Tiền của Việt Nam Cộng Hòa

Tiền của Việt Nam Cộng Hòa

Chum Vàng

Chum Vàng

Tác giả: Phạm Duy


ÁI VÂN & ANH DŨNG


Nhà nghèo cuốc bẫm với cầy sâu 
Cuốc bẫm với cầy sâu 
Tang tính tính tình tang 
Nhà nghèo cấy lúa với trồng rau 
Cấy lúa với trồng rau 
Tang tính tính tình tang 
Sớm tối nắng mưa (ư) nhọc nhằn 
Vẫn cứ mến yêu (ư) ruộng đồng 
Nhà nghèo vui sống với nghề nông 
Vui sống với nghề nông 
Tang tính tính tình tang 
Tang tính tính tình tang


2) ÐỒNG RUỘNG: Người chồng hát và làm những động tác như cuốc đất, đào đất, moi cái chum lên, mở nắp chum, lạy Trời : 

Một ngày cuốc đất với đào mương 
Cuốc đất với đào mương 
Tang tính tính tình tang 
Về chiều, moi đất thấy một chum 
Moi đất thấy một chum 
Tang tính tính tình tang 
Tháo nắp thấy trong chum đầy vàng 
Xướng quá cúi khiêng lên bờ này 
Của Trời cho, phúc đức vậy thay 
Con hãy cứ để đây 
Tang tính tính tình tang 
Tang tính tính tình tang


3) VỀ NHÀ (kẻ trộm rình ở bên ngoài hay dưới gầm giường), chồng nói với vợ : 

Về nhà, ta nói với vợ ngoan 
Ta nói với vợ ngoan 
Tang tính tính tình tang 
Chuyện vàng ta đã có một chum 
Ta đã có một chum 
Tang tính tính tình tang 
VỢ : Thế bố nó sao không cầm về ? 
Sẽ mất chum ngay rồi còn gì ? 
CHỒNG : Của Trời cho đó, mất thì thôi 
Nếu có mất... thì thôi ! 
Tang tính tính tình tang 
Tang tính tính tình tang 


Hai thằng ăn trộm và vợ chồng nông dân


4) NGOÀI SÂN : Hai thằng trộm rình từ lâu, chui ra hát : 


Có hai thằng trộm ngồi rình 
Chúng nó nghe chuyện đào được chum 
Bảo nhau xuống bờ mương nhé 
Thấy lù lù có một cái chum 
Hà ha há hà ha há 
Há hà hà hà hà há ha 
Chum này thì khi mở nắp 
Không thấy vàng chỉ thấy rắn thôi 
Ối giời ôi là ối giời ôi 
Chúng sợ quá, vội vàng đậy nắp 
Chum rắn này đem giấu một nơi 
Ối giời ôi là ối giời ôi


5) TRONG NHÀ: Hai vợ chồng đối thoại : 


VỢ : Mặt trời chưa đứng tới ngọn cau 
Chưa đứng tới ngọn cau 
Tang tính tính tình tang 
Chồng mình ra tới chỗ ruộng sâu 
Ra tới chỗ ruộng sâu 
Tang tính tính tình tang 
Ðã thấy mất ngay chum vàng rồi 
Bố nó chao ôi quá dại khờ ! 
CHỒNG : Của Trời cho, nếu lấy lại đi 
Thôi luyến tiếc mà chi ? 
Tang tính tính tình tang 
Tang tính tính tình tang


6) NGOÀI NHÀ : Trong khi vợ chồng nói chuyện mất chum, hai thằng trộm vẫn rình : 


Vẫn hai thằng trộm ngồi rình 
Chúng nó nghi vợ chồng này điên 
Làm chi có vàng trong đó ? 
Thích giầu có nhìn rắn không ra 
Hà ha há hà ha há 
Há hà hà hà há há ha 
Chum này mà ưng, mà muốn 
Khiêng nó lại, trả nó cái chum 
Tang tính tình tình tính tính tang 
Thích vàng quá, thọc vào là chết 
Cho chúng mày rắn cắn một phen 
Tang tính tình tang tính tình tang


7) RUỘNG: Chồng ra ruộng, thấy cái chum, mừng rỡ chạy về nhà, hát : 


CHỒNG : Mình vừa ra tới cánh đồng xa 
Ra tới cánh đồng xa 
Tang tính tính tình tang 
Kìa là cái phúc (ứ) Trời cho 
Cái phúc (ứ) Trời cho 
Tang tính tính tình tang 
VỢ : Bố nó kiếm ra chum vàng rồi 
Thế cớ sao không gánh về nhà ? 
CHỒNG : Của Trời cho, nếu đã thật cho 
Mai sẽ đến nhà ta 
Tang tính tính tình tang 
Tang tính tính tình tang


