Bổ nhiệm Dương Chí Dũng [01]




Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Trách nhiệm của Thủ tướng?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-27
Vào ngày thứ Bảy 23 tháng 6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông đại diện.
Chủ tịch nước cho rằng những câu hỏi của cử tri là nóng, rất bức xúc đối với nhiều vần đề thời sự mà cử tri quan tâm hiện nay. Sau đó nhiều tờ báo đã có các cuộc phỏng vấn ông chung quanh nội dung trả lời cử tri cũng như những câu hỏi khác. Do sự quan trọng của vấn đề Mặc Lâm đã tiếp xúc một số trí thức, cán bộ cao cấp, nhà báo cũng như người dân bình thường nhưng quan tâm đến thời sự đất nước để thu nhận các ý kiến của họ về những tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như một đường giây phản hồi để dư luận có những thông tin phong phú hơn.
Loạt bài này chia làm ba phần. Bài thứ nhất liên quan đến câu kết luận của Chủ Tịch nước về trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng liên quan việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Bài thứ hai về vấn đề chống tham nhũng và bài thứ ba những nhận định của Chủ tịch nước về vai trò báo chí cũng như tình trạng những người oan sai cần phải trả lại công lý cho họ.
[....]
Hiện nay trên hệ thống Internet toàn cầu nổi lên những bài viết, bình luận về lời phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ông cho rằng việc Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải là sai.
Theo nguyên văn ông trả lời báo Tuổi Trẻ:
“Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”
Dựa vào câu nói này nhiều bài viết cho rằng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gián tiếp buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên đới trách nhiệm vì Thủ tướng là người trực tiếp ký văn bản yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng thực hiện việc bổ nhiệm này.
Hôm nay chúng tôi mời Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Xã hội Việt Nam, khách mời thứ hai là luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UBMTTQVN thành phố HCM. Người thứ ba là Giáo sư Ngô Đức Thọ công tác tại viện Hán Nôm. Và nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động.

Trong tinh thần chia sẻ thông tin chúng tôi xin trân trọng cám ơn tất cả các vị khách quý, trước tiên xin được hỏi luật gia Lê Hiếu Đằng, thưa ông như ông đã nghe phần giới thiệu vừa rồi, ông nghĩ sao về cáo buộc Bộ trưởng Thăng vào trách nhiệm bổ nhiệm ông Dũng. Theo ông thì Chủ tịch nước có hàm ý gì về việc quy trách nhiệm này hay chỉ là những phát biểu thông thường riêng cho một cá nhân là Bộ trưởng Đinh La Thăng?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi rất đồng tình với ý kiến của Chủ tịch nước nói cái quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Thật ra nói về quy trình thì có thể nó như vậy nhưng vấn đề dư luận người ta hết sức bức xúc là ở chỗ tại sao trong lúc cơ quan thẩm quyền đang điều tra thì anh lại đi bổ nhiệm? Có nghĩa là anh điều chuyển ông Dũng và bổ nhiệm ông ta làm chủ tịch Vinalines, đó chính là vần đề làm người ta thắc mắc. Trong lúc cơ quan người ta đang điều tra chẳng lẽ mấy ổng không biết?
Nhưng điều nghiêm trọng hơn nữa là có một văn bản do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, đề nghị điều chuyển ông này đi và cũng đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông này làm Cục trưởng Cục Hàng hải.
Rõ ràng người chịu trách nhiệm trực tiếp là người bổ nhiệm đó là ông Đinh La Thăng, nhưng ông Đinh La Thăng lại chấp hành ý kiến của Thủ tướng thành ra có thể nói một phần nào rõ ràng là Thủ tướng phải có trách nhiệm trong việc này, sẽ không thể tránh né được. Thật ra chung quanh việc các Tổng công ty của nhà nước làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm chính vẫn là Thủ tướng. Bởi vì đã có quy định Thủ tướng là người phụ trách trực tiếp các tổng công ty với chế độ trách nhiệm nhất là qua nghị quyết Trung ương 4 Trung ương 5 đã nói người chịu trách nhiệm cao nhất là người đứng đầu. Tôi nghĩ vấn đề này không thể không có trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên chính phủ có liên quan.
Thưa Giáo Sư Ngô Đức Thọ, GS là người rất ít khi xuất hiện trả lời phỏng vấn nhưng có rất nhiều bạn bè đồng nghiệp nhất là những người đã cùng ông trong các vụ biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội. Giáo sư có nghe được dư luận gì chung quanh lời phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang hay không?
Giáo Sư Ngô Đức Thọ: Vâng, điều này thì ở trong nước có nhiều nhận định lắm tùy theo từng nhóm người mà họ có thể nắm được tình hình thế nào. Một cách khách quan tôi thấy rằng cách nói đó của ông Trương Tấn Sang cũng chưa phải là cách nói sát phạt của những người có thẩm quyền. Tôi cho rằng cách nói đó vẫn còn dè dặt trong một mức độ nhất định nào đó chứ chưa có một ý cụ thể gì rõ rệt cả, theo tôi là như vậy. Mặc dù có thể cho rằng thế này thế kia nhưng những câu chuyện ấy hoàn toàn thuộc về thâm cung bí sử.
Xin trở lại với Giáo sư ở những câu kế tiếp. Bây giờ xin được tiếp tục cùng với nhà báo Tống Văn Công. Thưa ông cũng xin được trao đổi cùng một nội dung mà luật gia Lê Hiều Đằng và giáo sư Ngô Đức Thọ vừa trình bày. Với cái nhìn của một nhà báo, ông có chia sẻ gì về tuyên bố này?
Nhà báo Tống Văn Công: Theo tôi biết bổ nhiệm những cán bộ cấp cao thì thường thường không phải là một cá nhân đâu. Trong cái chế độ hiện nay trách nhiệm cá nhân nó không rõ ràng ở chỗ cái gì cũng đổ cho tập thể. Khi mà trách nhiệm cá nhân không rõ ràng thì khó quy trách nhiệm lắm.

