng sau những cánh cổng khép kín, hoặc một vài số điện thoại bí mật.

Để lên đỉnh, bạn phải nhờ đường, đừng có quan điểm nổi bật. Các đối thủ chính trị sẽ nghĩ rằng bạn sẽ vô hại với họ. 

Khi làm xuất bản, tôi thường xuyên phải tiếp xúc với các quan chức. Họ chỉ nghe dân tình lấy lệ thôi, còn chủ yếu lắng nghe động tĩnh từ cấp trên. Họ luôn thì thào, cứ như thể ở phòng bên cạnh có một con quái vật vô cùng thính nhạy. Trong các tòa ngang dãy dọc là những người – theo các học giả – chịu trách nhiệm về cái gọi là “thế kỷ Trung Hoa”. “Trung Quốc sắp tới sẽ là lãnh đạo siêu cường thế giới”, họ bảo chúng tôi như thế. “Hãy chấp nhận đi, và sống với nó”. Nhưng làm sao bạn biết cách sống với những kẻ đang dấu mặt? Những kẻ lúc nào cũng “hảo…hảo” mà chẳng ai biết trong đầu họ nghĩ gì?

Người Trung Quốc thích bảo: “Trước kia đã có thời Trung Hoa văn minh nhất thế giới, mà có làm sao đâu. Giờ Trung Quốc chỉ muốn lấy lại những gì đã mất”.

Vấn đề là họ đã mất những gì?

Đầu tiên, phải thừa nhận Trung Quốc có kích thước lớn, trước đây cũng như ngày nay. Và người Trung Quốc thích chữ “lớn” ấy lắm. Họ thích hỏi người nước ngoài nghĩ gì về họ. Và khi bạn bảo Trung Quốc “lớn”, lại thêm chữ “rất” đằng trước, thì họ khoái vô cùng. Khi người ta từ “bé” thành “lớn”, họ sẽ có tham vọng thống trị. Cho nên trong lịch sử, Trung Hoa từng bắt các nước khác trong vùng phải cống nạp nếu họ không muốn bị làm phiền. Tất nhiên cái ngày xưa đó, “thế giới” không bao gồm Châu Âu phục hưng, Bắc Mỹ hùng mạnh, Châu Phi hoang dã, thậm chí cả Ấn Độ tiềm lực ngay bên kia dãy Himalaya hiểm trở. Thế giới lúc đó trong mắt người Trung Quốc chỉ quanh vùng Viễn Đông. Và người Hán sớm bằng lòng với địa vị “trung tâm”, rồi quay về “xử lý” lẫn nhau. Cho nên người Hán chẳng thống trị được ai. Ngược lại, họ còn hai lần bị người nước ngoài thống trị, người Mông Cổ với nhà Nguyên (1271-1368) và người Mãn Châu với nhà Thanh (1644-1911). Đến mức dần dần họ ngại yếu tố “ngoại”, cứ “ngoại lai” là đáng ghét, “ngoại nhân” là đáng ngờ…  Giờ đây, lãnh đạo Trung Quốc nhận ra sự khờ dại của những người tiền nhiệm. Họ động viên dân chúng “đoàn kết” để ứng phó với chữ “ngoại”.

Việc này có hai lợi ích, một là nội bộ giảm thiểu hiềm khích, hai là vươn tay tới được những mục tiêu mới mẻ. Cứ xem vụ Bạc Hy Lai thì rõ, vừa dẹp được đối thủ chính trị, vừa tước đoạt được tài sản của “ngoại nhân”, mà chính phủ lại không phải chịu trách nhiệm gì.

Một kẻ lãnh đạo thì phải ban ra được những phần thưởng xứng tầm.