8) NGOÀI NHÀ : Hai thằng trộm lại tới rình, rồi hát : 


Khiến hai thằng trộm ở ngoài 
Nó tức lên vì vợ chồng kia 
Mày không lấy về chum rắn 
Thế thì mình phải gánh chum đi 
Hà ha há hà ha hà 
Há hà hà hà há ha ha 
Ðem về đặt chum ở đó 
Ngay trước nhà, để đó giữa sân 
Tang tính tình tang tính tình tang 
Thích giầu có, thọc vào là chết 
Cho chúng mày rắn cắn một phen 
Tang tính tình tang tính tình tang


Hai kẻ trộm khiêng chum về đặt trên sân nhà... 

9) GIỮA SÂN KHẤU: Hai vợ chồng ra sân thấy cái chum, mừng quá đứng hát : 


CHỒNG : Mình à ! ta nói đã chẳng sai 
Ta nói đã chẳng sai 
Tang tính tính tình tang 
Trời mà cho, sẽ có, đừng tham 
Sẽ có nhớ đừng tham 
Tang tính tính tình tang 
Sớm tối sẽ thôi (ư) nhọc nhằn 
Sống rất ấm vui (ư) thật nhàn 
Giầu là do cái số dửng dưng 
Xin chớ có đảo điên 
Tang tính tính tình tang 
HỢP CA : Giầu rồi ta giúp những bạn quen 
Trong thiếu thốn, một phen 
Tang tính tính tình tang 
Càng giầu càng muốn giúp người ta Ai thiếu thốn nghèo hơn 
Giầu rồi đi du hí gần xa 
Nơi thế giới tự do 
Tang tính tính tình tang...

Bà Mẹ Gio Linh

Bà Mẹ Gio Linh

Phạm Duy  
Nhạc Hòa Tấu 





Mẹ già cuốc đất trồng khoai 
Nuôi con đánh giặc đêm ngày 
Cho dù áo rách sờn vai 
Cơm ăn bát vơi bát đầy 

Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 

Nhà thì nó đốt còn đây 
Khuyên nhau báo thù phen này 
Mẹ mừng con giết nhiều Tây [..đánh giặc hay ]
Ra công sới vun cầy cấy 

Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 

Con vui ra đi, sớm tối vác súng về 
Mẹ già một con yêu nước có kém chi 
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về 
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê. 

Mẹ già tưới nước trồng rau 
Nghe tin xóm làng kêu gào 
Quân thù đã bắt được con 
Đem ra giữa chợ cắt đầu 
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 
Nghẹn ngào không nói một câu 
Mang khăn gói đi lấy đầu 
Đường về thôn xóm buồn teo 
Xa xa tiếng chuông chùa gieo 

Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 

Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy 
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay 
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ 
Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta. 

Mẹ già nấu nước chờ ai 
Đêm đêm súng nổ vang trời 
Giật mình em bé mồ côi 
khăn tang cũng hoen tiếng cười..

Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 

Bộ đội đã ghé về chơi 
Khơi vui bếp lửa tơi bời 
Mẹ già đi lấy nồi khoai 
Bưng lên khói ' hương [?]' mờ bay 

Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò ! 

Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà 
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa 
Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy 
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.



.............

Du Tử Lê


Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, là một nhà thơ Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội AnQuảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.
Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩmThơ tình Du Tử Lê 1967-1972.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ.
Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứngTay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA



Duyên nghiệp


Vũ Hoàng: Trước hết, cám ơn ông đã dành cho đài ACTD buổi trò chuyện hôm nay ạ. Vũ Hoàng muốn biết vì sao rất nhiều nhạc sĩ lại chọn thơ của ông để phổ nhạc. Có điểm đặc biệt gì trong những bài thơ đó mà rất nhiều trong số này đã thành công không thưa ông?
Nhà thơ Du Tử Lê:  Câu hỏi của Vũ Hoàng làm tôi cũng lúng túng. Chính bản thân tôi cũng không biết vì sao cả. Hồi đầu số người phổ nhạc bắt đầu là những ông như Nguyễn Hiền, rồi Phạm Duy, Phạm Đình Chương. Hồi ở Việt Nam trước năm 1975, thì lúc đầu tôi nghĩ đó là một cái duyên, nhưng sau đó, nhiều quá tôi cũng không biết làm sao. Câu trả lời rất thành thật thưa quí thính giả và thưa Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Dạ vâng, Vũ Hoàng có nói chuyện với nhạc sĩ Từ Công Phụng thì được ông cho biết là trong thơ của thi sĩ có sự nhân cách hóa được những sự vật, những điều rất bình thường để biến nó thành như những con người trong thơ.
Nhà thơ Du Tử Lê: Có lẽ nhận định của nhạc sĩ Từ Công Phụng cũng là một nhận định. Nhưng như vậy, chúng ta sẽ nói sang phần kỹ thuật một chút, thì tôi hy vọng thính giả không khó chịu lắm.
Thơ thì có kỹ thuật của nó. Kỹ thuật căn bản của thơ là so sánh, vật này với vật kia, liên tưởng, liên tưởng vật này với vật khác, thứ ba là nhân cách hóa và thứ tư là ẩn dụ. Đồng thời tôi cũng chủ tâm linh động hóa những sự vật nó cố định. Nếu mình không nhân cách hóa được thì linh động hóa, cho nó một sức sống hay là một sự chuyển động thì đó là quan niệm của tôi, cũng tạm gọi là đặc biệt đi.
Vũ Hoàng: Thưa ông, Vũ Hoàng cũng không am hiểu nhiều về thơ, thì thấy rằng luật bằng trắc đôi khi phải rơi vào những giai điệu lên xuống của bài hát thì nghe mới xuôi được, không biết chuyện dấu, sắc hỏi huyền ngã… thi sĩ Du Tử Lê sẽ chọn và đặt như thế nào?
Nhà thơ Du Tử Lê: Câu hỏi rất là hay, hay lắm. Tôi không chú ý đến cái đó. Tôi lấy một thí dụ cụ thể nhé. Một trong những người trẻ phổ nhạc thơ của tôi là nhạc sĩ Trần Duy Đức, anh có phổ một bài khá thành công là bài Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu. Thì Vũ Hoàng thấy rằng ngay câu đầu tiên của tôi là 2 vần trắc đi với nhau: Ở – vần trắc, Chỗ – vần trắc. Chưa kể là ông Phạm Đình Chương hay anh Trần Duy Đức chọn phổ những bài thơ tự do, không có vần điệu, không đều đặn, không êm ả đâu. Khi tôi làm thơ thì không hề có chủ tâm để phổ nhạc, chưa bao giờ có ý định đó cả.
Vũ Hoàng: Vâng bản Khúc Thụy Du thì sao ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê:  Vũ Hoàng có biết là trước khi phổ nhạc bài đó thì tôi và ông Anh Bằng hoàn toàn không biết nhau, ông đi mua sách của tôi, cuốn tôi tái bản bên này. Một buổi tối ông đi tìm tôi, tôi có một quán cà phê nho nhỏ, ông nói là xin gặp ông Du Tử Lê, tôi bảo tôi chính là Du Tử Lê đây, anh cần cái gì.
Chuyện vui lắm, tôi viết xuống rồi, bây giờ tôi kể lại cho Vũ Hoàng và quí thính giả nghe, thì ông nói tôi là Anh Bằng đây, tôi mới nói tôi biết anh, anh cần gì không. Thì lúc đó ông nói, tôi mới đi mua cuốn sách của anh, lúc đó còn anh anh tôi tôi và tôi phổ một bản nhạc mà tôi không biết hát. (cười). Vâng, tôi muốn đưa một cái rất tình cờ như vậy. Rất nhiều người nhạc sĩ khi họ phổ thơ của tôi, họ không biết tôi là ai cả, tôi cũng chẳng biết họ là ai cả.
Vũ Hoàng: Vâng, nó như một duyên số đến với nhau phải không ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê:  Vâng, nó là một duyên nghiệp, nếu nó hay, nó sẽ chắp cánh cho bài thơ, thì mình gọi là cái duyên, nếu nó dở, nó giết bài thơ thì mình gọi là cái nghiệp. (cười).

