tản mạn về ảo, thực ....





Một tản mạn về ảo, thực và những suy tư về đất nước

Người yêu nước

////

http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/chiec-may-bay-va-mieng-gieng.html

/////




image[..... ]

Cách đây vài năm, Việt Nam lên cơn sốt về một đại gia sắm máy bay riêng. Sốt quá đi chứ. Ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người một năm xấp xỉ 2900 Mĩ kim theo thông số năm 2009 của CIA, Mĩ, mà có người cách đây mấy năm sở hữu một phương tiện di chuyển trị giá hàng triệu Mĩ kim như thế, sao mà không sốt được.

Chuyện động trời đến mức một số người đi hơi quá. Tôi xin kể cho các bạn nghe, có lần tôi vào một trang web chia sẻ video và theo dõi một clip về tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong phần bình luận ngay phía dưới video clip đó, có một bạn nói rằng, và tôi xin cố gắng thuật lại chính xác nhất: “ở Việt Nam có bầu Đ. có máy bay riêng đó, bên Mĩ được bao nhiêu người như vậy?”

Tôi sẽ phân tích câu nói trên dựa trên 2 yếu tố: giá trị ảo và giá trị thực tiễn.

Về mặt ý nghĩa, câu nói của bạn “bình luận viên” này có vẻ cao ngạo quá. Kiểu như “ta có cái này cái kia, mi được vậy không?”

Giả sử tôi nói với bạn ở nước Mĩ không có đại gia nào sắm máy bay riêng bằng tiền túi cả, như vậy bạn có dám khẳng định lại với tôi là nước Việt Nam không thua nước Mĩ?

Nếu có ai dám, thì tôi cho rằng họ là những người tôn thờ giá trị ảo.

Nếu một người dựa vào một yếu tố duy nhất để so sánh 2 cá thể, người đó rất dễ rơi vào bản ngã của giá trị ảo. Trở lại “bạn trẻ” của chúng ta, theo lời anh ấy/cô ấy nói, cộng với giả thuyết trên của tôi, thì nước Việt Nam ta thật sự quá tuyệt vời.

Một quốc gia được công nhận là cường quốc số một như Mĩ mà chẳng kiếm đươc người nào sắm cái máy bay riêng như Việt Nam cả.

Như vậy phải chăng nước ta sắp sửa sánh vai cùng các cường quốc năm châu?

Câu trả lời là không. Sự thật, nước Mĩ có rất nhiều người có máy bay riêng. Ví dụ, một số lãnh đạo của tập đoàn ôtô lớn nhất nước Mĩ General Motors (GM) đã hứng chịu rất nhiều chỉ trích vì sở hữu một đội bay cá nhân hùng hậu trong bối cảnh đi xuống của nền kinh tế Mĩ và toàn cầu. Tuy rằng phi đội bay đó đươc trang bị bằng tiền của tập đoàn GM, nó cũng cho ta thấy rằng ở Mĩ hay các nước tiên tiến khác, việc sỡ hữu máy bay cá nhân dù dưới hình thức nào cũng là rất phổ biến.

Như vậy, đến đây ta có thể kết luận là việc đại gia Việt Nam có máy bay riêng không phản ánh bất kì điều gì về tương quan 2 nước, có chăng chỉ là sự không cân sức mà thôi.

Thế nhưng nói đến giá trị ảo thì ta phải nói đến giá trị thực tế. Theo báo mạng VnExpress, sau phiên chốt hạ ngày 31 tháng 12 năm 2009, tổng giá trị cổ phiếu của ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là 11,500 tỷ đồng Việt Nam, cao nhất sàn chứng khoán quốc gia.

Theo Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mĩ cũng trong ngày 31 tháng 12 năm 2009 là 18,479 đồng lấy 1 Mĩ kim.

Tôi xin làm 1 phép tính đơn giản: 11,500 tỷ đồng theo tỷ giá như vừa rồi sẽ cho ra 622 triệu 328 nghìn 48 Mĩ kim. Đó chính là tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam của ông Đức sau ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Tiếp theo, dựa vào bảng xếp hạng của tạp chí uy tín Forbes, người giàu nhất thế giới năm 2009 là ông William Gates đệ tam, tên ngắn là Bill Gates, cựu chủ tịch điều hành tập đoàn Microsoft, với tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán là 40 tỷ Mĩ kim. Người giàu thứ hai thế giới, cũng tại thời điểm đó, là ông Warren Buffett, một nhà đầu tư và chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, với tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán là 37 tỷ Mĩ kim. Cuối cùng, người giàu thứ tư trên thế giới là ông Lawrence Ellison, chủ tịch điều hành tập đoàn Oracle, với 22.5 tỷ Mĩ kim. Cả ba ông đều có quốc tịch Mĩ.

Nãy giờ bạn đọc lướt qua những con số có phần khô khan tôi vừa đưa ra và tự hỏi những con số này có ý nghĩa gì. Trước khi trả lời, tôi muốn nêu lên 1 con số nữa.

Đến hết năm 2009, tổng giá trị sản lượng quốc dân (GDP) của Việt Nam là 92.84 tỷ Mĩ kim, dựa trên thống kê của CIA.

Và nếu ta lấy tổng tài sản của 3 người giàu nhất nước Mĩ, ta được 99.5 tỷ Mĩ kim.

Bạn thấy điều tôi muốn nói chưa?

[....]

Tôi nhận thấy rằng tâm lí trên hiện hữu trong không ít giới trẻ ngày nay. Đây là điều hết sức đáng lo ngại.

Những người trẻ này coi trọng giá trị ảo và lấy đó để huyễn hoặc mình và người khác. Tôi không muốn tranh cãi mà chỉ đưa ra con số thực tế 99.5 tỷ Mĩ kim. Ở nước Mĩ xa xôi cách nửa vòng Trái Đất, có 3 người Mĩ sở hữu khối tài sản mà hơn 86 triệu dân Việt Nam, trong đó có vị đại gia máy bay, làm ra trong một năm cũng không sánh được. Máy bay riêng, theo bạn, có còn thật sự quan trọng không? Nói một cách tổng quát, liệu vật chất và sự lộng lẫy xa hoa của nó có nên là chuẩn mực so sánh giữa 2 quốc gia?

Chắc chắn là không! Một xã hội coi trọng đồng tiền và của cải là một xã hội chết. Một đất nước gồm những con người lấy tự hào trong cái hào nhoáng bên ngoài là một đất nước chết. Giá trị thực tiễn của một quốc gia không nằm trong những con số. Chắc chắn như vậy.

Nếu giới trẻ Việt Nam gồm toàn những người coi trọng vật chất hoặc giá trị ảo thì tương lai vận mệnh đất nước thật sự hiểm nguy. May mắn thay, tôi biết rằng những người như vậy chỉ là thiểu số.

Như vậy lí do tôi làm phép so sánh giữa 3 người giàu nhất nước Mĩ và GDP của Việt Nam chính là để góp phần đánh thức thiểu số đó.

[......]

....... hãy suy nghĩ về những điều sau đây…

Vật chất chỉ là tảng băng nổi của một chuỗi vấn đề khác.

Nếu ta đặt câu hỏi tại sao nước Mĩ lại thành công như vậy chỉ sau hơn 300 năm lập quốc, ta sẽ thấy rằng sự thành công của họ về mặt kinh tế chỉ là thành quả tất yếu của một hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội đúng đắn. Tôi xin không đi vào chi tiết những hệ thống này trong bài viết này.

Một số phản biện sẽ nói rằng đất nước Việt Nam đang đi lên từng ngày và đáng lẽ đã phát triển rất nhiều nếu không có các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.


Thế còn nước Nhật Bản?


Chẳng phải họ đã bị tàn phá một cách nặng nề sau cuộc Đại thế chiến thứ hai? Vậy điều thần kì gì đã giúp họ vươn từ đống đổ nát lên ngôi cường quốc thứ hai thế giới 30 năm sau chiến tranh nếu không phải xuất phát từ một hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội đúng đắn?

