Tập đoàn ở Việt Nam và cách giải cứu không giống ai








Tập đoàn ở Việt Nam

và cách giải cứu không giống ai



Từ thực tế đổ vỡ, đến can thiệp của nhà nước, cách ứng cứu, giải quyết hậu quả của Vinashin đều cơ bản mang nặng tư duy, dấu ấn của nền kinh tế quản lý tập trung, trong khi Vinashin được tổ chức theo mô hình kinh tế thị trường.

LTS: Đổ vỡ của Vinashin khiến dư luận không thể không cho rằng: đang rất cần một cuộc xác định nghiêm túc lại vai trò của khu vực, mà đến nay vẫn và sẽ tiếp tục được coi là giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Bài viết này không nhằm mổ xẻ Vinashin, những kinh nghiệm từ Vinashin được đưa ra như những biểu hiện lâm sàng thuyết phục nhất khi bàn về căn bệnh tiềm ẩn, mà nhiều người đã đề cập của các tập đoàn kinh tế, hay nói rộng hơn là khối doanh nghiệp nhà nước và đằng sau nó là cách quản lý, điều hành của Nhà nước với khối doanh nghiệp này.

Dư luận, truyền thông, chính giới, các nhà khoa học, đông đảo người Việt trong và ngoài nước quan tâm, đang chấn động bởi sự đổ vỡ của tập đoàn Vinashin. Thế giới cũng từng chứng kiến nhiều tập đoàn hàng đầu quốc gia phá sản, hoặc trước nguy cơ phá sản, nhất là ngành ngân hàng kéo theo cả thị trường tài chính quốc gia, gây hiệu ứng khủng hoảng lên toàn cầu, và cũng không lạ gì những biện pháp giải cứu, hoặc đứng ngoài, của chính phủ họ. Tuy nhiên, Vinashin Việt Nam chỉ giống thế giới ở chỗ đổ vỡ, còn nguyên nhân lẫn cách thức giải cứu thì khác họ, kể cả một số quan niệm của giới khoa học lẫn chính khách.

Bức tranh tổng thể Vinashin hiện tại: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm hồi đó là ông Phan Văn Khải ký ban hành ngày 15/5/2006 và cũng ông ký ban hành Quyết định thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, gồm 8 Tổng công ty cùng 7 công ty lớn, với 200 công ty con, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tập đoàn, Tổng giám đốc điều hành, các Tổng giám đốc chức năng, do ông Phạm Thanh Bình, bí thư Đảng ủy, giữ chức Chủ tịch và Tổng giám đốc.

Con số thống kê đầu tháng 7 cho thấy, Vinashin có tổng tài sản ước 90.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 9.000 tỉ đồng là vốn chủ sở hữu. Tổng số nợ của Vinashin trên 80.000 tỉ đồng (tương đương 4 tỉ USD/tổng nợ quốc gia 60 tỷ USD), gấp bốn lần tổng số vốn nhà nước cho gói kích cầu trong đợt suy thoái năm qua, gấp 2-3 lần tổng số vốn nhà nước đầu tư cho chương trình xoá đói giảm nghèo cả nước. Tính ra tỷ lệ nợ gấp trên 10 vốn chủ sở hữu. Hơn 5.000 lao động không có việc làm. Lương và bảo hiểm xã hội chưa trả lên đến 234 tỷ đồng.

Hệ quả nợ bên bờ vực phá sản trên bắt nguồn từ vay Chính phủ phát hành trái phiếu 750 triệu USD, vay thương mại ngân hàng nước ngoài, tín dụng trong nước, ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Vietcombank... Trước nguy cơ vỡ nợ trên, Chính phủ ra Quyết định số 926/QĐ-TTg, tái cơ cấu Vinashin, xé nhỏ, chuyển 12 công ty của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Từ 01/07, Vinashin lại được nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, và hứa tiếp tục phát hành trái phiếu, cho vay thực hiện các dự án cấp thiết, cơ cấu lại nợ trong nước đã đến hạn; cấp vốn vay hỗ trợ phục vụ một số dự án còn dở dang.




Nguyên nhân đổ vỡ và trách nhiệm đối với Vinashin được dư luận nhắc đến tựu trung gồm: Vinashin báo cáo không trung thực với Chính phủ tình hình tài chính của doanh nghiệp; thành lập quá nhiều công ty con; không đủ năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư dàn trải ngoài ngành công nghiệp tàu thủy; vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt, đấu thầu các dự án; các khoản nợ rất lớn, mất khả năng thanh toán; ông Phạm Thanh Bình thiếu trách nhiệm; bổ nhiệm con trai và em ruột làm đại diện phần vốn của Nhà nước, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trái quy định của Đảng và Nhà nước, có dấu hiệu cố ý làm trái, vụ lợi cá nhân (Theo kết luận của UBKTƯ).

Còn Chính phủ nhận định, nguyên nhân kinh doanh thua lỗ là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, dòng tiền... còn nhiều hạn chế, yếu kém. Lãnh đạo Vinashin được yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân, xử lý nghiêm những sai phạm và rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng. Thanh tra Chính phủ, sáng 9/7, công bố chính thức thanh tra Vinashin.

Các đánh giá và đề xuất khác thì cho rằng, Chính phủ xác định chiến lược phát triển công nghiệp đóng tàu của Việt Nam chưa hợp lý, thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu quá nóng, vượt quá khả năng quản lý của con người. Không sử dụng công cụ kiểm toán để giám sát Vinashin. Không lắng nghe ý kiến phản biện của các nhà khoa học. Cần phải xem lại toàn bộ tài sản của Vinashin hiện nay, giá trị thực của nó, những dự án nào dở dang, những dự án nào vì vướng mắc quy chế, thủ tục, vốn, nhưng có thể triển khai tốt thì Nhà nước cần tạo cơ chế.

Toàn bộ bức tranh tổng thể Vinashin trên, từ thực tế đổ vỡ, đến can thiệp của nhà nước, cách ứng cứu, giải quyết hậu quả, thậm chí không ít đánh giá của chuyên gia, đều cơ bản mang nặng tư duy, dấu ấn của nền kinh tế quản lý tập trung, trong khi Vinashin được tổ chức theo mô hình kinh tế thị trường.

Nền kinh tế quản lý tập trung coi doanh nghiệp quốc doanh là đối tượng quản lý điều hành trực tiếp của nhà nước, theo nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, có chức năng hoàn thành kế hoạch do nhà nước ấn định, đóng vai trò chủ đạo, để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị xã hội do Đảng và Nhà nước đặt ra. Nếu lấy đó làm thước đo đánh giá, thì việc Nhà nước đổ tiền vào, ra chỉ thị, quyết định cho vay, nợ, xử lý lãnh đạo doanh nghiệp lẫn cá nhân chịu trách nhiệm cả về mặt Đảng lẫn chính quyền khi đổ vỡ, là đương nhiên, được thể hiện 100% ở Vinashin, từ thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng, đến quyết định của Chính Phủ, UBKTTƯ, nghị quyết Đảng ủy...

Ngược lại, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, dù của ai (nhà nước hay tư nhân), đều độc lập với nhà nước như công dân, sinh ra để kinh doanh nhằm động cơ lợi nhuận cho chính nó, chứ không phải cho nhà nước; hình thành, phát triển, giải thể, phá sản là chuyện tự nhiên như con người, sinh, bệnh, lão, tử. Từng doanh nghiệp phải tự vươn lên nếu không sẽ bị thay thế bởi những doanh nghiệp mạnh hơn. Không doanh nghiệp nào được quyền bắt, hay bị nhà nước can thiệp, chịu trách nhiệm thay.

Thực ra có muốn cũng không thể, bởi như Đức, hằng năm trong tổng số gần 4 triệu doanh nghiệp, có từ 1/2 đến 2/3 triệu đóng cửa, không một tài lực nhà nước nào cứu nổi, nhưng thế vào vị trí đó cũng chừng ấy doanh nghiệp, thậm chí nhiều hơn, được tự động thành lập.

Doanh nghiệp được phân thành 2 loại hình pháp lý, loại thứ nhất tạm gọi là doanh nghiệp cá nhân, thường nhỏ, áp dụng cho hộ gia đình, hiểu theo nghĩa cá nhân chủ sở hữu cùng doanh nghiệp là một, cả về trách nhiệm lẫn tài sản. Doanh nghiệp phá sản tức chủ phá sản. Loại thứ 2, tạm gọi là doanh nghiệp pháp nhân, hay doanh nghiệp tư bản (cổ phần, hay trách nhiệm hữu hạn), độc lập hoàn toàn với chủ sở hữu, tự chịu trách nhiệm trong giới hạn tài sản của nó. Doanh nghiệp phá sản không liên quan đến tài sản ngoài doanh nghiệp của chủ sở hữu; nếu không thế, nhà nước và tỷ phú cũng phá sản theo khi doanh nghiệp họ mất khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp nhà nước sở hữu hay góp 1 phần vốn, đều thuộc doanh nghiệp tư bản; của nhà nước nhưng tách khỏi nhà nước, không như doanh nghiệp cá nhân thuộc quyền cá nhân quyết định hay doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế tập trung do nhà nước điều hành trực tiếp. Vai trò chủ sở hữu của nhà nước đối với doanh nghiệp chỉ nằm ở Hội đồng quản trị. Tương tự như bất cứ doanh nghiệp nào, Tổng giám đốc được thuê, chịu trách nhiệm pháp lý, chứ không phải nhà nước.

Với bản chất đối lập nhau như trên, không thể lấy bất kỳ tiêu chí nào của doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thị trường áp đặt cho một doanh nghiệp nhà nước điều hành theo cơ chế quản lý kinh tế tập trung như Vinashin, hoặc ngược lại, để phân tích đánh giá đúng sai.

Nhưng nghịch lý nằm ở chỗ, Vinashin lại được tổ chức, kinh doanh, theo mô hình kinh tế thị trường, nghĩa là nhằm lợi nhuận, nhưng thực tế lại được nhà nước điều hành theo nguyên tắc quản lý kinh tế tập trung, nghĩa là số phận nó, lỗ, lãi, phá sản nhà nước gánh.

Do lợi nhuận mình hưởng, lại không chịu trách nhiệm pháp lý về hậu hoạ, lỗ, lãi, nên tất yếu doanh nghiệp sẽ được chèo lái theo nhóm lợi ích quanh người đứng đầu, bất chấp tất cả, giải thích cho bản kết luận của UBKTTƯ, của Chính Phủ, của dư luận về vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị của cá nhân ông Phạm Thanh Bình, đưa Vinashin đến bờ phá sản, vi phạm quy định, đưa người nhà vào lãnh đạo, làm trái vụ lợi.

Nếu với hành lang pháp lý như ở Đức, trong trường hợp Vinashin, Chủ tịch hội đồng quản trị phải bị cách chức ngay. Tổng Giám Đốc phải huỷ ngang hợp đồng làm việc, và bị điều tra tài sản cá nhân bằng cách cân đối thu chi cá nhân và mức tăng trưởng tài sản gia đình, trong khoảng thời gian tại chức - vốn là 1 quy trình chống tham nhũng hữu hiệu trên thế giới đã không được áp dụng ở ta.

Việc mất khả năng thanh toán, phá sản, dù là doanh nghiệp nhà nước, đều phải chuyển qua toà án phán xét, bởi liên quan đến tranh chấp lợi ích giữ người cho vay, cổ đông (nhà nứơc góp vốn) và có thể trục lợi từ lãnh đạo.

Về phần nhà nước, do coi Vinashin là một doanh nghiệp như trong nền kinh tế quản lý tập trung, chính phủ chứ không phải bản thân Vinashin, phải chịu trách nhiệm với số phận của nó, vì vậy bất chấp hiệu quả, áp dụng các biện pháp kinh tế quản lý tập trung; không để kiểm toán kiểm tra; cấp vốn, bảo lãnh tiền vay, khoanh nợ, giãn nợ, vi phạm cả nghị định 09/2009/NĐ-CP của chính minh, quy định hệ số nợ không quá 3 lần vốn, ra chỉ thị nghị quyết v.v.. để cứu Vinashin vốn thực chất bị chi phối bởi nhóm lợi ích của nó, mặc lao động mất việc, nợ bảo hiểm lớn.

