Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)







































































Bức tranh Người bán gạo (La marchand de riz) 
được vẽ năm 1932
của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) 
vừa được bán với mức giá kỷ lục 3,03 triệu đôla Hong Kong
 (tương đương 390.000 USD) trong một phiên đấu giá 
tại nhà đấu giá Christie’s International.















Danh họa  NGUYỄN PHAN CHÁNH 
và bức CHƠI Ô ĂN QUAN






........./.

HÃY TÔN TRỌNG THỰC TẾ !





 HÃY TÔN TRỌNG THỰC TẾ !

Nguyễn Trọng Vĩnh 


Tình cờ tôi đọc được 2 tài liệu, một là của “Những người đồng chí lớp trước” và một nữa là của P.V.K. Tôi không thể không có vài lời nói lại.
Tài liệu của “Những người đồng chí lớp trước” nói đủ điều xấu về 2 ông Trương Tấn Sang và Lê Khả Phiêu. Tôi không có điều kiện xác minh cái gì là có thật, cái gì là bịa đặt, gán ghép trong văn bản đó và tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ nói những ý kiến của tôi không đồng ý với những điểm sau đây trong tài liệu của các vị:
Trong tài liệu “Những người đồng chí lớp trước” ghi:
“Lê Khả Phiêu tổ chức một cuộc họp ngay tại nhà riêng, có mặt của nhiều đồng chí đã nghỉ hưu. Trong số đó chúng tôi biết có các anh Phan Diễn, Nguyễn Công Tạn, Nguyễn Trọng Vĩnh, nghe nói có cả Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Quốc Hùng… anh Đồng Sĩ Nguyên đang ốm nằm Viện 108 cũng xin viện cho về họp. Lê Khả Phiêu viết sẵn một kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương để ép phải kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dọa: Nếu không kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì các cụ sẽ kéo đến biểu tình ở Hội nghị Trung ương VI…”
Tôi phải nói: Đoạn này là hoàn toàn bịa đặt, không có cuộc họp nào như thế cả!
Trong đoạn khác, “Những người đồng chí lớp trước” nêu:
“Chúng ta phải thấy rằng sau hơn hai thập kỷ đổi mới, bên cạnh nhiều thành công lớn có thể nói rất vĩ đại, chúng ta có một số sai lầm không nhỏ…”
Làm gì có thành tích vĩ đại! Tô hồng lấy được!
Ngay từ 1990, tại Hội nghị Thành Đô, cả Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười sang dự, đã bị Trung Quốc áp đặt, bắt đầu lệ thuộc Trung Quốc, không được nhắc đến cuộc xâm lược của 60 vạn quân Trung Quốc tàn phá các tỉnh biên giới, giết hại cư dân, phải gạt bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Từ nhiệm kỳ đầu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, tiếp đến nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tình hình kinh tế, xã hội nước ta càng ngày càng bi đát. Khai thác Boxit phá nát môi trường Tây Nguyên, gây ô nhiễm di hại cho dân, sản phảm ứ đọng đương sống dở chết dở, rừng bị bán và bị phá tan hoang, mỏ thì làm ăn thua lỗ, nhiều nơi bị đào bới trộm vô tội vạ, nhập siêu liên miên, mỗi năm hàng chục tỉ đô la, lạm phát cao, mọi thứ đắt đỏ, đời sống người nghèo và thu nhập thấp vất vả, nhiều con em họ phải bỏ học, viện phí tăng, người nghèo bệnh nặng đành chịu chết, bệnh viên quá tải, 2 – 3 bệnh nhân nằm 1 gường, lấy đất của nông dân quá nhiều trao cho giới đầu tư địa ốc, hàng vạn căn hộ thừa ế, hàng vạn nông dân thất nghiệp, sống vật vờ, hàng chục vạn doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc phá sản, hàng triệu công nhân không có việc làm, các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng trực tiếp quản lý, vừa tham ô vừa thua lỗ, thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của nhà nước. Nợ xấu ngân hàng rất lớn, nợ nước ngoài chồng chất đến mức nguy hiểm. Về xã hội thì trên truyền thông đại chúng ngày nào cũng có 5 – 7 tin về trộm cắp, lừa đảo, giết người cướp của, vợ giết chồng, chồng giết vợ, con hàng hạ bố mẹ già, “xã hội đen” hoành hành trắng trợn.
          Rõ ràng là dưới sự quản lý, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chưa bao giờ kinh tế xã hội suy sụp, dân khổ, nước yếu như bây giờ.
Thế mà ông P.V.K. một mặt thì cũng nói ông Dũng có một lỗi “hơi nhỏ” là phá tan nền kinh tế, mặt khác lại biểu dương duy chỉ có Thủ tướng dám đứng ra nhận khuyết điểm trước Trung ương và Quốc hội về một số “khuyết điểm trong điều hành kinh tế”. Lại còn nói hành động này của ông Dũng được dư luận hoan nghênh (!)
          Phải nói,  nhân dân oán hạn mới chính xác.
          Một người nắm quyền điều hành mà để kinh tế xã hội suy sụp dân khổ nước yếu như trên đã nói và như P.V.K. cũng nói là “phá tan nên kinh tế” mà chỉ “xin lỗi” là xong ư?
          Ở các nước có chế độ tam quyền phân lập, một ông Tổng thống hay Thủ tướng quản lý đất nước, mắc sai lầm nghiên trọng, làm thất thoát lớn như trên thì đã bị truy tố trước pháp luật rồi.
Ở nước ta, có phá nát đất nước cũng chỉ bị xem như việc bình thường, chả sao cả,vì dân ta không được bầu người nắm quyền và nước ta chưa có một nền tư pháp độc lập.
“Những người đồng chí lớp trước” còn đề nghị: “Anh Nguyễn Phú Trọng với sự trong sáng sẵn có hãy vững vàng, tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Bộ Chính trị đưa con tàu của dân tộc đi đúng quỹ đạo.”
Một đề nghị không thực tế! Một ông Tổng bí thư mà hai lần bị đa số Ủy viên trung ương bỏ phiếu bác ý kiến đề nghị tại Hội nghị Trung ương VI và Hội nghị Trung ương VII (từ nhiệm kỳ Trung ương khóa II đến nay chưa bao giờ có tình hình như thế) thì còn uy tín đâu mà chủ trì lãnh đạo. Một ông Tổng bí thư mà dư luận gọi là “ông bảo thủ”, ông “Trọng lú”, lại thêm việc ngày 23/02/2013 tại Vĩnh Phúc ông tùy tiện phát biểu lạc điệu, sai trái, khiến dư luận nhân dân phẫn nộ, phản đối rầm rầm.
Thế thì còn đâu “Anh Nguyễn Phú Trọng với sự trong sáng sẵn có hãy vững vàng, tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Bộ Chính trị đưa con tàu của dân tộc đi đúng quỹ đạo.”?!
Một Đảng viên cũng “lạm” gọi là lớp trước