Sẽ lại có ý kiến phản bác rằng Việt Nam đã đóng cửa và tự khắc phục hậu quả chiến tranh trong bối cảnh bị Mĩ và đồng minh cô lập, và chỉ đến năm 1991 mới bắt đầu mở cửa.

Các bạn nên nhớ, vào thời điểm năm 1975 và đầu thập niên 80, khối Xã hội chủ nghĩa do Liên bang Xô Viết dẫn đầu vẫn đang giữ vị thế mạnh mẽ trên chính trường quốc tế. Việt Nam trước, trong và sau chiến tranh chống Mĩ được phe Xã hội chủ nghĩa viện trợ rất nhiều. Chính vì vậy lập luận Việt Nam tự khắc phục hậu quả chiến tranh là không đúng. Bên cạnh đó, tuy nước ta bị Mĩ và đồng minh cô lập về kinh tế, nước Nhật cũng đã đóng cửa với phe Xã hội chủ nghĩa. Nói một cách khác, ta không “đi lại” với tư bản, Nhật không “giao du” với cộng sản. Và kết quả về sau ai cũng biết.

Việt Nam mở cửa hội nhập lại với thế giới vào năm 1991, sau thời điểm khối Xã hội chủ nghĩa bi tan vỡ ngay trong chính quốc gia sáng lập ra nó. Và việc mở cửa như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sai lầm trong việc theo đuổi Xã hội chủ nghĩa. Liên bang Xô Viết đã tan rã, hình thành nên một lọat quốc gia tư bản ở khu vực Đông Âu. Đây là một thất bại của nước Nga nói riêng và chủ nghĩa xã hội nói chung.

Hiện nay trên thế giới chỉ còn 4 quốc gia theo đuổi Xã hội chủ nghĩa và cả bốn đều có những vấn đề trầm trọng, những ưng mủ không thể không cắt bỏ hoàn toàn.

Tóm lại, theo tôi vật chất và sự thành công về kinh tế đóng vai trò thứ yếu trong việc đánh giá khách quan một đất nước.

Ta phải thấy rằng kinh tế hùng mạnh tất sẽ đến nếu nó được nuôi dưỡng trong một hệ thống đúng đắn.

Thế nhưng, một nền kinh tế cũng có thể ngụy tạo vẻ ngoài lông lẫy nếu nó sinh ra và lớn lên trong một hệ thống sai trái, xấu xa, ít khả năng nhưng thừa xảo quyệt để bưng bít sự thật và tích cực tô điểm cho cái bên ngoài hào nhoáng giả tạo đó.

Đây, buồn thay, là một nền kinh tế chết của một đất nước đang giãy chết…

Trừ khi…!

[..... ] Tôi mong lắm những người không tự huyễn hoặc bản thân và sáng suốt để suy ngẫm một cách chân thật những điều chung quanh mình.

Nước Việt Nam ta còn nghèo lắm, nhưng lại giàu những trăn trở và hi vọng. Đối với cá nhân tôi, trăn trở và hi vọng đồng nghĩa với ước mơ.

[..... ]

Chúng ta chắc ai cũng quen thuộc với câu thành ngữ tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.” Tôi mong đồng bào tôi hãy thoát khỏi chiếc miệng giếng lọc lừa xảo quyệt kia và đón nhận một thế giới mới đầy ánh sáng mà trong đó, mỗi người sẽ được hít thở bầu không khí tự do và dân chủ.

[.......]


//////

Ngành điện Việt Nam đi ngược chiều thế giới

Ngành điện Việt Nam đi ngược chiều thế giới

Tác giả: Phạm Duy Hiển


http://www.tuanvietnam.net/2010-08-22-nganh-dien-viet-nam-di-nguoc-chieu-the-gioi

Việt Nam phải làm lại, tư duy lại để hợp với xu hướng chung của thời đại và tư duy toàn cầu. Chúng ta không thể một mình một kiểu, thậm chí đi ngược chiều thế giới.


Tăng giá điện là chuyện khó tránh khỏi nhưng phải xuất phát từ tư duy chiến lược mới. Nếu cứ tư duy ở tầm vĩ mô như lâu nay thì những vấn nạn sẽ liên tục xảy ra, chưa hết khốn khổ vì cúp điện đã thấy tăng giá… Phải có tư duy chiến lược mới vì thế giới đã thay đổi trước khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu toàn cầu, đang đối mặt với những cuộc xung đột vũ trang đã bùng phát hoặc đang âm ỷ.

Còn trong nước, tái cấu trúc nền kinh tế là yêu cầu cấp bách, sống còn để đất nước tiếp tục phát triển. Cộng thêm những diễn biến gần đây trong khu vực, khi tài nguyên năng lượng đang cạn kiệt, khi người ta đang đổ xô xây dựng hàng chục đập thủy điện trên sông Mêkông, đặt đồng bằng Nam Bộ trước nguy cơ tồn vong, bài toán an ninh năng lượng giờ đây đã trở thành an ninh quốc gia.

Ngược chiều thế giới

Trên bình diện thế giới, chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng song song với khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu, mà nguyên nhân của nó lại chính là sự phí phạm năng lượng trong hàng thế kỷ qua. Đáng tiếc, hai cuộc khủng hoảng này chưa hề ảnh hưởng đến tư duy vĩ mô của Việt Nam trong chính sách năng lượng.

Hơn 2 năm trước, trong diễn văn nhậm chức đầu tiên đọc trước Nghị viện Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã nói cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu khởi đầu từ nước Mỹ có nguyên nhân sâu xa là do chúng ta phí phạm năng lượng. Trong chương trình tranh cử cũng như kế hoạch hành động của vị Tổng thống này, bài toán năng lượng được đặt ra như ưu tiên số một. Một Nobel Vật Lý được chọn làm Bộ trưởng Năng lượng cùng với một ngân sách lớn để thay đổi cơ cấu năng lượng, đặc biệt là đầu tư vào năng lượng tái tạo cùng một sô chủ trương mới nhằm phát triển điện hạt nhân mà không tạo thêm nguy cơ lan truyền vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc, nước dẫn đầu thế giới về phát thải CO2 và đứng thứ hai về sử dụng điện năng, là một bằng chứng nữa. Nhận ra lãng phí điện năng là nguy cơ sống còn đối với nền kinh tế phát triển rất nóng của mình, trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Trung Quốc đã đặt chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng lên 20%, đồng nghĩa với việc giảm lãng phí điện năng hàng năm xuống bớt 4%, một lượng điện khổng lồ, gấp đôi tiêu thụ hàng năm ở nước ta.

Ở Việt Nam, gần đây đã nói nhiều đến chống lãng phí điện, nhưng chủ yếu là nhà nước hô hào người dân tiết kiệm điện. Trong khi đó, chính nền kinh tế lại là thủ phạm lớn gây ra lãng phí điện.

Tăng GDP bằng mọi giá đã khiến khẩu hiệu "điện đi trước một bước" được sử dụng như tư tưởng chỉ đạo trong quy hoạch điện năng. Để tăng GDP thêm 1%, phần lớn các nước trên thế giới đều giữ tốc độ tăng điện năng không quá 1%, còn chúng ta là 2%, thậm chí nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài hàng chục năm nay, giống như cỗ xe kinh tế có thùng xăng thủng đáy.

Trong một cuộc họp về quy hoạch điện năng được tường thuật trên VTV, lãnh đạo Chính phủ còn chỉ đạo, nếu tăng điện 15% (gấp đôi tăng GDP) không đủ thì ta phải tăng lên 20%, hoặc cao hơn. Thế là quy hoạch điện phải "điều chỉnh" lại.

Vét kiệt nguồn lực cho nước ngoài hưởng lợi

Vấn nạn điện năng ở nước ta vẫn là do mất cân đối cung cầu. Cả cung lẫn cầu đều không nằm trên quỹ đạo tối ưu của chúng. Nếu tăng giá chỉ nhằm mục đích đuổi kịp mặt bằng giá trong khu vực, thu hút nhà đầu tư vào thị trường điện Việt Nam, tức là tiếp tục đẩy cung lên nữa mà quên mất giảm cầu do lãng phí điện. Hậu quả là mất cân đối cung cầu sẽ còn tăng lên, bởi đây vẫn là tư duy theo lối cũ.

