ông Nguyễn Thiện Nhân




Những vết thương không chịu lành

 http://webwarper.net/ww/~av/www.rfavietnam.com/node/1413 


 ******



Trong nhiều đời bộ trưởng có lẽ hai ông Nguyễn Thiện Nhân và Đinh La Thăng là tốn giấy mực của báo chí lề phải lẫn lề dân nhiều hơn ai hết. Nếu những chính sách của ông Đinh La Thăng tấn công thẳng vào từng túi tiền của người dân thì các phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân lại đầy ắp sự tô vẽ nhưng không có khả năng làm tê liệt thần kinh của những thành phần dân chúng vốn tin vào những lời mê tín đã phát trên các phương tiện truyền thông về cuộc cách mạng đầy hứa hẹn trong thời kỳ chiến tranh.



Ông Nguyễn Thiện Nhân tốt nghiệp Tiến sĩ "điều khiển học" tại Đức và sau đó sang Hoa Kỳ một thời gian ngắn qua lời mời dưới hình thức Fellowship của Harvard. Bằng cấp và cái "mác" Harvard ấy trong thời kỳ đầu đã tô điểm thêm trên lý lịch của ông một ít hào nhoáng nhưng không lâu sau đó những phát biểu "chậm phát triển" đã kéo ông tụt hạng ngang với một anh bộ trưởng tầm thường khác. Mọi kỳ vọng mà người ta đặt vào ông tan nhanh như cơn mưa rào, chưa thấm được vào mặt đất đã khô ngay trước khi con người cảm nhận được sự mát lạnh của nó.

Vài tuần sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đưa ra đề án lớn: đến năm 2020 Việt Nam sẽ đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, và cũng trong năm đó tất cả các nhân viên chiếm vị trí cao trong toàn bộ thành phố Hà Nội cũng đều phải có bằng Tiến sĩ.
Khỏi nói thì ai cũng biết cái đề án hoành tráng không tưởng này đã chịu búa rìu dư luận như thế nào.

Vậy mà ông vẫn lên như diều. Từ chức vụ Bộ trưởng ông bay thẳng vào chiếc ghế Phó Thủ tướng chính phủ.

Một dạo khá lâu người dân đỡ phải nghe những lời ông ba hoa trong lĩnh vực giáo dục, thì đùng cái, ông xuất hiện với cá tính thích tuyên bố trong một vài sự kiện được báo chí theo dõi và tường thuật lại một cách chi tiết.

Ngày 14 tháng 11, ông...lang thang vào Quốc hội và được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng mào đầu cho được lên phát biểu. Ai cũng hy vọng ông sẽ có một cao kiến gì đấy để đóng góp với nghị trường nhưng khi ông cất tiếng thì cả hội trường bỗng ngập ngụa mùi...gà qué, mà lại là gà nhập lậu từ Trung Quốc!

Ông nói về sự nguy hiểm của vấn đề gà lậu không những thất thu thuế mà còn làm cho gà trong nước không thể phát triển, gà bệnh sẽ làm dịch lây lan và cuối cùng ông "khuyên" các Đại biểu Quốc hội hãy làm gương không ăn gà nhập lậu, còn nếu bị buộc phải ăn thì hãy hỏi nhà hàng nguồn gốc con gà ở đâu trước khi ăn.

Nếu không biết cá tính của ông người đọc báo có thể nghĩ bài báo đang xuyên tạc vì giữa chốn tôn nghiêm, bàn bạc điều đại sự mà ông Phó thủ tướng lại đem một vấn đề nhỏ nhặt như vậy để hùng hồn khuyên các đại biểu thì khó ai nín cười được.

Và nhất là lời khuyên rất trẻ con, ngọng nghịu và ba hoa của một anh lúc nào cũng cuống cuồng muốn phát biểu.

Cũng trong ngày đó, từ nghị trường Quốc hội ông Nguyễn Thiện Nhân nhanh chân chạy đến Bộ Giáo Dục và Đào tạo để tham dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và lễ trao danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú năm 2012.

Theo báo chí loan tải năm nay có 40 Nhà giáo nhân dân và 570 Nhà giáo ưu tú trên khắp mọi miền đất nước được trao tặng danh hiệu cao quý này, trong đó có một "suất" cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!


Dư luận gầm gừ, báo chí tiếp tục bình luận và người dân vẫn cắm cúi với lon gạo của mình. Người ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái danh hiệu Nhà giáo ưu tú có làm ông Phó Thủ tướng xấu hổ hay không khi chung quanh ông, những người thật sự ưu tú lại không được cái vinh dự này. Còn ông, nếu có một giải thưởng thích hợp nhất thì chỉ nên cho ông nhận giải "Nhà giáo ưu tiên" là cùng.

Bởi làm tới chức Phó Thủ tướng mà lại xếp hàng đặt cục gạch trước cái danh hiệu "ưu tú" với những nhà giáo khốn khổ, bệnh hoạn hy sinh cả đời trong sự nghiệp giáo dục và cuối đời cần một danh hiệu dù là "đỏm đáng là chính" để kiếm thêm thu nhập thì sự giành giật ấy phải nói là bản năng của một đứa con nít chưa biết phân biệt thế nào là điều cần nên tránh và nhất là em chưa học được bài học nhường nhịn cho đứa trẻ khác không có cơ hội bằng mình.

Một tuần trước khi nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú ông Nguyễn Thiện Nhân đã tranh thủ đọc một bài diễn văn trong buổi gặp mặt 128 nữ giáo viên đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại đây ông chia sẻ với những cô giáo này là "Mỗi khi thầy cô có gặp khó khăn thì hãy nghĩ đến thời gian chống ngoại xâm của ông cha ta!"

Câu nói này được ông Nhân lập đi lập lại nhiều lần ở nhiều hoàn cảnh khác nhau từ khi nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục. Mới đây nhất tại trường Đoàn Thị Điểm ông kể lại cho học sinh trong thời chiến tranh chống Mỹ ông đã phải vật vã khi mất chiếc bình mực, còn bây giờ các em không lo điều tầm thường ấy nữa. Ý ông muốn nói các em bây giờ hạnh phúc hơn thời của ông nhiều lần nên đừng kêu ca than van gì mà phải cố gắng học hành.

Hai nội hàm là một.

Phó Thủ tướng có thể ngấm ngầm tự hào là mình đã học hành khó khăn như thế nào đối với gia đình để có địa vị ngày nay hầu làm tấm gương soi cho con cháu của ông. Tuy nhiên ông không thể tự hào giữa chốn công cộng để ngăn cản ý muốn của trẻ con đòi hỏi cho được sự đối đãi đàng hoàng của hệ thống giáo dục khi em là công dân của một đất nước đã vươn lên từ mầm sống của máu xương cha ông trong rất nhiều cuộc chiến để có được tự do độc lập như ngày nay.

Lấy hình ảnh lọ mực trong thời chiến để tô vẽ cho sự hy sinh không có thực của chính ông là việc làm rất khó coi.

Cũng vậy, khi ông kêu gọi các cô giáo khốn khổ kia lúc gặp khó khăn hãy nghĩ đến sự hy sinh trong chiến tranh của ông cha để mà vượt qua thì sự thiếu lương thiện của ông nhân lên rất nhiều lần.