Nguyễn Trọng Vĩnh
74 tuổi Đảng, 98 tuổi đời



........../.

____________ Nick Vujicic đến Việt Nam



Thoạt tiên tôi không quan tâm đến sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam nên không theo dõi và không có thông tin chi tiết. Nhưng Facebook như một thực thể sống, ầm ào âm thanh cả cuồng nộ lẫn ám khí không thể không quan tâm.  

Như cái lần mất điện, Facebook bỗng biến hình trở thành một tấm bản đồ khổng lồ khi thì zoom vào các quận nội thành Sài Gòn khi thì zoom ra toàn bộ các tỉnh miền Nam. Hết thông báo “Quận 3 mất điện; Quận 1 mất điện” đến thông báo “kẹt xe hỗn loạn ở ngã tư…” tất cả làm cho Facebook như một bức tranh nhấp nháy liên tục hàng ngàn lời báo cáo, vẽ nên một cuộc sống thực, một dạng hiện thực ảo thật lạ kỳ.  

Quay trở lại chuyện anh chàng Nick, Facebook lần này như một con quái vật hai đầu, một đầu to tướng gầm gào lời ác ý hay bị lôi cuốn vào lời ác ý, đầu kia nhỏ hơn nhiều, chống đỡ yếu ớt. Tôi nghĩ ai cũng có quyền nhận định nhưng bóp méo sự thật để phục vụ cho nhận định của mình là chuyện ác ý và nhiều người đã dựa vào thông tin bị bóp méo mà không hay.  

Câu chuyện anh chàng này qua Việt Nam sẽ không có gì ầm ĩ nếu không có ai tiết lộ con số 32 tỷ đồng tiền tài trợ. Không có yếu tố này thì đến 80% nhận định sẽ biến mất.   

Nhưng khổ quá đâu phải người ta trả 32 tỷ cho anh Nick đâu, tôi đoán chừng anh Nick nhận khoản 1 tỷ đồng là cao tay và nghe đâu anh dùng tiền này cho một cái quỹ từ thiện nào đó của anh ở châu Phi. 32 tỷ đồng là toàn bộ chi phí, kể cả trả cho các công ty event để họ tổ chức sự kiện, tổ chức hay hay dở là chuyện khác nhưng đó là công ăn việc làm, đó là dòng chảy kinh tế. 32 tỷ đồng còn là để trả cho công tác bảo vệ (dù nghe nói gây ra phản cảm) nhưng nhờ đó các anh ở các công ty bảo vệ mới có việc làm. Đó là tiền trả cho những chi phí đưa người khuyết tật đến dự, kể cả vé máy bay, khách sạn, ăn uống (cả sổ tiết kiệm 20 triệu cho mỗi người). Đó là tiền trả cho VTV để được phát sóng (VTV nhận tiền này coi bộ mới kỳ). Những nhận xét kiểu sao không để dành tiền đó cho người khuyết tật trong nước, vì thế là trật lất. Bởi nó đâu có dành cho anh Nick đâu. Chi phí như thế có là tiêu hoang không lại là chuyện khác – có thể có ý kiến khác nhau – nhưng nó cũng chạy vào nền kinh tế cả.   