Nếu nhà nước coi Vinshin đúng là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn cấp tài chính cứu nó khỏi bờ vực phá sản thì trước hết phải bằng văn bản lập pháp do quốc hội thông qua; bởi ngân sách, tài chính nước nào cũng có hạn, chưa nói Việt Nam còn nghèo, chi cho Vinashin thì phải cắt giảm các khoản chi ngân sách khác cho nhu cầu quốc kế dân sinh. Quốc hội chứ không phải chính phủ phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với ngân sách.

Thanh tra mang tính chất xác định sai phạm, trách nhiệm, liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước, còn đối với doanh nghiệp kinh doanh, nhà nước cần nhất là thuế giá trị gia tăng và thuế lợi nhuận doanh nghiệp - một nguồn thu cơ bản của ngân sách, không thể chờ thanh tra mà phải được quyết toán và kiểm tra thuế hàng năm, đến từng hoá đơn chứng từ. Nhưng tới nay nhà nước không nắm được bản cân đối tài sản của Vinashin, nghĩa là cơ quan chức năng nhà nước liên quan không làm tròn bổn phận, nếu phải xử lý, thì trước hết phải nhắm vào cơ quan này.

Theo học thuyết Mác, nền kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận làm giàu dựa trên sức người lao động, vì vậy, lao động là đối tượng nhà nước phải quan tâm trước hết, giải thích tại sao tiền lương và trích nộp qũy bảo hiểm là vấn đề pháp luật ở các nước hiện đại, được giải quyết bằng con đường toà án, không thể để tới 250 tỷ lương và bảo hiểm Vinashin không trả mà vẫn không hề hấn gì.

Cũng như con người, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể phạm pháp, điều tra phải là công việc của Công an, Viện Kiểm sát, chứ không phải thanh tra hay chính phủ. Nếu khẳng định Vinashin làm trái, thì Viện Kiểm sát phải vào cuộc, UBKTTƯ là cơ quan Đảng có hiệu lực đối với tổ chức và cán bộ đảng, Vinashin với tư cách là một doanh nghiệp không phải đối tượng điều tra của UBKTTƯ, mà là của cơ quan pháp luật.

Vinashin đã mang trong mình nó mâu thuẫn không thể điều hoà giữa 2 loại hình kinh tế ngược nhau, hệ quả hiện nay là tất yếu, và sẽ không chỉ với Vinashin; và cũng sẽ không thể xoay ngược được tình thế ngay cả sau khi xé nhỏ. Câu hỏi chỉ là thời gian, nếu nhà nước vẫn không thực hiện đầy đủ các nguyên lý kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp của chính mình.


Yêu nước không có nhiệm kỳ



Yêu nước không có nhiệm kỳ


http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/Chuyen-Hom-Nay/507249/Yeu-nuoc-khong-co-nhiem-ky.html





Nhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau.

Có muôn hình vạn trạng cách thể hiện lòng yêu nước, nhưng với một quan chức thì chắc hẳn đó phải là luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân mình. Một khi lòng yêu nước trở thành phụ thuộc vào những lợi ích cá nhân thì lúc đó manh nha tư duy nhiệm kỳ?

Theo ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, tư duy nhiệm kỳ có một số biểu hiện sau: “Thích làm các việc hoành tráng, có tiếng, để ghi dấu ấn của cá nhân mình, khóa mình. Những việc đó thường là việc bề nổi, dễ làm, ngon ăn, nhưng không cơ bản. Để làm, họ bất chấp những điều kiện khách quan, những lãng phí gây ra...

Tìm cách né tránh, trì hoãn những nhiệm vụ cơ bản nhưng thầm lặng, hoặc khó khăn cần nhiều tâm lực thời gian. Đùn đẩy trách nhiệm kết luận và xử lý những vấn đề gai góc nảy sinh trong nhiệm kỳ, vin cớ chuyện thuộc nhiệm kỳ trước để đẩy trách nhiệm cho khóa trước, người trước, hoặc vin cớ chưa chín muồi để gói lại, chuyển giao cho khóa sau. Nếu khóa sau cũng lặp lại cách làm này thì việc giải quyết vấn đề bị đẩy lùi vô thời hạn”.

GS. TS Tô Duy Hợp - Nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra một triệu chứng khác của tư duy nhiệm kỳ: “Điều tôi cho là nguy hại nhất là xuất hiện tư duy nhiệm kỳ và thuyết hạ cánh an toàn ở các nhà quản lý.

Nếu ở tư duy nhiệm kỳ là sự vơ vét trước khi kết thúc nhiệm kỳ của một số không ít quan chức, thì sự nguy hại ở thuyết hạ cánh an toàn là vô trách nhiệm đối với dân, với nước. Khi có sự kết hợp giữa tư duy vơ vétthuyết án binh bất động thì điều đó trở nên cực kì nguy hiểm đối với đất nước”.

Đôi khi những gì diễn ra trong cuộc sống khó hiểu đến nỗi, người dân phải tự hỏi: “Đây có phải là biểu hiện tư duy nhiệm kỳ?.

Việc nhiều tỉnh cho nước ngoài thuê rừng trong thời hạn 50 năm có phải là biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ? Phải thế không, khi mà một ông Phó chủ tịch một tỉnh biên giới vùng Đông Bắc bị chất vấn về trách nhiệm cho thuê rừng đã phát biểu: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?

Nhiều đề án quy hoạch dễ thấy hình hài của tư duy nhiệm kỳ bởi mặc dù quy hoạch, nhưng người ta ít nhìn thấy tương lai trong đó, chỉ thấy những lợi ích nhãn tiền về bất động sản về các dự án cho một nhóm lợi ích.

Tư duy nhiệm kỳ chắc chắn không đem đến lợi ích cho số đông, nhưng làm thế nào để thanh lọc nó? Ắt hẳn, sự ngắn hay dài của nhiệm kỳ không phải là thước đo của thành công, mà thước đo đó phải là những gì đã làm được cho dân cho nước. Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáng để suy ngẫm: “Thà làm một nhiệm kỳ tốt còn hơn hai nhiệm kỳ tồi”.

Khi mỗi công dân có ngay trong mình lòng yêu nước, thì biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ ở nghĩa tiêu cực nhất, sẽ hết đất sống. Người lãnh đạo thậm chí hy sinh danh vọng của nhiệm kỳ mình, để vì quyền lợi của dân như đã có tấm gương ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú trước đây.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chọn những việc khó trong nhiệm kỳ của mình khi chỉ ra những việc cần làm ngay và chèo lái công cuộc Đổi Mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng nhiệm kỳ gây dấu ấn không thể phai trong tâm thức người Việt Nam.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù lúc đương chức hay đã về hưu, lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn một tấm lòng và trách nhiệm với đất nước và thời cuộc.

Với những người lãnh đạo ái quốc, nhiệm kỳ với họ được hiểu đến trọn đời.

Phùng Nguyên


Nguy cơ đối với Việt Nam đến từ Lào và Căm Pu Chia

Nguy cơ đối với Việt Nam đến từ Lào và Căm Pu Chia (!?)

http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2010/04/chinese_ff_logo.jpgNguyễn Hữu Quý

Có thể bạn đọc giật mình khi mới chỉ đọc bài này ngay từ cái “nhan đề” của nó; thoạt nghe, có thể bạn đọc cho rằng, người viết bài là “phản động” chăng? hoặc có khi lại ghép vào tội “âm mưu của các thế lực thù địch”...

Tưởng có vẻ mâu thuẫn; quan hệ giữa VN và Lào là mối quan hệ “hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện”; còn đối với CPC, không lẽ VN đã chịu bao mất mát, giúp nhân dân CPC khỏi thảm họa diệt chủng; VN đã phải trả một cái giá rất đắt do bị Mỹ và quốc tế bao vây, cấm vận suốt 20 năm từ 1975-1995 với lý do “VN xâm lược CPC”... để rồi đến hôm nay, lý do nào để chúng ta (VN) lại có lúc phải suy nghĩ đến tình trạng này?

Nếu bạn đọc “giật mình” thì có nghĩa người viết bài này có gì “phát hiện mới” chăng? Thực ra, chẳng có gì mới cả, ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm từ ngàn xưa nay rồi, thông qua câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”; hoặc như “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vậy.


1. Nguy cơ đến từ Lào:


Có thể nói, trong 5 quốc gia tiếp giáp với Lào (VN, TQ, Myanma, Thái Lan và CPC) thì VN là nước có ảnh hưởng đặc biệt nhất đối với Lào; so với Lào, VN là một nước lớn (tuy diện tích không lớn hơn là bao nhiêu, VN=331.690 km2 (hạng 65) so với Lào=236.800 km2 (hạng 79), nhưng về dân số tương ứng là 85,79 triệu/6,77 triệu người-năm 2009); về lịch sử, mặc dù không có điều kiện để nghiên cứu, nhưng chắc chắn rằng, Lào nói riêng và các QG tiếp giáp với TQ nói chung, nếu không có một nền văn hiến lâu đời hoặc không có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, thì chắc đã bị ghép vào lãnh thổ TQ từ lâu lắm rồi, hoặc muộn nhất cũng như Tây Tạng, Tân Cương vào khoảng giữa thế kỷ trước (thời Mao Trạch Đông).

Vào thời kỳ phong kiến (PK), các triều đại PK nước ta gọi Lào ngày nay là quốc gia “Vạn Tượng”; thời cận đại, ta hay dùng danh từ “Đất nước triệu voi” khi nói về tình hữu nghị anh em và nhất là tình cảm chân thành của nhân dân Lào, các bộ tộc Lào.

Cũng trong thời kỳ PK, nhiều lần các “tộc trưởng” người Lào cũng hay sang “quấy nhiễu” Đại Việt, hoặc chứa chấp các “thủ lĩnh” người Việt chống lại triều đình (thực hiện các cuộc khởi nghĩa). Lào thậm chí, bị các triều đại Nguyên-Mông và sau này là Triều Minh khống chế, bắt hợp tác với các triều đại TQ để xâm lược VN. Riêng triều Trần của Đại Việt đã rất nhiều lần, chính các vị vua phải thân chinh đi dẹp giặc; trong triều đại nhà Trần, mục đích của Đại Việt là dẹp các cuộc đánh phá và quấy nhiễu của quân Ai Lao (Lào) chứ không có mục đích đánh chiếm lấy đất nước này.

Vào thời “Hậu Lê”, các “tộc trưởng” người Lào cũng từng là nơi nương náu của các danh sỹ Đại Việt chống lại triều đình, điển hình là Nguyễn Kim (cha của Nguyễn Hoàng, là người khai sinh ra triều Nguyễn ở Đàng trong sau này) đã giúp nhà Hậu Lê chống lại nhà Mạc để thực hiện công cuộc “Trung hưng” nhà Hậu Lê.

Ngày nay, quan hệ giữa VN-Lào là mối quan hệ hữu nghị “đặc biệt”; nếu ai đã từng đọc cuốn hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo đó, Đại tướng kể về việc một thanh niên cương nghị, thông minh, gặp Đại tướng giữa núi rừng Tây Bắc (thời kháng chiến chống Pháp), nhằm đề nghị được hỗ trợ để xây dựng lực lượng tiến tới giải phóng đất nước Lào... đó chính là Cay-xỏn Phôm-vi-hản, người sau này là Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

Chính vì mối quan hệ “đặc biệt” và gần gũi ấy, cho nên tất cả những tồn tại, bất cập trong xã hội VN hiện nay đều có ảnh hưởng tiêu cực đến đất nước Lào, “gần mực thì đen” được hiểu theo ý nghĩa ấy.

Tình trạng tham nhũng ở Lào cũng không thua kém gì ở VN, đó chính là cơ sở để TQ khai thác trong chiến lược bành trướng của Bắc Kinh; việc hối lộ để mua chuộc quan chức của TQ đối với đối tác nước ngoài là rất thành công, đặc biệt là ở châu Phi.

Tháng 9/2009 giữa TQ và Lào đã nhất trí nâng mối quan hệ song phương thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, kèm theo đó là chiến lược đầu tư, và di dân của TQ vào Lào; ngày nay TQ hiện chiếm lĩnh phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai khoáng, nhiệt điện tới cao su, bán lẻ...