Nước Việt Nam hôm nay không còn chiến tranh nữa do các cuộc chiến chống ngoại xâm đã được không biết bao nhiêu người hy sinh để người sau thừa hưởng thành quả. Thành quả này phải được chia đều cho mọi người và không ai có thể bị buộc phải tiếp tục hy sinh một lần nữa trong thời bình với khẩu hiệu như ông tuyên bố như báo Giáo Dục Việt Nam đã loan tải: "Mỗi khi thầy cô có gặp khó khăn thì hãy nghĩ đến thời gian chống ngoại xâm của ông cha ta!"

Xin hãy thôi đi sự thúc giục vô liêm sỉ này vì chúng tôi, những nhà giáo chân chính đã và đang bị bóc lột tàn tệ do chính những nơi sáng tạo ra các khẩu hiệu vang vang này.

Không có sự hy sinh nào vô hạn cả, nó phải được bù đắp ngang với công sức bỏ ra. Thời đại toàn cầu hóa nhưng ông Phó Thủ tướng vẫn ngây thơ đọc khẩu hiệu của những năm đầu sau giải phóng. Lúc đó các ông nói thì chúng tôi tin vì khó khăn hậu chiến là rõ rệt. Còn bây giờ, nhà các ông ở, xe các ông đi, giày các ông mang, vét tông các ông mặc không thuyết phục được chúng tôi hy sinh thêm nữa dù chỉ một ngày.

Nếu ông thật sự tin rằng hình nhân mang tên "kháng chiến chống ngoại xâm" của ông còn có tác dụng làm cho người dân an thần và tin theo thì ông lầm to. Điều họ tin bây giờ là nếu không tự trang bị cho mình những thứ cần thiết trong đời sống mà còn cả tin vào những khẩu hiệu của nhà nước thì vẫn còn những Nguyễn Thiện Nhân khác xuất hiện dài dài.

Chẳng qua họ không có phương tiện để tuyên bố niềm tin lẫn uẩn ức của họ mà thôi. Đừng giữ mãi micro hãy chuyển cho người khác đi, ông Phó Thủ tướng.


Canhco

...../.

Biệt đội... thuốc nam




Biệt đội... thuốc nam  

http://sgtt.vn/Loi-song/172809/Biet-doi-thuoc-nam.html


Cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới (An Giang) có nhóm người mà sau mỗi vụ mùa lại vượt hàng trăm cây số rong ruổi khắp các cánh rừng để tìm dược liệu. Mỗi chuyến đi là đầy rẫy những bất trắc, gian nguy. Nhưng với tình tương thân và sự sẻ chia, họ đạp bằng mọi trở ngại để tìm được thuốc quý giúp những bệnh nhân nghèo.   

Gian nan đường rừng
Sau khi làm thủ tục van vái chư thần và nghe Tư Đảm – trưởng đoàn dặn dò những điều cần thiết, đoàn người tìm dược chia thành nhóm nhỏ trên chiếc xe tải nhẹ thẳng hướng vào rừng. 

Tư Đảm – trưởng nhóm tìm thuốc tại một cánh rừng ở Phú Quốc(Kiên Giang). 
Trời đã tờ mờ, nhưng rừng miền Đông còn đang ngáy ngủ, chỉ chiếc xe tải nhẹ của đoàn tìm dược độc hành trên con đường đá đỏ. Đến giữa con suối cạn, Sáu Khiết cho xe lăn chậm, rồi đạp mạnh ga vượt lên con dốc dựng đứng. Chiếc xe tiếp tục bon bon trên con đường đèo dốc quanh co và mất gần nửa giờ từ nơi đoàn đặt lán trại mới đến được bìa rừng thuộc tiểu khu 389, huyện Đồng Phú (Bình Phước). Rừng thâm u, đoàn người vạch lối, chọn tìm từng loại cây mang tính dược. Anh Trần Hiếu Trung, dò tìm hồi lâu, mới leo tới ngọn dây huyết rồng cách mặt đất gần 10m, vừa chặt được vài nhát rựa, ổ kiến vàng túa ra bu đầy người. Cầm vắt cơm, chân bước tới, bước lui nhịp nhàng, ông Bảy Khoái, 64 tuổi, nói: “Trên mưa, dưới muỗi, cực khổ là chuyện hàng ngày”. Buổi cơm trưa đang diễn ra dưới tán rừng yên tĩnh thì đàng kia, nhóm người bỗng trở nên huyên náo vì Sáu Khiết vô tình đạp phải con rắn chàm quạp nằm ẩn dưới lớp lá khô. Một phen hú vía rồi cũng qua, nhưng không một ai nao núng, tất cả đồng lòng, miệt mài tìm được nhiều thuốc.  

Hai Hùm, giỏi leo trèo, sống lạc quan, anh đến đâu tiếng cười reo vang đến đó. Rất thận trọng, nhưng khi leo lên một cây to để hạ dây đỗ trọng, Hai Hùm bước nhầm nhánh cây khô, gãy cái rốp, làm anh chới với văng xuống một chòm cây thấp phía dưới. Hai Hùm kể: “Cách đây mấy ngày, tụi tui hợp sức kéo dây phục linh xuống đất, đang kéo dây thuốc bị đứt làm cả nhóm té bò càng, vậy mà ai cũng đều nguyên vẹn”.  3 giờ chiều, mỗi người vác thuốc tập kết ra bìa rừng để chờ ngày chuyển về quê nhà, ai nấy đều đổ mồ hôi nhễ nhại, mặt mày xốp xáp trên chuyến xe trở về lán trại. Bữa cơm chiều đạm bạc, gồm dưa muối, củ cải kho được bày ra, cả đoàn ăn ngon lành sau một ngày gian nan.  

Sống là chia sẻ  
Không ai ủng hộ, mà tiền thì không có, nên Tư Đảm nghĩ ra cách mướn đất trồng bắp, trồng dưa, ủ nấm rơm… lấy lời làm lộ phí cho mỗi chuyến đi. Thuốc của Tư Đảm đem về cung cấp miễn phí cho các phòng thuốc nam trong huyện Chợ Mới và các huyện lân cận, nhiều bệnh nhân nghèo được xem mạch, bốc thuốc miễn phí, dần dà nhóm tìm thuốc của Tư Đảm được nhiều người ủng hộ. Ngoài tiền túi, mỗi chuyến đi, đoàn tìm thuốc còn được nhiều mạnh thường quân ủng hộ, người thì bao gạo, người thì chai dầu ăn, ký đường, bịch bột ngọt, bó rau, trái bí... ai có gì góp nấy.  

Từ vài chục, đoàn tìm thuốc của Tư Đảm giờ có đến cả trăm thành viên, ngoài số thành viên là người tại xã Long Kiến, còn có nhiều người các xã thuộc cù lao Ông Chưởng. Nhiều người ở các tỉnh như: Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long khi biết việc làm nghĩa cử, cũng tự nguyện xin gia nhập đoàn. Bà Trần Thị Hai, 59 tuổi, ở huyện Tri Tôn (An Giang) nghe đoàn có chuyến đi tìm thuốc, đã cùng người con trai sang tận Chợ Mới để cùng đoàn đi Bình Phước, nói: “Tui buôn bán ở chợ Cô Tô. Chuyến đi trước 13 ngày tốn 400.000 đồng, chuyến này chắc nhiều hơn. Tuy cực, nhưng miễn sao tìm được thuốc cho bệnh nhân là vui rồi”.  

