Trần Văn Khê & Phạm Duy




Giáo sư Trần Văn Khê 

nói về nhạc sĩ Phạm Duy 

trong chương trình 

"Thơ phổ nhạc"




Khó phát triển





________________________________________ Phát ngôn ấn tượng:

Khó phát triển và… nguy cơ?

KỲ DUYÊN


 Năm 2011, có rất nhiều phát ngôn ấn tượng của các nhân vật nổi tiếng và không nổi tiếng (nói đúng hơn, nhờ phát ngôn “ấn tượng” mà có những nhân vật không tên tuổi trở thành nổi tiếng, cho dù là tiếng… xấu).
Thiếu tướng Lê Văn Cương

 Nhưng người viết bài xin chọn một phát ngôn gây ấn tượng nhất. Vì nó rất trí tuệ, sâu sắc và hàm chứa nhiều vấn đề của một xã hội thời hội nhập.
Đó là phát ngôn của tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.
Bình về hiện tượng một Bộ trưởng trẻ- Đinh La Thăng, đang phải đối mặt với một ngành khó khăn nhất nhì đất nước- giao thông, tướng Lê Văn Cương lưu ý nhà báo, cũng là lưu ý bạn đọc về đặc điểm của cơ chế xã hội: “Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển” (Tuần Việt Nam, ngày 27/10/2011).
Một phát ngôn không chỉ nhiều suy ngẫm, mà còn nhiều trải nghiệm thực tiễn ở đời.
Vì sao Việt Nam ta khó phát triển?
Trước đó, lý giải về sự thành công của quốc gia Singapore, theo tướng Lê Văn Cương: “Một người trợ lý của của cựu TT Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi, các ông cứ thần thánh hóa ông Lý Quang Diệu chứ ông Diệu chỉ là một người bình thường. Chỉ là ông ta đi khắp thế giới và rút ra được mấy vấn đề.
Một đất nước nhỏ như vậy, muốn phát triển được trước hết phải có một bộ máy hành chính tử tế. Hai là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Ba là hệ thống hạ tầng thông suốt. Việc lớn nhất ông Diệu làm được chính là tập hợp được một đội ngũ những người giỏi xung quanh ông ấy. Và đến giờ phút này, chưa có ai kêu ca gì về gia đình ông Lý Quang Diệu, họ hoàn toàn trong sáng”
Nếu so với ba vấn đề, đất nước nhỏ Singapore đã rút ra được, thì đất nước to như Việt Nam ta đang ở trạng thái… bó tay. com.
Bởi con người là yếu tố quyết định của bộ máy và cơ chế quản lý. Nhưng trong cơ chế ấy, con người vừa bất lực, vừa tích cực tham gia vào quá trình làm “tha hóa” xã hội, chỉ vì lợi ích nhóm, lợi ích riêng mình.
Ngày 25/12/2011 mới đây, Tuần Việt Nam có bài Quyền “đuổi đầy tớ” của dân”, với chủ đề cải cách hành chính. Công cuộc CCHC của chúng ta triển khai đã gần 10 năm, thế nhưng hiệu quả ra sao, khi mà nền hành chính quốc gia còn rất ì ạch?
Bài báo cho biết: Từ thời “dân chủ cộng hòa” cho đến nay, hơn 65 năm qua, người dân vẫn chưa biết “đuổi đầy tớ” bằng cách nào, khi “đầy tớ” “không làm được việc cho dân…. Khi nhân dân không thực quyền trong tuyển dụng và sa thải “đầy tớ” thì tính chịu trách nhiệm của các “đầy tớ” trước nhân dân, của toàn bộ bộ máy Nhà nước nói chung sẽ thấp. Tính chịu trách nhiệm thấp sẽ dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước thấp, tham nhũng tăng.
 Tham nhũng từ lâu đã được người dân kinh hãi tặng danh hiệu quốc nạn. Mặc dù, Nhà nước thành lập hẳn bộ máy chống tham nhũng các cấp từ trên xuống dưới, nhưng tại buổi Đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 10, được tổ chức tại Hà Nội ngày 29/11, Văn phòng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cho biết: Trong 5 năm qua (2007-2011), các cơ quan tố tụng khởi tố bình quân mỗi năm khoảng 280 vụ, với hơn 600 bị can về các tội tham nhũng.
 Đó mới chỉ là con số của các đồng chí… bị lộ so với các đồng chí … chưa bị lộ.
 Dưới con mắt của nhiều chuyên gia quốc tế, số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam năm 2011 không thay đổi bao nhiêu so với năm 2010. Thế nên, một đại biểu QH từng cảm thán: Chống tham nhũng giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 – hiện thực phê phán – thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ.
 Chả lẽ, lại nên có một khái niệm mới: Tham nhũng- dòng văn học hiện thực phê phán?
Ngày 26/12/2011 mới đây, VietNamNet đưa lại bài viết của Cổng TTĐT Chính phủ. Đọc tít, người ta giật mình: Chỉnh đốn Đảng vì sự tồn vong của chế độ. Có lẽ chưa bao giờ, một Tổng Bí thư Đảng phải có một phát ngôn thẳng thắn, và cũng đau đến thế, cấp báo đến thế. Vì đó là sự thật!
 Trong nhiều nội dung bức thiết, theo TBT, Trung ương chọn ba vấn đề thực sự cấp bách cần làm ngay, để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đó là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp…
 Như để “minh họa” cho nhận định của người lãnh đạo cao cấp, mới đây, ở tỉnh nghèo Sóc Trăng, có đông người dân tộc, hai quan chức Nguyễn Thanh Lèo (Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải) và Trần Văn Tân (Giám đốc TT Đào tạo lái xe loại 3) đánh cờ tướng với nhau. Mỗi ván, các ông cược từ 1-5 tỷ đồng (!) Chuyện vỡ lở. Cả xã hội bàng hoàng. Người ta tự hỏi, với chức quan nhỏ như của hai ông, mà sao tiền đã như vỏ hến?
 Nhà nước thường lo lắng, đề phòng nguy cơ các thế lực thù địch từ bên ngoài. Nhưng lại thường coi nhẹ nguy cơ “kẻ thù” nằm ngay trong một bộ phận không nhỏ ở đội ngũ được gọi làđầy tớ của dân. Đó là sự quan liêu, sự vô cảm và “bắt nạt” dân. Là sự ích kỷ, tham lam, sa đọa đạo đức, lối sống của chính họ. Trong khi, nhân dân- những người được gọi là người chủ xã hội, mất lòng tin, thậm chí phẫn nộ, mà không biết làm sao có thể “đuổi đầy tớ” bằng cách nào.
 Một nền hành chính quốc gia còn nhiều khiếm khuyết, quốc nạn tham nhũng, và sự sa đọa của không ít cán bộ, quan chức…Đó không chỉ làm cho đất nước khó phát triển, mà còn là nguy cơ cho sự tồn vong một chế độ.
 Nguy cơ này, liệu đã nhãn tiền chưa?

....