Như vậy, không cần phải phân tích thêm, chính do cách tư duy hạn hẹp của VN trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã và đang đẩy bạn Lào về phía TQ, Lào dần dần sẽ trở thành “phên dậu” của TQ, hoàn toàn phụ thuộc vào TQ; đặc biệt, do sức mạnh “đồng hóa” của dân tộc Hán, không xa nữa, Lào sẽ là một bàn đạp để TQ tấn công VN bằng đường bộ. Nguy cơ đối với VN đến từ Lào xuất phát từ âm mưu của TQ là khôn lường và không tránh khỏi.

Trong lịch sử, đã hơn một lần “thiên triều” mượn đất của Đại Việt để “hỏi tội” Chiêm Thành, mà thực chất là xâm lược Đại Việt; rồi đây, bài học này sẽ đến đối với trường hợp của Lào. Nói ra điều này, có vẻ “mơ hồ, xa xôi” nhưng tôi dám tin là chuyện sẽ đến trong tương lai; lúc đó, bất luận Lào có đồng ý hay không, trong trường hợp nếu Lào không đồng ý, thì chính Lào sẽ bị TQ thôn tính trước, vì khi đó, TQ đã hoàn toàn “làm chủ” trên đất Lào.

2. Nguy cơ đến từ CPC:


Khác với mối quan hệ VN-Lào; mối quan hệ VN-CPC có những thăng trầm do lịch sử để lại. Những người có lương tri không thể quên được, và không thể không nhắc đến, chính TQ là nước âm mưu thực hiện diệt chủng tại CPC; chỉ trong 4 năm cầm quyền từ 1975 đến 1979, Khmer Đỏ đã tàn sát khoảng 1,7 triệu người CPC; so với dân số CPC thời điểm đó vào khoảng 6,50 triệu người, thì đây là tỷ lệ diệt chủng lớn nhất đối với một dân tộc trong toàn bộ lịch sử nhân loại.

Hiện nay, vẫn còn hàng chục ngàn hài cốt quân tình nguyện VN nằm lại trên đất nước CPC (1) từ thời chiến tranh chống Mỹ đến thời kỳ quân tình nguyện VN rút về nước năm 1989(2).

Bản tin của Đài tiếng nói Hoa kỳ (VOA) ngày 29.3.2010, trong bài “Quan hệ Campuchia-Trung Quốc ngày càng chặt chẽ hơn”, cho ta các tin đáng chú ý sau:

- Từ năm 2006 tới nay, Chính phủ ở Phnom Penh đã phê chuẩn các dự án đầu tư của Trung Quốc trị giá khoảng 6 tỷ đô la; và Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Campuchia những khoản tài trợ không hoàn lại cùng với những khoản cho vay trị giá hơn 2 tỷ đô la.

- Theo ông Chea Vannath, một phân tích gia độc lập ở Phnom Penh, Campuchia đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ cả ngàn năm trước.

Ông Chea nói thêm: "Điều này cho thấy một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Từ đó trở đi, bất kể là trong thời kỳ đen tối hay thời kỳ hạnh phúc, Trung Quốc và Campuchia vẫn luôn có một mối quan hệ có thể nói là ngọt bùi có nhau, hay có một mối quan hệ lâu bền. Lúc nào cũng vậy”(3).

- Riêng đối với Thủ tướng Hun Sen thì: “Ông Hun Sen đã tỏ ý hoan nghênh sự gia tăng nhanh chóng của các khoản đầu tư của Trung Quốc. Ông cũng nói rằng những người bạn như Trung Quốc là loại người mà ông muốn có. Vì theo ông, không giống như những nước cấp viện khác, Trung Quốc cung cấp sự giúp đỡ mà không kèm theo điều kiện nào và không tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia”.

Như vậy, người CPC đã có sự chuyển đổi và thay đổi hoàn toàn cái nhìn đối với VN và TQ, theo hướng hoàn toàn bất lợi cho VN.

3. Những hình tượng và viễn cảnh hãi hùng:



- Sức mạnh đồng hóa của dân tộc Hán trong lịch sử để ta liên tưởng đến sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico cuối tháng 4/2010 và đang là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ; nghĩa là, dầu tràn đến đâu là tiêu diệt tất cả các loại sinh vật sống dưới váng dầu đến đó... Nhân sự kiện bạo động của dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương TQ năm 2009, người ta đã đưa ra con số thống kê, vào năm 1949 dân tộc Hán ở Tân Cương vào khoảng 4,5 triệu người và bằng 7,5% dân số ở Tân Cương, nhưng sau 60 năm, dân số này đã gần 50 triệu người và bằng 49% trong cơ cấu dân số tại Tân Cương.

Với Lào và CPC vốn chủ yếu theo đạo Phật, tâm linh hiền hòa, liệu 60 năm nữa có ngoài dự đoán sẽ là “dân tộc thiểu số” ngay trên mảnh đất cha ông mình? Như vậy, hai đất nước và hai dân tộc Lào và CPC trong vòng 100-150 năm nữa có nguy cơ bị tiêu diệt là hoàn toàn có thể (người Myanma cũng đã có cảnh báo tương tự)

- Chỉ trong vòng 3-5 năm nữa, tuyến đường bộ nối từ Vân Nam TQ đi qua Lào xuống CPC và đến vịnh Thái Lan (cảng Sihanoukville-CPC) sẽ hoàn thành, là sự đe dọa nghiêm trọng đối với VN. Cũng cần nói thêm là, TQ đã thuê CPC để “trồng rừng” với thời gian là 99 năm tại biên giới tỉnh Mondolkiri giáp với huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk và huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông(4).

- Nhìn vào bản đồ TQ và các nước thuộc lục địa Đông Nam Á (VN, Lào, Myanma, Thái Lan và CPC), ta cứ tưởng tượng: lục địa TQ như thân con bạch tuộc quay mặt về phía Nam, một số vòi của con bạch tuộc sẽ vòng qua “lưỡi bò” ở Biển Đông, các vòi còn lại chia ra thành các nhánh ở hướng phía Tây, trong đó “ưu tiên” dọc theo tuyến đường Vân Nam - Lào - CPC; khi “khởi sự” đối với VN các nhánh này sẽ kết hợp với nhánh đã có sẵn tại mỏ Bô xít ở Đăk Nông. TQ đang cho thấy, một toan tính bao vây VN từ 4 phía.

Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, VN dựa vào đường Trường Sơn huyền thoại, thì trong “cuộc chiến” với ông bạn hữu nghị “4 tốt” điểm mạnh này không còn nữa... điều gì sẽ đến?

- Cũng trên bản đồ này, bản đồ VN như một con cá ngựa bé xíu nằm trong các vòi của con bạch tuộc và sẽ được khép lại tại cảng Sihanoukville; liệu chú cá ngựa VN có đủ khôn ngoan nhưng rất cương quyết như ông cha xưa để né được đòn?

- Nếu ai đã từng xem “Bản đồ TQ hiện đại” được xuất bản vào những năm 40 của thế kỷ trước, khi cuộc chiến Quốc-Cộng (Quốc dân đảng-Cộng sản) đang còn diễn ra; ngay thời đó Mao (Trạch Đông) đã từng mơ ước đến một TQ như viễn cảnh đã nói trên (nghĩa là gồm toàn bộ diện tích các nước VN, Lào, Thái Lan, Myanma, CPC và ở phía bắc TQ là khoảng 2 triệu km2 vùng Sibiri rộng lớn của nước Nga, mà TQ cho rằng Nga đã “xâm lược” và đã cướp của TQ thời xa xưa).

4. Thay lời kết:



- Nguy cơ bị xâm lược, thảm họa mất nước, sống kiếp nô lệ đối với dân tộc VN ta là rất rõ ràng, hiện hữu; chúng ta cũng không thể trách cứ các bạn Lào và CPC, xem như là “tiên trách kỷ” vậy!? Tất cả các nguy cơ như đã nêu trên do chính người VN chúng ta tạo nên, do chính những sai lầm trong nội tại của người VN. Đã từ rất lâu rồi, những người VN yêu nước đã cảnh báo, bằng những luận chứng khoa học và tấm lòng nhiệt huyết... nhưng thay vì thay đổi, chúng ta lại sử dụng biện pháp ngược lại, bưng bít và che giấu sự thực, để rồi, có thể sẽ sa lầy đến hồi không còn cơ hội cứu vãn!

- Lịch sử thì chỉ có một và trần trụi sự thật; một đời người có thể đạt được tiền tài, danh vọng, quyền lực... bằng sự dối trá; nhưng một dân tộc sẽ không còn tương lai, hoặc bị tiêu diệt nếu được xây dựng trên nền tảng mơ hồ, giả dối, mị dân... đó cũng là lời cảnh báo cuối cùng cho những ai còn đầu óc và chút lương tâm đang nắm vận mệnh dân tộc (5).

Chú thích:



(1) bản thân người viết bài này cũng có một anh trai, đi bộ đội năm 1968 và hy sinh năm 1971 tại CPC, đến nay vẫn chưa có thông tin về hài cốt của anh.

(2) Việc rút quân đội Việt Nam khỏi CPC được hoàn tất ngày 26/9/1989.

(3) cách đây khoảng 20 năm, người viết bài này đã từng đọc một tài liệu đại ý rằng, để thực hiện âm mưu diệt chủng và từng bước thay bằng người TQ tại CPC, TQ đã từng đưa người CPC trong thời Khmer Đỏ sang làm luận án cao học, trong đó nói rằng, nguồn gốc người CPC là từ...TQ!?

(4) huyện Ea Súp có cao độ từ 160-250 m địa hình bằng phẳng, là “vựa lúa” của Đăk Lăk, phía CPC cũng bằng phẳng tương tự, theo địa hình tự nhiên, phía CPC còn thấp hơn Ea Súp, người viết bài này đã từng đi dọc hành lang biên giới và đến một số cọc mốc giữa Ea Súp và CPC, nắm tương đối rõ về địa hình ở khu vực này. TQ có thể che giấu hàng quân đoàn trong điều kiện rừng tự nhiên, nhưng bằng phẳng; chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng quân sự sẽ có chi phí thấp.

(5) Xin tham khảo thêm bài Cuộc khủng hoảng lãnh tụ của Việt Nam và hệ quả xã hội của nó của Hoàng Giang trên boxitvn.blogspot.com ngày 25/5/2010.

30.5.2010



NHQ

Hưng Điền khốn khổ vì phát canh thu tô

Hưng Điền khốn khổ vì phát canh thu tô



http://sgtt.vn/Thoi-su/125979/Hung-Dien-khon-kho-vi-phat-canh-thu-to.html




Rất sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, giáp biên giới Campuchia, gần năm trăm gia đình nông dân với hơn hai ngàn con người ở xã Hưng Điền (huyện Tân Hưng, Long An), mười lăm năm qua quần quật trên mảnh ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng vẫn ngụp lặn trong cảnh nghèo dù làm lúa vụ nào cũng trúng.

Bữa cơm chiều chỉ có nắm rau muống dại và bốn con cua đồng của gia đình bà Phùng Thị Ngọc Anh. Ảnh: Hùng Anh

Trời chạng vạng, mưa lất phất, bà Anh mang về một bó rau muống và bốn con cua đồng, đó là thức ăn cho bữa cơm chiều của hai vợ chồng và hai đứa con. Trong căn chòi nhỏ ọp ẹp chỉ có hai tấm vách lá bên bờ kinh T1, ấp Gò Chuối, bà Anh nhặt rau, mặt buồn rười rượi. Chồng bà, ông Tăng Văn Nghiệp, phân trần: “Tui bị sỏi thận, mai tới ngày tái khám, mà nhà không còn đồng xu”.

Bi kịch ở xóm ngụ cư Đồng Tháp

Vợ chồng bà Anh quê ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), đến Hưng Điền lập nghiệp từ năm 1995. Bà Anh kể: “Hồi đó, ở quê sống không nổi, vợ chồng tui bán mấy công ruộng, vay mượn thêm của họ hàng qua đây mua 22.000m2 đất ruộng của ông Tường, ông Thu, cán bộ của nông trường Đồng Tháp 1 (thuộc công ty TNHH một thành viên Đồng Tháp 1) với giá 800.000 đồng/công, bằng hai chỉ vàng thời điểm đó”. Trả tiền mua đất xong, vợ chồng bà Anh bật ngửa vì cán bộ nông trường nói đất của Nhà nước quản lý, cho họ thuê từ lâu, nay họ chỉ bán lại quyền canh tác trên miếng đất, chứ không có quyền bán đất. Dù đã trả tiền mua quyền canh tác, nhưng mỗi hecta, bà Anh phải đóng thêm 700.000 đồng làm sổ nhận khoán đất và ký hợp đồng thuê đất với nông trường mới được phép trồng lúa. “Một năm canh tác hai vụ lúa, thu hoạch khoảng 9 tấn/ha. Bán lúa xong, đóng tiền thuê đất, trả chưa hết nợ vay là trắng tay, lại tiếp tục vay nợ mới để ăn tiêu. Hiện giờ tui còn nợ hơn 100 triệu đồng, ổng bệnh như vậy cũng không tiền chạy chữa, con cái nghỉ học hết trơn rồi”, bà Anh nghẹn ngào.