Chuyện anh Nick rao giảng đạo đức, tôi không nghe nên không dám có ý kiến gì. Chỉ có điều xin lưu ý các bạn việc dịch thuật hiện nay rất có vấn đề. Nên thận trọng nếu chỉ nghe qua người phiên dịch. Ví dụ mới hôm qua, một người bạn cho biết cái tin “2,5 triệu USD hỗ trợ người bán hàng rong” đăng trên báo hôm kia là sai vì nguyên văn họ dùng từ vendors; ở đây là tiểu thương, người buôn bán nhỏ chứ đâu phải gánh hàng rong chạy ngoài đường. 

Còn cố ý nói Nick nhận 32 tỷ đồng làm công tác dân vận cho nhà nước là nói bậy, nói nhảm.  

Cuối cùng nếu nhìn ở góc độ PR rõ ràng nhà tài trợ đã thất bại rồi. Bởi mọi cảm nhận tích cực (nếu có) thì được trao cho anh Nick; còn những cảm nhận tiêu cực (chắc chắn có) đều đổ vào nhà tài trợ. Xét theo nghĩa đó thì 32 tỷ đồng mới là quá đắt.


..../.

Kỷ lục lạm phát của Việt Nam

Kỷ lục lạm phát của Việt Nam vượt các nước trong khu vực 

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/96662/Ky-luc-lam-phat-cua-Viet-Nam-vuot-moi-quoc-gia.html


Tư Hoàng

Kỷ lục lạm phát của Việt Nam đã vượt qua tất cả các quốc gia trong khu vực kể từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, theo một nghiên cứu khoa học vừa công bố sáng nay (21-5).  

Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Đào Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và các đồng sự thuộc Học viện Chính sách và Phát triển phát hiện, trong tất cả các giai đoạn 5 năm suốt từ năm 1991 đến năm 2012, Việt Nam đã vượt qua tất cả các nước trong khu vực về một chỉ tiêu đáng buồn là lạm phát.  Công trình được đưa ra tại buổi hội thảo “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cùng Học viện Chính sách và Phát triển và USAID cho biết, mức lạm phát của Việt Nam lên tới hơn 18% năm 2011 và 6,8% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước như Trung Quốc, Indonesia, Phillippines và Thái Lan.  

Quốc gia có lạm phát cao nhất trong hai năm qua là Indonesia, song mức lạm phát của họ cũng chỉ 3,8-5% trong hai năm qua, thấp hơn nhiều so với của Việt Nam.  

Tất cả các kỳ 5 năm được chọn để so sánh đều cho xu hướng như trên.  Nghiên cứu cho biết, trong 27 năm từ 1996-2012, Việt Nam có 13 năm và 4 giai đoạn lạm phát trên 2 con số, trong đó đáng kể nhất là từ 1986-1992 với mức lạm phát bình quân ba chứ số 225%/năm; 2007-2008 với 16,3% năm và 2010-1011 với 15%/năm.  

Theo tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, kể cả so với Trung Quốc thì lạm phát của Việt Nam cao hơn, trong khi tăng trưởng lại thấp hơn.  Trong giai 2008-2012 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là gần 5,9% năm, và lạm phát là 12,6%; còn Trung Quốc tương ứng là 9,3%/năm và 3,3%/năm.  

Trong 20 năm (1991-2010), Việt Nam tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,4%, lạm phát gần 11%; thì Trung Quốc tương ứng là 10,5% và 4,8%.  Ông Hồ đặt câu hỏi: “Tại sao trong 20 năm qua họ tăng trưởng gấp đôi ta nhưng lạm phát bằng nửa ta?”.  

Chỉ vào đồ thị về diễn biến của lạm phát 1992-2012 tại hội thảo sáng nay, ông Nguyễn Thạc Hoát nói: “Xu hướng biến thiên của đường lạm phát rất phức tạp, biến động mạnh, đỉnh nhọn, biên độ lớn. Điều đó cho thấy kiểm soát lạm phát ở Việt Nam chưa bền vững; sự bất ổn của tiền tệ và kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn lớn”.  
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh bày tỏ lo ngại, mức lạm phát cao triền miên như vậy đang làm chi phí vốn và chi phí đầu tư kinh doanh ở Việt Nam cao hơn các quốc gia khác.  Ông Sinh cho rằng, các quốc gia khác cho vay lãi suất thấp vì rủi ro vĩ mô của họ thấp, còn Việt Nam thì ngược lại.  Tuy nhiên, thứ trưởng nhận xét, sau một thời gian dài áp dụng các chính sách kinh tế nhằm giảm lạm phát, đến lúc này, doanh nghiệp đã có tâm lý không muốn làm ăn, người dân không muốn mua sắm tiêu dùng nữa.  
“Các doanh nghiệp với lãi suất cho vay hiện nay và đầu ra khó sẽ chỉ gửi vốn ngân hàng lấy lãi, hơn là đầu tư kinh doanh. Đây là xu hướng rất nguy”, ông nói.  
Ông khẳng định, số lượng doanh nghiệp biến mất khỏi thị trường là điều rất đáng lo ngại, và đặt câu hỏi: “Liệu nền kinh tế có giữ được không với lãi suất vẫn cứ cao như thế này”.  

Tuy nhiên, là một trong những tác giả chính của các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ, ông Sinh tỏ ra lo lắng làm sao tìm ra nguồn vốn cho nền kinh tế sôi động lại, nhất là khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho năm nay (tương ứng với 360.000  tỉ đồng) không thể đạt được.  

