NGUIỄN NGU Í


 NGUIỄN NGU Í (1921-1979) : Thơ điên Ngu Í


Đỗ Hồng Ngọc



Tập “QÊ HUONG” do Nguiễn Ngu Í  thực hiện năm 1969,
được coi là một “kỳ thư” qua Lời giới thiêu của Nguyễn Hiến Lê.


Nhiều người biết đến ông như một nhà báo, Nguiễn Ngu Í, một “cí jả kông chuiên ngiệb” (ký giả không chuyên nghiệp, theo danh thiếp của ông) như ông tự nhận với loạt bài phỏng vấn văn nghệ sĩ rất tài hoa trên tạp chí Bách Khoa; nhiều người biết đến ông như một nhà giáo dạy văn, dạy sử ở nhiều trường tư thục Sài Gòn, nhưng ông, trước hết là một nhà thơ, một người làm thơ đặc biệt hơn bất cứ một người làm thơ nào khác: thơ điên. Thơ ông là cuộc đời riêng ông. Có khi là một tiếng thét uất hận, có khi là một tiếng lòng thổn thức, có khi là nỗi hờn căm, khi khác lại là những tiếng hát dịu dàng âu yếm thiết tha tùy lúc bài thơ được viết giữa các cơn điên hay trong cơn điên, giữa những ngày tháng nằm vùi trong Bệnh viện tâm thần Chợ Quán hay Dưỡng trí viện Biên Hòa.

Cũng viết về trăng, nhưng là Trăng của ông, năm 19 tuổi, một đêm trong nhà thương điên Chợ Quán:

Ta sẽ đánh đầu ta
Vào mặt Trăng bơ sữa
Thì Trăng ơi, em sẽ ngã ngữa tan tành.
Rồi ta nuốt
Mảnh của Trăng vào ruột
Rồi tống ra
Khỏi cơ thể ta mà…
(Van Trăng, 1940)

Ông viết về cái màu trắng, màu của Bệnh viện vẫn luôn ám ảnh ông:

Nhưng mà lạ quá, ôi là lạ
Ngó phía nào đây Trắng cũng theo
Trắng phủ vây tôi, tôi sợ quá
Làm sao trốn Trắng, hỡi người ôi!
(Trắng, 1940)

Hết Chợ Quán tới Biên Hòa, hết vào rồi lại ra, giữa các đợt lên cơn như vậy, ông sống như một người mộng du, đi trên mặt đất mà như đi trên tường cao, trên mái ngói, nghiêng nghiêng, lảo đảo, lênh khênh, lãng đãng… Ông thân thiết với với tất cả các bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện tâm thần, của Dưỡng trí viện:

Cũng tưởng một đi không trở lại
Nào ngờ duyên nợ lại dằng dai
Bỗng nhiên sực tỉnh nằm trong “khám”
Khám của lòng ai, ai của ai…
(Bài thơ tái ngộ Dưỡng trí viện, 1966)

Vâng, ông là một người điên, một người điên thứ thiệt, không phải là người giả điên của buổi nhiễu nhương thường thấy, nên ngay trong thời gian nằm ở Dưỡng trí viện Biên Hòa, ông đã cùng những người đồng bệnh ra một tập thơ có tên là “Thơ điên thứ thiệt” (1970), trong đó có Bùi Giáng cùng nhiều “bạn điên” khác của ông. Một tập thơ rất độc đáo, lạ lùng.

Trong một bài thơ ông viết:

Ta đi lang thang
Ta nói tàng tang
Ta cười nghinh ngang
Ta chửi đàng hoàng
(Bài thơ tự giết, 1966)

”Chửi đàng hoàng” quả không phải là chuyện dễ, nhưng với ông thì ông làm được. Nhưng chửi ai? ”Chửi cả và thiên hạ, trong đó có mình”, đó là cái tựa của một bài thơ khác của ông.

Nhưng tại sao điên? Dĩ nhiên là có một số tế bào thần kinh nào đó bị rối loạn, bị xáo trộn, nhưng điều đó không quan trọng, điều quan trọng là cái lòng ông, cái chí ông, cái tình ông đối với cõi đời, với con người, với quê hương và đất nước, với gia đình, bè bạn, anh em… Cái tình đó vĩ đại quá, bao la quá, nên không nhốt được trong những sợi dây thần kinh chật hẹp bình thường của một kiếp người.

Chẳng hạn, có lúc tỉnh táo, ông viết:

Kiếp sau xin cứ làm người
Còn bao nhiêu việc trên đời, còn bao…
(Kiếp sau, 1947)

Ông làm câu đối cho cha mình, ông Giáo Hoàn, người đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục:

Mắt mở, đã thấy xiềng nô lệ
Hồn đi, còn mơ gió tự do
(Thầy, 1953)

Rồi khi ông dạy sử, ông viết:

Ba trăm quyển sử to dày
Cũng không sánh được một ngày tự do
(Học và hành, 1955)

Ông viết cho mẹ, có lẽ đây là bài thơ viết về mẹ cảm động nhất ở một người con điên:

Má ơi, con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi
(Má, 1950)

Năm 1960, trong chuyến về quê cải táng mộ cho song thân, đến Nước Nhỉ, khi nằm nghỉ dưới những tán cây dứa đầy gai nhọn, bên cạnh đống gạch đổ vụn, ông viết một bài thơ nhớ về những người bạn thuở thiếu thời của mình ở quê hương ”Núi Cú Hòn Bà”:

Nằm đây mà ngó lên trời
Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa
Nằm đây mà nhớ mơ hồ
Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu?


Đó là lúc ông đã vào tuổi bốn mươi. Rồi khi đến Ngãnh Tam Tân, nơi quê ngoại của ông, nơi ông đặt sẵn ngôi mộ cho chính mình, ông cảm khái nhìn ra biển xanh, núi biếc, với những hàng dương vi vút gió:

Em có đến… mà không anh đón tiếp
Cát mịn này sẽ mơn trớn gót chân em
Em có đến mà anh không đứng đợi
Biển khơi này sẽ thỏ thẻ chuyện đời anh


Phải rồi, cái quê hương nhỏ bé đó của ông, quê hương Núi Cú Hòn Bà (nay là Lagi- Hàm Tân), nơi mà từ thuở đôi mươi ông đã mang những lý tưởng độc lập tự do về gieo mầm ánh sáng, ông đã không bao giờ quên, mà những người thân yêu ở nơi chốn heo hút đó cũng đã không bao giờ quên ông.

Có một bài thơ khác của ông mà nhiều người cùng quê không mấy ai không nhớ:

Nhè nhẹ sương bông ôm núi lịm
Êm đềm cây cỏ đắm trong mơ
Tiếng chuông đâu bỗng run lòng đá
Ngó xuống trần ai, thấy: mịt mờ
(Từ chùa Núi Cú nhìn xuống Hòn Bà, 1964)

Thơ của ông có thể người ta thích, có thể người ta không thích, nhưng đọc thơ ông bao giờ cũng có một cảm giác rờn rợn. Ông làm thơ rất nhanh, thơ như tự túa ra, ứa ra, nhiều bài sần sùi đọc cứ nghe ấm ách nhưng có những bài mượt như nhung. Đọc thơ ông mà hiểu ông thì thấy thương, thương một con người có chí, có lòng mà không sao đạt được những ước nguyện. Rồi thôi, rồi thành tro bụi như hai câu thơ viết sẵn cho đời mình:

Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi

Ông và tôi có tình ruột rà. Mẹ tôi và ông là hai chị em con cô cậu ruột. Có lần ông nói hồi tôi mới sinh, ông đã đưa võng và đọc thơ cho tôi nghe! Có lẽ vì vậy mà khi lớn lên, được sống gần gũi ông, tôi luôn được ông sẻ chia những bài thơ, bài văn ông mới viết cùng biết bao chuyện tâm tình không thể ngỏ cùng ai. Nhiều bài thơ ông chép vội trên mảnh giấy gói đồ, phong bì, bao thuốc lá… Nhiều đêm ông lên cơn, đến đập cửa nhà tôi lúc hai ba giờ sáng, đọc thơ cho tôi nghe rồi chửi ”cả và thiên hạ”. Sau đó ông tắm táp, ăn uống chút gì đó rồi khệ nệ ôm một chồng sách ra đi. Trời can cũng không nổi! Hỏi đi đâu, ông nói không biết. Rồi có hôm nghe ông nằm giữa xa lộ Biên Hòa cho xe Mỹ cán, họ bắt ông chở thẳng vào Dưỡng trí viện, hôm khác lại nghe ông bắt đom đóm bọc trong khăn tay làm đèn đi giữa giờ giới nghiêm trong rừng cao su, cũng lại bị bắt đưa vào bệnh viện. Có lần tôi đến thăm ông trong Dưỡng trí viện, thấy ông ngủ say như chết, đưa mấy ngón chân giao chỉ to bè ra ngoáy xoắn vào nhau như tìm hơi ấm, tôi vẽ ngay một bức ký họa, ông thích lắm nhưng đã làm mất tiêu. Có lần tôi đưa ông vào bệnh viện Chợ Quán, người ta làm sốc điện cho ông, ông giựt đùng đùng như con cá nằm trên thớt. Sau đó ông bất tỉnh, xụi lơ, tay chân quặt quẹo, sùi bọt mép… Rồi khi tỉnh dậy, ông lại làm những bài thơ quái dị, nhiều bài rất hay.

Đọc thơ ông mà thương cho một kiếp người tài hoa, bất đắc chí./.

Nhạc TRỊNH




ANH KHANH : "Nhạc Trịnh ảnh hưởng xấu đến thần kinh người nghe."



"Những gì tôi nói ra đây không có ý hạ bệ ông Trịnh Công Sơn, mà chỉ đánh giá lại giá trị thực của sự sùng bái về ông và chia sẻ một góc nhìn khác mà thôi! Trịnh là một tài năng, một triết gia, một thiên tài âm nhạc hay một nhân vật quảng cáo miễn phí cho các hãng thuốc lá???… điều này rốt cuộc cũng không quan trọng lắm. Nhưng thiết nghĩ, những tư tưởng và giai điệu ủy mị kiểu Trịnh có đáng để "thờ” hay không? Sự sùng bái thiếu tư duy của một bộ phận, đôi khi là một áp đặt vô hình cho con em chúng ta, đám trẻ như bị dẫn đường về những gì mà ông Trịnh viết ra là chân lý, là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam?…


Đó chính là lời nhận xét của đạo diễn "quái chiêu" Đoàn Quang Anh Khanh về âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Yêu nhạc Trịnh - điều đó không có gì đáng ngạc nhiên bởi đến thế giới cũng phải ngưỡng mộ tài năng của người nghệ sỹ ấy. Không thích nhạc Trịnh - điều đó cũng chẳng ảnh hưởng đến ai và cũng chẳng ai đánh giá bạn là người không biết thưởng thức âm nhạc. Nhưng lớn tiếng nói nhạc Trịnh ảnh hưởng xấu đến thần kinh người nghe thì cũng cần phải cân nhắc lại.
Đó chính là kết luận của một vị đạo diễn cũng khá nổi trong làng phim ảnh Việt. Anh cũng đưa ra những lý lẽ cụ thể để chứng minh cho điều mình đúc kết được. Nói đến Đoàn Quang Anh Khanh hay Anh Khanh thì trong làng giải trí chẳng ai xa lạ gì. Vì cái tên này từng gây ra nhiều vụ nổi đình đám. Hơn thế nữa, đây cũng là một con người có thể nói là rất “lập dị” nhưng đa năng (đạo diễn sân khấu, bầu show ca sỹ và nhạc sỹ).


Mới đây, trong một bài viết trên báo, vị đạo diễn này đã đưa ra nhiều luận điểm, chứng cứ để kết luận rằng nhạc Trịnh làm con người ta an phận, nhu nhược.
"...Thử mà xem, không có một thứ âm nhạc nào trên thế giới mà cứ sầu, bại, sụi… như ở ta đây. Mà cây cổ thụ trong khoảnh vườn âm nhạc buồn bã này không ai khác chính là Trịnh Công Sơn – thiên tài âm nhạc của biết bao nhiêu con người yếu đuối. Với tư tưởng hẹp hòi ích kỷ, không biết yêu cuộc sống, nên luôn cổ súy cho những lời ca do ông viết ra..."
"...Nghe những ca từ của Trịnh là muốn đi ngủ rồi còn tinh thần đâu nữa mà sống..."
"Hãy tưởng tượng, một thanh niên 20 tuổi mà nghe và yêu cái kho nhạc với những tư tưởng kiểu Trịnh, thì thanh niên đó sẽ hình thành nhân cách như thế nào?Thế giới quan và nhân sinh quan của thanh niên đó ra làm sao? Trước khi đi học hay đi làm mà được nghe "…Người nằm co như loài thú khi mùa đông về. Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình… Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây. Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này…? (Phúc âm buồn) thì còn nhuệ khí đâu nữa mà đi làm, mà đi học?"
"Thật tình mà nói, Trịnh Công Sơn thần thánh hay thiên tài âm nhạc kiểu gì, mà từ ngày tôi có trí khôn đến nay, tôi chẳng thấy nước nào trên thế giới mà tôn vinh âm nhạc của ông cả! Nếu không tin cứ thử vào google sợt tên Trịnh Công Sơn mà xem, chẳng có trang nước ngoài nào nói về Trịnh cả, chỉ một album Da Vàng bán khá chạy ở Nhật trước năm 75 (đây là một ghi nhận).



Trịnh là một tài năng, một triết gia, một thiên tài âm nhạc hay một nhân vật quảng cáo miễn phí cho các hãng thuốc lá???… - Ảnh DL tự thêm vào.

Nhưng theo tôi, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài năng thì đúng hơn (chỉ của riêng Việt Nam mà thôi)… Chứ chẳng phải triết gia hay thánh nhân gì cả, những tư tưởng của ông được thể hiện trong âm nhạc là những tư tưởng góp nhặt nửa vời trong các tôn giáo mà có... Trên thực tế, ở nước ta không thiếu những nhạc sĩ tài hoa mà phải sùng bái cá nhân như vậy?! Thử lược lại, mổ xẻ mà xem, chúng ta đáng tự hào vì có rất nhiều nhạc sĩ viết tốt về cả giai điệu lẫn ca từ, và chắc chắn tư tưởng thì thoáng đãng và trượng phu hơn bác Trịnh nhiều…"
"Những gì tôi nói ra đây không có ý hạ bệ ông Trịnh Công Sơn, mà chỉ đánh giá lại giá trị thực của sự sùng bái về ông và chia sẻ một góc nhìn khác mà thôi! Trịnh là một tài năng, một triết gia, một thiên tài âm nhạc hay một nhân vật quảng cáo miễn phí cho các hãng thuốc lá???… điều này rốt cuộc cũng không quan trọng lắm. Nhưng thiết nghĩ, những tư tưởng và giai điệu ủy mị kiểu Trịnh có đáng để "thờ” hay không? Sự sùng bái thiếu tư duy của một bộ phận, đôi khi là một áp đặt vô hình cho con em chúng ta, đám trẻ như bị dẫn đường về những gì mà ông Trịnh viết ra là chân lý, là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam?…
Tính hệ lụy của nó làm góp phần tạo nên thói quen lười tư duy, không dám phản biện trong giới trẻ… và dần dần hình thành một thói quen đặc trưng, ăn sâu vào con em chúng ta là chết… Bởi vì thói quen này sẽ tạo ra một kiểu người an phận, hèn, nhu nhược...! Tôi cũng chỉ muốn nói lên chính kiến của mình để mong có nhiều góc nhìn cho mọi người, cho xã hội ngày càng có nhiều người dám nói lên chính kiến của mình, để xây dựng xã hội của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn…
Chúng ta nên nghe những gu âm nhạc hoan hỉ, giai điệu tươi sáng hơn… và mong lắm đất nước ta ngày một đẹp hơn, giới trẻ luôn tư duy và hiểu biết thật sự… sự thật về chân thiện mỹ, chứ đừng để ba đám mồm mép, ba hoa, ba phải mị mãi, và mong lắm sớm không còn thấy cảnh "…Những mặt đường nằm câm, những mặt người buồn tênh. Sóng đong đưa linh hồn, đám rong rêu xếp hàng…(như những dòng người đang bị kẹt xe)…”
Thùy Dương