Cách căn chòi của bà Anh khoảng hơn 1.000m là căn nhà lá của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tản. Ông Tản nói vợ chồng ông qua đây lập nghiệp năm 1995, sau khi bán 5.000m2 ruộng ở Thường Phước (Hồng Ngự). Sau 15 năm trồng lúa, bây giờ ông Tản vẫn hoàn tay trắng, nợ ngân hàng hơn 100 triệu đồng vay mua xe máy cày năm 1999, đi cày thuê vẫn không trả nổi vì chiếc xe hư liên miên. “Tui canh tác 25.000m2 ruộng, mỗi năm hai vụ lúa, ngày nào vợ cũng đi mượn gạo nấu cơm, chừng nào làm thuê có tiền thì mua gạo trả”, ông Tản ngậm ngùi nói. Kề bên nhà ông Tản là căn chòi lá của vợ chồng ông Nguyễn Văn Tài, quê ở Long Khánh, Hồng Ngự. Năm 1995, ông Tài bỏ quê vào Hưng Điền cất chòi ở bên bờ kinh T1. “Ấp Gò Chuối có gần 500 gia đình từ Hồng Ngự qua đây lập nghiệp, ai cũng nghèo như ai. Tụi tui cất chòi ở đại trên bờ kinh, hai ba năm phải dỡ chòi chạy một lần vì nông trường cho xáng cạp nạo vét lòng kinh”, ông Tài nói.

Ông nói gà, bà nói vịt

Chẳng khác nào phát canh thu tô

Ông Phạm Văn Nam, thuê 2,5ha ruộng, bức xúc: “Theo tui biết, UBND tỉnh giao đất cho công ty ông Bần với mức khoán 60kg lúa/năm, mấy ổng cho dân thuê lại với mức 115kg/năm là đã có lời. Tăng mức khoán lên đến 750kg/năm là siêu lợi nhuận”. Gần 500 gia đình nông dân nghèo thuê đất của công ty Đồng Tháp 1 đều có chung nguyện vọng: UBND tỉnh Long An nên buộc công ty Đồng Tháp 1 giữ nguyên mức khoán 115kg lúa/ha/năm để nhà nông còn có đất sống.

Bí thư xã Võ Văn Cọp cho rằng, hiện nay Đồng Tháp 1 là công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong khi bộ phận phụ trách sản xuất nông nghiệp chỉ có mười người quản lý hơn 1.000ha đất ruộng là không hợp lý, nên việc cho nông dân nghèo thuê lại đất với giá cao chẳng khác nào hình thức phát canh thu tô. “UBND tỉnh nên thu hồi đất của công ty Đồng Tháp 1 giao lại cho huyện quản lý và áp dụng chính sách cho thuê đất phù hợp để dân nghèo bớt khổ”, ông Cọp nói.

Chủ tịch UBND xã Hưng Điền, ông Bùi Văn Quý, cho biết “xóm Đồng Tháp” có 457 gia đình nhận khoán hơn 750ha đất của nông trường Đồng Tháp 1 để trồng lúa từ năm 1995 đến nay. Năm 1995, nông dân “xóm Đồng Tháp” ký hợp đồng thuê đất của nông trường đến năm 2015 với mức thu 595kg lúa/ha/năm, trong đó phí quản lý 115kg/năm, còn lại là thuế đóng cho Nhà nước.

Năm 2003, Nhà nước bỏ thuế nông nghiệp, nên năm 2007, ông Vũ Ngọc Bần, giám đốc công ty TNHH Đồng Tháp 1, yêu cầu nông dân phải ký lại hợp đồng thuê đất, thời hạn sử dụng đất đến năm 2013 và mức thu phí quản lý tăng lên 400kg/ha/năm, đến năm 2013 là 750kg/ha/năm.

“Đến nay, đã có 407 hộ ký hợp đồng mới, còn lại 50 hộ không ký hợp đồng vì cho rằng mức khoán quá cao. Mới đây, đã có năm hộ không chịu ký hợp đồng bị công ty Đồng Tháp 1 khởi kiện ra toà và toà xử nông dân thua kiện. Theo tôi, mức khoán của công ty như vậy là không cao, hồi UBND xã còn đất cho thuê, phí cho thuê đất của chúng tôi còn cao hơn gấp mấy lần nông trường”, ông Quý nói.

Ông Quý khẳng định, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của dân Hưng Điền là 12,5 triệu đồng/người/năm, nhưng mức sống, thu nhập của dân “xóm Đồng Tháp” cao hơn dân địa phương rất nhiều!

Tuy nhiên, ông Võ Văn Cọp, bí thư đảng uỷ xã, nói: “Bà con từ Đồng Tháp qua đây lập nghiệp đều là dân nghèo không được hưởng chính sách ưu đãi nào như dân địa phương, kể cả những ưu đãi từ chương trình 135 của Chính phủ. Trong gần 500 gia đình nhận khoán đất nông trường, hiếm có ai đạt mức thu nhập bình quân đầu người bằng với dân Hưng Điền”.

Ông Phạm Duy Hải, nhận khoán 3ha đất, nói: “Mỗi mùa lúa, sau khi thu hoạch xong, những người nuôi vịt chạy đồng thuê ruộng với giá 200.000 đồng/ha (400.000 đồng/năm) để chăn thả vịt, nhưng chúng tôi không được hưởng mà nông trường thu hết. Hôm năm gia đình bị kiện, họ không có tiền đi xe, cả xóm phải gom góp mỗi nhà vài ngàn đồng cho họ đi huyện, xuống tỉnh hầu toà”.

Hơn 400 hộ dân nghèo bấm bụng ký mới hợp đồng thuê đất của công ty Đồng Tháp 1, nhưng ai cũng ấm ức. Bà Trần Thị Tố, nông dân thuê 3ha ruộng, nói: “Tui biết mức khoán này là quá cao, nhưng buộc phải ký lại hợp đồng vì ông Bần (giám đốc công ty Đồng Tháp 1) tuyên bố: “Nếu ai không ký lại hợp đồng, thì sẽ không cho bơm nước vô ruộng, và sẽ thu hồi đất lại”.

bài và ảnh: Hùng Anh

Giật mình với dự trữ quốc gia



Giật mình với dự trữ quốc gia



http://sgtt.vn/Goc-nhin/126018/Giat-minh-voi-du-tru-quoc-gia.html




SGTT.VN - Theo kết quả kiểm toán chuyên đề về quản lý và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia năm 2008 do Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong năm 2009 và được nêu trong một báo cáo mới công bố gần đây của cơ quan này, sự thiếu hụt một số mặt hàng dự trữ quốc gia là rất đáng báo động.

Theo Kiểm toán Nhà nước, việc chấp hành chưa đúng quy định về mua bán hàng dự trữ quốc gia đã dẫn đến tình trạng một số mặt hàng cứu hộ, cứu nạn có lượng dự trữ chưa đáp ứng chiến lược hàng dự trữ quốc gia đến năm 2010. “Lượng dự trữ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu khi có nhiệm vụ bất thường”, Kiểm toán Nhà nước khẳng định.

Cụ thể, lượng tồn kho tính đến 31.12.2008 của một số mặt hàng cứu hộ, cứu nạn là rất thấp: phao áo cứu sinh các loại có 6.700 cái, chỉ bằng 1% yêu cầu dự trữ (1.662.700 cái), số phao tròn còn 37.000 cái, chỉ bằng 5% yêu cầu dự trữ (800.000 cái), nhà bạt cứu sinh chỉ còn 1.125 cái, bằng 1,5% yêu cầu dự trữ (100.075 cái)… Đây là một thực tế đáng sợ bởi nước ta luôn xảy ra thiên tai, bão lũ lớn. Một khi xảy ra những trận lũ lụt lớn thì lượng hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quá mỏng như vậy chắc chắn không đáp ứng yêu cầu và hậu quả sẽ không nhỏ. Trên thực tế, mấy năm qua, ở một số nơi như miền Trung năm 2009, khi xảy ra bão, lũ lớn đã có dấu hiệu thiếu hàng dự trữ dẫn đến việc cứu hộ, cứu nạn chưa kịp thời.

Nhưng không chỉ hàng cứu hộ, cứu nạn, một số mặt hàng khác, qua kiểm tra cũng thấy có sự thiếu hụt lớn. Như muối ăn, Kiểm toán Nhà nước khi kiểm tra sổ sách, kho hàng thấy chỉ có 27.700 tấn, trong khi yêu cầu phải dự trữ 120.000 tấn (dự trữ chỉ đáp ứng 22,5% yêu cầu).

Một số cơ quan, ngành đã không kịp thời mua tăng hàng hoá dự trữ quốc gia theo kế hoạch, chưa thực hiện đúng quy trình về bảo quản, cấp hàng, ví dụ như cấp hàng để khắc phục hậu quả thiên tai nhưng thiếu số lượng và sai chủng loại. Kiểm toán Nhà nước cho biết, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cấp thiếu 27.000 liều vắcxin, cấp lúa sai chủng loại. Bộ Y tế và bộ Nông nghiệp cũng được cho là chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Việc xem xét công tác quản lý, dự trữ lưu thông thuốc quốc gia cũng mới kết thúc đầu tháng 7.2010. Người ta phát hiện năm 2009, bộ Y tế đã thực hiện dự trữ thấp hơn hạn mức quy định (theo quyết định 110/2005/QĐ-TTg) 35 tỉ đồng. Với ba doanh nghiệp được cấp vốn để mua, dự trữ thuốc lưu thông (gồm các công ty Dược phẩm Trung ương I, II và III), từ năm 2006 – 2009, qua kiểm tra lượng thuốc tồn kho tại thời điểm 31.12 các năm, cơ quan chức năng phát hiện ba doanh nghiệp này chưa mua đủ 100% cơ số thuốc dự trữ, vi phạm quy chế quản lý, dự trữ thuốc lưu thông của bộ Y tế. Ba doanh nghiệp này hàng năm đều không sử dụng hết vốn vay được phân bổ để mua thuốc dự trữ. Về số mặt hàng thuốc dự trữ, cả ba công ty trên đều chưa mua đủ theo kế hoạch, trong đó công ty Dược phẩm Trung ương II hàng năm chỉ mua được 24,5 – 38% số mặt hàng được duyệt.

Lượng tồn kho tính đến 31.12.2008 của một số mặt hàng cứu hộ, cứu nạn là rất thấp: phao áo cứu sinh các loại có 6.700 cái, chỉ bằng 1% yêu cầu dự trữ (1.662.700 cái), số phao tròn còn 37.000 cái, chỉ bằng 5% yêu cầu dự trữ (800.000 cái), nhà bạt cứu sinh chỉ còn 1.125 cái, bằng 1,5% yêu cầu dự trữ (100.075 cái)…

Trong khi đó, trong các hồ sơ được xét duyệt cho ba doanh nghiệp này lại có lượng thuốc dự trữ vượt cơ số được duyệt và những chủng loại thuốc nằm ngoài danh mục thuốc dự trữ lưu thông với tổng giá trị trên 27,56 tỉ đồng. Phần vượt cơ số thuốc được duyệt là 13,3 tỉ đồng và phần thuốc nằm ngoài danh mục dự trữ lưu thông là 14,26 tỉ đồng. Số tiền lãi vay phát sinh tương ứng từ số tiền vay được sử dụng sai mục đích với ba công ty này là trên 2,82 tỉ đồng. Cơ quan chức năng đã yêu cầu phải thu hồi lại một khoản tiền gần 1,48 tỉ đồng.