Hãy xem xưa nay những “nhà lãnh đạo thế giới” trưng ra những gì. Đế chế La Mã mang của cải về tặng Châu Âu. Người Anh tặng tự do và hệ thống dân chủ nghị viện cho các thuộc địa. Nước Mỹ đung đưa “giấc mơ Mỹ” trước mũi thế hệ mới lớn. Nhưng còn Trung Quốc? Họ không thể hứa với ai về cơ hội thành người Trung Quốc (!) được. Họ bảo họ sẽ loại trừ kiểu bóc lột của phương Tây, nhưng họ lại khuyến khích các ông chủ người Hán bóc lột chính đồng bào của họ để tạo nên sự “bùng nổ Trung Quốc”. Họ vẽ ra “công lý kiểu Trung Quốc”, nhưng cái cơ chế của cỗ xe công lý ấy hoạt động rất mập mờ.

Cứ khi nào đuối lý thì họ bảo họ thừa căn cứ nhưng bảo trưng ra thì họ hoặc lờ đi, hoặc… thời điểm chưa thích hợp!

Tôi có lần thử tìm công lý kiểu ấy ở Tòa Tối cao Bắc Kinh. Các luật sư của tôi được rỉ tai rằng, chúng tôi sẽ thắng. Nhưng khi phán quyết sắp được ban ra, một cú điện thoại khẽ rung. Và tình thế sẽ hoàn toàn đảo ngược.
Lý do cuối cùng thế giới không muốn “được” người Trung Quốc dẫn dắt trong thế kỷ XXI là ở chỗ, lãnh đạo đất nước này đầu cơ quá mức vào chủ nghĩa dân tộc. Họ lúc nào cũng nhắc nhau “một thế kỷ thua thiệt” (từ Chiến tranh thuốc phiện đến Đại chiến thế giới lần II). Họ hậm hực phương Tây khi bị Bát cường xâu xé, cay cú với sự thống trị của người Nhật, rồi kèn cựa với Liên Xô về vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản. Cho nên nếu có ai đó nhắc đến Cao Hành Kiện với giải Nobel văn chương, hay Đạt Lai Lạt Ma với tiệc trà công khai, thì họ lại rên rỉ rằng bị “can thiệp công việc nội bộ”, hoặc bị “xúc phạm đến danh dự dân tộc”. Dường như bất cứ vụ việc gì không được như ý, là họ lại vật vã mình mẩy đau đớn, rồi hô hét sẽ “đáp trả đích đáng”.

Viễn cảnh được người Trung Quốc dẫn dắt thật khó tưởng tượng, trước hết bởi, chẳng lẽ thế giới lại muốn được cột vào mớ bùng nhùng nội bộ Trung Quốc? Khi đống bất động sản kia đổ vỡ thì sao? Khi hệ thống y tế và an sinh xã hội vượt quá sức chịu đựng của người dân thì thế nào? Năm 1911, cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên xảy ra chỉ vì có người vấp phải trái bom. Còn giờ đây thì mọi thứ đang sưng tướng lên. Liệu đống tiền chính phủ mua trái phiếu Mỹ có kịp quay về cứu việc nội bộ? Bởi điều đó lập tức sẽ khiến đồng đô la mất giá, dẫn đến xuất khẩu của Trung Quốc khó khăn, hàng loạt xí nghiệp sẽ đóng cửa, hàng triệu công nhân Trung Quốc sẽ ra đường.

Tôi hy vọng nếu có bề gì, thì mọi việc cũng sẽ êm đềm, và Bắc Kinh không mù quáng tấn công Đài Loan hay Philipines.

Nhưng kiểu gì chăng nữa, thì Trung Quốc cũng sẽ đi đến cuối con đường tăng trưởng kinh tế, và giấc mơ cứu vớt loài người chỉ còn ý nghĩa mỉa mai.
Với riêng tôi, trước khi lo bị đối xử bất công vì là người nước ngoài, tôi thấy bất lực với việc đảm bảo cho gia đình mình an toàn. Từ thức ăn, nước uống không sạch, đến khí quyển ngoài đường, quanh nhà cũng bị ô nhiễm, sự vô cảm trong quan hệ với tất cả mọi người…