Hai Hùm chuyên sống bằng nghề bán đậu phộng luộc ở xã Long Điền B (Chợ Mới), nhưng hễ ai kêu đi làm công việc xã hội, từ thiện anh đều tham gia. Hai Hùm tâm sự: “Tui không có tiền hay của cải, chỉ góp công sức tìm thuốc giúp người tai qua nạn khỏi, nên ráng làm”. Còn Sáu Khiết là tài xế xe tải, chia sẻ: “Dòm tới dòm lui, còn nhiều người khó hơn mình, nên tui “nhơn” công việc gia đình ra tìm thuốc, chứ lo kiếm tiền hoài bao nhiêu mới gọi là đủ”.   



Vận chuyển thuốc nam từ núi cao xuống bìa rừng để
chờ ngày đưa về Chợ Mới. 


Không chỉ lên rừng tìm thuốc, Tư Đảm còn vận động mạnh thường quân mượn được 4 hecta đất ở Chợ Mới trồng các loại cây thuốc nam, như: rau bợ, bồ bồ, é tía... đến khi thu hoạch thì gọi các nhà thuốc nam đến biếu không. Tất cả cũng vì mục đích chia sẻ với bệnh nhân nghèo.  Cũng là tu thân  Tư Đảm năm nay 55 tuổi, nhưng có đến 38 năm đi tìm thuốc, nên các cánh rừng ở miền Đông, Tây Nguyên, Thất Sơn, hay các đảo biển Tây, hầu như anh thuộc làu. Từ chân núi Bãi Cây Da sát mé biển, thoắt cái, anh đã vạch rừng lên đỉnh núi để băng qua bên kia ấp Suối Lớn (xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang), rồi bọc về An Thới (Phú Quốc) với hơn 20km đường rừng chỉ trong buổi sáng. Tư Đảm khoe: “Tui có mạng cầm quân, mỗi chuyến đi về anh em đều an toàn vì khi đi, ai cũng phải tuân thủ những quy định của đoàn. Ngoài xin phép kiểm lâm, còn phải van vái chư thần và căn dặn anh em cẩn trọng”.  

Ông Bảy Khoái cho biết: “Khi phát hiện anh em nào uống rượu, thì đoàn hùn tiền lại đưa anh em về ngay, bởi vì, phải bảo đảm an toàn trong khi tìm thuốc”. Cũng nhờ đó mà nhiều thành viên trong đoàn đã bỏ dần những thói hư tật xấu. Nhìn nhóm thanh niên ngủ say trong lán trại, Út Dư khoe: “Từ ngày đi tìm thuốc đến giờ, tui bỏ rượu”. Bà Hai bán lá sâm ở chợ Cô Tô khoe: “Từ khi theo tui tìm thuốc, thằng Tỷ con tui đã bỏ hẳn mọi thói hư, chứ trước đây, nó rượu chè, bài bạc dữ lắm”.  Hai Hùm, Ba Thành, Tư Đảm, Năm Lâm, Sáu Khiết, Bảy Khoái... và nhiều người trong đoàn tìm dược không ai giàu về tiền bạc, của cải, nhưng hầu như không ai nghèo về sự chia sẻ, bao dung. Bởi vậy mà trên chuyến xe tải từ bìa rừng trở về lán trại chiều hôm ấy, trên mỗi khuôn mặt đen sạm, lem luốc bởi nắng, gió, bụi... chúng tôi vẫn thấy sự phóng khoáng, bao dung, thánh thiện của họ đến lạ kỳ.  

BÀI VÀ ẢNH: HIẾU THẢO

.../.

Thi chữ đẹp ?




Không có chữ, phải đi mượn; lại mượn phải thứ chữ rất khó viết  

Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán.   
Khổ! Đây là thứ chữ tượng hình; viết chữ gần như “vẽ chữ”. Sự sáng tạo chung quy chỉ là thay đổi cách đọc chữ Hán cho lọt tai người Việt - nghĩa là tạo ra các từ Hán-Việt. Viết như nhau, Trung Quốc đọc là “zẩn mỉn” còn ta đọc là “nhân dân”. Tới nay, các từ Hán-Việt chiếm tới quá bán hoặc 2/3 kho từ vựng của ta. Vui hay buồn?  
Cứ bảo chữ Hán thịnh hành suốt ngàn năm trước. Kỳ thực, nó độc tôn, chứ “thịnh hành” cái nỗi gì mà chỉ 1% dân biết chữ?  
Nói khác, tới 99% dân ta không đọc nổi, mà nghe người khác đọc hộ cũng không hiểu.   
Hẳn là, 99% các cụ ta thời xưa nghe đọc câu “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học không chán, dạy người không mỏi) và “Tiên giác giác hậu giác” (người biết trước dạy cho người biết sau) cũng giống như vịt nghe sấm?  
Đã thế, dùng chữ Hán không thể ghi lại kho tàng văn hóa dân gian do người Việt sáng tạo. Lưu giữ bằng cách “truyền miệng” thì làm sao tránh khỏi thất thoát lớn?  

Giải quyết bằng sáng tạo ra chữ Nôm: Vẫn rơi vào lẩn quẩn!  

Chữ Nôm ghi lại tiếng Việt (ca dao, tục ngữ, văn thơ Việt). Nghĩa là khi đọc văn Nôm, người Việt mù chữ vẫn hiểu. Tổ tiên ta càng thêm hứng khởi sáng tác bằng chữ Nôm. Chính nhờ chữ Nôm mà truyện Kiều ra đời…   
Nhưng đó là cái vòng lẩn quẩn. Vì cách phổ biến nhất để tạo ra chữ Nôm là ghép hai chữ Hán lại làm một: Trong đó, một chữ dùng để chỉ “nghĩa”, còn chữ thứ hai để chỉ “âm”.  Ví dụ, muốn viết chữ “tay” thì các cụ ghép chữ “thủ” (nghĩa là tay) với chữ “tây” (phương tây, phương Đoài). Người đọc phải… suy hoặc đoán, để mà đọc thành “tay”. Thật phiền, cứ phải giỏi chữ Hán (và giỏi đoán) mới học được, đọc và viết được chữ Nôm. Số người biết chữ Hán vẫn chỉ 1%; biết Nôm càng dưới 1%.   

“Văn hay” phải kèm “chữ tốt: Chuyện đương nhiên thời xưa  

“Văn hay, chữ tốt” là câu cửa miệng của người xưa nói về thành công trong nghiệp học.  
Thời xưa, học vấn của một người được đánh giá ở “văn”. Nhưng “văn” chứa trong… bụng (các cụ nghĩ thế), dù hay đến mấy vẫn phải thể hiện bằng chữ thì người khác (ví dụ, người chấm thi) mới đánh giá được. Do vậy “văn hay” phải có cả “chữ tốt”.  
Luyện “chữ tốt” thời xưa gian khổ gấp trăm (hay ngàn) luyện chữ quốc ngữ thời nay. Viết chữ gần như “vẽ chữ”, thiếu hay thừa một nét là thành vô nghĩa hoặc khác nghĩa (sai một ly đi một dăm). Hàng ngang, hàng dọc cứ đều tăm tắp. Tập viết chữ Hán là nỗi vất vả và sợ hãi của học trò xưa, vì đây là chính giai đoạn rất dễ bị “ăn roi” của thầy. Nhưng trên mức “chữ tốt” còn có mức “chữ đẹp” (cực tốt) nữa. Nhưng đó là chuyện năng khiếu, “hoa tay”…, chỉ dành cho số ít người.  Thời ấy, chỉ cần “văn hay, chữ tốt” là đủ để công thành danh toại. Thời nay, nếu chỉ hành văn trơn tru và viết chữ đẹp - tuy vẫn là ưu điểm - nhưng chưa nói được gì nhiều. 
Phúc thay! Từ năm 1915, nước ta đã thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ. 
Để thanh toán mù chữ, thuở xưa cần 3 năm; thì thời nay chỉ cần 3 tháng. Để luyện “chữ tốt” cũng vậy.  