Hơn 300 bài thơ được phổ nhạc

du-tu-le-250.jpgVũ Hoàng:Bây giờ Vũ Hoàng quay lại thơ của chú, Vũ Hoàng biết rất nhiều nhạc sĩ phổ thơ của chú, thì chú có thống kê được bao nhiêu bài đã được phổ rồi không ạ?
Nhà thơ Du Tử Lê: Thống kê thì không thể thống kê được, ước lượng thì có thể được, riêng nhạc sĩ Anh Bằng đã khoảng trên 20 bài, nhạc sĩ Song Ngọc cũng phổ nhạc khoảng 50-60 bài, nhạc sĩ Trần Duy Đức cũng phổ trên 20 bài, anh Khang Thụy phổ thơ tôi khoảng 40 bài, nếu bây giờ tôi gom lại tất cả những bài thơ đó, thì con số sẽ không dưới 300 bài thơ.
Trong đó có một bài 4-5 người phổ, mỗi người cho bản nhạc một version (thể điệu) khác nhau. Tôi thí dụ bài Ơn Em, người đầu tiên phổ không phải là Từ Công Phụng, người đầu tiên là nhạc sĩ Phạm Duy, ông phổ điệu ballad có pha Tây Nguyên, ông giữ nguyên văn “Kiếp Sau Xin Giữ Lại Đời Cho Nhau”. Khoảng 2 năm sau, ông Từ Công Phụng thấy bài đó, thì ông nói rằng biết nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rồi, nhưng ông nghĩ là ông có thể cho nó một version khác (thể điệu). Cũng giống một bức tranh, mỗi người nhìn một bức tranh khác nhau, khi phổ nhạc thì anh Từ Công Phụng cắt đi để khỏi trùng tên và chọn nhan đề Giữ Đời Cho Nhau.
Vũ Hoàng: Vâng, tuyệt vời ạ. Đó là điểm rất đặc biệt đấy ạ. Vũ Hoàng cám ơn thi sĩ rất nhiều đã dành thời gian cho buổi trò chuyện hôm nay ạ. 

...........

HOA SEN - PHÙNG QUÁN






HOA SEN  
PHÙNG QUÁN

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
    Nhưng tôi không thể nào tin được
           Câu ca này gốc gác tự nhân dân
           Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
           Của những phường bội nghĩa vong ân!
           Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
           Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
           Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
           Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
           Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
           … Nhị vàng bông trắng lá xanh
          Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
          Tất cả là trong cái chữ gần
          Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
          Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
          Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
          Chính là sen mọc lên từ trong đó
          Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
          Nhị vàng , bông trắng, lá xanh…
          Tất cả, tất cả, tất cả…!
           Là do bùn nuôi dưỡng
           Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
           Cũng là xương thịt của bùn tanh!
           Như nhân dân: Gian truân, thầm lặng, vô danh
          Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sỹ…
          Nhân danh bùn! Nhân danh sen!
          Tôi đề nghị: Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!


    (Thơ Phùng Quán, NXB Văn học, 2003;  tr.  174 – 175)
                    
       


Chân dung Phùng Quán (Thanh Tùng chụp năm 1990).

Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc..

http://anhbasam.wordpress.com/2012/05/26/lanh-dao-tq-len-an-my-nhung-gui-con-hoc-o-truong-my/