Cái gì nó cũng nói là tập thể hết.

Việc này tôi thấy ông Chủ tịch nước có nói rằng là mọi trách nhiệm cá nhân làm thất thoát tài sản của các tập đoàn thì trong tinh thần kiểm điểm của nghị quyết Trung ương 4 sắp tới thì sẽ làm rõ, nhưng thú thật tôi nghĩ là không biết làm sao để làm rõ! Nó rất khó.
Tôi cho rằng sửa chữa vấn đề trách nhiệm cá nhân tức là phải có quy chế về trách nhiệm cá nhân, nếu không không thể quy được và mình nói trách nhiệm đó do ông Thủ tướng hay ông gì thì cũng rất khó.

Thưa quý vị vừa rồi là nhà báo Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo lao Động cho biết cảm nghĩ của ông về dư luận trong và ngoài nước cho rằng Chủ tịch nước đang gián tiếp quy trách nhiệm cho Thủ tướng trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Xin được giới thiêu với quý vị khách mời khác của chúng tôi là Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam nay đã vê hưu nhưng vẫn tiếp tục có những bài báo giá trị về tình hình Việt Nam. Xin Giáo sư cho biết ý kiến của ông về câu hỏi mà chúng ta đang bàn thảo thưa ông. Theo giáo sư thì khi quy kết cho cá nhân chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ý kiến của Chủ tịch nước có được giáo sư chia sẻ hay không?

Giáo sư Tương Lai: Cá nhân dù muốn hay không muốn phải chịu trách nhiệm. Cá nhân phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi cho rằng cá nhân nằm trong hệ thống và họ bị chi phối rất nặng bởi cái hệ thống, cái quy trình nọ. Phê phán quy trình này thì cũng phải phê phán chính ông ấy, bởi vì ông Chủ tịch nước cũng là người tham gia quyết định cho cái quy trình này chứ? Đâu phải là ông không có trách nhiệm gì.
Còn đương nhiên phê phán người khác, phê phán ông Thủ tướng chẳng hạn thì cũng đúng thôi. Ông Thủ tướng cũng phải chịu trách nhiệm về những bổ nhiệm này. Bởi vì làm sao mà một ông bộ trưởng có thể quyết định việc bổ nhiệm được. Nhưng nói cho đến cùng thì ông nào cũng vậy thôi, họ nằm trong một hệ thống và vì vậy chỉnh sửa thì phải chỉnh sửa cả hệ thống này.
Đã là khuyết tật cấu trúc thì phải chữa hệ thống. Bởi vì một sai lầm lớn như thế nhưng bàn bạc dân chủ, tập thể quyết định cả. Thế thì không phải là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm của quy trình. Toàn bộ cái quy trình này, của cả hệ thống này và vì vậy phải tìm cho ra cái quy trình nay nó sai ở đâu để mà nhận biết được quy luật.
Xin cám ơn bốn vị khách mời hôm nay.