Có thể không còn cách nào khác mà phải dùng cơ chế đàn hồi giá để giảm cầu do lãng phí điện chứ không phải tiếp tục tăng cung. Vậy trước hết phải xem ai lãng phí điện nhiều nhất. Chỉ có Bộ Kế hoạch - Đầu tư và EVN mới trả lời được câu hỏi này, nhưng vài con số thống kê hiếm hoi sau đây có thể cho ta một tia sáng le lói để từ đây lần ra manh mối.

Hiện nay điện thương phẩm ở nước ta thấp hơn điện sản xuất khoảng 13%, trong đó 10% là do thất thoát trong truyền tải và 3% do điện tự dùng ở nhà máy. Mức thất thoát kỹ thuật này còn có thể hạ xuống, song sẽ không nhiều, nên không thể xem là giải pháp chủ đạo để giảm lãng phí điện.

Điện thương phẩm lại được phân ra như sau:

  • Công nghiệp và xây dựng: 51%
  • Quản lý và tiêu dùng dân cư: 40%
  • Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 5%
  • Nông lâm nghiệp và thủy sản: 1%
  • Các hoạt động khác: 3%.

Nhưng không phải địa phương nào cũng đều lãng phí điện như nhau. Trong hai năm 2008-2009, điện tiêu thụ ở TP.HCM chỉ tăng 7%/năm; Hải Dương 8,3%; Khánh Hòa 8,4%; Đồng Nai 9,4%/năm, và tình hình chắc cũng sáng sủa ở một số nơi khác nữa. Đây là những nơi tăng GDP mạnh, nhưng giữ được tốc độ tăng điện năng tương đối vừa phải, tiến gần đến xu thế chung của khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, vì lý do gì trên cùng một đất nước mà Hà Nội lại tăng đến 16%/năm, Hải Phòng 15%, Đà Nẵng 15,8%, Ninh Bình 17%, Quảng Ninh 26,8%/năm...?

Sự khác biệt quá lớn về hiệu quả sử dụng điện giữa những địa phương nói trên, đặc biệt giữa Hà Nội và TP.HCM, là do đâu? Chắc không phải vì người Hà thành xài điện thoải mái hơn bà con Sài thành.

Rõ ràng những công trình đầu tư kém hiệu quả, sử dụng kỹ thuật lạc hậu là thủ phạm lãng phí điện lớn nhất ở nước ta. Đây chính là hậu quả do giá điện thấp. Giá điện của chúng ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Cứ giữ giá thấp như thế, Chính phủ phải trợ giá cho các nhà đầu tư nước ngoài đẻ đổi lấy tăng trưởng GDP.

Rồi đây hàng năm chúng ta sẽ thừa vài chục triệu tấn thép để xuất khẩu sau khi các dự án thép khổng lồ do nước ngoài đầu tư đi vào hoạt động. Để có hai chục triệu tấn thép xuất khẩu cần có 10 tỷ kWh điện, hoặc hai nhà máy công suất 2000 MW. Chúng ta phải vét cạn kiệt nguồn lực của mình để mang lại lợi nhuận cho các công ty nước ngoài hay sao?

Không riêng gì đầu tư nước ngoài, nhiều dự án đầu tư trong nước kém hiệu quả, hoặc không đưa vào sử dụng, tốn xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, chắc chắn cũng là thủ phạm gây lãng phí điện.

Không thể duy trì mãi những xí nghiệp dùng kỹ thuật lỗi thời cho dù chúng sẽ giữ công ăn việc làm cho một số người. Phải dẹp chúng đi hoặc thay bằng các công nghệ tiên tiến hơn để cạnh tranh.

Bài toán nan giải này chỉ được giải quyết bằng cách tăng giá điện. Không thể để công nghiệp của ta núp dưới giá điện thấp để tiếp tục "cạnh tranh" với các nước khác.

Khối dân dụng phi công nghiệp, bao gồm người dân và cơ quan nhà nước, chiếm 40% điện tiêu thụ. Không đủ số liệu chi tiết hơn để xem ai lãng phí điện ở đây, song chắc chắn không phải người nghèo, mà là người giàu và cơ quan nhà nước xài điện bằng tiền chùa. Tăng giá điện cũng chính là "giải pháp" cho họ.

Kiến nghị

Từ những phân tích trên, tôi xin nêu ra mấy kiến nghị sau đây.

Tăng giá điện là điều khó tránh khỏi. Nhưng không phải tăng giá để bắt kịp các nước xung quanh (vì hộ có mức sống cao hơn), hoặc để thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường điện Việt Nam, mà mục đích chính là để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phù hợp với xu thế chung và tạo ra sức cạnh tranh trên thế giới.

Nghĩa là cần có một tư duy mới khác với lối tư duy một chiều lâu nay. Cần tính toán các bước đi hợp lý để tránh gây ra xáo trộn bất lợi.

Cụ thể, khi tăng giá điện phải nới rộng hơn nữa khoảng cách giữa điện cho sản xuất kinh doanh và điện cho dân dụng, đừng để giá điện thấp hiện nay của chúng ta tạo điều kiện duy trì các công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng.

Lộ trình tăng giá điện cho khối sản xuất có thể phải đi trước khôi dân dụng.

Giá điện cho cơ quan nhà nước phải tách khỏi khối hộ dân.

Đối với hộ dân, cơ cấu giá điện lũy tiến bậc thang chẳng những phải duy trì mà còn giãn rộng hơn nữa khoảng cách giàu nghèo để người nghèo ít bị tác động nhất.

Ngành điện với mối lo phụ thuộc nước ngoài

Không giải quyết được bài toán năng lượng trên tầm nhìn lớn, dài hạn, Việt Nam không giải quyết được bài toán an ninh năng lượng, nhất là khi yếu tố nước ngoài đang tăng.

Hiện nay, phần lớn các dự án nhà máy điện chạy than của Việt Nam, Trung Quốc thắng thầu. Việc thiếu điện vừa qua phần lớn là do các nhà máy này không đi vào hoạt động đúng tiến độ. Như vậy, Việt Nam không đảm bảo được an ninh năng lượng, phụ thuộc bên ngoài.

Các nhà máy thủy điện dọc sông Mekong cũng là một vấn đề. Một loạt các đập thủy điện được dựng lên suốt dọc sông, trải qua nhiều quốc gia. Không dàn xếp được với các nước, Việt Nam, nước hạ nguồn sẽ lĩnh đủ hậu quả.

Một khi không giải được các bài toán này, an ninh năng lượng sẽ trở thành an ninh quốc gia. - Phạm Duy Hiển.


Một khuôn mặt khác của Lưu Á Châu



Một khuôn mặt khác của Lưu Á Châu




http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/mot-khuon-mat-khac-cua-luu-chau.html

Dương Danh Dy trích dịch

image Vừa qua Vietnamnet và một số báo mạng tiếng Việt nước ngoài đã đăng bài viết của Lưu Á Châu (mạng BVN đã đưa lại bài này từ VNN), một Trung tướng, nguyên Chính ủy không quân Trung Quốc. Điều đáng tiếc là người giới thiệu bài viết trên chỉ sử dụng khoảng 7 trang trên tổng số 22 trang (chữ Trung Quốc) của bài nói đó, bỏ hẳn phần “Niềm tin” và đặc biệt đã bỏ qua đoạn nói rõ quan điểm của tác giả về vai trò của quân đội Trung Quốc, đồng thời cũng là quan điểm của tác giả đối với cuộc đàn áp phong trào học sinh sinh viên Trung Quốc năm 1989 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979…

Vì vậy xin mạn phép trích dịch bổ sung mấy đoạn đưới đây để bạn đọc trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về quan điểm nghe có vẻ cấp tiến của Lưu Á Châu để bạn đọc nhìn nhận toàn diện hơn về con người hai mặt của Lưu. Có thể sau khi đọc xong, một số bạn đọc sẽ vỡ mộng về “người Trung Quốc tiến bộ này” như đã có bạn đọc nói với tôi… Nhưng sự thật vẫn là sự thật, dù có đi theo “con đường Mỹ” chăng nữa, Trung Quốc “bá quyền nước lớn” vẫn là “Trung Quốc bá quyền nước lớn”. Xin đừng ảo tưởng.