Người lớn đã vậy, nhưng các con tôi thì thế nào? Hệ thống giáo dục cơ sở của Trung Quốc chả thấy có gì là giáo dục. Đó đơn thuần là hệ thống của các trung tâm thi cử. Các thầy cô chỉ nhăm nhăm luyện cho con trẻ vượt qua các kỳ thi. Ở nông thôn, nơi chúng tôi sống 7 năm, tình hình tưởng ít phức tạp hơn, hóa ra cũng vậy. Học sinh nào cũng cố ôn luyện, hy vọng đỗ đại học, để sau này kiếm việc nơi các thành phố lớn. Chẳng còn đâu là tình yêu thương, trách nhiệm công dân, sự tự tin hay hoài niệm nhân cách. Tất cả chỉ còn hai chữ “đỗ” và “trượt”. Đỗ thì sẽ trở thành “quan nhân”, trượt thì về ruộng đồng, các phân xưởng địa phương, nơi bố mẹ chúng cũng đang vùng vẫy để thoát khỏi.
Cũng có một ít hoạt động thể chất. Nhưng môn thể dục chính là để tìm ra những đứa trẻ có tố chất hầu gửi đến các trung tâm học cách đoạt huy chương Olympic. Những bạn có năng khiếu âm nhạc thì sao? Sẽ bị nhồi vào mấy nhạc viện bảo thủ, suốt ngày phải tập đàn cho đến lúc kiệt quệ cả tình yêu âm nhạc mới thôi (vợ tôi chính là một nạn nhân kiểu đó).

Rồi còn cái sự tuyên truyền nữa chứ. Ngày đầu tiên đến lớp, con gái tôi được xem một bộ phim có tiêu đề: “Cách nhân dân Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và không khoan nhượng của Đảng, được sự giúp sức của quân giải phóng nhân dân anh hùng, đã đánh bại thiên tai động đất ở Tứ Xuyên”. Đến tận ngày nay mà người ta vẫn lấy Lôi Phong ra dẫn dụ bọn trẻ, bảo rằng nhờ dẹp bỏ được cái tôi ích kỷ, anh ấy đã đạt được rất nhiều thành tích phi thường, mà những thành tích ấy chỉ được phát hiện khi anh ấy chết, đơn vị tìm thấy cuốn nhật ký ghi chép tỉ mỉ. Áp lực khiến lũ trẻ phát ốm. Các con tôi đạt điểm dưới 9,5 đã là loại kém của lớp, bị phạt. Bài về nhà hầu hết là những đề thi thử, ngày nào cũng một tập dày. Cuối tuần hoặc ngày lễ là dịp để học thêm. Lũ trẻ phờ phạc, đần độn vì học.
Đám bạn của các con tôi rất sợ học, nhưng không còn cách nào khác. Tôi thấy mình không thể bắt các con chịu cảnh ấy mãi. Buồn nhất là ánh mắt ghen tị của đám trẻ địa phương, khi chúng tôi rời đi.
Một lựa chọn là về các thành phố lớn, cho các con vào học trường quốc tế. Nhưng tại đó cũng tệ không kém. Tiền học đắt vô cùng, đã đành, nhưng chính quyền vẫn bắt các trường này phải dạy quan điểm Trung Quốc. Rồi thì những sự làm tiền đủ kiểu của cán bộ, giáo viên. Tôi thương lũ trẻ người Trung Quốc quá. Chúng không thể học các trường quốc tế (dù vẫn tệ như đã nói) vì bố mẹ chúng không thuộc đối tượng được ưu tiên. Cũng không thể đi du học, vì vừa tốn tiền, vừa phải đảm bảo lý lịch đặc biệt. 

Lãnh đạo Trung Quốc nói chung không muốn nhiều người dân tiếp xúc với văn minh phương Tây, trừ một điều họ học rất nhanh khi giao thương, mà thật mỉa mai, đó lại là tệ tham nhũng. Sống ở Trung Quốc mà từ chối được tham nhũng thì thực là không thể. 

Trong đội ngũ của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc có hàng triệu đảng viên sáng suốt biết rằng phải làm gì đó để tránh khủng hoảng. Tôi đã gặp vài người như vậy. Họ muốn giúp nước giúp dân lắm, nhưng khó khăn chồng chất, mà hình như họ cô đơn. Tôi cũng đếm được hàng trăm trí thức Trung Quốc có kiến thức tốt, có tấm lòng với hình ảnh dân tộc. Nhưng hình như, họ hiếm khi được trao cơ hội.