____________________________.. lao động “chui”






Đằng sau một lời hứa không thành của bà Bộ trưởng

(Đất Việt) Tháng 6/2009, vấn đề lao động nước ngoài đã được đưa ra Quốc hội với phát biểu nổi tiếng của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH lúc đó: “Nếu tôi nhận trách nhiệm chung chung rằng đó là trách nhiệm của tôi, thì làm sao tôi sửa được, vì tôi không cấp giấy phép cho họ vào VN”.

Tất nhiên, sau đó bà hứa trước QH sẽ chấn chỉnh tình trạng gần 50% lao động nước ngoài đang “không phép” ở Việt Nam.
3 năm qua, việc “phân tích rõ trách nhiệm của từng cơ quan”, rồi xác định trách nhiệm “ở mức độ nào” để “được đặt ra một cách khách quan, từ đó mới tìm ra đang cần sửa chỗ nào” dường như vẫn đang tiến hành. Đây có lẽ chính là lý do khi vấn đề “thương nhân Trung Quốc”, rồi “bác sĩ Trung Quốc”, rồi “Ngư dân Trung Quốc” lại được đặt ra trên diễn đàn QH và ngay trong buổi Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri sau kỳ họp. Quá nhiều ví dụ để thấy người nước ngoài vào Việt Nam thuộc diện “cổ cồn thì ít mà áo bạc thì nhiều”. Ở Dự án thủy điện Sông Bung 4, nhà thầu Trung Quốc dù chỉ đăng ký 50 “kỹ sư, chuyên gia” nhưng đã đưa sang 296 lao động. 186 trong đó thuộc diện “cửu vạn”. Báo chí thậm chí còn chộp được ảnh mấy ông “chuyên gia” đang chổng mông… quai búa. Hay ở công trường Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn, 197 cửu vạn Trung Quốc tá túc, ăn ngủ tại khu vực công trường trong khi chỉ có 30 người có giấy phép lao động.
Nhắc đến phát ngôn của bà bộ trưởng cũng như tình trạng lao động nước ngoài từ năm 2009 để cho thấy đây không phải là vấn đề mới. Cái mới, chỉ là sự bùng nổ của những “Hoa Đà, Biển Thước” rởm, là các lái buôn tung hoành từ Nam chí Bắc mua kể cả những thứ không ai mua, làm những việc thậm chí không ai lý giải nổi.
Cho đến hôm qua, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH Lê Quang Trung tiếp tục công bố hiện có hơn 31.000 lao động nước ngoài đang làm việc trái phép tại Việt Nam. Chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nói đây là sự “tiếp tục” là bởi tình trạng này không có gì mới. Năm 2008 có 52.633 lao động nước ngoài tại VN. Năm 2009 là 55.428 người. Năm 2010 là 56.929 người. Và đến tháng 5.2011 là 74.000 người. Thống kê 2010 cho thấy chỉ có 47,05% đã được cấp giấy phép lao động. Tình trạng “lạm phát cửu vạn nước ngoài” tất nhiên đi đôi với việc “thiểu phát việc làm phổ thông trong nước”.
Nói “tiếp tục” còn là bởi bộ chủ quản vẫn nhất quán biện pháp quản lý thuần túy chỉ là việc “đưa ra các con số”.
Báo chí sau đó đã gọi đây là những lao động “chui”. Nhưng khi nó được thể hiện bằng các con số trong báo cáo thì rõ ràng không thể gọi là “chui” được.
Câu hỏi “tại sao”, 4 năm sau lời hứa của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH trước QH không thể không đặt ra.
Từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đến năm 2008, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 34 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Và nghị định này được sửa đổi bằng Nghị định 46 năm 2011.
Cái thiếu không phải là thiếu luật, thiếu quy định.
Cái thiếu đằng sau những cái lắc đầu “Không biết”, “Không rõ” là thiếu trách nhiệm.
Còn nhớ hồi tháng 2/2010, báo chí bắt dính một vụ việc khá hy hữu trên đường phố Thủ đô khi một người nước ngoài bị CSGT dừng xe máy vì lỗi không đội MBH. Người này sau đó đã dựng xe máy giữa đường, thản nhiên rút thuốc lá ra hút, mặc kệ sự bất lực của cảnh sát. Cảnh tượng chướng tai gai mắt chưa từng thấy nhưng cũng mang tính biểu tượng chưa từng thấy. Dường như ở Việt Nam, việc xử lý người nước ngoài sai phạm là hơi bị hiếm. Một khả năng lý giải do sự “bó tay” đang lan tràn trong việc quản lý, xử lý là do cơ quan chức năng không biết… ngoại ngữ. Hoặc họ còn mãi nghĩ xem đó là trách nhiệm của ngành nào. Nhưng đúng nhất là vì sự tự ti.
Đào Tuấn