tubaychinchin

Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Mỹ

Tác giả: Andrew Higgins và Maureen Fan
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-05-2012
CAMBRIDGE, Massachusetts – Khi các môn sinh tụ họp tại trường Harvard hồi tháng trước để thảo luận về sự hỗn loạn chính trị làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nữ sinh kín đáo, với kết quả ảnh hưởng trực tiếp, đang chăm chú lắng nghe từ hàng ghế trên cùng của giảng đường. Cô chính là con gái của Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc, và là người chắc chắn sẽ nắm giữ chức vụ hàng đầu trong đảng.
Con gái của Tập Cận Bình, cô Tập Minh Trạch, đã ghi danh theo học ở trường Đại học Harvard năm 2010, theo những người quen biết cô ở đó nói là tên giả, đã gia nhập vào một danh sách dài của những “thái tử đảng” Trung Quốc, là con cái của các quan chức cao cấp trong đảng được biết đến, những người đã đến Mỹ để học hành.
Ở một khía cạnh nào đó, “giới quý tộc đỏ” của đảng đổ xô vào các trường đại học Mỹ đơn giản phản ánh sự mê tít nền giáo dục Mỹ của Trung Quốc. Trung Quốc có số sinh viên theo học tại các trường đại học ở Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Năm học 2010-2011, con số sinh viên học ở các trường Mỹ là 157.558, theo dữ liệu thu thập của Viện Giáo dục Quốc tế, tăng gần gấp bốn lần trong 15 năm.
Nhưng thân nhân của các quan chức cao cấp trong đảng là một trường hợp đặc biệt: họ hiếm khi học ở các trường nhà nước, thay vào đó họ theo học tại các trường đại học tư nhân hàng đầu – và rất đắt tiền – một sự từ chối hoàn toàn về các lý tưởng bình đẳng đã đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết sách hàng đầu của Đảng Cộng sản mải mê chống Mỹ, có ít nhất năm người có con hoặc cháu đã từng học hoặc đang học ở Mỹ.
Giúp thúc đẩy sự hiểu biết thêm về đảng tham nhũng là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp, đã được đặt ra bởi các nghiên cứu nước ngoài về con cái của các nhà lãnh đạo: Ai là người trả tiền cho họ? Harvard, trường đại học phải tốn hàng trăm ngàn đô la cho tiền học phí và các chi phí sinh hoạt khác trong bốn năm, từ chối thảo luận về vấn đề kinh phí hoặc chuyện nhập học của từng học sinh.
Các cháu nội (hay ngoại) trai của hai trong ba cựu lãnh đạo hàng đầu — ông Triệu Tử Dương, người đã bị thanh lọc và quản chế tại gia do chống lại cuộc tấn công quân sự vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6 năm 1989, và người kế nhiệm ông, là ông Giang Trạch Dân — đã theo học tại Harvard.
Thái tử đảng nổi tiếng duy nhất nói về vấn đề kinh phí một cách công khai là Bạc Qua Qua, một sinh viên tốt nghiệp đang theo học [cao học] tại Trường Quản lý Hành chính công Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hiện đang bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, cũng như ông Tập Cận Bình, là con của một lãnh đạo thời kỳ sơ khai của cuộc cách mạng, đã chiến đấu cùng với Mao Trạch Đông.
Bạc Qua Qua đã không tham dự buổi hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank của trường Harvard, buổi hội thảo tập trung vào chuyện khó khăn của gia đình anh. Tuy nhiên, trong một tuyên bố vài ngày sau đó gửi cho báo Crimson, tờ báo do sinh viên trường Harvard điều hành, anh đã trả lời những cáo buộc về sự giàu có phi pháp. Anh nói rằng anh chưa bao giờ sử dụng tên tuổi của gia đình mình để kiếm tiền và, trái với tin tức từ các phương tiện truyền thông, anh chưa bao giờ lái xe Ferrari. Anh nói rằng kinh phí cho chuyện học hành ở nước ngoài của mình hoàn toàn đến từ “học bổng giành được độc lập, và sự hào phóng của mẹ tôi từ các khoản tiết kiệm mà bà kiếm được trong những năm bà là một luật sư thành công và là một nhà văn”.
Mẹ của anh, bà Cốc Khai Lai, đang bị tạm giam tại một nơi nào đó ở Trung Quốc do bị tình nghi có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, một người Anh, từng là cố vấn kinh doanh cho gia đình ông Bạc. Sau khi điều mà các nhà chức trách Trung Quốc nói là một vụ cãi nhau vì tiền bạc, Heywood đã chết, dường như bị đầu độc, trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11.
