DUYÊN ANH - TRẠI TẬP TRUNG





baybonmotba
[...]
Cuối cùng, chúng tôi đã về trại. Đồ đạc trong túi bầy từng món ra sân cỏ. Các vị thầy xúm quanh khá đông. Không có màn đổ thịt, đổ mắm vào chậu khoắng, nguấy như ở đề-lao Gia Định. Trực trại nghi-ngờ món nào, cầm lên và hỏi. Sau đây là hài-kịch ngắn khám đồ thăm nuôi của học trò lần đầu có thăm nuôi và các ông thầy quản-giáo vệ-binh từ Bắc vô thẳng rừng già Sa Ác.

Ông thầy (cầm cuộn giấy Kiss me lên ngắm nghía) : Giấy vấn thuốc rê, hả?
Học trò: Thưa cán-bộ, giấy đi cầu ạ!
Ông thầy (liệng cuộn Kiss me xuống): Chùi đít ?
Học trò: Dạ!
Ông thầy (nhìn gói lạp xường, bắt gỡ ra): Con gì nạ thế lày, không đầu, không đuôi, đỏ hỏn!
Học trò: Thưa cán-bộ, con lạp-xường.
Ông thầy: Miền Nam các anh ăn dơ dáy quá! (Cầm gói bột mầu nâu lên ngửi) Còn cái này?
Học-trò: Xô-cô-la bột
Ông thầy: Xô-cô-na nà đất Tây à?
Học trò: Dạ. đất Tây.
Ông thầy: Vớ vẩn, đất Tây mà cũng thăm nuôi?

Hài-kịch còn dài nhưng nên kéo màn ở đây.

Các ông thầy gốc gác bần-cố-nông. Vì hai mươi năm xã-hội chủ-nghĩa miền Bắc nghèo-nàn quá nên con người hóa ngu dốt một cách tội-nghiệp. Thời đại các thầy lớn lên, cái “nôi của dân tộc” chỉ còn ngô, sắn, khoai, gạo hẩm và mì sợi luộc. Thức ăn là rau muống với nước chấm. Nước mắm đã tuyệt tích, đã bị “đấu tố”, đã bị “tiêu diệt” sạch sẽ. Trên những bức tường phố vắng của Hà nội, “thủ-đô của phẩm-cách con người”, dân-gian vẽ cái xe đạp không đèn, không chuông, không phanh, không gác-đờ-bu, gác-đờ-sên”, chỉ có “poọc-ba-ga”. Trên “poọc-ba- ga” vẽ ba bó rau muống, dùng lời hát cách-mạng ghi chú cho từng bó. Một bó “cho ngày nay”. Một bó “cho ngày mai”. Một bó cho “muôn đời sau” .
Rau muống được các nhà khoa-học dinh-dưỡng của Đảng ca-ngợi trên báo Nhân Dân, cơ-quan trung-ương Đảng cộng-sản Việt Nam ”là thức ăn bổ hơn bất cứ thức ăn bổ nào. Nó gồm đủ sinh tố từ A đến Z.
[..]
Ông nhà văn Nguyễn Tuân cảm khái viết một tùy-bút rau muống. Câu kết suýt bị kiểm điểm: rau muống ngon và bổ thế mà bọn miền Nam ngu-xuẩn lại cứ đem xào với thịt bò.
Nông dân vốn hiền-lành, chất-phác. Bị Đảng giáo-dục cho ngu-si đần-độn, bị Đảng bỏ đói, ngàn năm chỉ mơ ăn no mặc bền, không dám tơ tưởng ăn ngon mặc đẹp.

Vậy bạn chế riễu sự ngọng-nghịu, sự ngu dốt, sự nghèo khổ hay bạn chống đối bọn làm cho con người ngọng-nghịu, ngu dốt, nghèo khổ?

Bạn đòi tiêu diệt chế-độ cộng-sản, chủ-nghĩa cộng-sản, lãnh-tụ cộng-sản hay những con người bộ-đội, công-an, công-cụ và nạn-nhân của chế-độ cộng-sản?

Tôi chống đối chủ-nghĩa cộng-sản, không chống đối con người trong chủ-nghĩa cộng-sản. Tôi chống đối chế-độ và lãnh-tụ cộng-sản, không chống đối con người bị chủ-nghĩa, lãnh-tụ và chế-độ cộng-sản làm mê sảng, ngu dốt, mất dần nhân-tính. 

“Tôi thì chỉ ghét cay đắng chủ- nghĩa, các thứ chủ-nghĩa. Tôi nghĩ, chính các chủ-nghĩa và tham-vọng mù lòa của nó đã đầy-đọa con người, đã làm con người hèn-hạ, mất-mát lương-tri.
Nhưng mà chủ-nghĩa đã tàn-sát chủ-nghĩa. Chủ-nghĩa đã chết. Chủ-nghĩa sẽ chết.
Con người tồn-tại vĩnh-cửu, bất kề con người tư-bản hay con người cộng-sản. Lý-tưởng và bổn-phận của thi sĩ là phải thức tỉnh những người đánh mất lương-tri làm người chứ không cổ võ chém giết họ, hủy-diệt con người. Thơ là thông-điệp của cảm-thông, của hy-vọng, của tình-tự và của gần-gũi. Thơ không bao giờ là tín-hiệu của bom dội, hỏa-tiễn bay, đạn nổ và mã-tấu vung lên. Cuối cùng, thơ không phải là tiếng nói của thù-hận”. (Thơ Tù – Nam-Á Paris, 1984)

Như thế, không những tôi không thù-hận những người quản-giáo vệ-binh mà còn thương-hại họ. Thương người là một cái tội. Thương người bị nhiều người thù ghét càng là một trọng tội.

[...]

Tôi nhìn và nghĩ về những người coi tù, những người trực-tiếp hành-hạ tôi khác hẳn tôi nhìn và nghĩ về chủ-nghĩa và lãnh-tụ cộng-sản và bọn tội đồ của miền Nam cùng lũ văn-học nghệ-thuật gian dối, hèn mọn, bầy ngự-sử giẻ rách với nhân-sinh-quan ruồi nhặng.
Và tôi đã mủi lòng khi một vệ-binh hỏi tôi:

- Con không đầu không đuôi đỏ hỏn nướng sao thơm thế, cho tôi ăn thử một miếng được không?
Ăn xong thì người vệ-binh này phát biểu:
- Ngon hết ! Nào, nướng cho tôi xin cả con nhé!

Câu phát biểu não nùng hơn Cu Lặc, trong O chuột của Tô Hoài thuở thực-dân đô-hộ, về sự ăn miến: – Vừa mới luốt qua cổ họng  đã trôi tuốt xuống tận củ tỉ ?

[...]

Tôi bỗng thấy cái tư-tưởng chiến-đấu tạo hạnh-phúc cho con người là tuyệt-diệu.
Phải cần-thiết một chiến-thắng không còn thù-hận giữa con người với con người. Phải cần-thiết một chiến-thắng không còn thù-hận giữa người Việt Nam với người Việt Nam.
Phải chấm dứt thời-đại mê sảng, thời-đại thù-hận, thời-đại u tối trên quê-hương Việt Nam.

Trong ý nghĩ ấy, tôi khó lòng ghét bỏ những kẻ không có quyền bắt tôi, không có quyền tha tôi...
[...]