Và như thế, cái ngày tôi muốn, và có thể, thành người Trung Quốc vẫn còn xa lắm.




........../.

Lan man chuyện “HỌ”… và TÊN



Lan man chuyện
“HỌ”… và TÊN

 http://phamluuvu.wordpress.com/lan-man-chuy%E1%BB%87n-%E2%80%9Ch%E1%BB%8C%E2%80%9D-va-ten/  

*****

Họ là một hình thức sở hữu huyết thống, nguồn gốc, sở hữu tổ tiên của con người. Con người mang cái sở hữu ấy suốt đời, truyền từ đời này sang đời sau. Bắt đầu một kiếp người, cùng với việc đặt tên, mỗi người liền có “họ”. Sở hữu nòi giống đảm bảo an toàn cho quá trình tiến hoá, tránh bị thoái hoá. Thứ sở hữu này ở loài người có lẽ có trước cả ngôn ngữ. Bằng chứng là ở một số loài khỉ, những con có chung huyết thống cũng biết không bao giờ giao phối lẫn nhau. Cùng với việc hình thành ngôn ngữ, khái niệm “họ” (tính) liền được thiết lập, đồng thời với việc phân biệt các cá thể bằng cách đặt tên. Từ đó, “họ” và “tên” luôn luôn đi kèm với nhau. Trong đó “họ” chỉ huyết thống, còn “tên” chỉ cá thể.


Khó ai thống kê cho hết thiên hạ có bao nhiêu họ. Thời phong kiến gọi là “bách tính” (trăm họ), cũng như bây giờ gọi “nhân dân”. Vua ngày trước vì “bách tính” mà (miễn cưỡng?) ngự trên ngai vàng. Bây giờ cũng vì nhân dân mà (đành?) phải… quên mình…?


Họ bên Tàu phức tạp, rắc rối hơn ta nhiều. Có khi lấy họ đặt tên cho đất (ví dụ đất Đường, đất Ngu…). Có khi lấy tên đất đặt cho họ (ví dụ họ Đào, họ Tiết…). Lại có khi lấy quách chức quan mà làm họ (ví dụ họ Tư Mã…)


Dù thế nào thì bên Tàu cũng không dùng họ của vua để đặt tên cho triều đại, mà dùng tên đất (nơi phát tích – quê hương của kẻ lập nên triều đại ấy) để gọi (ví dụ nhà Minh, nhà Thanh…). Khác hẳn với bên ta dùng họ của vua để đặt tên triều đại (ví dụ nhà Lý, nhà Trần…). Đây chính là một trong những ý thức độc lập, tự chủ (về mặt chính trị) của ông cha ta ngày trước, quyết không chịu nhất nhất cứ phải bắt chước theo “thiên triều”. Tên triều đại không có nghĩa là tên nước (quốc hiệu). Đó là hai danh từ riêng hoàn toàn khác nhau, một đằng chỉ “nhà” (tên triều đại), một đằng chỉ “nước” (quốc hiệu). Chẳng ai gọi nước Lý, nước Trần… mà vẫn cứ là nước Đại Việt. Cũng như chẳng ai gọi nước Minh, nước Thanh… mà vẫn cứ là… nước Tàu.