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng



http://www.viet-studies.info/kinhte/LeVanBang_tuanvietnam.htm

RƠI VÀO VÁN BÀI NƯỚC LỚN, VIỆT NAM LỠ BƯỚC

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
____________________________________________
Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.
LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt - Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.
Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.
Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt - Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.
Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này - dự án bệnh viện Việt - Mỹ.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.
- Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên ông tiếp xúc với người Mỹ là khi nào?
- Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng:Đó là khi ông Henry Kissinger vào Hà Nội đầu năm 1973 (10.1-13.1), do ông Lê Đức Thọ mời, trước khi hai bên chính thức ký Hiệp định Paris vào 27.1.1973. Một dịp may bất ngờ đối với một nhân viên ngoại giao mới vào ngành được vài tháng như tôi (ông Lê Văn Bàng vào Bộ Ngoại giao tháng 10.1972, sau khi tốt nghiệp đại học ở Cuba, chuyên ngành tiếng Anh - TG).
Đoàn của ông Kissinger đến Nội Bài vào buổi tối. Khi đó, sân bay Nội Bài còn tung toé hết lên, chỉ được mỗi cái đường băng là tử tế. Tôi được giao toàn bộ nhóm phi công chuyên cơ, khoảng 20 người, làm hướng dẫn và phiên dịch cho họ.
Tuy vậy, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ về ông Kissinger.
Kỷ niệm thứ nhất là khi dẫn cả đoàn ông Kissinger đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật (ở đường Nguyễn Thái Học), nhân dân nghe tin có Kissinger đến, họ tập trung rất đông dưới sân bảo tàng biểu tình phản đối. Nhiều người còn cầm đá, cầm gạch, bịt chặt cửa không cho đoàn ra.
Tôi cảm thấy căng quá. Hà Nội vừa mới trả qua đợt tàn phá kinh khủng của B52 Mỹ suốt 12 ngày đêm mà. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi cũng dẫn được đoàn Kissinger ra ngoài theo lối cửa sau, ra đường Cao Bá Quát.
Kỷ niệm thứ hai là khi dẫn ông tới Bảo tàng Lịch sử. Khi nghe dịch cái biển ghi 4 câu thơ"Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", ông ấy nói luôn: "Đây là Điều khoản 1 của Hiệp định Paris (khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam)".
Ấn tượng của ông về ông Kissinger?
Trước đó, tôi cũng đọc nhiều về Kissinger, và, khi gặp, tôi cảm nhận ông quả là một người giỏi giang, uyên bác, và có nhiều mưu mẹo. Hơn nữa, đối đầu được với ông Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán suốt 4 năm ròng chắc hẳn không phải tay vừa.
Ý ông muốn nói đến việc ông Kissinger đã khéo léo "đẩy" cam kết cụ thể phía Mỹ trong viện trợ giúp hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết thời hậu chiến ở Việt Nam (3,25 tỷ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng 1-1,5 tỷ USD viện trợ lương thực và hàng hoá), như ông Lê Đức Thọ đã kiên quyết đòi hỏi, sang bức công hàm của Tổng thống Richard Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ngày 1.2.1973)?
Hơn nữa, trong bức công hàm này, Tổng thống Nixon còn gài thêm rằng "mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến pháp của mình"Theo qui định của Hiến pháp Mỹ, có viện trợ không và viện trợ bao nhiêu là do bên lập pháp quyết định, chứ không phải bên hành pháp.
Đúng vậy. Và không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hoá giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm sau đó.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã chiến thắng khi buộc Mỹ phải ký hiệp định hoà bình và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, tiếp nhận một đất nước bị tàn phá vào thời điểm thống nhất đất nước, cộng với kinh tế ngày càng khó khăn những năm sau đó, yêu cầu kiên quyết của phía Việt Nam là Mỹ viện trợ để tái thiết, theo điều khoản 21 của hiệp định, là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter của Đảng Dân chủ lên nắm quyền (đầu năm 1977), và thể hiện mạnh mẽ mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ông ta lại vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng hoà trong Quốc hội.
Khi thấy vấn đề MIA/POW (người mất tích trong chiến tranh và tù binh) của Mỹ bị phía Việt Nam gắn với điều 21 của Hiệp định, và cả bức thư hứa hẹn của Tổng thống Nixon, những nghị sĩ Cộng hoà đã phản ứng rất mạnh. Đỉnh điểm là đầu tháng 5.1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hoá ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam.
Có phải đó là lý do, trong chuyến đi một số nước châu Á vào tháng 7.1978, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố với báo chí quốc tế là Việt Nam không yêu cầu thực hiện điều 21 của hiệp định nữa, hay không? Bởi trong ba vòng đàm phán trong năm 1977 ở Paris, do chính ông Phan Hiền làm trưởng đoàn, Việt Nam luôn coi việc thực hiện điều 21 là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá.
Tôi nghĩ còn có thêm một lý do quan trọng khác nữa. Đến lúc đó, lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được tình hình đã thay đổi quá nhiều, nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Đỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Việt Nam, lúc đó, đã đồng ý vào COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), chuẩn bị ký một hiệp ước đồng minh với Liên Xô, và cho phép hải quân của họ sử dụng Cảng Cam Ranh. Đổi lại, Liên Xô cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam.
Tức là đến thời điểm đó, lãnh đạo Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược. Và, như vậy, nhu cầu tái thiết từ viện trợ của Mỹ không còn quan trọng như trước nữa.
Tức là chính sức ép từ phía Bắc, và phần nào đó từ phía Tây Nam, đã khiến lãnh đạo Việt Nam quyết định phải nhanh chóng bình thường hoá vô điều kiện với Mỹ?
Đúng vậy. Trước sức nóng chủ yếu từ phương Bắc, nếu khộng có luồng gió ôn hoà từ phía Tây thì căng lắm. Và, vì vậy, vào tháng 9.1978, Việt Nam cử một trưởng đoàn mới là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hoá vô điều kiện.
Thoả thuận xong với ông Holbrooke, ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.
Mike Morrow, người đầu tiên phỏng vấn được ông Nguyễn Cơ Thạch khi ông lên nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1980, có kể rằng, trong cuộc phỏng vấn đó, ông Thạch tiết lộ rằng ông đã nói thẳng với người đồng cấp Holbrooke rằng Mỹ không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tức là có thể bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, rồi sau đó với Việt Nam.
Việc Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Trần Quang Cơ, người sang New York cùng ông Thạch hồi tháng 9.1978, còn cố chờ sang cả tháng 1.1979, tức là sau khi Mỹ đã ký thoả thuận xong với với Trung Quốc, càng khẳng định cho quyết tâm "còn nước còn tát" này của phía Việt Nam.
Đúng là Việt Nam đã thực sự hy vọng sẽ bình thường hoá được với Mỹ trong thời gian đó. Tôi còn nhớ là đã được Bộ Ngoại giao cử vào biên chế đại sứ quán tương lai, phụ trách mảng văn phòng. Tuy đại sứ chưa chọn, nhưng biên chế sứ quán thì đâu vào đấy. Tháng 12.1978, Bộ Ngoại giao Mỹ còn chuyển cho phía Việt Nam ảnh chụp toà đại sứ ở Washington D.C. của chính quyền Sài Gòn cũ nữa.
Tức là chúng ta đã tính đến việc lập ngay sứ quán khi thoả thuận bình thường hoá được ký kết.
Phóng viên kỳ cựu của hãng AP là Peter Arnett, người đã tháp tòng đoàn nghị sĩ Mỹ vào Hà Nội mùa hè năm 1976, đã nói rằng dưới thời Tổng thống Carter, Mỹ muốn cải thiện quan hệ của mình ở Trung Mỹ với việc trả kênh đào Panama cho nước này quản lý. Ông đã tập trung nhiều công sức và thời gian để thuyết phục Quốc hội phê chuẩn hiệp ước mà ông ký với Tướng Omar Torrijos vào tháng 9.1977, và vì vậy đã sao nhãng phần nào câu chuyện bình thường hoá với Việt Nam.
Ông có ý kiến gì về nhận định đó?
Tôi nghĩ ông ta hoàn toàn chính xác khi nói tới nỗ lực của Tổng thống Carter trong việc lấy lại hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Mỹ, và Mỹ La tinh nói chung. Bởi, sau Việt Nam, Mỹ thất thế cả về uy tín lẫn kinh tế, và Liên Xô đã tranh thủ mở rộng ảnh hưởng, rất mạnh. Họ vươn tay tới Angola, Mozambique, hay Ethiopia ở châu Phi, và nhất là Nicaragua - một quốc gia nằm ngay "sân sau" của Mỹ.
Nhưng quan trọng hơn, Mỹ đã phải tập trung vào "con bài" Trung Quốc, dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.
Đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hoá ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hoá và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.
Tóm lại, Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.
Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia cuối năm 1978, mọi mối tiếp xúc hầu như bị cắt đứt. Ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.
Thậm chí đến năm 1981, khi chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ một chuyến thăm cho ông Andrew Young, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và cựu cố vấn của Tổng thống Carter, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan vẫn không chấp thuận cho họ sang Việt Nam.
Mọi chuyện phải chờ đến năm 1985, Mỹ mới quay lại Việt Nam...
************************************************