Vĩnh Biệt Phạm Duy

nambaybonbon
 Vĩnh Biệt Phạm Duy

Tác Giả: VIP KK Nguyễn Văn Chức





Suốt Một Đời Không Thèm Khát
Suốt Một Đời Không Vô Liêm Sỉ
Suốt Một Đời Không Vô Lễ Giáo
Và Suốt Suốt Một Đời Không Hèn
Phạm Duy


[...]

Phạm Duy là một tài hoa. Điều đó không ai chối cãi. Cũng không ai chối cãi việc Phạm Duy bỏ bưng về tề cuối thập niên 1940 là một điều hay cho Người Quốc Gia. CSVN đã mất một thiên tài, người Quốc Gia có thêm một tài hoa, kho tàng nghệ thuật của người Quốc Gia có thêm những bài ca giá trị.
Tôi vẫn nghĩ: Người Quốc Gia nên biết ơn Phạm Duy. Ngược lại, Phạm Duy cũng phải biết ơn Người Quốc Gia; ơn này mênh mang như biển cả. Bởi vì nhờ môi sinh nhân bản của vùng quốc gia, Phạm Duy mới có điều kiện phát huy tài năng.
Văn Cao, tài nghệ đáng bậc đàn anh, nhưng vì phải sống dưới chế độ súc vật cờ đỏ sao vàng, nên đành phải để tài hoa chết yểu, chưa kể phải sống như con vật, thèm từ củ khoai cọng sắn. Đó cũng là trường hợp của nhiều văn ng hệ sĩ dưới chế độ cộng sản. Phạm Duy có phước hơn. Một phần tư sống trong vùng đất quốc gia, Phạm Duy đã tạo được sự nghiệp và tên tuổi trong lãnh vực sáng tác ca nhạc. Người Quốc Gia hãnh diện vì có ông và đã đối xử với ông thật tận tình. Ra đến hải ngoại, người Quốc Gia cũng vẫn một tấm lòng đó đối với ông.
Nhạc của ông vẫn được tập thể tỵ nạn nâng niu, con người của ông vẫn được đồng bào quý mến. Các con của ông đã có chỗ dung thân, phần lớn là do tấm lòng của đồng bào đối với chính ông. Cho nên, nếu quả thật Phạm Duy đã tiếp tay cho việc đánh phá bài Quốc Ca VN (Tiếng Gọi Công Dân) để thay vào đó bài Việt Nam Việt Nam của ông, thì thật đáng buồn.

Riêng về bài Việt Nam Việt Nam, không ai phủ nhận giá trị nghệ thuật của nó. Nhưng đó cũng là giá trị độc nhất của nó. Nó chỉ có giá trị nghệ thuật, không có giá trị lịch sử. Nó không mang tinh huyết của cuộc chiến đấu ròng rã và đầy cam go của dân tộc VN chống lại bè lũ CS Hồ Chí Minh tay sai CS quốc tế. Nó không có được một giờ trong dòng sinh mệnh của dân tộc Việt Nam. Đang khi đó, bài Quốc Ca 'Này Công Dân Ơi' đã có ít nhất 40 năm trong dòng sinh mệnh ấy.'.

***

Năm 1992, Phạm Duy cùng với Bùi Duy Tâm xuống Houston ra mắt đĩa nhạc thời trang. Buổi họp mặt hôm đó khá đông. Đây là lần đầu tiên tôi có dịp diện kiến người nghệ sĩ tài hoa. Gia chủ đọc tiểu sử Phạm Duy, rồi giơ tay về phía buồng trong, giới thiệu:
- 'Đây Phạm Duy'.
Phạm Duy từ trong buồng bước ra, giơ hai tay chào, lớn tiếng tự giới thiệu:
- 'Đây, Alain Đầy Lông'.
Cả phòng họp họp vỗ tay.

