Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường

.

Tứ Đổ Tường - Văn Hường



Có lẽ vì sân khấu cải lương thường diễn những vở tuồng Tàu và tuồng lịch sử, nhân vật trong tuồng có vai Vua, Hoàng Đế, Hoàng Hậu, nên các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ có thói quen khi thấy nghệ sĩ nào có tài ca hay, diễn giỏi mà họ cho là giỏi bực nhứt trong nghề thì họ tặng cho nghệ sĩ đó những mỹ danh có kèm chức vị Vua hay Hoàng Hậu trước cái tên chính của người nghệ sĩ đó.
Vì vậy sân khấu cải lương có Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, Hoàng Đế Dĩa Nhựa Tấn Tài, Vua Xàng Xê Minh Chí, Hoàng Hậu Sân Khấu Thanh Nga, Nữ Vương Sầu Mộng Út Bạch Lan, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường….
Nghệ sĩ Văn Hường tự giới thiệu về mình:
"Tôi là một nông dân, một nghệ sĩ rất là nông dân, nông dân ở xã nghèo, xã Long Thạnh Mỹ. Tôi mới bèn xuống dưới Saigon ở. Đó, lúc đó thì khổ sở lắm. Đó…mới là đi học ca, mà học ca là toàn anh em dìu dắt mình học, đó chẳng hạn, rồi lúc tôi ca được thì lúc đó tôi gặp anh Văn Vĩ, anh Năm Cơ, rồi gặp nhiều anh nghệ sĩ lớn tuổi mà rất là thương yêu nghệ sĩ Văn Hường, đó…thương mới bèn đưa đi đây đi đó, đám giỗ, đám cưới gì tôi ca hết, đó…lúc đó thì ca tốt rồi đó, cái bà Lệ Liễu mới mời tôi về ở giải trí trường Lệ Liễu ca, lúc đó là quán Lệ Liễu ở giải trí trường… Đó , rồi được anh em thương, rồi bà con đều thương, đó lúc đó thì có anh Viễn Châu cũng vô đó chơi, nhậu nhẹt rồi ca hát, lúc đó anh Viễn Châu thấy Văn Hường ca được quá, mới bèn mời về hợp tác với hãng dĩa, với cái bài đầu tiên của tôi ca, đó là cái bài Đêm Tân Hôn của soạn giả Viễn Châu viết.
Rồi cái lần hồi ảnh viết qua cái bài Tư Ếch đi Saigon, Vợ tôi nói tiếng Tây, Pháp Sư giải nghệ… nhiều bài lắm, bây giờ kể không hết được… Lần hồi cái rồi anh Bảy Cao cũng về đó hát…, đó anh Bảy Cao đoàn Hoa Sen, gặp Văn Hường, cũng vô ngồi nhậu nhẹt, rồi nói chuyện, đờn chơi, mới mời tôi hợp tác với đoàn Hoa Sen… Hát được mấy năm trời, kế Kim Chung thấy tôi hát được quá, bèn mời tôi hợp tác với đoàn Kim Chung. Lúc đó thì ký giao kèo hơi lớn đó… hà hà…rồi từ từ hát… đâu 9, 10 năm, mười một năm… A ký hợp đồng với Kim Chung Hát mười mấy năm…"



 Thông thường, nghệ sĩ tự giới thiệu mình thì ít khi có mạch lạc và chi tiết.
Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sanh năm 1934 tại xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức. Cha mẹ là nông dân, có mười mấy người con mà Văn Hường là người con thứ sáu nên bạn bè gọi anh là anh Sáu Văn Hường.
Trước năm 1975, tôi sáng tác nhiều bài ca cải lương hài hước cho Văn Hường ca thu dĩa cho hãng Capitol, tôi hỏi do đâu mà anh luyện được giọng ca đưa hơi ự ự hài hước độc đáo đó. Văn Hường cho biết là vì anh nghe danh ca Tám Thưa ca rất hay nhờ cái giọng đưa hơi ợ ợ của ảnh, nhờ đó Văn Hường nảy ra sáng kiến, chế cái tiếng ự ự thay cho cái tiếng ợ ợ, cái tiếng ự ự ăn khách dữ lắm.
Nghệ sĩ Văn Hường trả lời đơn giản như vậy, vì nếp sống và cách suy nghĩ của Văn Hường rất đơn giản. Văn Hường không nghĩ là nếu gặp một bài ca vọng cổ có nội dung lịch sử như bài ca ca ngợi chiến thắng Đống Đa hay Trần Hưng Đạo Bình Nguyên hay một bài ca tình yêu như Lan và Điệp hay bài Đồi Thông Hai Mộ, Văn Hường có ự ự hay cách mấy thì thính giả cũng không cười được, mà nếu thính giả cười thì là cười Văn Hường làm hư nội dung bài ca. Ví dụ Văn Hường đã ca bài Đời là gì, thính giả chỉ mỉm cười vì nội dung trách hờn đời, chớ thính giả không cười rộ lên khi nghe anh ca những bài hài hước khác.
Muốn có một bài ca vọng cổ hài hước làm cho thính giả cười lên được, phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa người viết bài ca, nội dung bài ca diễu, người ca sĩ có chất giọng và kỹ thuật ca diễu kết hợp với dàn đờn đờn ăn ý với người ca. Cái lối ca dùng tiếng ự ự thay cho tiếng ơ ơ chỉ là một kỹ thuật ca góp một phần nhỏ vào cách chọc cười thính giả.
Khi khởi nghiệp cầm ca, nghệ sĩ Văn Hường được cái may mắn là gặp được soạn giả kiêm nhạc sĩ Viễn Châu. Anh Viễn Châu khám phá giọng ca lạ của Văn Hường nên viết nhiều bài ca hài để khai thác giọng ca hiếm có với nội dung viết về những trái khoáy trong xã hội từ chuyện sợ vợ, chuyện mê gái, chuyện mê tín dị đoan, đến nạn tứ đổ tường, những chuyện bình dị trong đời thường.
Lối viết khéo léo của Viễn Châu và các tác giả chuyên viết vọng cổ hài cộng với lối ca duyên dáng dễ thương của nghệ sĩ Văn Hường đã đánh trúng tâm lý của người nghe. Trong các buổi tiệc đám cưới , đám giỗ, các buổi đờn ca tài tử, người ta bắt chước Văn Hường ca : "Một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm…." ( bài Năm con vợ), hoặc "Uống chi cho đã rồi lủi vô bụi cây cho chó ăn chè…"( bài tâm sự Ba xi đế ).
Sau bài vọng cổ vui đầu tiên Đêm tân hôn, Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác cho rất nhiều bài vọng cổ hài hước như Tư Ếch đi chợ Saigon, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch coi cải lương, Tư Ếch coi hội chợ, Vợ tui tui sợ, Vợ tui nói tiếng Tây, Tôi mê tài xỉu, Văn Hường thua số đuôi, Pháp sư giải nghệ, Chó mực đầu cáo, Lá sớ Táo Quân…

Văn Hường ca Vợ tui tui sợ của soạn giả Viễn Châu:
"Hỡi những bậc nam tử tu mi, hỡi các đấng trượng phu từ thanh niên râu chí mấy cụ già lão nhược, hãy đứng lên chung lưng đấu cật mà cùng nhau sợ vợ cho vui cửa….
Vọng cổ câu 1 … Vui nhà…Bà con lối xóm họ điệu thì họ kêu là mình thương vợ, còn họ ghét thì gọi là thờ bà…nhưng ở đời mà, hơi sức đâu bận tâm tới miệng lằn lưỡi mối, ăn no cái rồi bươi móc chuyện của người ta hoài vậy hà… Sách có câu Trị Quốc Tề Gia, phu phụ thuận hòa thì gia đạo mới yên, tơ hồng nguyệt lão se duyên, kẻ được vợ hiền còn người rinh con vợ dữ…ư…ư…
Câu 2… : Nói không phải khoe với anh Ba, chớ tôi dám chắc nội cái xóm Nancy nầy không có tay nào sợ vợ cho bằng Văn Hường sợ vợ hết á… nhưng cái sợ của tôi là cái sợ có sách có vở. Mà cái sợ vợ cao cấp, cái sợ vợ có nghệ thuật à…chứ đâu phải thứ sợ vợ tay mơ của mấy cha lục đục thường tài… vì hồi ban sơ mới lấy nhau, tôi nhè lỡ sợ nên tới ngày nay tôi tiếp tục sợ hoài…. Vậy bà con lối xóm họ đâu có thông cảm, họ xậm xì xậm xịt, họ nói là hiếu phụ nha nha… sợ vợ như là sợ…sợ…sợ…ối, nhưng mà anh Ba ôi, tôi gẫm lại thì vợ mình mình sợ, phải hông É chớ mình đâu có điên dại gì mình lại sợ vợ của người ta…
Câu 5 : Nhỏ cũng sợ mà già cũng sợ… Sách có câu sợ vợ mới nên! Tại tôi muốn ăn ở cho đúng sách Thánh hiền, chớ thân bảy thước, ai sợ gì phụ nữ…Ủa , lạm gì mà ngó tôi rồi anh cười chúm chím, làm tôi quê quáa É Anh nhớ lại mấy lần đến thăm tôi, anh đều thấy tôi mặt mày sưng húp, mắt bầm đen và lỗ mũi ăn trầu…Ạ, đó là tại con vợ tôi nó nựng tôi hơi nặng tay, nên tôi mới bể đầu… thì đâu có sao…chết chóc gì anh Ba… Sách có câu, đèn nhà ai nấy sáng, thương nhau lắm mới đánh nhau đau, lổ đầu gẫm chẳng có sao, băng keo dán lại, lấy dầu xức vô, máu ra một lát nó khô, chớ còn cãi lại thì ô hô sanh buồn.
Câu 6 : Đọ…Anh Ba thấy hông… từ vua chúa đến thứ dân, tứ khố rách áo ôm cho tới tai to mặt lớn, từ quê tới tỉnh, từ ruộng rẫy tới thị thiền, ai ai cũng sợ vợ ráo trơn ráo trọi hết, bởi vì cái vụ sợ vợ là cái sự dĩ nhiên mà anh Ba…xấu hổ gì chuyện đó … Đàn bà là sếp gia đình, Nam tử tụi mình phải rắc rắc tuân theo, Sợ nào bằng sợ vợ làm reo, nổi giận nó dám bỏ chèo queo một mình. Sách Nhị Thiên Đường có câu : Phu xướng phụ tùy, dạy một cách khác nữa là chồng phải quỳ ( oui ) khi vợ gọi, anh Ba ôi, nên hư số hệ nơi trời, vợ mình mình sợ, ai cười mặc ai.
Sau 200 bài vọng cổ hài của Viễn Châu sáng tác cho Văn Hường, có rất nhiều vọng cổ hài của các tác giả khác viết khai thác giọng ca hài của Văn Hường như bài Thằng Lãnh bán heo của soạn giả Quy Sắc – hãng dĩa Hồng Hoa, bài Văn Hường đau khổ, Văn Hường ba con vợ của soạn giả Văn Giai hãng dĩa Quê Hương, bài Già Đa dạy lái Honda, Văn Hường trúng số hụt, Ông Thần ve chai, Văn Hường làm thầy bói, Văn Hường đi Suzuki, Chàng Rễ độc đắc, Ông Táo cảilLương của hai soạn giả Yên Sơn và Nguyễn Phương hãng dĩa Capitol, bài Anh hùng náo quán bia hơi của Hoàng Việt hãng dĩa Việt Hải… đưa danh tiếng của Văn Hường đến tột đỉnh của nghệ thuật ca hài hước lúc bấy giờ.
Viết vọng cổ thật ra không khó, nhưng muốn viết hay, có tính văn học lại là chuyện khác. Người viết biết giữ đúng lề lối, đúng khung nhạc, đúng chữ đờn cuối khung và văn chưong có vần điệu là có thể sáng tác vọng cổ, nhưng viết một bài vọng cổ hài thì tác giả phải có cái nhìn sự việc độc đáo và phải biết sử dụng ngôn ngữ hài. "Nhìn sự việc độc đáo" là nhìn ra khía cạnh nào có thể châm biếm được, chọc cười người nghe, khám phá ra những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời châm biếm nhẹ nhàng, gây cười khiến cho người nghe dù là kẻ bị châm biếm cũng phải cười mà không phật lòng, người bình thường thì tán thành lối châm biếm đó như là họ đã nhờ tác giả nói thay cho họ vậy.
Trước danh ca hài Văn Hường, có nhiều nghệ sĩ ca hài hước vọng cổ như Hề Lập ca trong tuồng Lý Chơn Tâm cưỡi củi, hề Tư Xe trong vai Lôi Nhược ca trong tuồng San Hậu, danh ca Tám Bằng ca bài vọng cổ Thầy bói nói mò, danh ca Hồng Châu ca hài bài vọng cổ Cọp cọp, Bonjour thầy Ba…các nghệ sĩ đó dùng cách ca cà lăm để tạo tiếng cười, nhưng khi đến Văn Hường thì anh biết sáng tạo, khai thác thêm giọng ca và cách ca cho phù hợp với nội dung bài vọng cổ hài, với làn hơi độc đáo, anh sử dụng cách luyến láy, nhấn nhá, kéo dài phụ âm " R ", hoặc lên giọng thật cao, ca "sét" ở những chữ mang dấu sắc, dấu hỏi, đặc biệt câu vô với chữ "Ự…Ự" lên xuống trước khi xuống chữ hò vô vọng cổ. Ngoài ra, Văn Hường còn có một làn hơi phong phú, bộ nhịp vững chắc cho phép anh tùy ý ngân nga, chạy nhảy trong bài vọng cổ hài, vốn có những câu rất nhiều chữ và không có khoản nghỉ lấy hơi trong lòng câu vọng cổ. Những sáng tạo của nghệ sĩ Văn Hường trở thành khuôn mẫu để những danh hài sau này bắt chước như Hề Sa, Hề Thanh Nam. Cho đến nay, chưa có nghệ sĩ ca vọng cổ hài nào tìm được sáng tạo mới, thoát khỏi cái khung mà Văn Hường đã định.
Vọng cổ hài đã có một thời kỳ lên ngôi, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường cũng có một thời vàng son rực rỡ. Sau năm 1975, ca hài hước không thể tồn tại vì nhà cầm quyền mới cho là cười như vậy là khách quan tư sản, không được phép cười nông dân vì nông dân là thành phần cốt cán của cách mạng. Phải cười có "định hướng chính trị" mà cái định hướng theo nhà cầm quyền muốn thì lại không đúng với ý muốn của người dân, vì vậy không có soạn giả nào viết được bài ca hài hước nữa, kể cả ông vua chuyên viết bài ca hài hước là soạn giả Viễn Châu cũng đành gác bút. Vậy đó, từ sau năm 1975 đến nay, vọng cổ hài hước đã bị khai tử, bị giết chết tiêu giống như họ đã giết chết nghệ thuật sân khấu cải lương.