Tuy nhiên, nước ta (hình như) có một ngoại lệ duy nhất là vào thời Hồ Quý Ly ngắn ngủi (vỏn vẹn bảy năm 1400 – 1407). Hồ Quý Ly vốn có tổ tiên là người đất Ngu bên Tàu xiêu dạt sang ta. Sau khi cướp ngôi nhà Trần, ông bèn dập khuôn theo cách của Tàu để đặt tên cho triều đại mình, gọi là triều Đại Ngu. Các nhà sử học xưa nay liệu có lầm không khi cho rằng “quốc hiệu” của nước ta khi đó cũng là… “Đại Ngu”?. Gọi là nhà “Đại Ngu”, thì cũng giống như việc gọi là nhà “Lý”, nhà “Trần”… trước đó thôi chứ. Sao tên nước lại cũng đồng thời là “Đại Ngu” được? Người chép sử chép như thế, phải chăng đã (vô tình?) đánh đồng tên triều đại với tên nước? Nếu quả như vậy thì chẳng lẽ trước đó, tên nước ta cũng có thể gọi là nước “Lý”, nước “Trần”… hay sao? Nếu “Đại Ngu” (rõ ràng) chỉ là cái tên “nhà” (triều đại), thì tên “nước” (quốc hiệu) ta thời ấy vẫn cứ là “Đại Việt” đấy chứ?. Nghĩa là, hiểu một cách chính thống (theo cách đặt tên của chính Hồ Quý Ly) thì không có nhà “Hồ”, mà chỉ có nhà “Đại Ngu” (của họ Hồ), tương tự nhà “Minh” (của họ Chu) bên Tàu lúc bấy giờ. Cũng như chưa bao giờ có tên nước là “Đại Ngu”, mà trước sau, nước ta vẫn tên là “Đại Việt”. Xin các vị sử gia “đèn giời” minh xét. Người viết không phải ngại gì cái nghĩa nôm na của chữ “Ngu”  () to tổ bố kia mà lý sự nhập nhằng đâu.


Cũng xin mở ngoặc thêm một tí (gọi là lan man mà). Các nhà sử học đã từng làm cho dân ta tự hào về một nhánh của họ Lý, do một hoàng tử đời nhà Lý dẫn đầu, xiêu dạt sang Triều tiên từ thế kỉ 12, có đời đã từng làm tới chức tể tướng ở bên ấy. Vậy tưởng cũng nên công bằng với một vị hoàng tôn lừng lẫy đời nhà Trần sau đây. Ấy là vào khoảng những năm 1360 – 1366, con trai vị “Quốc vương” bán nước Trần Ích Tắc, tên là Trần Hữu Lượng theo người cha (hèn) chạy sang Tàu. Vào cuối đời nhà Nguyên, Trần Hữu Lượng đã dám chiêu tập binh mã, đường đường tranh nước với đích danh Chu Nguyên Chương – vị vua lập nên triều đại nhà Minh (mà ông suýt thắng Chu Nguyên Chương nếu không bị phản bội). Người viết không hiểu tại sao Trần Hữu Lượng khi lập nước (ở bên Tàu) lại đặt tên cho triều đại mình là nhà “Hán”? Trần Hữu Lượng đâu phải người đất Hán? Lại cũng không gọi theo họ (là nhà “Trần” phẩy chẳng hạn?). Điều này phải chăng có liên quan đến giấc mơ của vua Trần Thái Tông trước khi sinh hoàng tử Trần Ích Tắc, cho rằng Ích Tắc là người phương Bắc đầu thai? Mặc dù nhà “Hán” của Trần Hữu Lượng tồn tại ngắn ngủi có bảy năm. Song cũng phải công nhận ông là một bậc anh hùng cái thế. Đó gọi là “cẩu phụ” mà vẫn sinh “hổ tử” đấy. Xin các nhà sử học hãy đừng vì “cẩu phụ” mà lờ tịt vị “hổ tử” ấy đi. Nói (dại) chứ nếu (chẳng may) mà ông đánh bại Chu Nguyên Chương, chiếm lấy ít ra thì cũng từ phía nam sông Dương Tử, hoặc thậm chí toàn cõi Trung Hoa, thì lịch sử cũng như cương thổ giữa nước ta với nước Tàu ngày nay hẳn sẽ khác đi rất nhiều.