Sau buổi trình diễn của Phạm Duy, là những giây phút hàn huyên. Tôi được hân hạnh ngồi gần ông. Tôi hỏi:
- 'Nghe nói bác đang làm đơn xin về Việt Nam?'.
Phạm Duy trả lời (nguyên văn):
- 'Về làm gì. Những thằng như Hoàng Cầm, sẽ ngửa tay xin tiền. Mình cho nó một trăm đô, nó chê ít. Mà đâu chỉ có một thằng Hoàng Cầm, còn bao nhiêu thằng khác, như một lũ ăn mày. Chúng nó tưởng mình bên Mỹ hốt bạc. Về làm đéo gì. Còn chơi gái á, bên này thiếu gì.'
Tối hôm đó, chúng tôi đi ăn nhà hàng. Tôi lại được hân hạnh ngồi gần Phạm Duy, hân hạnh mà tôi không nỡ từ chối. Con người thật của Phạm Duy hiện lên trần truồng.


***

Năm 1993, tờ Far Eastern Economic đăng tin Phạm Duy làm đơn xin Việt Cộng cho về Hànội để sống những ngày cuối đời, nhưng đơn xin đã bị bác. Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.
Hai năm sau, năm 1995, một tờ báo Việt ngữ (tờ Ép Phê) tại Paris loan tin cuộc gặp gỡ thân mật tại tòa đại sứ VC tại Paris ngày 7 tháng 1/1995 để thảo luận về đề tài:
- 'Chúng ta cùng hồi hương giúp nước.'.
Tờ báo đăng tấm ảnh chụp Phạm Duy đứng giữa, một bên là tên đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, và một bên là Trần Văn Khê. Tờ báo cũng đăng những lời bợ đỡ Việt Cộng của Phạm Duy...

Phạm Duy đã lên tiếng cải chính.

***

Năm 1997, trong một buổi họp mặt tại Cali, có thi sĩ Cao Tiêu, cựu khoa trưởng đại học Văn Khoa Sàigòn Nguyễn Khắc Hoạch, học giả Nguyễn Sĩ Tế, bác sĩ Trần Ngọc Ninh, giáo sư Lê Hữu Mục v,v...

Phạm Duy đã tuyên bố bốn câu bất hủ, đựợc báo chí đăng tải.

Câu một: 'Tôi có chống cộng bao giờ đâu, tôi chỉ chống gậy'.
Câu hai: 'Ai ngu thì mới thích nhạc của tôi. Nhạc của tôi làm trong cầu tiêu mà'.
Câu ba: 'Tôi phải về Việt Nam. Tôi cần có 8 Ái Vân để hát những bản nhạc mới của tôi. Ở đây chỉ có một Ái Vân, quả là không đủ.'.
Câu bốn: 'Tôi không đồng ý chống Hồ Chí Minh. Về Việt Nam, chỉ cần nhà nước trả cho tôi 10 ngàn đô la, tôi sẵn sàng ca tụng Hồ Chí Minh'.

Phạm Duy đã lên tiếng cải chính, chối không nói những câu vô liêm sỉ đó. Trong dịp sống chung với GS Mục tại nhà anh Nguyễn Trọng (cựu phóng viên của hãng Reurer) ở Oklahoma, tôi có hỏi GS Mục về vụ Phạm Duy. GS Mục quả quyết Phạm Duy có nói những lời vô liêm sỉ.
Tôi tin giáo sư Mục.
Thứ nhất: những câu nói của Phạm Duy thuộc ngôn ngữ và khẩu khí đặc biệt mà chỉ Phạm Duy - một kẻ suốt đời không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo và không thèm khát - mới có.
Thứ hai: giáo sư Mục đã kê khai tất cả những nhân chứng có mặt hôm đó, giáo sư Mục không thể nào bịa đặt tên tuổi của những nhân chứng.

***

'Ta Tiếc Cho Một Phạm Duy...'.
Đó là nhan đề một bài tôi viết năm 2002 để phê bình bài hát 'ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo' của Phạm Duy. Nhan đề của tôi bỏ lửng 'ta tiếc cho một Phạm Duy' nhưng nhiều người đã tìm ra hai chữ 'cùi hủi' cùng âm điệu với hai chữ thạch thảo.
Tôi viết bài đó, để thương hại cho một Phạm Duy cùi hủi.