9.000 giáo sư, phó giáo sư để làm gì?




9.000 giáo sư, phó giáo sư để làm gì?


sausaukoko

Tạ Phong Tần

Tuổi Trẻ (15/11/2010) giật tít ngay trang nhất: “Việt Nam đã có 9.000 giáo sư, phó giáo sư”, nội dung bản tin như sau: “Sáng 14-11 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao chứng nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 578 người.
Trong số trên 900 hồ sơ đăng ký xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2010, có 71 người được công nhận GS và 507 người được công nhận PGS.
So với năm trước, số GS, PGS thuộc các đơn vị ngoài trường, viện nghiên cứu tăng hơn; có 19,9% GS, PGS là nữ, có hai GS và bốn PGS là người dân tộc thiểu số. PGS trẻ nhất là Diệp Công Thành, 32 tuổi, ngành cơ học Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, GS trẻ nhất là Phạm Quang Trung, 46 tuổi, ngành kinh tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Như vậy với 578 GS, PGS lần này, cả nước hiện có 9.000 GS và PGS kể từ năm 1945 đến nay”.
Ai cũng biết xã hội tiến bộ và phát triển nhờ vào tầng lớp trí thức, khoa học. Nước ta là nước nghèo, lạc hậu, nay có số lượng GS, PGS nhiều đến như thế thì quả là một tin vui. Nhưng đàng sau con số 9.000 lại thấy có gì đó không bình thường.
Xứ tui có một di tích văn hóa- lịch sử độc đáo mà cả nước không có, đó là chiếc đồng hồ đá của Bác vật Lưu Văn Lang (còn gọi là Bác vật Lang, Bác vật tương đương với chức danh kỹ sư bây giờ, chưa đến mức Giáo sư, Phó Giáo sư). Ông Bác vật Lang là người Việt Nam du học sang Pháp rồi trở về Việt Nam làm việc, tuy không sanh ra ở Bạc Liêu nhưng thân sinh ông và ông có thời gian lập nghiệp sinh sống ở nơi này. Người dân Bạc Liêu tự hào về ông Bác vật Lang và chiếc đồng hồ đá lắm. Nó là bằng chứng hùng hồn chứng minh với người xứ khác rằng dân Bạc Liêu không chỉ biết đi rừng, đi biển, “mần guộng”, uống rượu “đế mắt mèo” không say, ca vọng cổ thiệt là mùi… mà còn biết phát minh khoa học để đời.

Nghe nói, khi ông Bác vật Lang về Bạc Liêu, thời đó đồng hồ hiếm lắm, nhà giàu mới sắm được đồng hồ quả quít đeo tòn teng bằng sợi dây chuyền vàng để… khoe của hơn là coi giờ. Vì vậy, mà có nhiều sự “trớt he” giữa người dân và “người nhà nước”. Để giúp cho hai bên khỏi hiểu lầm nhau, ông bèn xây tặng một cái đồng hồ đá ngay trong sân Tòa hành chánh của nhà nước bảo hộ Pháp (nay thuộc khuôn viên sân trường Đại học Bạc Liêu) để cho viên chức nhà nước và dân chúng cùng xài chung. Trừ những ngày mưa, trời có nắng đồng hồ chạy cực kỳ chính xác và vẫn chính xác cho đến ngày nay. Thật đáng khâm phục tài năng và tinh thần đem khoa học phục vụ cộng đồng của ông Bác vật Lang.
Từ năm 1990, tức là từ khi tôi biết đọc và nghiền ngẫm kỹ từng tờ báo trong nước cho đến nay, nếu tôi nhớ không lầm thì “báo ta” thường đăng bài về các phát minh đủ loại máy móc phục vụ nông nghiệp của mấy nhà “pha học tay ngang” nông dân, được nông dân nhiệt liệt hoan hô và đặt mua máy ào ào, sản xuất không kịp bán; nhưng hiếm khi thấy có vị GS, PGS công bố công trình khoa học gây sự chú ý và đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Nếu có thì đọc qua rồi một thời gian tui cũng quên béng không biết họ phát minh ra cái gì bởi lẽ nó xa vời, mông lung quá.
Nói túm lại là nhà khoa học hay GS, PGS gì đó chỉ được người ta nhớ tên tuổi, tôn trọng, quý mến khi GS, PGS ấy có công trình khoa học phục vụ được lợi ích thiết thực cho người dân.
Cũng theo Tuổi Trẻ cùng ngày, nước ta là nước chuyên sản xuất muối, muối trong nước dư thừa nhưng vẫn nhập, ông Phạm Ngọc Thảnh (chuyên viên cao cấp Cục Hóa chất, Bộ Công thương) cho biết nhu cầu muối năm 2010 là 454.000 tấn (sản xuất hóa chất 240.000 tấn và sản xuất, chế biến thực phẩm, hải sản 214.000 tấn) thì mua trong nước chỉ có 156.000 tấn, nhập khẩu đến 298.000 tấn. Các doanh nghiệp nhập khẩu muối lý giải rằng muối Việt Nam không đạt độ sạch và chất lượng, “không thể sử dụng được trong công nghiệp nói chung và sản xuất thực phẩm nói riêng”. Hơn 400 tấn muối Sa Huỳnh tồn đọng không bán được đã mất trắng trong đợt lũ vừa rồi. Các vị GS, PGS đã làm gì để nâng cáo chất lượng hạt muối Việt Nam và cứu lấy diêm dân?
Ông Nguyễn Bá Định (Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I), cho biết các mặt hàng rất là bình thường như: văn phòng phẩm, bút, bì thư, miếng chùi xoong nồi, miếng rửa chén… vẫn được nhập khẩu về thường xuyên. Hàng nông sản nhập về Việt Nam tăng đột biến. “Tổng cộng trong mười tháng đầu năm nay, lượng cà rốt nhập khẩu lên đến 21.300 tấn”. Hành lá nhập khẩu cũng tăng vọt từ 947 tấn trong năm tháng đầu năm nay lên đến 8.350 tấn, các loại nấm từ 887 tấn “nhảy” tới gần 7.740 tấn… Lượng táo, nhãn, me… nhập khẩu cũng tăng vùn vụt. Hầu hết mặt hàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Malaysia. Ở mặt hàng trái cây, ổi, mận Trung Quốc, cùng với chuối, thơm Philippines trước đây mới chỉ xuất hiện ở siêu thị và một số sạp bán lẻ, nay đã trở nên phổ biến tại các sạp trái cây”. “Tại các chợ đầu mối, bắp cải, xá lách, cải thảo xuất xứ Trung Quốc ngày càng nhiều, được đóng trong các thùng xốp lớn, bảo quản lạnh với giá bán tương đương hàng VN”.
Sau tăm tre, cà rốt, khoai tây… nhiều mặt hàng nông sản quen thuộc khác mà trong nước sản xuất được như: bắp cải, cải thảo, xà lách, hành lá… vẫn đang được nhập khẩu với số lượng tăng gấp nhiều lần so với hồi đầu năm nay. Trong đó, phần lớn mặt hàng trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Riêng trong 10 tháng đầu năm 2010 đã nhập 1.118 tấn… tăm tre.
Theo quy định hiện nay, nếu có C/O chứng minh xuất xứ, hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%”. “Riêng đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thuế suất nhập khẩu là 5%”.
Người tiêu dùng lẫn nông dân không hiểu tại sao hàng nông sản Trung Quốc thì không bị đánh thuế mà nông sản của quốc gia Đông Nam Á khác lại bị đánh thuế 5%. Nhờ ưu đãi về thuế nên giá bán nông sản Trung Quốc bao giờ cũng rẻ hơn, thậm chí có loại còn rẻ hơn nông sản trong nước, nên nông sản Trung Quốc tha hồ ồ ạt tràn vào Việt Nam. Hàng nhập vào không cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng không có cách gì nhận biết những thứ nông sản ăn vào hằng ngày có hay không dư lượng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… đang ngày ngày đầu độc giống nòi dân Việt, làm tê liệt nền nông nghiệp trong nước, đẩy nông dân Việt vào cảnh bần hàn. Các vị GS, PGS đã làm gì để cứu lấy nền nông nghiệp Việt Nam, cứu lấy nông dân và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng?
Việt Nam vẫn còn phải đào tài nguyên thô đem bán. Trước kia là than đá, là dầu thô. Ngư trường Việt Nam rộng lớn, hải sản biển tuy nhiều nhưng Việt Nam chưa có được một chiếc tàu đánh cá nào có luôn nhà máy chế biến đóng hộp sản phẩm trên tàu để tăng giá trị hải sản Việt. Bây giờ Việt Nam chuẩn bị đào bán bauxite, đất hiếm. Các vị GS, PGS đã làm gì để tăng giá trị “biển bạc”, Việt Nam không phải bán tài nguyên thô mà là bán những sản phẩm công nghiệp hoàn chính?
Giá như 9.000 GS và PGS kia mỗi vị chỉ cần có 1 công trình khoa học nho nhỏ như ông Bác vật Lang thôi thì người dân Việt hạnh phúc và biết ơn các vị ấy biết chừng nào. Chức danh GS và PGS không phải là thứ trang sức để dành khi đăng đàn diễn thuyết, lên báo, lên đài đọc lên nghe “nổ đùng đoàng” để cho sướng lỗ tai!