Dương Danh Dy

Vấn đề niềm tin

Martin Luther King nói: “Tôi có một giấc mơ”, cũng giống như ông, tôi có một giấc mơ. Giấc mơ quân đội hùng mạnh, giấc mơ đất nước hùng mạnh. Hai giấc mơ đó thực ra là một giấc mơ, đã trở thành niềm tin kiên cường của tôi. Chúng ta đều là quân nhân. So với tôi, các anh đều là những quân nhân trẻ tuổi. Khi lên lớp tại Đại học Kỹ thuật quốc phòng tôi đã từng dẫn một câu của Mao Chủ tịch: “Thế giới là của các bạn, cũng là của chúng ta, nhưng nói cho cùng là thuộc về các bạn”. Tôi nói, quân đội là của các anh, bởi vì các anh cũng là mặt trời của quân đội. Tôi vô cùng yêu mến đạo quân này. Tôi tham gia quân đội năm 15 tuổi, đến nay đã 34 năm, Tôi đã hiến dâng tuối thanh xuân cho quân đội, tôi nhất định sẽ hiến dâng cả đời cho quân đội, tuy vậy tôi không dám nói liệu có hiến dâng con cháu cho quân đội hay không. Tôi sinh ra trong doanh trại quân đội, lớn lên trong doanh trại quân đội. Cha tôi là một người lính già, năm 1939 ông và 6 thanh niên nông dân cùng quê tham gia Bát Lộ quân. Trong chiến dịch tàn khốc Mạnh Lương Cố, 6 người ấy đều hy sinh trong chiến đấu, chỉ còn lại một cha tôi…

Từ cải cách mở cửa đến nay về chính trị quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò quan trọng.

Một là cơn bão táp chính trị “6-4” [đàn áp Thiên An Môn]. Đồng chí Tiểu Bình đã nói, cơn sóng gió này sớm muộn sẽ dến. Không thể không đến, nhưng có khả năng sẽ đến sớm. Sau “6-4” công cuộc cải cách mở cửa ở nước ta bước sang một trang mới. Gần đây mọi người học tập Báo cáo chính tri của “Đại Hội 16” trong đó có một mệnh đề quan trọng, đó là thành tựu huy hoàng 13 năm qua của trung ương đảng do đồng chí Giang Trạch Dân làm hạt nhân… Có thể nói không có sự giải quyết vấn đề “6-4” sẽ không có cục diện phồn vinh hưng thịnh của đất nước chúng ta hôm nay; không có quân đội, vấn đề “6-4” không thể giải quyết được, nghĩa là sẽ không có 13 năm huy hoàng. Sáng sớm ngày 6 tháng 4 hôm ấy, Bắc Kinh sau khi trải qua một đêm trời long đất lở đã đột nhiên yên tĩnh, rất nhiều bộ đội thu dọn tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn, không biết tình hình bước tiếp theo sẽ phát triển ra sao… Buổi sáng ngày hôm đó, mọi điện thoại ở Bắc Kinh đều không gọi được. Vì sao gọi không được? Bởi vì toàn thể thị dân đều núp trong nhà gọi điện thoại, trong chốc lát đường dây quá tải. Tin đồn không cánh mà bay, bay khắp cả nước. Phương Tây huyên náo. Con mắt toàn thế giới tập trung nhìn vào quảng trường Thiên An Môn. Chủ tịch nước Dương Thượng Côn lúc đó nói: “Trên quảng trường Thiên An Môn sáng sớm hôm đó nếu có một Trung đội có vấn đề là nguy vô cùng”. Thế nhưng quân đội của chúng ta là quân đội do đảng lãnh đạo. Không có Trung đội nào [có vấn đề] cả. Quân đội đã trải qua thử thách. Quân đội đã trả giá nặng nề cho “6-4”… có người Bắc Kinh đã hạ độc thủ để ngăn cản quân đội vào thành, có một Trung đội trưởng bị đánh bị thương rồi bị đem ra thiêu sống, có hai Tiểu đội trưởng sau khi bị thiêu chết rồi còn bị treo lên… Quân đội Trung Quốc đã phát huy tác dụng quan trọng trong sự kiện “6-4”, ổn định giang sơn, đó là một lần cống hiến của quân đội trong thời kỳ mới.

Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại “Lưỡng Sơn” (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này. Đương thời đã có người nói: chúng ta và người Việt Nam đánh nhau, bây giờ hy sinh là liệt sĩ, tương lai một khi quan hệ hai nước tốt, bọn họ sẽ là cái gì? Tôi nói: “vẫn là liệt sĩ” Vì sao vậy? Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó “lũ bốn người” vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….

Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh. Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này… [*]

DDD

Nguồn Trung Quốc báo đạo chu san 28/5/2005 đăng lại trên “Bách gia tranh minh”.

[*] Sau khi đọc thêm phần trích dịch cần thiết của ông Dương Danh Dy nhằm bổ sung cho phần dịch của ông Nguyễn Hải Hoành, BVN xin cung cấp thêm một vài nét về tiểu sử và con người Lưu Á Châu để chúng ta có cái nhìn phía này và phía khác của họ Lưu cho toàn diện: Lưu Á Châu là một sĩ quan cao cấp quân đội Trung Quốc nổi tiếng vì có những phát ngôn thẳng thắn, dám công khai phê phán, góp ý cho nhiều chủ trương chiến lược cấp cao nhất của TQ. Năm 1972 (20 tuổi) đi học ĐH ngoại ngữ tiếng Anh trong khi đang ở bộ đội. Tốt nghiệp ĐH làm cán sự Ban Liên lạc Không quân, thăng tiến rất nhanh. 38 tuổi làm Chính ủy một Viện kỹ thuật binh chủng tăng thiết giáp, 44 tuổi được phong quân hàm Thiếu tướng, 45 tuổi làm Chủ nhiệm chính trị không quân Quân khu Bắc Kinh, 50 tuổi là Chính ủy không quân Quân khu Thành Đô. 51 tuổi (2003) phong Trung tướng, làm Phó chính ủy binh chủng Không quân Trung Quốc, từ 25/1/2010 được đề bạt làm Chính ủy Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, ngang cấp Tư lệnh Đại quân khu.

Con đường thăng tiến nhanh như diều của Lưu cũng đủ thấy lập trường cơ bản của Lưu là ủng hộ phe đương quyền lúc bấy giờ do Đặng Tiểu Bình cầm chịch. Được coi là một tướng lĩnh cấp cao có tinh thần đổi mới tư tưởng chiến lược quân sự, tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiên tiến phương Tây, phê phán sự lạc hậu bảo thủ của văn hóa truyền thống Trung Quốc, phê phán các tôn giáo Nho, Lão, Phật, Lưu ủng hộ đường lối cải cách mở cửa, đồng thời cũng ủng hộ triệt để lập trường xử lý vụ Thiên An Môn và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 mà TQ gọi là “chiến tranh phản kích tự vệ” của Đặng Tiểu Bình. Lưu phê phán Cách mạng văn hóa và các sai lầm của Mao Trạch Đông nhưng vẫn đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông. Có công trong việc bí mật hội đàm với Hàn Quốc để lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Hàn Quốc.

Gần đây Lưu Á Châu phát biểu nhiều về việc Trung Quốc cần cải cách chế độ chính trị, thực hiện dân chủ hóa chính trị chứ không nên chỉ đơn thuần phát triển kinh tế. Lưu dám nói những câu như: Nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức tối đa, không lựa chọn đưa vào các vị trí lãnh đạo những người tốt nhất đại diện cho chế độ và nhân dân, thì hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong... và dự đoán: Trong 10 năm tới Trung Quốc không thể tránh khỏi xảy ra sự chuyển đổi từ chính trị của quyền lực sang dân chủ.