Tại hội thảo, các nhà kinh tế đề xuất mức lạm phát tối ưu khoảng 7-7,5%/năm trong giai đoạn 2013-2015.  Bên cạnh đó, họ kiến nghị cần có cơ quan phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ độc lập với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.


......../.

Tôi hạ lệnh cho nhân dân


 Hồ Chí Minh: Tôi hạ lệnh cho nhân dân




Phạm Thị Hoài
Trong tập 4, bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, có một văn bản ngắn như sau :

Lời kêu gọi đồng bào Bắc Bộ
Hỡi đồng bào Bắc Bộ!
Việc bất hợp tác sáng hôm qua chẳng những không do mệnh lệnh Chính phủ mà trái với chính sách Chính phủ. Việc đó tỏ rằng một số quốc dân chưa hiểu kỷ luật. Biết theo những mệnh lệnh Chính phủ, làm cho thế giới thấy rằng dân tộc ta xứng đáng độc lập, Chính phủ ta có đủ oai quyền. Vậy tôi, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, hạ lệnh cho nhân dân Bắc Bộ lập tức đình chỉ việc bất hợp tác, giữ thái độ bình tĩnh giúp Chính phủ giữ gìn trật tự.
Đồng bào yêu mến tôi, nghe lời tôi.
Người đọc không được biết gì về bối cảnh của lời kêu gọi đó, ngoài xuất xứ rằng nó được in trong cuốn Lời Hồ Chủ tịch của Nxb Tiến Hóa, Hà Nội, năm 1946, trang 45. Nhân dân Bắc Bộ đã biểu thị sự bất hợp tác với chính quyền mới như thế nào? Vì lí do gì? “Sáng hôm qua” là sáng ngày nào trong những ngày đầy ắp sự kiện phức tạp của hai năm 1945-1946 [1]? Hi vọng sẽ có nhà nghiên cứu lấp được lỗ hổng thông tin đó. Phần mình, tôi chú ý đến văn bản lạ này vì chỉ qua vài dòng, chân dung ông Hồ được bổ sung thêm một số nét, khiến việc đọc phía sau mặt chữ trở nên thú vị. Phía sau mặt chữ, chứ không phải giữa hai hàng chữ. Thông điệp ở đây là rõ ràng, không có gì hàm hồ, bóng gió.
Một người như thế nào thì có thể cho phép mình phát ngôn: “Tôi hạ lệnh cho nhân dân”? Trong mọi ngôn ngữ, câu này đều tất yếu gây ra ấn tượng về một nhà độc tài. Các nhà lãnh đạo quốc gia ở những thể chế phi độc tài không buột miệng ra một câu như vậy ngay cả khi ngủ mơ, ngay cả trong những khoảnh khắc họ không muốn gì hơn là được làm chính xác như thế. Nhưng ngay cả một Putin, một Lý Quang Diệu, một Hugo Chávez cũng không phát ngôn như vậy. Còn Hồ Chí Minh?
Cho đến trước đó chỉ có kinh nghiệm hoạt động cách mạng và tham gia lãnh đạo một số phong trào, tổ chức, đảng phái bí mật, ông Hồ dường như xa lạ với tất cả những gì làm nên một chính khách chuyên nghiệp. Ông cũng không chuẩn bị cho mình và các đồng chí của ông một cơ sở lí luận và tư tưởng cho việc cầm quyền trong một nhà nước hoàn toàn mới, sinh ra từ việc chôn vùi nhà nước cũ [2]. Những năm tháng đầu tiên đứng đầu một nước Việt Nam mới, tác phong và ngôn ngữ của ông là của một bậc cha chú cai quản gia đình hay của một giáo chủ, một trưởng thượng, hơn là của một nguyên thủ quốc gia. Tuyệt đối tin vào uy tín của mình với quốc dân, toàn bộ uy lực khi hạ lệnh cho nhân dâncủa ông xuất phát từ lập luận: đồng bào yêu mến tôi thì nghe lời tôi. Các học trò của ông sau này, không người nào có thể tự tin vào uy tín của mình để hồn nhiên buông ra một lời như vậy. Tất nhiên vâng lời lãnh tụ theo tiếng gọi của tình cảm là một trong những cách cai trị ưa thích của các nhà độc tài và không hiếm khi kĩ năng mị dân của họ thăng hoa thành nghệ thuật tự lừa mị [3]. Nhân dân Bắc Triều Tiên chắc chắn cũng được giáo dục để có tình yêu trói buộc như thế với ba đời lãnh tụ họ Kim, và nhân dân Cuba với hai đời lãnh tụ họ Castro. Song ở trường hợp đang đề cập, tôi không khỏi có cảm giác rằng phát ngôn của ông Hồ, với tất cả tính gia trưởng của nó, có một sự ngây thơ và chân thành phù hợp với giai đoạn mà cuộc cách mạng của những người cộng sản Việt Nam còn ấu trĩ, ít nhiều trong trắng, chưa quay ra ăn thịt những đứa con của mình và nhe nanh vuốt với mọi đảng phái chính trị khác từng một thời đồng hành. Nhiều lần tôi đã cảm động khi đọc một số bức thư, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ở giai đoạn này và trong vài năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở đó tôi thấy một chính khách bất đắc dĩ, tầm vóc tư tưởng không có gì kiệt xuất, nhận thức về thế giới tương đối sơ sài, kinh nghiệm điều hành quốc gia ít ỏi, nhưng đầy lãng mạn và còn đậm tính cách riêng tư.
Với thời gian, những nét riêng tư ít nhiều chân thực của Hồ Chí Minh dần nhường chỗ cho một hình ảnh nhân tạo ngày càng hoàn hảo. Sự hấp dẫn của cá nhân con người Hồ Chí Minh dần nhường chỗ cho sự sùng bái biểu tượng Hồ Chí Minh. Ông không còn hạ lệnh cho nhân dânnữa, dù đồng bào không thôi yêu mến ông và vẫn sẵn sàng nghe lờiông. Song nhà nước mà ông liên tục đứng đầu gần một phần tư thế kỉ cho đến khi qua đời đã trở thành một chính thể độc tài hoàn thiện. Ngôn ngữ cá nhân ít nhiều xác thực của lời kêu gọi nêu trên, bất chấp nội dung của nó, sẽ dần nhường chỗ cho một ngôn ngữ tuyên truyền công cộng thô thiển và giáo điều, cơ sở của toàn bộ ngôn ngữ tuyên giáo kinh hoàng mà hiện nay chúng ta còn phải chịu đựng. Càng đọc Hồ Chí Minh sau này, tôi càng thấy là các nhà tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này không làm một việc gì khác ngoài lặp lại chính xác không những cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, mà còn áp dụng trung thành cả những cách diễn đạt, những lập luận và những thuật ngữ chính trị mà ông là cha đẻ.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lắp ghép từ rất nhiều mảnh to nhỏ, lỗ đen và khoảng trống. Trong bức tranh chiết trung lạ lùng này, mảng mầu của hai năm 1945-1946 có lẽ là tươi thắm hơn cả.
© 2013 pro&contra
__________________________________________________________