VIỆT NAM VỚI NƯỚC LỚN HAY CHUYỆN LÒNG TIN VÀ LỢI ÍCH

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
____________________________________________
Chúng ta phải phân biệt những cản trở mang tính kỹ thuật, và lợi ích thực sự của Mỹ ở Đông Nam Á, Đông Á - Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, và các mối quan hệ cụ thể trong từng lĩnh vực. Bởi ở mỗi thời điểm những cản trở mang tính kỹ thuật lại rất khác nhau.
Kỳ 1: Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bướcTại sao ông lại cho rằng từ năm 1985 người Mỹ mới thực sự quan tâm lại tới Việt Nam?
Tình hình thế giới và khu vực từ lúc đó đã quá thay đổi.
Thứ nhất, sự đe doạ của Liên Xô không còn nữa, với việc ông Michail Gorbachev lên nắm quyền vào đầu tháng 3.1985, và tiến hành perestroika (cải tổ). Họ, một mặt, phải tập trung vào giải quyết vấn đề của chính mình, và, mặt khác, lại mở cửa với phương Tây, hoà dịu với Mỹ.
Thứ hai, cũng chính vì vậy, con bài Trung Quốc đối với người Mỹ cũng bị giảm giá trị theo. Đó là chưa nói sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc khiến họ cũng gặp phải những vấn đề của mình, và trong quan hệ với Mỹ. Đỉnh điểm là sự kiện Thiên An Môn năm 1989, khiến quan hệ Trung - Mỹ trở nên căng thẳng.
Thứ ba, yếu tố khu vực cũng có sự tác động tích cực với tiến trình Việt - Mỹ. Các nước ASEAN tuy vẫn phản đối Việt Nam về chuyện đưa quân sang Campuchia, nhưng đã có những nỗ lực muốn giảm sự đối đầu trong khu vực để chuyển sang đối thoại. Bởi năm 1985 cũng là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra tuyên bố trước quốc tế là sẽ hoàn thành rút quân khỏi Campuchia trước năm 1990.
Chẳng hạn như sáng kiến "Jakarta Cocktail" (Tiệc rượu Jakar ta) của Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatas giúp cho 4 phái kháng chiến Campuchia ngồi với nhau, và các nước Đông Dương và ASEAN gặp nhau không chính thức (JIM1 và JIM2)...
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, bản thân trong nội bộ Việt Nam cũng có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Đại hội Đảng đã khẳng định quyết tâm mở cửa và hội nhập của Việt Nam để thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập.
Về đối ngoại, đây cũng là dấu mốc chính thức cho chủ trương đối thoại thay cho đối đầu - tiền đề cho quá trình bình thường hoá quan hệ, không chỉ riêng với Mỹ.
Nhưng tại sao phải mất tới 10 năm, với ba nhiệm kỳ tổng thống nữa (Reagan, Bush cha và Clinton), hai nước mới có thể chính thức hoàn tất việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao?
Cuối năm 1986, ngay trước Đại hội Đảng VI của Việt Nam, phía Mỹ có cử một đoàn do hai hai thượng nghị sĩ là Hart và Lugar dẫn đầu vào Việt Nam. Họ vào gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nói rằng tình hình khu vực thay đổi và phía Mỹ muốn đối thoại với Việt Nam. Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hoá là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.
Bộ trưởng Thạch hiểu câu chuyện, hiểu người Mỹ, và ông biết Việt Nam phải hợp tác tốt trong vấn đề POW/MIA thì Mỹ mới bỏ cấm vận kinh tế, trước khi bình thường hoá quan hệ.
Ông nói với phía Mỹ rằng đây là vấn đề nhân đạo nên hai bên cùng thể hiện thiện chí với nhau, và đề xuất mở hai diễn đàn: một diễn đàn về POW/MIA, và diễn đàn kia về việc giúp đỡ những người bị tàn tật trong chiến tranh với chân tay giả, xe đẩy... Phía Mỹ thấy có thể chấp nhận được, và OK ngay.
Phải nói ông hành động rất khôn khéo, vẹn cả đôi đường.
Nhưng cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9.1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.
Còn đối với vấn đề POW/MIA, trong Quốc hội Mỹ có nhiều nghị sĩ, nổi bật nhất là Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Bob Smith, của bang New Hampshire, luôn dùng luận điểm này để chống bình thường hoá với Việt Nam. Ông Bob Smith này luôn nói là Việt Nam vẫn còn giam giữ tù binh Mỹ, và điều này tác động đến lòng người ở Mỹ rất mạnh, nhất là đối với hiệp hội những gia đình có người thân mất tích trong chiến tranh và một số tổ chức cựu binh Mỹ.
Tôi còn nhớ là sang đến nhiệm kỳ của Tổng thống George H.W. Bush (cha), khoảng năm 1990-1991 gì đó, có một đoàn của Mỹ sang Việt Nam, và yêu cầu cho phép họ kiểm tra xem Việt Nam còn giam giữ tù binh Mỹ hay không. Ông trợ lý ngoại trưởng Mỹ, tôi không nhớ tên, nói: "Sau khi ăn cơm trưa ở Nhà khách Chính phủ, các ông đưa chúng tôi sang Sân bay Gia Lâm, có một trực thăng chuẩn bị sẵn ở đó. Lúc đó chúng tôi mới nói cần đi đâu."
Bộ trưởng Thạch lại quyết định ngay: Phải chấp nhận mới xây dựng được lòng tin. Lên máy bay, họ chỉ về phía Nam, đến một khu rừng ở Thanh Hoá, đến một cái trại giam tù binh thời chiến tranh, lán trại đã mục nát. Chúng tôi chỉ cho họ xem cỏ mọc dày hết cả lối đi, tức là đã lâu lắm rồi không có người qua lại, lúc đó họ mới tin.
Rồi sang thời của Tổng thống Bill Clinton, khi Việt Nam và Mỹ đã thoả thuận rằng Mỹ sẽ bỏ cấm vận vào mùa hè năm 1993, và thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức cơ quan liên lạc, sau chuyến đi của đặc phái viên tổng thống, cựu ngoại trưởng Edmund Musky vào tháng 4 năm đó, thì bên Mỹ lại rộ lên chuyện "tài liệu Nga".
Tôi còn nhớ vào khoảng tháng 5.1993, nhóm làm phim của ABC News vào Việt Nam với mục đích xác minh lại câu chuyện đó, và yêu cầu gặp bằng được Trung tướng Trần Văn Quang. Phóng viên Jim Laurie nói với hai anh em hướng dẫn viên báo chí (thuộc Trung tâm Báo chí Nước ngoài, Bộ Ngoại giao) rằng họ vừa ghé qua Moscow trước khi đến đây, và còn giơ cho chúng tôi xem bản "tài liệu Nga" đó.
Câu chuyện đầu đuôi thế nào nhỉ, thưa ông?
Một nhân vật chống Việt Nam rất mạnh tên là Stephen Morris, làm tại Đại học John Hopkins, đã tung ra bản tài liệu đó và nói rằng ông ta đã lấy được khi qua Moscow. Theo tài liệu này, Trung tướng Trần Văn Quang đã báo cáo với Bộ Chính trị Việt Nam liên quan đến những tù binh Mỹ được gửi sang Liên Xô.
Thế là Chính phủ Mỹ liền tập trung điều tra, yêu cầu gọi Tướng Quang và những người Nga có liên quan trả lời về nghi vấn này. Trong khi đó, Đại tá tình báo Nga Kalugin lại đổ thêm dầu vào lửa, khi phát biểu rằng vấn đề này là có thật.
Vì tài liệu đó mà cần thời gian xác minh, loại bỏ hiểu lầm. Nhưng chuyến đi của ông Musky coi như thất bại. Những gì mà cả hai chính phủ kỳ vọng đã bị vô hiệu hoá.
Tôi vẫn còn nhớ, đầu năm 1993, Bộ Ngoại giao đã cử tôi đi làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc, với tâm thế là sẽ đi Washington D.C. để thành lập cơ quan liên lạc, và bàn giao nhiệm vụ ở LHQ cho người phó của tôi là ông Ngô Quang Xuân.
Và đến tháng 7.1993, Tổng thống Clinton chỉ tiến thêm được một bước nữa trong việc tiếp tục nới lỏng cấm vận, khi quyết định cho Việt Nam tiếp cận các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Còn việc thiết lập cơ quan liên lạc hai bên phải chờ thêm một năm rưỡi nữa (1.1995), sau khi Tổng thống Clinton dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế gần một năm trước đó (3.2.1994).
Công việc của ông với tư cách là Trưởng phòng Liên lạc, cho tới khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt, và ông trở thành Đại biện Lâm thời?
Thì vẫn tiếp tục thúc đẩy vấn đề POW/MIA. Ngoài ra là các vấn đề nhân đạo và giải quyết những tồn đọng trong chiến tranh.
Chẳng hạn phía Mỹ đòi Việt Nam phải trả khoản tiền hơn 200 triệu USD do công dân Mỹ để lại ở Sài Gòn khi di tản vào tháng 4.1975, như nhà, ô tô, tài sản....
Chủ yếu là do họ tự kê khai và qui ra tiền thôi, nhưng đàm phán đi đàm phán lại, rút cục, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Nhưng, đổi lại, phía Mỹ đã hứa dùng toàn bộ số tiền này để giúp Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, và đưa vào quỹ học bổng Fulbright, mỗi năm chi đâu khoảng 6-7 triệu USD.
Món nợ của quá khứ đã trở thành khoản đầu tư cho tương lai.
Với tư cách là người tham gia từ đầu tới cuối tiến trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ, và cũng là đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Mỹ, ông nhìn nhận thế nào về tiến trình này?
Kể từ thời điểm bình thường hoá đến tận bây giờ, vị trí địa chiến lược của Việt Nam ở Đông Nam Á đã đóng vai trò quyết định trong những quyết định lớn Mỹ trong quan hệ với Việt Nam. Dù quan hệ của họ với Trung Quốc vẫn tiếp tục cải thiện, nhưng họ vẫn cần có thêm những mối quan hệ cho nặng đồng cân. Đó là lý do họ duy trì và củng quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á khác, họ vẫn chủ trương mở rộng quan hệ với chúng ta, từ ngoại giao sang thương mại, giáo dục, và cả an ninh, quốc phòng nữa.
Nói tóm lại, Mỹ luôn tính tới Việt Nam trong việc đàm phán và quan hệ với các cường quốc khác.
Tuy nhiên, có thể quyết sách dựa trên lợi ích là vậy, nhưng giải quyết các vấn đề nội bộ lại là chuyện khác. Cho nên tuy Clinton muốn xoá bỏ cấm vận, bình thường hoá, hay đạt thoả thuận thương mại song phương, ông vẫn cần những ông nghị sĩ cả hai đảng đứng đằng sau, nhất là những thượng nghị sĩ vốn là cựu binh John Kerry, hay John McCain, để hỗ trợ ông.
Chúng ta phải phân biệt những cản trở mang tính kỹ thuật và lợi ích thực sự của Mỹ ở Đông Nam Á, Đông Á - Thái Bình Dương. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược, và các mối quan hệ cụ thể trong từng lĩnh vực. Bởi ở mỗi thời điểm những cản trở mang tính kỹ thuật lại khác nhau.
Giải mã về "Mr. America" Nguyễn Cơ Thạch
Tôi thấy ông mấy lần nhắc tới cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Ấn tượng của ông như thế nào về vai trò của ông Thạch trong tiến trình này?
Nói đến tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, về phía Việt Nam, người đầu tiên phải nhắc đến là ông Nguyễn Cơ Thạch, đặc biệt là từ khi ông trở thành bộ trưởng ngoại giao. Đồng thời là Uỷ viên BCT và Phó Thủ tướng Chính phủ, ông có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ông là người luôn chủ động tìm kiếm các kênh khác nhau để thúc đẩy tiến trình này.
Tôi còn nhớ giai đoạn 1987-1988, hai bên vẫn gặp nhau để bàn thảo những công việc liên quan tới POW/MIA, nhưng phía Mỹ yêu cầu không đưa vấn đề bỏ cấm vận vào chương trình làm việc. Họ không được phép của chính phủ Mỹ.
Ông Thạch bảo phải tìm thêm một kênh nữa để có thể nói chuyện về bỏ cấm vận và bình thường hoá. Thế là vào mùa thu năm 1988, ông đã viết thư cho ông William Sullivan, người đồng cấp với ông trong đàm phán Hiệp định Hoà bình Paris và ông vẫn giữ được quan hệ kể từ đó.
Ông Sullivan có sang London gặp Đại sứ Việt Nam tại đó. Rồi từ London, ông Thạch mời ông Sullivan sang đây, và họ có thể nói chuyện nhiều thứ, chứ không bị bó buộc như đối với trường hợp của đặc phái viên của Tổng thống, Đại tướng John Vessey.
Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ, một tổ chức có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy vấn đề POW/MIA, cũng như xoá bỏ cấm vận với Việt Nam, tất nhiên theo một cách riêng, đã ra đời theo sáng kiến của họ. Chị Ginny Foote là thư ký của ông Sullivan, còn tôi cũng ở vai thư ký của ông Thạch nên ngồi những cuộc như thế tôi biết rất rõ.
Ông là người khá gần gũi với ông Thạch trong công việc. Nét tính cách nào của ông Thạch khiến ông thấy ấn tượng nhất?
Hài hước. Ông nói nhiều câu mà người Mỹ ngỡ ngàng.
Chẳng hạn, có một đoàn Mỹ sang đây năm 1988, khi làm việc, thấy câu chuyện hơi căng thẳng, tự nhiên ông hỏi: Các ông có thuốc nổ không? Chúng tôi muốn nhập.
Họ hỏi lại nhập làm gì, và giải thích là việc đó không hề dễ dàng theo qui định của hệ thống pháp luật của Mỹ.
Ông bảo: Tôi muốn làm nổ tung mấy nhà máy in tiền của chúng tôi đi. Lạm phát cao quá!
Cả Mỹ, cả ta cười ồ lên. Không khí trao đổi tự nhiên dịu hẳn đi.
Khi ông Nguyễn Cơ Thạch nghỉ năm 1992, tôi nghe nói có nhà báo Mỹ nhận xét ông là "the right man of the wrong time" (con người đúng ở thời điểm sai). Ông nghĩ sao về nhận xét đó?
(Cười). Tôi nghĩ đã là lãnh đạo thì không thể đi ngang bằng, hoặc đi sau, so với những người còn lại trong đoàn người. Bởi như vậy thì làm sao thực hiện vai trò dẫn dắt được. Nhưng, ngược lại, cũng đừng đi nhanh quá mà anh bị mất hút đối với đám đông.
Ý ông là ông Thạch đi quá nhanh?
Cũng khó nói là ông Thạch đi quá nhanh, hay những người còn lại đi quá chậm. Chỉ có điều, nói một cách hình tượng, trên thực tế, khoảng cách giữa ông và mọi người là 10 mét, trong khi, trong sương mù, người ta chỉ nhìn rõ được 5 mét thôi.
Trong quan hệ với một nước khác, họ cứ đồn ông Thạch là Mr. America, nhưng hoàn toàn không phải. Ông là một người rất Việt Nam, nhưng sáng suốt biết chọn bước đi đúng đắn, có lợi cho mở cửa và đổi mới kinh tế đất nước.
Xin cảm ơn ông.