Lưu Á Châu bắt đầu sáng tác văn học từ 1974. Một số tác phẩm đã được giải thưởng. Tác phẩm chủ yếu: Trần Thắng; Chiến tranh do ác quỷ đạo diễn; Quảng trường; Cái chết của Hồ Diệu Bang, và nhiều chuyên luận quân sự, chính trị như Đại quốc sách; Đại chiến lược Trung Quốc 20 năm tới; Bàn về miền Tây;... rất có tiếng vang trong dư luận. 32 tuổi vào Hội Nhà văn, được bầu làm Ủy viên ban chấp hành Hội.

Lưu Á Châu có tác phong sống gương mẫu, giản dị, gần quần chúng. Khi xuống các đơn vị bộ đội đều không ăn nhậu, tối ngủ cùng lính. Khi cấp trên đến làm việc, Lưu không bao giờ chiêu đãi ăn uống.


Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou, Trung Quốc)



http://boxitvn.blogspot.com/2010/08/tuong-trung-quoc-ban-ve-niem-tin-va-ao.html



Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.

Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính ủy bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính ủy Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là Giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.

Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính ủy bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp Tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Người phê phán văn hóa Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hóa Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hóa Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hóa Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa.

Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm.

Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bày thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm.

Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: "Trung Quốc không có triết học". Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đam [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không?

Chỉ dựa vào Đạo đức kinh 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói Đạo đức kinh của ông có vấn đề.

Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực.

Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hóa. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc.

Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp.

Có tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác họa tâm hồn dân tộc ta. Dưới hình thái xã hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.

Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung Quốc

1.Thuật ngụy biện. Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh lũy phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh lũy phong kiến của người ta, thế sao dinh lũy của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn?

Tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khóa. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khóa ấy sẽ khóa chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự ngụy biện. Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?

Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc nhiều đời chưa có quan điểm Quyền lực biển.

Có lẽ mọi người chưa chú ý tới chuyện một số hội Phật giáo, Đạo giáo thường đứng ra chủ trì việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến, lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao?

2. Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn. Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy.

Còn chúng ta đã làm được gì cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xã hội mưu lược là xã hội hướng nội.

Tôi từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, còn trên mặt công việc trong nước thì cứng rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công việc trong nước. Chẳng còn nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề này, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan, và kết luận: Chuyện này là do sự khác biệt văn hóa quyết định.

Văn hóa Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hóa Mỹ thì cởi mở, hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó giải thích vì sao trước bọn xâm lược nước ngoài thì chúng ta là bầy cừu, trước đồng bào mình thì chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50 nghìn tù bình quân Quốc dân đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc tỉnh Giang Tô - ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả tới dũng khí bỏ chạy nữa kia.

3. Hành vi thô bỉ. Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: "Nhảy đi, nhảy đi!" Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ.

Tôi thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào đó, nhớ mang máng là Hungary thì phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng xuống giếng mỏ trước ngày cưới thì mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia mãi mãi không thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của mình có thể bỏ cô mà đi, cứ thế đằng đẵng chờ 70 năm trời.

Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng rể - thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. Vì dưới ấy không có không khí, xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết. Cô dâu thì đã là bà lão tóc bạc phơ.

Bà cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ. Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà thì vẫn trẻ như xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến hành. Bao nhiêu người rơi lệ.

Vụ 11/9 thử thách trình độ đạo đức quốc dân

Vụ 11/9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này.

Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quãng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp Vương quốc Ả Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc tòa tháp đôi Mỹ bị đánh sập.

clip_image002

Tòa tháp đôi của Mỹ bị tấn công ngày 11/09/2001

Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy hình ảnh tòa nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hóa; điều đó không thể trách họ, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân.

Kết quả họ bị [Chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người mãi mãi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm.

Sau này tôi nói đây là một tình trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế thì có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông thì càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí.

Năm 1997 công nương Diana chết vì tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh Quốc ra sao thì ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là "Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng". Tin này chẳng khác gì tin "Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi", chỉ có cái giá trị [thông tin - ND] ấy thôi.

Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" trên ti-vi. Tôi muốn xem xem "những cái miệng lưỡi của đất nước" đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương trình "Tiêu điểm phỏng vấn" hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ gì gì đó. Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia thì vô tội.

Văn hóa truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức

Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suýt nữa thì Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hóa này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót.

Hồi ấy có người còn đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi lòng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với Chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta.

Thảm án Dover hình thành sự đối chiếu rõ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. Vì ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống sót.

Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đã chết.

Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất.

Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.

Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ

Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hóa giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính mình, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như trò trẻ con. Bản thân không có quyền lực quý trọng sinh mạng mình, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng "khán giả" năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy.

clip_image003

Nhà văn Lỗ Tấn

Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ còn bán bánh màn thầu dính máu.

Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ thì làm sao mà giải phóng được Đài Loan.

Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buýt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hóa ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hóa rồi thì có lợi gì nhỉ?

Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền hình, chương trình quảng cáo "Tin tức buổi sáng", sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác gì cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính ủy không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo giỡ bỏ hết.

Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên Trung Quốc có thể nói Không. Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lý: [Đó là] "Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà còn lánh mặt nhưng lại dũng cảm dõng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!"

Cần nhìn nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói hình dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau thì là New York. Dùng câu ấy để hình dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không?

Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của Tổ quốc, vừa không nên làm "phái thân Mỹ", cũng chẳng thể làm "phái chống Mỹ" một cách đơn giản, mà nên làm "phái hiểu Mỹ" chín chắn.

Hiểu kẻ địch thì mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính mình. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành "Nhu Nhu", ý là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế thì ông chẳng bằng con sâu nữa kia.

Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm.

Trung Quốc muốn phát triển thì không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp thì mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ thì chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên mãi mãi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.

Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí

Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dã tâm diệt chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nhìn thấy cái tình hình họ không muốn thấy nhất.

Người Mỹ muốn người Trung Quốc đánh nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi. Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột thì mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực "Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài - ND]" cũng không được.

Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một võ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện võ công, chờ khi võ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hóa của mình, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại không tiến lên.

Vẫn là Mao Trạch Đông nói chí lý: "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm [đàm phán - ND] vẫn cứ phải đàm, hòa vẫn cứ phải hòa." Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ đừng bị người ta dắt.

Khơ-rut-xôp là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một Đại hội nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xôp ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khơ-rut-xôp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền. Vì sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin?

Khơ-rut-xôp cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào!... Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả.

Khơ-rut-xôp nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay.

Chúng ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khơ-rut-xôp. Khi cần thao quang dưỡng hối thì thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu Bình năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ý): Cái Thao quang dưỡng hối chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ý của đồng chí Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời nền văn minh thế giới.

Không có lý do căm ghét Mỹ

Trong sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc (chứ không phải là Chính phủ) đã tỏ ra mình ở cách nền văn minh dòng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất.

Khi cần đấu tranh thì một tấc cũng không nhường. "Sùng bái Mỹ" là không đúng, "Thân Mỹ" không đúng, "Ghét Mỹ" cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ.

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc - Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên hai nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói hai nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Những cái đáng sợ của Mỹ

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi". Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8 - 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ".

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu Tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến Nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, một là họ không mắc sai lầm; hai là họ ít mắc sai lầm; ba là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe dọa này còn ghê gớm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia "dân chủ" bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hóa khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

clip_image004

Ông Lưu Á Châu

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai họa ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.

Trong vụ 11/9 có xảy ra ba sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên tòa nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch già trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin tòa nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ

Tôi thường có ý nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay chúng ta thì chúng ta có thể làm gì, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Ủy ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó tình trạng khẩn cấp gì gì đó.

Tôi cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể không họp thì họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của các Ủy viên thường vụ thành tự học.

Cầm văn kiện đọc thì học được cái gì kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày thì tôi đều mang theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội.

Khi ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến Sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không ăn thì tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lãng phí quá, tích tiểu thành đại thì rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới gì cả, cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm thì bảo đảm ăn hết các thứ của họ.