Thứ bậc giữa “văn hay” với “chữ tốt”  

Một cách vắn tắt, làm văn là việc của cái đầu, viết chữ do cái tay.  - Khi vua muốn ban ra một chiếu chỉ, một đạo sắc phong, một lời khuyến dụ… thì các vị “văn hay” sẽ lĩnh ý và thảo ra văn bản. Họ phải dùng lời văn thích hợp và viết bằng thứ “chữ tốt” để vua duyệt. Sau đó, sẽ có những người “chữ cực tốt” sao chép thành nhiều bản để gửi đi các nơi. Như vậy, người “văn hay” là quan, gần gũi vua; còn người “chữ đẹp” chỉ là những thư lại, có khi cả đời không thấy long nhan.  Ở cấp địa phương (đạo, trấn, tỉnh, huyện) vị đứng đầu chính quyền vẫn là người “văn hay”, còn trong số phụ tá có vài người “chữ tốt” (lo việc sổ sách, sao chép văn thư…).  Dẫu sao, thời xưa người “chữ tốt” (nhất là “chữ đẹp”) vẫn có việc làm phù hợp. Còn thời nay, khó kiếm kế sinh nhai thuần túy chỉ bằng “chữ đẹp”. Bởi vì, máy đã thay thế. Người viết đẹp nhất cả nước cũng chỉ “đẹp như chữ đánh máy”, hoặc “như chữ sách in”(!).



Thi chữ đẹp  

Thời nay, máy đã thay thế ngày càng vượt trội sự khéo léo của bàn tay. Tuy nhiên, vẫn nên tổ chức thi chữ đẹp, để đáp ứng nguyện vọng của những người có năng khiếu muốn tranh tài - giống như nhiều cuộc thi năng khiếu khác.  Phải nói thêm: Viết chữ đẹp, thêm óc sáng tạo, tâm hồn nghệ sĩ… vẫn có thể “sống tốt” bằng nghề thư pháp. Thực tế, sản phẩm của các nhà Thư Pháp ở ta thường là để tặng.   
Còn chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp”, thì đấy là chuyện khác. Nó thể hiện một triết lý rất lỗi thời (mà người có quyền cứ tự ý áp đặt, dưới danh nghĩa nào đó - ví dụ, để rèn “nết người” - cho đại trà vài chục triệu đứa trẻ), nguy hiểm hơn cả bệnh “thành tích”, bệnh “phong trào”.  Số người dựa vào “chữ tốt” để sinh nhai cứ hiếm dần. Vậy, các bậc cha mẹ thời nay nếu có ý định đầu tư tiền của và công sức cho con cái về “chữ tốt” cần suy nghĩ cho kỹ.  

Rèn chữ   

Thời xưa, không rèn chữ sẽ thiệt thòi nhãn tiền. Vì đó là thứ chữ khó viết và dễ sai sót dẫn đến sai nghĩa. Những người “văn hay” thì địa vị xã hội không thấp. Họ phải thảo ra những văn bản “chữ tốt”, để cho đám “chữ cực tốt” khỏi nhầm lẫn khi sao chép.   
Nếu họ là các bậc uyên thâm, họ còn sáng tác (Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Du…) và có cả một đội ngũ “chữ tốt” sao chép thành hàng trăm cuốn sách. Cho tới khi con người biết khắc chữ vào tấm ván để in ra hàng loạt thì bản gốc càng phải viết bằng thứ “chữ tốt” để thợ khác khỏi nhầm lẫn (rất khó sửa).   


Thời cận đại, khi đã có chữ quốc ngữ, có máy chữ và máy in, các vị Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… vẫn phải rèn chữ để bản thảo đỡ tốn giấy (giấy rất đắt, phải viết bằng thứ chữ nhỏ li ti) và để thư ký gõ máy chữ khỏi nhầm lẫn; và để thợ in đỡ mắc lỗi khi xếp chữ. Điều khác xưa: người đánh máy chữ và thợ xếp chữ in không cần “chữ tốt” nữa. Các nhà văn thế hệ sau làm việc lúc giao thời, nhưng thích nghi rất nhanh: từ viết tay, họ chuyển sang dùng bàn phím.
  
“Chữ đẹp” đến mức nào là đủ?  

Đã đi học thì phải tập viết. Cứ cho rằng trong tương lai không xa, mỗi học sinh sẽ sở hữu một máy tính gọn nhẹ (mang theo tới lớp) trong chứa sẵn toàn bộ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; cứ cho rằng họ sẽ được dạy sử dụng bàn phím thành thạo tới mức gõ chữ nhanh hơn viết (quả vậy đấy: gõ một chữ trên bàn phím để nó hiện ra màn hình vẫn nhanh hơn viết chữ đó ra giấy)... Nhưng, dứt khoát, họ vẫn phải tập viết. Vì trong cuộc đời, có lúc họ phải viết chứ không chỉ trông cậy vào máy vi tính mà xong.   

Vậy, cần tập viết tới mức nào? Chẳng cần cãi nhau cho mất thì giờ; mà cứ xem “người ta” đã làm.  

1) Dứt khoát học sinh phải viết đủ nét, đủ dấu, để ai cũng đọc được bản viết của mình. Họ viết ra là để người khác đọc (trước hết là để trả bài cho thầy, cô; sau này là lá đơn xin việc mà nơi tuyển chọn quy định “tự viết”, tờ giấy biên nhận, đăng ký bút tích với cơ quan quản lý…). Còn việc ghi chép cho riêng mình, họ tha hồ tự ghi, tự hiểu.  

2) Họ phải tập viết nhanh, vì thời công nghiệp đòi hỏi tiết kiệm thời gian.  

3) Họ chỉ viết ngắn. Nếu cần viết dài, đã có vi tính và máy in.  Thế là đủ.   

Nhưng khi cần viết nhanh, nét chữ lại trở về kiểu “vốn có” Thời gian lẽ ra dành cho tập viết như hiện nay (nhất là để thi “chữ đẹp”) liệu có nên dùng để dạy các cháu sử dụng bàn phím? 
Nhiều phụ huynh đã nhận ra lợi hại.   

Điều không lạ, những bài được giải “chữ đẹp” đều có nét chữ na ná như nhau, vì cùng được dạy theo một mẫu, mặc dù internet đã miễn phí rất nhiều mẫu chữ cực đẹp.   
Điều không lạ nữa: Khi phải viết nhanh, những người được giải lại trở về cách viết cố hữu của mình. Chữ là người. Chính do vậy, ta mới có thể “đoán tính cách con người theo nét chữ”. 

Rút ra: nét chữ (để thi) chẳng liên quan gì tới “nết người”. Chớ ngộ nhận!  

Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em? 
Mà tuổi thọ của dân ta chưa phải quá cao so với các dân tộc khác, để các cháu tiêu tốn tuổi trẻ vào việc này.   

GS Nguyễn Ngọc Lanh
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98398/viet-chu-dep-da-loi-thoi-.html


..../.

