tứ trụ nhạc vàng


__________ tứ trụ nhạc vàng



Đầu tiên là Hùng Cường tên thật Trần Kim Cường sinh ngày 21 tháng 12 năm 1935, Lớn hơn Duy Khánh 1 tuổi, là một ca sĩ, nghệ sĩ cải lương, diễn viên điện ảnh và diễn viên kịch nói Việt Nam .


















Mấy dặm sơn khê (Nguyễn văn Đông)

Trình bày: Hùng Cường 



****

Xuân này con không về

Trình bày: Duy Khánh 









Tiếp theo là Duy khánh sinh năm 1936, tên thật Nguyễn Văn Diệp, lớn hơn Nhật Trường 6 tuổi vừa là 1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ 





Tiếp nữa là Trần Thiện Thanh
(Nhật Trường) sinh năm 1942 bằng tuổi với Chế Linh, tại Phan Thiết.vừa là1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ 








Rừng Lá Thấp
Trình bày: Nhật Trường 

 

****************************************


Thành phố buồn

Trình bày: Chế Linh




Cuối cùng Chế Linh là một người Việt gốc Chăm (tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên), sinh năm 1942 tại paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước - Ninh Thuận). vừa là 1 ca sĩ vừa là nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi,có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng.
















////////////


từ thập niên 1950 Hùng Cường nổi tiếng tại Sài Gòn, với những ca khúc nhạc tiền chiến và sau là nhạc vàng.
Năm 1952, Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng thanh bình. Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát. Vào Sài Gòn, ông bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với tên Hoàng Thanh. Ông trở thành một trong ba giọng nam được yêu thích nhất, cùng với Duy Trác, Anh Ngọc. Thời kỳ này tên tuổi của ông gắn liền với những bài có âm hưởng dân ca và "dân ca mới" của Phạm Duy: Vợ chồng quê, Ngày trở về, Nhớ người thương binh, Tình nghèo, Quê nghèo, Về miền trung... rồi đổi nghệ danh là Duy Khánh. Chữ "Duy" trong Phạm Duy, còn "Khánh" là tên một người bạn thân của ông
Năm 1958 Trần Thiện Thanh đến Sài Gòn và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến
Cũng trong năm 1958, Chế linh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960
Năm 1959,Duy Khánh bắt đầu viết nhạc, nhạc ông thường nói về tình yêu quê hương, mang hơi dân ca xứ Huế và được đón nhận nồng nhiệt, ngay từ hai sáng tác đầu tay: Ai ra xứ huế, Thương về miền trung.
Đến thập niên 1960 Hùng Cường và Mai Lệ Huyền chuyển sang thể loại nhạc kích động, gây nên một không khí mới mẻ trong nền âm nhạc thời đó
Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.
Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính.
Trong khoảng thời gian 1964-1965, Chế linh thâu rất nhiều dĩa hát
Năm 1965, Duy Khánh cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu thanh bản trường ca Con đường cái quan của Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến nay, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát Thái Thanh, Duy Khánh
vàng.
Cũng năm 1965 Trần Thiện Thanh tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975 ,Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài
Sau năm 1968 Nhật Trường còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường
Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Lúc đó, Nhật Trường và Thanh Lan thường hát chung với nhau. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này cũng được thu thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông.

1972: Chế Linh Đoạt giải Kim Khánh - Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức

Năm 1975 Nền Cộng Hòa Miền Nam sụp đổ Hùng Cường quyết định sang Mĩ định cư với câu nói" Trai trung liệt không thờ hai chúa". qua nhiều lần vượt biên ông bị bắt bị tù đầy nhưng với tiên ngôn"đố ai bắt được chim Cường" cuối cùng ông cũng sang Mĩ ngày 28 tháng 02 năm 1980. Mất 1998

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Duy Khánh bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến...Sau khi sang Mỹ vào năm 1988, ông hát độc quyền cho trung tâm Làng Văn, sau đó tách ra, thành lập trung tâm Trường Sơn tiếp tục ca hát và dạy nhạc cho đến cuối đời. 
Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam,California, thọ 68 tuổi.Sau 1975, Nhật Trường nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Trần Thiện Thanh từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, ông vẫn soạn nhạc.
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.
Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster,Quận Cam do bệnh ung thư phổi. 
Năm 1976-1978, Chế Linh bị bắt vì vượt biên trái phép và tội phản động, biệt giam 28 tháng . Năm 1980, anh vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại TorontoCanada