Tạ Phong Tần
Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

......

ĐẢNG LÀ VUA



ĐẢNG LÀ VUA


                                                                                          
KS.Nguyễn Văn Thạnh


Tôi thấy ở đảng là hình ảnh của Vua.


saunamsausau
Thời phong kiến: Nếu ngày nay có một phép lạ là vị anh hùng dân tộc Lê Lợi sống dậy, nói với muôn dân rằng “xưa nước nhà bị quân Minh xâm chiếm, toàn dân tộc phải sống kiếp nô lệ với thảm cảnh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”, ta có công đánh đổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, quyền lãnh đạo đất nước này muôn đời của ta và con cháu ta. Các ngươi phải bàn giao chính quyền lại cho con cháu ta” thì sẽ thế nào?

Ngày xưa khi nước ta còn có vua, người dân chưa biết đến các quyền cơ bản của con người. Vì vậy họ tin đất nước này là của vua – vì vua là con trời (thiên tử) sai xuống để cai trị. Họ chấp nhận cho vua quyền lãnh đạo, quyền sinh sát và Vua bắt mọi người phải phục vụ mình.
Chẳng hạn như vua có quyền đem dân chúng và đất đai cho bất kì ai để có được một cái lợi nào đó như lấy được công chúa con vua khác.

Ngày nay người dân đã biết đến các quyền cơ bản của con người. Cho nên dù là anh hùng dân tộc, có công lớn đánh đuổi ngoại xâm, nhưng chắc chắn là điều trên không ai ủng hộ và chấp nhận.

Tư tưởng chính trị hiện đại: Ngày nay, ai cũng biết quyền lực nhà nước đến từ sự ủy quyền của người dân, không còn kiểu Vua, cha truyền con nối nữa. Bất cứ ai muốn nắm quyền phải vận động tranh cử, phải có chương trình hành động mang lại lợi ích cho người dân, trên cơ sở đó thuyết phục họ bỏ phiếu bầu mình. Đây là sinh hoạt chính trị thành nếp ở các nước văn minh. Và gần như dân xứ nào hết chế độ vua chúa cũng biết và thực hiện như vậy.

Nghệ thuật biến hóa của đảng: Một điều thực tế là hiện nay nếu một cá nhân hay một tổ chức nào đứng ra cai trị nhân dân đời đời kiếp kiếp, “cha truyền con nối” mà không có sự ủy quyền của người dân đều là phi pháp dưới con mắt người dân cũng như thế giới.

Vậy ĐCS muốn cai trị mãi mãi và muốn hợp thức hóa điều trên, họ làm thế nào?

Trước hết vấn đề phải hợp pháp hóa vị trí Vua của họ: ghi vào hiến pháp điều 4 để khẳng định quyền lãnh đạo độc tôn, toàn diện, mãi mãi không ai được quyền thay thế họ.
Nên nhớ là hiến pháp này được quốc hội thông qua trên 99% đồng ý và điều đặc biệt ở đây là đến hơn 95% các đại biểu là đảng viên ĐCS.

Đây là một điều phi pháp chưa có quốc hội nước nào làm trừ nước Đức dưới thời phát xít Hitler.

Sẽ như thế nào nếu các nước dân chủ, khi đảng nào đó nắm quá bán ở quốc hội tiến hành bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp điều tương tự. Thật nực cười đúng không?

Rõ ràng đây là hành vi tiếm quyền phi pháp.

Điều này cho thấy sự láo xược và phi pháp hiện nay của điều 4 hiến pháp. Đó là lý do vì sao ông Nguyễn Minh Triết phải hốt hoảng “bỏ điều 4 là tự sát”.

Điều biến hóa tiếp theo là:  ĐCS không thể nhân danh thánh thần, thiên tử để đứng ra cai trị nên họ cần lập bình phong cho việc này. Họ lập ra các tổ chức hợp pháp: quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước. Và họ đạo diễn việc bầu cử cho có tính dân chủ nhưng kỳ thực rất mị dân.

Bởi lẽ: người được bầu là người họ cử ra (đảng cử-dân bầu), dân bầu ai không quan trọng vì cuối cùng thắng cử vẫn là người của đảng. Còn điều này nữa: đó là người tổ chức bầu, người giám sát, người kiểm phiếu, người công bố, truyền thông kết quả đều là người của đảng.
Với vở kịch bầu cử này thì họ muốn có một con bò ra lãnh đạo cũng được: chỉ việc cử hai con bò ra ứng cử, thế nào cũng có một con trúng cử. Rõ ràng việc bầu bán là một trò hề, tốn thời gian, tiền của nhân dân. Họ đã ảo thuật việc nắm quyền phi pháp qua một vở kịch bầu cử. Đó là lý do vì sao có những  đại biểu quốc hội ngồi vào ghế chỉ để ngủ trong khi dân ở mọi miền lầm than.