[1] Chính phủ Lâm thời chỉ tồn tại đến hết năm 1945 và từ ngày 01-01-1946 được thay thế bằng Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Như vậy, có thể lời kêu gọi này liên quan đến một sự kiện diễn ra ngay trong năm 1945 nhưng năm 1946 mới được đưa vào sách.

[2] Trước Cách mạng tháng Mười, khi lưu vong và sống trong một túp lều ở Phần Lan, Lenin đã viết tác phẩm kinh điển về nhà nước chuyên chính vô sản Nhà nước và cách mạng. Không ai yêu cầu ở Hồ Chí Minh một tầm vóc tương tự, nhưng trước tác chính luận chủ đạo của ông, nếu ông cũng chính là Nguyễn Ái Quốc, trước tháng Tám 1945, gồm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1925-1927) tập hợp bài giảng về kiến thức chính trị phổ thông ở các lớp huấn luyện chính trị Quảng Châu và Chiến thuật du kích (1942-1944), cho thấy một sự nghèo nàn đáng chú ý ở một nhà cách mạng có ảnh hưởng quyết định đến số phận của một dân tộc cho đến tận bây giờ.

[3] Trong phiên họp ngày 13-11-1989 của Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Đức, phiên họp đầu tiên sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, khi bị chất vấn trách nhiệm, ông Erich Mielke, Bộ trưởng An ninh Quốc gia (Stasi) Đông Đức đã thốt lên: “Tôi yêu mến tất cả mọi người cơ mà… Tôi phấn đấu cho tình yêu đó cơ mà.” (Ich liebe doch alle Menschen. Ich setze mich doch dafür ein.).



////////

2013 National Geographic Traveler Photo Contest



2013 
National Geographic 
Traveler Photo Contest  












(© Francisco Mingorance / 




© Craig Stevenson





(© Dodi Sandradi / 









(© Jayesh Mehta / 




(© Graham McGeorge / 









(© Daniel Sakal / 





(© Mesenko / 









(© Mary Ellen Urbanski / 







(© Victor Liu /








(© Francesco Filippo Pellegrini /
(© Cynthia MacDonald / 
(© ren Andersen / 

   

(© Graham McGeorge / 


(© Brad Lenear / 








(© Alasdair Turner / 






© Kellie Reifstenzel / 




© Robert Reginald Williams / 




© Jesper Anhede / 



© Mehmet Fatih Yaldiz / 


© Thomas tiêu / 




© Michael Ken / 





© Gurdyal Singh / 



Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn bê bết


Theo kết quả tổng hợp các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính niên độ ngân sách 2011, thực hiện trong năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới được hoàn thành tháng 5.2013, có 4/27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và một số công ty con thuộc khối này thua lỗ cà nhiều tập đoàn, tổng công ty có kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2010.  

Cụ thể, theo KTNN :
◘ tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lỗ tới 1.671 tỉ đồng; 
◘ tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) lỗ 137,9 tỉ đồng; 
◘ tổng công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinainco) lỗ 19,83 tỉ đồng; 
◘ tổng công ty Xăng dầu quân đội (Mipeco) lỗ 17,1 tỉ đồng. 
◘ Công ty mẹ - tổng công ty Thành An lỗ 1,68 tỉ đồng; 
◘ 3/21 công ty con thuộc Vinaconex và 3/7 công ty con thuộc Pisico…được kiểm toán cũng thua lỗ nhưng mức thua lỗ chưa thấy được KTNN nêu cụ thể trong báo cáo tổng hợp.   


Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lỗ tới 1.671 tỉ đồng 


Cũng theo KTNN, lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 : 
◘ Vinaconex giảm  321 tỉ đồng; 
 PVC giảm 580 tỉ đồng; 
 Vinafood 2 giảm 133 tỉ đồng. 
 Habeco có mức lợi nhuận trước thuế chỉ còn bằng 0,86% so với năm 2010.  

Theo KTNN, 
tổng nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tính đến 31.12.2011 là 54.133 tỉ đồng; 
nợ phải thu trên tổng tài sản là 20,56 % 
và 
trên vốn chủ sở hữu là 82,97%. 

Một số doanh nghiệp quản lý nợ chưa chặt chẽ nên để xảy ra tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn lớn. 
 Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản của công ty Cổ phần xây lắp và sản xuất công nghiệp là 40%; 
 công ty Vimeco thuộc Vinaconex là 44,63%,
 của công ty VC 15 là 50,06%...  

Nợ xấu ở một số doanh nghiệp khá cao: 

 nợ phải thu quá hạn trên 6 tháng của Vinafor là 64,16 tỉ đồng chiếm 92,1%; 
 công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 874 là 25,81 tỉ đồng chiếm 23,7 %...  

Một số doanh nghiệp nhà nước còn ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước dẫn đến nguy cơ mất vốn lớn. Ví dụ, một số công ty tại Vinafood 1 ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Vinafood 2 ứng trước 80-90% giá trị hợp đồng nhưng lại chưa ban hành quy chế về ứng vốn cho người bán hàng…. 

Một số doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định; một số đơn vị không xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu theo quy định hiện hành…  

Cũng theo KTNN, qua kiểm toán số nguồn vốn được các tập đoàn, tổng công ty sử dụng đến hết năm 2011 là 263.288 tỉ đồng thì số nợ phải trả đã chiếm gần 70% tổng nguồn vốn cho thấy các đơn vị này hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng được. 

Một số đơn vị vi phạm quy định về mức độ huy động vốn, để nợ phải trả quá hạn cao. Ví dụ: 
 tổng công ty Cicenco8 để nợ quá hạn 73,18 tỉ đồng; 
 PVC 1.369 tỉ đồng; 
 Vinacafe nợ vay dài hạn được khoanh là 162,11 tỉ đồng và nợ quá hạn 150 tỉ đồng…  

Đáng chú ý, theo KTNN, đa số các doanh nghiệp xác định, kê khai thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước chưa đúng. Nên qua kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, KTNN đã kiến nghị tăng thu hơn 491,5 tỉ đồng trong đó tổng công ty cảng hàng không miền Bắc đã là 117 tỉ đồng, tổng công ty Thành An chưa kê khai 10 tỉ đồng thuế VAT…  


MẠNH QUÂN - HÀ GIANG

http://sgtt.vn/Thoi-su/177802/Mot-so-tap-doan-tong-cong-ty-nha-nuoc-van-lam-an-be-bet.html
....../.

ĐI THEO TÀU .....


ĐI THEO TÀU LÀ MẤT NƯỚC, MẤT ĐẢNG



Ngô Minh


Mấy hôm nay tôi vô cùng bức xúc với việc, ngày 13-5, 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo đến vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đoàn tàu “đánh cá” của bọn Đại Hán này hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà Việt Nam không một lời lên tiếng*. Nghĩa là Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Uất quá, buộc phải lên tiếng.

Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn , không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước cho Tàu. Nhiều triều đại còn xưng “ĐẾ” ngang với Thiên Triều. Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư-“Đế”, con trời do Sách Trời định , ngang hàng với Đế Tàu, chứ không phải vua do Tàu phong…. Hay như Nguyễn Huệ tự xưng là Hoàng đế Quang Trung.


Bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc ôm chân giặc Tàu để mong chúng giúp giành ngôi để làm tôi mọi cho Tàu, bị lịch sử lên án ngàn đời. Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ, tuy nhiên có điều là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, đòi lại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa, là địa phận tỉnh Điện Biên, Lai Châu hiện nay .
Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm : Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập Châu Lai, tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay.
Đó mới là người Việt Nam

Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ XX đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấm chiếm biên giới lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc.

Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dừng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 m2 Việt Nam dọc biên giới.
Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam. Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam là đội quân thiện chiến vừa mới thắng Mỹ, nhưng “lệnh trên” để “giữ tình hữu nghị”, không được bắn trả, chỉ ôm lá cờ chịu chết , chịu mất đảo .
Đau đớn thay.
Việt Nam chiến tranh 20 năm, trên 5 triệu người cả hai miền Nam-Bắc bi chết, để thực hiện âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Mao Trạch Đông. Hiện nay, sâu trong lãnh thổ Việt Nam, hàng ngàn lính Tàu gian manh đã đứng chân trên đất Tây Nguyên với kế hoạch khai thác boxite ký kết giữa Tổng Bí thư 2 đảng.
Boxite là thứ rẻ độn, mua đâu cũng có hàng tỷ tấn, tại sao chúng đòi cho bằng được Tây Nguyên?
Vì ai chiếm được Tây Nguyên thì kẻ đó chiếm được Đông Dương. Quân tàu cũng đang chiếm cứ 300.000 ha rừng đầu nguồn phía Bắc, do bọn quan tỉnh tham lam bán đất cho chúng. Nếu chiến tranh xẩy ra thì đất ấy là hậu cứ của Tàu.