Nhưng đáng lo ngại hơn là bộ Y tế lại ra một quyết định (số 30/2005/QĐ-BYT) xác định tình trạng thiếu thuốc xảy ra khi có 30% bệnh viện (thuộc bộ Y tế, bệnh viện ngành, bệnh viện đa khoa cấp tỉnh) thiếu từ 30% thuốc trong danh mục dự trữ trở lên ít nhất 15 ngày. Quy định trên được một số cơ quan, các chuyên gia y tế cho là không thực tế. Bởi vì, tuy mấy năm qua chưa xảy ra thiếu thuốc như quy định trên nhưng nếu thiếu 30% thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc dự trữ trong vòng 1 – 2 ngày thôi thì hoạt động khám, điều trị ở các bệnh viện sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Ngoài ra, bộ Y tế còn xác định tình huống biến động giá thuốc khi có từ 30% thuốc trong danh mục dự trữ trở lên tăng giá 20% so với trước khi biến động. Đây cũng được cho là điều bất hợp lý. Thực tế, giá thuốc mấy năm qua tăng đều đặn nhưng ở mức dưới 10%. Cho nên nếu chỉ bình ổn giá khi thuốc đã tăng 20%, theo các nhà chuyên môn, là chậm.

Như vậy, trong số các mặt hàng dự trữ thiết yếu đến đời sống như thuốc, muối ăn, hàng cứu trợ, cứu nạn và cả mặt hàng gạo trước đây (hàng dự trữ tung ra là gạo mốc, mọt)… đều thấy có những bất ổn về lượng dự trữ, về tổ chức, cung ứng. Với các mặt hàng dự trữ để phòng khi thiên tai, chính ông Phạm Phan Dũng, cục trưởng cục Dự trữ quốc gia, cũng thừa nhận: trong trường hợp thiên tai kéo dài, trên diện rộng và với mức độ nghiêm trọng thì tổng mức dự trữ quốc gia hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu.

Dự trữ quốc gia luôn là việc hệ trọng. Không quốc gia nào dám coi nhẹ mà buộc phải có một lượng dự trữ nhất định cho mỗi loại hàng hoá cần thiết để tiêu dùng, sử dụng trong các tình huống bất ổn như thiên tai, dịch bệnh, xung đột, lạm phát hay khủng hoảng. Có dự trữ sẽ đảm bảo sản xuất, lưu thông không bị ngưng trệ, đời sống nhân dân không bị rối loạn. Từ thực tế dự trữ một số loại hàng hoá thiết yếu ở ta trong thời gian qua, đã đến lúc phải tiến hành kiểm tra, đánh giá lại toàn diện nhằm chấn chỉnh công tác cực kỳ quan trọng này.

Mạnh Quân


Sự thật về "cuộc hôn phối" của Trung Quốc với châu Phi




Sự thật về "cuộc hôn phối" của Trung Quốc với châu Phi
Tác giả: Stephanie Hanson


http://tuanvietnam.net/2010-07-18-mon-qua-cua-rong-chuyen-that-ve-trung-quoc-o-chau-phi





Một cuốn sách làm nảy sinh những tranh cãi đầy khiêu khích xung quanh những khoản viện trợ ồ ạt của Bắc Kinh vào châu Phi.

Đó là cuốn The Dragon's Gift: The Real Story of China in Africa ( Món quà của Rồng: Chuyện thật về Trung Quốc ở châu Phi) của Deborah Brautigam, nữ giáo sư của School of International Service thuộc American University ở thủ đô Washington (Mỹ).

Trong cuốn sách với những lập luận sắc sảo này, nữ giáo sư cho biết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi đã đem lại nhiều cơ hội cho các công ty xây dựng của Trung Quốc, là bàn đạp tạo vị thế chắc chắn cho các công ty này ở nước ngoài.

Một lợi thế nữa cho các công ty của Trung Quốc chính là khả năng giành các hợp đồng trong tương lai khỏi tay các các ngành tư nhân hay cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế là rất cao.

Trong Món quà của Rồng: Chuyện thật về Trung Quốc ở châu Phi, Deborah Brautigam đã đưa ra những phân tích sắc bén xem liệu Trung Quốc đã suy nghĩ như thế nào về "phối hợp" với châu Phi, dựa trên hàng thập niên kinh nghiệm làm việc ở tây và nam Phi và ở cả Trung Quốc.

Brautigam cho rằng, Trung Quốc coi châu Phi là phiên bản trẻ hơn của chính mình, hơn là coi châu lục này như một khu vực để làm từ thiện.

Có đến Rwanda những ngày gần đây mới thấy, gần đường cao tốc Sopetrade dẫn tới trung tâm thủ đô Kigali, các công nhân xây dựng đang đào một bên đường để chuẩn bị thêm một làn đường nữa.

Ở khắp thủ đô của Rwanda này những dự án làm đường tương tự cũng đang được tiến hành. Chủ đầu tư ư? Đó là ngân hàng China Eximbank với tổng đầu tư là 30,7 triệu USD.

Nhiều người cho rằng, dự án này là một phần của xu hướng đang ở mức báo động: Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng ở khắp lục địa đen và để đổi lại, Trung Quốc sẽ có các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù không ít các phương tiện truyền thông và các nhà phân tích chính trị đã đề cập đến vấn đề này, nhưng câu chuyện viện trợ của Trung Quốc vẫn còn những khe hở lớn.

Lấy dự án đường ở Kigali làm ví dụ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Rwanda không nhiều, khác hẳn với nước láng giềng Cộng hoà Dân chủ Congo. Trung Quốc đã cấp vốn cho các cơ sở hạ tầng ở các nước không phong phú về hàng hoá, như Kenya, Senegal và Mauritius. Vậy Trung Quốc có lợi gì từ những dự án như thế?

Tương tự, Ấn Độ cũng đang tăng cường các giao dịch của mình ở châu lục đen này.

Nhìn lại những năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản tăng viện trợ cho Trung Quốc để giúp quốc gia châu Á này xây dựng các tuyến đường giao thông và hạ tầng năng lượng. Khoản viện trợ này được phía Trung Quốc đền đáp bằng những thùng dầu. Và bây giờ, khắp châu Phi, Trung Quốc đang mở rộng khoản vay hỗ trợ dài hạn và không tính lãi cho các chính phủ châu Phi bằng cách viện trợ cho các dự án xây đường, nhà máy điện, các công xưởng và các dự án thủy điện. Nhiều trường hợp, có thể nói, Trung Quốc đã sử dụng đúng kiểu trợ vốn mà nước này học được từ Nhật Bản.

Nhiều nhà phân tích đã hiểu những khoản vay này là cái giá ưu đãi dành cho Trung Quốc để họ có thể tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đã thu lợi từ việc tiếp cận dầu của Angola, khoáng sản của nước Cộng hoà Dân chủ Congo và ca cao của Ghana. Và Angola, Cộng hoà Dân chủ Congo và Ghana cũng vậy. Họ cũng có gì hơn ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên này để "đền đáp" nhà cho vay tiềm năng.

Khi Trung Quốc cho Angola vay, họ biết rằng họ sẽ nhận được sự đền đáp bằng dầu. Angola cũng biết nước họ sẽ nhận được những công trình hạ tầng mà họ cần vì khoản vay hỗ trợ "chảy" trực tiếp đến các nhà thầu Trung Quốc để đầu tư cho các dự án mang tính cá nhân mà không qua chính phủ châu Phi (và cũng để tránh một vấn đề mà các nước dồi dào hàng hoá luôn gặp phải, đó là nạn tham nhũng).

Cũng có lời chỉ trích dành cho những dự án được gọi là "viện trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng" này rằng chúng làm biến dạng thị trường hàng hoá toàn cầu bằng cách giảm nguồn cung cho các thị trường này. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra rằng các công ty của Trung Quốc không vận chuyển dầu của Angola vào Trung Quốc mà thay vào đó, họ đang bán chúng trên thị trường toàn cầu. Khoáng sản của Zambia cũng được bán như thế.

Thực tế, bản thân cụm từ "viện trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng" này đã là một thuật ngữ sai. Nhiều dự án được miêu tả là "viện trợ" trên các phương tiện thông tin đại chúng và bởi các nhà phân tích thì thực sự là các khoản đầu tư, hay là sự pha trộn giữa đầu tư và viện trợ. Ví như gói vay khét tiếng 2 tỷ USD được ngân hàng China Eximbank mở rộng cho Angola năm 2004 là dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng gói vay này không phải là "viện trợ".

Như Brautigam tiết lộ trong cuốn sách của mình, những khoản vay đó đã được tạo ra với giá hợp tác. Một gói vay trị giá hàng tỷ USD dành cho Cộng hoà Dân chủ Congo căn bản cũng mang tính thương mại; chỉ có một khoản nợ trị giá 50 triệu USD không tính lãi thôi.

Ngày càng có nhiều sự hiểu sai về sự tham gia của Trung Quốc ở châu Phi bắt nguồn từ những khó khăn trong việc nắm bắt những con số viện trợ chính thức từ chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, một vài sự mập mờ cũng xuất phát từ bản chất phức tạp của những gói vay mà Trung Quốc đề nghị thông qua ngân hàng China Eximbank.

Viện trợ của Trung Quốc dành cho châu Phi gồm 3 loại: Ngân sách trợ cấp nước ngoài của Bộ Tài chính cho châu Phi, chương trình cho vay hỗ trợ dài hạn và không tính lãi của ngân hàng China Eximbank và giảm nợ.

Giáo sư Deborah Brautigam, tác giả cuốn Món quà của Rồng: Chuyện thật về Trung Quốc ở châu Phi
(Ảnh: International.ucla.edu)

Nữ giáo sư Brautigam ước tính, năm 2007 ba nguồn này đạt tổng cộng là 1,4 tỷ USD và cùng năm đó, cam kết từ phía Mỹ, liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) lần lượt là 7,6 tỷ USD, 5,4 tỷ USD và 6,9 tỷ USD.

Hầu hết các báo cáo về khoản trợ cấp của Trung Quốc đều cao hơn so với ước tính của tác giả Brautigam. Những ước tính của bà không bao gồm sự trợ cấp vốn từ China Eximbank dành cho các nước châu Phi với giá hợp tác.

Có thể tha thứ cho các phương tiện truyền thông về những sự hiểu sai này. Hạn chót khiến thật khó làm rõ được sự phức tạp của những gói cho vay hay thoả thuận đầu tư. Tuy nhiên, không có nhiều lý do cho các nhà kinh tế học và những nhà phân tích các vấn đề quốc tế khi mượn những con số từ trang báo hay tạp chí để đưa vào trong các báo cáo của WB và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tất nhiên, những con số được thổi phồng đã được khẳng định này lại chứa đựng niềm tin về bản chất của "cuộc hôn phối" của Trung Quốc với châu Phi. Để xua tan đi sự tưởng tượng này thì phải đọc cuốn Món quà của Rồng.

Câu chuyện nổi tiếng về sự xuất hiện của Trung Quốc ở châu Phi nói nhiều hơn về nỗi sợ của phương Tây và những băn khoăn về Trung Quốc hơn là bản chất thực của "cuộc hôn phối" của Trung Quốc với châu Phi.

Trong khi phương Tây vẫn tiếp tục lo lắng thì ngân hàng China Eximbank vẫn tăng các khoản cho vay và các doanh nghiệp Trung Quốc đang giành được nhiều hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và hầu như không đề cập đến từ "viện trợ". Ở phương Tây, nơi cuộc "cải tổ viện trợ" đã trở thành khẩu hiệu thì có lẽ đã tới lúc nghĩ về một chiến lược "viện trợ" giống như chiến lược vì mục đích kinh doanh của Trung Quốc.