Lỗ hổng đã 67 năm


Lỗ hổng đã 67 năm  


Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945





Cuộc Cách mạng tháng Tám mùa Thu 1945 đã tròn 67 năm. Trên dưới một đời người. Bao nhiêu thơ ca ca ngợi cuộc chính biến, cách mạng, đổi đời, cướp chính quyền, tang bồng dâu biển sôi nổi ấy. Bao nhiêu bài xã luận, bình luận, chính luận về sự kiện hiếm có ấy trong cuộc sống của dân tộc.
Tưởng như mọi sự cần nói đã được nói đến hết cả rồi.
Ấy vậy mà năm nay, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 cuộc cướp chính quyền tháng 8-1945, tôi vẫn thấy rất cần nêu lên một ý kiến cực kỳ hệ trọng với bà con ta trong cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là với các bạn trẻ hiện chiếm số đông trong gần 90 triệu người Việt.
Xin được trân trọng hỏi các bạn là trong 67 năm nay, cho đến ngày hôm nay, đất nước ta, nhân dân ta trong đời sống thực tế đang thiếu cái gì nhất?
Nghĩa là cái thiếu nhất trong cuộc sống hằng ngày, không kể đến những mỹ từ, những lạm từ, hoang từ nhằm tuyên truyền, tưởng tượng ra những điều không hề có thật trên giải đất hẹp hình chữ S này.
Trước tháng Tám 1945, dân ta chưa có nền độc lập, mang thân phận dân thuộc địa của nước Pháp, sau đó dân ta đã có nền độc lập cao quý. Đến nay tuy nền độc lập vẫn còn bị đe dọa, nhưng nền độc lập vẫn vững bền trong ý chí kiên cường của toàn dân.
Trước kia dân ta cực kỳ nghèo khổ, thiếu ăn, thiếu học; trận đói năm Ất Dậu 1945 dưới thời bị quân phát xít Nhật chiếm đóng đã gây nên cái chết thê thảm của 2 triệu người. Nay ta đã là nước xuất khẩu gạo hàng đầu ở châu Á.
Về thiếu học, dân ta đã xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống học đường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học, tuy chất lượng giảng dạy còn xa mới đạt mức trung bình khá, chưa nói gì đến tiên tiến, nhưng dù sao thiếu học, dốt nát không còn là vấn đề trầm kha của cuộc sống dân tộc.
Một số nhà nghiên cứu chính trị và lý luận trong nước lập luận rằng 67 năm nay, dân ta đã có tự do, rằng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã dẫn ra những câu bất hủ về tự do của Cách mạng năm 1776 ở Hoa Kỳ và Cách mạng 1791 của nước Pháp, rằng câu châm ngôn «Không có gì quý hơn độc lập tự do» đã trở thành phương châm chính trị quý giá nhất được thực hiện rõ ràng trong 67 năm qua, và hiện nay có hàng triệu người, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn tin là đó là những sự thật hiển nhiên khỏi phải bàn cãi.
Chỉ cần mỗi người Việt Nam ta có công tâm, có tư duy lành mạnh, chịu khó suy nghĩ bằng tư duy độc lập của cá nhân mình, không bị chi phối bởi tư duy giáo điều, theo đuôi người khác, quan sát chặt chẽ cuộc sống thực tế xung quanh, là có thể nhận ra sự thật đúng như nó có.
Sự thật cứng đầu, bướng bỉnh, hiển nhiên là cho đến nay tự do của người công dân ở Việt Nam vẫn còn là quả cấm, vẫn còn là mục tiêu đấu tranh ở phía trước, sự thật là 67 năm nay tự do công dân chỉ mới tồn tại thực sự trên tuyên ngôn, trên diễn văn, trên văn kiện, trên cửa miệng và trên giấy tờ, không hề tồn tại với đầy đủ ý nghĩa cao quý tự nhiên của nó trong cuộc sống.
Ngay ông Hồ Chí Minh người được coi là khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người nêu cao các khẩu hiệu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, người nêu cao phương châm «không có gì quý hơn Độc lập Tự do», người còn nói «nếu đất nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do thì nền độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì», thì trên thực tế, mỉa mai thay, ông lại tỏ ra hết sức thờ ơ, hầu như vô cảm đối với mọi quyền tự do của công dân.
Có vô vàn dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho điều đó.
Trong 24 năm làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng CS, làm lãnh tụ tối cao đảng và nhà nước, ông vẫn chủ trương kiểm duyệt gắt gao xuất bản và báo chí, bóp ngẹt báo chí tư nhân. Khi phong trào Nhân văn Giai phẩm nổ ra, những Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Trần Dần…chỉ yêu cầu được tự do sáng tác, đề nghị các nhà lãnh đạo tư tưởng, văn hóa, các chính ủy trong quân đội chớ can thiệp quá sâu vào sáng tác văn học nghệ thuật, rồi bị những Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng «đánh» cho tơi bời khói lửa, vậy mà ông không chút động lòng bênh vực những công dân ngay thật, còn vào hùa trừng phạt những người đòi tự do cho mình và cho xã hội.
Anh Nguyễn Hữu Đang gửi bao nhiêu thư cho ông cầu cứu, ông không một lần trả lời, ngoảnh mặt quay đi với người từng là trưởng ban tổ chức lễ Độc lập, người lãnh đạo Hội Văn hóa Cứu quốc của Việt Minh, người từng đôn đốc dựng đài cao cho ông Hồ lên đọc bản Tuyên ngôn lịch sử.
Tệ hơn nữa là khi người Sỹ quan thân cận của chủ tịch nước – Officier d’ ordonnance du Président - Vũ Đình Huỳnh, cũng là thư ký riêng thân tín của ông hàng chục năm, năm 1964 bị chụp mũ là «xét lại, tay sai Moscow», cũng gửi thư và vợ ông là bà Tề đến cầu cứu ông, ông Hồ vẫn thản nhiên, không một lời an ủi hay bênh vực.
Còn bao nhiêu sự kiện khác. Ông Hồ biết cả. Nhưng ông bất động. Mà ông còn có thể sợ ai nữa. Lúc ấy ông Lê Duẩn, ông Lê Đức Thọ chưa dám hỗn láo hạn chế quyền lực của ông với cái lý do «hãy để ông Cụ nghỉ, đừng làm phiền lòng ổng». Ông chỉ cần phê một chữ, lắc đầu một cái, là có thể cứu người công dân ưu tú khỏi oan trái. Nhưng không. Ông bất động, vì vô cảm. Vì ông vô cảm với bất công, với oan trái, với tự do công dân bị xâm phạm.
Anh Hà Minh Tuân, nhà văn quân đội có tài, chỉ sơ hở một vài câu trong cuốn tiểu thuyết «Vào đời» bị đại tướng Nguyễn Chí Thanh phang một đòn «văn tư sản đồi trụy», từ đó sạt nghiệp văn chương, cũng như nhà thơ tài hoa Quang Dũng, cũng bị ông tướng võ biền Nguyễn Chí Thanh phang một đòn chí tử về tứ thơ từ Tây Bắc «nhớ về Hà Nội bóng Kiều thơm» là «sa đọa tư sản», tất cả bị đưa lên phê phán trên báo, ông Hồ biết rõ cả, nhưng ông không tỏ thái độ, có nghĩa là ông bênh các quan đàn áp lương dân, ông không mảy may rung động khi «nước có độc lập mà dân không được tự do».
Rồi vụ bà Nguyễn Thị Năm ở Đồng Bẩm - Thái Nguyên bị tử hình theo ý kiến cố vấn Tàu, ông Hồ được ông Hoàng Quốc Việt chạy đến cầu cứu vì bà Năm từng nuôi cán bộ cộng sản, có 2 con đi bộ đội, ông Hồ chỉ «thế a!» rồi im thin thít. Đó quan niệm của người khai sinh ra nước Việt Nam độc lập và tự do là nghèo nàn ấm ớ như thế đó.
Nhiều nhà dân chủ bây giờ đã thấy rõ nếu so sánh lập trường dân chủ tự do của ông Hồ với nhà chí sỹ Phan Chu Trinh thì thấy rất rõ là ông Tây Hồ đã vượt ông Hồ cả một cái đầu.
Tôi đã để thì giờ đọc Hồ Chí Minh toàn tập và những trước tác của Phan Chu Trinh để so sánh. Ông Hồ viết sách, viết báo, diễn thuyết khá nhiều, nhưng ông chỉ tập trung lên án mạnh và khá sâu bọn thực dân Tây Phương, bọn thực dân Pháp cầm quyền bóc lột áp bức dân thuộc địa, nhưng ông hầu như bỏ qua mọi hình thức bóc lột đàn áp, bất công tinh vi của người Việt đối với người Việt mình.
Các bạn trẻ xin hãy đọc hàng ngàn câu thơ trong tập Tỉnh Quốc Hồn Ca của Phan Tây Hồ, sẽ thấy rõ các chủ trương của ông : nâng dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là cần thiết, cấp bách, quý báu và hiện đại biết bao.
Phan Tây Hồ tuyên chiến mạnh mẽ, sâu sắc với mọi nét văn hóa lạc hậu, cổ hủ của xã hội Việt Nam, tệ nạn trọng nam khinh nữ, thói tham quan ô lại, tệ cường hào quan liêu, thói học vẹt theo thi cử, giảng giải kỹ quyền công dân, tinh thần thượng tôn luật pháp, quyền liên kết lập hội, cổ vũ lối nghiên cứu khoa học theo tư duy độc lập tự chủ kiểu thực nghiệm và thực chứng…
Có thể nói tuy Phan Chu Trinh là Phó bảng Hán học nhưng trên thực tế là nhà văn hóa hiện đại nhất, hấp thu tinh túy của văn hóa Tây phương nhuần nhuyễn nhất, có hệ thống và rất thực tiễn. Có cơ sở để kết luận rằng ông Phan Chu Trinh là chiến sỹ Dân Chủ và Nhân Quyền đầu tiên và sâu sắc nhất trong lịch sử nước ta, và tư duy duy tân của ông hiện vẫn là chuyện thời sự cần thiết nóng hổi nhất.
Ông Phan và ông Hồ đều sống ở Pháp khá lâu nhưng ai tiếp thu thật sự nền văn hóa – chính trị mới mẻ tiến bộ của Pháp, có thể khẳng định là ông Phan vượt trội một cách nổi bật, như người dẫn đầu cuộc đua và kẻ mang đèn đỏ. Vì khi cầm quyền ông Hồ và những kẻ kế thừa ông đã quay lưng lại với tự do của người công dân và chà đạp nhân quyền không thương tiếc.
Đó là vì ông sống ở Pháp rồi còn sang Moscow một thời gian dài, ăn lương hàng tháng của Quốc tế CS, khi tư duy chính trị đang chín và đang định hình, bị trực tiếp Stalin và đồng chí của ông ta nhào nặn vào khuôn phép, được đào tạo ở Học viện Đông phương cộng sản, hết họp Đại hội V của Quốc tế CS (tháng 6/1924), lại họp Đại hội Quốc tế Công hội Đỏ, rồi Quốc tế CS Nông dân, rồi cả Quốc tế Phụ nữ và Quốc tế Thanh niên cũng như Quốc tế Cứu tế Đỏ. Rồi một thời gian dài ở Trung Quốc dưới trướng của Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, sau đó với hàng trăm cố vấn của «bác Mao» quanh mình, ông chỉ có một ý nghĩ chính trị mãnh liệt là nhuộm đỏ cả Bắc cả Nam nước ta, nhuộm đỏ cả Lào và Miên, cho đến nhuộm đỏ cả Đông Nam Á và thế giới, sứ mệnh được các lãnh tụ quốc tế của ông là ông Xít và ông Mao giao cho ông.