Lãnh đạo cái xứ sở nhỏ bé, còn nghèo nàn này không phải một hệ thống quyền lực mà có hai hệ thống chạy song song từ trung ương đến địa phương: hệ thống đảng và hệ thống nhà nước.

Cao nhất hệ thống đảng là bộ chính trị với vị tổng bí thư, cao nhất bên nhà nước là chính phủ với vị thủ tướng và buồn cười là vị thủ tướng cũng có chân ở bộ chính trị, dưới quyền vị tổng bí thư.

Dân nghèo khổ nhưng phải è cổ đóng thuế để nuôi hai hệ thống cai trị này. Tại sao cần đến hai hệ thống? Vì một thực quyền nhưng phi pháp: đảng, một ảo nhưng hợp pháp và bù nhìn: chính phủ. 

Dân Việt thật sự bị nạn một cổ hai tròng.

Xưa khi nước ta dưới chế độ phong kiến tài sản đất nước: đất đai, rừng, biển là của Vua. Vua tuyển quan lại giúp việc mình, cấp bổng lộc cho họ, vua muốn lấy đất nơi nào, cấp cho ai là quyền của Vua, toàn bộ nguồn sống của một đất nước là của Vua. Vì vậy nhân dân ăn gì, uống gì, làm gì cũng nghĩ là ơn Vua. Ngày nay chuyện như vậy rõ là chuyện ngu muội.

ĐCS đã biến điều ngu muội đó thành hiện thực thế nào?

Cũng giống như vua, họ cần có quyền hành với mọi tài sản, mọi kế sinh nhai trên đất nước. Tất nhiên không thể tuyên bố đất của đảng, nước của đảng, trời của đảng như Vua được. Vậy họ làm cách nào? Một ảo thuật tuyệt vời cho vấn đề này: sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý. Cái thực thì họ nắm, cái danh thì dân giữ. Nghe đến sở hữu toàn dân “người dân ai cũng có phần ở nhà máy, sân bay, bến cảng, rừng vàng, biển bạc,….”, họ có vẻ vui sướng vì điều đó. Đó chỉ là cái danh hão, dù họ là kẻ hành khất xin ăn qua ngày cũng chẳng vì sở hữu đó mà khá hơn.

Thực tế thì mọi nguồn sống, nguồn lực nằm trong tay đảng, vì sao vậy? Vì tất cả các cán bộ điều hành, quản lý từ chính quyền đến doanh nghiệp đều là người của đảng. Vì vậy mới có chuyện nực cười đảng muốn lấy đất của ai thì lấy, bồi thường mức nào do đảng quyết dù có phi lý đến mức không tưởng “bồi thường 5.000 m2 đất giá 2 triệu, giao cho chân tay bán lại giá vài tỷ”, nếu dân không tuân lệnh đảng sẽ dùng công an, quân đội cưỡng chế. Nếu có khiếu nại hoặc kiện cáo thì người điều tra, xét xử cũng là người của đảng. Nếu cần tranh luận thì đảng dùng bộ máy truyền thông khổng lồ của mình từ trung ương đến địa phương để lu loa hoặc bưng bít.
Nên chú ý là tất cả các việc làm đó đảng sẽ dựa vào các bình phong “chính phủ, nhà nước” để hợp pháp hóa.

Rõ ràng đảng khôn ngoan và thâm sâu.

Tất cả kế sinh nhai là nằm trong tay Đảng. Đất đai thì bị thâu tóm bởi chiêu bài sở hữu toàn  dân. Nhà máy, cơ sở công nghiệp thì chiêu bài quốc hữu hóa. Nếu ai đã trải qua giai đoạn bao cấp thì biết sự kinh hoàng khi nguồn sống nằm trong tay đảng với cái tem phiếu mua gạo. Còn nghiệt ngã hơn thời vua chúa. Hiện nay có nới lỏng hơn chút nhưng nguyên lý trên vẫn còn: đất đai, điện, xăng dầu, cảng biển, nhà máy, xí nghiệp quan trọng, viễn thông, truyền thông,….đều nằm trong tay điều khiển của đảng. Ai chống đảng trong cái xứ sở này là có nguy cơ không có đất dung thân. Đảng cai trị đất nước này đến mức mà nhiều người mẹ vì thương con mà phải răn “mẹ cấm con nói đến Hoàng Sa, Trường Sa hay Trung Quốc, hãy nghe theo đảng để sống yên ổn”.

Tính pháp lý của chức tổng bí thư: Chúng ta thấy một thực tế ở nước ta nguyên thủ đảng là nguyên thủ đất nước. Thực tế đó tồn tại là dựa trên sự dối trá, tiếm quyền bất hợp pháp của ĐCS hiện nay.

Đúng lý ra nguyên thủ đất nước phải là do dân bầu vì quyền lực nguyên thủ đến từ sự ủy quyền của dân, họ phải do dân chọn.

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ được các nước cùng phe nhóm: Cuba, TQ, Bắc Hàn xem là nguyên thủ, còn tất cả các nước có nền dân chủ đa nguyên không xem là nguyên thủ, chỉ xem như đảng trưởng của một nhóm người...

Trên đây là vài nét để quí độc giải nhận thấy tính dối trá, phi pháp hiện nay của ĐCS trong việc nắm quyền đất nước. Họ là một hình ảnh của chế độ phong kiến xưa kia: độc tôn, cha truyền con nối, nắm hết tài sản-sinh kế người dân trong tay. Chỉ khác là họ biến hóa một chút từ vài thủ đoạn xảo trá: bầu cử trò hề, lập quốc hội bù nhìn, lập chính phủ tay sai để họ điều khiển.

Mọi quyền lực thực của đất nước nằm ở bộ chính trị mà cái bộ này chẳng do người dân bầu, nó là một nhóm chóp bu của một băng đảng mang tên ĐCS.

Kết luận: Lịch sử Việt Nam vẫn chưa qua chế độ phong kiến thối nát mà còn tệ hơn chế độ phong kiến.

Chỉ có một sự khác biệt nhỏ là thay vì một vị là làm Vua, chúng ta có Vua tập thể với 14 vị.

Điều cay đắng là 14 vị này lại không có trách nhiệm với giang sơn đất nước như đấng thiên tử xưa kia, thưa đồng bào!

K.s Nguyễn Văn Thạnh











...

“Sát thủ” hacker đỏ




Chết vì tay Trung Quốc:
“Sát thủ” hacker đỏ





Trung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỉ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.


Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, hacker đỏ của Bắc Kinh còn đột nhập vào máy chủ email của cả phe Obama lẫn phe McCain và Nhà Trắng. “Tại một trong những sự vụ trơ trẽn nhất trong lễ tân ngoại giao, máy tính của bộ trưởng Thương mại Mỹ và một số nhân viên đã bị đánh cắp, bị cài đầy phần mềm gián điệp, nhân một chuyến công du của bộ trưởng tới Bắc Kinh”.

Cuốn sách đưa ra những lời buộc tội có thể khiến người đọc… ù tai. Chẳng hạn, nói về một chiêu thức hành nghề của tin tặc thời hiện đại: Thời xưa, ngành tình báo phải sử dụng tới mỹ nhân kế như Mata Hari để moi thông tin từ “đối tác”. Thời nay, “ngoài những gái điếm và các phòng khách sạn đầy “bọ” (thiết bị nghe trộm - PV) ở Thượng Hải, các điệp viên Trung Quốc còn tặng cho con mồi của họ thẻ nhớ đầy virus, thậm chí cả camera kỹ thuật số. Theo Cục Tình báo MI5 của Anh, một khi được gắn vào máy tính của nạn nhân, những thiết bị này sẽ cài đặt ngay phần mềm cho phép hacker giành quyền kiểm soát”.