Khái niệm “họ” từ chỗ chỉ dùng để ghi nhớ gốc gác, tổ tiên, cũng dần dần bị nhuốm màu sắc khác. Ngày xưa, họ của vua là cao quý nhất, gọi là “quốc tính”. Vua dùng nó để “ban” cho các bậc công thần. Trần Bình Trọng với câu nói khảng khái bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” chính là một người được ban “quốc tính”. Ông vốn họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Vị danh nhân văn hoá thế giới thời Lê sơ là Nguyễn Trãi cũng được ban “quốc tính”. Các văn bia ông soạn còn lại cho đến nay đều khắc “bút danh” là Lê Trãi. Đến đời Lê Thánh Tông (1460-1497), vị vua anh minh này thấy cái “trò” ban quốc tính ấy càng ngày càng trở nên phiền toái (đại khái dần dần, nó cũng tệ lậu tương tự như vấn nạn… “sùng bái lãnh tụ” sau này). Không những thế, điều đó chỉ tổ làm cho những kẻ được ban… mất gốc mà thôi. Lê Thánh Tông bèn xuống chiếu bãi bỏ việc đó, cho phép những ai đã trót “bị” ban quốc tính được trở về họ cũ. Thế là Lê Trãi lại trở về Nguyễn Trãi…


Ngược lại với cái thứ “ân huệ” ban quốc tính trên, vì những lý do nhất định, vua có khi còn bắt bề tôi phải đổi sang họ khác. Như Trần Kiện cùng đám con cháu hèn nhát chạy theo quân Nguyên, về sau không cho mang họ Trần nữa, bắt đổi sang họ Mai (thật là oan ức cho những nhà họ Mai vốn vẫn có từ trước đó). Riêng Trần Ích Tắc vì là chỗ máu mủ ruột thịt nên vua (Trần Nhân Tông) không nỡ xóa họ. Nhưng gọi là “Ả Trần” (ngụ ý như đàn bà) cho nó… nhục nhã luôn thể. Lại còn cái thứ kị “huý” mà bắt người ta phải đổi sang họ khác. Ví dụ thời Lê sơ, vì tránh tên bà mẹ đẻ ra Lê Thái Tông là Phạm Thị Trần mà bắt những người họ Trần phải đổi sang họ Trình…


Việc đổi họ cổ kim còn vô vàn lý do. Nhà thờ họ Bùi ở một làng nọ thờ ông Tổ là… Trần Thủ Độ. Vị Thái sư danh tiếng với câu nói bất hủ trước họa giặc Nguyên tám thế kỉ về trước: “đầu thần còn chưa rơi xuống đất – xin bệ hạ đừng lo”. Không phải vì “thấy người sang bắt quàng làm họ”, mà họ Bùi làng ấy tôn thờ ông đâu. Ông chính là ông Tổ của dòng họ Bùi ấy đấy. Nhưng Trần Thủ Độ họ Trần. Cớ sao lại là ông Tổ của họ Bùi?


Người viết bèn đem điều thắc mắc ấy hỏi một cụ cao tuổi họ Bùi. Té ra họ Bùi làng ấy vốn gốc từ họ Trần thật. Vào thời xa xưa, trong họ sinh chuyện bất hoà. Một nhánh của họ Trần bèn tách ra lập họ riêng, song vẫn không muốn cho con cháu quên cái gốc (là họ Trần) của mình. Các cụ thời ấy bèn đi từ nghĩa Nôm của chữ “Trần”. Trần nghĩa là… ở trần, là không mặc áo. Không mặc áo thì là phi y (không áo). Chữ phi ()  và chữ y () ghép lại thành chữ Bùi (). Thế là được một cái tên họ. Trần = phi + y = Bùi. Thật là một cách cấu tạo họ độc đáo.

Có nhiều câu chuyện tương tự về cái sự cải họ ấy. Ví dụ họ Mạc. Sau khi Trịnh Tùng (con thứ của Trịnh Kiểm) phò vua Lê dẹp tan nhà Mạc, lập ra triều đại gọi là Lê Trung hưng. Triều đình Lê Trịnh bắt đầu một cuộc khủng bố đại quy mô nhằm vào con cháu nhà Mạc. Họ Mạc chạy tứ tán khắp nơi, phải thay tên, cải họ để tránh những cuộc truy sát. Tuy nhiên, để ngầm nhắc cho con cháu sau này không quên cái gốc (là họ Mạc) của mình, các cụ Tổ Mạc thời ấy quy ước với nhau giữ lại bộ thảo đầu () trong chữ Mạc () , thành ra các dòng họ Phạm (); họ Hoàng ()… mà chữ viết đều có bộ thảo đầu ấy.


3/2006

Phạm Lưu Vũ

....../.