LÃNG PHÍ


Tội lãng phí, làm nghèo đất nước

[…]
Lãng phí chính là phương tiện để cho kẻ có quyền, có điều kiện tiến đến mục đích cuối cùng là tham nhũng […]
Lãng phí và tham nhũng là hai sự việc được cấu kết chặt chẽ với nhau để móc ngoặc tài sản của nhân dân đồng thời nhận được những loại mà ngôn ngữ báo chí trong nước thường dùng là: phong bao, bôi trơn, lót tay, quà cáp, bồi dưỡng, lợi quả, hoa hồng v. v…do sự lãng phí mà có. Tham nhũng loại này thường phải dùng tiền của nhân dân chung, chi rất “xộp” cho đối tác thi công để họ lại quả xứng đáng, hoặc vung tiền ra mua sắm các thứ hàng phế thải linh tinh của nước ngoài đem về với hóa đơn trời ơi đất hởi tính vào cho công quỹ.

Theo như báo Tuổi Trẻ online có bài “Đại biểu Quốc hội nói gì về lãng phí?” đã tường thuật lại lời phát biểu của ĐB Lê Thanh Long (bí thư tỉnh ủy Long An) như sau:
“Theo tôi, lãng phí bây giờ còn nghiêm trọng hơn tham nhũng và gây hại rất nhiều. Cái tội của lãng phí còn to hơn tham nhũng.
“Tham nhũng còn có địa chỉ,“chỉ mặt đặt tên” được, còn lãng phí được nguỵ tạo dưới nhiều dạng và không ai chịu trách nhiệm, không biết qui trách nhiệm về đâu. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năm nay chúng ta đầu tư 57.000 tỉ đồng. Tỉ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản người thì nói 35%, người thì nói 10%.
Theo tôi cho mức 15%. Như vậy thất thoát lãng phí cũng đã là 7.000-8.000 tỉ đồng rồi! Chưa kể tới nhiều dạng lãng phí khác như hội họp, hoặc tiệc tùng, chi phí hành chính…” (Tuổi Trẻ online ngày 14-5-2008)

[…]
Những con số giật mình từ Quốc hội: Đoạn đường chuẩn bị từ khu vực Trung Tự đến Ô Chợ Dừa (TP Hà nội) chỉ dài vỏn vẹn 1.082 m, mà dự kiến phải chi 750 triệu đồng- tức là khoảng trên 40 triệu USD/km…
“Ngày 20-10, bàn về những lãng phí trong quy hoạch, nhiều Đại biểu đã giật mình”. (Người Lao Động online ngày 21-10-2005)

[…]
Một vị tiến sĩ thuộc loại giỏi ở nước ngoài đang được xứ người trọng dụng nhưng khi về nước thì tài năng của ông ta bị phí phạm vô cùng, tôi nghĩ  những người có học vị cao, có tài muốn về “giúp nước” thì hảy xem cái gương của thầy PGS.TSKH Trần Đức Chính:
“Một tiến sĩ có luận án khoa học được các đồng nghiệp Quốc tế đánh gía xuất sắc và đem ra ứng dụng thực tế ở nước ngoài. Nhưng khi về nước, ông được giao cho việc…theo dõi việc đi sớm về muộn của giáo viên, sinh viên, một công việc chẳng liên quan gì đến chuyên môn của ông. Câu chuyện của PGS.TSKH Trần Đức Chính, trường Đại học Xây dựng Hà nội là một ví dụ về tình trạng lãng phí chất xám trong các cơ quan, tổ chức nhà nước hiện nay”. (RFA online ngày 23-10-2005)
Trong loạt bài nêu lên những “địa chỉ đen” trên báo Tuổi Trẻ online chúng ta biết được có tới hàng hà sa số dự án toàn là phá hoại, lãng phí, làm nghèo đất nước. […]
 “Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết tổng mức đầu tư 43 công trình là hơn 5.362 tỉ đồng…Trong số 43 công trình, có 4 công trình có mức đầu tư lớn xảy ra tình trạng tham nhũng – lãng phí gồm hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Huế (tổng mức đầu tư 180 tỉ đồng). Nhà máy gạch granit Thiên Thạch tại Nam định (100 tỉ đồng), nhà máy chế biến cà chua tại Hải phòng (43,018 tỉ đồng), công trình cải tạo hồ Phú Lão tại Hòa bình (12,3 tỉ đồng.)
“Theo kết quả kiểm tra của Bộ Xây dựng, có tới sáu trong tổng số 43 công trình xây xong rồi…đóng cửa, trong đó có hai dự án nằm trong số bốn công trình có mức đầu tư lớn nhất”. (Tuổi Trẻ online ngày 9-12-2006)

Qua kết luận của BCT về năng lực cán bộ cho ta thấy được tình trạng phe cánh bao che, sử dụng những kẻ không chuyên làm lãng phí biết bao nhiêu là tiền bạc mà nhân dân phải gánh chịu.
Những sự việc điển hình nêu trên về xây dựng, hay mua sắm đồ phế liệu, bây giờ đến những việc hội hè, quà cáp ăn chơi lãng phí chúng ta sẽ thấy còn chóng mặt hơn, họ đã thẳng tay vun tiền của dân qua cửa sổ một cách xả láng:
Báo Tiền Phong đưa tin qua bài viết tựa đề “Quà biếu của 663 đơn vị với trên 4.000 tỉ đồng”. Con số này được chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Vũ Đức Khiển đưa ra tại hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham mhũng, lãng phí để minh chứng rằng sau 6 năm triển khai pháp lệnh thực hành tiết kiệm, các con số thống kê về lãng phí vẫn ở mức báo động…
“Cán bộ nhậm chức có “truyền thống” phải mua xe mới chớ không hài lòng với xe cũ của người tiền nhiệm…
“Một thói quen “xài sang” khác của số đông đơn vị nhà nước liên quan đến những chi tiêu cho lễ hội, tiếp khách, quà biếu. Riêng tiền quà biếu của 663 đơn vị lên đến trên 4.000 tỉ đồng. “Hiếm có nước nào trên thế giới chi mạnh tay như thế”. (Tiền Phong online ngày 10-10-2006)

Thời buổi bây giờ ở Việt Nam thất thoát được tính tới tiền tỷ chớ không còn là tiền triệu nữa. Ngân quỹ của đảng CSVN không biết lấy từ đâu ra mà chi tiêu sai phạm hơn 80 tỷ đồng:
Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Trung ương phát hiện số tiền sai phạm hơn 80 tỉ đồng. Ủy ban kiểm tra các cấp hơn 56 tỉ đồng, tăng gần gấp hai lần so với nhiệm kỳ Đại hội IX…
“Ông Nguyễn Văn Chi cũng chỉ rõ: Tình trạng vi phạm qua kiểm tra tài chính đảng là đáng lo ngại, kiểm tra ở đâu cũng có vi phạm với mức độ khác nhau…
“Ông Chi nhấn mạnh, trước tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, đòi hỏi nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát tài chính phải được đẩy mạnh hơn và quyết liệt hơn”. (VNExpress online ngày 26-7-2010)

Dưới đây Tuổi Trẻ online ngày 6-4-2008 cho chúng ta thấy “Những ‘địa chỉ’ lãng phí, thất thoát” qua bài “Lãng phí hàng trăm tỉ đồng từ 9 cảng cá”:
“Việc đầu tư xây dựng một số cảng cá chưa hợp lý về vị trí, qui mô công trình và mua sắm thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí 52 tỉ đồng.
“Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc đầu tư xây dựng, gây lãng phí hàng chục tỉ đồng…
“Sau hơn ba năm bàn giao, cảng cá Cà Mau không có tàu đánh bắt thuỷ hải sản cũng như các loại tàu khác có công suất 60-300 CV cập cảng”. (Tuổi Trẻ online ngày 6-4-2008)

Một điều quan trọng là những người muốn thực hiện các công trình để có điều kiện chấm mút họ không tính được tiến độ mà nhà thầu thi công trong thời điểm gía cả vật tư sẽ bị trượt gía làm thất thoát tiền thuế xương máu của người dân. Chúng ta sẽ thấy đau xót khi những dự án “Lãng phí tiền tỷ vì những công trình siêu ì”.
Cầu Hoàng Hoa Thám xây 10 năm mới chỉ được 3 trụ, gây thất thoát 136 tỷ. Dự án siêu ì ạch Nhiêu Lộc-Thị Nghè buộc phải bỏ ra thêm 100 triệu USD. Con đường “rùa” Rừng Sác cũng trong tình trạng tương tự. Hàng trăm tỷ đồng của TP.HCM “trôi sông” cùng những công trình này”. (VnExpress online ngày 5-9-2008)
[…]
 “Xây 9,4 tỉ đồng, sửa…20 tỉ đồng!” đó là tựa đề một bài báo của Người Lao Động, xin trích đoạn dưới đây:
Hạng mục bờ kè tả (bờ trái rạch Khai Luông) thuộc dự án nạo vét và xây dựng kè rạch Khai Luông (quận Ninh Kiều, TP Cần thơ) có gía trúng thầu hơn 9,4 tỉ đồng. Quá trình thi công đã có sai phạm, làm cho công trình này bị hư hỏng nặng. Theo tính toán của giới chuyên môn, để sửa sai, ngân sách nhà nước phải chi thêm hơn 20 tỉ đồng”. (Người Lao Động online ngày 6-8-2008)
Dư luận trong nước có dạo xôn xao về “Đề án 112 lãng phí, thất thoát tiền” ra sao? Người cộng sản thì từ xưa nay sử dụng người “hồng hơn chuyên”. […]
 “Dự án tin học hóa nói trên, còn gọi là đề án 112, đã phá sản sau 5 năm triển khai. Cho tới khi ngừng dự án năm 2007, khoảng 300 tỉ tiền công quỹ đã bị thất thoát vì làm trái.
“Tháng 11-2007, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã phải lên điều trần trước Quốc hội, thừa nhận “chính phủ đã sai lầm khi giao đề án 112 cho một cơ quan tham mưu không có chuyên môn, hoạt động lỏng lẻo”. (BBC online ngày 22-1-2009)

Những sự lãng phí mà khi biết đến không ai không đau lòng, không ai không chua xót cho những đồng tiền chắc mót của nhân dân từ mọi thứ để đóng góp vào tay những người “đày tớ” của dân để họ phun phí một cách không thương tiếc. […]
 Dân thu vô từng đồng, cán bộ vung ra từng tỉ, báo chí phải kêu lên “Huyện nghèo chơi…sang”. Tiền của dân để trong kho, trong ngân hàng làm sao ăn, chỉ có cách bày ra làm chuyện nọ, chuyện kia mới có dịp mà đục khoét.
Trong vòng ba năm (từ 2007-2009), huyện Phước Long đã huy động hàng ngàn hộ dân để đóng góp và vốn ngân sách đầu tư hơn 116 tỉ đồng để xây dựng 113 km bờ kè dọc theo các tuyến kênh, sông trong huyện. Công trình này vừa hoàn thành cuối năm 2009, có nhiều tuyến kè chỉ mới đưa vào hoạt động mấy tháng…Vậy mà mới đây, lãnh đạo huyện này lại quyết định xây dựng tuyến kè mới (mở rộng song song cách tuyến kè cũ 3m), với nguồn vốn ghi ban đầu lên đến 63 tỉ đồng, khiến tuyến kè cũ trị gía hơn trăm tỉ đồng trở nên vô dụng”. (Thanh Niên online ngày 22-7-2010)
Trong “Những công trình gây lãng phí: Tiền tỉ tan theo dự án nước”, đó là tựa đề của bản tin trên Thanh Niên online mà người mới xem qua đã thấy choáng ngợp.
“Dự kiến bỏ ra hơn 1.700 tỉ đồng để xây dựng nhà máy nước và mạng cấp hai nhằm cung cấp nước cho các khu dân cư, khu công nghiệp…trên địa bàn. Nhưng nhà máy xây xong rồi mà mạng cấp nước đến các khu công nghiệp chưa có, các dự án công nghiệp lớn cũng đình trệ, khiến nguy cơ tiền tỉ trôi theo nước…
“Để cứu nguy cho dự án gần 2.000 tỉ đồng khỏi bị phá sản, đành phải “chữa cháy” bằng cách cho đấu nối nguồn nước của DTW vào hệ thống nước sinh hoạt của dân cư…Do vậy, nếu phải tính cấp bù phần chênh lệch thì theo tính toán… hơn 52 tỉ đồng/năm. Nhưng đây chỉ là mức bù lỗ cho năm đầu tiên, trong khi cứ hai năm giá nước lại tăng một lần cho đến 20 năm”. (Thanh Niên online ngày 20-7-2010)

Những con sâu bự chuyên đục khoét tiền của nhân dân bằng thủ thuật đi mua “đồ cũ ” để đánh lận con đen đem về gía cả tính theo tỷ lệ lót tay nên họ không ngần ngại mua đồ về đắp chiếu, khi đem ra bán sắt vụn xơi thêm một lần nữa. Nhìn thấy “nhóm lợi ích” làm nghèo đất nước, các cụ cách mạng lão thành cũng nóng ruột kêu la. Cụ Nguyễn văn Bé đã 87 tuổi đời kêu than: Toàn những chuyện tày trời mà không nghe, không biết:
Tập đoàn điện lực xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện tốn hàng ngàn tỉ đồng rồi bỏ hoang đắp chiếu mấy năm nay, gây tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên làm khổ sở cho dân, điêu đứng các ngành kinh doanh sản xuất…
“Tập đoàn Vinashin trong vòng 4 năm hoạt động thua lỗ liên tiếp đến mức cụt vốn trong số 90 nghìn tỉ đồng chỉ còn vỏn vẹn 10 nghìn tỉ đồng, mua hai chiếc tàu thuỷ Italy mỗi chiếc đều trên nghìn tỉ đồng rồi về đắp chiếu chờ bán sắt vụn…” (Đối thoại online ngày 15-7-2010)