Bạc Qua Qua “rất lo lắng về những gì có thể xảy ra cho mẹ mình”, ông Ezra F. Vogel, một giáo sư Harvard nói về hình ảnh của Bạc “rất lo lắng” đã đến thăm ông hồi tuần trước. Ông Vogel nói thêm, hình ảnh của Bạc [đã được mô tả] như là một tay chơi hoang dã thì “phóng đại rất nhiều”.
Học giả Roderick MacFarquhar của trường Harvard nói tại buổi hội thảo ở Trung tâm Fairbank, trong một nền văn hóa chính trị “đấu nhau dữ dội” ở Trung Quốc, gia đình vừa là “chỗ tạo ra của cải” (người dịch: ý nói các quan chức ăn cắp của cải rồi chuyển cho gia đình hợp thức hóa) và còn là một “hình thức bảo vệ chung” (người dịch: bảo vệ phe của mình khi đánh nhau với các phe phái khác). Ông nói thêm, kết quả là “bạn nhìn thấy một đảng tham nhũng dữ dội”.
Trước khi bị truất phế, ông Bạc Hy Lai có mức lương chính thức hàng năm chưa tới 20.000 đô la. Nhưng con trai ông học ở truờng Harrow, một trường tư nổi tiếng ở London với chi phí hàng năm khoảng 48.000 đô, sau đó là trường Oxford, đối với sinh viên nước ngoài, phải trả hơn 25.000 đô la một năm chỉ riêng tiền học phí, và trường Kennedy, theo ước tính riêng của trường này, cần khoảng 70.000 đô một năm để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt.
‘Thượng đẳng’
“Đây là chuyện về người giàu và người nghèo”, bà Hồng Hoảng, con gái riêng của vợ ông Kiều Quán Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao của Mao Trạch Đông và là thành viên của các thái tử đảng thuộc thế hệ trước, [hấp thu] nền giáo dục Mỹ. “Mạng lưới những người có quyền ở Trung Quốc… không khác gì mạng lưới những người có quyền ở Mỹ”, bà Hồng, người đã học trường Vassar College ở Poughkeepsie, New York, và mẹ bà là giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao.
Có điều gì đó về giới thượng lưu nói rằng, nếu bạn được sinh ra trong đúng gia đình nào đó, thì bạn phải đi học đúng trường để giữ tiếng tăm cho gia đình. Vào một trường đại học hàng đầu chính là kết quả đó“, bà Hồng nói. Bà hiện là cố vấn có uy tín về thời trang, có trụ sở Bắc Kinh và là nhà xuất bản. Trong số các doanh nghiệp của bà là iLook, một tạp chí về lối sống và thời trang mới, đưa ra lời khuyên về việc làm thế nào để tận hưởng điều mà câu ‘chuyện hàng đầu năm 2010’ đã tuyên bố như là “Thời vàng son” của Trung Quốc.
Lưu ý rằng Đảng Cộng sản đã rời xa khỏi những ý thức hệ trói buộc ban đầu, bà Hồng nói bà không thấy có mâu thuẫn nào giữa ước muốn được hưởng nền giáo dục nổi tiếng và các nguyên tắc hiện hành của đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo của đảng: “Phần nào của Trung Quốc là cộng sản, và phần nào của Harvard là chống lại chủ nghĩa độc tài của những người ưu tú“?
Cha dượng của bà Hồng, ông Kiều Quán Hoa, là bộ trưởng ngoại giao đã bị thanh trừng hồi năm 1976 và chức bộ trưởng của ông đã được chuyển giao cho người thông dịch cũ của Mao, ông Hoàng Hoa, ông này có con trai tên là Hoàng Tân (Huang Bin), cũng đã học ở trường Harvard. Vào lúc đó, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đổ nát, đã bị Cách mạng Văn hóa năm 1966-1976 tàn phá và các chiến dịch sai lầm của Mao chống lại trí thức, những người đã bị nhục mạ là “lão chín thối”.
Ngày nay, các trường đại học Trung Quốc không những được hồi phục mà còn cạnh tranh khốc liệt, để được vào các trường đó thì rất khó, ngay cả đối với các thái tử đảng có các mối quan hệ rộng rãi. Dù vậy, các trường đại học hàng đầu của Mỹ vẫn còn mang dấu ấn đậm hơn so với nhiều trường khác trong giới tinh hoa chính trị và giới thương gia ở Trung Quốc, một phần là vì chúng rất đắt tiền. Một bằng cấp ở trường Đại học Harvard hoặc tương đương chính là “biểu tượng về tình trạng tột bậc” của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, ông Orville Schell nói. Ông tốt nghiệp trường Harvard và là giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung – Mỹ tại Asia Society ở New York.