Bùi Mai Hương dịch từ GlobalPost

"Ao đục, ao trong"


"Ao đục, ao trong"



Nguyên Đình



[http://boxitvn.blogspot.com/2010/07/ao-uc-ao-trong.html#more]





Xin bạn đọc kiên nhẫn với lời mở đầu này, tôi kể một câu chuyện về bà ngoại tôi, một điền nông dốt “đặc cán mai” (ấy là tôi nói bà tôi dốt chữ thôi, chứ bà ngoại tôi là tấm gương sống cho lũ trẻ chúng tôi). Ngoại tôi ở quê xa, nên mỗi năm được đi thăm bà một lần. Nhà ngoại ít ruộng, nhưng có hai vũng ao chuôm. Năm đó tôi lên tám, theo bà ra thăm ruộng, nhìn thấy có cá chết nổi trên ao, nước đục, nhiều bèo và rác lá phủ. Ngoại bảo tôi chạy tìm cây sào tre. Thắc mắc trong đầu nhưng chưa hỏi, chờ xem ngoại làm gì. Đem sào lại, ngoại bảo tôi thử có khuấy được ao không? Hỏi để làm gì, ngoại chỉ cười không nói, bảo cứ làm đi rồi biết. Hai bà cháu hỳ hục khuấy đục cả ao, tôi thì bảo: “Ngoại làm vậy có khi cá còn chết nhanh, chết nhiều hơn”, ngoại cũng lại chỉ cười. Xong một ao, hỏi ngoại có làm tiếp cái bên kia không, ngoại lắc đầu, bảo để đấy. Thắc mắc và ấm ức mãi. Hai hôm sau lại đi thăm ruộng, hai bà cháu đến xem ao. Cái ao hôm nọ được khuấy đục ngầu, bây giờ trong veo, trong văn vắt, có thể nhìn thấy cá lội tung tăng, không có cá chết thêm nữa. Cái ao còn lại thì cá chết còn nhiều hơn, nổi lềnh bềnh. Bà để vậy cốt chứng minh cho việc nhờ khuấy ao mà cá mới hồi phục và sống được. Nhưng đầu óc trẻ thơ không đủ hiểu mà ngoại tôi cũng không giải thích được lý do, chỉ bảo tôi ông bà làm sao, mình làm vậy.

Qua câu chuyện mở đầu tôi muốn đề cập đến tình hình nội chính Thái Lan trong mấy tháng vừa qua, có sự xáo trộn do làn sóng biểu tình bạo động của phe áo đỏ chống lại Chính phủ đương nhiệm. Nhiều thông tin báo chí cho rằng Việt Nam có thể được “hưởng lợi” từ sự xáo trộn đó vì sự ổn định về chính trị của Việt Nam trong suốt mấy thập niên. Nhiều hãng tin Tây phương còn dường như thổi lên quá mức về sự “hỗn loạn” này ở Thái Lan. Andre Vltchek, một nhà báo, nhà làm phim có nhiều kinh nghiệm đối với các nước vùng Đông Nam Á đã có một bài viết phê phán truyền thông phương Tây đã lũng đoạn và đưa tin sai lạc và bất lợi cho tình hình nội bộ của Thái Lan. Ông cho rằng những gì phe áo đỏ thể hiện đó là quyền con người được bảo đảm tối hậu ở Thái Lan; bạo động ở Thái Lan khác xa với bạo động ở Indonesia. Ông còn ví von, Thái Lan là đất nước của những… nụ cười bạo lực! Cần phải có cái nhìn vào khía cạnh tích cực của những bất ổn đó, chứ không phải chỉ xoi mói vào những điểm xấu.

Cũng có tin cho rằng báo chí “lề phải” của Việt Nam trong thời gian đó cũng đã dành khá nhiều “thời lượng” đưa tin về chuyện này, nhưng lại chỉ xoáy vào những chuyện bạo loạn, chết chóc, đốt phá… Tôi thử làm một kiểm định, tìm kiếm trên Google, với cụm từ “thái lan” + “bạo loạn” hay “biểu tình”, thì thấy xuất hiện gần 8 triệu bản tin tiếng Việt, mà nổi lên hàng đầu là từ các trang mạng “lề phải” ở Việt Nam.

Vậy, nên hiểu như thế nào về tình hình nội chính bất ổn ở Thái lan, nếu soi qua “lăng kính” cái ao đục của bà ngoại tôi? Dĩ nhiên, xáo trộn nội bộ, bất ổn chính trị là điều bất kỳ lãnh đạo một quốc gia nào cũng muốn tránh, nhưng nếu cần thiết thì nó vẫn cần phải có. Xáo trộn để tái lập ổn định và tăng tốc phát triển, như cái ao đã bị tù đọng, thiếu dưỡng khí, cần phải quấy nó lên để cho thông thoáng, trao đổi khí mà cứu cá. Còn nếu cứ tiếp tục che đậy, phủ lá, phủ bèo, cho thấy mặt ao phẳng lặng, thì rốt cuộc cá sẽ phải chết vì tình trạng ngạt thở.



Nhìn lại chúng ta, cũng báo chí trong nước đưa tin: Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn, điểm đến hấp dẫn vì tình trạng chính trị ổn định, vì kinh tế phát triển.

Chúng ta ổn định về chính trị hay dân chúng bị làm cho liệt kháng bởi sự sợ hãi trước phản biện và phản ứng? Không sao! Chỉ vì yêu nước, thanh niên Hà nội và TP Hồ Chí Minh xuống đường bày tỏ thái độ về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thì bị bắt bớ, đàn áp? Không sao! Một tổ chức tập hợp các trí thức như là một “think tank” của Việt Nam phải “tự sát” chỉ vì một lệnh của Chính phủ cấm không cho phép nhân danh hội đoàn phản biện lại các chính sách của nhà nước? Không sao!

Người đấu tranh chống tham nhũng hôm trước, hôm sau bỗng trở thành phạm nhân vì tội “đưa thông tin bất lợi”; kẻ hôm trước bị bắt vì lạm quyền tham nhũng, thì hôm sau đã vênh váo, ngông nghênh. Không sao! Những bằng chứng hiển nhiên từ nước ngoài cho thấy quan chức Việt Nam dính sâu vào tham nhũng và hối lộ, lại được xem như chỉ là “tài liệu tham khảo”, không liên quan gì đến sự thoái hóa của hàng ngũ cán bộ nước mình? Vẫn không sao!

Các tập đoàn kinh tế quốc doanh, như những con mối chúa được Nhà nước dung dưỡng tha hồ lộng hành; thu vén lấy công làm tư, đến độ nợ nần ngập ngụa, không biết lấy gì mà trả. Cũng không sao nốt!

Ấy thế nhưng rồi cộng tất cả những cái “không sao” ấy lại, một lúc nào đó cả đất nước bỗng đứng trước hàng loạt câu hỏi “tại sao” nhức nhối mà hình như không còn tìm được lời giải đáp. Tại sao Vinashin một trong những tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, “quả đấm thép” về ngành tàu thủy Việt Nam nay đang chìm lỉm hết đường cứu chữa? Tại sao Nguyễn Trường Tô, một Tổng đốc CS, ăn chơi trác táng và còn kéo cả một tập thể những lãnh đạo cỡ bự vào cuộc trác táng trắng trợn, giày đạp lên cái hạnh phúc được làm người trong trắng, lương thiện của một thế hệ con trẻ ngây thơ ở Hà Giang, thậm chí còn đe dọa đến cả sinh mệnh của các cháu, mà hành vi lộng quyền của bọn họ lại được những tổ chức ngành dọc như Đoàn thanh niên CS, như đội ngũ công an Hà giang... bảo kê chu đáo khiến cứ nghĩ đến lời nói nghẹn trong nước mắt của cháu Nguyễn Thị Thanh Thúy với bà NguyễnThị Thơm mẹ cháu ở trại giam: “Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?...” và nghĩ đến số phận một cháu học sinh khác là nhân chứng đang đi học ôn thi vào Lớp Mười thì bỗng nhiên mất tích mà lại thấy rùng mình, nhớ ngay đến câu Kiều: “Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian”.

Tại sao giáo dục Việt Nam bây giờ như con ngựa chứng đứt cương, bất trị, bệnh thành tích dỏm lan tràn, đạo đức học đường đảo lộn, thầy hiếp trò, trò chém thầy, bạn hữu giết nhau, đến nỗi Bộ trưởng phải bỏ ghế mà chạy?

Tại sao mười tám tỉnh, trong đó có nhiều tỉnh vùng biên, có quyền lực trong tay rồi muốn làm gì thì làm, tự ý cho thuê, bán rẻ rừng phòng hộ đầu nguồn cho công ty nước ngoài, mà chẳng có một cơ quan Chính phủ nào để mắt đến, cho đến khi hai bô lão công thần tiết lộ, lại vội vàng che lấp, chỉ dám nhận có mười tỉnh?

Tại sao giá cả tăng vùn vụt, bệnh viện đông như kiến, trường học không đủ chỗ, điện cắt suốt ngày, và giờ đây là giải pháp tăng học phí lên gấp năm, tăng viện phí lên gấp muời, còn điện thì đang nhấp nhổm tăng chưa biết lên đến bao nhiêu phần trăm?

Tại sao quan chức đứng đầu cấp tỉnh, không những bất tuân lệnh Thủ tướng đến năm lần bảy lượt, lại còn ngông nghênh chơi gái, để lộ hình trần truồng, mà vẫn nhơn nhơn tự đắc rằng mình vẫn đủ tư cách làm lãnh đạo, lại công khai những chuyện đấu đá nội bộ bỉ ổi với thái độ nhơn nhơn, như đang làm những chuyện tốt đẹp trước bàn dân? Quan chức lớn của Nhà nước mà nói năng xử sự như thế, chẳng khác nào bĩnh lên cả kỷ cương phép nước rồi còn gì, và còn coi những người lãnh đạo đất nước của mình ra gì nữa?

Vâng, chúng ta tiếp tục bình ổn, tiếp tục ổn định, hãy nhìn cái ao phẳng lặng còn lại của một bà già nhà quê dốt chữ mà lấy làm gương soi. Để chờ xem!

Nhà báo Roger Milton đã từng cảnh báo: “Nhưng bạn không nên "mua" lời rao bán của Hà Nội cho rằng đó (Việt Nam) là một nơi để đầu tư tốt hơn Thái Lan”!!! Quả thực về mặt an sinh và từ an sinh mà nhìn ra nhiều mặt khác, ngày càng thấy rõ Việt Nam đang cách biệt Thái Lan một trời một vực. Ngay đến người dân trong nước chúng tôi cũng chưa biết phải làm gì đây để đối phó với tình trạng mạnh ai nấy chạy: các quan tung hoành theo kiểu các quan, “bộ máy” vận hành theo kiểu bộ máy, bệnh viện trường học suy thoái theo đà không thể nào kìm hãm, và tất cả rốt cục đều rơi lên đầu dân chúng. Bởi lẽ non sông là của mình, Tổ quốc là ở trong trái tim mình, không lẽ đành phải “bỏ đất mà chạy lấy người”?




23.000 giảng viên thành tiến sĩ - một "giấc mơ"?

23.000 giảng viên thành tiến sĩ - một "giấc mơ"?


http://tuanvietnam.net/2010-07-12-23-000-giang-vien-thanh-tien-si-mot-giac-mo-

Ngành GD vừa được Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ 2010 - 2020. Theo mục tiêu đề án, sẽ có khoảng 10.000 TS được đào tạo ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín, khoảng 3.000 TS được đào tạo theo hình thức phối hợp hoặc liên kết giữa các trường ĐH của Việt Nam và trường ĐH nước ngoài, và khoảng 10.000 TS được đào tạo trong nước.

Kinh phí dự kiến là 14.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 737 triệu USD tại thời điểm CP phê duyệt đề án.

Có ảo tưởng không?

Mục tiêu và nội dung của đề án cho thấy sự quyết tâm cao của CP trong nỗ lực kìm hãm cỗ xe GD ĐH đang "tuột dốc". Tuy nhiên, thực tế hoạt động tại các trường ĐH, CĐ trong cả nước cũng như cơ chế tuyển chọn và sản phẩm của quá trình đào tạo khiến người viết bài này thực sự băn khoăn. Không biết chúng ta có quá tự tin vào chiến lược phát triển GDĐH hay đó lại là một sự ảo tưởng?

Trung bình mỗi năm, đề án sẽ thực hiện đào tạo khoảng 2.300 TS. Không hiểu con số này được đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nào, nhưng có thể thấy, nó quá xa vời nếu so với điều kiện thực tế. Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, từ năm 1945 đến nay VN có khoảng 15.000 TS, trong đó khoảng 5.000 TS được đào tạo từ nước ngoài về và khoảng 10.000 TS trong nước[1]. Như vậy, 65 năm qua, trung bình mỗi năm chúng ta đào tạo được 230 TS.