[…]
Vinashin, con tàu định mệnh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tập đoàn quốc doanh này trực thuộc phủ thủ tướng đang bị xâu xé để tranh giành quyền lực trước kỳ Đại hội đảng lần thứ XI. Ông Dũng cũng đang tất bậc dùng mọi thủ đoạn quỷ quyệt, quỷ quái để cứu con tàu ma này, kết quả ra sao hạ hồi sẽ rõ, còn bây giờ về khía cạnh lãng phí tiền của nhân dân thì là đã quá rõ:
“Điển hình là việc mua con tàu Hoa Sen với khoản tiền lên tới 60 triệu euro nhưng sau đó không khai thác được phải neo đậu ở Khánh hòa. Ngoài ra Vinashin đã dùng vốn vay quốc tế mua chín tàu cũ tuổi đời hơn 15 năm với tổng chi gần 200 triệu USD”. (Tuần Việtnamnet ngày 12.7-2010)
Ông Phạm Thanh Bình, người lãnh đạo tập đoàn Vinashin là người được thủ tướng Dũng trực tiếp bổ nhiệm nên dù ông này không có đủ khả năng hay chuyên môn để điều khiển tập đoàn lớn như thế này cũng vẫn được ưu ái trọng dụng:
“Một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề; ước tính dư nợ lên tới khoản 86.000 tỉ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền.
“Theo kết luận của Bộ chính trị, những hạn chế, yếu kém của Vinashin trước hết là do trình độ cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty mẹ và các đơn vị thành viên chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị một tập đoàn kinh tế lớn. Người đứng đầu tập đoàn còn hạn chế về năng lực, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, tuỳ tiện, cá nhân báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật…” (Đàn Chim Việt online ngày 10-8-2010)
Một sự đại lãng phí gần đây nhất đã cho chúng ta thấy rõ bộ mặt tham lam thiếu sĩ diện của chế độ Cộng Hòa XHCNVN, đó là việc phung phí tiền của nhân dân trong việc tổ chức Đại lễ ngàn năm Thăng Long vừa qua. Sự phung phí tiền bạc mồ hôi nước mắt của nhân dân đã gây sự bức xúc trong lòng mọi người và được mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn mô tả:
Vậy là còn 30 ngày nữa đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc: đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long”, kinh phí cho buổi lễ này dự tính là 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam xấp xỉ 4,5 mỹ kim (theo Vnexpress). Với kinh phí lớn khổng lồ như vậy người dân Việt Nam sẽ được những gì???…Nếu với số tiền trên dùng vào việc xây dựng đường, trường, trạm, hay đầu tư xóa đói giảm nghèo…vv …thì chắc chắn mang lợi ích cho dân tộc, đất nước rất nhiều, nhưng chi phí cho một kỳ lễ hội thì đây là một vấn đề để mọi người dân Việt Nam phải quan tâm. Lợi nhuận lớn nhất từ những khoản chi phí kếch xù này sẽ rơi vào tay những người có chức có quyền và những kẻ cơ hội, còn thiệt hại thì thuộc về toàn thể người dân Việt Nam”. (Lương Tâm Công giáo online ngày 12-9-2010)
Lại thêm một dự án làm nghèo đất nước ngay giữa cái thủ đô ngàn năm Thăng Long của bọn người mà tôi không biết dùng từ gì để gọi họ. Một dự án “Đầu tư hơn 200 tỉ xây Cung Trí Thức để…bỏ trống”, đó là tựa bản tin của Dân Trí online.
“Hà Nội đầu tư hơn 200 tỉ đồng xây dựng Cung Trí Thức để làm nơi hội tụ các hội, hiệp hội. Tuy nhiên, hơn 8 tháng đi vào hoạt động (từ 10-2010), chỉ có 7 hội về Cung, 2 khối nhà cao 15 và 3 tầng gần như bỏ không…Lý do họ đưa ra là đã có cơ sở làm việc ổn định, Cung Trí Thức cũng không thuận tiện cho hoạt động nên họ không có nhu cầu chuyễn đến”. (Dân Trí online ngày 9-7-2011)
Những tài liệu sưu tầm lược kể trên đây chỉ là những điển hình về sự lãng phí của chính quyền CSVN trong mấy năm qua. Nếu ngồi nghĩ lại, người dân Việt Nam sẽ thấy được tại sao họ đã làm việc cật lực và đóng thuế kể cả tiền người Việt nước ngoài gởi về mỗi năm trên 8 tỉ USD mà đất nước nghèo vẫn hoàn nghèo?!
.
Đại Nghĩa (Sưu tầm)
.

Tản mạn chuyện lang tỳ, lang phế, lang băm...

450PX-~1.JPG
Tượng Cụ Lang Nguyễn Sinh Sắc trong khu lăng mộ cụ ở TP Cao Lãnh - Nguồn: //vi.wikipedia.org/
Những ai đã đọc Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng thì đều biết lang tỳ lang phế là ai rồi. Họ đều là những vị thầy thuốc (thầy lang - Đông y) có những biệt tài, bí quyết (gia truyền) riêng. Do không ai phục tài của ai, nên luôn tranh giành hơn thua, sinh cãi vã, chê bai nhau... khiến thiên hạ đàm tiếu. Còn "lang băm" thường ám chỉ những người không có bằng cấp gì về ngành y. Nhưng cũng tham gia việc chữa bệnh cứu người, như ông già Ozon chẳng hạn. Xa hơn, Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi bị cách chức (quan tri huyện vì can trọng tội đánh chết người), do gỉỏi chữ nho (đọc được sách thuốc), cụ vào Nam Bộ làm thầy thuốc (lang y) giúp dân nghèo, sống thanh bạch cho đến lúc qua đời... (*). Nhưng có nhẽ chẳng ai nỡ gọi cụ Sinh Sắc là "lang băm" vì đã có công sinh ra vị "cha già dân tộc", cho dù về bản chất, dù trí thức khoa bảng mà không có bằng cấp chứng chỉ ngành y, nên vẫn chỉ là "lang băm" giống như ông già Ozon mà thôi.
Như bài trước (703-Độc quyền cả chuyện sống chết của người bệnh) đã nói, cái tội yêu nước yêu người (bệnh) chưa đúng (định) hướng đúng cách của TS Nguyễn Văn Khải, đã bị Bộ Y tế truất quyền chữa bệnh ở Bệnh viên Đa khoa Ninh Thuận, cho dù ông được lãnh đạo tỉnh mời. Nay thấy tác giả Lê Xuân đưa tin trên báo Thanh Niên: Viện Pasteur Nha Trang bác bỏ cách chữa bệnh của TS Khải, xin đưa nguyên văn như sau:
"Hôm qua 18.11, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đã họp bàn về phương pháp chữa bệnh tay chân miệng (TCM) bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa (Anolyte và Catolyte) của TS vật lý Nguyễn Văn Khải.
Tại cuộc họp, TS Viên Quang Mai - Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho rằng, phương pháp chữa bệnh này phản khoa học và trên thế giới chưa có tài liệu nào chứng minh dung dịch Anolyte có thể chữa bệnh TCM. Theo một số tài liệu khoa học, nếu đưa dung dịch Anolyte vào cơ thể sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, về lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Dùng bôi ngoài da thì dung dịch Anolyte có tác dụng như ô xy già là sát khuẩn, chứ không có tác dụng chữa bệnh TCM như TS Khải nói. Viện đề nghị Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận dừng ngay phương pháp chữa bệnh của TS Khải, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị bệnh TCM của Bộ Y tế." (**)
tien%20-%20sy%20-%20N%20-%20V%20-%20Khai_copy.jpg
Cụ "lang băm" - "ông già Ozon" - TS Nguyễn Văn Khải - Nguồn: GDVN
Thiết nghĩ đó cũng là điều dễ hiểu. Bởi không ưa thì dưa hóa dòi. Chả bao giờ các đấng thầy thuốc có mác mỏ chính thống lại chấp nhận cho những kẻ ngoại đạo vào đá chén cơm của mình một cách dễ ràng như vậy được. Cho dù trong thực tiễn cuộc sống có rất nhiều "lang băm" đã trị bệnh cứu người một cách rất thành công. Xin kể về trường hợp cụ lương y ("lang băm") Nguyễn Tham Tán mà tôi có quen biết hồi cuối thập niên 80s!
Theo chân Lại Văn Sinh, tôi có tới làm việc với Vụ Y học dân tộc - Bộ Y tế. Gặp giáo sư Nhạc (Vụ trưởng), ông kể, cụ Lang Tán vốn tham gia Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái học ở Yên Bái, bị khủng bố phải chạy trốn về vùng Thanh Thuỷ, Vĩnh Phú ẩn náu. Ông được một thầy lang ở Thanh Thuỷ cưu mang, sau đó gả cô con gái rượu cho và truyền nghề bốc thuốc Nam gia truyền cho cả hai vợ chồng. Ban đầu chỉ là một anh giúp việc đơn giản như phơi, sao, băm, thái... thuốc Nam, cụ Tán nghiên cứu tìm ra một phương pháp mới "Chẩn trị bệnh bằng tác động cột sống" - còn gọi là Trung Y - chữa bệnh không (hay ít) dùng thuốc. Cụ Lang Tán đã chữa khỏi được rất nhiều bệnh như suy tuỷ; thần kinh tọa; áp huyết thấp; đau dạ dày (do Stress); đau đầu (tiền đình); sa dạ con; tim mạch, chứng mất ngủ... Những bệnh nhân được cụ điều trị thường đã qua nhiều cơ sở Đông, Tây y rồi mà không có kết qủa. Bệnh nhân được cụ chữa khỏi cùng đinh có. Nhưng cũng có rất nhiều người có máu mặt như bà Thu An (nguyên Đại tá, cán bộ Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Công An); Nhạc sỹ Ngọc Tấn (Hội Nhạc sỹ VN); vợ chồng bác sỹ Hải+Ngọc (bác sỹ Hải làm ở Bộ Y tế - ông Ngọc là con nuôi của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng)... Tiếng lành đồn xa, nhiều bệnh nhân có thế lực đã thỉnh cả hai vợ chồng cụ Tán về sống ở Hà Nội. Được nhà nước cấp cho một căn hộ trung cư tầng trệt ở khu D - Khu tập thể Trung Tự (tiêu chuẩn bao cấp cho Cục, Vụ trưởng). Nhưng dưới con mắt của nhiều thầy thuốc cả Đông và Tây y mà tôi có dịp trao đổi thì họ đều coi cụ là "lang băm" không hơn không kém. Bởi cách chữa trị của cụ lang Tán và các học trò chủ yếu thuộc về kinh nghiệm chủ nghiã. Chỉ dùng bàn tay rờ trên các đốt của cột sống... để chẩn trị bệnh qua nhận biết từ các thay đổi (rối loạn) thân nhiệt trên các vùng da bên ngoài của các đốt sống... như vậy rất khó mà cân đong đo đếm, đúc kết thành bài bản (lý thuyết) hoàn chỉnh được.
Trong thực tiễn cuộc sống thì có nhiều trường hợp thật oái oăm. Như cùng căn bệnh, cùng áp dụng một phác đồ điều trị như nhau nhưng có người thì khỏi, người không. Cùng một người bệnh, cùng toa thuốc gia giảm như nhau ở tay thầy thuốc này thì khỏi mà tay người khác thì không. Bởi vậy mới có từ "mát tay". Hoặc câu "gặp thầy gặp thuốc" là để chỉ những điều khó lý giải đó. Như trường hợp bà Thu An mà tôi đã nhắc ở trên, tôi đã tới tận nhà bà tại ngôi biệt thự bên Hồ Thuyền Quang (Hà Nội) để tìm hiểu, bà bị bệnh phù tim, là cán bộ cao cấp (chồng bà là Thiếu tướng Ngô Du - nguyên Thứ trưởng Bộ CA), đã được nhà nước đưa đi chữa bệnh ở CHDC Đức (Đông Đức cũ) mà bệnh không khỏi. Chưa đến tuổi về hưu mà bà phải tạm nghỉ việc vì bà không thể leo lên thang gác nơi bà đang làm việc được. Vào tay cụ Lang Tán, chỉ sau vài tháng day (tác động) trên cột sống, tim bà đã dần bớt phù nề, tay chân đỡ nặng do không còn tích nước... sau 6 tháng thì bà đã khoẻ hẳn, đi lại nhanh nhẹn và có thể tới cơ quan làm việc trở lại cho tới lúc về hưu. Trường hợp bệnh sa dạ con của bác sỹ (Tây y) - bà Hải làm việc ở Bộ Y tế cũng vậy, vợ chồng bà lấy nhau cả chục năm mà không có con. Trong lúc cả Tây lẫn Đông y (lúc bấy giờ) đều bó tay, vợ chồng bà mới tìm đến hai cụ Lang Tán... và đứa con gái đầu lòng đã được chào đời sau hơn 1 năm chữa bệnh bằng "tác động cột sống".
Người đang viết những dòng này cũng có chút kỷ niệm nho nhỏ với bàn tay thần diệu của cụ Tán. Chả là vào mùa Đông năm 1990, trong một lần đi làm đêm về nhà, xe máy của tôi sa xuống một cái rãnh sâu (mới đào) gần nhà, bị bất ngờ, tôi như cây chuối đổ gục xuống một cái rễ cây (củi) xà cừ chổng ngược của nhà hàng xóm làm mạng sườn ngực trái tím bầm, tụ máu. May có chú em mang mật gấu tới xoa bóp kịp thời nên chỉ 3 ngày sau là khỏi được vết bầm. Song ngực trái của tôi cứ như có một sợi dây mây vô hình bó, lúc chặt lúc lỏng, rất khó chịu. Tôi phải vào bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn) chụp, chiếu điện kiểm tra. Kết quả không phát hiện ra bất cứ một tổn thương nào. Tôi tìm đến cụ Lang Tán ở Trung Tự, chỉ sau dăm phút day cột sống phía sau, "sợi dây mây" vô hình như được tháo gỡ. Nhưng cụ Tán nói, chưa khỏi ngay được đâu, ngày mai hay ngày kia, lúc nào thấy xuất hiện "sợi dây" bó ngực... thì anh lại đến đây!.... Sau một tuần tới nhà cụ Tán như vậy, mọi chuyện mới hoàn toàn bình phục. Mừng qúa, gặp đạo diễn Huy Thành ở Hội Điện ảnh (từ Sài Gòn ra công tác), ông nói ông thỉnh thoảng bị đau buốt như có kim cắm ở bắp chân mà không tìm ra bệnh gì. Tôi dẫn anh Thành tới cụ Tán chữa vài lần... nhưng không thấy kết qủa. Cho dù cụ vẫn khẳng định, nếu chữa một cách "trường kỳ" thì vẫn có hy vọng. Nhưng có phải ai cũng có thời gian để theo thầy để chữa một chứng bệnh nhỏ một cách kỳ khu như thế.
P1070110.JPG
Cụ Lang Nguyễn Tham Tán và Gocomay (Ảnh chụp tại nhà cụ Tán ở Trung Tự năm 1990)
Trở lại câu chuyện dùng Anolyte chữa bệnh tay chân miệng của ông già Ozon, xin trích ý kiến của một Bác sỹ 'bắt bệnh' câu chuyện TS Khải và bộ Y tế như sau:
"TS Khải tuyên bố có thể chữa khỏi bệnh tay chân miệng và sẵn sàng giúp tỉnh Ninh Thuận giập dịch. Ông Khải đã trực tiếp xuống Bệnh viện Đa khoa của tỉnh để hướng dẫn các gia đình chăm sóc bệnh nhi bị bệnh chân tay miệng. Theo đánh giá của Bác sĩ Trần Phúc, Giám đốc bệnh viện, các triệu chứng ngoài da của các cháu dùng phương pháp điều trị này đều có xu hướng giảm.