Cho nên tháng Tám năm nay, nhắc đến bản Tuyên ngôn Độc lập, điều mỉa mai cay đắng khổng lồ là những chữ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trên đó sau 67 năm vẫn còn là những chữ rỗng ruột, những mỹ từ trên giấy, những lời hứa hão huyền, những quả lừa khổng lồ dai dẳng, những món nợ trầm luân của ông Hồ, của đảng Cộng sản đối với dân ta.
24 năm ông Hồ trực tiếp cầm quyền, công dân Việt Nam chỉ được làm những điều gì đảng cho phép, mọi người ngoài đảng chỉ là công dân dự bị, loại hai, bị phân biệt đối xử theo lý lịch, không một công dân nào có hộ chiếu để xuất ngoại, người nông dân tự do, người buôn bán tự do…là chuyện viển vông không tồn tại.
Đến nay, trong đổi mới, gia tài ông Hồ để lại tuy có điều chỉnh chút ít, nhưng đường lối cơ bản theo chủ nghĩa Mác-Lenin vẫn là một xã hội tật bệnh hiểm nghèo, trong đó lỗ hổng cực kỳ bi đát là thiếu dân chủ tự do, thiếu nhân quyền vẫn cứ toang hoác thêm. Vẫn là một không gian xã hội không có dưỡng khí, ngột ngạt đến ngẹt thở.
Đây là bất hạnh dai dẳng lớn nhất của dân ta khi so sánh với nhân dân Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia gần ta, chưa nói đến dân Ấn Độ, Nhật Bản…
Trên đây là món nợ lớn nhất mà toàn dân ta đang trên đà thức tỉnh để đòi lại cho nhân dân ta và muôn đời con cháu, món nợ lưu cữu 67 năm, lãnh đạo đảng CS không thể trì hoãn và cố tình bỏ quên mãi được.

BÙI TÍN

...tiếng lóng


baybabonchin



...tiếng lóng SÀIGÒN một thời 




Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi chiến tranh, Sài Gòn nhiễu nhương buồn phiền."Sức Mấy" cũng là bút danh của một cây bút chuyên viết mục phiếm luận trên nhật báo Hòa Bình. Trước đó, "Sức mấy" là mục phiếm trên nhật báo Chính Luận cũng do cây bút cây bút châm biếm tên tuổi này phụ trách.

Rồi một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ô tô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi ô tô 9 nốt "tính tính tè tè, tè ti tè ti té",  tức "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám" theo một câu hát trong bài Sức mấy mà buồn làm cho đường phố càng náo nhiệt hơn.

Cũng từ bài hát Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng "xưa rồi Diễm", mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.

Thời các vũ trường mới có mặt ở Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng "Cai gà", gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành "mã tà".

Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: "gác-dang" tức người làm bảo vệ. Do từ tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang.
Cũng như nói "de cái đít" tức lùi xe-arriere.
Tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi "tiền boa", sau này này nói nói gọn là "tiền bo".
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, thì còn hiểu, nói theo từ banque, nhưng sao gọi tem dán bao thư gọi là "con cò", còn nếu gọi "ông cò" là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi "thầy cò" tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur.
Thời ấy gọi "cò mồi" là tay môi giới chạy việc, "ăn tiền cò" thì cũng giống như "tiền bo" nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế mới phát triển, cuối những năm năm mươi, sáu mươi thế kỷ trước, đi xe ôtô gọi là đi "xế hộp", đi xe ngựa gọi là đi "ôtô hí". Đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là "xế điếc", đi khiêu vũ gọi là "đi bum", đi tán tỉnh chị em gọi là đi "chim gái", đi ngắm chị em trên phố gọi là "đi nghễ", gọi chỉ vàng là "khoẻn", gọi quần là "quởn", gọi bộ quần áo mới là "đồ dzía" hay "đồ vía". Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là "đi xòe", đi đánh chắn gọi là "múa quạt", đi chơi bài mạt chược các ông gọi là "đi thoa".
Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là "đi đầu dầu", tức các chàng trai ăn diện "đi nghễ" với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng coóng, dù trời nắng chảy mỡ.
Tuyệt vời gọi là "hết sẩy", quê mùa chậm chạp gọi là "âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".
Tiền bạc gọi là "địa", có nhiều tiền gọi là "mập địa". Khách gọi là "khứa". Người khách lớn tuổi gọi "khứa lão"… Có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão mập địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền. Tống tiền nhẹ nhàng ai đó thì gọi là "bắt địa". Không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Nợ tiền không trả gọi là "xù tiền". Ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình. Nhóm tiếng lóng này còn có cụm từ "chà đồ nhôm" tức nói lái câu lóng chôm đồ nhà đem bán.
Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão". Có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu" có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách va ly trang phục phấn son đến ngồi café quán cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì "kép chầu" thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để "đau đâu chữa đó". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một ở cạnh các rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi" tức uống café thiếu tiền ghi sổ nợ.
Thường thì khách " à la ghi" hầu hết là  kép hát và cánh phóng viên.

[2]


Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình", nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét"- vedette - nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là "luộc bài". Chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài". Truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết ba xu". Các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải".

Làng "nhật trình" kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa". Nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói bịa, nói dối chỉ được xuất hiện vào ngày một tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Người đàn ông có nhiều vợ bé gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần"
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Phong thần", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi".
Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...
Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa". Dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng bắc qua kênh Tàu Hũ, nối quận 5 với quận 8, có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cái trụ gỗ cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "tay chơi" ra đời. Bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám". Trốn học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.

Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi".
Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc…

Để kết thúc, xin thêm vào vài từ lóng hiện đại cho có xưa có nay. Một tiếng lóng nghe đâu xuất phát từ nhà văn quá cố Nguyễn Tuân, thay cho  cụm từ rủ nhau (chứ không phải mời) đi ăn theo kiểu Mỹ - ai ăn nấy trả- của người Sài Gòn. Đó là cụm từ lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "Không - Ai - Mời - Ai". Ví dụ rủ nhau đi ăn phở KAMA, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai.
Cũng vậy, người bình dân Sài Gòn hiện nay chế ra cụm đi ăn chơi "Kampuchia" tức cùng đi ăn chơi nhưng khi tính tiền thì chia đều.

Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng lóng khá văn hoa. Chê một ai đó "chảnh", các cô nói hắn ta "lemon question" tức chanh hỏi = chảnh. Hoặc nửa Anh nửa Việt: No four = không bốn = vô tư = khỏi lo!

Lại có tiếng lóng lai Anh-Hoa khá thú vị: Đồng ý với ai đó chuyện gì, thay vì nói ok thì nói gà đen vì ô là đen còn kê là gà.


Lê Văn Sâm



//////

_________________________________NGHỆ SĨ TẤN TÀI




Tấn Tài : Vị hoàng đế có giọng ca liêu trai

LÊ PHƯỚC

Sân khấu cải lương thời hoàng kim đã tạo nên một phong trào “trăm hoa đua nở” với sự thành danh của nhiều nghệ sĩ bậc thầy. Cái đặc sắc nhất của các nghệ sĩ thuộc thế hệ này, là dù tất cả đều hay, đều nổi tiếng, đều được khán giả ái mộ, nhưng lạ thay, từ giọng ca đến phong cách biểu diễn, không ai trùng lắp với ai.



Đặc biệt là giọng ca, khi nghệ sĩ vừa cất giọng, dù chưa nhìn thấy mặt, thì người mộ điệu cũng lập tức biết ngay đó là giọng ca của nghệ sĩ nào. Trong những giọng ca đặc sắc đó có giọng ca liêu trai của “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài. Với giọng ca ngọt nhẹ và kiểu nhấn nhá rất đặc trưng, giọng ca Tấn Tài đã tạo được một trường phái ca cổ riêng trong làng sân khấu cải lương. Đến giờ phút này, giọng ca và lối ca của Tấn Tài vẫn thuộc hàng "độc bộ thiên hạ".
Nhà giáo mê nghiệp cầm ca
Nhắc đến Tấn Tài, trước tiên là nhắc đến một người có tâm hồn yêu cải lương tha thiết, đến mức mà bỏ cả nghề giáo để theo nghiệp cầm ca. Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sinh năm 1938 tại xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Cha mẹ ông làm nghề buôn bán. Sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp ở An Giang, ông ra làm thầy giáo dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu. Khi ấy, ông thường xuyên tham gia đờn ca tài tử. Sân chơi tài tử ấy đã làm cho ngọn lửa yêu cải lương ngày càng bùng lên dữ dội trong lòng nhà giáo trẻ. Thế là vào năm 1959, ông khăn gói lên Sài Gòn theo gánh hát. Gia đình đã nhiều lần đến bắt ông về, nhưng ông vẫn quyết chí theo đuổi nghiệp cải lương.
Trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, cái nghề ca hát dù được nổi danh, dù kiếm được nhiều tiền, nhưng vẫn còn phải hứng chịu cái quan niệm cổ hủ “Xướng ca vô loài”. Trong khi đó, thì từ bao đời nay, nhà giáo luôn được xã hội quí trọng dù nghèo khổ về bề vật chất. Thế mới thấy quyết định bỏ nghề giáo theo nghiệp cầm ca của Tấn Tài quả là một quyết định táo bạo, cho thấy cái lòng yêu cải lương của Tấn Tài mới mãnh liệt làm sao! Chẳng bao lâu khi rời quê lên Sài Gòn, nhà giáo trẻ ngày nào đã trở thành anh kép chánh Tấn Tài, được các đoàn cải lương và các hãng đĩa lớn săn đón, được khán giả mến mộ.