Còn một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông Cục trưởng ốm sắp chết đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thỏa rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đã thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư ký tương đối hiểu ông ta bèn ghé tai Cục trưởng nói: "Báo cáo Cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp thôi ạ." Lúc ấy Cục trưởng mới hả lòng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với thói quen ấy.

Sự kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt thì Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài. Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.

....

Hôm nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp Tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi đã nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của mình.

Chỗ nào tôi nói đúng thì các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai thì các đồng chí nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện gì cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được, nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng tìm kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hão huyền, trên thực tế không làm nổi.

Chú thích:

[1] Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.

[2] 60 người này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra container phát hiện 58 người chết.

[3] Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong trào Duy tân Trung Quốc thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này được gọi là Lục Quân tử.

[4] Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh Trung Quốc - Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm 1894. Kết quả Nhật thắng, Trung Quốc phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật.

[5] Thiếu tướng không quân, nhà văn Trung Quốc nổi tiếng.

[6] Tức Thế tổ Bắc Ngụy, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,... thống nhất phương Bắc; diệt nước Hãn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ.

[7] Đại tá không quân Trung Quốc, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị.

[8] 197-264, tướng giỏi nước Ngụy, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô, là công thần diệt Thục của họ Tư Mã.

[9] Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo

Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch


Bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô

Brezhnev trong một kỳ nghỉ ở Krym.

Bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô





Báo Thời Nay - một ấn phẩm của báo Nhân Dân - mới đây đăng loạt bài viết về những bài học trong sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô. Bài dưới đây nói về tầng lớp đặc quyền gồm các cán bộ đảng viên cấp cao của nước này.

Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn nguời tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở thủ đô Matxcơva. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của dư luận?

Đây là một cửa hàng đặc biệt, chuyên phục vụ một số khách hàng đặc biệt, và hôm đó là ngày cuối cùng trước khi cửa hàng tuyên bố bị đóng cửa. Người dân Liên Xô gọi các khách hàng đặc biệt của cửa hàng đặc biệt này là những người thuộc tầng lớp đặc quyền. Tầng lớp đặc quyền này từng bước hình thành dưới thời Brezhnev và tiếp tục phát triển dưới thời Gorbachev; và đó là một chất xúc tác gây nên sự tan rã từ bên trong Đảng CS Liên Xô, là cũng một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy biến cố Liên Xô.

Sau Cách mạng Tháng Mười, chiến tranh và nạn đói đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Xô Viết còn non trẻ. “Rồi sẽ có bánh mì và sẽ có tất cả”, câu nói đầy ấn tượng của Vasili trong bộ phim Lenin trong Tháng Mười đã trở thành câu nói thịnh hành một thời ở Liên Xô.

Ngày nay, người ta khó có thể tin rằng những người làm việc gần gũi với Lenin từng nhường nhịn, chia sẻ cho nhau chỉ một mẩu bánh mì, nhưng đây là sự thật của lịch sử. Nhà làm phim đã dựa vào một câu chuyện có thật hồi ấy để dựng nên tình tiết này trong phim. Năm 1918, chính quyền Xô Viết gặp phải một cuộc khủng hoảng lương thực. Tại một cuộc họp của UBND, Churuva lúc đó đang là Ủy viên nhân dân phụ trách vấn đề lương thực, bất ngờ bị ngất xỉu. Người ta phải khẩn cấp điều bác sĩ đến khám. Khám xong, bác sĩ kết luận, Churuva bị ngất xỉu do đói!

Là quan chức cao nhất phụ trách vấn đề lương thực của chính quyền Xô Viết, Churuva nắm trong tay quyền điều động hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tấn lương thực, nhưng lại không giữ cho riêng mình số thực phẩm đủ để no bụng. Ngay sau đó, Lenin kiến nghị xây dựng nhà ăn điều dưỡng để bảo đảm cho những đồng chí đang ngày đêm lo lắng cho nhân dân được no. Điều này hoàn toàn đúng và không có gì phải bàn cãi.

Nhà ăn điều dưỡng do Lenin khởi xướng năm ấy dần dần mở rộng thành cửa hàng cấp đặc biệt, rồi dần dần quy mô và số lượng của nó đã có sự thay đổi căn bản. Sau nửa thế kỷ, chỉ có những cán bộ đặc biệt cao cấp của Liên Xô mới có thể ra vào tòa nhà không hề có biển hiệu này. Đây là cửa hàng cung cấp đặc biệt lớn nhất Matxcơva.

Vào dịp cuối tuần, những chiếc xe hơi lũ lượt kéo đỗ trước của tòa nhà, chật kín cả dãy phố. Ở đây có đủ các loại hàng hóa xa xỉ của nước ngoài, như rượu brandy của Pháp, whisky của Scotland, thuốc lá thơm Mỹ, chocolate Thụy Sĩ, coffee của Italia, giầy da của Áo, len dạ Anh, máy thu thanh Đức, máy ghi âm Nhật Bản,... có cả các mặt hàng khan hiếm ở Liên Xô.

Báo chí đã nói công khai rằng, đối với những nhân vật thuộc tầng lớp trên thì chủ nghĩa Cộng sản đã được xây xong từ lâu! Chỉ riêng Matxcơva đã có hơn 100 cửa hàng như vậy.

Tầng lớp đặc quyền trong điện Kremlin có quy tắc riêng của mình, chức vụ càng cao đặc quyền càng lớn thì sự chênh lệch về đãi ngộ vật chất mà họ được hưởng so với dân thường càng lớn. Đương nhiên những người được hưởng đặc quyền này chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ cán bộ Đảng CS Liên Xô. Thế nhưng thứ đặc quyền này phải chăng là căn nguyên đầu tiên của sự bất mãn xã hội mà tầng lớp này đã gây ra?

Thời kỳ Liên Xô vừa bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, mọi người phấn đấu gian khổ hướng tới một cuộc sống mới. Khi đang phải phấn đấu vất vả để thực hiện lý tưởng chung, xã hội không chấp nhận những hàng vi dành chiếm độc quyền, mưu lợi cá nhân. Vào lúc nhà nước, dân tộc đứng trước nguy cơ tồn vong, nếu nói cán bộ lãnh đạo Đảng CS Liên Xô có đặc quyền gì đó thì đó chính là xung phong ra trận, xả thân chiến đấu, tắm máu sa trường, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược trong tiếng réo hờn căm của Kachiusa.

Thời Stalin, yêu cầu của Đảng với cán bộ nhìn chung rất nghiêm khắc. Khi đó Liên Xô cũng đang phải đương đầu với môi trường chiến tranh tàn khốc và cả sóng to gió lớn của cuộc đấu tranh chính trị. Từng đoàn cán bộ, đảng viên đi ra tiền tuyến. Sự thay đổi cán bộ lãnh đạo diễn ra thường xuyên, tầng lớp đặc quyền không có cơ hội hình thành.

Sau khi lên nắm quyền, Khrushchev đã thực hiện chính sách “cán bộ đặc biệt” theo quy định tại Điều 25 - Điều lệ Đảng CS được Đại hội 22 của Đảng CS Liên Xô thông qua. Cán bộ đảng viên cần thay đổi thường xuyên. Tại các buổi bầu cử diễn ra tại tổ chức đảng cơ sở hàng năm đều có hàng loạt bí thư bị thay thế sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Tỷ lệ thay đổi cán bộ lãnh đạo lên tới 60%. Bởi vậy, trong thời kỳ này Liên Xô vẫn chưa hình thành tầng lớp người thật sự được hưởng đặc quyền trong Đảng. Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô chỉ từng bước hình thành sau khi Brezhnev nắm quyền, nhất là vào giai đoạn cuối thời Brezhnev.

Tháng 4-1966, Đảng CS Liên Xô tổ chức Đại hội 23. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên diễn ra sau khi Brezhnev nắm quyền điều hành công tác của Ban chấp hành trung ương. Đại hội đã sửa đổi Điều 25 trong Điều lệ Đảng. Brezhnev đặc biệt tâm đắc câu nói của một người có thời gian dài phụ trách công tác ý thức hệ trong Đảng rằng: “Sự ổn định của đội ngũ cán bộ là sự bảo đảm cho thành công”.