Tuy nhiên, theo ông Phúc: "bệnh tay chân miệng không phải chỉ điều trị các triệu chứng ngoài da là khỏi hẳn, bởi các vết lở loét và nổi mẩn chỉ là một trong nhiều triệu chứng của bệnh". Về lý thuyết, những điều BS Phúc nói là hoàn toàn đúng. Biểu hiện ngoài da chỉ là một phần của căn bệnh, chữa khỏi tổn thương da chưa đồng nghĩa với chữa khỏi bệnh
."

Vị bác sỹ công tâm này đã khuyến cáo Hãy hành động thì mới thấy được kết quả. Ông cho rằng: "Như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ nên khoanh tay ngồi nhìn các tổn thương này, chờ cho chúng tự khỏi. Và cũng về lý thuyết, khó có thể nói Anolyte chữa khỏi bệnh chân tay miệng. Nhưng thực tế cho thấy tình trạng sức khỏe nói chung và tổn thương ngoài da nói riêng của nhiều cháu bé tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận đã được cải thiện sau vài ngày sử dụng Anolyte.

Cha mẹ các cháu cũng nhất trí với đánh giá này. Như vậy không thể phủ nhận những lợi ích trước mắt mà Anolyte đem lại. Nó giúp cải thiện chất lượng sống của cả người bệnh và gia đình. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để người ta khó có thể thờ ơ với Anolyte! Hãy cùng nhau nhìn về một phía Trong khoa học, để tìm ra chân lý, tranh luận là điều tất yếu.

Nhưng khi mà mỗi ngày biết bao con trẻ vẫn phải đau đớn nơi giường bệnh, biết bao ông bố bà mẹ nơm nớp lo lắng cho mạng sống của con mình, xin khoan hãy nói chuyện ai đúng ai sai. Xin hãy cùng nhau nhìn về một phía, phía người bệnh.... nếu quả thực Anolyte có thể làm được điều mà phác đồ điều trị của Bộ Y tế đến nay chưa làm được, là đẩy nhanh quá trình lành vết thương ở da niêm mạc và cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhi, thì chuyện người dân mong nuốn sớm có được những kết luận khoa học về vấn đề này từ phía ngành y tế là chuyện thật dễ hiểu." (***)
images_copy.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại đã thấy được hiệu quả phương pháp điều trị TCM của TS Khải - Nguồn: //giaoduc.net.vn/
Nay với kết luận của Viện Pasteur Nha Trang bác bỏ thẳng thừng cách chữa bệnh của TS Khải. Chứng tỏ các "lang tỳ", "lang phế" và "lang băm" ở xứ ta vẫn không chịu nhìn về một phía... thì chỉ có người bệnh thấp cổ bé miệng là lãnh đủ. Sự chéo ngoe này do tính bảo thủ? Tự ái nghề nghiệp? Miếng ăn miếng uống? Hay sự độc quyền cả chuyện sống chết của người bệnh?
Trong lúc khẩn trương "cứu người như cứu hoả" này, mấy ai còn nhớ được bài học y đức sáng ngời của BS William Osler, vị thầy thuốc lừng danh người Canada, vốn được coi là "cha đẻ của ngành y tế hiện đại" đã dạy các học trò của mình: "Hãy chữa trị người bệnh, đừng điều trị căn bệnh" (***). Bởi xét trên phương diện căn bệnh, bằng lý thuyết, cụ "lang băm" Nguyễn Tham Tán lấy cơ sở khoa học nào để chứng minh sẽ chữa khỏi bệnh được cho bà An hay bà Hải (khi Tây y đã bó tay) như thượng dẫn? Xa hơn, nếu thời phong kiến thực dân thối nát xưa mà cũng hành tỏi về chuyện bằng cấp chuyên môn như Bộ Y tế của xứ thiên đường mình bây giờ thì cụ "lang băm" Nguyễn Sinh Sắc đâu có cơ hội để được hành nghề (kê đơn bốc thuốc) mà cứu giúp dân nghèo, để được nhân dân ở Cao Lãnh, Đồng Tháp mến mộ và thương tiếc như thế?!
Và câu chuyện lang tỳ, lang phế, lang băm sẽ còn mãi trên đất nước lắm thầy nhiều ma này...
Gocomay

 *) Theo //vi.wikipedia.org/
(**) http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111119/vien-pasteur-nha-trang-bac-bo-cach-chua-benh-cua-ts-khai.aspx
(***) http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Bac-sy-bat-benh-cau-chuyen-TS-Khai-va-bo-Y-te/75260.gd

Sợ biểu tình




Sợ biểu tình – Căn bệnh lệch lạc về tư duy chính trị!


Tại nghị trường Quốc hội Việt Nam hôm nay - 17/11/2011 - đã nổ ra một cuộc đấu lý khá căng thẳng giữa một mình ông Dương Trung Quốc và rất đông các ông bà nghị là đảng viên Đảng Cộng Sản (ĐCS) đương chức đương quyền khác, về vấn đề có nên xây dựng Luật biểu tình hay không.

Đáng kể phải kể đến phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước – đại biểu thuộc khu vực Sài Gòn – nêu ý kiến “đề nghị Quốc hội loại bỏ luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật”. Đây chính là những phát biểu xuất phát từ căn bệnh “Sợ biểu tình”. Vậy biểu tình có đáng sợ cho nhà cầm quyền hay không? Nhân dân có cần nó hay không? Người đấu tranh có nhờ nó mà lật đổ được một thể chế chính trị hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần cuối bài viết này…

Vẫn biết nghị trường Quốc hội từ mấy chục năm nay chỉ là nơi để cho các đảng viên ĐCS tự nhận về chuyện họ “đại diện cho nhân dân” diễn trò. Nhưng dù sao, một vài khóa Quốc hội gần đây, trong số họ -  dù là vô cùng ít - cũng còn có một vài người dám nhìn vào sự thật như các ông Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc vv…  

Nhắc đến ông Phước, chúng ta cũng nên điểm sơ qua về tiểu sử cá nhân của ông nghị mới toanh này: Ông  Hoàng Hữu Phước quê Nam Định, là tổng giám đốc công ty thương nghiệp Mỹ Á – Sài Gòn, cựu giảng viên tiếng Anh tại Trường cao Đẳng Sư phạm Sài Gòn. Hèn gì mà ông Phước đã lấy câu tiếng Anh “demonstration” để diễn giải thuật ngữ “biểu tình” tiếng Việt…

Tuy chỉ biết vài câu xã giao tiếng Anh, nhưng người viết bài này đã xin ý kiến của một chuyên gia tiếng Anh, và được trả lời là, chuyện chuyển ngữ giữa các ngôn ngữ rất ước lệ. Bản thân từ “demonstration” có nhiều nghĩa, là “sự thể hiện, sự biểu hiện”, “sự chứng minh, thuyết minh”, “cuộc biểu tình, cuộc biểu tình tuần hành, cuộc biểu dương lực lượng”, “cuộc thao diễn” (quân sự). Vậy là người Việt, tốt nhất ta cứ hiểu theo nghĩa tiếng Việt, “biểu tình” nghĩa là công khai biểu lộ, cùng thể hiện tình cảm (yêu, ghét - ủng hộ, chống đối) về một việc, một điều gì đó, do một nhóm  người không hạn chế về số lượng, tham gia tự phát hoặc có tổ chức. Vậy là đủ! Dùng tiếng Anh trong trường hợp này là hành vi cố tình bóp méo tiếng Việt…

Theo ông Phước, điều mà nước ta (VN) đang cần là “những quy định về đức tin, về tuần hành đông người”. Đây lại thể hiện một tư duy phi chính trị của ông Phước. “Những quy định về đức tin” là thuật ngữ chỉ dành cho các tôn giáo hoặc vấn đề tâm linh nói chung.
Nói đến chính trị người ta nói đến lý tưởng hoặc niềm tin, chứ không bao giờ dùng chữ “đức tin”.
“Tuần hành đông người” chỉ là một cuộc di chuyển của một lượng đông, hoặc rất đông người tham gia. Trong một phạm vi nào đó thì “tuần hành” chỉ là một hình thức của biểu tình mà thôi. Nhưng trên thực tế có rất nhiều cuộc tuần hành không hề mang tính chất biểu tình.  

Tiếp theo ông Phước khẳng định: “Nếu lấy ý kiến người dân, đa số sẽ không ủng hộ Luật biểu tình, vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ gây ra biến loạn”. Câu này cũng lại phi chính trị nốt, và còn có thể là căn bệnh Duy ý chí nữa, vì chưa hề có một cuộc “lấy ý kiến người dân” nào mà ông nghị Hoàng Hữu Phước đã dám nói chắc như… cục gạch, rằng “đa số sẽ không ủng hộ”. Ông cũng không giải thích được “bản chất dễ bị tổn thương” là gì, và “dễ gây ra biến loạn” vì lý do gì? Nếu trong một cuộc biểu tình nội dung nhằm ủng hộ chính sách của nhà nước cầm quyền chẳng hạn, thì có thể “dễ bị tổn thương” và “dễ gây ra biến loạn” hay không?

Cuối cùng ông Phước kết luận là “biểu tình hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước”, sau những bằng chứng “hùng hồn” về các cuộc biểu tình ở Anh và Mỹ gần đây. Xin được phản biện một câu rằng: Pháp luật của bất kỳ một nước nào cũng không thể loại trừ được mọi hành động phạm pháp, nó chỉ xuất hiện để điều chỉnh hành vi, sau khi hoặc trong khi tội ác diễn ra mà thôi. Trên thực tế, các hành vi phạm tội ngoài xã hội còn có quy mô lớn hơn những hành động manh động của một vài người biểu tình qúa khích mất tự chủ rất nhiều. Đó là còn chưa kể đến bàn tay phá họai của những kẻ giấu mặt trà trộn vào đoàn biểu tình để thủ tiêu không khí ôn hòa trước đó…

Để chốt lại vấn đề, ông Phước cho rằng “ Việt Nam chưa phải là một cường quốc để đài thọ cho sự ô danh”. Câu này ông ám chỉ Hoa Kỳ và Anh Quốc, đó là quyền của ông. Nhưng nếu biểu tình là ô danh thì hàng ngàn những cuộc biểu tình từ ngày 2/9/1945 đến nay trên khắp cả nước, do nhà nước cầm quyền tổ chức, mà đại diện là các cơ quan đoàn thể của ĐCS, đều là sự ô danh hết cả hay sao? Ấy là chưa kể đến hàng chục cuộc xuống đường của phật tử, học sinh sinh viên, tiểu thương Miền Nam trước năm 1975 đòi chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải thực hiện nhiều yêu sách, mà đứng đằng sau những cuộc biểu tình đó toàn là các cán binh Miền Bắc (VNCH gọi là “cán binh Việt Cộng”). Vậy theo cách hiểu (cũng lại phi chính trị nữa) của ông Phước, đó đều là những sự ô danh?!




Chân dung của sự sợ hãi!

Tạm gác lại chuyện bàn biện đến những phát biểu lệch lạc về tư duy chính trị của ông Phước, ta trở lại vấn đề biểu tình có đáng sợ cho nhà cầm quyền hay không? Nhân dân có cần nó hay không? Người đấu tranh có nhờ nó mà lật đổ được một thể chế chính trị hay không?

Biểu tình luôn có hai mục tiêu rõ ràng: Ủng hộ hoặc chống đối. Về phần ủng hộ thì khỏi cần bàn nhiều vì đó là chuyện xuôi chiều. Ở vế ngược lại, sự chống đối cũng chia thành hai loại hình: Biểu tình bất bạo động và biểu tình từ bất bạo động chuyển sang bạo động (không có biểu tình bạo động, vì một cuộc bạo động ngay từ ban đầu thì phải gọi là một cuộc chiến).

Một cuộc biểu tình chỉ trở thành bạo loạn khi người biểu tình mất kiên nhẫn hoặc bị kích động. Khi đó họ chẳng có gì gọi là vũ khí mạnh trong tay, ngoài đất đá, gậy gộc. Điều này rất thú vị cho nhà cầm quyền trong khi họ đang nóng lòng chờ cơ hội ra tay bắn giết, bắt bớ, để loại bỏ hẳn những thành phần chống đối. Loại biểu tình ấy không đáng sợ, một khi nhà cầm quyền có cảnh sát và quân đội trong tay với vũ khí, khí tài vượt trội.

Một cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng không thể xảy ra ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, vì đơn giản là họ không có kinh phí nuôi dưỡng. Một cuộc tập trung đông người kéo dài sẽ cần đến ngoài cơm ăn nước uống thì còn phải kèm theo các dịch vụ công cộng như: Lều bạt, khu vệ sinh, cùng nhiều dịch vụ hàng ngày khác, nhất là khâu y tế. Những chuyện đó nếu không có tài trợ thì không có gì để nói thêm. Như vậy không có gì phải sợ.

Ngay cả khi một cuộc biểu tình kéo dài giống như tại Thái Lan năm 2008 và 2010; nếu tính thiệt hại về kinh tế thì chỉ có các đại gia hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình là hao tổn tiền bạc. Còn những hệ lụy như ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, trật tự xã hội thì chính người dân là thiệt thòi nhiều, nhà cầm quyền không thiệt hại gì lớn. Mặc dù trong một phạm vi nào đó, nó có thể tạo được những áp lực nhất định, nhưng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật. Như vậy cũng không có gì phải sợ.

Một hay nhiều cuộc biểu tình có thể lật đổ được một thể chế chính trị hay không? Câu trả lời chính xác ngay là: Không! Nếu đơn giản tiến hành các cuộc biểu tình mà lật đổ được chế độ thì cuộc biểu tình gồm hơn 250 ngàn người Da đen tại Washinghton năm 1963 do mục sư Martin Luther King lãnh đạo đã lật đổ được chính phủ Hoa Kỳ lúc đó.

 Nếu biểu tình mà thay đổi được chế độ Cộng Sản ở Ba Lan thì nhân dân Ba Lan, với sự tiên phong của Công Đoàn Đoàn Kết, do Lech Wanlesa lãnh đạo đã không phải mất gần trọn 10 năm mới giải tán được chế độ Cộng Sản. Và cũng phải bằng một cuộc tổng tuyển cử, chứ không hề có một cuộc biến loạn nào.

Nếu biểu tình mà lật đổ được chế độ Độc tài khát máu của Pino Chet tại Chi Lê thì nhân dân - nhất là công nhân các mỏ Đồng ở Chi Lê - đã không hao tổn biết bao sức người sức của (kể cả hoạt động chiến tranh võ trang du kích), và rồi cuối cùng Pino Chet cũng chỉ chịu nhường bước trước một cuộc tổng tuyển cử trong hòa bình mà thôi.