Anh kép không biết kén đào
Nghệ thuật cải lương có một điều kì diệu, đó là “cái duyên sân khấu”. Trong nghề hát ca, không phải nghệ sĩ tài năng nào cũng được nổi tiếng, cũng được mến mộ. Sự yêu ghét của khán giả dành cho một nghệ sĩ thật không thể lí giải được theo lô gích thông thường, mà khi một nghệ sĩ được thành công, tức được khán giả yêu mến thì người ta cho rằng nghệ sĩ đó “có duyên sân khấu” và “được tổ đãi”. Trên thực tế, có nhiều trường hợp nghệ sĩ có tài có sắc thật sự, nhưng rốt cuộc lại không được nổi danh bằng chị bằng em, đành phải chấp nhận số phận và tự nhủ là “tổ nghiệp không thương”, tức thiếu “cái duyên sân khấu”.
Bên cạnh đó, “cái duyên sân khấu” còn có thể được hiểu là “cái duyên đóng cặp” của một đôi nghệ sĩ trên sân khấu. Không phải đào kép nào đóng cặp cũng được khán giả đón nhận. Có khi cả đào lẫn kép đều là nghệ sĩ tài năng, nổi tiếng, nhưng “không có duyên diễn chung”, cho nên dù cố gắng đóng cặp cũng không tạo được dấu ấn trong lòng khán giả.
Về vấn đề này, có lẽ Tấn Tài là một trường hợp ngoại lệ bởi ông được mệnh danh là “Kép không kén vai nữ”. Năm 1964, Tấn Tài là kép chánh của đoàn Dạ Lý Hương bên cạnh Cải lương chi bảo Bạch Tuyết. Có thể nói đây là một trong những đôi bạn diễn thành công nhất của sân khấu cải lương, từ sự tương đồng về giọng ca, cách nhả chữ, đến nghệ thuật biểu diễn điêu luyện. Ngoài Bạch Tuyết, Tấn Tài còn đóng cặp thành công với nhiều nữ diễn viên cải lương gạo cội khác như Út Bạch Lan, Thanh Nga, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Mộng Tuyền, Mỹ Châu…
Không chỉ thành công trong các vở tuồng xã hội, mà Tấn Tài còn để đời với nhiều vai diễn kiếp hiệp đặc sắc. Có lẽ do xuất thân nhà giáo, nên cái nét chững chạc cũng đeo bám anh trên sân khấu. Tấn Tài có một lối diễn đơn giản mà chững chạc, diễn mà như không diễn, không quá ồn ào cũng không quá trầm lặng. Nói chung, anh diễn rất tiết độ với biểu hiện vừa đủ cho tâm trạng nhân vật. Cách diễn này tưởng dễ mà quá ra lại rất khó, bởi nó đòi hỏi người nghệ sĩ không được ỷ lại vào tài năng để hát cương, mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhân vật để điều tiết cách ca diễn cho vừa đủ. Lối diễn này có vẻ đang thiếu ở thế hệ nghệ sĩ cải lương hiện tại, bởi có người thì không chịu nhập vai nên cái tính “giả bộ”, cái tính “đóng cải lương” lộ rõ trên sân khấu, có người nhập vai nhưng lại thể hiện thái quá tâm lí nhân vật.
Trong vô số vở cải lương có Tấn Tài tham gia biểu diễn, có lẽ Chuyện Tình An Lộc Sơn là vở diễn minh chứng rõ ràng nhất cho đỉnh cao nghệ thuật ca diễn của Tấn Tài. Bên cạnh Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga trong vai Dương Quí Phi, Tấn Tài thể hiện vai An Lộc Sơn một cách xuất thần, cả về diễn xuất lẫn kỹ thuật ca. An Lộc Sơn của Tấn Tài là một vị võ tướng uy phong lẫm lẫm, nhưng khi yêu thì trở nên rất dịu dàng và yêu say đắm. Tấn Tài đã tạo ra một An Lộc Sơn rất lịch lãm trong tình yêu, nhưng cũng rất thiện chiến trên sa trường. Cách biểu diễn của Tấn Tài đã khiến cho người xem không thấy rằng An Lộc Sơn yêu Dương Quí Phi một cách mù quáng đến mức phải khởi binh tạo phản, mà là một An Lộc Sơn được khán giả cảm thông bởi vì đã sẵn sàng đánh đổi tất cả nhằm bảo vệ tình yêu chân thật của mình. Đến hiện tại, vai An Lộc Sơn của Tấn Tài vẫn chưa thấy có người thay thế xứng tầm.
Một giọng hát liêu trai
Nhắc đến Tấn Tài là nhắc đến một giọng ca “lạ”, và đến hiện tại giọng ca này vẫn thuộc loại “độc bộ thiên hạ”. Xuất thân là nhà giáo, nên ông rất nghiêm túc trong mọi việc. Mỗi nhân vật, mỗi lời ca ông đều tìm hiểu kỹ lưỡng, bởi thế ông biết nhấn nhá, luyến láy đúng nơi đúng chỗ, biết chọn “vuốt” những từ cần thiết để khơi dậy xúc cảm của khán giả.
Về mặt này, soạn giả Viễn Châu - danh cầm Bảy Bá nhận định: “Tấn Tài xuất thân là một nhà giáo nên cách ca và luyến láy của anh đầy tính văn học. Chính anh đã góp phần làm sang trọng thêm bài vọng cổ. Về kỹ thuật ca, người trong nghề nói vui với nhau rằng, Tấn Tài ca dường như muốn đùa giỡn với dàn đờn. Bởi người nghệ sĩ phải nắm vững niêm luật, cách chơi mới dám đùa giỡn với nhịp. Nghe anh Tấn Tài ca cứ tưởng anh sẽ bị rớt nhịp và dàn đờn sắp vớt anh, thế mà không bao giờ anh rớt. Nghe anh ca vọng cổ vì thế mà sướng trong sự cảm nhận, bởi chất nam tính trầm hùng, chất lãng mạn liêu trai như quyện chặt vào bài vọng cổ”.
Tấn Tài có một làn hơi rất riêng khiến người nghe không thể nhầm lẫn với bất kì giọng ca nào khác. Lối ca của Tấn Tài vừa ngọt, vừa cao, vừa nhẹ. Cái mà khán giả dễ nhận ra nhất ở Tấn Tài đó chính là cách ông “nhấn kéo dài”những chữ mang dấu sắc nói riêng và cách ông “vuốt” những chữ mang thanh trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) nói chung. Ông thả hơi cho những chữ này rất nhẹ và “mỏng như lá lúa”. Ví dụ như ba tiếng “Thái Chân ơi” mà ông ca trong vở Chuyện tình An Lộc Sơn, ông ca thành “Th…á…i....(thả hơi)…Chân ơi”. Tức thay vì ca liên tục ba chữ như những người khác, Tấn Tài kéo dài chữ “Thái” và ca liên tục hai chữ còn lại. Khi ông kéo dài, giữa chữ “Thái” và chữ “Chân” không đứt quãng hẳn, mà vẫn còn được kết nối bằng một làn hơi thật mỏng, và chính cái làn hơi thật mỏng này là nét rất riêng của Tấn Tài.
Hay như trong bài vọng cổ Hận Kinh Kha, trong câu thơ nói lối: “Tân khách muôn người lệ chứa chan”, Tấn Tài đã xử lí bằng cách ca kéo dài giữa hai chữ “chứa” và “chan”, khiến cho giữa hai chữ này chỉ còn tồn tại một làn hơi thật mỏng, thật nhẹ, và thật độc đáo. Hoặc như trong bài Bên rặng ô môi, đoạn vô vọng cổ câu một: “Bến nước năm xưa chỉ còn cội đa già chơ vơ rũ bóng”, Tấn Tài cũng vuốt mỏng hai chữ “Bến…..nước” thật ngọt ngào. Ngay cả trong lòng bản ca vọng cổ, Tấn tài cũng có cách vuốt rất nhẹ, rất mỏng, có thể nói là một kiểu vuốt “đứt dây đờn”.
Làn hơi mỏng đó kết hợp với giọng hát “nhẹ bổng” đã tạo thành một lối ca “rất mỏng” và “rất nhẹ”, mỏng và nhẹ đến mức mà nó có thể len lỏi một cách dễ dàng vào tận cùng sâu thẳm con tim người mộ điệu. Nghe Tấn Tài ca, ta không hề thấy người ca phải “ca ráng hơi”, mà ta lại có cảm giác là ông ca rất nhẹ nhàng, bởi vậy người nghe cũng tìm được cái cảm giác nhẹ nhàng, mới thật sự được “sướng cái lỗ tai”. Nghe Tấn Tài ca, ta có cảm giác như tiếng ca đang văng vẳng từ xa nhưng lại rất gần ở đâu đó, thật đúng là một giọng hát “liêu trai”.
Nhà giáo làng lên ngôi “Hoàng Đế”
Hồi những thập niên 60 của thế kỷ trước, giọng ca Tấn Tài đã làm khuynh đảo thị trường băng đĩa cổ nhạc ở Sài Gòn, nhiều hãng đĩa lớn tranh nhau mời Tấn Tài thu âm. Được biết, khi ấy mỗi ngày ông thu khoảng 5-6 bài, thù lao cho mỗi bài khi ấy tương đương một lượng vàng. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1975, ông đã thu âm khoảng 1 000 bài vọng cổ và chừng 500 trăm vở cải lương lớn nhỏ. Đó là một con số kỷ lục mà cho đến nay chưa có nghệ sỹ nào vượt qua. Thành quả nghệ thuật đó cũng chính là nguyên nhân để khán giả và báo giới Sài Gòn khi ấy phong tặng Tấn Tài danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa”.
Năm 1963, khi về cộng tác với đoàn Thủ Đô, với vai Điệp Nhứt Lang trong vở Cát Dung Phương Tử của soạn giả Thiếu Linh, Tấn Tài đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm ( cùng năm với các nghệ sỹ Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan), một giải thưởng danh giá nhất của sân khấu cải lương tính đến hiện tại. Năm 2011, trên bầu trời nghệ thuật cải lương Nam Bộ, một trong những ngôi sao sáng nhất đã vụt tắt khi nghệ sĩ Tấn Tài vĩnh biệt người mộ điệu ở tuổi 74.
Ông mất đi, nhưng để lại cho đời nhiều vai diễn ấn tượng, đặc biệt là một giọng hát liêu trai “độc nhất vô nhị”. Với tất cả những gì ông thể hiện trên sân khấu cải lương, nhất là trong các bài vọng cổ, ta có thể mạnh dạn nói rằng, Tấn Tài là một trong những giọng ca hàng đầu góp phần khẳng định rằng: “ca vọng cổ” không chỉ đơn giản là “ca”, mà đó là cả “một nghệ thuật có tính hàn lâm”.