Có ba cái đáng thương hại.

Cái đáng thương hại thứ nhất:
- Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm, viết Hoàng Cầm Ca, để ca tụng Hoàng Cầm, một tên văn nô cùi hủi Việt Cộng. Chẳng những ca tụng Hoàng Cầm, Phạm Duy còn khen vợ cũ của Hoàng Cầm (Tuyết Khanh), và khen con gái của Hoàng Cầm (Kiều Loan).
Trong bài 'Một Cảm Nhận Chệnh Choạng, Một Hiểu Biết Chệch Choạc', Hoàng Cầm từ trong nước đã lên tiếng chửi Phạm Duy thậm tệ. Mà chửi đúng.

Cái đáng thương hại thứ hai:
- Phạm Duy lấy thơ của Apollinaire (bài Adieu), để làm lời ca cho bài 'Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo'. Nhưng Phạm Duy đã hiểu sai thơ Apollinaire. Phạm Duy không đủ trình độ để hiểu thơ Apollinaire.

Cái đáng thương hại thứ ba:
- Sau quá nhiều tai tiếng, nhất là sau vụ 'bốn câu bất hủ', Phạm Duy đã phải nhờ một văn phòng luật sư tại Canada lên tiếng minh oan cho cái vô liêm sỉ của mình. Văn thư minh oan ấy đề ngày 28/9/1998.

Chúng ta hãy nghe:
- 'Phạm Duy quan niệm và hành động như một người nghệ sĩ phóng khoáng trong lòng dân tộc và đứng trên mọi thể chế chính trị đối nghịch nhau'.
Và chúng ta hãy nghe:
- 'Nhạc sĩ Phạm Duy (cho biết) chỉ về Việt Nam khi đất nước có dân chủ và nhân quyền được tôn trọng'.

***

Mùa thu năm 1978, tức là cách đây gần 30 năm, con thuyền tỵ nạn của gia đình nhạc sĩ Ngọc Chánh tới bến Mã Lai. Trên thuyền, có ba người con trai của Phạm Duy: Phạm Duy Minh 25 tuổi, Phạm Duy Hùng 23 tuổi, Phạm Duy Cường 21 tuổi.

Khi nghe tin các con đã cập bến Mã Lai và thoát nạn cộng sản, Phạm Duy đã sáng tác hai bài ca cho người tỵ nạn, và cho chính nghĩa tỵ nạn.

Tài liệu còn đó, Phạm Duy không thể chối cãi.

Bài ca thứ nhất:
Hát Cho Người Vượt Biển
'Này đoàn người đang vượt biển Đông
Kiếp mong manh như áng mây hồng
Người gửi mình trong vùng đại dương
Treo mạng sống giữa hai sợi tóc
Người chập chờn giữa trời biển rộng
Đã bao nhiêu thành đám thây khô?
Này đoàn người đi tìm tự do
Cứu được người thật là khó.
Này loài người dưới mặt trời soi
Hãy giương to đôi mắt của người
Người và người tất cả ngược xuôi
Đi tìm lẽ sống trong trời đất
Người nào còn tin ở Trời Phật
Với đôi tay thành kính đưa ra
Mời đoàn người đi tìm tự do
Đến chia vui với người
Ôi niềm vui, ôi niềm vui
Của loài người biết thương nhau
Lậy Trời Phật cúi đầu mà coi
Bé thơ ngủ trong bão tơi bời
Lậy Trời Phật xin nhìn ngoài khơi
Ông bà lão nghiến răng cầm lái
Và con lậy xin Ngài Thần Biển
Đoái thương đôi trẻ mới xe duyên
Lậy loài người, tôi lậy tổ tiên
Hãy cho tôi thấy đất liền...'.