Hãy nhìn Liên Xô – từng là thành trì của phe Xã Hội Chủ Nghĩa – họ sụp đổ theo cách nào? Không hề bằng những cuộc biểu tình…

Hãy nhìn vào “Mùa xuân Ả Rập” xem nước nào đã lật đổ được chế độ Độc tài bằng biểu tình? Ai Cập ư? Không đâu! Ai Cập sụp đổ là do quân đội và cảnh sát đã chán ghét chế độ, họ không nghe lời chính phủ nữa, và chính Mubarak cũng đánh mất lòng tin của nội các, dẫn đến chia rẽ nội bộ. Bản thân ông Mubarak đã lên đài truyền hinh tuyên bố hôm 3/2/2011 rằng “đã chán ngấy quyền lực”, tiếp đến ngày 11/2/2011 ông ta tự tuyên bố từ chức. Gỉa sử nếu quân đội và cảnh sát cứ nã đạn vào những đoàn người biểu tình thì liệu chế độ của Mubarak có sụp đổ hay không?


Nhưng mặt khác, nếu người dân Liên Xô không nỗ lực vận động, người Ba Lan không dứt khoát  đòi công bằng, người dân các nước Đông Âu không đồng loạt đứng lên đấu tranh ôn hòa, người dân Chi Lê không biểu tình và phát động chiến tranh du kích, người Ai Cập không làm cách mạng Hoa Lài, thì nhà cầm quyền Độc tài không bao giờ chấp nhận chia xẻ, hoặc trao trả quyền lực cho nhân dân, họ không bao giờ chấp nhận những cuộc tổng tuyển cử nghiêm túc và công bằng. Tương tự như vậy, nếu người dân Ấn Độ không đứng lên theo chân Grandhi. Người dân Nam Phi không áp dụng hàng trăm biện pháp đấu tranh bất bạo động nhưng cương quyết... Thử hỏi cho đến bao giờ người Anh mới chịu trao trả độc lập cho Ấn Độ và Nam Phi?  

Những người mơ hồ về chính trị (ví dụ như ông Hoàng Hữu Phước) cứ tưởng rằng biểu tình là có thể thay đổi (hay lật đổ) được chế độ độc tài. Nếu vậy thì Ghene Sharp đã chẳng phải dày công viết nên cuốn “Từ Độc tài đến Dân chủ”, trong đó tổng kết hàng ngàn phương pháp đấu tranh Bất bạo động làm gì. Biểu tình chỉ là một trong vô vàn những công việc mà những người dân đối đầu bất bạo động với chế độ Độc tài cần phải làm. Kết thúc thắng lợi một chặng đường đấu tranh ôn hòa, bền bỉ và gian khó thường là một cuộc biểu tình vĩ đại, do đó người ta lầm tưởng là biểu tình có thể lật đổ được chế độ cầm quyền.

Ngoài những người như ông Hoàng Hữu Phước, vì căn bệnh lệch lạc về tư duy chính trị mà dẫn đến sự sợ hãi biểu tình, thì chính những người đấu tranh cũng đừng ảo tưởng rằng chỉ riêng biểu tình là có thể hạ bệ được chế độ độc tài. Qua phát biểu của ông Phước tại nghị trường hôm nay, một lần nữa đã cho thấy những người mượn danh là đại diện cho dân đang tiếp tục rắp tâm đánh cắp những quyền tự do căn bản của con người, nhất là quyền tự do hội họp, tự do biểu tình.

Lê Nguyên Hồng

chuyện ANH BA ANH TƯ ....[2011]


Ba - Tư đại chiến 
#1
Trềnh A Sáng

Bài này không nói về một cuộc chiến tranh nào đó ở xứ Persia (Ba Tư) mà bàn về những màn đấu đá liên miên giữa hai lãnh đạo nằm trong bộ tứ trụ của Việt Nam: Ba Dũng và Tư Sang.

Ngay trong giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình làng nội các mới giữa mùa hè 2011, nhà báo Huy Đức viết:
“Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.”
Huy Đức quả là một phù thủy chính luận. Chỉ với hai câu, ông đã nói trúng chóc một điểm yếu (cũng có thể là thế mạnh) của ông Ba Dũng: Thủ tướng không sử dụng được người trí thức.

Không chơi với trí thức ở một mặt nào đó được coi là điểm yếu. Nhưng mặt khác, thực tế ông Dũng đang rất thành công trong việc thao túng công an, quân đội, doanh giới để phục vụ cho cơ đồ quyền lực của mình, cho thấy ông không có nhu cầu cậy đến những kẻ dài lưng tốn vải. Chơi với đám chữ nghĩa rất phiền, vì chúng nhiều chuyện và dễ phản trắc. Công an, quân đội có súng, có đất, có máy ghi âm, quay phim, có dùi cui, roi điện… lợi hại hơn nhiều.

Đặc điểm này của Ba Dũng rất khác với đối thủ chính trị của ông – Tư Sang.

Sau khi rời Sài Gòn để nắm các vị trí chủ chốt (nhưng hạng hai) ở Trung ương Đảng, ông Tư Sang một mặt xây dựng hệ thống sân sau gồm các tập đoàn kinh tế hùng mạnh, mặt khác sử dụng và lợi dụng giới trí thức – gián tiếp hoặc trực tiếp – để tiêu diệt các đối thủ chính trị cũng như củng cố hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo quyền lực, cấp tiến trong một hệ thống Đảng đang ngày một trì trệ vì cơ chế cán bộ phi khoa học, không trọng người tài.

Nếu như Ba Dũng nhận thấy quân đội, công an, doanh giới như là những công cụ đầy sức mạnh thì Tư Sang, ngoài việc “làm kinh tế” để có được lực lượng, đã coi giới trí thức như một vũ khí đắc lực cho mưu đồ của mình.

Trực tiếp, ông Sang sử dụng ngay đội ngũ báo chí vốn là công cụ hiển nhiên của Đảng, hay chính xác hơn, là công cụ của những Đảng viên thượng đỉnh như ông. Gián tiếp, ông dùng các biện pháp rò rỉ tin tức cho cộng đồng mạng, những trí thức ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin chính thức từ đội ngũ cấp cao của Đảng nhưng lại rất dễ dàng tin vào các thông tin có tín chất chống lại một “ai đó” trong chính quyền. “Ai đó” càng có giá trị hơn nếu nằm trong Bộ Chính trị. Nếu “ai đó” là Ba Dũng thì càng hay. Chứ sao?

Ông Sang, từ vị trí Thường trực Ban Bí thư, đã tận dụng “quyền miễn trừ” của Đảng, để tấn công Ba Dũng trên mặt trận báo chí chính thống và ngoài chính thống. Trong khi mà bộ máy chính trị của Việt Nam ngày càng trở nên thiếu hiệu quả, nhất là trong thời buổi kinh tế nhiều biến động như hiện nay, thì việc phê phán chính quyền bùng lên như một phản xạ tự nhiên, một khát vọng cháy bỏng, như cách thức để người ta giải tỏa ẩn ức trong lòng; như là một que diêm được vứt vào khu rừng khô vậy. Và trong khi Đảng là một khái niệm bất khả xâm phạm (đối với báo chí lề phải), thì những bộ phận khác trong chính quyền, chẳng hạn Chính phủ, đã trở thành nơi để người ta trút giận. Tư Sang đã tận dụng triệt để thực tế này để hạ Ba Dũng.

Cách đây vài năm, khi vụ bauxite Tây Nguyên trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, qua các trang mạng, người ta đã dễ dàng bắt gặp hình ảnh một Thủ tướng Dũng thân Tàu, “nhận 150 triệu USD từ Tàu” để thông qua dự án; người ta cũng bắt gặp một Ba Dũng với chú con rể Henry Bảo Hoàng thao túng đầu tư tại Việt Nam bằng những dự án thâm thâm u u.

Henry Bảo Hoàng & con ông Dũng


Trên mạng, người ta dễ dàng chửi “Dũng và Mạnh bán nước”. Còn Tư Sang, ở vào vị trí Thường trực Ban Bí thư, có Nông Đức Mạnh hứng mũi dùi từ “lề trái” giùm, đã tìm thấy một nơi trú ngụ an toàn, để từ đó tiếp tục tung ra các đòn độc triệt hạ đối thủ chính trị. Còn báo chí “lề phải” thì, chửi gần chửi xa chẳng qua chửi Dũng, đâu có dám đụng trực diện vào Đảng, mà Tư Sang đang nắm vai trò Thường trực Ban Bí thư.

Vụ Posco Vân Phong, ký rồi lại hoãn, hoãn rồi lại ký năm nào cũng là màn đối chưởng giữa hai cao thủ võ lâm: Tư Sang và Ba Dũng. Ba Dũng ký thì Tư Sang chống, đến khi Tư Sang ừ thì Ba Dũng chặn. Luôn luôn vậy, ngay trong nội bộ Bộ Chính trị, sự đối đầu cứ chan chát, nhưng cũng có lúc hai bên tìm đến giải pháp thỏa hiệp.

Cuộc chiến càng trở nên cam go hơn với Ba Dũng khi các vụ Vinashin, đường sắt cao tốc được phe Tư Sang tung ra, vừa trên mặt trận báo chí chính thống, vừa trên các trang mạng “lề trái”. Trên nghị trường Quốc hội, vài ông nghị hoặc giả có chút tâm huyết, hoặc giả là người của Tư Sang, đứng lên chửi Ba Dũng chan chát. Có ông, ăn phải gan cóc tía, còn đòi lập ủy ban điều tra Ba Dũng.

Viên cựu quân nhân đến từ vùng U Minh tối tăm mặt mũi trong một cuộc chiến mà Tư Sang đã tận dụng rất tốt các mũi tên bọc chữ, tức giới trí thức. Những người trí thức, một số rất ít biết được bản chất của vấn đề và là công cụ chính thức của Tư Sang, còn đại đa số chỉ vô tư tấn công Ba Dũng như là một cách xả hết giận dữ vào cái chính thể mà họ chán ghét, hay trần tục hơn, để trở thành một ngôi sao bất đồng chính kiến.

Kết quả là, Ba Dũng, Nông Đức Mạnh đã được vẽ chân dung là những kẻ thân Tàu, bán nước, còn Tư Sang và một nhân vật đậm chất giải trí bưng biền – Nguyễn Minh Triết – trở thành những niềm hy vọng le lói còn sót lại cho những ai nặng lòng với Tổ quốc.

Ngay cả một trang blog nổi tiếng chống chế độ là Change We Need thời đó cũng từng viết: “Trong BCT (Bộ Chính trị - NV) chỉ có 3 người tỏ rõ quan điểm phản đối những “vấn đề Trung Quốc” trong sự kiện bô-xít Tây Nguyên là ông Triết, ông Sang và ông Trương Vĩnh Trọng; trong khi đó phía ủng hộ lại đến 5 người: ông Mạnh, ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hồ Đức Việt và ông Tô Huy Rứa; 7 người còn lại thì không bày tỏ quan điểm rõ ràng”.

Một hình ảnh Tư Sang rất đẹp đẽ đã được hình thành, kể cả trong mắt dân “lề trái”.

Đó là trên truyền thông, cả lề trái lẫn lề phải. Còn trong thực tế chính trường, Ba Dũng còn nhận được những đòn đau đớn hơn nhiều.

Đại hội Đảng lần 9 tại Tp. HCM, một sự kiện quan trọng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần XI vừa qua, con trai của Ba Dũng là Nguyễn Thanh Nghị - lãnh đạo một trường đại học lớn và nay vừa mới đi vào lịch sử với tư cách là vị thứ trưởng trẻ nhất của nước Việt Nam thống nhất – chỉ nhận được 17/400 phiếu bầu thành ủy viên. Tất nhiên tại nơi thành trì của Tư Sang, con trai Ba Dũng nhận quả đắng là điều dễ hiểu.

Điều đáng nói là, ngay sau đó, trong cuộc bỏ phiếu đặc cách tại Bộ Chính trị cho khả năng Nguyễn Thanh Nghị trở thành Ủy viên trung ương dự khuyết, con trai ngài thủ tướng cũng chỉ được 2/15 phiếu bầu. Tất nhiên, một phiếu là của “phụ hoàng”, nhưng phiếu còn lại của ai? Còn ai trồng khoai đất này nữa! Đó chính là Lê Hồng Anh, lãnh đạo lực lượng công an. Tới thời điểm này, Tư Sang dường như đã khuynh loát được chính trường Việt Nam.

Nhưng chưa đâu, từ từ cháo mới nhừ. Phe Tư Sang hãy đợi đấy. Ba Dũng có thể là một y tá, một sĩ quan quèn trong lực lượng bộ đội địa phương khu vực Kiên Giang – Cà Mau, nhưng trên chính trường, ông ta là một vị tướng có tài hô phong hoán vũ.

Một cuộc phản công mãnh liệt được tung ra, với nòng cốt là lực lượng của công an và quân đội. Những sân sau của Tư Sang, Sáu Phong ở Bình Dương và Sài Gòn, từ Tập đoàn Tân Tạo tới Phương Trang, bị một trận tơi bời. Song song đó là các áp phe chính trị – trong đó có việc cơ cấu ghế cho con em, đồng minh của các cán bộ cấp cao để tạo thêm vây cánh – được phe Ba Dũng thực hiện ráo riết.

Những nhân vật gần đây vốn lừng khừng, đã ngã về phe Ba Dũng theo sau những đảm bảo về cơ cấu nhân sự. Các chiến dịch “bão táp sa mạc” đã giúp phe Ba Dũng giành lại thế thượng phong trên chính trường. Ngoạn mục và chớp nhoáng. Ngay cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh rốt cuộc cũng dành lá phiếu cho Ba Dũng, sau khi cậu quý tử Nông Quốc Tuấn đã tìm được bến đỗ khá khẩm ở một tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
 Nguyễn Thanh Nghị & bố



Lúc bấy giờ, phe Tư Sang và cả những đồng minh nhất thời của ông như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt… đều khốn đốn. Hội nghị 13 vào đầu tháng 10.2010 đã chứng kiến một sự “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” của phe Ba Dũng. Hồ Đức Việt bắt đầu bị “out” từ đây. Nguyễn Văn Chi chuẩn bị về hưu, nhưng bi kịch hơn, những toan tính của ông Chi cho cậu quý tử Nguyễn Xuân Anh – cụ thể là một ghế Ủy viên dự khuyết ở Trung ương – cũng dần nhạt nhòa.

Tới hội nghị 14, cuộc chiến phân phối ghế vẫn nghiêng về phe Ba Dũng, trong khi phe Sang, Chi bị đẩy lùi tới miệng vực, người thì chuẩn bị nhận quyết định về hưu, như Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt, Nguyễn Minh Triết; người thì vẫn còn cơ hội ở lại nhưng với một viễn cảnh bị cô lập ở Bộ Chính trị, như Tư Sang.