Có một niềm đam mê các thương hiệu như thế” ở Trung Quốc, “giống như họ muốn xài hàng hiệu Hermes hay Ermenegildo Zegna, họ cũng muốn đi đến Harvard. Họ nghĩ rằng điều này đưa họ lên đẳng cấp hàng đầu“, ông Schell nói.
Sự hấp dẫn của một trường đại học thương hiệu hàng đầu quá mạnh đối với một số thái tử đảng khoe khoang, ngay cả với cái tên chung chung là trường đại học Mỹ. Chẳng hạn như bà Lý Tiểu Lâm, con gái của ông Lý Bằng, cựu thủ tướng và là cựu ủy viên Bộ Chính trị, từ lâu đã tự hào rằng bà theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là một “học giả thỉnh giảng tại trường Kinh doanh Sloan“. MIT nói rằng họ chỉ có một hồ sơ duy nhất về sự tham dự của một sinh viên tên Lý đã ghi danh học “một khóa học ngắn hạn, không cấp bằng” mở ra cho những người điều hành có “có đầu óc tò mò” và sẵn sàng trả 7.500 đô la cho các lớp học chỉ kéo dài 15 ngày.
Trường hợp kỷ luật
Tiền chu cấp cho các thái tử đảng theo học ở nước ngoài có thể trở thành một vấn đề cho chính phủ Trung Quốc.
Trong năm cuối cùng theo học tại Đại học Oxford ở Anh, Bạc Qua Qua gặp rắc rối vì không tập trung vào chuyện học hành. Khi trường này bắt đầu tiến trình xử lý kỷ luật, Đại Sứ quán Trung Quốc ở London đã gửi một phái đoàn ngoại giao gồm ba người đến Oxford để thảo luận vấn đề với gia sư của Bạc ở trường Balliol College, theo một người làm việc ở trường đại học đã tham gia sự việc này và đã nói chuyện với điều kiện giấu tên, để có thể nói một cách  thẳng thắn. Đại sứ quán đã không trả lời khi được yêu cầu bình luận.
Người làm việc ở trường ĐH đó nói rằng, ba người ở đại sứ quán đại diện cho anh Bạc đã nhấn mạnh rằng, chuyện giáo dục rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Vị gia sư trả lời rằng, trong trường hợp này, anh Bạc nên dành nhiều thời gian cho chuyện học hành hơn và bớt thời gian cho chuyện tiệc tùng. Sự can thiệp của các nhà ngoại giao Trung Quốc đã không giúp được anh Bạc và vào tháng 12 năm 2008, anh bị “cho tạm nghỉ ” do không hoàn thành chuyện học tập với chuẩn mực thích hợp, theo quy định của Oxford. Việc đình chỉ có hiệu lực này có nghĩa là anh đã mất “quyền bước vào” tất cả các cơ sở của trường đại học. Bị cấm không được ở trong khu đại học, Bạc dọn ra một khách sạn địa phương đắt tiền. Tuy nhiên, anh được phép tham dự kỳ thi cuối trong năm 2010. Mặc dù bị đuổi khỏi các lớp học, anh đã học tốt [sau đó] và đã nhận được bằng.
“Anh ấy là một sinh viên sáng dạ”, một người làm việc ở trường Oxford nói, người này biết Bạc Qua Qua vào lúc đó. Nhưng “ở Oxford, đột nhiên anh ấy tự do hơn bất cứ lúc nào mà anh đã trải qua trước đây và, như nhiều người trẻ ở trong hoàn cảnh tương tự, giống như cái nút chai bị bật ra khỏi một chai rượu sâm banh”.
Hầu hết các thái tử đảng khác giữ kín về thân thế của mình hơn.
Trong sân trường đầy nắng của trường Đại học Stanford ở Silicon Valley, cô Jasmine Li – có người ông là Giả Khánh Lâm, xếp thứ tư trong Bộ Chính trị và đã có những bài phát biểu tố cáo những phương cách “sai lầm” của phương Tây – hòa chung với các sinh viên Mỹ, khó có thể phân biệt được.
Các bức ảnh xuất hiện trên mạng cho thấy, cô mặc một áo choàng màu trắng đen, hiệu Carolina Herrera, tại một một buổi dạ vũ ở Paris năm 2010, dành cho những cô gái mới vào đời, và cô chia sẻ với Bạc Qua Qua về cảm giác cưỡi ngựa. Là sinh viên năm thứ nhất hồi năm ngoái, cô đã cưỡi ngựa cùng với đội Equestrian Stanford.
Nhưng sự hiện diện của cô trong trường là kín đáo, cũng giống như con gái Tập Cận Bình ở trường Harvard, người mà theo các sinh viên mô tả là ham học và kín đáo. Li đạp xe đạp màu đỏ sáng bóng đi tới lớp học mỗi ngày, có một người bạn Mỹ ở cùng phòng, và tham gia vào hội Kappa Alpha Theta. Sau giờ học, cô thường học trong phòng khách của hội, ngôi nhà có trần cao, cùng với các thành viên khác.
Gặp cô ở hội nhưng cô Li từ chối bình luận về thời gian của cô ở Hoa Kỳ hoặc tham vọng của cô, cô nói tiếng Anh với giọng bản xứ, rằng cô cần tham khảo ý kiến trước với gia đình ở Trung Quốc.
“Gót chân a sin cho đảng”