Chưa nói đến qui trình đào tạo một TS rất tốn kém về kinh phí, thời gian,... Những người được đào tạo TS phải có đủ trình độ để tham gia nghiên cứu và tự nghiên cứu, độc lập trong tư duy và bảo vệ được những kết quả nghiên cứu mới, không trùng lặp với các nghiên cứu trước. Vì thế, không phải ai cũng đủ trình độ làm nghiên cứu sinh.

Bên cạnh đó, lực lượng những người hướng dẫn khoa học cho các NCS có đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo? Chỉ xét những NCS trong nước và NCS liên kết, mỗi năm cần phải có 2.300 người hướng dẫn khoa học (tính tối thiểu 2 người hướng dẫn cho 1 NCS trong nước, và 1 người hướng dẫn cho 1 NCS đào tạo liên kết). Thời gian đào tạo NCS trung bình trong nước là 4 năm. Không biết chúng ta sẽ lấy đâu ra đội ngũ hướng dẫn khoa học cho các NCS để đảm bảo mục tiêu đào tạo của đề án?

Đào tạo 23.000 giảng viên thành TS trong 10 năm- liệu có là một "giấc mơ"? Ảnh minh họa

Một vấn đề khác cần quan tâm là các bài báo khoa học và các nghiên cứu của NCS trong quá trình đào tạo. Theo qui định, mỗi NCS phải có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành mới đủ điều kiện bảo vệ luận án.

Theo Science Citation Index Expanded (2007), 2 ĐH Quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) và Viện Khoa học và Công nghệ VN chỉ có 96 bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học. Trong khi đó ĐH Quốc gia Seoul có 5.060 bài, ĐH Quốc gia Singapore có 3.598 bài và ĐH Tổng hợp Bắc Kinh có 3.219 bài...

Cũng theo thống kê năm này của World Intellectual Property Organization,

VN không có một bằng sáng chế nào được cấp.

Trong khi đó Hàn Quốc có 102.633,

Trung Quốc có 26.292,

Singapore có 995 và

Thái Lan có 158 bằng sáng chế được cấp.

Không biết nhìn vào những số liệu này, ai đảm bảo rằng vài năm sau, VN có khoảng 5.000 bài viết được xuất bản trên các tạp chí khoa học cũng như có vài chục bằng sáng chế mỗi năm?

Có tới 10.000 TS và 6.000 GS, PGS không tham gia giảng dạy

Mục tiêu của đề án là đào tạo giảng viên có trình độ TS đáp ứng mục tiêu đào tạo ĐH, CĐ trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu nhìn lại tổng thể lực lượng các GS, PGS, TS thì VN ta không hề thua kém các nước trong khu vực. Vậy, tại sao chúng ta lại thiếu hụt các GS, PGS, TS trong các trường ĐH, CĐ?

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, đến nay VN đã phong học hàm GS, PGS cho hơn 8.300 người, số lượng TS gấp 4 lần số lượng GS[2]. Tuy nhiên, đáng quan tâm là số lượng các GS, PGS, TS giảng dạy trong các trường ĐH lại rất thấp. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong số hơn 61.000 giảng viên ĐH, CĐ, hiện mới có gần 6.200 TS (chiếm khoảng 10%) và gần 2.300 GS, PGS (chiếm gần 4%). Nghĩa là có khoảng hơn 10.000 TS và khoảng 6.000 GS, PGS không tham gia công tác giảng dạy.

Chưa nói đến một bộ phận các TS "dởm" như xã hội vẫn lên án cũng như một số các GS, PGS, TS "xịn" chuyển từ công tác giảng dạy, nghiên cứu sang công tác quản lý. Việc có hơn 2/3 số lượng TS và hơn gần 3/4 số lượng GS, PGS không tham gia giảng dạy ĐH là một sự thiệt thòi lớn cho GDĐH ở VN.

Phải chăng GDĐH không quan trọng, cũng như không phải là nơi mà những người có học hàm, học vị cao này mong muốn được làm việc và cống hiến. Việc cam kết sau khi được đào tạo sẽ trở thành giảng viên không phải bây giờ mới có, tuy nhiên có bao nhiêu người thực hiện cam kết đó?

Có bao nhiêu người tâm huyết với công tác giảng dạy, hay việc đào tạo để có tấm bằng TS chỉ là một bước đệm để họ chuyển sang các cơ quan quản lý? Câu hỏi đặt ra cho đề án là liệu có bao nhiêu % TS được đào tạo sẽ thực sự tham gia giảng dạy ĐH, CĐ?

Ở một xã hội sính danh, sính bằng cấp, lấy bằng cấp là một nấc thang thăng tiến, một tiêu chuẩn quan trọng trong qui hoạch cán bộ, đến mức người ta đi bằng mọi cách để có một học vị TS, cho dù biết đó là học "giả", là bằng "dởm", là trường "lừa"...thì ai dám đảm bảo trong số 23.000 TS được đào tạo không có những người chưa đủ trình độ TS? Ai dám đảm bảo rằng họ bất chấp thủ đoạn để được đi học bằng ngân sách nhà nước, để mưu cầu cho mục đích cá nhân?

Nhìn số lượng các GS, PGS, TS hiện nay của VN và tỷ lệ này trong các trường ĐH, CĐ cũng như tư tưởng "sính danh, sính bằng cấp" hiện nay, dự án này có phải quá ư là "lãng mạn" và không biết hồi kết có được như mong muốn?

Ai bảo đảm và...ai sẽ bảo đảm?

Theo ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD và ĐT, đến năm 2015 các trường ĐH cần chấm dứt tình trạng cử nhân dạy ĐH. Mục tiêu của đề án góp phần thực hiện quyết tâm này của Bộ.

Tuy nhiên, trong tổng số 376 ĐH, CĐ trên cả nước, Bộ chỉ quản lý 54 trường (chiếm 14%), các Bộ ngành khác quản lý 116 trường (chiếm 31%), UBND các tỉnh, TP là cơ quan chủ quản của 125 trường (chiếm 33%), và có 81 trường dân lập, tư thục (chiếm 22%)[3].

Với sự mù mờ trong cơ chế tuyển dụng, ai dám đảm bảo rằng trong số 86% tổng số các trường ĐH, CĐ không do Bộ GD và ĐT quản lý, đều sử dụng hết số TS được đào tạo?

Theo thống kê của Vụ ĐH và sau ĐH (Bộ GD và ĐT), tháng 6 năm 2009, có 11 trường ĐH mới thành lập chưa có một giảng viên nào đạt trình độ GS, PGS. Trong 22 trường ĐH mới thành lập, số TS chỉ chiếm 6,9% trong đội ngũ giảng viên. Vậy các trường này thành lập với mục đích đào tạo ĐH hay vì mục đích khác? Tại sao lại Bộ lại cho phép thành lập những trường ĐH như vậy khi họ chưa đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo?

Một TS khi về trường giảng dạy nhận được mức lương khởi điểm với hệ số 3.0 tương đương 2.190.000 đồng. Với mức lương này thì TS chưa tự nuôi sống bản thân chứ đừng nói gì đến nuôi gia đình, đầu tư vào tài liệu, giáo trình. Hay nói cách khác là yên tâm với cơm áo gạo tiền để chuyên tâm vào nghiên cứu, giảng dạy. Ai sẽ là người đảm bảo cơ chế lương cho những TS sau khi được đào tạo về yên tâm công tác tại các trường ĐH, CĐ? Hay vì mưu sinh, các TS lại tiếp tục bỏ giảng dạy để làm các việc khác, tạo nên hiện tượng chảy máu chất xám tại các trường ĐH trong thời gian qua.

Đào tạo được một TS đã khó, để TS đó phát triển trở thành một giảng viên giỏi, có học hàm PGS, GS là cả một quá trình. Một giảng viên ĐH thường giảng dạy một số môn học liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu TS, vì thế rất cần thời gian để trau dồi, hoàn thiện thêm kiến thức cũng như đưa kinh nghiệm thực tế vào trong quá trình giảng dạy.

Tuy nhiên, với cơ chế quản lý GDĐH rất bất cập hiện nay như bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý chuyên môn phi học thuật, dựa trên thâm niên công tác, mối quan hệ cá nhân và những ràng buộc chính trị, quan điểm "sống lâu lên lão làng"...thì e rằng không có cơ hội cho các TS chân ướt chân ráo về trường ĐH.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và giảng dạy còn rất thiếu thốn. Hầu hết các trường ĐH tại VN vẫn giảng dạy theo lối truyền thống, thầy đọc- trò chép, kể cả khối các trường kỹ thuật. Kinh phí dành cho NCKH rất ít, và các TS mới về trường không đơn giản mà nhận được kinh phí cho các đề tài của mình, vì còn phải xếp hàng, ưu tiên cho những cây đa, cây đề...

Không có cơ sở vật chất để nghiên cứu, không được tham gia thực hiện các đề tài, dự án...có nghĩa là TS không có thu nhập gì ngoài lương. Để trở thành chuyên gia và được mời tham gia các đề tài, dự án, hay được các đơn vị nghiên cứu thuê khoán là cơ hội để gây dựng uy tín khoa học và nâng cao thu nhập.

Nhưng điều này không phải là một sớm một chiều các TS trẻ làm được, chí ít cũng năm ba năm, thậm chí lâu hơn. Vậy ai dám chắc họ không phát sinh tiêu cực trong quá trình giảng dạy. Theo đánh giá tại các trường ĐH, những tiêu cực như mua bán điểm, nhận tiền chạy điểm của sinh viên phần lớn do các giảng viên có năng lực kém, ít có uy tín khoa học.

Chủ nghĩa cào bằng và phương thức đánh giá thành tích cũng là một hạn chế cho việc phát huy chuyên môn của những TS mới về giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ. Có lẽ căn bệnh kinh niên kìm chế sự phát triển của GD ĐH là cơ chế trả lương, cơ chế khuyến khích NCKH, cơ chế tự chủ trong chuyên môn, cơ chế đánh giá thành tích công tác, cơ chế bổ nhiệm quản lý chuyên môn...chứ không phải là do chúng ta thiếu các tiến sĩ giảng dạy.

Nếu thay đổi được cơ chế này, tôi tin rằng những GS, PGS, TS sẽ rất yên tâm công tác và cống hiến. Sẽ không còn những tiêu cực phát sinh trong GD ĐH, sẽ không còn hiện tượng học giả, bằng thật...Tại sao ngành GDĐH chúng ta có bệnh không chữa cho khỏi, mà lại bày đặt ra yêu cầu bổ sung "khẩu phần ăn" với niềm tin cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại, hay đó chính là một kiểu tiếp cận ngược rất duy ý chí.

Đào tạo 23.000 giảng viên thành TS trong 10 năm- liệu có là một "giấc mơ"?

.

Hãi hùng “công nghệ” trồng rau muống

Hãi hùng “công nghệ” trồng rau muống

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201028/20100705023051.aspx




Pha nhớt thải và nước rửa chén
Rau muống là loại rau phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Nhưng ít ai ngờ mớ rau non mởn, bắt mắt lại được không ít người trồng rau ở TP.HCM sử dụng những thuốc cấm, thuốc kích thích tăng trưởng..., thậm chí cả nhớt thải để mau thu hoạch.


Được ông chủ tên T., chuyên đi thu gom rau đồng ý, PV Thanh Niên đã cùng đi thu gom rau từ các làng rau muống ở Bình Mỹ (Củ Chi), Đông Thạnh (Hóc Môn) và khu Gò Sao (Q.12) để giao cho các công ty, xí nghiệp. Từ đây, PV làm quen được với một số người dân có thâm niên trong nghề trồng rau muống với mục đích ghi nhận “công nghệ” trồng rau muống của họ. Trong các mối cung cấp rau của T., PV "kết bạn" được rất nhiều, nhưng trong đó H. ở khu Gò Sao (P.Thạnh Xuân, Q.12) là người có thâm niên nhiều nhất trong nghề trồng rau muống.

Pha thuốc với nước - Ảnh: Hoài Nam

Nhớt thải và nước rửa chén

H. và vợ từ Thanh Hóa vào TP.HCM mướn 6 công ruộng trồng rau muống từ 10 năm trước. Những năm đầu, vợ chồng H. sinh hoạt tại chòi lá sát với ruộng rau, nhưng 3 năm sau đã tậu được một miếng đất và thêm một năm nữa thì xây được căn nhà cấp 3, có diện tích gần trăm m2 và đón hai con từ quê vào ở ăn học. Hỏi về chuyện trồng rau, H. nói gọn: "Cứ khoảng 16 đến 20 ngày là thu hoạch một lứa, nhưng có 4 công đoạn để bón các loại thuốc". Khi được hỏi thuốc gì thì H. chỉ cười, bảo "đó là bí quyết của dân trồng rau".