Các bậc phụ huynh là vậy, con đường hoạn lộ của lớp quý tử cũng bị tác động theo những chiều hướng này. Nguyễn Xuân Anh dường như không còn mơ tới ghế Ủy viên Trung ương dự khuyết, tức là có thể đành chấp nhận một ghế nào đó ở Đà Nẵng mà thôi, đừng mơ tới viễn cảnh dăm ba năm nữa đáp chuyên cơ xuống Hà thành.

Trong khi đó, Nguyễn Thanh Nghị từ chỗ tả tơi ở Sài Gòn và trong cuộc họp kín của Bộ Chính trị như đã nói ở trên, giờ đây dưới sự nâng đỡ của cha và các đồng minh của cha, đang lên như diều gặp gió. Một ghế Ủy viên dự khuyết Trung ương đã chờ sẵn, một ghế thứ trưởng cũng đã xong, sau đó nữa thì sẽ là các bậc thang danh vọng theo con đường hoạn lộ mà phụ huynh Ba Dũng đã thiết kế sẵn, tất nhiên là với điều kiện Đảng còn.

Vũ khí của Tư Sang – đám báo chí tay sai lề phải – đến giờ phút này đã không còn sử dụng được nữa. Một bộ phận bị lực lượng công an của Ba Dũng khống chế, như Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị, Công Huynh ở Tiền Phong; một bộ phận khác thì lui về với phương sách an toàn là bạn.


© DCVOnline



 /////////////////////////////////////////////////

Ba - Tư đại chiến #2
Trềnh A Sáng

Người dân Việt Nam được gì?


Vào thời điểm xung quanh Đại hội, các nhà báo nắm vai trò chủ chốt ở các tòa soạn luôn phải thuộc nằm lòng một điều: không đụng gì tới chính sách kinh tế của chính phủ, khác rất xa với các màn đánh đấm mà báo chí được “tự do” thi triển trước đó không lâu.

Cũng phải kể đến một nguyên tắc mà dân làm báo phải thuộc nằm lòng ở Việt Nam, và Ba Dũng cũng hiểu rất rõ, đó là trước thềm mỗi Đại hội Đảng, báo chí không được đề cập quá nhiều đến chuyện tiêu cực của chính quyền. Cho nên, dù Tư Sang vẫn đích thân hoặc cho tay chân đi úy lạo các đầu mối báo chí, nhưng những mũi tên bọc chữ đã không thể phát huy tác dụng trong hoàn cảnh này.

Lép vế, nhưng phe Tư Sang vẫn cầm cự dai dẳng với những cú đâm ở hậu trường, chủ yếu nhằm vào chính sách kinh tế và phong độ tả tơi của các tập đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua của Ba Dũng. Trong các cuộc họp kín của Bộ Chính trị, đã không ít lần Tư Sang và Nguyễn Văn Chi lật bài ngửa, quăng hồ sơ chống lại phe Ba Dũng lên bàn kèm theo những điều kiện thỏa hiệp. Cho nên rốt cuộc đã phải tiến hành thêm một cái hội nghị nữa: Hội nghị 15, trước khai mạc Đại hội XI chỉ có hai ngày!

Ai cũng biết cái hội nghị này, cũng như hai cái 13 và 14, có trọng tâm là nhân sự. Chính ông Mạnh cũng đã nói điều đó, rằng “tại Hội nghị Trung ương 15 lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét và quyết định các nội dung: giới thiệu bổ sung nhân sự Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XI…”.
Nhìn về hai phía
Nguồn Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

Đây là lúc chốt lại những thỏa hiệp cuối cùng. Và rốt cuộc thì mọi việc diễn ra như chúng ta đã biết. Ba Dũng cài cắm người vào hết các chức vụ quan trọng, rải đều từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, anh Ba Kiên Giang rốt cuộc cũng phải có một số nhượng bộ cho ông Chi và ông Sang. Đồng chí Trương Tấn Sang của chúng ta – tức Tư Sang – được trao một chiếc ghế mà theo truyền thống là có ít quyền lực nhất trong tứ trụ – chủ tịch nước.

Nhưng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Tôi nhớ ông giáo sư Carl Thayer người Úc từng nhận định, đại ý rằng trong chính trường Việt Nam hiện tại thì chỉ có Tư Sang mới may ra kiềm chế được Ba Dũng. Quả đúng như vậy. Như kiểu Tào Tháo nói với Lưu Bị thuở xưa, rằng trong gầm trời này chỉ có Lưu Huyền Đức huynh và Tào Mạnh Đức đệ là anh hùng.

Khi vừa ngồi yên trên chiếc ghế chủ tịch nước, ông Tư Sang lập tức biến vị trí chủ tịch nước vốn là nơi ngồi chơi xơi nước như thời Trần Đức Lương, hay là nơi tấu hài như thời Nguyễn Minh Triết, trở thành một chiếc ghế quyền lực như thời Lê Đức Anh. Vào tay cao thủ thì lá cỏ mong manh cũng có thể thành vũ khí, một thành trì nhỏ cùng dăm ngàn quân sĩ ở Tân Dã cũng được Lưu Bị biến thành nơi phát khởi của một đội quân hùng mạnh. Tư Sang chính là Lưu Bị thời nay. Một chính trị gia kỳ tài hay là một kẻ bụng dạ hiểm sâu, tùy góc nhìn của người phán xét.

Nhưng khác với đại tướng Lê Đức Anh, vốn chỉ giỏi đánh đấm nơi hậu trường, ông Sang tỏ ra là một chính khách giỏi cả đối nội (kể cả đối đầu) lẫn đối ngoại. Ông đã xây dựng cho mình hình ảnh một nguyên thủ năng động, lo cho dân cho nước, và đặc biệt là có hơi hướm “chống Tàu” (như đã nói ở phần đầu). Ông Sang đã bắt đầu củng cố uy tín bằng các chuyến công du trong và ngoài nước, bằng những phát biểu ồn ào ngay khi ngồi chưa ấm chỗ.

Khác hẳn với người tiền nhiệm Sáu Phong đầy chất “u-mua” bưng biền, Tư Sang mạnh mẽ hơn, chính trị hơn, nên dễ lấy lòng đám trí thức hơn. Một vài chuyến công du, một vài phát biểu về hợp tác với Ấn Độ, Philippines khiến đám trí thức “chống Tàu” nức dạ. Ồ, mạnh mẽ quá! Một lãnh đạo Việt Nam phải cương như thế chứ!

Trên mạng, đã thấy không ít nhân sĩ trí thức trầm trồ: “Anh Tư hay quá!”, “Hoan hô anh Tư!”. Dân trí thức Việt Nam, dù là hô hào dân chủ hay chống Tàu kịch liệt, thì rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ mang nặng tư tưởng Nho giáo, tôn sùng lãnh đạo một cách ngu ngốc mà thôi.

Trên mặt trận công khai là vậy, còn phía sau cánh gà, Tư Sang bắt đầu sử dụng lại các chiêu thức cũ, một mặt chỉ đạo đám nhà báo tay chân viết bài tấn công phe Ba Dũng, một mặt rò rỉ thông tin cho những cây bút tự do trên mạng chửi ông Ba Rạch Giá và nội các của ông ta. Một số cây bút tự do gạo cội, sau thời gian dài núp bóng trùng với giai đoạn tả tơi của Tư Sang, giờ lại hồi sinh bằng các bài viết tấn công trực diện vào Ba Dũng và các đồng minh.

Cuộc chiến ở hiệp hai coi bộ gay cấn không kém ở hiệp một, khi Ba Dũng bắt chước được một vài chiêu thức của Tư Sang, mượn dăm tờ báo của người cao tuổi, cựu chiến binh tấn công một nữ dân biểu và là chủ một mạng lưới kinh tế sân sau của Tư Sang.

Nhưng khác với Tư Sang vốn là một Lưu Bị trong việc dùng người trí thức, Ba Dũng chỉ là một gã võ biền. Ngay cả khi sử dụng báo chí để đánh đối thủ, ông Dũng vẫn quen với cách đánh đấm vốn là đặc trưng của công an, quân đội. Nếu như khi Tư Sang đánh Ba Dũng, vụ Vinashin, vụ lạm phát…, báo chí có những bài phân tích có thể coi là khá sâu sắc; thì giờ đây, khi Ba Dũng đánh Tư Sang, những cây bút phường chợ búa đã được huy động, với những ngôn từ tương tự như báo Công An Nhân Dân đánh “bọn phản động”.

Nếu như ở nhiệm kỳ trước, người ta thấy Tư Sang luôn chú trọng đánh vào hậu phương của Ba Dũng – tức là những tập đoàn kinh tế do ông thủ tướng chống lưng, thì ở nhiệm kỳ mới, người ta thấy Ba Dũng dùng chính chiêu thức của Tư Sang để đánh Tư Sang. Mượn mấy tờ báo người già để đánh bà Đặng Thị Hoàng Yến chỉ là một trong rất nhiều đòn mà Ba Dũng đã học được từ Tư Sang trong chiến dịch đánh vào hậu phương của đối thủ chính trị.

Trong thời gian gần đây, một loạt dự án lớn của tập đoàn Tân Tạo đã bị rút giấy phép, chẳng hạn các dự án đảo nhân tạo Hải Âu, khu đô thị - công nghiệp chất lượng cao và dự án khai thác mỏ đá Hòn Sóc đều ở Kiên Giang, quê hương của anh Ba Dũng. Ai cũng biết Tân Tạo vốn là sân sau của Tư Sang, mỗi một thành công của tập đoàn này đều có dấu ấn của Tư Sang, mỗi một sự kiện của Tân Tạo thì Tư Sang cũng đều tham dự để “pi-a”. Trong chuyến thăm Đại học Tân Tạo hồi Tết Kỷ Sửu, ông Sang, khi đó là thường trực Ban Bí thư, nói rằng trường này sẽ sớm đạt chuẩn quốc tế, vào top ASEAN, sau đó là Châu Á và thế giới.

Tân Tạo là “hổ tướng” của Tư Sang. Nên chi việc Ba Dũng cho báo Cựu Chiến Binh và Người Cao Tuổi đánh thẳng vào Tân Tạo cũng giống như Tôn Quyền cử Lã Mông đi tiêu diệt Quan Vân Trường vậy.

Phong độ chói sáng của Tư Sang trên chính trường ở đầu hiệp hai là một bất ngờ lớn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cho nên anh Ba Rạch Giá đã vội vã sử dụng chiêu thức cũ của Tư Sang để triệt hạ đối thủ: đó là đánh vào các tập đoàn sân sau.

Trận đấu mới tới phút 60, vẫn còn dài và sẽ còn nhiều gay cấn. Quý vị hãy bình tâm theo dõi.

Nhưng đến đây, có một câu hỏi cần được trả lời, đó là: những màn đấu đá thượng đỉnh nơi kinh kỳ sẽ ảnh hưởng gì tới vận mệnh đất nước, vận mệnh đảng Cộng sản, tới cuộc sống của người dân Việt?

Tất nhiên, trong các cuộc đấu ấy, bất luận Ba Dũng hay Tư Sang thắng thì chính trị Việt Nam vẫn không vì thế mà tốt lên. Tư Sang tốt hơn Ba Dũng và khi Tư Sang lãnh đạo thì đất nước sẽ tốt hơn, Việt Nam sẽ cứng hơn với Trung Quốc ư? Câu trả lời chắc chắn là không. Về mặt con người, Tư Sang không chắc tốt hay xấu hơn Ba Dũng. Nhưng cái cơ chế chính trị này buộc họ phải xấu như nhau.

Các vụ phanh phui Vinashin, Tân Tạo… được các đối thủ chính trị, ở đây là Tư Sang và Ba Dũng, tung ra để triệt hạ lẫn nhau, chứ không vì lợi ích quốc gia.
Một khi cuộc chiến đến lúc cần phải thỏa hiệp, thì họ sẽ ngồi vào bàn. Chiếc bánh quyền lực sẽ lại được chia theo tỉ lệ mới.


Nhưng bất luận tỉ lệ nào, người dân luôn không có phần ở đó. “Bên nào thắng thì nhân dân đều bại”, nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế khi nghĩ về chiến tranh với hình thức nguyên thủy là súng đạn trên chiến trường. Còn ở Việt Nam, cuộc chiến quyền lực đỉnh cao không cần đến súng đạn, nhưng hậu quả vẫn giáng xuống đầu người dân một cách trầm trọng.

Tuy thế, những cuộc đấu đá nội bộ này cũng có mặt tích cực cho đại cuộc. Trước mắt, nhờ Tư Sang đánh Ba Dũng mà chúng ta mới biết đến một Vinashin nợ đầm nợ đìa, mới thấy một dự án tàu lửa cao tốc bị dừng lại… Ở các nước dân chủ phương Tây, các đảng chính trị cạnh tranh với nhau để giành quyền lực. Ở Việt Nam, chỉ có một đảng, nhưng các ông ấy cũng đấu đá lẫn nhau. Đó là một dạng thức vận động để cân bằng quyền lực. Còn về lâu về dài, những cuộc đấu đá này sẽ khiến uy tín của đảng Cộng sản bị xói mòn.

Đảng Cộng sản Liên Xô sau khi Lenin mất đã liên tục chứng kiến những cuộc đụng độ sau cánh gà, những màn triệt hạ lẫn nhau giữa các nhân vật chóp bu. Stalin tống đuổi Trotsky và cuối cùng phang một nhát rìu vào đầu đối thủ. Cuối đời, Stalin cũng thất sủng cố vấn của mình là “Cocktail” Molotov. Đến lượt mình, Nikita Khrushchev đã làm tất cả để tiêu diệt tàn dư của Stalin, từ trùm mật vụ Lavrentiy Beria đến bộ ba Nikolai Bulganin, Vyacheslav Molotov và Lazar Kaganovich. Rồi cuộc chiến quyền lực tiếp diễn và Khrushchev trở thành nạn nhân của nhóm Leonid Brezhnev, Anastas Mikoyan, Vladimir Semichastny và Nikolai Podgorny.

Những cuộc chiến ấy cứ tiếp diễn, như những khối u không ngừng lớn lên, di căn tứ phía trong lòng một cơ thể của gã khổng lồ Liên Xô với vẻ ngoài rất cường tráng. Cho đến một ngày, khối u đó bùng phát ra bằng những tuyên bố của Mikhail Gorbachev cách nay hơn 20 năm.

Câu chuyện ở Việt Nam được dự báo cũng sẽ diễn tiến theo chiều hướng mà Liên Xô từng kinh qua. Nhưng trong kỷ nguyên mà thông tin chạy nhanh bằng tốc độ ánh sáng này, tiến trình di căn của khối u trong lòng Đảng được dự báo là sẽ rất nhanh.