Việc đổ xô đến các trường đại học Mỹ để học đã gửi một món quà tuyên truyền tới các nhà phê bình Đảng Cộng sản, trong cái vỏ bọc là lá cờ Trung Quốc (yêu nước) và thường xuyên lên án những người đặt câu hỏi về sự độc quyền lãnh đạo của đảng là những kẻ phản bội, làm tay sai cho Mỹ. Một nhận thức phổ biến là các đảng viên cao cấp sử dụng quyền hành và sự ảnh hưởng của họ để gửi con cái cũng như tiền bạc ra nước ngoài “là một gót chân a-sin lớn cho đảng”, Ông MacFarquhar, từ trường Harvard, đã nói.
Kẻ thù cay đắng của đảng cầm quyền như phong trào tâm linh bị cấm Pháp Luân Công đã miệt mài trong việc loan truyền những tin đồn đôi khi vô căn cứ về con cái của đảng có được đặc quyền đặc lợi. Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), một phần của cơ quan truyền thông do Pháp Luân Công điều hành, đã đưa tin, chẳng hạn như 74,5% con cái của các quan chức Trung Quốc cấp bộ trưởng đã nghỉ hưu hoặc còn đang tại chức, có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Mỹ. Con số những người cháu của họ [có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ] là 91%, đài truyền hình này cho biết, trích dẫn một blog ẩn danh Trung Quốc đăng tải các số liệu thống kê trích dẫn được cho là chính thức của Mỹ. Không có cơ quan chính phủ nào đưa ra số liệu thống kê như vậy.
Mặc dù tính chính xác của thông tin đó là đáng ngờ, nhưng tin này đã khuấy động một làn sóng phẫn nộ trên Internet, với các tiểu blog giống như Twitter, lên án thói đạo đức giả của giới cao cấp trong đảng. Hầu hết các ý kiến bình luận đã bị đội quân kiểm duyệt Internet của Trung Quốc xóa ngay lập tức. Tuy nhiên, một số ít còn sót, có một ý kiến phàn nàn rằng, các quan chức “luôn miệng chửi rủa chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản, nhưng vợ con của họ đã di cư sang Mỹ để làm nô lệ cho Mỹ“.
Biểu tượng của sự quá độ
Sự giận dữ tương tự đã bộc lộ khi thấy những bức ảnh cho thấy Bạc Qua Qua vui vẻ trong các buổi tiệc với những người phụ nữ phương Tây trong khi cha của anh đang thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao-ít ở Trùng Khánh, đôn đốc 33 triệu dân của thành phố quay trở lại các giá trị khắc khổ trong những năm đầu, khi đảng mới ra đời.
Bạc, cậu bé biểu tượng cho sự thái quá của thái tử đảng, đã ngưng học các lớp trong mùa xuân này và hồi tháng trước đã dọn ra khỏi một căn hộ nằm trong một tòa nhà có các dịch vụ, có người gác cổng mặc đồng phục, ở gần Harvard Yard. (Giá thuê khoảng từ 2.300 USD đến 3.000 USD một tháng). Những người quen biết anh ta ở Đại học Harvard nói rằng, trước đó anh đã chia tay với cô bạn gái, cũng là sinh viên trường Harvard, cô Sabrina Trần, cháu gái của ông Trần Vân, một người có đầy quyền hành trong đảng. Trước khi qua đời năm 1995, ông Trần đã kiên quyết chống lại sự “xâm nhập” của các giá trị phương Tây và, cùng với ông nội của Bạc Qua Qua, là Bạc Nhất Ba, đã thúc giục quân đội đàn áp các sinh viên biểu tình, những người đã tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn, quanh 1 bức tượng thạch cao lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do.
Người đầu bếp tại một quán ăn nhanh gần tòa nhà căn hộ Cambridge cho biết, Bạc Qua Qua thường hay lui tới nhưng không gây nhiều ấn tượng. “Anh ta chỉ đặt mua những thức ăn thường, như loại bánh sandwich BLT. Không có gì đặc biệt”, người đầu bếp nói, người này cho biết tên của ông là Mustafa.
Tuy nhiên, nhân viên nhà hàng Changsho, một nhà hàng Trung Quốc, thì nhớ tới anh như là một khách hàng ngông cuồng hơn. Ví dụ như, vào một buổi tối, Bạc bước vào một mình, đặt mua bốn món ăn và rồi bỏ đi, sau khi gần như không đụng đến thức ăn. “Anh ta thậm chí không thèm hỏi đến một cái túi [để đựng đồ ăn mang về]”, một nhân viên nhà hàng nhớ lại, kinh hoàng về sự lãng phí.
Fan và Yawen Trần, phóng viên đặc biệt tường trình từ Palo Alto, Calif.
Ảnh: Tập Cận Bình là người chắc chắn kế thừa để lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Con gái của ông ta học tại Đại học Harvard. Photo: Lintao Zhang / AP.
Nguồn: Washington Post