Bài ca thứ hai:
Hát Cho Quyền Làm Người
Loài người sinh ra như nhau cùng chung có quyền
Đây trước tiên là quyền sống có tự do
Nhưng sao hàng triệu nhân dân
Đương nhiên bị đoạt mất hết
Quyền ăn nói, tín ngưỡng, hay đi lại?
Từ ngày sinh ra chuyên môn đi cướp quyền
Trên thế gian bọn người khát máu thèm xương
Đi gieo hận thù đau thương
Ra tay độc tài áp bức đời sống dân lành
Thương cho quê hương nơi xưa sống thanh bình
Giờ thành trại giam, nhân dân bị tước nhân quyền
Gia tài tổ tiên, chúng nhóm lửa đốt hết
Trẻ già được liệt vào hàng của súc vật
Trên quê hương ta, ôi tan nát gia đình
Chẳng còn tổ quốc, chúng nó là lũ vô tình
Điên cuồng tự kiêu, chúng nó còn chém giết
Và còn đọa đầy một dân nước nghiệt oan
Loài nguời mau mau cùng xúm lại
Tranh đấu cho quyền người sống có tự do
Ta đang ở ngoài kêu to
Bên trong nổi dậy chiến đấu
ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ
ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN

Như mọi nguời đã biết: tháng 4 năm nay (2005), sau bao nhiêu lần chạy chọt hèn hạ bợ đỡ, Phạm Duy đã đạt sở nguyện. Ông đã được Việt Cộng chấp thuận cho về nước sinh sống, để tiếp tục làm kẻ suốt đời không thèm khát, không vô liêm sỉ, không vô lễ giáo, không hèn hạ.

Và 'ĐỂ GIẾT HẾT CỘNG NÔ'.
Và 'ĐỂ SẼ CÓ NHÂN QUYỀN'.

./.

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP !

namsaubaysau

THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP  !



  


********

 Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 







Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc… 
Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá. 
Một thế-hệ “bánh mì kẹp”. 

Kẹp giữa hai quê-hương 

Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà. 

Tôi không nhớ ai đã có nói: 
“Ma patrie, c’est là où je suis heureux” 
(Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)



Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ? 
Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi. 
Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ? 

Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời. 
Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà). 
Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ? 




Kẹp giữa hai nền Văn-hoá 

Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.) 
Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình. 



Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài. 
Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi. 
Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi. 
Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng? 
Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn. 
Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI). 
Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt. 
Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”. 

Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
Kẹp giữa hai nền văn-hoá. 

Kẹp giữa hai thế-hệ 

Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt. 
Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán. 

Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt. 

 Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài. 
Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. 
Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ. 
Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả. 
Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được? 
Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no. 
Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
“Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
Kẹp giữa hai thế-hệ. 

Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá 

Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)? 

Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn? 
Có lẽ chính chúng nó có lý.
Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 
Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan? 

Nỗi buồn u-uẩn 
Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn. 
Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình. 
Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn. 
Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín.  

Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận. 
Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 

Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. 
Để đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết. 

               

Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. 
Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.

Tháng 3-2012

Yên Hà 

ẤN TƯỢNG


 

LƯỢM LẶT ẤN TƯỢNG



Mộc Nhân  lượm lặt 10 sự việc, phát biểu ấn tượng 6 tháng đầu năm 2012

Chống tham nhũng triệt để
1. Chống tham nhũng ấn tượng :
Báo Người Lao động ngày 3-1-2012 : Do nghi ngờ giáo viên Hồ Thị Thanh Thúy ăn hai hũ yaourt của học sinh nên Ban Giám hiệu Trường Mầm non Rạng Đông 14 đã gọi điện thoại báo Phòng GD-ĐT và chủ tịch UBND phường 14, sau đó Công an phường 14 đã được điều xuống để hỗ trợ điều tra, giải quyết. Huy động cả hệ thống chính quyền để điều tra tham nhũng 2 hũ yaourt !  
  
Cầu tạo hình chữ V !
2. Chữ V ấn tượng :
Báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 : Trong cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh (Gia Lai)   về sự việc cầu sập liên tiếp trên địa bàn huyện, ông Quang cho biết: “…Theo nhận định khách quan, cầu sập là do mưa lũ tạo dòng lớn làm trống chân trụ giữa của cầu làm cầu tạo thành chữ V chứ không sập

 

chính quyền tâm thần !

3. Cưỡng chế và bắt giam ấn tượng :
Sau khi cưỡng chế thu hồi một số hòn đá được xem là có giá trị của một hộ dân, ông Nguyễn Hồng Linh - chủ tịch UBND huyện Chư Sê (Gia Lai) đã cholàm một chiếc lồng sắt để giam hòn đá nặng hàng tấn và đặt tại trụ sở UBND huyện.