© DCVOnline

Câu chuyện làng báo của Trềnh A Sáng



Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo
Trềnh A Sáng
  
 1.  Buổi sáng không bình yên của Phạm Đức Hải

 
“Một chiều, anh Ba Đua tê lê phôn cho anh Đức Hải…”

Đã nhiều ngày trôi qua nhưng ông Phạm Đức Hải vẫn còn nguyên cảm giác sởn gai ốc khi nhớ về buổi sáng hôm ấy. Trong sự nghiệp “bỗng dưng làm tổng biên tập” của mình, ông đã không ít lần đối mặt với tình huống éo le, thậm chí nguy nan, nhưng chưa bao giờ sự thể lại đi tới một tầm mức kinh khiếp đến thế.

Đó là buổi sáng ngày 02/11/2010, buổi sáng mà tờ báo Tuổi Trẻ do ông đứng đầu đã có một nội dung khá chấn động. Trên trang nhất là hình ông nghị Nguyễn Minh Thuyết to đùng cùng dòng tít lớn: “Cần thành lập ủy ban điều tra vụ Vinashin”.

Điều tra Vinashin ở đây là điều tra Thủ tướng, tức là một kiểu luận tội Thủ tướng kiểu như đám dân chủ phương Tây!

 

***

Bối cảnh lúc bấy giờ là cuộc họp Quốc hội đang đến hồi nóng bỏng. Phe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như đang bị dồn đến chân tường. Uy tín của ông cựu y sĩ quân đội lung lay tận gốc.

Sau khi bác dự án đường sắt cao tốc do phe ông Dũng đệ trình, Quốc hội còn xới tung vụ bauxite Tây Nguyên và vụ đổ vỡ của Vinashin. Một trận bùn đỏ đâu đó tận bên Hungary tưởng đã nhấn chìm tiền đồ của “3D đệ nhị”. 

Ở Thành phố Hồ Chí Minh - thủ đô kinh tế, tài chính, thương mại của cả nước – một hiệu ứng “anti-3D” đã xuất hiện rầm rộ, với đỉnh điểm là Đại hội đảng bộ IX của thành phố.

Tại đây, Nguyễn Thanh Nghị - con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng, đang làm lãnh đạo tại một trường đại học địa phương – chỉ được 15/400 phiếu bầu thành ủy viên. Đặc cách ra Bộ Chính Trị để đề cử ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, ông Nghị cũng chỉ được 2/15 phiếu của các thành viên chóp bu. Chống lại người con Thanh Nghị tức là một cách nói “không” với ông bố Tấn Dũng.

Báo chí - phần lớn được ông Trương Tấn Sang tiết lộ những thông tin này - dường như đoan chắc rằng Thủ tướng đã đến hồi mạt vận, nên các bài tường thuật họp quốc hội cũng chăm chắm vào những vấn đề “anti-3D”, vốn được coi là những đề tài ăn khách, hay như nhà báo trong cuộc Hồ Thu Hồng – tức blogger Beo – từng nói đó là “đề tài sang”.

Sang mà bà Beo nói có nghĩa là “sang trọng”, là “ăn khách”; nhưng “sang” cũng có nghĩa là “Tư Sang”, tức là những chuyện này do ông Trương Tấn Sang xì ra để “đánh” ông Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc chiến quyền lực đang đến hồi gay cấn, không thể khoan nhượng, ai cũng muốn tung chiêu độc hạ địch thủ ở đất kinh đô.

Dông dài một tí để thấy rằng cái trang bìa của báo Tuổi Trẻ vào sáng 02/11 là chấn động, nhưng cũng có những cơ sở vững chắc để nó xuất hiện, chứ không phải là chuyện “bỗng dưng nổi giận đùng đùng” như báo Thanh Niên trước đây với cái tít dại dột và bốc đồng (tất nhiên là lịch sử): “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”.

 

***

Buổi sáng hôm ấy, sau cuộc chạy bộ, một cú tắm nước ấm và một bữa sáng nhẹ nhàng, Phạm Đức Hải cầm tờ báo Tuổi Trẻ còn thơm mùi mực in lên, lòng thấy vui vui.

Trong sự nghiệp chuyển ngoặt từ cán bộ Đoàn, Đảng, tuyên giáo sang nắm đầu một tờ báo, ông chưa bao giờ thấy được một khí thế hừng hực như thế ngay tại tờ báo do ông làm CEO. Thậm chí có lúc, báo của ông làm rất tốt nhiệm vụ của một anh tuyên huấn và công an, chẳng hạn như với bài “Chuyện không bình thường” do một nhân viên an ninh văn hóa chấp bút và đề tên một độc giả rồi chỉ đạo báo Tuổi Trẻ đăng cách đây chưa lâu.

Giờ thì báo Tuổi Trẻ - dưới bàn tay của ông – đang tạo một ấn tượng ngoạn mục. Lòng ông hân hoan khi nghĩ rằng ấn tượng đó, bản lĩnh đó chắc chắn sẽ được đặt kèm tên ông.

Một cụm từ kiểu “ấn tượng Phạm Đức Hải”, “dấu ấn Phạm Đức Hải” không tệ chút nào. Tuổi Trẻ xưa nay luôn được gắn liền với tên tuổi Kim Hạnh và Lê Văn Nuôi. Lê Hoàng hoàn toàn không làm nên cơm cháo gì. Thế nên, một “ấn tượng Phạm Đức Hải” được thốt lên giữa lòng độc giả và đồng nghiệp là một viễn cảnh đầy cảm xúc.

Nhưng giữa cơn hân hoan, lòng ông cũng có chút gợn sóng. Báo Tuổi Trẻ đang đi một nước cờ mà tính chất mạo hiểm của nó thật là khó lường. Phe Ba Dũng đang xụ xuống, nhưng nếu một mai, ông ấy “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” thì sao?

Chính trị thật khó lường. Năm xưa Nguyễn Việt Tiến đã xộ khám, tưởng chết đến nơi, ấy vậy mà một mai lại đĩnh đạc trở về, kéo theo bao án tù của nhà báo và công an đối thủ. Nguyễn Việt Tiến chỉ là con tép mà có thể làm được vậy thì giờ đây, một Ba Dũng vốn đầy thủ đoạn, nắm trong tay lực lượng công an, lật ngược thế cờ có gì là bất ngờ.

Mường tượng đến đây, ông Hải thấy chột dạ. Một cơn ớn lạnh chạy dọc cột sống, lên đến đỉnh đầu. Cảm giác bất an lúc ban sơ mơ hồ, nhưng càng rõ rệt hơn sau mỗi phút qua đi.
 

***

Giữa lúc ông Hải đang chìm trong mớ xúc cảm lẫn lộn, chợt chuông điện thoại reo lên.

Tiếng chuông quen thuộc hằng ngày, trong buổi sáng hôm ấy, là một thách thức thần kinh thực sự. Linh tính mách bảo ông đó là một cuộc điện đàm chẳng lành. Ông vừa muốn mở máy, lại vừa muốn lờ đi, không dám đối diện với thực tại. Sau mấy chục giây lừng khừng, ông dạn dĩ mở máy. Một số điện thoại lạ và một giọng nói lạ! Nhưng những lời phát ra từ đầu bên kia thì chẳng còn nằm trong hệ quy chiếu lạ quen nữa - đó là một thông báo thảm họa, một lời của tử thần.

Đầu bên kia, một người từ Hà Nội gọi vào, với lời lẽ trịch thượng. “Nguyễn Minh Thuyết là nguyên thủ quốc gia hay sao ông tương hình to tổ bố lên mặt báo thế? Báo Đoàn Thành phố muốn chống chính phủ hả?”, người kia tung ngay cú đấm chết chóc.

Ông Hải tái mặt, hai tay run cầm cập, đứng trân trối một hồi. Cũng may lúc đấy ông đang ở nhà, và một mình. Nếu không, cái bộ dạng của ông – một con người có vóc dáng nho nhã và nổi tiếng điềm đạm – sẽ là một “ấn tượng Phạm Đức Hải” – cùng tên gọi nhưng mang ý nghĩa đối nghịch với cái ấn tượng mà ông mơ hồ hình dung ban nãy - trước mắt các thuộc cấp tại Tuổi Trẻ vốn đang từng ngày thách thức khả năng làm báo của ông sẽ thật là thảm hại.

Sau cú điện thoại “trời giáng” ấy, ông Hải hối hả lên Lầu Xanh – tức tòa soạn Tuổi Trẻ ở ngã tư Phú Nhuận.

Trên đường đi, ông tranh thủ gọi điện cho một loạt thuộc cấp: Dương Thành Truyền, Vũ Văn Bình, Tăng Hữu Phong, Xuân Trung, Thạch Hãn, Đình Triều, Huy Thọ… Ông đang ở giữa một cơn khủng hoảng và ông cần đến những thuộc cấp này, để ông bớt cô đơn, và có thêm những ý kiến nhằm giải quyết khủng hoảng.

Trong số họ, Hữu Phong là cán bộ đoàn vốn quen với hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi và Huy Thọ chưa vững vàng lắm về mặt bản lĩnh, thì những người khác là có thể trông cậy được. Thành Truyền, vốn là bậc thầy về tuyên truyền đoàn hội, có thể đưa ra những giải pháp tháo gỡ tốt. Văn Bình dù không dính líu tới nội dung nhưng cũng có nhiều kinh nghiệm. Xuân Trung là một chuyên gia về nội dung. Thạch Hãn dù hơi kiệm lời nhưng đôi khi cũng có ý kiến hay. Đình Triều dầy thâm niên.

Giữa lúc cuộc họp khẩn sắp sửa diễn ra, Phạm Đức Hải nhận được lệnh miệng từ Ban Tuyên giáo Thành ủy triệu tập tất cả các chủ bút các tờ báo thuộc TP.HCM quản lý lên họp.

Có nhắm mắt, bịt tai thì ông Hải cũng biết được cuộc họp đó bàn về vấn đề gì. Có nhắm mắt, bịt tai thì ông cũng không né tránh được nó. Thế là ông giao lại quyền điều hành cuộc họp ở Lầu Xanh cho Thành Truyền, còn mình tức tốc trực chỉ Thành ủy.

 

***

Tại cuộc họp Ban Tuyên giáo Thành ủy, tinh thần lúc này không phải là bàn tới bàn lui, là những chỉ đạo định hướng, mà là mệnh lệnh.

Mệnh lệnh được ban ra là phải chấm dứt chỉ trích Thủ tướng, Chính phủ, chấm dứt phê phán Vinashin, bauxite… Tường thuật họp Quốc hội là phải đa chiều, trong đó nhấn mạnh những thành tựu đạt được của đất nước, những thành tích điều hành chính phủ của Thủ tướng, của các bộ trưởng… Sắp tới, khi Thủ tướng và các bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, báo chí cũng không được làm đậm những mặt tiêu cực, chưa được để làm hoang mang lòng dân, phải nêu bật các thành tựu để lòng dân phấn chấn hướng tới Đại hội XI…

Ông Hải không ngạc nhiên khi thấy nhiều vị lãnh đạo Thành ủy cũng có mặt chứ không chỉ có các cán bộ tuyên giáo như lâu nay. Đó thực sự là một cuộc họp khẩn để xử lý khủng hoảng. Các đồng nghiệp là chủ bút các tờ báo TP.HCM như Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn… cũng biết được tinh thần của cuộc họp ấy. Đa phần nhìn ông Hải bằng những cặp mắt ái ngại và chia sẻ.

Họp xong, ông Hải vừa chạy ra xe vừa gọi điện về tòa soạn lệnh “ban tác chiến khẩn cấp” tiếp tục ngồi đấy để ông có thể chỉ đạo kịp thời phương hướng hành động.

Và sự chỉ đạo của ông đã được thực hiện với một trang bìa Tuổi Trẻ xoay 180 độ vào hôm sau – tức ngày 03/11.

Đó là trang bìa với hình ảnh hai ông nghị “pro-3D” to chình ình, không kém hình nghị Thuyết vào ngày hôm trước. Chỉ khác ở chỗ, tít lớn và những lời nói của hai ông nghị này đều ngược lại hoàn toàn – theo chiều hướng bác bỏ ý kiến nghị Thuyết.

Với cú ngoặt 180 độ này, Tuổi Trẻ đã chính thức thay đổi chiến tuyến – từ Tư sang Ba – không phải từ nhân dân sang chính phủ như nhiều người lầm tưởng.

Sáng sớm 03/11, trên blog của mình, bà Beo – một nhân vật thuộc đám “pro-3D” – đã la toáng lên rằng “chưa bao giờ Tuổi Trẻ có một trang bìa hay như thế”. Đó là một lời reo mừng chiến thắng của bà Beo, khi Tuổi Trẻ quy phục Thủ tướng.

Ông Phạm Đức Hải thở hắt ra, chưa hoàn toàn nhẹ nhõm nhưng ít ra cũng đã tháo gỡ được phần nào nguy nan.

Sáng hôm ấy, Lê Đức Dục, Hà Thạch Hãn… lên Facebook buông những lời ai điếu, rằng làm báo thật là buồn, rằng cháu ngoan Bác Hồ…

Các thành viên Tuổi Trẻ, đặc biệt là những con người trẻ tuổi trong sáng, lại hát lên khúc tự giễu mình: “… Rằng Tuổi Trẻ nó thật lập trường, lập trường hơn cả công an”… như thuở xưa, khi Tuổi Trẻ đăng bài “Chuyện không bình thường” với giọng lưỡi sặc mùi công an.

Tuy nhiên, có một điều nằm ngoài dự liệu của ông Hải và sự suy xét của bà Beo – cũng như nhiều người khác – đó là một pha “xử lý kỹ thuật” của Tổng thư ký tòa soạn Xuân Trung.

Trong các bài tới, chúng tôi sẽ đề cập tới các vị Quang Thông ở Thanh Niên, Công Huynh ở Tiền Phong, Tâm Chánh ở Sài Gòn Tiếp Thị và nhiều người khác; chúng tôi cũng sẽ nói về ảo tưởng Hồ Thu Hồng, số phận Nguyễn Anh Tuấn, cuộc cờ của Trần Đăng Tuấn, những nhà báo “giả cầy” Đà Nẵng. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ phân tích pha “xử lý kỹ thuật” của Xuân Trung.