______sự thật về nạn đói ở TQ





Người đưa ra sự thật về nạn đói TQ  

http://webwarper.net/ww/~av/www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121122_chinese_famine_book.shtml


Paul Mason 





Vào thời điểm bí mật này bị lật tẩy, phòng làm việc của một nhà báo chắc trông cũng giống như nơi làm việc của Dương Kế Thằng bây giờ. Sàn lát gạch hoa, khung cửa sổ cáu bẩn, trên bàn chồng hai đống giấy cao ngất, phong bì và sách. Cái máy sưởi từ thời Mao. Tàn thuốc lá và bụi bặm.

Dưới thời Mao Trạch Đông, vận may của ông Dương là tìm được việc trong tòa báo của chính quyền, Tân Hoa xã. Điều không may là ông phải chứng kiến cái chết của cha do thiếu ăn năm 1961, đỉnh điểm nạn đói làm 36 triệu người chết.
“Khi cha qua đời, tôi đã nghĩ đó là vấn đề riêng gia đình tôi. Tôi trách bản thân đã không về nhà nhặt lượm cây dại cho bố ăn. Sau đó, chủ tịch tỉnh Hà Bắc nói hàng triệu người đã chết. Tôi sững sờ,” ông Dương nói.

Những năm 90, ông Dương lúc đó đã thành biên tập viên cấp cao ở Tân Hoa xã, dùng vị trí của mình để bí mật tìm hiểu sự thật về nạn đói trên khắp 12 tỉnh khác nhau qua các tư liệu lưu trữ:
“Tôi không thể nói là tôi đang đi tìm tài liệu về nạn đói, tôi chỉ có thể nói là đang tìm tài liệu về lịch sử chính sách nông nghiệp Trung Quốc. Trong những dữ liệu đó tôi tìm được rất nhiều thông tin về nạn đói và về những người chết vì nó. Một số thư viện cho tôi sao lại; nơi khác thì chỉ cho ghi chép thông tin. Đây,” ông làm cử chỉ về phía đống phong bì màu nâu nghiêng ngả trên sàn nhà, “là các bản sao”.
Kết quả là: Tấm bia mộ: Chuyện chưa kể về Nạn đói lớn của Mao, xuất bản ở phương Tây năm nay và được tán thành nhiệt liệt.
Ông Dương, 72 tuổi, gọn gàng, nhỏ bé, bó người trong hai chiếc áo len, mặc cho tia sáng mặt trời mùa đông chiếu xiên trên bàn.
Ông lần mò trên giá để tìm cuốn sách mà ông không nhớ tựa đề: của một tác giả phương Tây bỗng xẹt qua trí nhớ ông.



“Viết về sự nô lệ?” ông nói. Tôi gợi ý tên Hayek và sau một hồi thử các kiểu chuyển ngữ sang tiếng Trung cũng hiệu nghiệm. Ông vồ ngay lấy cuốn Con đường dẫn tới chế độ nô lệ của Friedrich von Hayek trong thư viện và khẽ cười với chút nghi ngờ khi tôi bảo ông đây có lẽ là cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế phương Tây:
“Trước khi đọc Hayek, tôi chỉ đọc sách do Đảng bảo tôi đọc. Hayek nói rằng dùng chính phủ để khuyến khích một xã hội không tưởng là rất nguy hiểm. Ở Trung Quốc đó chính xác là những gì họ làm. Họ dùng một xã hội không tưởng do Marx khuyến khích, dù là nó đẹp đi nữa, cũng rất nguy hiểm.”

Cho tới bây giờ, 50 năm đã qua, chính sử Trung Quốc vẫn khẳng định nạn đói năm 1958-61 là do thiên tai. Tác phẩm của ông Dương cho thấy nạn đói ở tầm khổng lồ và do một nguyên nhân chính trị, rất trực tiếp.
Nông nghiệp bị hợp tác hóa một cách thô bạo, để nông dân phụ thuộc vào sự phân chia lương thực. Đảng viên địa phương xông vào tận bếp từng nhà, sung công tất tật, và phạt những ai giữ lấy nguồn cung cấp thực phẩm riêng.


Sau đó, khi Mao yêu cầu khẩn trương công nghiệp hóa trong thời Bước đại Nhảy vọt, việc cung cấp lương thực lặn tăm mất. Cùng lúc đó các quan chức địa phương, hoảng hốt vì thất bại, bắt đầu báo khống con số thu hoạch.
Trong lúc đó Mao công khai làm nhục những đảng viên lãnh đạo tỏ ý nghi ngờ. Kết quả là nạn đói lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Chính việc ông Dương từ chối đi theo những gì chính thống của Trung Quốc mà cuốn sách bị cấm xuất bản ở Trung Quốc. Xảy ra nạn đói là do tập trung quyền lực Đảng, ông tranh luận – lãnh đạo bây giờ thì cũng phải đối mặt với bao tai họa ở Trung Quốc – nào là vụ bán máu nhiễm HIV, cho tới dịch cúm Sars, cho tới chuyện nhà sập ở động đất Tứ Xuyên – đều là kết quả của chính trị thiếu tự do và báo chí thiếu tự do.

Mặc cho bị dán nhãn phản động, ông Dương cho rằng có khoảng nửa triệu bản sao bằng tiếng Hong Kong lưu hành ở Trung Quốc. Bản của riêng ông, được giấu kín trong tủ đựng ly tách, mua được ở chợ đen sau này: trang sách đều là sao lại, bìa bọc chắc chắn, bóng loáng và rõ ràng thiếu chuyên nghiệp.
“Có khoảng 10,000 cuốn như thế này đang được lưu hành,” ông nói. “Mọi người vẫn muốn mang sách thật từ Hong Kong về nhưng bị chặn, nên phải làm thế này. Phản hồi rất mạnh mẽ, tôi đã nhận được nhiều thư từ độc giả kể cho tôi chuyện người thân mất mạng trong nạn đói.”

Bản tiếng Anh tạo nên dấu ấn khổng lồ, nhiều người gọi ông Dương là Solzhenitsyn của Trung Quốc. Với tôi, ông lại như Vasily Grossman của Trung Quốc: dù ông cho rằng chủ nghĩa Marx là kiểu tưởng tượng nguy hiểm ông vẫn là Đảng viên. Cái tính tầm thường ám ảnh ông – cũng như Grossman – bảo vệ lấy quyền lực của kỷ niệm:
“Trung Quốc trải qua giai đoạn thay đổi lớn. Nhưng... việc lợi dụng quyền lợi riêng trong nền kinh tế thị trường và quyền lực không bị cản trở nên chế độ chuyên chế tạo ra hàng vô tận những điều phi lý, và tầng lớp thấp hơn ngày càng giận dữ. Trong thế kỷ mới này tôi rằng những người nắm quyền và dân thường phải như nhau từ chính trong tim họ và chế độ chuyên quyền đã đến điểm kết thúc rồi.” (Trang 22, Ngôi mộ đá).

“Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật. Toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật.” 

Cảm giác như thế nào, tôi hỏi, là một sử gia ở đất nước mà kỷ niệm lịch sử bị chèn ép hoàn toàn?
“Đau lắm,” ông nói. “Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều không thật. Toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. Đó là những gì tôi làm: Tôi đã bị lừa, nên tôi muốn viết ra sự thật – dù có nguy hiểm thế nào đi nữa.”
Dù đã nghỉ hưu khỏi Tân Hoa xã, ông Dương vẫn rất năng động. Tờ tạp chí chính trị ông làm từ văn phòng nhỏ bé này, từ đống ấn bản chưa bán vẫn chất chồng trong hành lang, không có ảnh hưởng gì nhiều nhặn. Ông cho rằng phải mất 10 năm nữa cuốn Ngôi mộ đá mới có thể xuất bản ở Nhân dân Cộng hòa, nếu cải cách chính trị vẫn giữ nguyên tiến độ ảm đạm này.