Người dân địa phương nói : “Mình thấy lạ hung! Tưởng đâu chính quyền đóng cũi nhốt con cọp bắt được từ trên núi chạy xuống chớ. Hóa ra là hòn đá! Hòn đá nó có chân đâu mà sợ nó chạy mất? Buồn cười thiệt đó!”.
Vê sự việc này, dư luận gọi chính quyền địa phương nơi đây là “Chính quyền tâm thần”.

đình chỉ công tác, chuyển lên làm CV
4. Kỉ luật cán bộ ấn tượng :
Trước đó, liên quan đến sai phạm trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, ngày 11-2-2012 UBND TP Hải Phòng có quyết định đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Hiền để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trong vụ việc trên.
Tiếp đến, ngày 23-2-2012, Thành ủy, UBND TP đã có quyết định kỉ luật cách chức Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện đối với ông Hiền.
Đến ngày 5-4-2012 , UBND TP điều chuyển ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng về làm chuyên viên của Sở Nội vụ Hải Phòng.


người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào
5. “Yêu nước” ấn tượng :

Chiều tối 3-4- 2012, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để “nói cho rõ hơn” về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?)



... lỗi không phải của tôi !!!
6. Vở học ấn tượng :  
Đó là “Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) của NXB Đà Nẵng. Tác giả cuốn sách này là Đặng Thị Lanh, nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Trong vở này, tác giả “dạy” học trò lớp một : “giỗ Tổ” viết thành “dỗ Tổ” và “cây nêu” viết thành “cây lêu” !
Trao đổi với báo chí về việc này bà Lanh không xin lỗi mà còn đỗ lỗi : “Lỗi không phải của tác giả. Lỗi là ở quá trình in ấn, quá trình xuất bản”. 

... nghề này làm rất nhanh
7. Gái mại dâm tâm tình ấntượng:
Tháng 5-2012, người mẫu kiêm diễn viên Hồng Hà sau khi bị bắt vì bán dâm đã thật thà tâm sự tại cơ quan công an:  “ … Nghề bán dâm "làm rất nhanh" nhưng lại thu về số tiền lớn, vì thế em định sẽ làm vài tháng, khi nào mua được nhà và xe ô tô thì em sẽ dừng lại. Sau đó, em sẽ tập trung cho sự nghiệp diễn viên, người mẫu của mình và lập gia đình thì sẽ chẳng ai biết được điều đó”.





nói không mà thành có !
8. Ấn tượng “công và tội” :
Về sự việc tiêu cực trong kì thi TNTHPT tại Bắc Giang, giám đốc sở GD-ĐT Nguyễn Đức Hiền nói: “Tôi hoan nghênh việc học sinh tố cáo vi phạm, nhưng em này vừa có công, vừa có tội. Theo tôi, em này ở chừng mực nào đó đã có công tố cáo. Cái đó là ý thức tốt. Bên cạnh đó em này cũng vi phạm quy chế là đưa phương tiện cấm vào phòng thi.
Nếu không có tội thì làm sao có công ?


đau xót nhưng phải tiếp tục nghiên cứu
9. Đau xót ấn tượng và tiếp tục nghiên cứu :
Chiều 7-6-2012 trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về tình trạng khiếu kiện và tham nhũng liên quan đến đất đai hiện cũng khá phổ biến, Bộ trưởngBộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nói: “Chúng tôi là những người trong ngànhcảm thấy rất đau xót”. Tuy nhiên khi được hỏi về việc doanh nghiệp đền bù đất quá rẻ khiến người dân phải khiếu kiện ông nói : “Vấn đề đấy phải tiếp tục nghiên cứu” !


SĐX hoan hỉ vì được hưởng chính sách nhân đạo
10. Nhân đạo ấn tượng :
Ông Lê Ðức Hiền, phó cục trưởng Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội trả lời báo chí về vấn đề tại sao không công khai danh tính người mua dâm, ông nói :
“...việc chưa cho công bố tên là mang tính nhân đạo.”
Được biết năm 2003, nhà nước ban hành “Pháp Lệnh Phòng Chống Mại Dâm,” năm 2004, ra nghị định chi tiết thi hành pháp lệnh này. Năm 2010 ra thêm nghị định xử phạt hành chính trong lãnh vực an ninh và trật tự xã hội đều cho phép nêu công khai danh tính, hình ảnh kẻ mua dâm trên các phương tiện truyền thông.