Ở trên là nói về đất. Bây giờ xin nới về người. Ngoài việc hàng triệu người hy sinh trong “chiến tranh lạnh” để bảo vệ Trung Quốc và “phe XHCN”, 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa, 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hy sinh ở Gạc Ma, còn một kiểu “mất người” tàn bạo khác do đi theo Tàu. Đó là thảm họa Cải cách ruộng đất theo mô hình thổ địa cải cách của Mao Trạch Đông , cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Trung Quốc với phương châm: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Kết quả từ 1953- 1956 đã phá nát hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn Việt Nam, làm cho nông thôn tan nát. Theo thông kế chưa đầy đủ, cả nước , Đội CCRĐ đã bắt tù đày đọa 5% nông dân, nghĩa là gần 500.000 người bị bắt tù, bị đấu tố, nhục mạ. Đội CCRĐ đã giết 15 vạn địa chủ, thực ra là những người có tài kinh doanh, biết sử dụng ruộng đất hiệu quả, nên đời sống cao hơn người khác và cả những chí sĩ yêu nước bị ghép vào tội “Quốc dân đảng”, bị quy địa chủ bị bắt tù rồi chết oan trong tù như Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm ở Hà Tĩnh.


Sau CCRĐ là Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh ở miền Bắc năm 1956 và ở miền Nam sau năm 1975, cũng là cách làm theo Mao Trạch Đông và Stalin, đã phá nát nền công nghiệp non trẻ của Việt nam, đẩy các chủ doanh nghiệp tài giỏi đến cùng quẫn phải đi bán hàng rong hoặc vượt biên, làm mồi cho cá trên đại đương.

Về văn hóa, chính trị, 2 lần làm theo lệnh Trung Quốc, làm cho hàng ngàn vạn trí thức lớn Việt Nam bị bắt bớ, tù đày, bị quản thúc. Đó là vụ Nhân Văn-Giai phẩm và vụ Chống xét lại. Vụ Nhân Văn Giai phẩm bắt đầu diễn ra đấu tố năm 1958. Hàng trăm văn nghệ sĩ , trí thức lớn như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Văn Cao, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang… và những người liên quan vị bắt tù, bị treo bút hoặc mất việc.
Có người như ông Nguyễn Hữu Đang- nhà văn hóa lớn, Trưởng ban tổ chức Lễ tuyên ngôn Độc lập Quảng Trường Ba Đình 2-9 1945, bị tù ở nhà tù heo hút ở sát biên giới Trung Quốc, dài đến mức ông không biết có một cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc do không quân Mỹ tiến hành. Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) sau này đã có chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, đã nhận định: VỤ NHÂN VĂN–GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN MỘT TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HỌC KHÔNG THÀNH. Ông Thái Kế Toại cho rằng, NVGP không phải là một vụ án gián điệp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo”. Vụ án đã tiệt tiêu một thế hệ văn nghệ vàng của Việt Nam.


Vụ án Xét lại hiện đại cũng xuất phát từ việc đi theo và làm theo Trung Quốc. Vụ này có hai giai đoạn : giai đoạn đầu , bắt đầu từ đầu những năm 1960, đối tượng đấu tố là các văn nghệ sĩ có các tác phẩm yêu đương, buồn rất người, theo cách của các tác phẩm Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41.v.v.. ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2, như : Mở hầm của Nguyễn Dậu, Mùa hoa dẻ của Văn Linh.v.v..Các văn nghệ sĩ và các giáo viên dạy văn cấp 3 bị quy là xét lại phải kiểm điểm. Có người mất việc trong cơ quan nhà nước.
Vụ án xét lại lớn thứ hai được gọi là Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo, là vụ bắt giam lâu năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967, với cáo buộc là đi theo Chủ nghĩa Xét lại.

Vụ án bắt đầu từ việc, tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchyov TBT Đảng CS Liên Xô đã đọc báo cáo về Tệ sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản (“Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung”). Đường lối của Khrushchyov bị Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là “Chủ nghĩa Xét lại”. Việt Nam đi theo Mao nên cũng triển khai bắt giam và giết hại “bọn xét lại trong nước”. Ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp. Đây là thế hệ trí thức, cán bộ cấp cao có trình độ nhất Việt Nam thời bấy giờ. Có nhà phân tích cho rằng, vụ án xét lại này cũng là do Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Dù phân tích theo hướng nào thì những vụ án như thế cũng là do Trung Quốc chỉ đạo nhằm tiêu diệt giới trí thức hàng đầu Việt Nam.