Nhưng cũng như các cây viết bất đồng chính kiến khác của Trung Quốc, ông học được cách không vội vàng.
Ông ấn mấy lá trà vào trong cái cốc giấy, đổ nước nóng ra từ phích. Ở góc phòng có bộ máy tính cổ lỗ hiếm khi được chạm tới, nhưng công cuộc của ông Dương đã được thực hiện ở mộ thế giới thông tin không kỹ thuật số: photocopy và ghi chép tay.
Ông gõ gõ vào bản tiếng Anh một cách hài lòng, vẫn sửng sốt về giá sách mà nhà xuất bản Penguin đưa ra bán:
“Tấm bia mộ có bốn tầng ý nghĩa. Đầu tiên là dành cho cha tôi đã chết trong nạn đói, nữa là để nhớ 36 triệu người chết trong nạn đói. Ý nghĩa thứ ba là ngôi mộ đá cho thể chế đã giết họ.”
Còn ý nghĩa thứ tư?
“Thứ tư là – cuốn sách mang tới những đe dọa chính trị cho tôi, thế nên nó là tấm bia mộ cho tôi nếu bất kỳ điều gì xảy ra vì đã viết nó.”

HỘ CHIẾU TRUNG QUỐC 2012







...../.

SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG


SUY NGHĨ 
NHÂN ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/2012) 
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO




Nguyễn Trọng Bình
******


1.Thư của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Kính gửi: Các đồng chí Giám đốc Sở GDĐT các Tỉnh, Thành phố;
   Các đồng chí Hiệu trưởng các trường Mầm non,
    Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông,
Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.
Kính chúc các Thầy Cô và gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
GS. TS Phạm Vũ Luận
[1]


2. Vài suy nghĩ
Đọc xong bức thư chúc mừng trên của GS Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nhân ngày Nhà giáo VN 20/11/2012 bỗng dưng lòng thấy buồn buồn. Vì lẽ, qua bức thư này một lần nữa cho thấy trong cuộc sống có những chuyện chúng ta cho là nhỏ nhưng sự tác động và ảnh hưởng của nó đối với xã hội thì không nhỏ chút nào. 

[...]

Lẽ ra, người viết cũng không muốn nói đến những “chuyện nhỏ như con thỏ” này đâu (bởi không khéo bị mang tiếng là “vạch lá tìm sâu”) nhưng vì đây thư kí tên Bộ trưởng – người đứng đầu ngành Giáo dục nước nhà nên dù muốn dù không trước sự thật này chúng ta không thể không nhìn thẳng như một lời góp ý chân thành theo tinh thần “phê và tự phê” của của Đảng.

Thứ nhất, bức thư tuy không dài lắm (đúng 3 câu được phân ra làm ba “đoạn”) nhưng cảm nhận ban đầu của người viết là có một số lỗi sai về mặt câu cú, ngữ pháp, cách diễn đạt... nhất là ở câu cuối khá lủng củng vì có 3 chữ “và”. Thêm nữa, lẽ thường người ta gửi lời kính chúc sức khỏe nhau là đúng rồi nhưng “kính chúc tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp...” nghe có gì đó không ổn cho lắm.

Thứ hai, đây là thư chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 nhưng mở đầu bức thư ở phần“Kính gửi” chỉ thấy Bộ trưởng “gửi” đến các đồng chí là những quan chức lãnh đạo địa phương (“Các đồng chí Giám đốc Sở và các đồng chí Hiệu trưởng...”) mà không có dòng nào “kính gửi” đến “toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước” mà lẽ ra (hay đúng ra) việc này phải là như thế . Bởi đây mới là đối tượng quan trọng nhất mà với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng phải có trách nhiệm gửi lời chúc mừng, hỏi thăm và động viên họ.
Thứ ba, câu thứ 2 trong  bức thư là lời cảm ơn của Bộ trưởng gửi với tư cách người đứng đầu ngành giáo dục gửi đến toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước nhưng buồn thay lời cảm ơn này chỉ được gửi một cách... gián tiếp qua “trung gian” là các “đồng chí” lãnh đạo (như ở phần “kính gửi”). 

Tức là Bộ trưởng nhờ các đồng chí lãnh đạo ở địa phương chuyển lời cảm ơn của mình đến toàn thể quý thầy cô giáo chứ không phải đích thân Bộ trưởng trực tiếp đứng ra nói lời cảm ơn:
 “Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11- 2012, thay mặt Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi trân trọng gửi đến các Đồng chí và qua các Đồng chí tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ quản lý giáo dục lời cảm ơn chân thành về những đóng góp bền bỉ, to lớn của các Thầy Cô cho sự nghiệp trồng người.”
Thôi thì cứ cho là Bộ trưởng có quyền “nhờ” các “đồng chí” lãnh đạo Sở và Hiệu trưởng các trường học chuyển lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô giáo đi. Nhưng nếu vì lý do nào đó các “đồng chí” này... quên không chuyển lời đến quý thầy cô giáo thì sao? Lúc ấy không biết Bộ trưởng có cách gì để kiểm tra lời cảm ơn của mình đã thực sự đến với toàn thể quý thầy cô giáo trong ngày 20/11 không?
Ngoài ra, từ góc nhìn văn hóa ứng xử, đằng sau câu chữ của bức thư của Bộ trưởng là một vấn đề lớn đã và đang tồn tại trong xã hội ta rất đáng để mỗi người cùng nhìn lại và suy ngẫm. Cụ thể đó văn hóa ứng xử đặt trong mối quan hệ giữa những lãnh đạo với quần chúng nhân dân (trong khuôn khổ của bức thư này là mối quan hệ giữa vị Bộ trưởng đứng đầu ngành giáo dục với toàn thể quý thầy cô giáo trên cả nước – những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ “trồng người” đầy gian nan vất vả hiện nay).

Các vị lãnh đạo ai cũng bảo nhân dân là quan trọng nhất (tất cả phải vì nhân dân mà phục vụ) tuy nhiên trong thực tế (rất nhiều trường hợp) cái vị thế  này của nhân dân có khi lại không phải vậy. Điều này có thể thấy trong bất kỳ hội nghị, hội thảo hay trong bất kỳ một buổi lễ khai mạc, lễ khánh thành một sự kiện, một công trình văn hóa, xã hội lớn nhỏ nào đó được tổ chức trên khắp đất nước thì nhân dân bao giờ cũng được “ưu ái” giới thiệu... sau cùng trong phần nghi thức giới thiệu “thành phần đại biểu tham dự”.

Thậm chí trong một trận bóng đá với tính chất giao hữu tuy ai cũng nói thành phần làm nên không khí cuồng nhiệt sôi động của một trận đấu là hàng triệu nhân dân – hàng triệu khán giả trên sân nhưng buồn thay hàng triệu khán giả ấy chỉ được người dẫn chương trình giới thiệu một cách qua loa, chiếu lệ sau cả hàng lô hàng lốc những “ông chủ” của các đơn vị kinh doanh nào đó bỏ tiền ra tài trợ cho trận cầu ấy.

Tại sao nhân dân luôn luôn bị đối xử như lại vậy? 

Tại vì trong tâm thức văn hóa - cái tâm lý xã hội nói chung ở nước ta hiện nay, thật ra nhân dân chưa phải là “ông chủ” thực sự và các vị lãnh đạo cũng không phải là những “công bộc” tận tụy mà có khi là ngược lại.