http://www.viet-studies.info/kinhte/LeVanBang_tuanvietnam.htm



tôi & bác

Năm 1950, ông Hồ Chí Minh 
viếng thăm đền thờ 
Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) 
và 'xuất khẩu thành thơ' :









Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công.








HOÀNG SA

40 thế kỉ cùng ra trận

HOÀNG SA







Lê Thành Trung

Một phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tỵ nạn kể chuyện làm báo



Tạ Quân
Theo: Tạp Chí Quê Mẹ
 
L.T.S Tạp chí Quê Mẹ: Chúng tôi gặp Lê Thành Trung ở trại tị nạn Spandaw Tây Berlin vào đầu tháng bẩy. Anh vừa từ Tiệp chạy qua Đức xin tị nạn chính trị, nhân chuyến đi do Đài Tiếng Nói Việt Nam cử sang tìm hiểu tình hình người Việt ở Đông Âu. Tốt nghiệp đại học Tổng hợp và đại học Báo chí Hà nội, Lê Thành Trung hành nghề phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh đã phụ trách các chương trình phát thanh thời sự, Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Tiếp chuyện bạn nghe đài, Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc v.v…



Quê Mẹ: Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam?
Lê Thành Trung: Câu hỏi khái quát quá… Tôi sẽ trả lời từng phần. Về tổ chức thì Đài TNVN chia làm hai Ban chính. Ban đối nội và Ban đối ngoại. Trên thực tế phần đối nội được coi trọng hơn. Ban đối ngoại phụ trách các chương trình phát thanh ra nước ngoài bằng 11 thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Lào, Campuchia, Thái, Phi-líp-pin và tới đây sẽ phát thêm tiếng Hin-đi. Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc bằng tiếng Việt là một bộ phận của Ban đối ngoại. Ở nhà, chúng tôi gọi tắt là Phòng Việt kiều.
Quê Mẹ: Phòng Việt kiều cũng nằm ở 58 phố Quán Sứ?
Lê Thành Trung: Không. Đài có 3 trung tâm chính. Tòa nhà 58 Quán Sứ là trụ sở của Bộ Tổng biên tập và Ban đối nội. Ban đối ngoại ở số 39 phố Bà Triệu, nhà bên phải là trung tâm thu thanh, còn bên trái là Thư viện Hà nội. Phòng Việt kiều ở tầng 3, trong số nhà 39 đó. Nhỏ thôi, cả phòng có 8 người làm việc. Mỗi người phụ trách một mục cho chương trình phát sóng hàng ngày là một giờ đồng hồ. Giờ phát ở nhà vào 22 giờ 30 tương đương 7 giờ ở châu Âu. Trạm phát sóng Mễ Trì chuyển đi và trung tâm âm thanh của Đài Mát-xcơ-va chịu trách nhiệm tiếp âm sang châu Âu.
Thời gian đầu, đối tượng chính của chương trình là Việt kiều sinh sống ở các nước Tây Âu, nhiều nhất là ở Pháp. Sau này số lượng người vượt biển gia tăng, số lượng du học sinh và công nhân lao động xuất khẩu ngày một nhiều, nội dung chương trình cũng được bổ sung thêm. Không thể ước tính được số lượng người nghe nhưng chắc rằng trên tất cả các quốc gia ở châu Âu đều có người theo dõi chương trình này.
Quê Mẹ: Anh cho biết nội dung những giờ phát sóng ấy?
Lê Thành Trung: Có thể nói phòng Việt kiều như một cái Đài con. Nó lượm nhặt tất cả các bài vở của các chương trình khác phát trong ngày rồi gọt ra, cắt xén thành chương trình của mình. Cũng đủ cả thời sự âm nhạc, văn thơ, du lịch v.v… Mỗi chỗ lấy một ít. Thêm tí này bớt tí kia.
Quê Mẹ: Anh có thể cho biết kỹ hơn về khía cạnh này. Chương trình dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc có những đặc điểm gì so với các chương trình phát thanh trong nước?
Lê Thành Trung: Đặc điểm chính là ở sự cóp nhặt, cắt xén đó. Mọi chương trình phát trên sóng trong nước đã được gọt tỉa kỹ càng so với thực tế đời sống. Sang phòng Việt kiều lại được gọt tỉa tắm gội một lần nữa. Trên tinh thần: đem chuông đi đấm nước người, tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại. Chẳng hạn không bao giờ trên sóng phát ra nước ngoài đưa tin về các tệ nạn xã hội, về tham nhũng, hối lộ, ăn xin, cướp bóc… Trái lại, những tin chung chung như tiềm năng dầu khí ở Việt Nam, triển vọng phát triển ngành du lịch, đất nước Việt Nam giàu đẹp, tiền rừng, bạc bể, các gương mặt tài năng trẻ, các phát minh sáng chế v.v… được triệt để khai thác, bất kể có giá trị thực tế hay không. Để làm gì? Để cho đồng bào ở xa quê hương luôn có một hình ảnh lạc quan về Việt Nam. Để gợi nhớ, gợi thương, gợi lên tình tự dân tộc ray rứt trong lòng những người con dân Việt đang sống tha hương nơi những chân trời xa lạ. Phải khơi nhói vào chỗ này. Làm cho ý thức đối kháng của Việt kiều phôi pha theo thời gian. Thời gian của những lần nghe liên tục. Theo đấy, cái sâu xa, cái đầu tiên, cái còn lại và cái sau cùng vẫn là tình tự dân tộc. Vả lại, có thông tin phiến diện, tô hồng thì người ở xa nước làm sao biết được, lấy gì mà kiểm chứng? Không tin rồi cũng tin, nghe mãi cũng chịu ảnh hưởng. Từ tin đến yêu. Đài độc quyền tiếng nói Việt. Một Việt Nam của sự dối trá và lừa đảo
Quê Mẹ: Vài khi chúng tôi cũng nghe trên sóng một ít tin về nạn mất mùa, thiên tai, lũ lụt?
Lê Thành Trung: (cười) Đó là khía cạnh khác. Khía cạnh độc đáo, được ưu tiên đấy. Lỗi đó đâu là lỗi của chính quyền, của đảng. Lỗi do ông Thiên lôi, ông Hà bá, ông Sơn tinh, Thủy tinh gì đó. “Cần phải đặc biệt tung mạnh lên để đồng bào cảm thông với những khó khăn của đất nước.” – lời ông trưởng Ban chỉ đạo thường nhấn_mạnh. Đúng là bão lụt hay thăm viếng rẻo đất miền Trung của nước ta. Song không phải cơn bão nào cũng “gió giật trên cấp 12, cấp 13 – Hàng trăm héc-ta lúa bị ngập nước, hàng trăm ngôi nhà đổ, hàng nghìn người đói rét không có chỗ ở … v.v.”. Lấy ví dụ đưa tin ở huyện Vạn Xuân tỉnh Thanh Hoá cơn bão số 6 làm đổ 180 nóc nhà, chưa đầy tháng sau cơn bão số 7 lại làm đổ nát 200 nóc nhà nữa, đồng ngập trắng nước, nhiều trâu bò lợn gà bị chết… Mấy hôm sau có anh bạn quê ở Vạn Xuân ra Hà nội chơi, tôi ân cần hỏi thăm, thì anh bảo có thấy gì đâu, chỉ mưa rào vài trận và gió làm đổ mấy cái lán tre làm nhà phơi của lò gạch.
Vui thế đấy. Thực tế thì chưa một phóng viên nào của phòng Việt kiều có mặt ở vùng lũ lụt cả. Đơn giản là lấy xe đâu mà đi, tiền đâu mà ăn đường, vả lại ba cái chuyện vẽ mây vẽ rồng ấy chỉ có lợi cho công việc tuyên truyền thôi. Trái lại, nạn mất mùa, sâu bệnh là có thật. Nhưng đâu phải là ông trời chơi ác nông dân ta quá quắt. Chẳng qua là thuốc trừ sâu bị đánh cắp, phân bón luân chuyển lung tung qua các cấp quản lý, các kho hàng, rồi từ kho ra đến ruộng, mỗi người lấy một phần, thằng lớn cuỗm cả tấn, bán cả kho, thằng nhỏ nhất là nông dân cũng bốc vài nắm giấu đi trước khi tung rắc lên mặt ruộng. Đất xác khô, cây chết non, chết cằn là vì thế.
Thế nhưng việc ưu tiên tung lên sóng những tin tức kiểu bão lụt này cực kỳ có lợi cho chính quyền. Một mặt làm lẫn lộn, làm mờ đi những khó khăn thúc bách của đời sống vốn là sản phẩm của một cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, dốt nát. Mặt khác kêu gọi được lòng nhân đạo của các tổ chức từ thiện quốc tế, tranh thủ lòng trắc ẩn và nỗi xót xa quê hương của kiều bào.
Viện trợ tiền bạc, gạo, thuốc men, quần áo từ các nguồn trên liên tục gửi tới cứu giúp đồng bào vùng bão lụt. Càng kêu gào to, tiền gửi về càng nhiều. Không có cách gì xin tiền và làm tiền dễ hơn cách ấy.
Quê Mẹ: Ngoài việc đưa tin cắt xén, loan lin thất thiệt ra, chương trình dành cho đồng bào VN ở xa tổ quốc còn có những đặc điểm tuyên truyền gì đáng chú ý không?