Làm hacker cũng giống một ngôi sao nhạc rock

Death by China đưa ra một số lý giải, có lẽ khá đơn giản, về mục tiêu hành động của tin tặc Trung Quốc. Cuốn sách cho rằng hacker đỏ muốn làm gián đoạn hoạt động của các trang web ở phương Tây, bằng cách đánh sập hoặc tấn công từ chối dịch vụ. Ngoài ý muốn phá hoại, hacker đỏ cũng nhắm đến việc ăn cắp những thông tin có giá trị như số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân hoặc hơn thế: Bí quyết công nghệ, bí mật thương mại, hồ sơ mời thầu và dự thầu, tình hình tài chính của một công ty nào đó, rồi thông tin về vũ khí, quân sự.

Nhưng đó mới là bề nổi, tức là mục tiêu mà các hacker hướng đến. Còn bản chất của việc họ hành động như thế lại là chuyện khác. Navarro và Autry trích dẫn một trao đổi trên diễn đàn hội thảo về an ninh thông tin của hacker Trung Quốc. Hỏi: “Khi nào chúng ta tiến hành hack?”. Đáp: “Nếu đó là vấn đề có ảnh hưởng tới chúng ta trên bình diện quốc tế, thì khi ấy chúng ta sẽ huy động các thành viên tổ chức tấn công”.

Câu trả lời hé lộ một phần nguyên nhân của hiện tượng tin tặc: Đó là tinh thần dân tộc bị đẩy tới mức cực đoan ở một bộ phận người dân Trung Hoa. Death by China trích lời một chuyên gia về tin tặc Trung Quốc, ông Scott Henderson, nói rằng ở nước này, làm hacker “cũng giống như làm ngôi sao nhạc rock”, đó là “một sự nghiệp mà có đến một phần ba trẻ em tuổi đi học ở Trung Quốc mơ ước”.

Có bàn tay chính quyền phía sau?

Phần gây tranh cãi nhất của chương này có lẽ nằm ở những khẳng định rằng chính quyền Trung Quốc đứng sau các chiến dịch tấn công trên mạng. Lập luận của hai tác giả cuốn sách là: Không thể có chuyện hacker hoạt động mà không có bàn tay dẫn dắt của Bắc Kinh, nhất là khi chính quyền Trung Quốc vốn có chế độ kiểm soát Internet ngặt nghèo nhất thế giới. 


Không hacker nào có thể thoát khỏi tay chính quyền một khi cơ quan an ninh và cảnh sát đã muốn bắt và xử lý. Ví dụ một hacker ở tỉnh Hồ Bắc can tội đột nhập vào website của cơ quan nhà nước và thay ảnh chân dung một quan chức bằng ảnh cô gái mặc bikini. Người này nhanh chóng bị bắt và kết án 1,5 năm tù. Vụ việc đã được đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo.

Trong khi đó thì rất nhiều vụ tin tặc nghiêm trọng khác lại không được điều tra. Navarro và Autry dẫn ra một loạt trường hợp hacker Trung Quốc tấn công mạng nước ngoài và hành động của họ hoàn toàn có thể làm phương hại quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và nước nạn nhân, vậy mà họ vẫn không bị trừng trị. Ví dụ như khi Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đi thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni, hacker Trung Quốc đã xóa website của ngôi đền này, ghi đè lên đó hàng chữ: “Gái đái lên toilet Yasukuni”. Còn khi Liên hoan Phim Melbourne ở Úc chiếu phim tài liệu về một nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ, hacker Trung Quốc đánh phá website của liên hoan phim dữ dội đến mức ban tổ chức không bán được vé qua mạng. Một số nhóm tin tặc như Liên đoàn Hắc khách Trung Quốc (China Hacker Union) được cho tồn tại và hoạt động công khai, thậm chí mở cả văn phòng.

Bạn đọc có thể thấy lập luận buộc tội của Death by China chưa đủ thuyết phục, vì dù sao đi nữa, “án tại hồ sơ” song cuốn sách lại không chỉ ra được một bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy mối liên hệ giữa chính quyền và hacker Trung Quốc, chẳng hạn một chủ trương bằng văn bản chính sách…

Tuy vậy, việc cảnh giác với những tin tặc bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan vẫn luôn là điều cần thiết, nhất là khi Việt Nam có nguy cơ là đích ngắm của tội phạm mạng: Năm 2010, một báo cáo của Công ty An ninh mạng McAfee cho thấy 58% tên miền cấp 1 .vn đã trở thành mục tiêu của hacker. Trong khoảng hai ngày 8 và 9-6-2011, hàng loạt website ở Việt Nam đã bị hacker Trung Quốc đánh phá, trong đó có các trang web của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (HSO), Anh Ba Sàm, và Trung tâm biên phiên dịch quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tháng 8-2011, McAfee xác định “cơ quan chính phủ Việt Nam nằm trong số 72 tổ chức chính phủ trên thế giới là mục tiêu của đợt tấn công lớn nhất mà tin tặc tiến hành để lấy dữ liệu mạng, được McAfee phát hiện”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao khi đó, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin mà McAfee đưa ra. (…) Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực hợp tác cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống các hành vi phá hoại an ninh mạng”.


* * *

Tháng 5-1999, trong chiến dịch NATO tấn công Nam Tư, máy bay Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, làm chết ba công dân Trung Hoa. Hàng ngàn email từ Trung Quốc đã “dội bom” làm sập website của Nhà Trắng. Tin tặc cũng chiếm website của Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, chèn lên trang chủ dòng chữ “đả đảo bọn man rợ”. Tháng 3-2008, hãng tin CNN (Mỹ) đưa tin về bạo loạn ở Tây Tạng. Ngay sau đó website của CNN bị phá và ghi đè dòng chữ “Tây Tạng đã, đang và sẽ luôn luôn là một phần của Trung Quốc”. (Wikipedia)




TRUNG QUỐC & CHIẾN TRANH VIỆT NAM







ChinaLeaks: Những vấn đề mà cp VN vẫn tiếp tục giấu diếm, bưng bít nhưng cp Trung Quốc đã bật mí. Trước là công hàm Phạm văn Đồng bán nước, bây giờ thì lòi ra Trung Quốc công nhận đã có 320,000 quân lính ở Việt Nam để giết dân và lính miền Nam Việt Nam.

Báo Hong Kong( Reuter): Trung Quốc đã công nhận lần đầu tiên là đã gửi hơn 300,000 lính trong cuộc chiến tranh với quân đội miền Nam Việt Nam và đồng minh Hoa Kỳ . Trung Quốc cũng đã viện trợ 20 tỷ đô la cho quân đội miền Bắc và du kích khủng bố Việt Cộng.

Trong cuộc chiến, Trung Quốc và miền Bắc luôn chối bỏ là quân đội Trung Quốc tham gia trận chiến xâm chiếm miền Nam.

CP Hà Nội trong cuộc chiến lúc nào cũng tuyên bố là lính miền Bắc chỉ tình nguyện vào Nam để giúp đỡ quân Du Kích khủng bố Việt Cộng.