Brezhnev theo đuổi sự ổn định của đội ngũ cán bộ một cách phiến diện sau đó phát triển thành chế độ chức vụ. Thực chất là chế độ chức vụ suốt đời, áp dụng với cán bộ lãnh đạo. Các cán bộ cao cấp của Liên Xô như Brezhnev, Suslov đều qua đời khi còn đương chức. Chính sách cán bộ của Brezhnev đã khiến cho các thành viên trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô gần như không có biến động trong suốt một thời gian dài. Tại Đại hội 23 của Đảng CS Liên Xô, số ủy viên tái đắc cử và liên nhiệm đạt tỷ lệ 79,4%. Tại Đại hội 25, không tính số ủy viên trung ương đã qua đời thì tỷ lệ Ủy viên trung ương liên nhiệm cao tới 90%.

Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp tỉnh từ năm 1978 đến năm 1981, chỉ có năm trong số 156 vị trí bí thư tỉnh ủy có sự thay đổi về nhân sự. Đến mùa xuân năm 1978, độ tuổi bình quân của 58 vị phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và bộ trưởng là 70. Thực tế này đã tạo ra một đội ngũ lãnh đạo già nua, đương chức suốt đời.

Hậu quả của chế độ cán bộ này là vừa khiến cho tầng lớp lãnh đạo thiếu đi sức sống vừa dễ hình thành một lực lượng hạt nhân trong tầng lớp đặc quyền. Xét về khách quan, chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời làm cho đội ngũ, tầng lớp đặc quyền không ngừng mở rộng, kéo theo sự không ngừng tăng lên cơ quan hành chính được lập ra để bố trí ngày càng nhiều cán bộ lãnh đạo.

Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, số cơ quan cấp ban, bộ trực thuộc T.Ư Đảng CS Liên Xô lên tới 20. Trong đó, đại bộ phận trùng lặp với các cơ quan của chính phủ. Thậm chí tên gọi của những ban, bộ này cũng giống hệt nhau. Như Ban Nông nghiệp, Ban Công nghiệp quốc phòng, Ban Công nghiệp nặng và năng lượng, Ban Chế tạo cơ khí, Ban Văn hóa... Dưới thời Brezhnev, Đảng CS Liên Xô đã tạo đất cho tầng lớp đặc quyền sinh sôi, nảy nở. Nhiều cán bộ cấp cao không khỏi sửng sốt trước chế độ đãi ngộ đặc biệt mà họ được hưởng ngay sau khi được đề bạt.

Ligachev kể lại trong hồi ký rằng: Năm 1983, khi được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đảng CS Liên Xô, ngay ngày hôm sau ông đã được cấp một chiếc xe ôtô cao cấp. Khi ông yêu cầu thay cho mình một chiếc xe đẳng cấp thấp hơn một chút, không ngờ ông bị Chánh văn phòng T.Ư Đảng phê bình lại rằng: đồng chí làm như thế là một sự đòi hỏi đặc biệt, làm mất phong độ của cơ quan. Nếu không ở trong cuộc, người ta không thể tưởng tượng được những hưởng thụ do đặc quyền mang lại.

Dưới thời Brezhnev, con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Thậm chí, đặc quyền còn có thể trở thành “lá bùa hộ mệnh” để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở.

Rubanov, con rể của Brezhnev, đã dựa vào quyền thế của bố vợ, quan lộ phất như “diều gặp gió”. Chỉ trong vòng 10 năm, ông ta đã từ một sĩ quan cấp thấp trở thành thượng tướng, sau đó được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ. Trong thời gian này, ông ta đã tham ô, nhận hối lộ 650 nghìn rúp, gây ra vụ án “phò mã” chấn động cả nước. Còn Yuri, con trai Brezhnev thì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Liên Xô khi còn rất trẻ.

Tháng 1/1982, tại sân bay Matxcơva, một công dân Liên Xô chuẩn bị lên máy bay ra nước ngoài du lịch, nhân viên hải quan đã tìm thấy một lượng lớn kim cương cất giấu trong chiếc túi bí mật trên người. Kết quả điều tra cho thấy, đây là sưu tập cá nhân của nữ huấn luyện viên dạy sư tử ở Rạp xiếc Trung ương. Sau đó không lâu, chuyên gia mỹ thuật và giám đốc của rạp xiếc bị bắt giữ. Người ta còn tìm thấy số kim cương trị giá khoảng 1 triệu USD và nhiều đồ vật quý giá khác tại nhà riêng của chuyên gia mỹ thuật và khoảng 500 nghìn bảng Anh cùng nhiều đồ trang sức, tác phẩm hội họa đắt tiền tại nhà riêng của giám đốc. Đáng nói là, những thứ này đều thuộc sở hữu của Galina - con gái Brezhnev.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vụ buôn lậu đồ trang sức, kim cương còn liên quan Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Yuri. Vụ việc này lẽ ra thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ xử lý, nhưng sau đó lại được chuyển sang cho Ủy ban An ninh quốc gia (KGB). Trong khi Phó Chủ tịch thứ nhất của KGB là Svigun, người trực tiếp chỉ đạo vụ án này lại là anh em cọc chèo với Brezhnev. Kết quả là, câu chuyện kết thúc ở đó. Con trai Brezhnev là Yuri và con gái của ông ta là Galina vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Trong 17 năm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Selokhov đã lợi dụng chức quyền, biến của công thành của tư. Ông ta không chỉ chiếm khu biệt thự cấp nhà nước lớn nhất của Bộ Nội vụ và nhà khách Bộ Nội vụ làm của riêng mà còn chiếm một tòa chung cư rất lớn ở số 24, phố Hensen. Một lượng lớn tài sản cá nhân của Selokhov và người nhà ông ta được cất giữ trong khu biệt thự cấp nhà nước và tòa chung cư này. Tại một khu biệt thự, chỉ tính thảm trải nhà đã xếp tới bảy tầng, dưới gầm giường nhét đầy những bức tranh sơn dầu của các danh họa Nga.

Dưới thời Brezhnev, tình trạng tham nhũng tại Matxcơva và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng. Năm 1980, nhân viên điều tra tình cờ mua một lô cá trích đóng hộp, sau khi mở nắp mới phát hiện bên trong đựng toàn trứng cá Cavian cực đắt. Cá trích sao lại biến thành trứng cá Cavian được?

Sau một thời gian vất vả điều tra, vụ việc đã được làm sáng tỏ. Thì ra một số quan chức Bộ Ngư nghiệp Liên Xô đã bí mật giao dịch với một công ty để họ đóng trứng cá Cavian sản xuất tại Sochi và Astrakhan vào trong những hộp dán nhãn cá trích rồi vận chuyển ra nước ngoài. Công ty phương Tây mua với giá cá trích, sau đó bán chuyển tay. Những người tham gia từ phía Liên Xô sẽ được hưởng lợi nhuận hậu hĩnh từ khoản doanh lợi kếch xù được gửi vào tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ.

Hành vi buôn lậu này diễn ra trong suốt 10 năm. Kết quả điều tra cho thấy, vụ án này làm Liên Xô tổn thất hàng triệu USD, hơn 300 người dính líu vụ án. Trong đó, có những quan chức cấp cao như Thứ trưởng Ngư nghiệp, Phó Cục trưởng Sản xuất, Tiêu thụ, Quản lý ngư nghiệp cùng các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại thương, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Hạm đội Thái Bình Dương, rồi nhân viên cửa hàng tại Matxcơva và các thành phố khác.

Người chịu trách nhiệm phân phối loại sản phẩm đóng hộp này là thị trưởng thành phố Sochi - Volokov, Bí thư thứ nhất Khu ủy Krasnodar trực tiếp quản hạt Sochi là Maidunov. Ông ta là người thân tín của Brezhnev. Khi được lệnh tham gia điều tra vụ án, ông ta đã ra sức bao che cho Volokov. Sau khi báo Văn học đăng tin Volokov bị bắt, Maidunov rất lo lắng, nhiều lần đã lên Matxcơva cầu cứu Brezhnev.