Lê Thành Trung: Ở phần văn nghệ. Văn nghệ đây bao gồm cả thơ, văn, âm nhạc, sân khấu, hội họa, kiến trúc chùa chiền… Trong đó bộ môn nhạc dân tộc, cải lương, dân ca, ngâm thơ được chú trọng. Vì sao? Vì cái mục đích gợi thương gợi nhớ ấy. Mà ở điểm này các bộ môn nghệ thuật cổ có sức lay động gọi về ghê gớm. Gọi người trở về ư? Không phải đâu. Nhà đông con, đuổi đi không hết, về mà làm gì. Gọi đây là gọi gửi tiền về, gọi nhớ, gọi thương mà quên đi các nguyên nhân dẫn đến thảm kịch hôm nay của đất nước. Tôi xin được hát cho các anh nghe bài Quê Hương, nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân, một bài hát được phòng Việt kiều triệt để khai thác, phát trên sóng cả ngàn lần trong bảy, tám năm qua. (Hát)
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương mỗi người chỉ một
Nhà là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Đẹp không? Đẹp lắm chứ. Có phải quê hương Việt Nam thân yêu của ta đó không? phải lắm chứ. Có phải là chùm khế, cánh diều, bướm vàng, khúc sông, con đò, là chiếc cầu tre nhỏ, là vành nón lá nghiêng che của mẹ ta, trong lòng ta nhớ thương đó không? phải lắm chứ. Chẳng kể gì đồng bào ở xa. Vâng, chính tôi và các bạn bè tôi khi đang sống trên quê hương Việt Nam bằng xương bằng thịt hẳn hoi mà chợt nghe bài hát ấy cũng rưng rưng muốn khóc. Tôi mông lung nhớ về một quê hương ấm êm thủa thái hòa xa xôi nào bây giờ không còn nữa. Tác động vào đồng bào nước ngoài hẳn còn ghê gớm hơn. Đồng bào ở nước ngoài sẽ man mác nhớ thương về mảnh đất mà tôi đang sống. Chúng ta đều bị cái tình tự quê hương dắt chạy quanh những nhớ thương ray rứt đến mụ mị, mù lòa mà quên đi rằng chúng ta đang bị mất quê hương. Cứ như là dải đất hình chữ S còn nguyên vẹn đó, mẹ Việt Nam còn nguyên vẹn đó. Bài hát hay, có giá trị muôn đời, phi thời gian, đem ra phục vụ giai đoạn che chắn cho một nước Việt Nam đồi bại. Bài hát được sử dụng tinh vi, nguy hiểm là ở chỗ đó. Lấy cái quê hương trong nhớ thương, trong ước mơ để thay thế cái quê hương hiện tại tiêu điều. Làm trỗi dậy cái quê hương Việt Nam ngân nga, ngất say trong long người, trong hồn người, để che đậy và làm quên đi cái quê hương Việt Nam hiện tại của đói nghèo và nhà tù, của chắp vá, hỗn loạn, của những ông cụ non, những “thần đồng” dao búa tuổi 15 và những đứa trẻ “hoàn đồng” tuổi 60 bơ vơ, bám sống ở vỉa hè, bám sống tình thương, miếng ăn, bám sống vào sự tử tế của những khúc ruột mình! Trong sự mơ màng rên rỉ ấy, đảng độc quyền, đảng củng cố và đảng thủ lợi.
Quê Mẹ: Chúng tôi xúc động nghe những lời tâm huyết của anh. Xin hỏi thêm, khi bị chỉ đạo phải làm các công việc như thế, anh có ý thức được là mình đang dối gạt mọi người không?
Lê Thành Trung: Có chứ. Lúc đầu thì chưa đâu. Dần dần nhận ra thì thấy chán. Chán đời, chán mình.
Quê Mẹ: Chán nhưng có phản ứng gì không?
Lê Thành Trung: Vô ích. Đúng ra là chúng tôi cũng phản đối, cũng cưỡng chống lại cách này, cách khác, nhưng rốt cuộc đều bất lực. Chả riêng chúng tôi. Bất lực, chán nản, lãng công, vô trách nhiệm là trạng thái phản ứng tiêu cực của hàng triệu người trong nước. Chính quyền độc tài, thằng bạn cùng phòng với mình rất có thể là thằng công an. Sự giả dối lâu quá rồi cũng quen đi, không ý thức là mình đang giả dối nữa. Vả lại khi làm cái công việc ấy, chính tôi cũng như bị bỏ bùa mê, chính tôi cũng bị lừa gạt.
Quê Mẹ: Anh bị lừa gạt chuyện gì vậy?
Lê Thành Trung: Nhiều, nhiều lắm. Bị lừa gạt mà không biết. Nhưng ở đây tôi muốn nhắc tới một câu chuyện riêng. Chuyện lừa gạt trong nghề, thú vị như một câu chuyện trinh thám vậy.
Quê Mẹ: Xin anh kể lại chi tiết cho độc giả cùng nghe….
Lê Thành Trung: Được chứ (Ngừng – uống nước – chậm rãi kể) – Việc xảy ra sau Tết Nguyên Đán năm ngoái thôi. Tôi được ông Phan, tổng biên tập mới của đài gọi lên phòng riêng. Ông ta dặn dò và giao nhiệm vụ cho tôi tổ chức cuộc tiếp xúc giữa một ông Việt kiều từ Pháp về thăm quê hương và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ông Việt kiều này tên là Huỳnh Tấn Hải, đã sống ba chục năm ở Pháp, dân trí thức thuần túy, rất có lòng với đất nước. Ông Phan nhắc tôi phải tranh thủ mọi thiện cảm vì ông Việt kiều này rất có uy tín, ảnh hưởng khá rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp, làm tốt vụ này có thể lôi kéo nhiều đồng bào khác. Việc ông Huỳnh Tấn Hải tôi không lo. Lo nhất là phải gặp dàn xếp với Nguyễn Huy Thiệp về nội dung buổi tiếp xúc. Cái chuyện văn chương nó phức tạp lắm, lại nhè đúng cái ông nhà văn quái đản, lớ ngớ là tội vạ mình chịu. Tôi chỉ mới đọc được vài truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nghe người ta tán tụng hoặc chửi bới anh ta thì nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy mặt anh ta. Anh ta là một người lẩn khuất. Hôm sau tôi lấy địa chỉ, giấy giới thiệu của ông Phan, tìm đến nhà Nguyễn Huy Thiệp, nhằm đúng giờ ăn cơm mà gõ cửa. May là anh ấy có nhà, lại biết trước cuộc gặp. Đúng ngày dự định tôi bảo cậu lái xe ở đài chở đi đón ông Huỳnh Tấn Hải, ghé qua đón Nguyễn Huy Thiệp, rồi cùng kéo ra quán bánh tôm ngoài trời ở Hồ Tây. Trời nắng đẹp, không khí buổi tối đối thoại rất thoải mái cởi mở. Ông Hải có vẻ xúc động và hài lòng lắm. Ông đã tìm ra nhiều điểm tương đồng và càng thêm tin tưởng vào nguyên lý hòa hợp hòa giải đang ăn khách ở Paris, là người Việt ở trong nước và ngoài nước cùng bắt tay vào xây dựng đất nước, xóa bỏ mọi tị hiềm, hàn gắn những vết thương cũ. Ông cũng phát biểu những đề nghị với đảng cộng sản VN phải sửa chữa những sai lầm, mở rộng dân chủ, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị v.v… Ông Hải đặt rất nhiều niềm tin đặc biệt vào mũi nhọn xung kích của những nhà văn trong phong trào văn học phản kháng như Nguyễn Huy Thiệp. Ông ta xin toàn bộ tác phẩm có chữ ký của anh ta. Vui vì kết quả cuộc gặp gỡ như mong muốn, ông Hải hào phóng tặng Nguyễn Huy Thiệp 5 nghìn quan, tặng phòng Việt kiều 20 nghìn quan Pháp để trang bị thêm phương tiện làm việc. Buổi nói chuyện vậy là thành công, gặt hái được cả tình, cả tiền. Tôi đem cuốn băng ghi âm về báo cáo và cho ông Phan nghe. Ông chỉ gật gù cười cười. Khi tôi nói thêm là ông Huỳnh Tấn Hải tỏ ra rất cảm kích và hứa tới đây sẽ vận động thêm nhiều bà con ở Pháp về thăm quê hương và góp ý cho Đảng, thì ông Phan bật cười thành tiếng, và hình như ông có thốt ra câu gì nghe như chữ: con vịt!
Chuyện đó qua đi. Hai tháng sau một hôm tôi có việc phải cùng thằng bạn vào Sở Công an ở phố Trần Bình Trọng. Lúc trở ra, bất ngờ tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp ở chân cầu thang. Tôi gọi to để chào. Nhưng trái hẳn với sự cởi mở dạo trước, anh ta chỉ nhìn lướt tôi gật nhẹ một cái rồi đi khuất ngay. Tôi hơi bị hẫng, quay sang bảo thằng bạn:
- Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đấy.
Nó tròn mắt nhìn tôi:
- Ơ mày điên à?
- Sao?
- Bố ơi… Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là người khác cơ. Còn đó là lão Bảy, phó phòng Công an văn hóa đấy. Tao lạ gì thằng cha này.
Chuyện thật như đùa. Tôi kéo thằng bạn ra quán nước chè kể lại đầu đuôi và cùng cười phá lên. Cái trò chính trị nó đểu thế. Mười mấy năm làm nghề rồi mà còn bị lừa. Bất giác tôi nhớ đến nụ cười tủm tỉm và cái từ: “Con vịt” thốt ra ở cửa miệng ông Phan. Chẳng hiểu ông ấy định ám chỉ tôi hay là ông Huỳnh Tấn Hải đây.



Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi Đau Mất Mát 

La Meurtrissure - Painful Loss - André Menras






“Nỗi oan” của đỉa?


“Nỗi oan” của đỉa?


Ồ lạ nhỉ? Những tưởng chỉ có ở cái giống người mới có chuyện oan sai, nào ngờ con vật thấp hèn sống rúc dưới bùn thối đáy ao như con đỉa mà cũng bị oan sai ư? Chẳng tin thì cứ mở báo ra mà xem. Người ta viết rành rành ra đây này “Minh oan cho con đỉa”. (*)
 Chuyện rằng vừa rồi “Đùng một cái” người Trung Quốc sang Việt Nam mua đỉa với số lượng lớn, giá cao tới 10.000 đồng/con, 1,5 – 2 triệu đồng/kg. Các phương tiện truyền thông bình luận xôn xao. Trong khi nông dân ở nhiều nơi tranh thủ gom đỉa bán kiếm tiền, nhiều người còn có ý định nuôi đỉa để kinh doanh.
Các chuyên gia thì lên tiếng cảnh báo: Hãy cảnh giác với tình trạng như ốc bươu vàng! Còn các trang mạng thì không ngớt la lối về “âm mưu phá hoại” của Trung Quốc. Rằng không nên nuôi đỉa, nuôi đỉa lợi bất cập hại, rằng đỉa sẽ sinh sôi nhiều, khi Trung Quốc không mua nữa thì không diệt được, rằng đỉa là giống “sinh sản vô tính”, dù có đốt cháy nhưng nếu còn tế bào thì vẫn sẽ sinh ra đỉa, rất nguy hiểm cho môi trường…” (*) Thế là nhà báo nọ xông ra làm trạng sư để minh oan cho con đỉa Việt,  thể hiện rõ cái lập trường yêu đỉa của mình.

 Đã lâu lắm rồi mới thấy người ta đem trí thức ra để bàn luận. Họ bảo: “Đỉa là giống mà giới trí thức chưa bao giờ ưa thích. Nó không có “địa vị” tốt đẹp gì trong văn chương thơ phú, người ta chỉ dùng nó để chửi bới: “Đồ đỉa đói”, “đồ đỉa hút máu”…
 Chỉ có giới trí thức mới dùng đỉa để ví von chửi bới mà thôi. Tôi chưa bao giờ nghe ai bàn đến chuyện “diệt đỉa”, chưa thấy bà con nào bực mình với con đỉa, dù đa số nông dân chưa ai nghĩ đến chuyện dùng đỉa để làm gì.(*)

 Lạ nhỉ, tự nhiên trí thức bị đem ra phê phán vì dám phỉ báng đỉa, dám chê bà con nông dân nuôi đỉa bán cho thương gia Tàu để làm giàu. Trước hết, xin hãy chứng minh liệu câu cửa miệng “đồ đỉa đói”, “đồ đỉa hút máu” câu ví von xưa như trái đất của người Việt là do Trí thức nghĩ ra “để ví von chửi bới” đỉa mà không phải là câu nói cửa miệng của người Nông dân Việt?
 Là một người nghiên cứu về Động vật học, cũng chẳng dám tự vỗ ngực mình là trí thức hay trí ngủ, thấy trí thức bị vu cho là kẻ “không ưa thích đỉa”, là thủ phạm “dùng đỉa để ví von chửi bới” tôi muốn lên tiếng để cho mọi chuyện được minh bạch công khai.

[...]