CA DAO THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỤ HỒ


CA DAO THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỤ HỒ

TRẦN TA-BIT



saubonmotko

*
Ðảng là mẹ, Bác là cha
Từ khi Bác mất, mẹ ta goá chồng
Anh Chinh, anh Duẩn, anh Ðồng
Ba anh đều muốn làm chồng mẹ ta!
*
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ tiền không nhiều.
Đào núi và lấp biển,
Không làm được thì thuê!
*
Việt Nam có một ông già,
Râu dài, tóc bạc, tên là Chí Minh.
Ông hay uống rượu một mình,
Khi buồn lại rủ Trường Chinh uống cùng.
Say sưa ông nói lung tung:
“Việt Nam mình sẽ sánh cùng năm châu”.
Này ông!… Chuyện ấy còn lâu!
*
Mất mùa là tại thiên tai
Được mùa, là bởi thiên tài Đảng ta.
*
Ông Lê Nin ở nước Nga
Sao ông lại đứng vườn hoa nước này
Ông ưỡn ngực, ông chỉ tay
Ông xem như thể nước này của ông
Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!
*
Khi Đảng cần trẻ thì ta đã già
Khi Đảng cần đàn bà thì ta lại là đàn ông
Khi Đảng cần công nông thì ta đã là trí thức
Khi Đảng cần đức thì ta lại hơi có tí tài
Khi Đảng sửa sai thì ta sắp đi Văn Điển
*
Nhân phẩm toàn dân mất sạch rồi
Chỉ còn lương thực giá cao thôi
Lương tâm giá rẻ hơn lương thực
Chân lý, chân giò cũng thế thôi…
*
Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon
*
Tôn Đản (1) là chợ vua quan
Nhà Thờ là chợ trung gian nịnh thần
Bắc Qua (2) là chợ thương nhân
Vỉa hè là chợ nhân dân anh hùng.
[1] Tên cửa hàng Nhà nước ở đường Tôn Đản, Hà Nội
[2] có bài lại ghi Đồng Xuân

*
Thằng làm thì đói
Thằng nói thì no
Thằng bò thì sướng
Thằng bướng thì chết
Thằng bết thì tôn
Thằng khôn thì đập.
*
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức.
*
Ăn tranh thủ,
Ngủ khẩn trương,
Học bình thường,
Yêu đương là chính.
*
Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l…
*
Mỗi người làm việc bằng hai
Để anh cán bộ mua đài sắm xe
Mỗi người làm việc bằng ba
Để anh cán bộ sửa nhà lát sân.
*
Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ tậu đài tậu xe.
Chủ nhiệm quần lĩnh, áo the,
Nông dân thì để tò te ra ngoài.
*
Một năm hai thước vải thô,
Làm sao che nổi cụ Hồ hỡi em?
*
Miền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi nhiều tiền nó bảo rằng không
Suốt ngày nó chạy lông nhông
Nói thánh nói tướng, nhưng không làm gì
Nhưng mà nó được cái lì
Nó học Nghị quyết cái gì gì cũng thông

Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó chun ngõ trước, nó luồn ngõ sau
Một khi nó quyết làm giàu
Nó đi đúng chỗ, nó câu đúng người
Sinh ra nghèo tự mấy đời
Nên học nghị quyết biết xơi điều gì

Miền Nam có lắm thằng tham
Nó ăn như phá, nó làm như điên
Trong túi nó sẵn đồng tiền
Nó có một vợ, nghĩ liền vợ hai
Suốt ngày nó thích lai rai
Có một Nghị quyết học hoài không xong!
*

[3] Bí danh của Tố Hữu

Tên Lành (3) mà dạ chẳng lành,
Đã vin cành táo lại giành cành nho.
Táo Tầu của bác Mao cho,
Còn nho Brezhnev thưởng thơ anh tài.
Xưa anh nhắm rượu Mao Đài,
Giờ đây đổi gió, anh xài Vodka.
Ngày mai anh nhắm Xăm pa,
Biết đâu sau nữa chẳng là Sa kê.
Khen anh đánh đĩ lành nghề,
Bao giờ anh sẽ nằm kề chú Sam?
*
Ngày đi Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng
*
Việt minh, Việt cộng, Việt kiều,
Trong ba Việt ấy Đảng yêu Việt nào?
Việt minh thì tuổi đã cao,
Việt cộng ốm yếu, xanh xao gầy mòn.
Việt kiều tuổi hãy còn non,
Đảng yêu, Đảng quý như con trong nhà
*
Dịch heo, nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch Đảng, cho bà con vui
*
Thi đua ta quyết thi đua,
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu.
Hàng đầu rồi biết đi đâu?
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi!
*
Ai về tới tỉnh Nam Hà,
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi! Mày có biết không,
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày.
*
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba phong ấy phong gì quý hơn
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức cả nhà cùng vui
*
Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì,
Hễ có phong bì, thì nó thanh kiu (4)
[4] Thank you