*********


Hận Kinh Kha  
Tấn Tài




***********

Báo quan


BAYMOTTAMLAM
Báo quan



Phạm Thị Hoài

Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo, một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. 
Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam[1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.





Điều gì đang diễn ra ở đây?
Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.

Không có gì ở đây không khiến tôi dị ứng: Từ bức banner đúng dòng thẩm mĩ xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng [2] đến những phông chữ, co chữ và mầu sắc tung tóe [3]; từ những lỗi chính tả thản nhiên như cảnh sát giao thông ăn mãi lộ đến những hàng tít quát tháo; từ trình độ ngôn ngữ của những bài viết như thể tác giả vừa qua bình dân học vụ đến cung cách lập luận theo tinh thần hệ chuyên tu của Trường Đảng cao cấp… 

Nhưng những điều kể trên đều trở nên mờ nhạt trước sáng kiến truyền thông kinh hoàng của blog này: Tiêu diệt phương châm cốt tử của báo chí – tính khả tín của thông tin. 

Chưa nói đến chuẩn mực của báo chí chất lượng trong một nền báo chí tự do, rằng một thông tin chỉ có giá trị thông tin khi nó được xác nhận từ ít nhất hai nguồn độc lập nhau, Quan Làm báo loại trừ ý niệm nguồn thông tin khỏi hoạt động truyền thông. 

Nó không cung cấp thông tin mà truyền bá tin đồn. 

Những tin đồn hoàn toàn nặc danh, không thể kiểm chứng, không ai chịu trách nhiệm, thả nổi cho mọi phỏng đoán và suy diễn, được tung ra vô tội vạ bởi một chủ blog giấu mặt, đến nay không ai rõ là một người hay một nhóm người[4].

Song chính cái sáng kiến quái thai này lại là công cụ không thể thích hợp hơn để Quan Làm báo thực hiện cuộc tấn công ào ạt của mình vào một mục tiêu nổi bật: không phải bản thân chế độ và hệ thống hiện hành, không, mà chỉ riêng nhân vật được coi là giầu quyền lực nhất trong bộ máy chính quyền Việt Nam hiện tại, người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm được coi là nhóm lợi ích vây quanh ông, gồm cả con gái, con trai, gia đình vợ ông và những nhân vật đầy quyền hành khác trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là ngân hàng-tài chính… 

Trong cái tiệm thông tin sặc mùi đảo chính này, nơi kết tinh hai phẩm chất hàng đầu của chính báo chí nhà nước, lá cải và tuyên truyền, khách ghé thăm được thết những món lạ lùng sửng sốt mà cả đời mình chưa bao giờ hình dung là sẽ có ngày được thưởng thức. Triều đình cộng sản luôn là cái nồi chõ bịt kín, chỗ này trong nồi không biết chỗ kia sôi đến đâu, nên nghe hơi nồi chõ trở thành tập quán thông tin máu thịt, không chỉ của dân thường. 

Nhưng những chuyện ở kích thước như kế hoạch ám sát Chủ tịch nước, gia đình Thủ tướng chuẩn bị trốn chạy, con rể Thủ tướng bỏ của chạy lấy người, cuộc hôn nhân ma quỷ giữa tập đoàn quyền lực chính trị với các “sói Nga”, các bố già mafia, những vụ đi đêm quyền lợi khuynh đảo cả hệ thống quốc phòng và an ninh quốc gia… trên Quan Làm báo, dù thông điệp thường đầu voi mà nội dung đuôi chuột, gây ấn tượng rằng những thông tin ấy phải do người trong cuộc cung cấp, phải đúng không nhiều thì ít. Một lúc nào đó, câu hỏi đặt ra cho người đọc không phải là về tính xác thực của những thông tin ấy nữa[5], mà ai đứng đằng sau chúng, ai là kẻ giật dây. [6]


Ai? Bất luận đó là ai, hiện tượng Quan Làm báo không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam

Sự “thành công” dễ dàng và dễ dãi của trang tin này chỉ cho thấy một điều: người tiêu thụ thông tin đổ xô ra chợ giời và chấp nhận tất cả nguy cơ bị lừa ở đó, khi hệ thống mậu dịch quốc doanh không làm họ thỏa mãn, và nhất là khi thông tin quốc doanh lại chẳng kém đáng ngờ. [7] Chợ đen, chợ giời, chợ đuổi không thể là giải pháp mà báo chí Việt Nam khao khát. Sự tồn tại của chúng chỉ là câu trả lời đáng buồn của Việt Nam cho thời đại thông tin này.

Bất luận đó là ai, tôi không tin rằng một hay một nhóm kẻ giấu mặt có thể tác động tích cực đến một xã hội đầy ràng buộc và dường như bất lực trong những ràng buộc đó, như xã hội Việt Nam trong thời đại này. Để tác động tiêu cực thì giấu mặt dĩ nhiên là thượng sách.

Quan Làm báo từng trưng khẩu hiệu “Nhân dân Việt Nam muôn năm” trước khi thay bằng “Còn cái lai quần cũng chống tham nhũng” hiện tại. Tôi hơi ngạc nhiên. 

Lẽ ra khẩu hiệu của nó phải là “Vì đầy tớ của nhân dân phục vụ” mới hợp lý. 

Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?