 Tri thức về con đỉa.
 Tôi có nghiên cứu về Động vật học nhưng không phải là “nhà Đỉa học” nên không dám phát biểu điều gì mà mình không biết, không chuyên sâu. Kì lạ thay, qua biện luận minh oan cho đỉa, người ta lại dạy thiên hạ trên báo chí những tri thức lạ lùng mà khó có thể tin được:
 “không nên khuyến cáo người dân không nuôi đỉa, vì nuôi đỉa không hại gì hết. Không nên sợ có quá nhiều đỉa không tiêu diệt được, vì thứ nhất là nhiều đỉa chỉ có lợi chứ không có hại gì, thứ hai là đỉa chỉ sống trong môi trường nó cần và cần có nó, khi không thích hợp thì tự nhiên nó sẽ bị thải trừ”.
 “Đối với trâu bò, đỉa có tác dụng rất tốt, khi bị đỉa cắn, trâu bò mạnh khỏe hơn (tác dụng như giác lể làm lưu thông máu huyết và hút được máu độc); ruộng nào có nhiều đỉa thì trâu bò rất ít bị bệnh”
 “ Đỉa ở đồng bằng thường cắn dưới chân (từ đầu gối trở xuống), đỉa suối ở lưng chừng núi cắn từ đầu gối trở lên, còn đỉa lá thì cắn từ bụng trở lên chứ không bao giờ cắn dưới bụng.
 Điều kỳ thú là đỉa chỉ cắn vào những vùng sinh học có lợi cho cơ thể, khi đỉa cắn vào những vùng đó làm khí huyết lưu thông và chất độc bị hút đi theo máu. Người bị đỉa cắn không bao giờ bị phong đòn gánh (tetanus).
 Hồi chiến tranh, nhiều người miền xuôi lên miền núi do không thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng nên thường bị bệnh “bủng beo” (do suy giảm hệ tuần hoàn thận, chức năng gan hoạt động kém), ai bị vắt cắn thì không mắc bệnh này.
 Vắt cắn cũng làm hạn chế bệnh sốt rét. Nếu con vắt ngẫu nhiên cắn đúng vào huyệt “khí hải quan nguyên” (1 huyệt ở trên và 1 huyệt ở dưới rốn) thì cơ thể trở nên hưng phấn, ai bị sốt rét sẽ cắt cơn ngay.”
 “Chất thải từ đỉa rất tốt cho đất đai. Nhiều vùng trũng trồng lúa nước rất tốt mà không cần đến phân, đó là do chất thải từ đỉa.”(*)

 Ôi nếu quả thực đỉa có ích như thế thì tuyệt vời biết bao ! Đỉa tạo ra phân bón cho ruồng đồng, đỉa là thầy lang phòng và chữa bệnh cho người, cho trâu bò ! Đỉa xứng đáng được chăm sóc và thưởng công vì chỉ toàn mang lại lợi ích cho muôn loài! Nhưng xin hãy để cho các trí thức hàng đầu bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn  kiểm nghiệm trước khi đưa ra chính sách ưu đãi lâu dài cho đỉa có công theo đúng luật định.

 Tình cờ đọc được một bài báo khoa học của những chuyên gia thực thụ tôi mới tá hỏa khi biết rằng khi hút máu người bệnh, hàng loạt vi khuẩn và siêu vi trùng độc hại không loại trừ siêu vi HIV và viêm gan B có thể tồn tại trong ruột đỉa đến vài tháng trời và nếu chẳng may ai đó bị đỉa có máu nhiễm bệnh hút từ người bệnh cắn thì nó có thể lây bệnh cho người lành. (**)

 Nếu quả vậy thì việc cấm nuôi đỉa, nhập lậu đỉa, buôn bán và phát tán đỉa bừa bãi mà bộ Khoa học và phát triển Nông thôn vừa ban hành đâu có sai

 Liệu đỉa có còn oan nữa không?

VŨ THẾ LONG
Hà Nội 14-12-2011

THƠ . Chế Lan Viên


Ai? Tôi! 
___________________________
Mậu Thân, 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười

Chế Lan Viên



Ngôn ngữ và...mặc cảm



Ngôn ngữ và...mặc cảm 

Câu chuyện đổi tên bệnh viện Từ Dũ thành “xưởng đẻ” chắc hẳn chỉ là một giai thoại tiếu lâm của dân Sài Gòn, nhưng nó cũng nói lên cái cảm nhận về một sự "nhà quê hóa" tiếng Việt. Khái niệm “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trở thành một sự khôi hài! 

Bản thân tôi cũng không thể chịu được những cái tên “thần tượng” của mình bị biến dạng một cách... quê mùa như “chị Giên Phôn Đa” hay “anh Mai Cơn Giắc Sơn”. Những tên thành phố New York, Ba Lê... biến thành Niu Oóc Cơ, Pa Ri. Những từ ngữ "nhà quê" như "tên lửa", "máy bay lên thẳng", "lính thủy đánh bộ" v.v... Thế nhưng lắm lúc tôi muốn đặt ngược lại vấn đề là: Phải chăng ta không “ngửi nổi” những từ Việt hóa như thế chỉ vì chính ta chưa dứt được “mặc cảm”? 

Các cụ đồ khi xưa đã bảo “nôm na là cha mách qué”. Ta phê phán cụ đồ nhưng có thực là ta không nghĩ y trang như thế?

Ý nghĩ này đến với tôi nhân một dịp đi thăm Paris. Khi đi chợ Tàu, vợ tôi bỗng chỉ vào bảng tên đường (Quai de Choisy) mà hỏi: 

"Anh! Có phải khu này gọi là quai đe soa si không?" 

Tôi ngớ người dăm phút rồi cười phá lên: 

"Không phải đâu thưa bà! Phải đọc là Ke đờ Xoa di! Ke! Ke chứ không phải là quai đâu cô ạ! Nhà quê ơi là nhà quê!" 

Bà xã tôi có vẻ cáu: 

"Vâng! Tôi nhà quê! Lúc nào sang Mát Cơ Va mà có không biết thì đừng hỏi em nhé!" 

Tôi đành cười hì hì, xí xóa, bởi quả thật nếu sang đó thì tôi sẽ... ngọng. Làm thế nào có thể biết là Mocba không là Mốc Ba mà là Mát Xơ Cơ Va? 

Một thời gian sau, khi đang lái xe trên đưòng phố Ca Li, tôi nghe cô xướng ngôn viên đài Little Saigon đọc bài tiểu sử của học giả Nguyễn Ðăng Thục, ông vừa mới qua đời: 

"Trong những năm 1… ông theo học trường...” 

Và cô uốn giọng: 

"Ao Bợt Xa Row" 

Tôi bảo thầm: 

"Cô ơi! Ðọc là An Be Xa Rô mới đúng chứ!” 

Thế nhưng trong khoảnh khắc ấy tôi chợt nhận ra sự khác biệt của phản ứng của mình trong hai trường hợp hoàn toàn giống nhau. Tôi thấy cô xướng ngôn viên đọc sai, nhưng tôi không hề thấy đó là… “nhà quê”. Tóm lại , trong tâm lý của tôi có sự phân biệt. Ðánh vần tiếng Tây theo kiểu Việt thì là nhà quê, thất học. Còn đánh vần sai theo kiểu Mỹ thì… không có sao. Thậm chí còn "sang"! 

Phải chăng đó chính là biểu hiện của “mặc cảm nhược tiểu” nằm sâu trong mỗi người chúng ta? Trước khi đi du học, bố tôi dẫn tôi vào nhà hàng Continental để cho tôi một bài học về cầm dao, nĩa thế nào kẻo… “Tây nó cười cho”. Ấy! Tâm lý chúng ta là thế! Lọng cọng với dao và nĩa thì Tây nó cười. Còn “ông Tây” mà thử lèo khoèo với đôi đũa thì là… một vinh hạnh cho ta! 

"Cha trời! Ông Tây mà cầm đũa giỏi quá đi thôi!" 

Chúng ta ngạc nhiên và thán phục và... “tự hào” đến rơi lệ khi thấy ông Tây ăn được le mam nem. Còn ta mà ăn được fromage thì chẳng có gì lạ cả. Phải chăng chính cái tâm lý khinh - trọng, sang - hèn làm ta cảm thấy sự Việt hóa là quê kệch, thô sơ và làm nghèo ngôn ngữ? 

Thử lấy ví dụ về vấn đề là nên viết danh từ riêng theo nguyên dạng hay phiên âm. 

Ngay ở Việt Nam khuynh hướng “để nguyên dạng” cũng đang thắng thế. Nhiều tác giả đã bàn về vấn đề này và nêu nhiều lý do cho lập trường “nguyên dạng”. Nhưng tôi chưa thấy tác giả nào nêu một lý do mà tôi cho rằng là lý do duy nhất hợp lý. Ðó là đơn giản vì để thế nó tiện lợi hơn mà thôi. 

Với khối lượng thông tin càng ngày càng lớn như ngày nay, chẳng nên mất thì giờ mà “chuẩn hóa” cách phiên âm từng thành phố, từng anh John, chị Marie! Không Việt hóa là vì không cần thiết, thế thôi! 

Nhiều người nêu lý do như: 
  • Ðể nguyên dạng thì “quốc tế” hơn và người đọc quen thuộc với tên đó khỏi bỡ ngỡ hay hiểu sai khi đọc sách ngoại quốc. 
  • Ðể nguyên dạng thì ta dễ “hội nhập” hơn. Dễ “tiếp thu” văn hóa hơn...
Các lý do đó hoàn toàn không vững. Bởi chẳng có cái tên riêng nào là “quốc tế” cả! Ðể nguyên hay phiên âm thì ra ngoại quốc vẫn cứ bỡ ngỡ như thường. Ðể nguyên dạng thì với các tên với mẫu tự tréo ngoe như Санкт-Петербурга (St. Petersburg) phải làm sao? 

Khắp nơi người ta đều “mặc kệ” những cái tên xa lạ, nhưng một khi đã trở nên quen thuộc, gần gũi thì người ta đều bản địa hóa tên riêng nước ngoài. Nói cách khác: Biến tên “xa lạ” thành một cách đọc “thuận miệng” với người xứ đó. Một cách khác, có thể nói đó là “nhà quê hóa” tên riêng nước ngoài. Nghĩa là làm sao cho một bà cụ nhà quê cũng có thể đọc được. 