Ngoài ra, phải chăng sở dĩ xã hội ta đang tồn tại những hành vi ứng xử như trên là vì trên thực tế mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân dân còn quá nhiều “khoảng cách”. Một cái “khoảng cách” có thể rất nhỏ (như cái “khoảng cách” mà Bộ trưởng Bộ giáo dục phải nhờ đến các “đồng chí” lãnh đạo địa phương chuyển tới các thầy cô giáo lời cảm ơn nhân ngày 20/11/2012 – ngày cả nước tôn vinh họ) nhưng một lần nữa cho thấy có không ít lãnh đạo vẫn chưa thật sự tôn trọng nhân dân; chưa thật sâu sát với nhân dân; chưa thật vì dân mà phục vụ; hay rộng hơn là vẫn chưa phát huy hết cái quyền được làm chủ thật sự của nhân dân;...

Vì thế, trở lại vấn đề bức thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo, giá như ngay sau hai từ “Kính gửi” là dòng chữ: “Toàn thể quý thầy cô giáo đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục” thì chắc là hàng triệu thầy cô giáo cảm thấy an ủi và ấm lòng biết dường nào nhất là với những người đã nghỉ hưu. Bởi như đã nói, họ mới là đối tượng chính mà Bộ trưởng cần vinh danh trong ngày 20/11. 
[...]


''''''''''''''''''

...Zất bùn cừi, các bài ziết gần đây [ không phải tất cả, có thể là zo thoái wen.. ] , tác giả hay vịn vào lãnh tụ, lãnh đạo... để dẫn ý, mượn tứ và cứ như là đứa-nhát-gan : " Không tin về hỏi vợ tao coi !" _________ thiệt tình tệ ! ...bài này Chèng Đéc tui cắt zụ mượn hơi cụ Võ là zị !!


''''''''''''''''''




.........đại biểu của dân


Ôi, đại biểu của dân!



MINH DIỆN
Một năm nữa sắp trôi qua và bốn kỳ họp của Quốc hội khóa XIII sắp “kết thúc tốt đẹp”. Một ấn tượng khá rõ nét, là vị đại biểu có nước da nâu sậm, râu tóc trắng phơ tuổi tác Dương Trung Quốc, với nhân cách của một nhà sử học-dẫu có bị nhục hình như Tư Mã Thiên thời Hán vẫn nói và viết ra sự thật-thay mặt nhân dân chất vấn Thủ tướng Chính phủ những điều thiết thực.
Bên cạnh ông, một Đại biểu rất trẻ được ví như bông sen Vũ Thị Hương Sen, có những chất vấn khá sắc sảo, và đề nghị bổ sung vào luật những vấn đề cuộc sống đang đòi hỏi.
Trái chiều với ấn tượng trên, là những chất vấn, trả lời chất vấn, những đề nghị bổ sung luật, sửa đổi luật gây phảm cảm.
Đến hôm nay và có lẽ còn lâu, dư âm những lời tuyên bố hùng hồn của Bộ trưởng Đinh La Thăng về “Tướng ra trận toàn quyền quyết định”, về “đóng lệ phí là yêu nước”, về “Cấm xe máy và ô tô cá nhân”, về “ Cầm chơi golf”, về “Tiêu hủy xe máy tham gia đua xe”, về “ Tôi sẽ đi xe buýt” v.v …như còn văng vẳng bên tai, làm người ta dở khóc dở cười.

Vượt trội hơn Đinh bộ trưởng về sự hài hước, là Đại biểu Nguyễn Minh Hồng tại kỳ họp hồi đầu năm với đề nghị Quốc hội ban hành “Luật nhà thơ”.
Chấp cả hai ông về phản dân chủ là Đại biểu Hoàng Hữu Phước với “Tôi kính đề nghị Quốc hội lọai bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này”.

Nguyễn Minh Hồng đề nghị phải có luật nhà thơ, có lẽ do ông là thi sỹ, tâm hồn luôn “treo ngược trên cành cây”, nên cái tư duy nó luễnh loãng, chả biết sinh ra cái luật ấy để làm gì?

Ông Hoàng Hữu Phước, người đã từng hiến kế liên hoành cho nhà độc tài bị treo cổ Saddam Hussein, thì có chính kiến rõ ràng. Ông ta nói, dân trí nước ta còn thấp, chưa đội mũ bảo hiểm 100%, nên không thể cho ra đời luật biểu tình làm ách tắc giao thông, cản trở người đến bệnh viện sinh con!? Hoàng Hữu Phước chửi thẳng vào mặt dân rằng: “Tôi đã nghe mọi người chửi bới, thóa mạ những người đi biểu tình”. Và ông ta khẳng định “phần lớn người dân không đồng tình cho ra đời luật biểu tình”.
Đại biểu Hoàng Hữu Phước đã nhổ toẹt vào cái quyền cơ bản của công dân, một trong những quyền mang tính đặc trưng của thể chế dân chủ, đã được Hiến pháp thừa nhận là quyến tối thượng phải được triển khai trong đời sống, mà trước đó không lâu, cũng tại nghị trường Quốc hội, Thủ tướng chính phủ tuyên bố cần phải có Luật biểu tình.

Lời phát biểu ngạo mạn, khinh dân, phản hiến pháp, của Đại biểu Hoàng Hữu Phước dấy lên một làn sóng phẫn nộ của đồng bào cử tri trong và ngoài nước. Hàng chục bài báo đã lên tiếng phản đối, hàng trăm tin nhắn dồn dập gửi vào máy điện thoại di động của ông ta. Nhẽ ra Hoàng Hữu Phước phải nhẫn nhục chịu đựng và ngẫm nghĩ, xem mình có sai thì xin lỗi những người cầm lá phiếu bỏ cho mình, nhưng ông ta lại lấy cái quyền bất khả xâm phạm của Đại biểu Quốc hội, làm mình làm mẩy, ký giấy gửi khắp nơi, buộc Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh phải vào cuộc, ra quyết định khởi tố vụ án “khủng bố!”

Không biết có phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chán vì không thành công khi đề ra những chính sách lãng nhách, hay ngán cái tính từ “ thiểu năng trí tuệ” mà mấy tháng nay im lặng.
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng có lẽ dành thời gian bàn bạc với Chủ tịch hội nhà văn Hữu Thỉnh, để tư duy lại cái luật nhà thơ !?
Còn Đại biểu Hoàng Hữu Phước chắc đang phải bận tâm xem có bắt được kẻ nào khủng bố ông không?
Mỗi ông có một lý do riêng, nhưng có một cái chung, là hai kỳ họp liên tiếp không đăng đàn phát biểu trước Quốc hội.

Các ông không đăng đàn, thì có người khác đang đàn, Quốc hội nước ta 493 Đại biểu, mới chỉ bị miễn nhiệm một người, còn những 492 Đại biểu cơ mà! Và đâu phải chỉ ông Hồng, ông Phước có tài hùng biện? Trong cái rừng đỉnh cao trí tuệ ấy, nhiều vị còn hùng biện sắc bén hơn các ông!
Thời buổi kinh tế khó khăn, một người cười đã khó, nhiểu người cười càng khó. Vậy mà có đại biểu làm cho cả nghị trường cười nghiêng ngả, thì chả xứng đáng làm cha Azit Nêxin sao? Trong nội dung trả lời chất vấn, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ xây dựng, nói rất tỉnh bơ về cái lối "luật rừng".
Khi trả lời chất vấn về những sai phạm của Tập đoàn Sông Đà và các tập đoàn, tổng công ty của bộ xây dựng, ông Dũng nói hồn nhiên và ngây ngô hơn một đứa trẻ học vỡ lòng, rằng: “Câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có đầy đủ, nhưng đang để ở nhà!?”. Rồi khi nói về số tiền thất thoát 10.676 tỷ đồng của cái Tập đoàn vừa bị hạ cấp xuống tổng công ty, mà Thanh tra chính phủ kết luận từ tháng 2, Thủ tướng chỉ đạo xử lý trách nhiệm từ tháng 3, ông Dũng thản nhiên tuyên bố sai phạm đó chưa đến mức phải xử lý kỷ luật!