*
Chắp tay lạy cụ tình yêu.
Cho con lấy được nàng Kiều ngày nay.
Cụ nhìn trợn mắt cau mày.
Không đưa hối lộ thì đây đếch ừ.
*
Tìm em như thể tìm chim,
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Đông.
Tìm chi cho phải mất công,
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.
*
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn… bia ôm.
*
Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Đi rồi trong túi chẳng còn một xu.
Đêm nằm ngẫm lại thấy ngu…
Cái miệng xài ít, cái cu xài nhiều.
*
Đi đi em
(Nhại bài “Đi đi em” của Tố Hữu)
Rứa là hết chiều ni em đi mãi,
Họa có điên mới quay trở lại Việt Nam
Quên làm sao em hỡi lúc qua cửa hải quan,
Cước quá tởm hai đứa mình nhăn nhó.
Em len lét kéo bịch quần bò to tổ bố,
Áo quần dơ, mặc kệ nó, đếch bằng hàng,
Vinh cái chó gì kiếp mọi An Nam,
Đi đến đâu cũng bị rày la xua đuổi.
Em mới hiểu thế nào là khổ tủi,
Càng dày thêm uất hận xứ Vina.
Đi đi em và ở lại tới già,
Vĩnh biệt những cánh diều, chùm cau quả khế
Khế chỉ ngọt ngày ta còn bé,
Vị chát hoa cau kích thích dạ dày,
Phận cánh diều mới mỏng mảnh làm sao,
Vứt cả lại những ngày vô vị đó,
Cùng con đò toan đánh đắm cuộc đời qua.
Đi đi em cho mau tới nước Nga,
Thị trường lớn đang chờ ta vùng vẫy.
Đi đi em gần giờ bay rồi đấy,
Ngoảnh lại làm chi, vẫy vẫy làm gì,
Vĩnh biệt 65 triệu sinh linh lam lũ đói nghèo,
Vĩnh biệt bãi chiến trường bốn nghìn năm,
Gươm khua, ngựa hí quân reo,
Hẹn tái ngộ nếu kiếp lai sinh bị phạt đầu thai trở lại.
*
Em ơi, Mátxcơva
(Nhại bài “Em ơi, Ba Lan” của Tố Hữu)
Em ơi Mátxcơva mùa tuyết tan
Đường anh đi đánh quả nắng tràn
Xa xa nghe tiếng Vi-xi kháo
Bảy chiếc đế gang một chỉ vàng (5)
[5] Quạt tai voi
Có phải thép gang tình chứa chan
Đằng sau gang thép ấy là vàng
Vô luận đế gang hay vỏ nhựa
Thấy bán ở đâu xếp vào hàng
Anh đã đến quê em Iaroxlap
Đi tìm em khắp hết thảy cửa hàng
Anh đã móc em ra từ trong phân xưởng
Như Thạch Sanh cứu công chúa khỏi hang
Anh đi tìm em phố Arbat xưa
Mátxcơva Cộng lắm hàng thưa
Đâu đây vẳng tiếng Vixi kháo
Đế gang bốn sáu cũng cứ mua…
*
Thư cha gửi con
Thái Bình ngày 21 tháng 1 năm 1992
Hôm nay cha viết thư này
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận bán lời lắm nghe
Ni-ken đẩy được chục que
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều
Điều hoà lãi chẳng bao nhiêu (6)
[6] Máy điều hòa nhiệt độ
May nhờ trong ruột khá nhiều thuốc tây
Biết không chục kiện ê-may
Tính qua chí ít năm cây có thừa
Xô tôn đã dặn đừng mua
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây
Thùng sau lưu ý thuốc tây
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì
Lanh-cô, Erich, Ăm-pi (7)
[7] Lincomycine, Erythromycine, Ampicilline
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi
Gốt-đen xem kỹ con ơi
Kẻo mà quá đát là đời đi tong
Hoá chất liệu xoáy ra không
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô
Hải quan con chớ có lo
Thằng nhỡ tao đã cài kho Hải Phòng
Còn như ở tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội Bài
Từ nay cho tới tháng Hai
Chú Ba đi Bỉ, dì Hai đi Bồ
Đều Tờ-ran-dít Liên Xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời
Đồng Rúp thì một giá rồi
Đổi xanh mà tính, lãi lời báo cha
Cần gì ghi thật rõ ra
Quần bò, áo gió hay là áo phông
Áo thêu ở ngực có rồng
Hay là Si-líp có bông hồng cài
Áo da đểu, sâm Ki-tai
“Nữ hoàng lộng lẫy” còn xài tiếp không
Bên ấy gái Cộng khá đông
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Thể thao mác giả Ki-tai (8)
[8] Китaй = Trung Quốc
Hay mì chính Thái với đài Hồng Kông
Bây giờ đang giữa mùa đông
Con xem loại tất xù lông thế nào
Áo ren các kiểu ra sao
Áo thêu chắc đã đi vào sử xanh
Cá sấu một thuở tung hoành (9)
[9] Cá sấu = hàng hiệu Izod, mác áo len
Têpia chắc đã đi vào thiên thu
Sự đời nghĩ cũng phù du
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây
Mới vừa nhũ hổ bướm bay
Bướm giờ rã cánh, hổ quay về rừng
Hươu kia khí thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga
Chịu không đủ lạnh chạy qua Pô-lần (10)
[1o] Poland = Balan
Ào ào ào gió ra quân
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hoá đổi thay choáng đầu
Đồ thật thì đắt, tiền đâu?
Mình buôn thứ ấy bằng hầu người ta.
Tiền dân Nga, đất dân Nga,
Theo cha đồ dỏm vẫn là lời hơn.
Ngoài ra trong chuyện bán buôn
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dày.
Hàng sang con chớ đổ ngay
Đợi thời mà bán đến tay người dùng
Liên bang rộng lớn vô cùng
Sức trai thoả sức vẫy vùng đôi chân
Dè chừng với lũ công nhân
Tham gia “quân đội nhân dân” rất nhiều (11)
[11] Lưu vong
Ma-phia trấn lột đủ điều
Quen nghề đạo trích từ nhiều năm nay
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay
Cướp hàng từ cửa máy bay vừa về
Tránh voi thôi chẳng xấu gì
Lĩnh hàng chi chúng mấy tì mà ra
Bây giờ kể chuyện bên ta
Tình hình nát bét như là hũ tương
Vừa qua hội nghị trung ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu thì kêu vậy làm gì được đâu.
Thằng giàu nó vẫn cố giàu
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi
Bung ra nay đã hết thời
Sức dân đã kiệt, dẫu trời cũng thua.
Trong Nam lục tỉnh một mùa
Sơn La sau một trận mưa tan tành
Trông vời mấy nước đàn anh
Liên bang tận số cứu mình chẳng xong
Cu Ba một mớ bòng bong
Nga cúp viện trợ khó lòng đứng yên
Báu gì ông bạn Triều Tiên
Vốn quen vay nợ quịt tiền đồng minh
Mấy nhà lãnh đạo Bắc Kinh
Thế cô đổi giận làm lành với ta
Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Sau cơn cắn xé dần dà lên hương
Nhân vì Hoa Việt thông thương
Hàng Tàu tràn ngập thị trường nước ta
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh du lịch thực là đi buôn.
Đào vàng sập cả núi non
Nghe đâu đá đỏ lại còn khiếp hơn
Quỳ Châu cùng cốc thâm sơn
Ai đem đá đỏ đến chôn xứ này
Nhiều thằng vận đỏ số may
Đã ô tô Nhật lại xây nhà lầu
Khối thằng bỏ xác rừng sâu
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư
Ông trời ăn ở khéo ư?
Người ăn không hết kẻ thừa đổ đi
Than thân trách phận làm chi
Có thân ta tự độ trì mà thôi.
À, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình
Nghe đồn ở tận Bắc Kinh
Năm đô một bịch to uỳnh nhân sâm
Ở Nga trăm tám mươi đồng
Đem về Hà Nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời tiết đảo điên
Ông già bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay khí hậu trái mùa
Bão to, lụt lớn chiêm mùa trắng tay
Trời thì cao, đất thì dày
Trung ương đang hứa chuyển lay tình hình.
Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để con được rõ sự tình con nghe:
Thằng Hai đánh bạc gá xe
Thằng Ba thì vẫn rượu chè liên miên
Thằng Tư thì mới vượt biên
Thằng Năm tháng trước lại lên Hoả lò
Con Sáu học dốt như bò
Thi trượt tốt nghiệp vào lò mát-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba
Chưa kể cái khoản puốc-boa rất dày.
Hôm qua khóc với mẹ mày:
“Mẹ ơi con mấy tháng rày mất kinh
Khách hàng thì rất linh tinh
Làm sao biết khối xuân tình của ai?”
Tao nghe dựng cả tóc mai
Vội mời thày thuốc phá thai tại nhà
Tạ thày năm chục đô la
Mong thày kín tiếng kẻo mà về sau.
Thày thuốc nháy mắt gật đầu
Lần sau cô bị, tôi hầu cô ngay.
Nhân đây nói đến chuyện mày
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ
Người yêu rải khắp Liên Xô
Và trong số đó chục cô có bầu
Cha không trách cứ con đâu
Đương trai cứ việc kẻo sau tiếc thầm
Nhưng nếu tính chuyện hôn nhân
Lút-xe nên chỉ một lần mà thôi (12)
[12] Лyчшe= tốt hơn
Phải suy tính kỹ con ơi
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm
Thường khi chung gối chung chăn
Người thường dễ dãi đem thân hiến bừa
Vừa rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình
Hẳn là a-ná phải xinh (13)
[13] Oнa = cô ấy
Nên con mới phải nghiêng mình trao tay.
Nghe cha ghi kỹ điều này
Phải con ông cốp, xấu gầy cũng yêu
Ông cha cực khổ đã nhiều
Sống xa Hà Nội thiệt nhiều nghe con
Núp mình dưới bóng ô tròn
Tương lai sán lạn, lầu son đề huề
Hồ Gươm liễu rủ xum xuê
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thuỵ Khuê, Tràng Tiền
Đồng Xuân, chợ họp liên miên
Mùa nào thức ấy, sẵn tiền dễ mua
Thăng Long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ, ai đưa mình vào
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha
Coi chừng với lũ gái Nga
Kẻo mà lại dính Si-đa có ngày.
P.S: À quên tao hỏi điều này
Chẳng hay sức khoẻ của mày ra sao
Học năm thứ mấy, ngành nào
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe.
Dặn thêm đừng có mua xe
Bây giờ chỉ được nửa que là cùng
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng
Khuân vác lại nặng, phát khùng phát điên.
Em mày vốn tính ngại phiền
Mặc dù nó thích dây chuyền từ lâu
“Con chẳng dám xin anh đâu”
Anh con lại bảo: “Em đâu hay vòi”
Mẹ mày đã luống tuổi rồi
Mày đừng tặng thứ tân thời làm chi
Can-xô, xéc-pốt, xéc-ghi (14)
[14] кoльцo = nhẫn, cерьги = hoa tai
Nặng gam là được cần gì hoa văn!

© 2010 Trần Ta-bít
© 2010 talawas