Trung Quốc là quốc gia do bọn bành trướng Đại Hán thống trị. Chúng không bao giờ là “anh em hòa hảo” với ai mà coi các nước lân bang là miếng mồi để chiếm đất. Chúng đã chiếm Tây Tạng, gây hấn với Mông Cổ, Liên Xô , Ấn Độ, Việt Nam …Theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số ít người Việt nam hiểu Trung Quốc nhất, thì chúng không bao giờ có truyền thống văn hóa với Việt Nam, không chung ý thức hệ với Việt Nam (Lãnh đạo Trung Quốc đã từ lâu rời bỏ ý thức hệ Mác-Lê Nin, để trở thành một tập đoàn Hán tộc tham lam, muốn đầu độc cả thế giới bằng hàng hóa độc hại và chiến tranh, lấn đất, lấn biển). Cho nên đi theo Tàu là chết !


o0o

Chỉ có 2 lần lãnh đạo Việt Nam không nghe theo Trung Quốc và đã giành thắng lợi vang dội : Đó là Chiến dịch Điện biên Phủ ( 1954) và Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 và Chiến dịch Hổ chí Minh năm 1975. Trong Chiến dịch Điên Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã không nghe theo sự chỉ đạo của cố vấn Trung Quốc, dù kế hoạch của cố vấn đã được Bộ chỉ huy chiến trường phê duyệt, đã thay đổi cách đánh từ “Đánh nhanh tiến nhanh” của Trung Quốc thành “Đánh chắc, tiến chắc” của Việt Nam .
Nên kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra. Kết quả là Võ Nguyên Giáp đã đúng. Việt Nam đã thắng Pháp và thắng cả mưu mô của Trung Quốc. Còn thời đánh Mỹ, TBT Lê Duẩn đã không nghe theo Mao Trạch Đông “Đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng”, nên đã tổ chức các cuộc tấn công năm 1968, 1972, 1975 và đã giành thắng lợi. Việt Nam đã thắng Mỹ và thắng cả mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc.


Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức hiểu rất rõ bản chất thâm hậu của bọn Tàu. Nhưng đáng buồn thay , một số lãnh đạo Đảng CS Việt Nam lại mơ hồ ( hay giả vờ mơ hồ ?) về người bạn “16 chữ vàng”, “4 tốt “ lừa mị, để hướng đất nước theo chúng.
Một số học giả chính trị của Quân Đội nhân dân Việt Nam mà tiêu biểu là Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng, người đã đăng đàn bảo vệ quan điểm “đi theo Trung Quốc” để “bảo vệ cái sổ hưu”. Họ cho rằng: “Trung Quốc có đánh ta, nhưng là ân nhân của nước ta”. Thậm chí họ còn vạch chiến lược huấn luyện tác chiến của Quân đội Việt Nam với đối tượng tác chiến là Quân Mỹ chứ không phải quân Trung Quốc. Tôi cho rằng, đó là nhận định sai lầm, có nguy cơ dẫn đến mất nước và mất cả đảng ( đối với những người cộng sản chân chính). Vì ta đánh Mỹ là bảo vệ Trung Quốc và phe XHCN, không có nợ nần gì chúng. Nếu có chút nợ nần thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc phát động tháng 2- 1979 và cuộc chiến Gạc Ma 1988, hàng chục vạn người Việt Nam dọc biên giới đã bị giết hại, không những xóa sạch nợ nần, mà chúng còn gây nợ máu đối với nhân dân Việt Nam rất lớn. Thế thì làm sao gọi là “ân nhân” hỡi ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú ” bảo vệ cái sổ hưu”?


Cả ngàn năm Bắc thuộc, đất nước ta nghèo, không biết gì thế giới bên ngoài, mà các triều đại tuyệt đối không theo Trung Quốc, không bị Trung Quốc đồng hóa. Ngày nay Việt Nam có thế lực và tiềm năng rất lớn để giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bọn bành trướng Đại Hán, vì chúng ta có Nhân Dân cực kỳ yêu nước, Quân đội nhân dân thiện chiến, có điểm tựa là khối ASAEN với 10 nước liền kề, lại còn có các nước bè bạn khắp năm châu như Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…Nếu chúng ta biết khai thác những lợi thế đó thì bọn Đại Hán không làm gì được ta.


Trung Quốc là nước láng giềng. Chúng ta phải tôn trọng và ứng xử hữu hảo theo luật lệ thế giới. Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại “bắt tù “ nhân dân ? Phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng, nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc. Sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !


Có người bảo:” Đi với Trung Quốc thì mất nước, nhưng còn đảng” . “Đi với Mỹ thì mất đảng, nhưng còn nước”. Nên các vị lãnh đạo ĐCS Việt Nam đã chọn con đường đi theo Trung Quốc, vậy còn đất nước và nhân dân thì sao ? Đây là một thực tế rõ ràng, 86 triệu dân Việt Nam ai cũng biết, chứ không phải là luận điệu của “bọn thù địch”. Người viết bài này là một người từng đi đánh Mỹ, vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam, là nhà văn sống bằng lương tâm và lao động của mình, không bao giờ bị bọn thù địch nào mua chuộc nổi .


Vì thế tôi cầu mong các vị hãy tỉnh trí lại , và khắc sâu vào tâm can : Đi với Trung Quốc, nghe theo Trung Quốc sẽ mất nước và mất cả đảng !


……………/