Không hiểu ông Ủy viên Trung ương đảng Trịnh Đình Dũng có biết, chỉ có hơn một tỷ đồng bị coi là “ lập quỹ trái phép”, mà Anh hùng lao động, giám đốc Nông trường Sông Hậu, một người phụ nữ chôn vùi gần cả đời giữa đồng chua nước mặn, kế tục sự nghiệp người cha, một sỹ quan quân đội, và cũng là một Anh hùng lao động, để lo cuộc sống cho mấy ngàn con người; bà Ba Sương đã phải bầm dập, đau đớn đến hoảng loạn khi bị lôi ra trước vành móng ngựa mấy lần hay không?
Vậy mà 10.676 tỷ đồng lại chưa tới mức xử lý kỷ luật?
Phải chăng bây giờ cứ lấy Vinashin, Vinaline, ra mà so sánh, đề cho rằng mười tỷ, vài chục tỷ chả thấm tháp vào đâu mà kỷ luật, kỷ luật hết lấy ai làm việc?
Còn nhà hùng biện liến thoắng Nguyễn Văn Bình, với cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nưóc, không gây cười như Đại biểu Trịnh Đình Dũng, mà làm mọi người ngạc nhiên, vì sao lại có người trâng tráo, lố bịch đến thế?
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch về sự điều hành kém cỏi của ngành ngân hàng trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, ổn định tỷ giá và câu chuyện quản lý vàng, ông Bình cao ngạo dẫn giải lý thuyết bộ ba bất khả thi, khi bản thân ông không hiểu đến đầu đến đũa, rồi cười cợt nói mà rằng chỉ xin nhận một nửa giải Nobel !? Ông còn tự chấm điểm 8 cho mình khi Tạp chí Globai Finance đã công khai đưa tin ông là một trong mười thống đốc ngân hàng tồi tệ nhất thế giới.
Tưởng như những lố bịch, ngang phè như vậy là quá rồi, ngờ đâu lại xuất hiện bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế luôn cam đoan rằng giá thuốc ở Việt Nam thấp hơn ở Singapore, Thái Lan, mà không chịu hiểu thu nhập đầu người ở Singapore 45 lần Việt Nam, khiêm tốn như Thái Lan cũng gấp 14 lần. Hơn nữa, nếu thuốc ở Việt Nam rẻ hơn, sao người ta không buôn lậu mang sang Thái Lan, Singapore bán mà ngược lại?
Về câu chuyện y đức trong ngành y, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng cái phong trào “nói không với phong bì” là của công đoàn ngành phát động nhân lúc bà vắng nhà, nhưng rồi lại bảo “ai phát hiện bác sỹ, y tá nào nhận phong bì cứ chụp ảnh đưa tôi”. Nghe phó giáo sư, tiến sĩ Bộ trưởng đăng đàn trước Quốc hội, một người dân như tôi hiểu ý tứ bà ra sao? Và tôi nghĩ, bà Tiến cũng không hiểu bà muốn nói gì! Trước màn hình nhỏ theo dõi họp Quốc hội, nghe bà Tiến nói cái kiểu nhặng xì ngầu như vậy, nhiều người đã lắc đầu nhăn mặt bấm chuyển kênh khác.

Nhưng phải nói ấn tượng nhất trong kỳ họp thứ 4 vừa qua là câu chuyện Thủ tướng trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc, tôi đã viết bài rồi. Bên cạnh đó là chuyện Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khuyên các đại biểu Quốc hội gương mẫu không nên ăn thịt gà nhập lậu để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn cuộc xâm nhập gà mang mầm dịch từ Trung Quốc làm cho mọi người phì cười. Nhưng tôi nghĩ, ông Nguyễn Thiện Nhân chả có gì để phải quan tâm nữa.
Bao nhiêu cặp mắt háo hức nhìn ông từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội nhận công tác ngày nào, đã chưng hửng từ cái chiến dịch “Hai không”, rồi "Bốn không" do ông phát động khi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Ông hô hoán lắm "không" như vậy rồi leo lên Phó Thủ tướng, nay đúng là không thấy được tích sự gì.
Đâu rồi cái thời ông Nguyễn Văn An điều khiển những phiên chất vấn mà những người được chất vấn vã mồ hôi? Đâu rồi những Nguyễn Minh Thuyết dám đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng? Những hình ảnh ấy mới đây thôi mà tưởng như đã xa mờ! Tôi cứ thấy tồi tội khi nhìn cái đầu bạc trắng và gương mặt suy tư của Đại biểu Dương Trung Quốc lẻ loi giữa một đám người béo tốt, rất…vô tư!

M.D

http://www.viet-studies.info/kinhte/DaiBieuCuaDan_BVB.htm 


......./.

từ email của bạn



_________ từ email của bạn



Ông Bùi Minh Quốc (nhà thơ hiện sống tại Hà Nội)
tả cái xã hội - chính trị VN bằng thành ngữ dân gian:

Đảng ... chỉ tay,
Quốc hội ... giơ tay,
Mặt trận ... vỗ tay,
Chính phủ ... ra tay,
Doanh nghiệp nhà nước ... ngửa tay,
Công ty hữu hạn ... ngoặc tay,
Công an ... còng tay,
Tội phạm ... bắt tay,
Báo chí ... chùn tay,
Trí thức ... phẩy tay,
Đồng đội ... cụt tay,
Quan chức ... đầy tay,

Dân ... trắng tay.

....../.



Chết dưới tay Trung Quốc [trích]






[...]


Trong cuốn “Death By China” (Chết dưới tay Trung Quốc) có đưa ra một số thống kê tiêu biểu:
- Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc, Tylenol và 99% vitamin C.
- Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở và còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.

[...]

Vũ khí sinh học dưới hình thức hàng độc:

Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, nghành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:




Thuốc Tây giả:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.

- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua Công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, độc chất này còn được Tàu đưa vào kem, giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.
Dưới chủ đề “Truy lùng thuốc của tử thần” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của Adel, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắt, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.
Điều này đã thúc giục Jean Luc mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên Wajee Abu Odeh, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie… họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người này tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.


Trà Tàu tẩm chất độc chì:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.


Nước tương làm bằng tóc:
Bài viết này của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.
Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.

Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “Hongshuai Soy Sauce”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.
Tháng Giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến trên toàn thế giới, Hiệp hội Các Quốc gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa lục địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.


Tỏi bột, ớt bột nhiễm phóng xạ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian (), tỉnh Henan (河南) do cơ xưởng Limin (李利敏) sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng.
Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường sá vắng tanh như một thành phố chết.


TS Tô Văn Trường gửi trực tiếp cho BVN
http://webwarper.net/ww/~av/boxitvn.blogspot.com/2012/11/trung-quoc-au-oc-ca-gioi.html


..........