Trước khi sang Ðức du học tôi rất mừng khi biết nơi mình sẽ đến học tiếng Ðức là thành phố Passau nằm trên dòng sông Danuble thơ mộng. Sang đến nơi hỏi đường đi "Pát Xô" (đọc theo kiểu Pháp) thì không ai biết. Suýt chết đói. Té ra phải đọc là "Pát Sau"! 

Ðến nơi ở dăm ngày vẫn chưa thấy sông nào là sông Danuble. Dòng sông xanh xanh! Phòng trọ tôi nhìn ra một con sông nước xám xịt, mấy chiếc thuyến chở hàng chạy xình xịch. Lấy làm lạ, tôi hỏi bà chủ nhà đường nào tới sông "Ða Nuýp" để đi chơi. 
Bà ngớ ra: 

"Wie bitte? Was ist denn Ða Nuýp?" 

Tôi vận dụng hết tất cả vốn liếng từ ngôn ngữ đến hội họa, âm nhạc... để diễn tả có một dòng sông xanh xanh mà ông nhạc sĩ Xì Trốt từng ca ngợi. 

Và cuối cùng bà hiểu ra: 

"Ach so! Die Donau (đọc là Ðô Nau)." 

Và bà chỉ ra ngoài cửa sổ: 

"Da! Da! Da ist die Donau." 

Và lúc đó tôi mới biết là tôi ở ngay ven sông Danuble cả tuần mà không biết. Và cái ông Xi Trau (không phải Xì Trốt!) chỉ nói phét. Xanh... Xanh cái quái gì đâu! Mà cái tên thì... "nhà quê" hết mức. Ðô Nau với lại Ðô Niếc. Nghe cứ như xói vào tai! Quả tình là tôi thấy hết cả đẹp, hết mơ mộng nổi. Trong tận cùng tâm lý tôi vẫn thấy cái tên Danuble nó hay hơn, thanh nhã hơn, mặc dầu chẳng có nơi nào nó chảy qua mà người ta gọi nó là Danuble cả. 

Tóm lại, người nước khác cứ tự tiện áp đặt một cái tên miễn sao cho thuận miệng. Thành phố Munich chính ra là Muyn Khần đọc theo lối Ðức “Bắc kỳ” còn theo kiểu “Nam kỳ”, là chính nơi thành phố đó, thì phải là... Min Kà! 

Ðịa danh thì thế, thế còn tên người? Có người bảo để nguyên nó... lịch sự hơn. Chẳng lẽ gọi ông Clinton là Tổng thống Cờ Lin Tơn?


Trong văn học cũng thế, đọc dịch phẩm văn học Nga tôi vẫn thích lối để nguyên dạng tiếng Nga theo kiểu... Tây như của Nguyễn Hiến Lê như Pierre, André…. trong Chiến tranh và Hòa bình hơn là Pê Trốp, An Đrây. Thôi thì cứ tạm chấp nhận là chẳng cần Việt hóa mấy “ông Tây” André, Pê Trốp, vì dẫu sao họ cũng là người xa lạ. Mà không chừng muốn “hội nhập” thì cứ “để nguyên”, người đọc sau đó đọc nguyên bản sẽ dễ hiểu hơn chăng? Cần gì phải đổi Le Comte De Mont Cristothành Bá tước Kích Tôn Sơn. Nghe nó... tàu tàu thế nào ấy! 

Nếu chấp nhận lập luận ấy thì chẳng lẽ ta sẽ để nguyên tên người Tàu theo “nguyên dạng” bằng cách phát âm chính thức? Nghe thì cũng có lý! Cứ như trường hợp Clinton thì lẽ ra ta cũng phải viết là Jiang Zemin thay vì Giang Trạch Dân. Người đọc khi đọc báo nước ngoài tất khỏi phân vân, khỏi hiểu lầm ông nào là ông nào. Nhưng ta nghĩ sao nếu như nhà hát tuồng đăng quảng cáo là tối nay sẽ diễn tuồng LuBu hý DaoXuan thay vì Lữ Bố hý Ðiêu Thuyền? 

Hay ác liệt hơn là ngâm Kiều theo “nguyên dạng”: 

Có nhà viên ngoại họ Wang 
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung 
Một con trai thứ rốt lòng 
WangGuan là chữ nối dòng thư gia 
Ðầu lòng hai ả tố nga 
SuiCiao là chị em là SuiYun 

Nếu không tài nào đọc xuôi thì đó chính là một minh chứng rằng ông cha ta đã Việt hóa chữ Hán một cách… bừa bãi. Tức là cứ đọc sao cho nó vừa miệng. Bất cần ông Tàu ở Bắc Kinh đọc ra sao. SuiCiao nghe cứ như chọc vào tai. Đọc đại thành Thúy Kiều nghe chẳng êm tai hơn sao? Khác nào biến Clinton thành ông Cơ Lin Tơn? 

Ông Tàu có thể chê là “dốt” nhưng ta.. mặc kệ! Thơ chữ Hán của Việt Nam không thèm theo âm vận chính thức của Trung Hoa. Các sách về vần để làm thơ của Tàu đối với ta là vô giá trị. Bởi các cụ đồ đọc… ngọng! Đọc trật lất! Chẳng thế mà, nếu như tôi nhớ không lầm thì Lương Khải Siêu có chê văn cụ Phan Bội Châu là… thô lậu! 

Thế chẳng phải là muốn làm giàu cho ngôn ngữ, ta phải dứt khoát tước đi cái mặc cảm tự ti, cứ nhập cảng tiếng ngoại quốc vào rồi Việt hóa sao cho vừa miệng sao? Tôi không hiểu nhiều về ngôn ngữ nên chỉ dám nghĩ liều rằng “nguyên tắc Việt hóa” là… cứ đọc đại theo kiểu “nhà quê”. Phải căn cứ trên cách đọc của người... dốt, người không biết ngoại ngữ. Như thế là thuận miệng hơn cả. Phải tước bớt những âm không có trong tiếng Việt. Ðôi lúc không chừng phải thêm dấu vào cho nó có âm điệu. Tiếng Việt không dấu không là tiếng Việt. 


Trên thực tế thì người ta đã làm như thế một cách tự nhiên, như : cái “mỏ lết”, “long đền”, “bọc ba ga”, “cà nông” v.v… Chữ nào thuận miệng đều nghe rất “quê”. Có thể đoán rằng tác giả của sự Việt hóa một cách nhuần nhuyễn ấy không đến từ giới trí thức mà từ người… ít học! 

Phải chăng chính vì người có học hiểu ngoại ngữ trơn tru, đọc tiếng Tây như Tây, Anh như Mỹ, nên tự mình không thấy có nhu cầu phải Việt hóa một cái gì hết? 
Đoan Hùng 


********************************
( TÁC GIẢ : ....? )


Về các tên gọi tiếng ngọai quốc, nếu là tiếng Anh, tiếng Pháp, tức là các ngôn ngữ dùng bộ chữ cái khá giống và quen thuộc với chữ Việt thì có thể để nguyên chữ trong văn bản tiếng Việt (nhưng ngay cả tiếng Pháp cũng có những chữ cái mà người Việt không quen, không gõ máy tính được). Còn đối với tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Đức... tất nhiên ta phải dùng mẫu tự Việt để viết.
Có điều, làm sao người Việt biết chẳng hạn Freud không đọc là "Phờ rớt" (như người Pháp vẫn đọc sai, mấy ông Tây này chúa hay phịa ra cách đọc riêng như Mockba thành "Moscou", Đất Hộ thành "Dakao") mà phải đọc là "Phờ roi đơ"?

Với tiếng Tàu, cách phiên âm của người phương Tây cũng hòan toàn bỏ qua các thanh âm, thí dụ Tào Tháo thành Cao Cao (vì bỏ qua thanh âm nên hai chữ Tào-âm 2- và Tháo-âm 4- viết y như nhau), người Việt không thể hiểu.   

Như trong bài trên cũng có thí dụ, người Mỹ đọc chữ Albert Saraut sai với các đọc của người Pháp. Vì đây là tên một người Pháp nên phải đọc theo cách của người Pháp (An-be Sa-rô chứ không phải An-bớt Sa-râu). Cũng như Strauss là tên người Áo nên phải đọc theo cách của người Áo là "S-trao-s" chứ không phải "S-trốs" như mấy anh Tây hay đọc. 

Như vậy, rõ ràng là phải có cách phiên âm riêng của người Việt chứ không thể dùng nguyên si chữ ngoại quốc trong văn bản tiếng Việt.
Riêng với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tàu (là tiếng của ba nước có "quan hệ đặc biệt" với Việt Nam), ta có ngoại lệ: Để nguyên tiếng Anh; để nguyên tiếng Pháp nếu không dính tới các con chữ đặc biệt như c-cédille (chữ c có móc ở dưới), e tréma (chữ e có hai chấm ở trên)...-trường hợp này, ta có thể thay bằng những con chữ tiếng Việt gần giống; và dùng phiên âm Hán Việt với tiếng Tàu. 

Trong một số trường hợp, do tiếng Việt có dấu thanh mà người Việt phiên âm chính xác hơn người Anh, người Pháp, thí dụ, cái tên Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản nếu phiên âm kiểu Mỹ là Caysone Phomvihan thì không chính xác, mà nếu "để nguyên chữ Lào" thì... vô phương.  

**********************************