Để nắm bắt cho được quy trình làm rau muống của H., cứ vài ngày tôi lại ghé cùng H. "nói chuyện về rau". Cứ thế, sau nửa tháng tôi phát hiện quy trình làm rau muống sử dụng thuốc "đa năng".

Theo H., rau muống chỉ phải cấy một lần gốc, rồi cứ thế thu hoạch. Nhưng từ khi "kích hoạt mau ra rễ" đến khi thu hoạch phải học thuộc 4 công đoạn "đánh thuốc" (hay gọi là tưới, phun, xịt) cho rau theo trình tự: gốc rau mới cắt xong, đợi cho nhú mầm sẽ tưới lên một lớp nhớt thải của xe máy pha nước rửa chén. Sau một ngày tưới nhớt, các loại phân kích thích gốc, rễ, mầm, chồi và các loại thuốc sâu được hòa chung để tưới thêm. 5 ngày sau, các loại thuốc như mềm cọng, dưỡng cọng, mập cọng, đẹp lá... tiếp tục được sử dụng (nếu có sâu sẽ đánh thêm thuốc sâu).

Trước khi thu hoạch 3 ngày, một loại thuốc "siêu vượt" sẽ được tung vào ruộng rau, nhưng đây vẫn chưa phải là lần cuối, bởi buổi chiều cắt rau thì buổi sáng họ sẽ tưới thêm một lớp mỏng thuốc gọi là "đánh trắng rau"...


Nhiều người dân ở Bình Mỹ còn cho biết nếu đem rau đi bỏ mối thì tưới thuốc mềm cọng, mập cọng 1 lần hoặc thuốc "mo" tùy theo ý thích. Còn rau bán chợ tưới 2 lần. Riêng rau bào (tức loại dùng bào nhỏ thành từng sợi) tưới đến 3 lần trước khi cắt 3 ngày, mỗi lần tưới cách nhau 1 ngày.


Mặc dù nắm bắt khá tường tận về quy trình làm rau muống nhưng để kiểm chứng thực tế, một ngày khác tôi tiếp tục đeo bám H. ra tận ngoài ruộng rau. Vừa trò chuyện với tôi, H. vừa xách can nhớt thải có màu đen óng ánh chiết ra chiếc ca nhựa rồi đổ vào thùng (loại thùng sơn nước). Tiếp đến H. lấy can có chứa nước rửa chén cũng chiết ra nửa ca rồi đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều hai chất "đen", "vàng" này với nhau, H. múc nước cặn đen xì ở rìa ruộng rau đổ vào thùng. Dùng ca khuấy đều lên rồi cứ thế H. cầm ca múc từng tí nước tổng hợp ở trong thùng té đều khắp ruộng. "Dùng nhớt thải và nước rửa chén trị bọ rầy cực kỳ hiệu quả", H. khoe.

Thuốc "đa năng"

Cứ như vậy, H. tưới nhớt thải đến đâu vợ H. dùng một cây gỗ lớn kéo lần lượt cho mầm rau nằm xẹp xuống ruộng đến đó. Thấy lạ, tôi hỏi tại sao phải kéo để mầm rau nằm xẹp xuống, H. giải thích kéo như vậy thì mầm rau nào cũng ngấm nhớt đều.

Thực hiện việc tưới nhớt xong, H. tiếp tục đến mảnh ruộng mới tưới nhớt trước đó một ngày để làm công đoạn của bước 2. Tại đây tôi thấy H. lấy 3 chai thuốc sâu từ trong bịch bóng màu đen cùng với 3 gói thuốc gì đó bỏ vào thùng. Sau đó H. múc nước vào thùng và khuấy đều lên tạo thành thùng thuốc đa năng, rồi lần lượt múc từng ca tưới lên ngọn rau. Cứ mỗi thùng (khoảng 20 lít) tưới được một mảnh ruộng ước chừng hơn 100m2.

Xong bước 2, lại tiếp tục đến mảnh ruộng mà ngày hôm trước tưới lần 2 để "đánh" thuốc lần 3. Ở mảnh ruộng này rau đã lên cao trên 25 cm, H. dùng "tổ hợp" thuốc mềm cọng, mập cọng, trắng cọng, dưỡng lá, diệt sâu bọ...

Phun bằng máy ở Bình Mỹ (Củ Chi, TP.HCM) - Ảnh: Hoài Nam

Tưới xong mảnh ruộng này, H. đến mảnh ruộng kế tiếp để... tưới thuốc lần 4. Rau ở đây đã non mởn, lá, cọng rất đẹp và bắt mắt, nhưng H. bảo 3 ngày nữa mới đến lượt cắt, vì vậy "hôm nay phải sử dụng viên độc". Vừa nói H. vừa xé vỏ giấy lấy ra một viên thuốc to như viên C sủi bỏ vào thùng. "Viên này rất hiệu quả, chỉ cần đánh buổi sáng là buổi chiều toàn bộ lá rau dựng ngược lên để vượt. Sau 3 ngày không cắt kịp phần ngọn sẽ cuốn lại. Vì vậy khi đánh thuốc là phải cắt bằng hết", H. nói. Giải thích xong H. bỏ thêm một số gói thuốc khác vào thùng rồi múc nước đổ vào, viên thuốc "siêu vượt" kia sủi ùng ục. H. đợi cho tan đều rồi múc từng ca tưới lên rau.

Tưới xong thuốc đợt 4, tôi cứ tưởng đây là công đoạn cuối cùng, nhưng H. bảo còn phải tưới thêm một lần thuốc nữa cho ruộng rau cắt vào buổi chiều. Nói rồi H. lấy kéo cắt một gói thuốc nhỏ xíu, cỡ 5x4 cm, khoảng 10g bỏ vào thùng. Múc nước đổ vào thùng và tưới xong, H. mới tiết lộ đó là thuốc "tốt lá, sáng màu...".

Chứng kiến H. sử dụng nhiều loại thuốc cho các công đoạn trồng rau muống tôi không khỏi rùng mình. Nhưng ám ảnh nhất là viên thuốc "siêu vượt" được H. sử dụng cho ruộng rau chuẩn bị thu hoạch và loại thuốc "tẩy trắng" rau có tên gọi là "mo". Tôi không tin viên "siêu vượt" kia có thể khiến cho độ tăng trưởng "vượt bậc" như lời H. nói nên buổi chiều đã lẻn ra ruộng kiểm chứng lại thì quả thật, cả ruộng rau lá đều dựng đứng bên dòng nước sền sệt đen xì.

Một cọng rau "cõng" 5 lần thuốc

Lần 1: Khi rau mới cắt xong, đợi cho nhú mầm sẽ tưới lên một lớp nhớt thải của xe máy pha nước rửa chén.

Lần 2: Sau một ngày tưới nhớt, các loại phân kích thích gốc, rễ, mầm, chồi và các loại thuốc sâu được hòa chung để tưới lên rau.

Lần 3: Cách từ 5 đến 7 ngày sau các loại thuốc như mềm cọng, dưỡng cọng, mập cọng, đẹp lá (nếu có sâu sẽ đánh thêm thuốc sâu) được sử dụng.

Lần 4 (gọi là đánh đi): Trước khi thu hoạch 3 ngày một loại thuốc "siêu vượt" và thuốc đánh trắng làm cho mềm cây (dùng thuốc "mo", hoặc thuốc trắng cọng) sẽ được tưới đều vào ruộng rau.

Lần 5 (gọi là đánh lại): Trước khi cắt 1 ngày tưới một lượt thuốc mo để đánh trắng rau, hoặc thuốc trắng lá.

Điều tra của Hoài Nam

.

Viển vông bóng đèn

Viển vông bóng đèn

________________________________________________

http://sgtt.com.vn/Giai-tri/125236/Vien-vong-bong-den.html

________________________________________________

- Tui mồ côi, tui nghèo, tui xuất thân nhà quê – chị hay nói như vậy khi giới thiệu về mình, dù chị đang ở Pháp, giữa kinh đô ánh sáng.

Ba mươi tuổi, từ một miền quê tối tăm, chị – luôn nghĩ mình may mắn – lên Sài Gòn ở đợ. Công việc của chị là nuôi má của năm người con ở nước ngoài. Má người ta cũng như má mình – chị hay nói như vậy và nuôi bà già ân cần.

Một ngày bà già được các con rước qua Pháp. Thương người giúp việc đảm đang, tận trung, bà già biểu các con làm mai chị cho ông Việt kiều nào đó để chị… đổi đời. Và cũng để bà có dịp gặp lại chị.

Ba năm sau, chị trở thành dân Paris.

Người quê chị đồn nhau “chồng con mẻ người Việt sanh ở “lèo”, đẹp trai, làm kế toán ngân hàng, có nhà, xe láng bóng…” Người quê chỉ không biết ông rể sâu rượu, bị sở bắt đi cai mấy lần…

Ở với nhau mười hai năm, có với nhau thằng con trai mười một tuổi, nhưng chị nhớ cả nhà đi chơi với nhau có ba lần. Còn lại, mẹ đi với con, hoặc con đi với ba; trong đó những lần mẹ đi với con cứ thưa ra, bởi chị không biết tiếng Pháp. Thằng nhỏ khoái đeo ba vì ba biết đọc sách, biết chơi trò chơi truyền hình.

Chị làm nghề dọn dẹp rác trong nhà thương, với rất nhiều đồng nghiệp nhập cư. Có lẽ cùng phận nghèo nên họ rất thương chị, hiểu chị, dù nói chuyện với nhau chủ yếu múa may, vẽ vời. Những người không nghèo cũng thương chị, thí dụ như ông sếp. Có lần phát hiện bóng đèn trong phòng siêu âm bị cháy, chị kêu ông, chỉ tay lên cái bóng, miệng hô bụp, bụp… Vậy mà ổng hiểu, cho người thay bóng, vỗ vai chị bẹp bẹp. Nhiều khi chị nghĩ sao ai – dù không nói được tiếng nhau – cũng thương chị, hiểu chị, trừ chồng.

Chị không nhớ bằng cách nào mà chị cũng than thở được với mấy bà đồng nghiệp Ả rập da đen, nỗi buồn cô độc đó. Và cũng không nhớ bằng cách nào mà mấy bà đồng nghiệp Ả rập da đen giải thích được cho chị hiểu chồng chỉ coi chị là cái máy đẻ. Đẻ rồi, on pon phi nan! Mấy chữ này chị biết vì nghe chồng đọc chính tả cho con hoài. Đại khái là chấm hết. Chị thấy họ nói đúng. Bằng ngón tay thấm nước quẹt quẹt loằng ngoằng trên mặt kiếng, chị nói chị giống như cái bóng đèn biết đi, chỉ có điều chưa bụp bụp. Đám đồng nghiệp xô nhau cười ngả nghiêng. Chị cũng cười ngả nghiêng, mắt ngập nước.

Hôm bà già bệnh nặng, chị có được mời tới thăm. Xa thiệt xa, phải xin nghỉ hai buổi. Bà già muốn chị ở bên như mười lăm năm trước, nhưng chị khóc hu hu từ chối. Chị nói chị phải đi làm sở tây, kiếm nhiều tiền để thực hiện giấc mơ sau chót. Mấy con bà già hỏi chị mơ gì. Chị nói: Tui mơ đủ tiền cho con tui học ra bác sĩ, về Việt Nam cứu người. Nhiều tiền hơn, tui với nó xây nhà thương ở quê tui…

Mấy người quen bà già hỏi con chị có biết mẹ mơ vậy hôn. Chị nói nó không rành tiếng Việt, nhưng chị tin sẽ có cách làm cho nó hiểu. Bởi nó là con chị đẻ ra mà.

Mấy đồng nghiệp cười chị viển vông. Chị nói kệ, viển vông để có cớ sống.

Chị không biết ở đâu đó người ta viển vông để có tiền…

___________________________________________________________

Việt Linh

..


Lao động Trung Quốc đánh hội đồng dân Thanh Hóa

Hàng trăm


Lao động Trung Quốc đánh hội đồng dân ở


Nghi Sơn-Thanh Hóa


[VNNet]