Do mức độ nghiêm trọng của vụ án, Chủ tịch KGB là Andropov đích thân báo cáo vụ việc này với Brezhnev. Trước một loạt chứng cớ rõ ràng, Brezhnev hỏi: “Theo đồng chí nên giải quyết thế nào?”. Andropov đáp: Vụ này phải đưa Maidunov ra tòa. Brezhnev bảo: Làm thế không được. Bây giờ chúng ta không có người đáng tin cậy ở Krasondur, liệu có thể tạm thời thuyên chuyển Maidunov đến nơi khác được không?

Sau đó Maidunov mặc dù bị cách chức nhưng lại được điều lên Matxcơva làm Thứ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm, được sống trong một căn hộ sang trọng tại Matxcơva. Câu chuyện đã kết thúc một cách “êm đẹp” như thế.

Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô trước hết là xuất phát từ chức tước. Có người cho rằng, chức tước càng cao thì đặc quyền càng nhiều, nếu muốn làm quan hoặc thăng chức thì phải lấy lòng, hối lộ các lãnh đạo liên quan. Chức tước vì thế mà có giá. Tại một số nơi, ngay cả chức bí thư đảng ủy cũng có giá. Năm 1969, chức bí thư thứ nhất của một khu ủy Azerbaijan có giá 200 nghìn rúp, bí thư thứ hai có giá 100 nghìn rúp. Hiện tượng mua quan, bán tước cũng tồn tại ở các nước cộng hoà khác trong Liên bang với các hình thức, mức độ khác nhau.

Hội nghị toàn thể tháng 2 năm 1973, Trung ương Đảng Gruzia từng chỉ rõ: Trước đây, công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Chủ nghĩa Lenin. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không phải căn cứ vào năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của họ, mà dựa vào thao túng đằng sau, dựa vào quan hệ quen thân gia đình, dựa trên nguyên tắc có trung thành với cá nhân cấp trên hay không.

Để bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Đảng, toàn xã hội.

Brezhnev lạnh lùng với từ “cải tổ” rằng: Cải cái gì, cứ làm tốt công việc là được rồi. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và trợ lý của ông soạn thảo một báo cáo về cải tổ kinh tế gây nên sự bất mãn và tẩy chay của một bộ phận các tầng lớp đặc quyền quan liêu. Kết quả, trợ lý của ông bị cách chức.

Tầng lớp đặc quyền đã làm tổn hại nghiêm trọng thanh danh của CNXH, tạo ra hố ngăn cách lớn trong xã hội, làm hư hỏng xã hội. Khoảng cách giữa người dân bình thường và tầng lớp đặc quyền ngày càng lớn. Trong xã hội Liên Xô, người dân bình thường tự gọi mình là “chúng ta”, còn gọi những người đặc quyền là “bọn họ”.

Thế nhưng, khi nói đến tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô, chúng ta phải nhấn mạnh mấy điểm sau đây:

- Thứ nhất: Tầng lớp đặc quyền chỉ là khái niệm đặc chỉ đối với một bộ phận cực nhỏ các phần tử thoái hoá, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ Đảng CS Liên Xô khi đó. Việc phương Tây gọi 600 - 700 nghìn cán bộ, đảng viên Đảng CS Liên Xô khi đó là tầng lớp đặc quyền hoàn toàn là sự tuyên truyền rắp tâm nhằm phá hoại Đảng CS Liên Xô. Nhìn chung, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng CS Liên Xô khi đó đều là những người liêm khiết, chí công, hăng hái cống hiến. Họ kiên định đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai: Phải phân biệt sự chênh lệch hợp lý với đặc quyền trong lĩnh vực phân phối. Khi đó, mặc dù trong nội bộ Đảng CS Liên Xô và trong xã hội Liên Xô tồn tại tầng lớp đặc quyền và hiện tượng đặc quyền nghiêm trọng, nhưng đồng thời với nó là chủ nghĩa bình quân theo kiểu “ăn chung nồi” tồn tại nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối của Liên Xô.

- Thứ ba: Không chỉ chú ý đến hiện tượng độc quyền tồn tại trong lĩnh vực phân phối mà phải chú ý đến hơn biểu hiện của hiện tượng này trong lĩnh vực khác như: xây dựng chính sách, bổ nhiệm cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân và tập đoàn nhỏ đồng thời né tránh sự giám sát của kỷ luật Đảng và quy định pháp luật. Điều này còn nghiêm trọng hơn vì nó phá hoại mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, dẫn đến sự thay đổi tính chất của Đảng. Căn bệnh này càng bộc lộ rõ hơn dưới thời Gorbachev.

Tham quan một biệt thự, là nơi ở cũ của của Gorbachev trước khi ông ta lên nắm quyền, chúng ta thấy như sau: Qua cửa chính là một sảnh rộng. Tầng một có ban công bọc kính và phòng chiếu phim, chiếc bàn ăn dài 10m, phòng bếp giống như một xưởng chế biến thức ăn lớn, còn có một tủ lạnh ngầm dưới đất. Trên tầng hai, đi qua sảnh lớn là tới thẳng phòng tắm nắng, văn phòng, phòng ngủ. Mọi thứ bày biện và trang trí trong tòa biệt thự đều hết sức xa xỉ. Xét về một ý nghĩa nào đó thì cuộc sống cá nhân xa hoa tột đỉnh này còn xa mới bộc lộ được bản chất cuộc sống của tầng lớp đặc quyền. Cái gọi là “cải tổ” của Gorbachev sau khi lên nắm quyền đã trở thành chất xúc tác để tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới. Sự cải tổ rùm beng là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.

Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền đã không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền hiện có. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Đồng thời, tầng lớp đặc quyền còn phát hiện ra rằng CNXH, lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản thường trực nơi cửa miệng và ánh hào quang đảng viên Đảng CS mà họ mang trên mình đã không còn giá trị sử dụng.

Họ thấy rằng, những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và Chủ nghĩa tư bản là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ. Đặc biệt, trong lúc Đảng CS Liên Xô và đất nước đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Giữ vững lợi ích đặc biệt của mình và hợp pháp hoá chúng, tầng lớp đặc quyền đã không ngần ngại lột bỏ mặt nạ, công khai thúc đẩy vứt bỏ CNXH đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản, tư hữu hoá toàn diện.

Trong thời gian này, tầng lớp đặc quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hoá, thị trường hoá, kinh tế tự do hoá do Gorbachev tiến hành để làm một cuộc lật bài kinh tế, trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng. Có kẻ thực hiện các cuộc giao dịch giữa quyền - tiền để có những ưu đãi và quota xuất khẩu nguyên liệu và vũ khí, bòn rút tài sản xã hội. Có kẻ thu siêu lợi trong các cuộc giao dịch chứng khoán, hàng hóa trả chậm rồi thành lập ngân hàng và các cơ quan tài chính khác. Một bộ phận thiểu số đó, sau này, trở thành những ông trùm tài chính mới.

Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Matxcơva, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hành trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7% số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản. Chính những kẻ gọi là đảng viên Đảng CS này đã làm cách mạng bằng cách “cách đi cái mạng của Đảng CS Liên Xô”. Bọn họ không chỉ vơ vét cho đầy túi tham mà còn tiếp tục nắm giữ những cương vị cao, kiểm soát quyền lực của nhà nước.

Nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, ngoại trừ một số ít nhân vật ngự trên đỉnh ngọn kim tự tháp quyền lực, còn lại một phần cán bộ biến thành những “quý nhân” của nước Nga. Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọi là “đúng tim đen”: Đảng CS Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình. Trước khi Đảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: “Đảng CS Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng CS Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Trong giai đoạn này, những kẻ tham nhũng lộ liễu hay lén lút đều tham lam chiếm đoạt tài sản nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân. Trong khi đó, đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng CS Liên Xô đã đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình.

(Thời Nay)



.