© 2012 pro&contra

[1] Theo Alexa ngày 23.7.2012. Để so sánh, vị trí tại Việt Nam của Tia sáng: 6037, Boxitvn: 5643, Nguyễn Xuân Diện: 2930, Tuần Việt Nam: 2599, Nhân dân: 2580, Quê Choa: 1647, Trương Duy Nhất: 1356, Anh Ba Sàm: 1079, Quân đội Nhân dân: 845, Công an Nhân dân 400, Tuổi trẻ: 23, VnExpress: 5.

[2] Có thể tham khảo tranh cổ động cách mạng cũng được dùng làmbanner trên blog của cây bút chống phản động và diễn biến hòa bình trên báo Quân đội Nhân dân, thiếu tá Nguyễn Văn Minh.

[3] Cách đây không lâu, nền giao diện của Quan Làm báo được trang trí bằng những mầu loang lổ, theo phong cách mà tôi tạm gọi là “phồn thực xã hội chủ nghĩa”. Về phong cách này, xin trở lại trong một dịp khác.

[4] Một nhà báo được coi là có nhiều liên lạc với giới an ninh Việt Nam, bà Hồ Thu Hồng, vừa tiết lộ trên blog của mình rằng người “sản xuất nội dung trang Quan Làm báo” là ông Phạm Chí Dũng, người vừa bị bắt ngày 17.07.2012 vì “hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“. Song chất lượng thảm hại của các bài viết trên Quan Làm báo cho thấy nó không thể là sản phẩm từ ngòi bút của chính ông Phạm Chí Dũng ấy, một nhà văn và nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm đã xuất bản, và đồng thời lại là tác giả có bút danh Viết Lê Quân trên các báo Doanh nhân Sài Gòn, Tuần Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam  Tầm nhìn (việctrang báo có tiếng là cởi mở này bị đình bản gần như ngay sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt có phải là ngẫu nhiên không?), với nhiều bài chính luận vượt hẳn lên phong cảnh bằng phẳng của báo chí Việt Nam hiện tại.

[5] Tuy nghiệp vụ báo chí của Quan Làm báo hết sức thô sơ, nhưng sự láu cá của nó lại thuần thục. Nó biết trộn tài tình những thông tin nặc danh vào những thông tin đăng lại từ báo chí chính thống để đánh bạt sự bán tín bán nghi của người đọc và củng cố những phỏng đoán theo chiều hướng mà nó muốn đạt được. Hiện nay, đó là phỏng đoán về một cuộc thanh trừng nội bộ trên tầng cao nhất của bộ máy quyền lực Việt Nam, giữa “phe tham nhũng” mà Quan Làm báo chỉ mặt gọi tên, và “phe chỉnh đốn” được nó quan tâm lo lắng.

[6] Ở điểm này và với Quan Làm báo, có vẻ như Việt Nam cũng đang dần tiến vào giai đoạn các tập đoàn quyền lực thuộc giới đầu sỏ kinh tế-chính trị lũng đoạn truyền thông như tại Nga hiện thời.

[7] Trong một bài viết gần đây trên blog của mình, ông Alan Phan, một chuyên gia độc lập về kinh tế tài chính, cho biết ông “có cảm giác là các quan chức và chuyên gia Việt Nam cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý“, trong khi những tin đồn trên mạng thì không được xác nhận hay bác bỏ thẳng thắn.


Xem ra di họa còn dài…



Xem ra di họa còn dài…

Dr. Nikonian








 Nghề y là một nghề khắc nghiệt, vì những sai lầm của nó nhiều khi là vô phương cứu vãn, không thể sửa chữa được. Chương trình đào tạo y khoa, nếu so với các trường đại học khác, có thể gấp hai đến ba lần, nếu chỉ tính theo thời lượng và khối lượng kiến thức phải hấp thu: sáng thực tập bệnh viện, chiều lên giảng đường nghe giảng, tối phải thức trắng đêm trực bệnh viện. Đó là chưa kể, kiến thức y khoa tiến bộ như vũ bão, tính trung bình sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 50 năm.

Một thầy thuốc thiếu mẫn tiệp và dư lười nhác sẽ mau chóng lạc hậu, thậm chí trở thành nguy hiểm, nếu không chịu rèn luyện thói quen cập nhật kiến thức chuyên ngành của mình trong một rừng những khuyến cáo, cập nhật về chẩn đoán, điều trị.

Hiểu như vậy, không ai ngạc nhiên nếu thấy cuộc sàng lọc để có một ghế sinh viên trường thuốc là vô cùng cam go và khắc nghiệt. Cuộc sàng lọc này chỉ dành chỗ cho những học sinh ưu tú nhất, xuất sắc nhất về trí lực và thể lực để có thể kham nổi một chương trình học cực kỳ nặng nề. Nhiều sinh viên y khoa đã phải đánh mất những thú vui rất thường tình của tuổi trẻ để ép mình kham khổ như nhà tu trong những năm tháng dùi mài ở trường y.

Cũng dễ hiểu không kém, khi người ta thấy đa phần những sinh viên y khoa ưu tú, đều có lai lịch na ná giống nhau. Hoặc xuất thân từ những địa phương có truyền thống học hành. Hoặc lớn lên trong một gia đình khoa bảng, trí thức. Quan trọng hơn hết, họ phải là những người xuất sắc nhất, là người có chỉ số thông minh không tồi, đoạt được số điểm cao nhất trong kỳ thi vượt vũ môn vào trường y, cũng khó khăn vào hạng nhất này.

Những cái nhất đó là việc thường tình ở thời Đại Học Y khoa Sài gòn cũ, hay ở rất nhiều quốc gia khác.

Trừ xứ mình!

Vâng, trừ xứ mình với những chính sách tuyển sinh không giống ai, thậm chí quái gở!
Rất nhiều người vẫn chưa quên chính sách tuyển sinh theo lý lịch ở những năm đầu sau 1975. Theo đó, một cậu học sinh có lý lịch tốt, nhóm 1- sẽ dễ dàng đoạt được một suất vào trường y với điểm 9 cho tổng cộng ba môn thi. Ngược lại, một em cháu nào đó kém may mắn, có cha anh là “sĩ quan ngụy”, đành ôm hận về sửa xe đạp vỉa hè cho dù điểm thi là 23-24 điểm.

Chính sách tuyển sinh ngày ấy đã góp phần “mang Việt Nam ra toàn thế giới”, bằng cách gián tiếp đẩy khá nhiều thanh niên Việt Nam ưu tú nhưng thất thời lên thuyền vượt biên, chỉ với một mục tiêu đơn giản: tìm một ghế trên giảng đường đại học, thay cho những cánh cửa đã đóng chặt trên chính quê hương mình. Nhiều người trong họ bỏ xác trên biển, nhưng cũng nhiều người thành danh, làm rạng rỡ quê hương trên xứ người.

Vì kiến thức y khoa không phải là hoa trái tự rụng vào đầu, vì học y hoàn toàn không dễ như lấy đồ trong túi, không ai ngạc nhiên khi thấy các sĩ tử 3-môn-9-điểm hoàn thành chương trình bác sĩ vô cùng chật vật. Lưu ban, thi lại, đậu vớt… cũng chẳng hề gì. Vì ở xứ mình, vào được là ra được! Trường nào cũng thế, cứ gì trường y?
Nhưng sự ưu tiên không dừng lại ở đó. Sau khi ra trường, với lý lịch dày dặn và những quan hệ sẵn có, những “hạt giống” này dễ dàng kiếm được một chỗ làm tốt trong những bệnh viện lớn. Các học bổng đào tạo sau Đại học cũng dành rất nhiều ưu ái cho họ.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, ta thấy họ đã là giáo sư, tiến sĩ, chủ nhiệm bộ môn, đầu ngành… với rất nhiều học vị mà dân trong nghề khi nghe đến chỉ biết lắc đầu cười nhẹ.
Chuyện xưa kể lại, tưởng đã không còn, lại giật mình kinh hãi khi đọc báo thấy vẫn y nguyên. Người ta gọi đó là “chính sách đào tạo theo hợp đồng”. Theo đó, người ta dành 50% (300 trên 600 thí sinh) để đào tạo bác sĩ y khoa cho một số tỉnh XYZ nào đó.