Loạt bài chào mừng Đại hội Đảng XI còn tiếp tục với Phần 2 là những màn đấu đá thượng đỉnh, những cuộc thương lượng, thỏa hiệp sau cánh gà: Chiến dịch đả Ba Dũng của Tư Sang; Quả đắng và sự vớt vát cú chót của Năm Chi; Nông Đức Mạnh bị rút phép thông công; Bá Thanh mạt vận; đòn thù của Nguyễn Xuân Phúc…
 

 2. Cú đấm trong bóng đêm


Nhắc lại, buổi sáng ngày 03/11, báo Tuổi Trẻ đã quay ngoắt 180 độ so với ngày hôm trước. Trên trang bìa, họ chạy tít lớn: “Đừng vì Vinashin mà làm rắc rối thêm tình hình”. Bên dưới là hình hai đại biểu Quốc hội, cùng size với hình ông nghị Thuyết của ngày hôm trước. Chỉ khác là những thông điệp của hai ông này đối nhau chan chát với đề nghị của ông Thuyết.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng) khẳng định Vinashin không phá sản. Còn đại biểu – tướng Bế Xuân Trường – Tư lệnh Quân khu 1, Bắc Cạn – thì nói rằng không nên lập ủy ban điều tra vụ Vinashin.

Thủ tướng lật ngược thế cờ ngoạn mục!

Dưới áp lực của những cuộc điện thoại, những lệnh chỉ đạo ngầm và nổi, Tuổi Trẻ buộc phải quay lưng lại với chính mình, đem tới những tràng cười sảng khoái cho đối thủ, những lời than thở của người yêu mến họ và sự chán nản của độc giả.

Trong hoàn cảnh bí bách cuối cùng ấy, thư ký Xuân Trung chỉ có thể với vát được tí chút “chất Tuổi Trẻ”. Đó là việc chú thích rõ ràng chức danh chính quyền và quân đội của hai vị đại biểu “pro-3D”.

Ăn cơm thủ tướng, được thủ tướng hoặc người của thủ tướng bổ nhiệm, thì dù là đại biểu quốc hội – mang tiếng là đại diện cho nhân dân, thì trước hết phải phò thủ tướng. Dạng đại biểu này nhan nhản ở Việt Nam, có lẽ nên gọi là đại biểu nằm vùng, tức là ăn cơm chính quyền, về nằm vùng trong nhân dân để chống lại nhân dân, dù được dân bầu.

Cú ngoặt của Tuổi Trẻ đánh dấu đỉnh điểm của cơn ớn lạnh đang chạy dọc sống lưng làng báo Việt Nam thời kỳ tiền đại hội.

Cơn ớn lạnh này không sôi nổi điên cuồng như thời PMU 18 với các ông Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến phải ra tòa và một loạt nhà báo bị rút phép thông công. Cơn ớn lạnh này âm thầm nhưng dữ dội, như một hồ nước mà bề mặt tĩnh lặng còn bên dưới chấp chứa những đợt sống ngầm quẫy đạp.

Trên thực tế, không có một cuộc bắt bớ rầm rộ với những màn buộc tội trắng trợn như ngày nào, nhưng một cuộc bố ráp – đúng ra phải gọi là khủng bố – đang được tiến hành đối với làng báo chí Việt Nam.

 

***

Buổi tối 13/10, thành phố mang tên Bác ồn ào náo nhiệt và nóng bức như mọi khi. Trước cổng số nhà 82, đường Võ Văn Tần, quận 3, một người đàn ông vừa qua tuổi thanh niên, và đã bắt đầu trở nên đẫy đà do những cuộc ăn nhậu tới bến, dừng xe bước vào. Ông đi vội vã, chỉ nháy mắt đã biến vào phía sau cánh cửa nằm dưới tấm biển “Nhà hàng Nhật Hạ”.

Bên trong, một căn phòng VIP với máy lạnh mở sẵn và hai con người ngồi sẵn đang chờ. Ông đảo mắt liếc qua, mỉm cười và chìa tay chào những con người đã mời ông đến nơi này. Những người kia đon đả, coi ông là thượng khách, hỏi anh ăn gì, dùng gì.

Người đàn ông ấy không ngờ rằng những kẻ vồ vập mình lúc ấy lại đang rắp tâm đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông và bữa nhậu hôm nay cũng là lần cuối cùng ông được ngồi phòng VIP. Chỉ vài mươi phút nữa, phòng VIP sẽ được thay thế bởi phòng tạm giam.

Giữa lúc cuộc nhậu đang đến hồi cao trào, với những lời đường mật đi kèm những lời bóng gió, thì một trong hai người kia nhảy thẳng vào vấn đề. Đó là khoản lót tay 220 triệu đồng để đổi lấy sự im lặng của người đàn ông đối với công việc làm ăn của tổ chức mà hai người này đại diện.

“Anh cầm tạm, có gì tụi em sẽ bổ sung sau”, người đề nghị vừa nói vừa chìa cọc tiền ra.

Sau một thoáng ngập ngừng, người đàn ông đưa tay hướng về phía những tờ polymer mang hình Bác Hồ đang tươi cười vẫy gọi.

Nhưng cũng chính lúc ấy, nụ cười Bác Hồ vụt tắt, sự vồn vã vụt tắt, thay vào đó là những khuôn mặt lạnh lùng của các đồng chí công an mặc thường phục như từ dưới đất trồi lên. Trong tích tắc, đôi cánh tay người đàn ông nằm gọn trong chiếc còng số 8. Ông bị bắt về tội tống tiền doanh nghiệp.

Tên ông là Phan Hà Bình – tức nhà báo Hà Phan – phó tổng thư ký tòa soạn báo Tiền Phong, tờ báo của tuổi trẻ, của Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam.

 
***

Những người ngoài cuộc không hiểu sao một nhà báo có phần kỳ cựu như Hà Phan lại dại dột dẫn thân tới chỗ quán xá để nhận khoản tiền lớn như vầy. Đó là băn khoăn chính đáng và dễ hiểu của những người không hiểu ngóc ngách lắt léo của vấn đề.

Sự thực nó nằm ở chỗ, vụ bắt giữ ở nhà hàng Nhật Hạ là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị từ lâu. Nếu như vụ Hà Phan nhận tiền doanh nghiệp là chuyện “bắt tận tay day tận mặt” thì cũng có một sự thực khác: mẻ lưới này đã được những cán bộ an ninh kỳ cựu – dưới sự điều hành của một nhân vật được mệnh danh là “Beria của Việt Nam” – lên kế hoạch từ trước. Vụ bắt giữ tưởng chừng là “tiểu tiết”, “cò con” này là điểm khởi đầu của một kế hoạch phản công ở cấp cao nhất.

Ít ngày sau khi Hà Phan bị bắt, một số nhà báo khác được mời uống trà. Qua các kênh phi chính thức, công an hé lộ khả năng sẽ công bố các đoạn băng ghi âm lời khai của Hà Phan.

Trên blog của mình, blogger Beo – tức Hồ Thu Hồng – Tổng biên tập báo Thể Thao Tp.HCM nhưng đồng thời cũng là kênh phát ngôn không chính thức của công an Việt Nam – đã rêu rao về sự nhục nhã của những người làm báo. Bà bóng gió rằng một khi băng ghi âm lời khai Hà Phan được tung ra thì hàng loạt nhà báo đức cao vọng trọng sẽ trở thành những tấm gương tồi.

Rốt cuộc thì bằng ghi âm không được công an công bố, nhưng vụ việc lại có một diễn tiến hệ trọng khác.

Ngày 9/11, Cơ quan An ninh Điều tra cơ sở phía Nam của Bộ Công An đã gửi trát mời các vị Đoàn Công Huynh, Tổng biên tập báo Tiền Phong (nơi nhà báo Phan Hà Bình công tác), 2 trưởng ban của báo Tiền Phong là Nguyễn Bá Kiên – Trưởng ban Kinh tế và Phùng Công Sưởng – Trưởng ban Thời sự cùng ông Nguyễn Xuân Minh, Phó tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị lên làm việc – thực ra là lên để điều tra và dằn mặt.

Tại cơ quan an ninh, những con người này được tách riêng ra làm việc với những cán bộ điều tra khác nhau. Các nhà báo bị triệu tập rất bất ngờ và ngồi trước họ là những điều tra viên cao cấp từ Bộ Công An, chứ không chỉ là những người ở cơ quan phía Nam này.

Ban đầu, những bằng chứng chống lại ông Huynh – qua lời khai của Hà Phan – được trưng ra. Đó là những lần bổ nhiệm sai của ông với những khoản tiền mờ ám mà ông nhận.

Thế rồi câu chuyện nhanh chóng chuyển hướng.

 
***

“Ai đã cung cấp cho các anh tài liệu vụ Vinashin?”

Giữa căn phòng thẩm cung đặc biệt với máy lạnh mở hết công suất, nhưng ông Đoàn Công Huynh toát mồ hôi. Sau lần áo sơ mi của ông, những giọt nước mằn mặn rơi thánh thót như giọt mưa thu.

Kể từ sau câu hỏi đó, trong vòng nửa tháng liên tục, ngày nào ông Huynh cùng các nhà báo kia cũng phải lên trụ sở cơ quan an ninh để trả lời những chất vấn xoay quanh vụ Vinashin.

Người tra vấn muốn biết ai đã cung cấp cho báo chí thông tin về sự thua lỗ của tập đoàn này mà suốt thời gian qua người ta đã sử dụng để chống lại Thủ tướng Dũng.

Những câu hỏi tua đi tua lại đó cho thấy người hỏi muốn biết thế lực nào đã chống lưng cho báo chí chống lại Thủ tướng Dũng. Thực tế, những người hỏi đã biết đích thị đó là ai, nhưng họ muốn có thêm những lời khai làm bằng chứng để phục vụ cho trận đấu đỉnh cao ở Bộ Chính Trị.

Đến lúc này thì ông Huynh đã biết rõ rằng vụ Hà Phan chỉ là cái cớ, những lần ông bổ nhiệm, cất nhắc sai hoặc những khoản tiền đen mà ông nhận chỉ là cái cớ triệu tập. Thực sự thì người ta muốn điều tra ông về vụ Vinashin.

Một con người cực kỳ nhanh trí, nhạy cảm như ông Huynh – người từng phụ trách mục giải đáp thắc mắc tuổi mới lớn với bút danh Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò ngày nào – không mất nhiều thời gian để ngộ ra sự khủng khiếp của vấn đề. Ông thực sự đã trở thành một con tin trong cuộc đọ sức của những gã khổng lồ đang thao túng chính trường Việt Nam.

Khi đã nhận ra sự nhỏ bé mong manh của mình, ông buông xuôi, tuôn ra tất cả những điều mà người hỏi muốn có. Hạ cấp của ông là các trưởng ban Kiên, Sưởng cũng thế.

Lời khai được ghi âm, tức tốc chuyển ra Hà Nội.

 
***

Khi cuộc thẩm tra đối với các ông Huynh, Minh, Kiên, Sưởng đang được tiến hành thì đồng thời phe Ba Dũng cũng tung ra những thông tin úp mở để răn đe báo chí. Đó chính là lời giải thích cho sự quay đầu của Tuổi Trẻ cũng như các tờ báo khác.

Với những thông tin răn đe được tung ra một cách có chủ ý, tổng biên tập của các tờ báo hàng đầu Việt Nam như Phạm Đức Hải của Tuổi Trẻ, Nguyễn Quang Thông của Thanh Niên, Đặng Tâm Chánh của Sài Gòn Tiếp Thị… co rúm lại, không dám ho he điều gì bất lợi cho thủ tướng, cho dù phe Tư Sang vẫn không ngừng bắn tin cho báo chí kèm theo những lời trấn an quyết liệt.

Tuổi Trẻ của ông Hải từ chống Thủ tướng Dũng ra mặt giờ trở thành một tờ báo ba phải, thậm chí làm cái loa tuyên truyền cho ông Dũng.

Tổng biên tập Quang Thông của Thanh Niên vốn là một cán bộ Đoàn thì giữ đường lối trung dung, tăng cường các bài viết về Đảng, về đoàn thanh niên chứ không dám bàn đến những chuyện tiêu cực ở tầm vĩ mô nữa. Thậm chí Thanh Niên còn nêu cao lập trường, hăng hái tố cáo nhân viên ngoại giao Mỹ hành hung công an, tương tự như vụ scandal Tuổi Trẻ viết bài “Chuyện không bình thường” về ông Đại sứ Mỹ Michael Michalak cách đây chưa lâu.

Ở Tuổi Trẻ người ta không còn thấy chất trẻ như cách đây 3-4 năm trở về trước. Ở Thanh Niên người ta cũng không còn thấy sự dấn thân như ngày nào họ từng thể hiện với các vụ Năm Cam, “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”… Việc tường thuật họp Quốc hội từ đoạn Thủ tướng Dũng và nội các lên trả lời chất vấn trở về cuối là một màn đồng ca đơn điệu. Những bài viết tiền Đại hội XI và tường thuật Đại hội cũng là những dàn đồng ca đơn điệu, gồm toàn những lời lẽ sáo rỗng như “phát huy tinh thần”, “vươn lên tầm cao”, “bản lĩnh vững vàng”.

Buổi sáng thức dậy, độc giả Việt Nam cầm lên trên tay những tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Hà Nội Mới… đã không tin nổi đó chính là những tờ báo mà họ từng yêu quý.

Nếu như ngày xưa người ta từng nói “Báo Nhân Dân là tờ báo mà không một nhân dân nào đọc” thì ngày nay người ta lại nói “Chỉ cần đọc báo Nhân Dân là đủ” vì mọi tờ báo đều là phiên bản của tờ Nhân Dân. Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Hà Nội Mới, Tiền Phong… đều là báo Nhân Dân cả.

Một tờ báo và một tổng biên tập được Tư Sang chống lưng, thường có những bài viết đầy chất gây gổ như VNN và Nguyễn Anh Tuấn cũng đã đầu hàng. VNN ưu tiên trang mục cho các vụ cướp giết hiếp, còn Tuấn “nát” thì đau đầu với mấy trò hacker và những tố cáo nội bộ.

Từ một vụ bắt giữ “nhỏ lẻ” nơi quán nhậu, các đạo diễn bên phía Ba Dũng đã làm nên một cuộc phản công ngoạn mục, bắt báo chí phải ngoan ngoãn vâng lời, chứ không chua ngoa như ngày trước, và qua đó có thêm bằng chứng chống lại Tư Sang trong cuộc đua quyền lực.

Đó cũng chính là lúc mà Ba Dũng từ thế bị dồn tới bờ vực với các vụ tàu cao tốc, Vinashin, bauxite… đã bật dậy, trở thành ông chủ của cuộc chơi.

 
***

Sau những cú đánh của phe Ba Dũng, bức tranh toàn cảnh báo chí ảm đạm hơn bao giờ hết. Trong cảnh tang thương ấy, ai cũng đau buồn.

Chỉ có bà Hồ Thu Hồng là hoan hỉ!

Ba Dũng thắng trong nỗ lực thâu tóm báo chí, và quan trọng hơn đã thắng Tư Sang trong cuộc chiến quyền lực. Phần tiếp theo sẽ là những khả năng đi hay ở của tổng biên tập các tờ báo lớn Việt Nam – đặc biệt là những người đã làm công cụ cho Tư Sang chống Ba Dũng những ngày qua.


Nguồn:

 http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8159
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8181