Dĩ nhiên, những thí sinh này sẽ được một số điểm ưu tiên, đến nỗi phải đánh rớt những học sinh ưu tú đạt 26 điểm nhưng vẫn không đậu vì ngoài diện ưu ái nói trên.

Dĩ nhiên, không có sự ưu tiên nào là miễn phí!

Dĩ nhiên, con cái dân đen không phải là đối tượng ưu tiên!

Dĩ nhiên, không phải nhờ ưu tiên mà người ta có thể trở thành một bác sĩ tử tế! Mặc dù có thể trở thành những “chuyên gia đầu ngành” như việc đã xảy ra với các ưu tiên lý lịch nhóm 1 năm nào.

Cái họa áo trắng bắt nguồn từ chủ nghĩa lý lịch năm xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết hết. Nay thầy được ưu tiên lý lịch, trò được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả là một “cặp đôi hoàn hảo” mà sản phẩm đầu ra như thế nào, không nói thì ai ai cũng biết!

Xem ra di họa còn dài…


Lại phải thêm một câu cũ rích vào cuối bài: Không phải tất cả! Vẫn có một thiểu số, tuy là GS- TS, nhưng xứng đáng được đồng nghiệp và bệnh nhân kính trọng về sự uyên bác, thông thái và đức độ của họ.




Ai định hướng thẩm mỹ độc giả?



Ai định hướng thẩm mỹ độc giả?  

http://sgtt.vn/Van-hoa/167312/Ai-dinh-huong-tham-my-doc-gia.html



SGTT.VN - Cuối tháng 6, tại viện Văn học Việt Nam, toạ đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” được tổ chức. Sáng 8.8, tại hội trường hội Nhà văn Việt Nam diễn ra hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”. Hai ngày sau, tại trụ sở hội Nhà văn Việt Nam, hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” được tổ chức. Ba cuộc hội thảo cấp tập trong chưa đầy tháng rưỡi sẽ là tín hiệu đáng mừng, nếu các hội thảo, toạ đàm kia khai vỡ hay giải quyết được các nan đề bức xúc của văn học và xã hội hôm nay.  

Chỉn chu và khoa học, nhưng hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” chưa thực sự dấn thân vào thực tiễn đời sống văn học dịch, như vế sau của tên gọi hội thảo đòi hỏi. Người ta có thể đặt câu hỏi: trước “thảm hoạ dịch thuật” bị khám phá và mổ xẻ từ đầu năm bởi báo mạng ở hải ngoại để cuối cùng dẫn đến việc thu hồi sách của công ty Nhã Nam, hội đồng Văn học dịch của hội Nhà văn Việt Nam ở đâu? Và ngay tại hội thảo này, đâu là tham luận đưa vấn đề còn nóng hổi đó ra phân tích, mổ xẻ?  

Trước đó, cuộc toạ đàm khoa học “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” được tổ chức tại viện Văn học Việt Nam, một viện mang tính “hàn lâm” nhất, đã xảy ra nhiều bão tố trên thông tin mạng toàn cầu. Bởi hầu hết ba mươi tham luận đều tập trung vào vế thứ hai: “Nguyễn Quang Thiều”, mà bỏ quên hay chỉ bàn một cách rất sơ sài vế thứ nhất – “Thơ Việt Nam hiện đại”.  Muốn đánh giá nghiêm túc đóng góp của một tác giả, cần phải có cái nhìn toàn cảnh nền văn học đó. 
Gần 40 năm sau khi đất nước thống nhất, nền thơ hiện đại Việt Nam chưa nhận được đặc ân kia. Chỉ khi nào nhà phê bình có cái nhìn toàn cảnh tiến trình phát triển thơ Việt: từ “lịch đại” sang “đồng đại”, trước và sau 1975, Bắc lẫn Nam, trong nước và hải ngoại, chính thống và phi chính thống… thì mới hy vọng có được sự đánh giá công bằng. 
Ở toạ đàm, chưa có tham luận nào làm được thao tác quan trọng đó. Sự cách tân thơ Việt, về “lịch đại” không thể không kể đến nhóm Nhân văn – Giai phẩm ở miền Bắc và nhóm Sáng tạo ở miền Nam trong thập niên 50 thế kỷ trước. Về “đồng đại” (cùng thời với Nguyễn Quang Thiều), bao nhiêu tên tuổi: Dư Thị Hoàn, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Lê Mạnh Tuấn, Trần Tiến Dũng, Đặng Huy Giang, Trần Quang Quý, Nguyễn Bình Phương, Trần Hữu Dũng... tham dự vào công cuộc làm mới thơ Việt. 
Vài tham luận có đề cập đến nhóm và các khuôn mặt kia, nhưng chưa lộ bày bản chất của sự thể. Cho nên, khi “đổ” hết tính mở đường cách tân thơ Việt cho Nguyễn Quang Thiều với mênh mông lời tán tụng, cuộc toạ đàm đã mời gọi những phản ứng quyết liệt từ công luận. 
Qua đó, vô tình tạo cơ hội cho vài cư dân mạng mở trận đánh phá vô tội vạ vào chính bản thân nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. 

Sau tọa đàm khoa học, chưa có một tổng luận khả tín nào được đưa ra. Công luận càng thêm hồ nghi về tính khoa học cũng như khoảng tối của toạ đàm khoa học này.  

Cuối cùng là hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử”. Hiện tượng thi sĩ trong “phút linh” có thể viết như thần nhập, như lên đồng, là hiện tượng thật. Cả khi tập thơ Thi vân Yên Tử được dịch ra vài ngoại ngữ và được “gửi đi dự giải Nobel Văn chương”, cũng ít ai lấy làm ngạc nhiên. Sự thể mấy thi sĩ tự huyễn về sự vĩ đại của mình cũng chẳng phải là chuyện mới. 
Chỉ khi hiện tượng kia được tạp chí Nhà văn – hội Nhà văn Việt Nam đứng ra tổ chức hội thảo thì mới có chuyện, bởi hội Nhà văn Việt Nam vốn được xem là cơ quan bảo chứng cao nhất, uy tín nhất về chất lượng văn chương. 

Ở mặt này, tập thơ Thi vân Yên Tử có gì? Tuyệt đối không có gì cả. Thể thơ cũ đã đành. Thi ảnh – không mới. Ngôn từ – sáo rỗng. Tứ thơ – nhàm cũ… 

Câu hỏi đặt ra là: tại sao hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội thảo cho loại thơ kém chất lượng kia ngay hội trường của mình?  
Ai có thể trả lời? 
Hay nói bằng một mệnh đề quen thuộc hay rỉ rả trên các phương tiện thông tin đại chúng đến thành sáo mòn mấy chục năm qua, “ai là người định hướng thẩm mỹ độc giả”?  


INRASARA (PHÚ TRẠM)



////////